Tháng 04 năm 2012 Thư Mục vụ tháng 3 ●


Bài 1: Dễ tính' để con còn sáng tạo



tải về 1.42 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích1.42 Mb.
#34792
1   2   3   4   5   6   7   8
Bài 1: Dễ tính' để con còn sáng tạo

Bởi EVA.VN | EVA – 00:00

Áp lực được ví như độc dược làm thui chột khả năng sáng tạo của con trẻ.

Do muốn con mình có một khả sáng tạo toàn vẹn và phải tạo được một sản phẩm hoàn thiện (chẳng hạn một đồ chơi cụ thể) nên các ông bố bà mẹ luôn tạo ra áp lực cho trẻ. Thực ra, áp lực này dễ làm thui chột khả năng sáng tạo.

Mọi người đều có thể phát huy được khả năng sáng tạo nếu họ có được một trình độ tri thức, kinh nghiệm và khả năng cần thiết cho hoạt động sáng tạo. Đối với trẻ em, quá trình sáng tạo được coi là quan trọng hơn việc hoàn thiện một sản phẩm cụ thể.

Thời thơ ấu là thời kỳ của sáng tạo và tính tò mò bản năng. Lúc này, trẻ thường xuyên sống cùng với cha mẹ - những người có thể tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến tính sáng tạo của trẻ:





Cha mẹ cần tạo điều kiện thoải mái nhất để phát huy tính sáng tạo của trẻ. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ nào con ấy: Một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình mà cha mẹ luôn luôn có sự giao tiếp, chia sẻ với con cái sẽ có thể làm thơ, vẽ tranh, kể các câu chuyện sinh động. Vì vậy, hằng ngày, hãy tạo ra những câu chuyện vui vẻ, những hoạt động vui vẻ, nói về những người hàng xóm… cùng với trẻ. Khuyến khích trẻ sử dụng các cách mới khi giải quyết những vấn đề gặp phải. Trẻ sẽ phát huy được khả năng sáng tạo nhiều hơn khi chính cha mẹ cũng luôn muốn phát triển tính sáng tạo của mình.

Phán xét sẽ kiềm chế tính sáng tạo: Nếu trẻ nhận thấy rằng những cái mình làm là chủ đề để người lớn phán xét hoặc phê phán, nó sẽ lui về cố thủ trong lối mòn. Nếu bố mẹ bảo: “Con xếp cái hình như anh Hùng xếp đi”, trẻ sẽ hiểu bố mẹ coi sản phẩm của anh Hùng là khuôn mẫu và có thể sẽ không tìm cách riêng của mình, chỉ làm một cách đơn giản theo ý của người khác. Hậu quả là tính sáng tạo sẽ được thay thế bằng sự khép kín. Chính vì vậy cha mẹ phải biết thừa nhận và khuyến khích khả năng sáng tạo của con.

Cởi mở chấp nhận cá tính của trẻ: Hãy chấp nhận sự tìm tòi, mày mò của trẻ một cách cởi mở, thậm chí khi "tác phẩm" của nó không hoàn hảo hoặc chưa hoàn thiện. Sáng tạo là một quá trình không cần bằng, chứa đựng cả những kết thúc không mong muốn, nhận thức sai, lỗi lầm và sự bất chợt tỏa sáng. Với lòng khoan dung, cha mẹ nên thừa nhận cá tính của con; vì kết quả của sự sáng tạo cũng chính là sự thể hiện bản thân, chứa đựng tính cá nhân của trẻ.

Đừng gây áp lực: Sự kỳ vọng nhiều khi khiến cha mẹ nôn nóng và gây sức ép cho con. Thực ra, khả năng sáng tạo không thể tăng lên khi bị người khác thúc đẩy, ép buộc, thậm chí còn giảm đi. Có thể trẻ trải qua một giai đoạn dài mà không có sự sáng tạo, nhưng đôi khi những ý tưởng mới bất chợt nổi dậy. Vì vậy, bạn hãy kiên trì với con mình.

Cung cấp những nguồn lực con cần: Con người không thể sáng tạo trong môi trường “chân không”. Trẻ phải có các điều kiện để kích thích sự xuất hiện các ý tưởng mới. Nhưng các nguồn lực này không làm cho trẻ sáng tạo mà chỉ tạo điều kiện thôi. Cha mẹ nên cung cấp những vật giúp trẻ làm ra chiếc hộp, đồ chơi... hơn là mua cho trẻ hình siêu nhân hay búp bê bằng điện.

Bài 2: Làm hư con vì thói quen thiên vị

Khi cậu con thứ hai lên 2 tuổi, vợ chồng chị An Hạ (Biên Hòa, Đồng Nai) luôn trở thành trọng tài bất đắc dĩ để phân xử những trận chiến xảy ra như cơm bữa giữa hai đứa con cách nhau 3 tuổi.

Nhiều buổi tối chuẩn bị bữa ăn, chị An Hạ vừa như muốn nổ tung đầu vì những lời mách tội không ngừng của con. Trong khi thằng anh la toáng: “Mẹ ơi! Em Bin cầm đồ chơi đánh vào người con”, thì cậu em cũng không vừa: “Mẹ đánh anh Hai đi, anh ấy quát con, không cho con chơi”. Thằng em sụt sịt, nước mắt ngắn dài, thằng anh giận dữ mặt đỏ gay, chờ mẹ phân xử.

Chị An Hạ cũng như chồng, thường quay sang mắng cậu cả: “Con là anh, phải biết nhường nhịn em chứ. Cu Bin còn nhỏ, con phải hướng dẫn em chơi, không được mắng em nghe chưa!”. Cuộc chiến kết thúc, thằng em bao giờ cũng hả hê vì phần thắng luôn về nó, còn cậu anh thì ấm ức, hậm hực vì lúc nào cũng bị bố mẹ mắng, dù đúng cũng như sai. Nhiều lần lặp lại như thế, chị An Hạ phải gọi điện đến các chuyên gia tâm lý xin tư vấn về cách giáo dục để các con chị biết yêu thương, không xích mích với nhau nữa.

Tình cảnh như nhà chị An Hạ không phải là hiếm. Hầu hết các gia đình đều bênh vực đứa nhỏ khi có cuộc chiến xảy ra, rất ít bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ nguyên nhân xung đột giữa hai đứa trẻ. Nhưng cách xử lý tình huống như thế sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tất cả các con trong nhà. Các con sẽ không tâm phục bố mẹ, khi lớn lên, chúng tự xử lý với nhau. Thậm chỉ làm nảy sinh tâm lý anh có ác cảm với em. Còn ở đứa nhỏ lại hình thành tâm lý xem thường anh. Vì thế, khi con trẻ mâu thuẫn, bố mẹ phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, phân xử công bằng.

Để tránh mâu thuẫn nhỏ dồn lại hậu quả lớn, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Không đổ oan, kết tội:

Trường hợp của vợ chồng chị An Hạ, nếu cha mẹ cứ luôn đối xử thiên vị như vậy đương nhiên nảy sinh tâm lý ghen ghét, tỵ nạnh giữa hai anh em, thậm chí còn ảnh hưởng lâu dài về sau. Người anh sẽ ít biết cảm thông chia sẻ với chính em ruột mình, đồng thời nếu bé gặp thất bại trong việc gì, nó thường sẽ đổ lỗi cho cha mẹ vì bản thân luôn bị thiệt thòi khi phân xử từ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ không nên kết tội con khi chưa biết rõ nguyên nhân, tránh để trẻ lớn lúc nào cũng cảm thấy oan ức.



2. Tránh đặt các con vào tình huống khiến chúng tị nạnh, gây gổ:

Nếu các con gần bằng tuổi nhau, khi mua đồ chơi hay các vật dụng cho trẻ, phụ huynh cần mua các món đồ tương đương nhau, hoặc là khác nhau nhưng phải hướng dẫn để chúng chơi chung. Cha mẹ nên chỉ rõ đồ chơi nào cũng hấp dẫn, kích thích con trẻ khám phá thế giới đồ vật mà chúng yêu thích. Khi các con tranh giành, cha mẹ phải bình tĩnh, không nên vì quá bực mình mà phạt cả hai bé. Đồng thời phải kiên nhẫn để phân xử đúng, không phạt oan cho các con, dạy con biết cách thương lượng. Nhiều lần xử lý như thế, các con sẽ biết nhường nhịn và quan tâm nhau hơn.



3. Dạy trẻ biết yêu thương từ những việc làm cụ thể:

Cha mẹ phải biết tạo cho đứa lớn tâm lý háo hức chờ đón chăm sóc, che chở em bé từ khi đang còn trong bụng mẹ. Khi em bé còn nhỏ, phụ huynh hãy khéo léo nhờ đứa lớn một số việc như: hát ru em ngủ, chơi đùa với em, cùng mẹ cho em ăn, dỗ dành khi em khóc, … Đứa lớn sẽ rất tự hào với vai trò là người anh, người chị trong nhà, luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm lớn lao của mình mà không gây gổ với em nữa. Như vậy, ngay từ những năm đầu đời trẻ đã hình thành được trách nhiệm với thành viên trong gia đình. Lúc đầu có thể là thói quen nhưng được cha mẹ chỉ bảo, hướng dẫn trẻ sẽ hình thành tính tự giác và biết quan tâm, yêu thương.



4. Khen ngợi khi các con hòa thuận, tránh nuông chiều quá mức:

Cha mẹ hãy khéo léo động viên, khích lệ khi các con vui đùa, nhường nhịn nhau. Được cha mẹ khen các con luôn cố gắng để ngoan hơn. Dần dần trẻ sẽ có thói quen sống nhường nhịn, yêu thương, chia sẻ với mọi người.

Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng không nên chiều chuộng con quá mức, hãy yêu thương nhưng không nhu nhược. Trong trường hợp của chị An Hạ cũng là một biểu hiện của sự nuông chiều đứa con thứ hai. Không phải bao giờ dành hết yêu thương cho con đều được đáp lại như thế. Bởi tình yêu thương không tự nhiên mà có, cũng phải khổ luyện học hành mới nên. Nhiều em nhỏ chỉ biết nhận tình yêu thương của mọi người dành cho mình mà không biết cho đi, chia sẻ những tình cảm đó. Dần dần, chúng nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ chỉ biết đòi hỏi, không biết quan tâm, chăm sóc người khác. Như vậy là cha mẹ vô tình hại con.

5. Cả nhà cùng vui:

Cha mẹ hãy tranh thủ thời gian cùng các con chơi đùa, qua đó, dạy con biết cách chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn. Cha mẹ phải luôn là tấm gương tốt về yêu thương và hòa thuận để các con noi theo. Bầu không khí gia đình ấm áp sẽ giúp bé thấy được ý nghĩa cao quý của tình thân.



Lê Phạm Phương Lan
Giảng viên tâm lý học - Đại học Nguyễn Huệ

 

KÍNH MỜI THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH



MỪNG NGÀY CỦA MẸ 2012

Chủ đề: "Mẹ Ơi..."

 Thời gian: Sáng thứ Bảy, ngày 05.05.2012 (Từ 7g30 – 10g30)

·       Địa điểm: Hội trường GB. Phạm Minh Mẫn (lầu 1) Trung tâm Mục vụ Tổng GP. TP. HCM, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, TP. HCM

·       Giá vé: (kèm quà tặng)

* Loại 1: 85.000 đ

* Loại 2: 65.000 đ

* Loại 3: 45.000 đ

· Vé có bán tại: Phòng Mục Vụ Tư Vấn và văn phòng Ban Mục Vụ Gia Đình, Trung Tâm Mục Vụ Tổng GP. TP. HCM, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1

Thời gian: Từ thứ Ba đến thứ Bảy (giờ hành chánh)

ĐT: (08) 3911 8406 – 3911 8407



TIN TỨC GIÁO HỘI HOÀN VŨ

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gặp cựu Chủ tịch Fidel Castro

 
WHĐ (29.03.2012) / Vatican Radio – Cựu lãnh đạo Nhà nước Cuba Fidel Castro đã gặp gỡ riêng với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lúc ngài sắp kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ Cuba. Nhà cựu lãnh đạo 85 năm tuổi này đã lãnh đạo cuộc cách mạng Cuba trong những năm 1950 và trở thành bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Cuba từ khi thành lập cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2011.


 

 
Năm 1998, ông đã gặp Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm lịch sử của ngài đến đất nước này. Chuyến viếng thăm này đã mở đường cho những cải thiện quan trọng cho Giáo Hội trong một quốc gia trước đây là vô thần. Trong những yêu cầu Đức cố giáo hoàng đưa ra, có đề nghị đưa ngày lễ Giáng sinh vào các ngày lễ nghỉ chính thức của quốc gia – đề nghị này đã được Fidel Castro thực hiện trong cùng năm đó.


 
Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI với người anh của Chủ tịch Raul Castro diễn ra tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Cuba, nơi ĐTC nghỉ đêm trong thời gian ở La Habana. ĐTC sẽ rời Cuba vào chiều thứ Tư và trở về Roma vào sáng thứ Năm 29 tháng Ba.

(Vatican Radio, 28-03-2012)


An Phong  
Trích nguồn: http://hdgmvietnam.org

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dâng Cuba cho Đức Mẹ

Năm 1916, ĐGH Bênêđictô XV đã đặt Đức Mẹ Bác ái Cobre là bổn mạng Cuba. Năm 1927 hoàn thành công trình xây dựng ngôi nhà thờ đặt pho tượng lịch sử trên. Nhà thờ tọa lạc ở El Cobre, gần thành phố Santiago de Cuba. Năm 1977, ĐGH Phaolô VI nâng nhà thờ Đức Mẹ Cobre lên hàng Vương cung Thánh đường. Năm 1998, trong chuyến tông du Cuba, ĐGH Gioan Phaolô II đã đặt mũ triều thiên, tôn kính Mẹ.



ĐTC Bênêđictô XVI viếng Đức Mẹ Bác ái: “Tôi đã nài xin Mẹ thương giúp những người đang chịu đau khổ, những người bị tước đoạt tự do…”

Sáng thứ Ba 27-03, sau khi dâng lễ riêng tại nhà nguyện Đại chủng viện Thánh Basiliô, thuộc Tổng Giáo phận Santiago de Cuba, ĐTC đến Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Bác ái Cobre. Tại đây, ĐTC được Đức cha Dionisio G. Ibáñez, TGMSantiago de Cuba, cùng đông đảo tín hữu hành hương chào đón.

Ngài quỳ cầu nguyện trước pho tượng lịch sử, dâng đất nước và tương lai người dân Cuba cho Đức Mẹ.

Mở đầu bài huấn từ trước khi ban phép lành cho đoàn hành hương, ĐTC nói với mọi người: “Tôi đến ngôi nhà đặt tượng Đức Mẹ Bác ái, được anh chị em gọi cách trìu mến là la Mambisa, như một người hành hương kính viếng Đức Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ tại El Cobre này chính là quà tặng từ trời cao Thiên Chúa ban cho dân tộc Cuba”.

ĐTC loan báo ngài đã dâng hiện tại và tương lai đất nước Cuba cho Đức Mẹ:

“Anh chị em hãy nói cho mọi người xa gần được biết: tôi đã phó dâng lên Mẹ Thiên Chúa tương lai đất nước của anh chị em. Một đất nước đang tiến bước trên đường đổi mới và hy vọng để mọi người Cuba được hưởng lợi ích lớn lao nhất.

Tôi cũng đã khẩn nài Đức Trinh nữ phù giúp những ai đang trong cảnh ngặt nghèo, những người chịu đau khổ, những người bị tước đoạt tự do, phải xa lìa người thân, những người đang gặp lúc khó khăn rất nặng nề.

Trước Đức Mẹ Caridad (Bác ái), tôi cũng nhớ đến cách riêng dòng dõi con cháu những người đã đến đây từ châu Phi, từ Haiti vốn đang phải chống chọi với hậu quả của trận động đất hai năm về trước.

Tôi không quên cầu nguyện cho biết bao người nông dân và gia đình của họ đang tha thiết ước ao được sống Phúc âm trong mái ấm của mình và muốn dành ngôi nhà của mình để cử hành Thánh Thể như những trung tâm truyền giáo”.

Kết thúc huấn từ, ĐTC căn dặn các thiếu nhi Cuba và nhắn nhủ mọi người:

“Cha khuyên các thiếu nhi của đất nước Cuba thân yêu này, hãy noi gương Đức Trinh nữ rất thánh, hằng luôn cố gắng xây dựng cuộc đời mình trên đá tảng vững chắc là Chúa Giêsu Kitô, làm việc cho công lý, trở nên người phụng sự đức ái và kiên tâm bền chí giữa những thử thách. Chớ gì không một sự gì và không một ai lấy mất niềm vui nội tâm vốn là bản sắc tâm hồn của người Cuba”.



Sau khi viếng Đền thánh Đức Mẹ Bác ái, ĐTC đã lên đường bay lên miền bắc Cuba, tới thủ đô La Habana.

Sách Niên giám Tòa Thánh 2012

Các thông tin trong sách Niên giám mới dày hơn 2000 trang này cho biết các chi tiết về Giáo Hội Công giáo trong năm 2010 tại 2.966 địa hạt trên toàn cầu. Số tín hữu Công giáo trên thế giới tăng thêm 15 triệu, từ 1.181 triệu năm 2009 lên 1.196 triệu trong năm 2010, tương ứng với mức tăng trưởng 1,3%. Trong hai năm qua số người Công giáo được rửa tội trên thế giới vẫn ổn định ở mức khoảng 17,5%.

Tỉ lệ người Công giáo so với dân số thay đổi đáng kể giữa các châu lục. Tại Nam Mỹ tỉ lệ này giảm từ 28,54% xuống còn 28,34% và ở châu Âu từ 24,05% xuống còn 23,83%; trong khi gia tăng ở châu Phi từ 15,15% lên 15,55% và ở Đông Nam Á từ 10,47% lên 10,87%.

Số giám mục tăng từ 5065 đến 5104 (0,77%). Sự gia tăng này là tại châu Phi (16 giám mục), châu Mỹ (15 giám mục) và châu Á (12 giám mục), trong khi lại giảm nhẹ ở châu Âu (từ 1607 còn 1606 giám mục) và châu Đại Dương (từ 132 còn 129 giám mục).

Con số linh mục đã gia tăng từ năm 2000 vẫn tiếp tục gia tăng đều đặn. Trong năm 2010, tổng số linh mục là 412.236, bao gồm 227.009 linh mục giáo phận và 135.227 linh mục dòng, trong khi năm 2009 có 410.593 linh mục (275.542 linh mục giáo phận và 135.051 linh mục dòng). Riêng từng châu lục: số linh mục tăng ở châu Á (1695), châu Phi (765), châu Đại Dương (52) và châu Mỹ (42), trong khi giảm ở châu Âu (905). Số phó tế vĩnh viễn tăng 3,7%, từ 38.155 trong năm 2009 lên 39.564 trong năm 2010. Đa số các phó tế vĩnh viễn ở tại Bắc Mỹ (64,3%) và châu Âu (33,2%).

Chiều hướng sụt giảm số tu sĩ nam nay đã đảo ngược. Từ 54.229 trong năm 2009 đã tăng lên 54.665 trong năm 2010. Riêng từng châu lục: Nam Mỹ giảm 3,5%, Bắc Mỹ giảm 0,9%, châu Âu không thay đổi, trong khi châu Á tăng 4,1% và châu Phi tăng 3,1%.

Số nữ tu giảm mạnh, từ 729.371 trong năm 2009 đã giảm xuống 721.935 trong năm 2010. Riêng từng châu lục: châu Âu giảm 2,9%, châu Đại Dương giảm 2,6% và châu Mỹ giảm 1,6%, châu Phi và châu Á đều tăng 2%.

Số đại chủng sinh triết học và thần học tại các chủng viện giáo phận và dòng tu đã tăng liên tục trong năm năm qua, từ 114.439 trong năm 2005 lên 111.990 trong năm 2010, đạt tỉ lệ tăng 4%. Số này giảm 10,4% ở châu Âu, 1,1% ở châu Mỹ, nhưng tăng 14,2% ở châu Phi, 13% ở châu Á và 12,3% tại châu Đại Dương. (VIS, 10-03-2012)



Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201205
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
201205 -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
201205 -> Đcv thánh giuse saigon mẫu cầu nguyện taizé 26 cn phục sinh VI. B (13/05/2012) Chủ đề : YÊu thưƠng anh em

tải về 1.42 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương