Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (who), tỉ lệ nhiễm lao hiện nay chiếm 1/3 dân số thế giới. Hàng năm có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và có khoảng 3 triệu người chết vì lao



tải về 0.66 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu26.08.2017
Kích0.66 Mb.
#32784
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
MỞ ĐẦU
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ nhiễm lao hiện nay chiếm 1/3 dân số thế giới. Hàng năm có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và có khoảng 3 triệu người chết vì lao. Với tốc độ lây truyền nhanh và tỷ lệ tử vong cao như vậy, hiện nay bệnh lao được xếp vào một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất. Tuy nhiên theo ước tính tỷ lệ phát hiện bệnh chỉ đạt 37%. Như vậy số bệnh nhân mắc lao nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời chiếm đến 63%, đây sẽ là nguồn lây nhiễm rất khó kiểm soát. Theo đánh giá của WHO Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có tỉ lệ nhiễm lao đứng thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân mắc lao cao nhất thế giới (WHO 2004). Tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Philipine [2, 11, 74].

Trước diễn biến nghiêm trọng đó, tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt đến phòng chống và kiểm soát bệnh lao. Bệnh lao ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, đặc biệt là lao kháng đa thuốc gây tử vong rất lớn, vì vậy càng cần thiết trong việc phát hiện và điều trị sớm. Việc kiểm soát bệnh lao phụ thuộc vào việc chẩn đoán nhanh và chính xác. Tuy nhiên việc chẩn đoán còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, phương pháp phổ biến nhất hiện nay vẫn là nhuộm Ziehl- Neelsen. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phát hiện ra trong trường hợp số lượng vi khuẩn lao ≥ 104 AFB/1ml bệnh phẩm, do vậy sẽ để sót nhiều bệnh nhân do kết quả âm tính giả. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn lao trên môi trường Lowenstein-Jensen được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, tuy nhiên phải mất 4 đến 8 tuần nuôi cấy mới cho kết quả. Trên môi trường nuôi cấy cải tiến MGIT, BACTEC cũng mất đến 2 tuần, do vậy rất khó đáp ứng yêu cầu giám sát và kiểm soát bệnh lao [4, 19].

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ sinh học chúng ta đã khắc phục được nhược điểm này. Việc áp dụng công nghệ sinh học phân tử trong chẩn đoán lao đã rút ngắn thời gian chẩn đoán xuống còn hai ngày. Phương pháp này có độ nhậy và độ đặc hiệu cao, cho phép phân biệt chính xác các loài có khả năng gây bệnh lao cũng như phát hiện khả năng kháng thuốc thông qua các gen đặc trưng. Hiện nay, một số cơ sở trong nước đã áp dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán lao nhưng chủ yếu vẫn sử dụng các kít chẩn đoán cũ nhằm vào nhân đoạn IS6110, đây là trình tự đặc trưng của vi khuẩn lao [28, 34]. Tuy nhiên, gần đây một số nghiên cứu đã công bố tỷ lệ nhất định các chủng lao không chứa trình tự IS6110, đặc biệt là các chủng được tìm thấy ở Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam [34, 72]. Vì vậy rất dễ bỏ sót các bệnh nhân có mang vi khuẩn lao khuyết IS6110. Do vậy cần thiết kế những loại primer mới để chẩn đoán lao ở Việt Nam một cách hiệu quả và chính xác.

Theo một số nghiên cứu gần đây cho biết, ngoài đoạn gen IS6110 còn có một số gen đích khác như IS1081 và 23SrDNA có mặt ở tất cả các chủng lao gây bệnh. Do vậy khi sử dụng cùng lúc các cặp mồi đặc hiệu để khuếch đại các đoạn IS6110, IS1081 và 23S rDNA sẽ rất thuận lợi trong việc phát hiện M. tuberculosis complex, tránh bỏ sót bệnh nhân [13].

Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu tạo kit multiplex PCR chẩn đoán nhanh các chủng vi khuẩn lao ở Việt Nam” nhằm chẩn đoán nhanh, chính xác vi khuẩn lao, góp phần kiểm soát và nâng cao hiệu quả chẩn đoán lao. Đề tài có hai mục tiêu sau:


  1. Tạo kit multiplex PCR với 3 gen đích IS6110, IS1081 và 23SrDNA chẩn đoán vi khuẩn lao phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

  2. Đánh giá hiệu quả của kit trên panel mẫu và trên các bệnh phẩm lâm sàng nghi lao.

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO


1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế gới

Lao là một bệnh truyền nhiễm mãn tính đã xuất hiện từ rất lâu. Hàng nghìn năm trôi qua, nó đã lây lan và giết chết hàng triệu người, số người chết vì bệnh lao còn lớn hơn cả do AIDS và sốt rét cộng lại.

Ngày nay, bệnh lao càng trở nên nghiêm trọng hơn do xuất hiện các chủng lao kháng đa thuốc, lao kháng thuốc phổ rộng và lao đồng nhiễm HIV/AIDS. Cùng với AIDS và sốt rét, lao đang được xếp vào một trong ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới [2, 53]. Do tính chất có thể lây truyền qua tiếp xúc và qua không khí như các bệnh cúm nên tốc độ lan truyền rất nhanh và khả năng kiểm soát bệnh lao rất phức tạp. Các kết quả thống kê lặp lại nhiều lần đã ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới (khoảng 2,2 tỷ người) bị lây nhiễm tiên phát với M. tuberculosis và 10% trong số đó sẽ phát triển thành bệnh tại một thời điểm nào đó trong đời. Mỗi năm có khoảng 9 triệu bệnh nhân mới được phát hiện, hiện tại hàng năm trên thế giới có khoảng trên 49 triệu bệnh nhân lao lưu hành, con số này đang ngày càng gia tăng. Bệnh lao giết chết 8000 người mỗi ngày, gần 3 triệu người mỗi năm [73]. Đáng báo động là hiện nay bệnh lao đã trở thành nguyên nhân hàng đầu giết hại nhiều thanh thiếu niên và người lớn, chủ yếu là nhóm tuổi đang là nguồn lao động chính của xã hội (từ 20 tới 49 tuổi) [78].

Số bệnh nhân lao ở những nước đang phát triển chiếm 95% trong tổng số bệnh nhân lao trên toàn thế giới. Khoảng 80% số bệnh nhân lao trên toàn thế giới tập trung vào 22 quốc gia có gánh nặng bệnh tật cao. Bệnh lao chiếm 25% nguyên nhân gây tử vong ở các nước này. Tính riêng tại Ấn Độ, hàng năm có khoảng trên 500.000 người chết vì căn bệnh này, tương đương tỷ lệ cứ 1 phút lại có một người ở quốc gia này chết vì lao [63, 73].

Năm 2007, WHO ước tính rằng khu vực Đông Nam Á có số người nhiễm lao chiếm tới 34% trên toàn thế giới. Còn ở cận Sahara châu Phi thì tỷ lệ này cao gấp đôi so với Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm lao ở đây là 343 ca trên 100.000 người dân. Thông báo gần đây nhất năm 2007 của tổ chức y tế thế giới cho biết bệnh lao được xác định bước đầu đã ổn định và giảm đi ở cả 6 vùng trên thế giới. Tuy nhiên số lượng các ca mới nhiễm trên toàn cầu vẫn tăng lên và tập trung ở châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Tình hình trên cho thấy là bệnh lao vẫn không giảm nguy hại đối với loài người.

Hiện nay tỷ lệ điều trị lao thành công trên toàn cầu đạt 82%, tuy nhiên còn rất nhiều bệnh nhân chưa được phát hiện và không được chữa trị, những bệnh nhân này tiếp tục lây cho cộng đồng. Theo ước tính của WHO thì tỷ lệ phát hiện bệnh nhân mới chỉ đạt 37% trong tổng số người mới nhiễm lao [63].

Sự gia tăng của bệnh lao trên quy mô toàn cầu cùng với mối liên quan với HIV và sự xuất hiện của chủng kháng thuốc đang là một vấn nạn về y tế cộng đồng. Điều này càng khiến cho bệnh lao trở nên khó khăn trong việc kiểm soát và điều trị. Đến năm 1993 WHO phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về bệnh lao trên toàn cầu để kêu gọi các quốc gia trên thế giới chung tay phòng chống lao [64].

1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam

Theo báo cáo vào năm 2006 trong chương trình chống lao quốc gia thì Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 quốc gia có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Tại khu vực tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hàng thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Philipine về tổng số bệnh nhân lao đang lưu hành và số bệnh nhân lao mới phát hiện. Bên cạnh sự gia tăng đáng lo ngại thì tình trạng lao kháng thuốc là một vấn đề cấp bách [2, 10, 53].

Năm 1995, trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tễ bệnh lao toàn cầu, công tác chống lao thực sự bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới là bệnh lao kháng thuốc và Lao/HIV, Nhà nước và Bộ Y tế Việt nam đã quyết định đưa Chương trình chống lao thành một trong những Chương trình y tế Quốc gia trọng điểm. Trong giai đoạn 1997 đến 2000, chương trình chống lao Quốc Gia đã phát hiện hơn 532.703 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện ước tính đạt 82% số bệnh nhân. Đã điều trị 260.698 bệnh nhân lao phổi với tỷ lệ khỏi 92% [2, 10, 53].

Theo WHO thì Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu với khoảng 44% dân số nhiễm lao. Tỷ lệ lao mới mắc các thể là 173/100.000 dân, tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới là 77/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc các thể là 225/100.000 dân, tỷ lệ tử vong do lao là 26/100.000 dân, tỷ lệ đồng nhiễm lao/HIV trong các bệnh nhân lao mới là 5% [2], trên thực tế số liệu về nhiễm lao có thể cao hơn những con số thống kê ở trên. Vấn đề đồng nhiễm HIV và lao không chỉ làm tăng số bệnh nhân lao mà còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh, tăng tỷ lệ tử vong. Đó cũng chính là khó khăn, thách thức lớn đối với công tác phòng chống lao quốc gia.

Đáng ngại là tỷ lệ lao kháng thuốc ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân lao mới là 2,7% và tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong số bệnh nhân điều trị lại là 19%. Như vậy, mỗi ngày có gần 400 người mắc, trong đó có 178 người mắc lao phổi ho khạc ra vi khuẩn làm lây nhiễm cho cộng đồng và 55 người chết vì bệnh lao. Hiện nay, nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,5% [2].

Thực tế hiện nay, tỷ lệ phát hiện chỉ đạt khoảng 44% và tỷ lệ chữa khỏi là 81% [2]. Những năm gần đây việc áp dụng kĩ thuật sinh học phân tử như PCR vào chẩn đoán lao là một bước đột phá mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy vậy kĩ thuật này vẫn còn những điểm chưa thực sự hoàn thiện và cần có những nghiên cứu bổ sung, cải tiến nhằm đem lại hiệu quả tối ưu.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương