Thời lượng: 30 tiết. Mục tiêu môn học



tải về 257.1 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích257.1 Kb.
#31080
  1   2   3

Quyền con người - Quyền công dân

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN




  1. Thời lượng: 30 tiết.

  2. Mục tiêu môn học

  • Mục tiêu nhận thức: Giúp người học có kiến thức lý luận tổng quát về vấn đề quyền con người, quyền công dân trong lịch sử phát triển khoa học pháp lý hiện đại; hiểu đúng về bản chất của mối liên hệ cá nhân - nhà nước – xã hội; tư tưởng vì con người, cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong xã hội dân chủ;

  • Mục tiêu hành động: Biết tìm hiểu, tiếp nhận thông tin, đánh giá khách quan về thực tiễn của mối quan hệ cá nhân – nhà nước – xã hội với hướng tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học (cũng như các lĩnh vực khác) để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.1

  1. Tài liệu học tập

  • Chương trình môn học Quyền con người – Quyền công dân;

  • Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;

  • Wolfgang Benedek (chủ biên) (2008), Tìm hiểu về quyền con người – Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;

  • Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;

  • Liên hợp quốc (2002), Những nội dung cơ bản về Quyền con người, Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

    • Trung tâm nghiên cứu Quyền con người - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Hà Nội, 2002;

  • Hệ thống văn bản Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải, Tp. HCM, 2009;

  • Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

  • Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;

  • Amartya Sen (2002), Phát triển là quyền tự do, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – Nxb. Thống kê, Hà Nội;

  • Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;

  • Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;

  • Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;

  • Nguyễn Văn Động (2005), Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;

  • Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;

  • Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Triết học chính trị về Quyền con người (Sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;

  • Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực Tự do cá nhân, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội;

  • Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2008), Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đà Nẵng;

  • Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (2009), Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội;

  • Viện Khoa học xã hội (2009), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;

  • N.M. Voskresenskaia – N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội, Nxb. Tri thức, Hà Nội;

  • Bộ Ngoại giao (2005), Sách trắng nhân quyền Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn);

  • Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam năm 2009 (http://www.mofa.gov.vn).



  1. Phương pháp làm việc

  • Giảng viên thuyết giảng một số nội dung nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức có tính chất lý luận nền tảng và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tài liệu theo chủ đề cũng như giải quyết tình huống;

  • Sinh viên được yêu cầu làm việc theo nhóm (5-7 sinh viên/nhóm), tăng cường khả năng tự học, khả năng phân tích và tổng hợp, khuyến khích tranh luận thông qua việc hệ thống hóa pháp luật thực định, nghiên cứu so sánh pháp luật quốc tế với pháp luật quốc gia, đóng vai và giải quyết tình huống...

  1. Đánh giá kết quả học tập

  • Điểm đánh giá bộ phận: được đánh giá thông qua hoạt động giải quyết tình huống, thuyết trình và thảo luận tại lớp theo từng nhóm sinh viên;

  • Điểm thi kết thúc học phần: sinh viên làm bài thi tự luận, được sử dụng tài liệu, thời gian 60 phút;

  • Điểm học phần = (Điểm đánh giá bộ phận * 0.2) + (Điểm thi kết thúc học phần * 0.8).

  1. Đề cương bài giảng: Bài giảng được thiết kế thành:

  • 03 chuyên đề lý thuyết;

  • 03 bài tập nhóm.


Chuyên đề 1

KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN




  1. Quyền con người, quyền công dân - sự hình thành và phát triển

    1. Quan niệm về quyền con người, quyền công dân trong lịch sử loài người

Quyền con người, quyền công dân là hình thức pháp lý của mối liên hệ cá nhân-nhà nước và xã hội, được xem xét và bàn luận từ các giác độ:

  • Thứ nhất, là học thuyết chính trị-pháp lý, được hình thành từ các nhà triết học, tư tưởng phương Đông và phương Tây;

  • Thứ hai, là tư tưởng, khẩu hiệu của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến;

  • Thứ ba, là sự ghi nhận chính thức trong Hiến pháp thành văn của các quốc gia dân chủ hiện đại;

  • Thứ tư, là giá trị xã hội được khẳng định trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền2 và xã hội dân sự3.

Quyền con người là một phạm trù đa diện, do vậy, có rất nhiều định nghĩa về quyền con người. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác nhau, khó có thể bao quát đầy đủ các thuộc tính của nó. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.4

    1. Sự phát triển tư tưởng về quyền con người, quyền công dân trong lịch sử xã hội loài người

Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua các hình thái kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại5.

  • Thời kỳ cổ đại: Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN) được xem là văn bản pháp luật đầu tiên của nhân loại nói đến quyền con người6. Ngoài ra, tư tưởng quyền con người còn thể hiện trong các tác phẩm tôn giáo kinh điển như Kinh Vệ đà của đạo Hinđu, Kinh Phật, Kinh Thánh, Kinh Kôran của đạo Hồi; trong học thuyết chính trị của Nho giáo7; trong những cuộc đấu tranh của người nô lệ (Spartacuse – La Mã); trong tư tưởng triết học8

  • Thời kỳ trung đại: Ngay trong thời kỳ Đêm trường trung cổ ở châu Âu (với sự thống trị của tư tưởng thần quyền của nhà thờ Thiên chúa giáo), nhà vua John của nước Anh đã ban hành Đại hiến chương Magna Carta năm 1215 thừa nhận một số quyền cơ bản của con người như quyền sở hữu, thừa kế tài sản; quyền tự do buôn bán và không bị đánh thuế quá mức; quyền tái hôn của phụ nữ góa chồng; quyền được xét xử đúng đắn và bình đẳng trước pháp luật… Đặc biệt, Hiến chương này được xem là văn bản pháp luật đầu tiên xác lập ý tưởng giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền công dân thông qua quy phạm habeas corpus (luật bảo thân) và due process of law (luật tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân)… Thời kỳ Phục hưng nở rộ hàng loạt tư tưởng tiến bộ về quyền con người, đặc biệt là các trường phái quyền tự nhiên và quyền pháp lý với những nhà triết học tiêu biệu như Thomas Hobbes, John Locke, Thomas Paine, John Stuart Mill…

  • Thời kỳ cận đại: Hai cuộc cách mạng nổ ra và cuối thế kỷ 18 ở Mỹ và Pháp đã có nhưng đóng góp rất to lơn vào sự phát triển tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người trên toàn thế giới. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ khẳng định rằng: “…Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn này được coi là sự xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện Nhà nước về quyền con người. Điều 1 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp thì khẳng định: “Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền”. Nó cũng xác định một loạt các quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, quyền được đảm bảo an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được suy đoán vô tội, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền tham gia ý kiến đối với công việc nhà nước… cũng như những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này. Sau đó, một loạt Hiến pháp được ban hành ở châu Âu đã thể hiện những luận điểm quan trọng của văn kiện này.9

  • Thời kỳ hiện đại: Sau hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt đầu thế kỷ 20, Liên hợp quốc ra đời nhằm duy trì hòa bình cho nhân loại. Hiến chương LHQ đã dành nhiều đoạn, mục khẳng định mục tiêu, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của LHQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy tôn trọng các quyền và quyền tự do cơ bản của con người. Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh giá là một trong những thành tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người. Ngày thông qua Tuyên ngôn nhân quyền (10/12/1948) được LHQ lấy làm Ngày Nhân quyền và hàng năm đều kỷ niệm. Từ đó quyền con người được pháp điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyền. Bộ luật quốc tế về nhân quyền ra đời và đến nay phát triển thành 24 Công ước quốc tế về nhân quyền trong đó quan trọng nhất là 2 Công ước 1966 về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Lần đầu tiên "quyền tự quyết của các dân tộc kể cả quyền của họ được tự do sử dụng của cải và nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình" được đảm bảo trong 2 công ước nêu trên (điều này trước đây không được nêu trong Tuyên ngôn nhân quyền). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc, kể cả quyền lựa chọn con đường phát triển cho chính họ. Quá trình pháp điển hoá và xây dựng các Công ước về nhân quyền là quá trình đấu tranh không khoan nhượng nhằm mục tiêu cao đẹp – Quyền con người.

  1. Bản chất của quyền con người, quyền công dân

    1. Quyền con người, quyền công dân là những giá trị xã hội, thuộc về mỗi cá nhân con người riêng lẻ

- Quyền con người: bao gồm cả những quyền tự nhiên không thể tước đoạt, phản ánh nhu cầu thể chất và tinh thần mà ngay từ khi sinh ra mỗi cá nhân con người riêng lẻ đã phải được hưởng.

- Sự thụ hưởng, chọn lọc quyền tùy thuộc vào mỗi cá nhân; không có những cá nhân dập khuôn, giống nhau cho dù có thể trong những hoàn cảnh, điều kiện sống, những tác động gần như nhau.

- Sự đa dạng, phong phú và không ngừng hoàn thiện và phát triển về quyền của cá nhân trong xã hội.


    1. Gắn với bản chất của nhà nước

Trong mỗi nhà nước, quan hệ nhà nước-cá nhân có những biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào kiểu nhà nước và tương quan lực lượng, giai cấp trong xã hội.

    1. Phản ánh sự phát triển và mang đặc điểm xã hội

- Quyền chịu sự chi phối của điều kiện tồn tại xã hội.

- Mức độ thực hiện quyền tác động lại đến phát triển xã hội.



    1. Thể hiện truyền thống và văn hóa dân tộc

Quyền phát triển dưới ảnh hưởng của những điều kiện về tư tưởng, văn hóa, truyền thống, dân tộc, tôn giáo…

  1. Quyền con người, quyền công dân và lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước trong nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

- Vấn đề giới hạn quyền: không có quyền, tự do tuyệt đối vì quyền của mỗi người phải đặt trong tổng thể các quan hệ xã hội sao cho các lợi ích phải được kết hợp và bảo vệ một cách hài hòa …

- Phạm vi thực hiện quyền được xác định bằng pháp luật của nhà nước: trách nhiệm của nhà nước bằng pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho quyền bằng quy định về nội dung cụ thể của mỗi quyền, trách nhiệm pháp lý của mỗi cá nhân, tổ chức khi cản trở người khác thực hiện quyền, khi lợi dụng, lạm dụng quyền hoặc trốn tránh nghĩa vụ…

- Quyền con người, quyền công dân là nguyên tắc quyết định của nhà nước pháp quyền, quyền và tự do của mỗi cá nhân là để đối trọng và ngăn cản, hạn chế quyền lực nhà nước.

- Quyền con người, quyền công dân trong mối liên hệ với nguyên nhân và điều kiện hình thành xã hội dân sự.


  1. Pháp luật quốc tế về quyền con người

4.1. Bộ luật quốc tế về quyền con người10

  • Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948;

  • Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và hai Nghị định thư bổ sung;

  • Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966.

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được coi là “một thành tựu chung về quyền con người của tất cả các quốc gia, dân tộc”. Chúng ta luôn ghi nhớ nôi dung của bản Tuyên ngôn này và sử dụng như một công cụ trong giáo dục quyền con người, để thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người và thông qua những biện pháp tiến bộ, cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế, để bảo đảm sự thừa nhận phổ biến và sự tuân thủ có hiệu quả các quyền con người của các quốc gia thành viên như cơ sở triết lý đã được vạch rõ ở điều 1: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Họ được phú cho lý trí và lương tri để đối xử với nhau trên tình anh em”. Điều này cũng khẳng định những tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn là: quyền được tự do và bình đẳng là quyền cố hữu và không thể chuyển nhượng của con người; bởi con người là một thực thể có lý trí và đạo đức, khác với các loài động vật trên trái đất nên vì vậy, phải được hưởng thụ các quyền và tự do tất yếu mà các động vật khác không được hưởng.

Lời nói đầu của hai Công ước đều đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, liên quan đến việc thúc đẩy các quyền con người; nhắc nhở các các cá nhân về trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tuân thủ các quyền này và thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn, chỉ có thể đạt được những lý tưởng cáo cả của con người được tự do tận hưởng tự do về dân sự, chính trị, không bị sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo được điều kiện để mỗi người có thể hưởng thụ các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của mình. Theo đó, hai Công ước ghi nhận các quyền cụ thể cũng như vạch ra cơ chế thực thi và những điều kiện (hạn chế và giới hạn) của chúng. Đây chính là xuất phát điểm của việc soạn thảo, tham gia ký kết và thực thi các văn kiện quốc tế về quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

Có thế khẳng định: Bộ luật quốc tế về quyền con người thực sự đánh dấu một giai đoạn hết sức quan trong của nhân loại – giai đoạn mà nhân phẩm và giá trị của con người được tôn trọng và bảo vệ.

4.2. Bộ máy quốc tế về nhân quyền

a. Bộ máy Liên hợp quốc: bao gồm hai hệ thống các cơ quan là hệ thống các cơ quan LHQ được thành lập trên cơ sở các quy định của Hiến chương LHQ11 và hệ thống các cơ quan được thành lập trên cơ sở các Công ước quốc tế về nhân quyền.

*Hệ thống được thành lập theo Hiến chương gồm có các cơ quan chính là Đại hội đồng , ECOSOC và các cơ quan trực thuộc, Ban thư ký, như sau :


  • Đại Hội đồng LHQ

- Uỷ ban III Đại hội đồng LHQ chuyên trách về các vấn đề nhân quyền, nhân đạo, xã hội.

- Các cơ quan khác trực thuộc : Uỷ ban đặc biệt về phi thực dân hoá; Uỷ ban đặc biệt chống Apartheid; Uỷ ban đặc biệt điều tra vi phạm nhân quyền của Israel tại các vùng chiếm đóng; Uỷ ban về thực hiện quyền của nhân dân Palestin; Cao uỷ LHQ về nhân quyền; Cao uỷ LHQ về người tị nạn.



  • Hội đồng kinh tế và xã hội (ECOSOC)

- ECOSOC đã lập Uỷ ban nhân quyền; Tiểu ban ngăn ngừa sự phân biệt đối xử và bảo vệ người thiểu số; Uỷ ban về vị thế của phụ nữ (CSW)...

- Uỷ ban Nhân quyền chịu trách nhiệm đưa ra các khuyến nghị và báo cáo về các vấn đề nhân quyền thông qua ECOSOC trình lên Đại hội đồng LHQ, Uỷ ban Nhân quyền gồm 53 nước thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Hàng năm, Uỷ ban họp một lần kéo dài 6 tuần (thường vào cuối tháng 3, đầu tháng 4) tại Giơnevơ.

- Tiểu ban (gồm 26 chuyên gia) có chức năng giúp việc cho Uỷ ban nhân quyền, tư vấn khuyến nghị về các vấn đề chuyên môn, dự thảo các văn bản pháp lý trong lĩnh vực liên quan. Ngoài ra để giúp việc cho mình Uỷ ban Nhân quyền còn lập ra các nhóm làm việc, và báo cáo viên đặc biệt về các vấn đề và các nước cụ thể.


  • Văn phòng Cao uỷ Liên hợp quốc về nhân quyền (trước đây là Trung tâm Nhân quyền Liên hợp quốc), đóng tại Giơnevơ, là Cơ quan trực thuộc Ban Thư ký Liên hợp quốc có trách nhiệm giúp đỡ bộ máy LHQ thúc đẩy vấn đề nhân quyền, dưới sự điều hành của Cao uỷ Nhân quyền, tương đương với chức vụ Phó Tổng thư ký LHQ (vị trí này được thành lập từ năm 1993). Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc đầu tiên được Tổng thư ký Liên hợp quốc chính thức bổ nhiệm vào tháng 3/1994 là ông Jose Ayala-Lasso, người Ecuador, với nhiệm kỳ 4 năm. Bà Marry Robinson, nguyên Tổng thống Ireland từ 1997 - 2002. Ông Sergio Vieira de Mello, người Braxin (2002 - 2003). Hiện nay là bà Lousia Arbour, thẩm phán toà án tối cao Canađa.

*Hệ thống được thành lập trên cơ sở các công ước là các cơ quan được thành lập theo các điều khoản của các công ước quốc tế về nhân quyền nhằm giúp theo dõi việc thực hiện các công ước này và thường được gọi là các uỷ ban công ước như Ủy ban Công ước về các quyền dân sự, chính trị (Ủy ban quyền con người), Ủy ban về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, Ủy ban loại trừ sự phân biệt đối xử về chủng tộc, Ủy ban xóa bỏ tệ phân biệt đối xử với phụ nữ, Ủy ban quyền trẻ em, Ủy ban chống tra tấn... Thành viên của các cơ quan công ước là các chuyên gia độc lập do các nước thành viên công ước bầu ra, trên cơ sở các nước đề cử.

*Hội nghị thế giới về nhân quyền

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, LHQ đã lấy 1968 là Năm Quốc tế về nhân quyền. Sự kiện lớn trong năm 1968 là việc Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị quốc tế về nhân quyền tại Teheran trong đó thông qua một chương trình hành động. Hai mươi năm sau Hội nghị Teheran, LHQ đã tổ chức Hội nghị thế giới lần thứ hai về nhân quyền tại Vienna.

Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 đánh dấu một bước ngoặt trong những nỗ lực thúc đẩy các quyền con người trên thế giới sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hội nghị đã khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền con người cũng như các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Hội nghị đã thiết lập một khuôn khổ mới cho việc đối thoại, hợp tác và phối hợp của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vục quyền con người; cho phép thúc đẩy một cách thực sự hiệu quả các quyền con người ở tất cả các cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Viên và một chương trình hành động, đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy bảo vệ quyền con người trên thế giới.

b. Hệ thống các tổ chức nhân quyền khu vực


  • Hội đồng châu Âu, Công ước nhân quyền châu Âu, Toà án châu Âu.

  • Tổ chức thống nhất châu Phi (có uỷ ban chuyên trách các vấn đề nhân quyền, nhân đạo) đã có hiến chương nhân quyền khu vực châu Phi.

  • Tổ chức các nước châu Mỹ : Có Công ước nhân quyền châu Mỹ và toà án nhân quyền các nước khu vực châu Mỹ.

  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền trên cơ sở điều 14 Hiến chương ASEAN năm 200712.


* Gợi ý tìm hiểu vấn đề:

  1. Quyền con người – giá trị bất biến và đa biến;

  2. Quyền con người – tính phổ biến và đặc thù;

  3. Quyền con người – giá trị phát triển;

  4. Mối liên hệ giữa Quyền con người – Quyền công dân.


BÀI TẬP HỆ THỐNG HÓA

CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC TẾ VÀ CƠ SỞ HIẾN ĐỊNH

VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN




  1. Khái quát nội dung và ý nghĩa cơ bản của Bộ luật nhân quyền quốc tế;

  2. Phân tích sự tương thích của Hiến pháp Việt Nam hiện hành với Bộ luật nhân quyền quốc tế;

  3. Thiết kế mô hình Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân.


Chuyên đề 2

QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM




1. Khái quát về chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam

1.1. Khái niệm

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước, xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định của luật Hiến pháp.

Đặc điểm


  • Về nguồn gốc: xuất phát từ quyền con người – giá trị được thừa nhận chung của nhân loại;

  • Về hình thức biểu hiện: được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của quốc gia;

  • Về giá trị pháp lý: là cơ sở để nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật khác;

  • Về giá trị thực tế: không chỉ phản ánh chất lượng sống của các cá nhân mà còn thể hiện tính chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của một nhà nước.

1. 2. Hiến pháp năm 1946

- Lời nói đầu xác định “đảm bảo các quyền tự do dân chủ” là một trong ba nguyên tắc lập hiến.

- Chương II – “Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân” – 18 điều.

- Quy định nghĩa vụ “bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật và đi lính” và các quyền công dân về chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội.



1.3. Hiến pháp năm 1959

- Chương III – “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” – 21 điều.

- Hiến pháp 1959 lần đầu tiên quy định các quyền công dân về kinh tế.

1.4. Hiến pháp năm 1980

- Chương V – “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” – 22 điều.

- Hiến pháp 1980 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân dựa trên tư tưởng về quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc “quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân” (điều 54).

*Nhận xét:


  • Quan điểm rõ ràng về vai trò quan trọng của việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử ra đời và phát triển của hiến pháp Việt Nam;

  • Quyền con người gắn liền, thống nhất với quyền công dân;

  • Quyền con người, quyền công dân được ghi nhận rộng rãi và ngày càng hoàn thiện và phát triển.

2. Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992

  • Cơ sở pháp lý: Chương V Hiến pháp năm 1992;

  • Nội dung: bao gồm 34 điều; quy định hoàn thiện hệ thống các nguyên tắc Hiến pháp về địa vị pháp lý cơ bản của công dân; mở rộng các quyền, nghĩa vụ cụ thể và nâng cao tính khả thi trong việc quy định quyền công dân.

2.1. Nguyên tắc Hiến pháp

a. Nguyên tắc tôn trọng quyền con người

- Cơ sở hiến định: điều 50 Hiến pháp.

- Nội dung: quyền con người – quyền tự nhiên của con người được tạo hóa trao cho (“quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” – Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ)  quyền công dân. Việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi nhà nước ký kết, tham gia, nội luật hóa và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người.

- Ý nghĩa: việc quy định nguyên tắc này là phù hợp với xu thế hội nhập với thế giới và thể hiện mạnh mẽ bản chất “vì dân” của Nhà nước ta.

b. Nguyên tắc quyền của công dân không tách rời nghiã vụ của công dân

- Cơ sở hiến định: điều 51 Hiến pháp.

- Nội dung: quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân  nghĩa vụ – tiền đề của quyền; tính hai mặt về địa vị pháp lý của các chủ thể (quyền và nghĩa vụ song song + quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể khác).

- Ý nghĩa: nguyên tắc này, về bản chất, nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của xã hội – nhà nước - công dân.

c. Nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định

- Cơ sở hiến định: điều 51 Hiến pháp.

- Nội dung: mọi quyền và nghĩa vụ của công dân phải được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và các đạo luật khác do Quốc hội ban hành.

- Ý nghĩa: nguyên tắc này thể hiện việc Nhà nước thực sự đề cao và tôn trọng địa vị pháp lý của công dân (cả về hình thức lẫn nội dung pháp lý); nhằm tránh sự tùy tiện trong việc xác lập địa vị pháp lý của công dân.

Lưu ý: Sinh viên cần liên hệ với việc luật hóa quyền và nghĩa vụ cơ bản.



d. Nguyên tắc bình đẳng

- Cơ sở hiến định: điều 52, 63, 70, 5 Hiến pháp.

- Nội dung: mọi công dân trong những hoàn cảnh, điều kiện như nhau phải được đối xử ngang nhau về quyền và nghĩa vụ mà không phân biệt giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội, chức vụ nhà nước, tình trạng tài sản hay các quan hệ cá nhân. Cụ thể: bình đẳng chung (hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ), bình đẳng giới, dân tộc, tôn giáo… Bình đẳng khác với cào bằng.

- Ý nghĩa: nguyên tắc này xác lập nền tảng pháp lý của mọi quan hệ trong Nhà nước pháp quyền và bảo đảm tính công bằng xã hội.

* Nguyên tắc nhân đạo: điều 59, 65, 67, 82 Hiến pháp. Nguyên tắc này đảm bảo tối đa quyền phát triển tự do của mỗi cá nhân và khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

e. Nguyên tắc đảm bảo tính hiện thực của quyền và nghiã vụ công dân

- Thể hiện qua nội dung hiến định và điều kiện thực hiện trên thực tế về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.



- Nội dung: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp – văn bản nền tảng của hệ thống pháp luật - phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

- Ý nghĩa: thực hiện nguyên tắc này nhằm góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- So sánh tính hiện thực trong việc quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân giữa Hiến pháp năm 1980 với Hiến pháp năm 1992:

  • Chế độ học không phải trả tiền (điều 60 Hiến pháp 1980) được thay bằng chính sách học phí, học bổng (điều 59 Hiến pháp 1992);

  • Chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền (điều 61 Hiến pháp 1980) được thay bằng chế độ viện phí, miễn, giảm viện phí (điều 61 Hiến pháp 1992);

  • Quyền có nhà ở (điều 62 Hiến pháp 1980) được thay bằng quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật (điều 62 Hiến pháp 1992)…

2.2. Các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản

a. Nhóm quyền và nghĩa vụ về chính trị

Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chính trị là sự tham gia của công dân vào việc thực hiện quyền lực nhà nước và cũng là sự thể hiện trách nhiệm của công dân đối với hoạt động này. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chính trị, công dân thể hiện vai trò là chủ thể của quyền lực nhà nước trong xã hội, thể hiện sự đóng góp của mình vào công việc chung của cộng đồng.

Nhóm này bao gồm các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương; quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (điều 53); quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (điều 54); quyền khiếu nại, tố cáo (điều 74); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (điều 76); nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (điều 77); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (điều 79).

b. Nhóm quyền về dân sự

Các quyền về dân sự thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước và xã hội đối với tự do (không gian) cá nhân. Nhóm này bao gồm các quyền cơ bản như: quyền tự do đi lại, cư trú ở trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (điều 68); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (điều 69); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (điều 70); quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (điều 71); quyền được suy đoán vô tội (điều 72); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín (điều 73); quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự khi bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật (điều 72) hoặc do hành vi trái pháp luật của các chủ thể khác (điều 74)…



c. Nhóm quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa và xã hội

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa và xã hội thể hiện sự đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi con người trong xã hội (quyền phát triển). Nhóm này bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: quyền và nghĩa vụ học tập (điều 59); quyền và nghĩa vụ lao động (điều 55, 56); quyền tự do kinh doanh (điều 57); quyền sở hữu và quyền thừa kế (điều 58); quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác; quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (điều 60); quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe (điều 61); quyền đối với nhà ở (điều 62); quyền bình đẳng nam nữ (điều 63); quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (điều 64); quyền của trẻ em (điều 65); quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với nước, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi (điều 67); nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (điều 78); nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích (điều 80)



3. Quyền con người – Quyền công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền

3.1. Nguyên tắc pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Quyền con người không phải là quà tặng của Thượng đế hay sự ban phát của nhà nước mà là kết quả của lao động và đấu tranh của con người  trách nhiệm của nhà nước là ghi nhận kịp thời và đầy đủ về mặt pháp lý cũng như không thể tùy tiện cắt xén quyền tự nhiên13. Nhà nước pháp quyền phải quán triệt và hiện thực hóa hai nguyên tắc pháp luật cơ bản về đảm bảo quyền con người:



  • Cá nhân được làm tất cả trừ những điều pháp luật cấm;

  • Cơ quan, cán bộ nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

3.2. Xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân

- Trong Nhà nước pháp quyền, các quy định pháp lý phải thực sự là “người mở đường” cho sự củng cố, phát triển và thúc đẩy quyền con người.

- Hiến pháp cần vượt lên cách quy định truyền thống về quyền công dân để bao quát tinh thần quyền con người. Quyền công dân chỉ là một cấp độ của quyền con người trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước.

- Thể chế hóa quyền con người trong các đạo luật nhằm thể chế hóa những quy phạm hiến định.



  • Pháp luật kinh tế - dân sự: quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng…

  • Pháp luật về quyền chính trị: quy chế dân chủ ở cơ sở  luật về tự quản địa phương, luật trưng cầu ý dân, luật dân nguyện…

  • Pháp luật hình sự và tố tụng: quyền của bị can, bị cáo; vai trò của các thiết chế bổ trợ tư pháp trong tố tụng hình sự; chế độ tranh tụng trong tố tụng hình sự…

  • Pháp luật thi hành án hình sự: quyền của người phạm tội, chế độ thì hành án…

  • Pháp luật quốc tế: tham gia (ký kết, phê chuẩn…) và chuyển hóa (nội luật hóa, công bố…) kịp thời và đầy đủ các văn kiện pháp lý quốc tề về quyền con người…


* Gợi ý tìm hiểu vấn đề:

    1. Tính tối cao và chuẩn mực của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội – điều kiện tiên quyết đảm bảo quyền con người;

    2. Quyền con người, quyền công dân trong tiến trình lịch sử lập hiến Việt Nam;

    3. Tính tương thích giữa pháp luật quốc tế và Việt Nam về quyền con người;

    4. Tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực pháp luật về quyền con người.


BÀI TẬP HỆ THỐNG HÓA CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO

QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN




  1. Tập hợp hóa các văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam có liên quan đến việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền con người theo những nhóm cụ thể: phụ nữ, trẻ em, người lao động nhập cư, người khuyết tật, người thiểu số và vấn đề tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

  2. Phân tích nội dung, sự tương tích của các văn bản này và bình luận về chúng.


Chuyên đề 3

Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-luathanhchinh
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
k-luathanhchinh -> ĐỀ TÀi khóa luận tốt nghiệp tổ BỘ MÔn lịch sử nhà NƯỚc và pháp luậT
k-luathanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc khoa luật hành chính tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 8 năm 2012 phân công giảng viên giảng dạy học kỳ 1 NĂm họC 2012 2013
k-luathanhchinh -> LÝ LỊch khoa học I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật hành chính hưỚng dẫn viết khóa luận- tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luậT

tải về 257.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương