Thần Học Luân Lý



tải về 0.9 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
Thần Học Luân Lý

LỜI  ĐẦU

 Công đồng Trentô kéo dài 18 năm, từ 1545-1563 đã đem lại nhiều xác định vững vàng cho nền thần học và luân lý về bản tính ơn thánh và công chính hóa, Thánh lễ Misa và chức linh mục, hệ thống Bí tích và Giáo huấn quyền, nhưng Công đồng Trentô cũng ra rất nhiều vạ tuyệt thông để củng cố những giáo huấn trên trước sự xâm lấn của Giáo phái Tin lành thời ấy đang muốn canh cải mạnh mẽ ngoài đường hướng Giáo hội.

Sau Công đồng, người ta cho xuất bản các tác phẩm Tổng luận Thần học của các nhà thông thái nổi tiếng: Tôma Aquinô dòng Đaminh (1225-1274), Duns Scotus dòng Phanxicô (1264-1308), và Francis Suarez (1548-1617) dòng Tên làm vững chãi nền thần học và luật học. Song song với các sách thần học, còn có nhiều sách giáo khoa về luân lý. Những giáo khoa này thường soạn dưới hình thức Cẩm nang cho các cha giải tội, trong đó có những qui trách luân lý nặng nề. 

Một luồng gió mới do Chúa Thánh Thần thổi xuống qua Đức Giáo hoàng Gioan 23 và qua Công đồng Vaticanô II (1962-1965), muốn chú trọng đến tính cách mục vụ của Giáo hội là Nhiệm tích cứu độ muôn dân. Qua các văn kiện dồi dào của Công đồng, người ta thấy rõ tính cách "khích lệ hơn là lên án".

Đã có nhiều tác phẩm viết về những vấn đề thần học, luân lý dưới ánh sáng Công đồng, nhưng bộ sách gồm 2 tập nhan đề: Christian Ethics Moral Theology in the Light of Vaticanô II của linh mục Karl H. Peschke được nhiều linh mục, sinh viên và giáo dân chú trọng.

Linh Mục Peschke thuộc Dòng Ngôi Lời (S.V.D.) tốt nghiệp từ Alphonsian Academy, Học viện Luân lý Thần học cao cấp, thuộc Đại học Giáo hoàng Lateranô, Rôma. Ngài là phó Giám đốc Học Xá Giáo hoàng Thánh Phêrô tại Rôma, giáo sư Luân lý Đại học Giáo hoàng Urbanô, sách Christian Ethics là sách giáo khoa dùng trong Đại học này.

Bộ sách trên trình bày những quan niệm luân lý truyền thống cũng như quan niệm mới của các nhà thần học luân lý thời nay.  Sách đã được in lại lần thứ ba và được phổ biến trong các quốc gia nói Anh ngữ.

Với những quí vị quen dùng giáo khoa của Prummer, D.M, (Manuale theologiae Moralis, 3 vols.) sẽ thấy giáo khoa của Peschke có phần hơi khác trong lối qui trách luân lý, nhưng xin nhớ là 2 giáo khoa xuất bản ở 2 thời điểm khác nhau.



Tập "Luân lý Thần học theo chiều hướng Công đồng Vaticanô II" này là bản lược tóm 2 tập Christian Ethics nói trên. Ngoài ra còn thêm vào những tài liệu luân lý của tác giả Prummer khi còn thấy sáng sủa hợp thời, của O'Donnell, S.J., tác giả nổi danh B. Haring, C.Ss.R.,...

 Ước mong tập sách này được Chúa Kitô và Mẹ Thánh Ngài chúc lành để giúp ích cho các đấng chăn chiên và đoàn chiên được trao phó. Tất cả cho phần rỗi đời đời của các linh hồn.

 Lm. Mark Đoàn Quang, CMC.

Chương một

 BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH TỐI CHUNG



LUÂN LÝ THẦN HỌC

  

1. BẢN CHẤT (NATURE) CỦA LUÂN LÝ THẦN HỌC

 

Theo thần học Kitô giáo, đặc tính luân lý các hành động của con người cốt yếu ở tại sự liên kết giữa CON NGƯỜI VỚI Ý MUỐN CHÚA. Hành động của con người được coi là tốt theo luân lý nếu hợp với Ý muốn Chúa, ngược lại bị coi là xấu theo luân lý nếu không hợp với Ý muốn Chúa.



Ý muốn Chúa thể hiện qua:

            a/ Tiếng nói trong NỘI TÂM con người,

            b/ Trong THIÊN NHIÊN,

            c/ Trong  Kinh Thánh MẠC KHẢI: Giao Ước và Luật lệ.

Con người đáp lại tiếng nói của Thiên Chúa trong lương tâm mình,  trong việc chấp nhận các trật tự thế giới hữu hình này, cũng như qua việc tuân giữ Giao ước, Luật lệ.

Lợi ích của việc chấp nhận là:



"Nếu các ngươi vâng nghe tiếng Ta và nắm giữ Giao Ước Ta, các ngươi sẽ là sở hữu của Ta giữa các dân."(Xh 19,5).

Và Chúa Giêsu dạy: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy ở trên trời, mới được vào mà thôi. (Mt 7, 21).

 

Do đó, bản chất của Luân lý Thần học ở tại:



Con người (thành tâm đáp lại lời mời gọi của Chúa), sống hòa hợp với Ý muốn của Chúa, thì hành động và lối sống của người là tốt theo luân lý. 

Ngược lại, nếu con người không (thành tâm đáp lại lời mời gọi của Chúa), không sống hòa hợp với Ý muốn của Chúa, hành động và lối sống của con người là xấu theo luân lý.

 

2. MỤC ĐÍCH TỐI CHUNG (THE ULTIMATE PURPOSE) CỦA HÀNH VI LUÂN LÝ CON NGƯỜI

 

Công đồng Vaticanô II xác nhận:



"Ý nghĩa cao cả nhất của nhân phẩm con người là con người được kêu gọi tới KẾT HỢP VỚI THIÊN CHÚA. Ngay từ lúc mới sinh ra, con người đã được mời gọi đối thoại với Thiên Chúa. Thực thế, con người hiện hữu chỉ là do Thiên Chúa đã vì yêu thương nên tạo dựng con người, và cũng vì yêu thương mà luôn luôn bảo tồn con người. Hơn nữa con người chỉ sống hoàn toàn theo chân lý một khi TỰ Ý NHÌN NHẬN TÌNH YÊU ẤY VÀ PHÓ THÁC CHO ĐẤNG TẠO DỰNG MÌNH."  (Mv 19)

 

Có hạnh phúc Tương đối và hạnh phúc Tuyệt đối:



1. Hạnh phúc tương đối của con người là CHÍNH MÌNH. Đó là những thỏa mãn con người muốn đạt được trong cuộc sống về tình yêu, tiền bạc, tiếng tốt...những hạnh phúc này có nhiều khuyết điểm không đáp ứng được những đòi hỏi của hạnh phúc thật như lòng người mong ước. (Tình chỉ vui khi còn dang dở...Hết tiền hết bạc hết ông tôi...Được tiếng khen ho hen chẳng còn).

 

2.  Hạnh phúc tuyệt đối hay hạnh phúc tối chung , hạnh phúc thật của con người, theo thánh Tôma Aquinô, đòi 4 điều kiện:

            1- Cao cả nhất,

            2- Thỏa mọi ước vọng,

            3- Loại mọi khuyết điểm,

            4- Tồn tại mãi mãi.

Những điều này chỉ tìm thấy nơi Thiên Chúa, ở đời sau,

 

Vậy Mục đích tối chung (hay Tiêu chuẩn tối chung) mọi hành vi luân lý của con người là: được CHÍNH THIÊN CHÚA, là được sống kết hợp với Chúa trong tình yêu muôn đời.


Chương hai

 NỀN TẢNG LUÂN LÝ



THẦN HỌC CÔNG GIÁO

 1. DỰA TRÊN KINH THÁNH CỰU ƯỚC

 Không có tôn giáo nào trên thế giới lại không có những điều luật luân lý. Trong thời văn minh ban đầu, tôn giáo và luân lý thường không tách biệt. Do thái giáo chẳng hạn, không có sự phân biệt giữa việc tôn thờ Giavê và giữ gìn phẩm hạnh con người. Hai giới luật mến Chúa và yêu người luôn hỗ trợ nhau.

VÀO THỜI CỰU ƯỚC, việc phát triển lương tâm luân lý hoàn toàn tùy thuộc Gia vê, Ngài là Thiên Chúa duy nhất, thánh thiện, tốt lành, dựng nên vạn vật, Ngài mạc khải Ý muốn của Ngài và ban các giới răn, qui luật cho dân Israel qua Giao Ước Sinai, qua các Sứ ngôn, và qua các người được dùng viết các Sách Thánh khác.

 

Do đó Luật Luân lý dựa trên nền tảng Kinh thánh Cựu ước là Mười giới răn núi Sinai.

Đó là những nguyên tắc của luật luân lý tự nhiên: Ba giới răn đầu liên quan đến Chúa, các giới răn còn lại liên quan đến đồng loại trong xã hội.

 NGƯỜI DO THÁI thời Cựu Ước có bổn phận đầu tiên là: - Vâng lời Giavê (Nl 4,1), - Thái độ nền tảng tiếp theo là Kính sợ Giavê (Xh 20, 18; Nl 5,4), - Thái độ nền tảng thứ ba là Yêu mến Giavê và tuân giữ Giao Ước với Ngài (Nl 10,12)

"Vậy bây giờ, hỡi Israel, Yavê Thiên Chúa của ngươi đòi ngươi những gì, nếu không phải là kính sợ Yavê Thiên Chúa của ngươi, là đi theo mọi đường lối của Người và yêu mến Người cùng làm tôi Thiên Chúa ngươi hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, là giữ các lệnh truyền của Yavê và các luật điều của Người mà ta truyền dạy ngươi hôm nay để ngươi được phúc" (Tl 10,12-22)

 

2. DỰA TRÊN KINH THÁNH TÂN ƯỚC

 TỚI THỜI TÂN ƯỚC, Kitô giáo được trình bày do Chúa Kitô Con Thiên Chúa dưới dạng thức Giao Ước mới (Mc 14,24; 1 Cr 11, 25). Giao ước này là tiếp tục và canh tân Giao ước cũ. Giao Ước Tình Yêu qua Máu Chúa Kitô.

 Nền tảng của Luật Luân lý cũng dựa trên Kinh thánh Tân ước qua lời tuyên bố đầu tiên của Chúa Kitô khi khởi sự giảng đạo:



"Thời giờ đã viên mãn, Nước Trời đã gần, hãy hối cải và tin vào Phúc Âm."(Mc 1,15)

 

NGƯỜI TÍN HỮU thời Tân Ước muốn được vào Nước Trời phải:



a/ Hối cải, đó là đòi hỏi đầu tiên (Mt 21,28-32; Lc 13,1-9; 15,11-24).

b/ Đòi hỏi thứ hai để được vào Nước Trời là Tin vào Phúc Âm. Tin là khía cạnh tích cực của hối cải. Tin còn đòi vâng phục Con Thiên Chúa và theo các lời Ngài giáo huấn. Đó là nền tảng và cốt yếu của tôn giáo và luân lý của Chúa Kitô.

Lời nói, Việc làm của Chúa Kitô là Tiêu Chuẩn Luân Lý Tối cao cho những ai muốn theo Ngài:

"Chính Thầy là đường đi, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6)

"Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình và theo Thầy"(Mt 16, 24)

Nhìn toàn bộ những lời rao giảng và gương sống của Chúa Kitô, người ta có thể rút ra ít là 2 nguyên tắc này:

 

1. Đức Ái:

Ngài luôn đề cao đức ái với tha nhân mà Ngài gọi là Giới răn Tình yêu:

"Đây là Giới răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau NHƯ THẦY ĐÃ YÊU thương anh em. Không ai có tình thương lớn hơn thình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu"(Ga 13,34)

Hơn mức thông thường, anh em:"Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy anh em mới đáng được trở nên CON của CHA anh em ở trên trời" (Mt 5, 44-45).

 

2. Tất cả vì Nước Trời:

"Nếu ai vả ngươi má phải, hãy giơ má trái... Ai xin cũng cứ cho...Hãy móc mắt...Khi mở tiệc, đừng mời bạn bè...(đọc Matthêu từ chương 5 tới chương 7)

* Giáo huấn luân lý của Giáo hội ban đầu từ các Tông đồ cũng nhấn mạnh đến "Đời sống mới trong CKT "là nền tảng đòi hỏi luân lý, " Từ bỏ mọi hành vi đen tối và mặc lấy ánh sáng Chúa Kitô (Rm 13,12), " Các thư của các Tông đồ là những lời khuyên nhủ, kêu mời, cảnh cáo, đe phạt, khiển trách trừng trị...

 

3. NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN MÔN LUÂN LÝ THẦN HỌC

THEO CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II:

 "Phải chú ý đặc biệt cải thiện môn Luân lý Thần học, với lối trình bày có khoa học, và thấm nhuần giáo lý Kinh thánh nhiều hơn.  Nó sẽ minh giải vẻ cao đẹp của ơn thiên triệu tín hữu trong Chúa Kitô cũng như trong nhiệm vụ của họ, phải mưu cầu lợi ích cho đời sống thế giới trong đức ái" (SL. Đào Tạo Linh Mục số 16).

 

 4. THẾ GIÁ CỦA GIÁO HUẤN GIÁO HỘI (Gh 25)



 4.1 - Giám mục địa phương:

"Các tín hữu phải chấp nhận phán quyết của Giám mục mình khi ngài nhân Danh Chúa Kitô công bố những gì về đức tin và luân lý"

 

4.2 - Các Giám mục toàn thế giới (Giám mục đoàn):



"Mỗi Giám mục riêng rẽ không có đặc quyền bất khả ngộ (infallibility), nhưng dù tản mát khắp thế giới, nếu thông hiệp với nhau và với đấng kế vị thánh Phêrô, các ngài cùng đồng ý dạy cách chính thức những điều thuộc đức tin và luân lý là tuyệt đối buộc phải giữ, lúc đó các ngài công bố cách bất khả ngộ giáo lý của Chúa Kitô"

 

4.3 - Đức Giáo hoàng (khi không tuyên bố từ Tông Tòa)



"Mọi người phải lấy ý chí và lý trí kính cẩn tuân phục một cách đặc biệt những giáo huấn chính thức của Giáo hoàng Rôma, dù khi ngài không tuyên bố từ Tông Tòa...chấp nhận các phán quyết của ngài theo đúng tư tưởng và ý muốn ngài trình bày, đặc biệt biểu lộ qua tính chất các tài liệu, hoặc qua việc ngài nhiều lần đề nghị một giáo thuyết hay qua cách diễn tả của ngài"

 

4.4 - Đức Giáo hoàng (khi tuyên bố từ Tông Toà):



"Đức Giám mục Rôma (Giáo hoàng), vị Thủ lãnh của Giám mục đoàn, hưởng ơn bất khả ngộ do nhiệm vụ của mình khi với tư cách là chủ chăn và tiến sĩ tối cao của mọi Kitô hữu, ngài củng cố anh em mình vững mạnh trong đức tin, công bố giáo thuyết về đức tin và luân lý bằng một phán quyết chung thẩm. Vì thế các phán quyết của ngài, tự nó chứ không do sự đồng ý của Giáo hội, phải được coi là không thể sửa đổi, vì đó là những phán quyết được công bố dưới sự bảo trợ của Chúa Thánh thần, mà Chúa đã hứa ban cho ngài qua Phêrô".

 

4.5 - Công đồng chung:



"Khi họp nhau trong Công đồng chung, các Giám mục là những tiến sĩ và thẩm phán về đức tin và luân lý cho toàn thể Giáo hội. Phải tuân theo các định tín của các ngài với lòng vâng phục và tinh thần đức tin".
Chương ba

 LUẬT LUÂN LÝ



(The Moral Law)

 

 



1. Ý NIỆM LUẬT LUÂN LÝ

 

Định nghĩa:



- Luật là qui tắc hướng dẫn người ta hành động (acting) hay không hành động (reacting).

- Theo thánh Tôma Aquinô: Luật là mệnh lệnh của lẽ phải (ordinance of reason),  được người quản trị cộng đoàn công bố, vì công ích. - Để luật được công minh đòi: Luật phải "có thể giữ được" (possible) về thể lý cũng như luân lý.

 

Định nghĩa Luật Luân lý:

 - Luật Luân lý theo nghĩa rộng, là các loại hướng dẫn tổng quát hành vi con người về mục đích tối hậu. Ví dụ: Phải hãm mình đền tội…

(Định nghĩa này gồm cả mệnh lệnh bó buộc, khuyên nhủ, khuyến cáo, cho phép).

- Luật luân lý theo nghĩa hẹp, là những chỉ thị về chi tiết buộc hành vi con người hướng về mục đích tối hậu. Ví dụ: Phải ăn chay kiêng thịt thứ Tư lễ Tro.

 

Phân chia luật Luân lý:

Luật Luân lý gồm 4 loại: 1/luật tự nhiên, 2/ luật mạc khải, 3/ luật  xã hội, 4/ luật giáo hội.

 

            1. Luật Tự nhiên (natural law) là trật tự luân lý phát xuất từ bản tính nhân loại, do Thiên Chúa phú bẩm, mà con người có thể nhận ra nhờ lý trí. (Rm 2,14-15)

 

            Những nguyên tắc thuộc luật tự nhiên (nhiên luật):

            1."Phải làm lành, lánh dữ",

            2. "Phải bảo vệ sức khỏe thân xác mình",

            3. "Phải chu toàn bổn phận",

            4. "Phải tôn trọng quyền bính hợp pháp, nhất là quyền cha mẹ",

            5. "Phải bảo vệ xã hội",

            6. "Phải tôn trọng các giao kết",

            7. "Của thuộc về chủ",

            "Điều gì không muốn người làm cho mình, thì đừng làm cho người, và ngược lại...

 

            2. Luật Mạc khải  (revealed law, divine law) là luật phát xuất từ Thiên Chúa qua Kinh Thánh (Cựu Ước và Tân Ước).

 

            3. Luật Xã hội (civil law) là luật do Nhà nước ban hành để bảo vệ công ích xã hội.

 

            4. Luật Giáo hội (Giáo luật, Canon law) là luật do Giáo hội ban bố vì công ích của Giáo hội.

 

 

Nguyên tắc:



1. "Luật coi như bất khả thể lý (physical impossible) nếu khi giữ lệnh truyền, quá sức (beyond the forces, beyond the means) của chủ thể. Ví dụ: Luật buộc dự lễ Chúa nhật, trở nên bất khả thể lí, vì quá sức (Chàng Mỗ đang bị tù, chàng Mỗ hết tù nhưng bị đau nặng, chàng Mỗ hết đau nhưng phải coi con thơ. Chàng Mỗ đi lễ được, nhưng nhà thờ xa,  không đi bộ được, lại không có xe, mới khỏi bệnh không thể đi bộ...) nên không thể dự lễ.

 

2. "Luật coi như bất khả luân lý (morally impossible) nếu khi giữ lệnh truyền, chủ thể gặp khó khăn lớn (great difficulty). (Muốn mà không làm được).



Ví dụ: Muốn đi lễ mà không đi được, vì trời mưa, trời tuyết, xe hỏng...

Ví dụ khác: Muốn giữ chay theo luật, nhưng bất ngờ phải đi đường xa thăm bà nội, mệt nhọc...,

Ví dụ khác: Muốn trả nợ, nhưng bị thất nghiệp,  không thể trả nợ…

 

2. THI HÀNH LUẬT

 

1. "Luật Tự nhiên, luật Mạc khải buộc mọi người, vì ích chung phải giữ theo lương tâm. Ví dụ: Chớ giết người vô tội.



 

2. " Luật Xã hội  có thể buộc giữ theo lương tâm, vì Chúa ban quyền lập pháp. Ví dụ : Luật đóng thuế công bằng cho nhà nước, để  nhà nước lo công ích cho dân.

 

3. " Luật Giáo hội (Giáo luật) chỉ buộc giữ: những người thuộc Giáo hội Latinh (GL 1), biết sử dụng trí khôn vừa đủ, và đã được 7 tuổi trọn. (GL 11)



 

Nguyên tắc giữ giáo luật:



1. " Các luật phổ quát buộc mọi nơi, mọi người mà luật chi phối. (GL 12). Ví dụ: Mọi người trong Giáo hội Công giáo phải "xưng tội trong một năm ít là một lần" (điều răn 3 Hội thánh), do đó, người Công giáo trên 7 tuổi, ở Việt nam hay qua Mỹ cũng phải giữ điều này.

 

2. " Các luật địa phương chỉ buộc người thuộc địa phương đó (tòng thổ), không được suy đoán là tòng nhân.

 - Lữ khách không bị buộc giữ luật địa phương, nếu không gây điều thiệt hại hoặc phạm trật tự công cộng.

 - Người vô gia cư buộc phải giữ những luật phổ quát và địa phương hiện hành mà họ hiện đang ở đó (GL 13).

 

3. Khi hoài nghi về luật, kể cả luật Vô hiệu (nullyfying làm cho sự việc không thành) hay luật Vô năng (disqualifying, vì người ra luật không có phép ra, không có năng quyền), thì không buộc giữ, nhưng khi hoài nghi về sự kiện (doubt of fact" sự việc đang xảy ra) thì xin Bản quyền miễn chuẩn cho. (GL 14). Ví dụ: Người thành hôn chưa đủ tuổi theo luật định.

 

4. " Khi Dốt nát (Ignorance, nghĩa là không biết điều lẽ ra phải biết) hay Lầm lẫn (Error) về luật Vô hiệu hay Vô năng, thì luật vẫn có hiệu lực, trừ khi luật ấn định cách khác. Ví dụ: Không chịu học hỏi, nên không biết (dốt) có luật cấm kết hôn dưới 14 tuổi, thì kết hôn vẫn không thành (GL 15).

 

5. " Khi một sự việc không tỏ tường là vô hiệu (thành -valid) thì được suy đoán là hữu hiệu, cho tới khi có bằng chứng ngược lại. Ví dụ: Không có bằng chứng rõ rệt về hôn phối vô hiệu của người nào, thì phải coi là hôn phối đó hữu hiệu cho tới khi có bằng chứng ngược lại.

 

6." Luật buộc tích cực (positive), buộc mọi nơi, nhưng không buộc mọi lúc. Ví dụ: Điều Răn thứ 3, buộc giữ mọi ngày Chúa nhật, nhưng không buộc lúc gặp bất tiện nặng. Ví dụ: Không thể đi lễ Chúa nhật, vì mắc bệnh nặng.

 

7. " Luật cấm tiêu cực (negative) buộc mọi nơi, mọi lúc. Ví dụ: Cấm tà dâm, cấm giết người vô tội thì ở đâu và thời nào cũng cấm.

 

8. " Thi hành luật khi mắc tội trọng, việc cũng vẫn thành, nếu luật không chỉ rõ cách khác. Ví dụ : Đang mắc tội trọng mà dự lễ để đền tội theo lời cha giải tội dạy (thành); nhưng đang mắc tội trọng mà rước lễ (phạm thánh).

 

9." Luật dạy làm vào thời gian xác định, qua thời gian đó không buộc nữa, không phải bù, nếu đã bỏ vì lười thì mắc tội lười. Ví dụ: Buộc ăn chay thứ Tư lễ Tro mà hôm nay là thứ Sáu.

 

10. "Luật dạy cùng việc, được làm cùng lúc, trừ khi luật dạy phải làm lúc khác. Ví dụ : Dự lễ Chúa nhật vừa để giữ luật, vừa để đền tội theo lời cha giải tội dạy.

 

 

3. GIẢI THÍCH LUẬT  (Interpretation)



 

            1. Giải thích thông thường:  Là tìm ra ý nghĩa trung thực của luật theo ý người lập luật.

 

Nguyên tắc:



1. " Luật được giải thích cách chính thức do nhà lập luật, hoặc do người được ủy thác thì có hiệu lực như chính luật. (GL 16)

 

2. " Giáo luật phải được hiểu theo ý nghĩa riêng của từ ngữ, xét theo văn mạch và văn bản, nếu có chỗ nghi ngờ hoặc tối nghĩa, phải tìm đến các chỗ tương tự nếu có, đến mục đích và các hoàn cảnh của luật, và đến ý định của nhà lập luật. (GL 17)

 

3. " Luật về hình phạt phải giải thích cách chặt chẽ. (GL 18). Ví dụ: Đọc 10 kinh để đền tội là 10 kinh, không cần đọc hơn 10 cho chắc ăn.

 

4. " Khi một vấn đề cụ thể không nói rõ trong luật phổ quát hay luật địa phương, hoặc tục lệ thì phải tìm đến lẽ phải của Giáo luật, thông lệ của Giáo triều Rôma, ý kiến chung và vững vàng (constant opinion) của các học giả. (GL 19)

 

5. " Luật ra sau có giá trị thay luật trước. (GL 20), Nhưng khi hoài nghi luật trước đã bị bãi bỏ hoặc chưa thì phải dung hòa với luật trước (GL 21)

 

6. " Khi Giáo luật qui chiếu (defers) về dân luật thì phải tuân hành dân luật, miễn là không trái thiên luật và nếu Giáo luật không qui định cách khác. (GL 22) Ví dụ: Luật hôn phối Giáo hội cho nam 16, nữ 14, nhưng nếu luật dân sự ở nơi đó đòi tuổi cao hơn thì phải theo luật đời.

 

           



            2. Giải thích thể ý (Epikeia)

 

Epikeia là giải thích nhân luật (human law) không theo chữ nhưng theo tinh thần, theo ý vị lập luật. Lý do, nếu vị lập luật biết trước những trường hợp bất tiện này thì cũng không buộc giữ.



Chính Chúa Giêsu đã dùng Epikeia trong Marcô 2,23-27 Qua ruộng lúa ngày Sabbath: "Ngày Sabbath đặt ra vì người ta, chứ không phải người ta vì ngày Sabbath.", Mc 3,1-5 Chữa bệnh ngày Sabbath (Lc 13,10-17; 14,1-6;Ga 5,1-16; 7,21-24; 9)

 

Nguyên tắc:



1. " Dùng Epikeia chỉ để giải thích luật tích cực (positive law), khi việc giữ luật trở nên quá nặng nề, quá bất tiện, hay hai luật đối nghịch nhau. Ví dụ: Tu sĩ về quê thăm cha mẹ, đã tới ngày phải trở lại Dòng, nhưng cha mẹ đột ngột mắc trọng bệnh, đòi tu sĩ phải ở lại thêm.

 

2. " Muốn dùng Epikeia cần: "Tìm hiểu so sánh với các khoản luật tương tự trước. (GL 17)" Khi nghi ngờ, phải bàn hỏi với người từng trải hơn," Sẵn sàng chấp nhận khó khăn," Tìm ích lợi lớn hơn. (Mt 2,27).

 

3. " Không dùng Epikeia, nếu là luật làm cho sự việc trở nên bất thành (invalidating law) nếu có thể xin quyền trên chước chuẩn. Ví dụ: Chước chuẩn ngăn trở hôn phối khi mắc vào trường hợp bất thành (thiếu tuổi...)

 

4. CHẤM DỨT GIỮ LUẬT

  (Cessation of obligation)

 

Luật có thể chấm dứt do chính luật, do mục đích luật, do sự miễn chuẩn, và do đặc ân.



 

Nguyên tắc:



1. " Cấp trên lập luật có thẩm quyền bãi bỏ hoàn toàn, hoặc từng phần, hoặc thay thế luật mới.

" Luật chấm dứt khi hết mục đích. Ví dụ: Bề trên dạy cầu cho Đức Giám mục khỏe lại mà nay ngài đã qua đời.

 

2. " Luật thiết định tích cực (do Chúa và người) được miễn giữ khi bất lực thể lý và tâm lý,



vì "Không  bắt ai làm cái họ không thể". Ví dụ: Bị giam tù không thể đi lễ, bị thương đang nằm bệnh viện không thể ra trình tòa,

 vì "Không buộc giữ luật tích cực khi có bất tiện nặng" Ví dụ: Nghèo quá, áo quần quá rách rưới, đi lễ xấu hổ với cộng đồng. (coi số 2. Thi hành luật ở trên, số 6 Luật buộc tích cực...).

 

3. " Được tìm lý do để thoát luật, vì không buộc phải sống mãi dưới ách luật. Vd: Được qua giáo phận khác để xin cưới sớm, vì không thể chờ.

 

4. Nhưng"Không được trực tiếp đặt lý do ngăn trở để thoát luật.  Ví dụ: Ngày chay, khi không có lý do chính đáng mà tự đi làm việc nặng để miễn ăn chay.


Chương bốn

 GIÁ TRỊ LUÂN LÝ CỦA



HÀNH VI NHÂN LINH

(Human acts)

 

 



Hành vi của con người chia ra 4 loại: 1/ Hành vi nhân sinh, 2/ Hành vi nhân linh, 3/ Hành vi luân lý, 4/ Hành vi siêu nhiên

 

I. HÀNH VI NHÂN SINH



Hành vi nhân sinh (acts of man) là hành vi sinh lí tự nhiên của cơ thể con người như ăn uống, hô hấp, bài tiết...không phát sinh từ ý thức, ý muốn tự do, nên không có trách nhiệm tội phúc.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương