Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ



tải về 2.02 Mb.
trang1/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31
THIÊN CHÚA GIÁO VÀ TAM GIÁO

Đường Thi Trương Kỷ

Tủ Sách Đàm Đạo Tôn Giáo



Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo

by Đường Thi Trương Kỷ

Copyright © 2000 by Joseph Trương Kỷ

All rights reserved. No part of the contents of this book may be reproduced or transmitted in any form or by any means without the written permission of the author.



Mục Lục

Lời Giới Thiệu ……………………………………………………………….. vii

Lời Mở Đầu ………………………………………………………………….. xiii

Chương Một – Linh Mục Đắc Lộ ……………………………………….. 1

A. Cha Đắc Lộ và Phương Pháp “Hội Nhập Văn Hóa” …… 3

B. Những Vấn Đề Cha Đắc Lộ Chưa Thực Hiện …………….. 8

C. Những Thách Đố Đối Với Chúng Ta Ngày Nay ……….. 10



Chương Hai – Phương Pháp Suy Luận Đông Tây ………………. 27

Đoạn I. Lý Luận Biện Biệt Của Tây Phương ………………… 28

A. Luật Mâu Thuẫn …………………………………………… 29

B. Tam Đoạn Luận: Suy Diễn …………………………….. 30

C. Phương Pháp Qui Nạp ……………………………………. 31

D. Biện Chứng Pháp ………………………………………….. 32

E. Phân Loại, Phân Tích Để Hợp Nhất …………………. 33

F. Thần Học Phủ Định (Theologia Negativa) …………. 34

G. Loại Tỷ (Analogia, Analogia Entis) ………………….. 35

H. Ý Niệm Về Ngôi Vị, Bản Vị, Hữu Ngã …………….. 42

Đoạn II. Trực Giác “Nhất Quán”Của Đông Phương …….. 67

A. Luật Phản Hồi ………………………………………………. 46

B. Đạo: Nguyên Lý Siêu Việt, Vô Hình ………………… 47

C. Đường Lối Phủ Định (Via Negativa) ………………… 50

D. Thinh Lặng, Chiêm Ngưỡng ……………………………. 52

E. Tinh Thần Bao Dung ……………………………………… 53

F. Phương Pháp: Tùy Cơ Ứng Biến (Upaya) ………….. 54

G. Những Dị Biệt ……………………………………………… 56



Chương Ba – Nhân Tính …………………………………………………. 67

Đoạn I. Nhân Tính Trong Nho Giáo …………………………… 67

A. Nhân Tính Theo Mạnh Tử ……………………………… 68

B. Nhân Tính Theo Tuân Tử ………………………………. 69

C. Nhân Tính Theo Đổng Trọng Thư ……………………. 71

D. Nhân Tính Theo Chu Hi ………………………………… 72

E. Nhân Tính Theo Vương Dương Minh ……………….. 79

Đoạn II. Quan Niệm “Vô Ngã” Trong Phật Giáo …………. 88

A. Những Hiểu Lầm, Thắc Mắc …………………………… 89

B. Ý Nghĩa Chính Thực Về (Anatta) “Vô Ngã” ……… 91

C. Cần Giải Thoát “Giả Ngã” ……………………………… 94

D. Tìm Về Chân Ngã …………………………………………. 95

Đoạn III. Nhân Tính Trong Thiên Chúa Giáo ………………. 98

A. Nhân Sinh, Nhân Vị, Địa Vị Con Người …………. 100

B. Bản Tính Tự Nhiên Của Con Người ……………….. 102

C. Thiên Ân …………………………………………………… 107

D. Tương Quan Giữa Thiên Ân và Tự Nhiên ……….. 109

E. Tội Ac, Tình Tư Dục Và Bản Tính Tự Nhiên …… 114



Chương Bốn – Cứu Độ…………………………………………………… 131

Đoạn I. Tại Sao Cần Cứu Độ? …………………………………. 131

A. Đời Là Bể Khổ …………………………………………… 132

B. Ý Thức Về Tội Lỗi ………………………………………. 133

C. Tỉnh Ngộ, Hối Cải, Canh Tân ……………………….. 135

D. Niềm Tin Siêu Thoát ……………………………………. 136

Đoạn II. Cứu Độ Trong Phật Giáo …………………………… 137

A. Khổ Đế ……………………………………………………… 138

B. Tập Đế ……………………………………………………… 140

C. Diệt Đế: Niết Bàn ………………………………………… 149

D. Đạo Đế: Bát Chính Đạo ……………………………….. 151

Đoạn III. Cứu Độ Trong Thiên Chúa Giáo ………………… 155

A. Ý Niệm Về Cứu Độ …………………………………….. 156

B. Sự Quan Trọng Của “Lịch Sử Cứu Độ” …………… 161

C. Thiên Chúa Nhập Thể ………………………………….. 169

D. Lãnh Nhận Thiên An Cứu Độ ……………………….. 177



Chương Năm – Tình Ái …………………………………………………. 197

Đoạn I. Nhân Ai Trong Nho Giáo …………………………….. 198

A. Đạo Nhân Là Gì? ………………………………………… 200

B. Đạo Nhân Theo Phái Tâm Học ……………………… 202

C. Mạnh Tử Và Mặc Tử Đối Với Đạo Nhân ………… 205

D. Đạo Học (Lão Giáo) Đối Với Đạo Nhân …………. 207

Đoạn II. Từ Bi Trong Phật Giáo ………………………………. 211

A. Luân Lý Và Tu Đức Của Phật Giáo ……………….. 212

B. Đức Từ Bi là Gì? …………………………………………. 214

C. Các Vị Thần Hiện Thân Của Đức Từ Bi ………….. 215

D. Bố Thí Ba-La-Mật là Gì? ……………………………… 216

Đoạn III. Bác Ai Của Thiên Chúa Giáo …………………….. 222

A. Thiên Chúa là Căn Nguyên …………………………… 223

B. Tương Quan Giữa Tình Ai Thiên Chúa …………… 226

C. Đức Bác Ai và Quan Niệm Nhân Vị ………………. 229

D. Tình Tương Giao Giữa Các Nhân Vị ………………. 231



Chương Sáu – Quan Niệm Về Một Nguyên Lý Siêu Việt …… 257

Đoạn I. Quan Niệm “Đạo” Trong Nho Giáo ……………… 258

A. Định Nghĩa Chung: Đạo là Gì? ……………………… 259

B. Phân Biệt “Đạo” và “đạo” ……………………………. 262

C. Đạo: Nguồn Gốc Của Vũ Trụ ……………………….. 265

D. Ngũ Hành: Cấu Trúc Của Vũ Trụ ………………….. 267

E. Nguồn Gốc Sự Biến Hóa Của Vũ Trụ …………….. 275

Đoạn II. Quan Niệm “Đạo” Của Lão-Trang ……………… 280

A. Đạo là Vô Danh ………………………………………….. 281

B. Đạo là “Vô” ……………………………………………….. 283

C. Đạo là Một …………………………………………………. 287

D. Đạo là Thường ……………………………………………. 288

E. Đạo và Đức ………………………………………………… 290

Đoạn III. Ý Thức Siêu Việt Theo Phái Lý Học …………….. 294

A. Lý Học Của Chu Hi …………………………………….. 296

B. Tâm Học Của Vương Dương Minh ………………… 301

Đoạn IV. Ý Thức Siêu Thoát Trong Phật Giáo ……………. 311

A. Kinh Nghiệm Tôn Giáo ……………………………….. 313

B. Những Danh Từ và Ý Niệm về Siêu Thoát ………. 314

Chương Bảy – Niềm Tin Vào Một Ngôi Vị Thiên Chúa …….. 321

Đoạn I. Thiên Chúa Ngôi Vị (Personal God) ……………… 322

Đoạn II. Thiên Chúa Siêu Việt Và Nội Tại …………………. 331

A. Thiên Chúa Siêu Việt (Transcendent) …………….. 332

B. Thiên Chúa Nội Tại (Immanent) ……………………. 339

Đoạn III. Thiên Chúa Tạo Hóa ………………………………… 348

Đoạn IV. Niềm Tin Vào Một Vị Thượng Đế ……………….. 355

Đoạn V. “ÔNG TRỜI” Việt Nam ……………………………… 387



Chú Thích và Tham Khảo …………………………………………….. 435

Phụ Trương …………………………………………………………………. 473

Lời Giới Thiệu

Nhìn lại suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong thời cận đại, chúng ta thấy vấn đề liên hệ giữa các tôn giáo một cách đứng đắn, hiểu biết, và cảm thông là rất cần thiết cho sự ổn định và an cư của mọi tầng lớp đồng bào. Nhhững ngộ nhận, hiểu lầm, nghi kị giữa các tín ngưỡng tại Việt Nam, dù phần nào đã được giải tỏa, nhưng vì tính cánh lịch sử của nó trong các biến cố và giai đoạn có tầm mức ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc khác nhau đã làm cho vấn đề thêm phức tạp, và như vậy chúng vẫn còn âm ỉ và nếu có cơ hội rất có thể sẽ bùng nổ. Do đó, những cố gắng của các đoàn thể, hay sáng kiến của các cá nhân nhằm bắc một nhịp cầu đối thoại và thông cảm giữa các Đạo Giáo, đều được các giới đồng bào hoan nghênh.

Soạn giả cuốn sách mới này, Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo, hy vọng có thể đóng góp một viên gạch để xây dựng sự hiểu biết đứng đắn và cái nhìn khách quan. Từ đó sẽ dẫn tới sự tương kính giữa các truyền thống tín ngưỡng của người Việt Nam và tạo sự cộng tác chân thành.

Đọc suốt cuốn khảo luận này, từ mục đích, phương pháp, chú thích, sách tham khảo, phụ trương và nhất là nội dung đề tài thảo luận, chúng tôi nhận thấy những điểm nổi bật như sau:

Lý do chính yếu thúc đầy và khích lệ soạn giả bước vào lãnh vực tìm hiểu, so sánh và trình bày cách khúc chiết các tôn giáo lớn tại Việt Nam hầu dẫn tới việc đối thoại cần thiết giữa các tôn giáo tại Đông Nam Á và tại Việt Nam, là căn cứ vào lập trường của Công Đồng Vatican II đối với việc tìm hiểu các giá trị của các tôn giáo ngoài-Thiên Chúa Giáo như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Khổng Giáo…, trong “Tuyên ngôn về Liên lạc của Giáo Hội với các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo” và “Văn kiện về Tự Do Tôn Giáo…” và gần đây nhất, bức Tông Huấn “Giáo Hội tại Á Châu…

Ngay từ thời Đạo Thiên Chúa mới được truyền bá tại Việt Nam, linh mục Đắc Lộ đã tìm cách “Hội Nhập” Đạo Thiên Chúa vào văn hóa Việt Nam; ngày nay, một số nhà thần học và triết gia Việt Nam đang cổ động việc nghiên cứu và thành lập khoa “Thần Học Việt Nam”, nghĩa là muốn tìm tòi và rút tỉa những Tinh Hoa, những giá trị Tín ngưỡng, Đạo đức, Luân lý trong Văn Hóa Việt Nam, để có thể so sánh hay hỗ trợ cho Giáo thuyết của Phúc Âm Đức Giêsu Kitô. Do đó, có thể nói cuốn sách này sẽ góp phần quan trọng hầu mở đường cho tiến trình xây dựng việc đối thoại hữu hiệu và hiểu biết. Dưới một khía cạnh khác cũng có thể nói đây là loại sách đầu tiên để thử dò dẫm, khai phá trong một lãnh vực tôn giáo-xã hội còn nhiều khó khăn trắc trở.

Mục đích – chính soạn giả đã đề ra – rất đơn giản và khiêm tốn. Soạn giả ước mong làm sao các vị lãnh đạo, các tín đồ các tôn giáo lớn tại Việt Nam như Đạo Thờ Trời, Đạo Hiếu, Đạo Công Giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Phật, Đạo Cao Đài, Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Lão… đều chân thành tìm hiểu các giá trị của các Đạo khác, để tạo sự hiểu biết, tương thân và tương kính, cùng nhau đem lại sự hài hòa rất cần thiết cho công tác sống đạo và xây dựng quê hương.

Để đạt được mục đích trên, soạn giả cũng có giấc mơ, đặc biệt đối với đồng bào sinh sống tại hải ngoại, nên thành lập và xây dựng những trung tâm giống như kiểu “đình làng” của Việt Nam xưa, hầu có nơi tổ chức hội họp, bàn luận, thông tin, trao đổi quan điểm, tìm cách bảo tồn và truyền lại Đức Tin và Tinh Hoa Văn Hóa của dân tộc cho thế hệ tương lai.

Phương pháp soạn giả dùng là đào sâu vào những yếu tính, những chân lý siêu hình, làm nền tảng cho mỗi tôn giáo; vì trên bình diện thực hành, lễ nghi, hay tổ chức, mổi Đạo có những sắc thái riêng biệt, rất phức tạp, nên không thể so sánh được. Nhưng trên phương diện triết lý, siêu việt và niềm tin, ta có thể tìm ra “mẫu số chung” để các tôn giáo có thể so sánh và trao đổi các quan điểm khác biệt với nhau. Do đó, soạn giả đã không đi vào các chi tiết, các lý thuyết riêng của mỗi hệ phái.

Như đối với Thiên Chúa Giáo, soạn giả chỉ nêu ra những Chân lý chung làm nền tảng mà bất cứ giáo phái nào cũng công nhận, dầu là Công Giáo, Tin Lành, Chính thống giáo… Đối với Phật Giáo, chỉ đề cập đến những Giáo thuyết nền tảng mà bất cứ tông phái nào cũng đều theo, chẳng hạn Phật giáo Tiểu thừa, Đại thừa, Nam tông, Bắc tông, Thiền tông, Phật giáo Hòa Hảo, Phật Giáo ở Ấn Độ, Tích Lan, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản… đều công nhận cả.

Nhờ phương pháp suy luận, dựa trên cách tìm hiểu ý nghĩa “siêu việt” về các biểu tượng, về “đường lối suy luận phủ định” (via negativa), soạn giả đã trình bày những “mẫu số chung” cho các nền tín ngưỡng của người Việt Nam, dầu là tín đồ Cao Đào, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, Tin Lành, Đạo Hiếu… đều gặp nhau, đó là niềm tin ở “Ông Trời”, tức “Đấng Siêu Việt”, và niềm tin căn cốt phổ quát vào “hồn thiêng bất tử”. Tuy đó là những điểm rất hiển nhiên, nhưng khi được trình bày một cách khúc chiết và phương pháp có hệ thống mạnh lạc, chúng sẽ giúp mở đường cho một số những nguyên lý chung làm nền tảng cho các tôn giáo khi muốn so sánh những điểm tương đồng và những dị biệt.

Từ trước tới nay khi nói về các tôn giáo tại Việt Nam, chúng ta thường vẫn đóng khung trong mô thức “Tam Giáo” và từ đó so sánh hay khảo cứu về các tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo tại Việt Nam. Đây là một mô thức có thể nói là “cổ điển” (classique). Tuy nó cần thiết nhưng thiếu tính cách sinh động về hiện tình tôn giáo tại Việt Nam. Chúng ta có thể nhận thấy ngay là Lão giáo và Khổng giáo ngày nay con số “tín đồ hành đạo” không đáng kể, và nếu xét về những yếu tố làm thành “tôn giáo” thì không thể coi Lão giáo và Khổng giáo là tôn giáo mà đúng hơn là một triết thuyết cho cuộc sống. Đang khi đó hai tôn giáo “mới” là Cao Đào GiáoPhật giáo Hòa Hảo từ hơn 50 năm qua đang có sức lôi kéo một số đông tín đồ nhất là tại sáu miền Lục Tỉnh tại Nam Việt Nam. Đàng khác hai tôn giáo mới này không những chỉ trình bày một giáo thuyết căn bản dựa trên giáo lý của những tôn giáo đã sẵn có, nhưng còn muốn đưa giáo lý đó áp dụng thực tế vào điều kiện tâm lý, xã hội và nhân sinh quan của người Việt Nam. Ngay tiến trình “hội nhập” và “hóa thân” (transformation) chẳng những về mặt “tín điều” mà ngay cả “cách thực hành đạo” của hai tôn giáo này, tự tiến trình sát nhập và phát triển đó cũng là kết quả của một cuộc đối thoại liên tôn tự bản chất đến thực hành rồi.

Tuy soạn giả tự giới hạn trong đề tài là “Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo”, nhưng chúng tôi ước mong sau này soạn giả sẽ tìm hiểu và so sánh các sắc thái riêng biệt của mỗi tôn giáo đang thịnh hành trong giới đồng bào Việt Nam như: giữa Công Giáo và Cao Đào Giáo, Công Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo, Công giáo và Thiền Tông…

Đối với chúng tôi, soạn giả linh mục Cao Phương Kỷ không phải là người xa lạ. Từ trước năm 1975, khi còn du học tại Âu-Mỹ, chúng tôi đã có dịp gặp nhau tại Paris, New York… Soạn giả là một Linh Mục chuyên dạy học về môn Triết Học trong các Chủng Viện, bên Việt Nam, cũng như gần đây tại Saint Joseph’s College Seminary, San Jose, California. Vì là một nhà giáo, nên soạn giả đã trình bày những vấn đề triết lý, thần học, siêu hình một cách phân minh, khúc chiết: lời văn ngắn gọn, sáng sủa, lại có thêm “bản tóm lược” dùng làm đề tài thảo luận.

Cuốn sách này có thể nói là tuyển tập những bài nghiên cứu và thuyết giảng, một số đã được đăng trong tạp chí, dưới nhiều bút hiệu khác nhau.

Tôi trân trọng giới thiệu tập sách khảo cứu rất quan trọng này tới mọi người Việt Nam, không phân biệt tôn giáo. Ước mong các Hội Đoàn, các Vị Lãnh Đạo các tôn giáo khuyến khích các tín đồ cùng nhau tìm hiểu các tôn giáo bạn để so sánh các giá trị, đồng thời cũng có dịp đào sâu vào chính niềm tin của mình nữa.

Linh Mục Trần Công Nghị



Hội Đồng Chỉ Đạo Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ

Lời Mở Đầu



Mục Đích
và Phương Pháp “Đàm Đạo Tôn Giáo”
hay “Hội Nhập Văn Hóa”

Từ sau Đại Công Đồng Vatican II, khoa Thần Học về các Tôn Giáo đã phát triển và nhìn nhận những giá trị tiềm tàng trong những tôn giáo ngoài Thiên Chúa Giáo, chẳng hạn như: Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, Ấn Độ Giáo… Bản văn chính thức của Công Đồng có những đoạn như sau:

Từ xưa đến nay, người ta nhận thấy nơi nhiều dân tộc khác nhau một cảm nghiệm về một quyền lực ẩn khuất bay lượn trên dòng chuyển biến của sự vật và trên các biến cố của đời sống con người. Thật thế, nhiều khi, các dân tộc đã nhìn nhận thấy có Một Vị Chúa Tể, và một Vị Thượng Phụ nữa. Cảm nghiệm đó và sự nhìn nhận như thế đã in sâu vào tâm khảm các dân tộc một ý thức sâu xa về tôn giáo. Những tôn giáo cấu kết với một nền văn hóa cao đã phấn đấu để trả lời cho những vấn đề trên bằng những ý niệm khá tinh tế và bằng thứ ngôn ngữ khá điêu luyện, tiến bộ. Bởi vậy, trong Ấn-Độ Giáo, người ta chiêm niệm mầu nhiệm về thần linh, và biểu lộ ra bằng những thần thoại và nhờ sự sưu tầm về triết lý. Họ tìm giải thoát số phận chúng ta khỏi khổ não lo âu, nhờ thực hành nếp sống khắc khổ hay ‘Thiền’, hoặc chạy đến nương náu nơi Thượng Đế với niềm yêu mến, cậy trông. Phật Giáo theo nhiều tông phái khác nhau, đều ý thức rằng thế giới vô thường, hay thay đổi này là một thiếu sót căn bản. Phật Giáo dạy con người, với một tinh thần tự tín và sùng mộ, có thể tiến tới một trạng thái hoàn toàn tự do, hoặc là tiến tới đỉnh cao giác ngộ, nhờ tự lực tự cường hoặc nhờ ơn trên giúp đỡ…”

Giáo Hội Công Giáo không bác bỏ những gì là chân thực, thánh thiện nơi những tôn giáo đó! Với lòng tôn trọng chân thành, Giáo Hội nhìn thấy những cách thức hành động và nếp sống, những luật lệ và giáo thuyết, tuy có nhiều điểm khác biệt với những chủ trương mà Giáo Hội duy trì, nhưng cũng thường phản ánh lại Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người. Thật vậy, Giáo Hội tuyên bố và phải công bố luôn mãi Đấng Cứu Thế là “Đường, sự Thật và sự Sống” (Gioan 14:6), trong Ngài nhân loại tìm được sự sung mãn của đời sống tôn giáo và trong Ngài Thiên Chúa đã hòa giải mọi sự nơi Ngài (2 Cor 5:18-19)

Vì thế, Giáo Hội khích lệ các con cái mình: nhìn nhận, bảo trì, và cổ võ cho những thiện ích tinh thần và luân lý, và những giá trị trong những xã hội và các nền văn hóa của các tin đồ thuộc các tôn giáo khác, Bằng Đối Thoại và Cộng Tác một cách khôn ngoan và thân tình với tín đồ của các tôn giáo ấy mà vẫn làm chứng tá của đức tin và đời sống của KiTô Giáo (Thiên Chúa Giáo), (trích Nostra Aetate, Tuyên ngôn về Liên Lạc của Giáo Hội với các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo, của Công Đồng Vatican II).

Văn kiện Dignitatis Humanae về Tự Do Tôn Giáo, được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên bố ngày 7 tháng 12 năm 1965 là văn kiện thuộc Quyền Giáo Huấn.(1)

Trước khi bước vào năm 2000, ngày 28 tháng 10, năm 1999, có sự hiên diện của Đức Giáo Hoàng Gioan PhaoLô II, một Sứ Điệp chung kết của Hội Nghị Thế Giới Các Giáo Hội Và Các Tôn Giáo, được công bố. Tề tựu tại Nội Thành Vatican, hơn 230 nhân vật quan trọng đại diện của các tôn giáo lớn và Giáo Hội khác nhau trên thế giới, trong số này có 72 đại biểu Công Giáo, 27 đại biểu của các Giáo Hội KiTô khác (Tin Lành, Chính Thống, …), 42 đại biểu của Hồi Giáo, 23 đại biểu của Phật Giáo, 9 đại biểu của Ấn Giáo, và 14 đại biểu của Do Thái Giáo.

Mục đích của Đại Hội là cầu nguyện, suy tư về đề tài: “Trước Thềm của Ngàn Năm Thứ Ba, sự cộng tác giữa các tôn giáo”, Sau đây là một đoạn trích trong hai “Lời kêu gọi”:

1. Yêu cầu tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo lên án việc dùng tôn giáo như phương tiện kích động việc thù ghét và bạo hành để biện minh cho những kỳ thị các tôn giáo. Hãy cùng nhau hoạt động để loại trừ tận gốc cảnh nghèo khổ, bằng việc chiến đấu cùng một lúc cho công bằng kinh tế.

2. Yêu cầu các vị lãnh đạo tôn giáo cổ võ “tinh thần đối thoại trong chính nội bộ các cộng đồng của các ngài, và luôn sẵn sàng dấn thân trong việc đối thoại với xã hội trên mọi cấp bậc”,

Đầu tháng 11, 1999, trong chuyến công du mục vụ tại Ấn Độ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã công bố Tông Huấn: Giáo Hội tại Á Châu, trong đó có những điểm quan trọng được tóm lược như sau:

Giáo hội tỏ lòng cung kính và ngưỡng mộ tất cả các truyền thống tinh thần này (các tôn giáo Á Châu) và muốn dấn thân trong cuộc đối thoại chân thành với các tín hữu các đạo giáo. Những giá trị tôn giáo mà các đạo giáo giảng dạy chờ đón sự viên mãn trong Đức Giêsu Kitô…

Dân chúng A Châu hãnh diện về truyền thống tôn giáo và văn hóa của mình, như là: yêu thinh lặng, chiêm niệm, đơn sơ, hòa hợp, có thể thoát thế, không bạo lực, tinh thần chăm làm việc, kỉ luật, sống phó thác, khao khát học biết và tìm kiếm triết lý cho cuộc sống. Người A Châu cũng rất mực tôn trọng sự sống, từ tâm với mọi sinh vật, sống gần thiên nhiên, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng người già và thờ kính Tổ Tiên, đặc biệt có ý thức phát triển cao độ về tình liên đới cộng đoàn. Đặc biệt, người A Châu coi gia đình là cội nguồn của sức mạnh, gắn bó khăng khít tình nghĩa đồng bào cộng đồng liên đới. Họ thật có tinh thần độ lượng dung hòa tín ngưỡng và sống chung hòa bình…(2)

Được khích lệ bởi các văn kiện kể trên, từ đời Linh Mục Alexandre de Rhodes (1593-1660) và Linh Mục Matteo Ricci (1552-1610) qua các văn kiện của Công Đồng Vatican II đến Tông Huấn mới nhất, cuối năm 1999, của Đức Gioan Phaolô II, vì thế, soạn giả của cuốn sách này dám mạo muội tiếp tục công việc của các vị tiền bối, đề nghị một đường hướng “Đối Thoại”, gọi là “Đàm Đạo”, để chia sẻ niềm tin giữa các tôn giáo lớn tại Việt Nam.

Mục Đích là gây tình yêu thương, sự kính trọng và bổ túc cho nhau trên con đường đi tìm Chân Lý, và góp phần vào việc tạo sự an vui, đoàn kết để xây dựng một nước Việt Nam hùng cường về Tinh Thần và vật chất.

Phương Châm hay Nguyên tắc chỉ đạo trong việc trình bày các quan niệm, các giáo thuyết, bao gồm hai phương diện: Một mặt, cố gắng phân tách trình bày một cách chân thực, khách quan về những sự kiện lịch sử, những điều giáo huấn của vị sáng lập, của các môn đệ, hoặc các kinh sách lưu truyền, trong mỗi tôn giáo. Mặt khác, một cách chân thành nêu lên những điểm “Tương Đồng” hay “Dị Biệt” giữa các tôn giáo, để cùng nhau thảo luận, đàm đạo, thông cảm tìm hiểu lập trường của nhau, và học hỏi lẫn nhau. Tránh chỉ trích, chê trách, chế diễu, xuyên tạc, hay tìm cách áp đặt tư tưởng để dành phần thắng. Hoàn toàn tôn trọng sự Tự Do lựa chọn của Lương Tâm và Lương Tri của mỗi người.

Phương Pháp bố cục, trình bày sách này được chia thành bảy chương, cũng là bảy đề mục để đối thoại. Mỗi chương sẽ lần lượt trình bày lý thuyết hay quan điểm, lập trường của từng tôn giáo một, không lẫn lộn, pha trộn với tôn giáo khác. Công việc nghiên cứu cũng được hạn chế trong phạm vi thần học, siêu hình, luân lý, tu đức, triết thuyết của Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo.

Nội dung của bảy chương là:



Chương Một: Linh Mục Đắc Lộ, vị sáng tác ra chữ Quốc Ngữ và là một trong những vị đã xây dựng Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam.

Chương Hai: Phương Pháp Suy Luận của Đông Phương và Tây Phương.

Chương Ba: Vấn đề Nhân Tính, hay Con Người là ai?

Chương Bốn: Quan niệm về Cứu Nhân Độ Thế.

Chương Năm: Quan niệm về Tình Ái.

Chương Sáu: Nguyên Lý Siêu Việt trong Nho Giáo, Lão Giáo, và Ý Thức Giải Thoát trong Phật Giáo.

Chương Bảy: Ngôi Vị Thiên Chúa, Thượng Đế và “Ông Trời” trong Tín Ngưỡng dân gian Việt Nam.

Bản Toát Yếu sẽ tóm lược lại các ý kiến vừa trình bày để độc giả không chuyên môn về thần học, triết học, dễ theo dõi và nắm được các ý tưởng nòng cốt của mỗi tôn giáo hay môn phái. Sách này nhằm các độc giả là các Hội đoàn, đoàn thể hay các lớp giáo lý tân tòng… muốn tìm hiểu, so sánh giá trị của các tôn giáo. Đây cũng là tài liệu (bằng Anh ngữ) dùng để giảng dậy và thảo luận về môn Triết học Á Đông cho các sinh viên tại St. Joseph College’s Seminary, Mountain View, California. Do đó, cách diễn giảng các tư tưởng cần rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu, nếu cần, nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lời văn phải gọn gàng, đơn giản, gặp danh từ mới lạ, nên giải nghĩa, hay ghi thêm ngoại ngữ.



Dung Hòa các quan điểm dị biệt, không có nghĩa là “ba phải”, “vo tròn”, “thế nào cũng được”, “đạo nào cũng tốt”, “đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”, v.v. Nói như vậy thì chẳng cần bàn luận, hay học hỏi được điều gì mới. Tệ hơn nữa, những thắc mắc, hiểu lầm, dị nghị vẫn nằm yên trong tiềm thức tị hiềm, chờ cơ hội bùng nổ. Vì thế, dung hòa có nghĩa “Hòa Nhi Bất Đồng”, không bắt buộc phải từ bỏ những điều mình tin tưởng, nhưng tôn trọng những ý kiến, lập trường, tín ngưỡng của người khác. Hơn nữa, thành thật tìm hiểu, so sánh những lý do, hoàn cảnh, văn hóa, chủng tộc.. của những quan niệm khác biệt, để chia sẻ, học hỏi, để làm phong phú thêm niềm tin riêng của mình, đồng thời, tìm cách xích lại gần nhau hơn.

Vì thế, thiết nghĩ nên dùng chữ “Đàm Đạo” (đạo=nói) có vẻ nhẹ nhàng, thanh thản, thông cảm hơn chữ “Đối Thoại”, có vẻ “chống đối, đối nghịch, tranh cãi”.

Những trang Chú Thích và những sách quan trọng độc giả dễ tìm kiếm để đọc và Tham Khảo được đặt ở cuối sách.

Trên đây là một cố gắng đi tìm Chân Lý Vĩnh Cửu với một lòng yêu mến nền văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam. Trong khi bước theo con đường của các vị tiền bối, đặc biệt là cha Đắc Lộ, tìm hiểu những giá trị trường tồn về tôn giáo, luân lý đạo đức của dân tộc, kẻ hèn này cảm thấy sự hiểu biết còn rất nông cạn, và thiếu sót, nhất là đối với các giáo thuyết cao siêu của các tôn giáo. Vậy, nếu có điều sai lỗi trong khi trình bày các đạo lý, thì xin quí vị cao minh lượng tình thứ lỗi và chỉ giáo cho, để có thể sửa đổi và bổ túc về sau. Muôn vàn cảm tạ!



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương