Thực trạng và đặc điểm tái sinh tự nhiên



tải về 0.86 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.86 Mb.
#31394
  1   2   3   4   5
DỰ ÁN PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN VÙNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN BỊ SUY THOÁI TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM (RENFODA - JICA)


Báo cáo khảo sát

Thực trạng và đặc điểm tái sinh tự nhiên


của rừng keo trồng ở các tỉnh bắc bộ

(Báo cáo chuyên đề)


Nhóm chuyên gia


TS. Nguyễn Hồng Quân

GSTS. Nguyễn Xuân Quát

TS. Phạm Quang Minh

Thạc sỹ Phạm Xuân Nam



Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2004

Báo cáo khảo sát

Thực trạng và đặc điểm tái sinh tự nhiên


của rừng keo trồng ở các tỉnh bắc bộ

(Báo cáo chuyên đề)
I. Thông tin chung:

Báo cáo chuyên đề thực trạng tái sinh tự nhiên của rừng keo trồng ở các tỉnh Bắc Bộ do nhóm chuyên gia lâm sinh gồm TS. Nguyễn Hồng Quân, GSTS. Nguyễn Xuân Quát, TS. Phạm Quang Minh và Thạc sỹ Phạm Xuân Nam thực hiện với theo yêu cầu của dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng đầu nguồn đã bị thoái hoá ở miền Bắc Việt nam (RENFODA). Với các nội dung chính là:

- Khảo sát thông tin về rừng keo ở miền Bắc Việt Nam

- Khảo sát khả năng tái sinh của rừng keo

- Thu thập dữ liệu về điều kiện tái sinh của rừng keo

- Đề xuất hoạt động tiếp theo để xây dựng, hướng dẫn kỹ thuật về tái sinh tự nhiên rừng keo.



  • Phương pháp tiếp cận chủ yếu được thực hiện là:

+ Tập hợp thông tin do các cơ quan trực tiếp quản lý sản xuất (Sở Nông nghiệp, Chi cục Lâm nghiệp, Lâm trường, Công ty, Ban quản lý dự án...) cung cấp thông qua phiếu thống kê rừng trồng keo các loại trong 15 năm (1998 - 2003) gồm diện tích trồng, khai thác, tái sinh tự nhiên từng năm và khả năng tái sinh (mùa chặt, kỹ thuật chặt, mùa hoa quả, biện pháp tác động...) theo phụ lục 1.

+ Khảo sát thực địa theo tuyến và điểm đại diện và điển hình, quan sát mô tả điều kiện tự nhiên, trạng thái rừng, tình hình tái sinh... kết hợp đối thoại phỏng vấn với cán bộ địa phương và chủ rừng, chụp ảnh và định lượng một số đặc trưng bằng mục trắc và phương pháp đo nhanh.

+ Điều tra đo đếm trên các ô tiêu chuẩn

- Điều tra ô tiêu chuẩn điển hình cho từng đối tượng loài keo, trạng thái, lập địa, diện tích 1ha/ô lớn (100 x 100 hay 50 x 200m), kết hợp điều tra ô con (ô đo đếm).

- Ô thứ cấp được lập theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, cụ thể. Trên các ô tiêu chuẩn lớn tiến hành vạch các tuyến cách đều và trên các tuyến lập các ô thứ cấp cách đều nhau. Đối với rừng tái sinh 6 tháng – 1 tuổi đo đếm 30-35 ô thứ cấp với diện tích 1m2/ô. Đối với rừng tái sinh 2-4 tuổi đo đếm 5 ô thứ cấp với diện tích 4m2/ô.

- Trong ô thứ cấp tiến hành đếm số cây và đo chiều cao đường kính cây tái sinh.

+ Xử lý tổng hợp đánh giá kết quả tính toán các đặc trưng mẫu, tìm hiểu đặc điểm tái sinh, phân tích các mối quan hệ bằng các phương pháp chuyên ngành thường dùng.


  • Nguồn dữ liệu đã thu thập được và sử dụng gồm:

1. Phiếu thống kê rừng trồng các loại keo ở các địa phương

2. Tổng số điểm đã khảo sát tại thực địa: 17 điểm

3. Địa phương đã đến khảo sát: 17 huyện/ 4 tỉnh

4. Số cán bộ quản lý, kỹ thụât, chủ hộ và cơ quan nghiên cứu đã tiếp cận: 20 (phụ lục 4)

5. Số ảnh tư liệu đã chụp được: 50 cái (phụ lục 5)

6. Số ô tiêu chuẩnđã điều tra: 30 ô lớn (phụ lục 6)

7. Số ô dạng bản đã đo đếm: Cây tái sinh 1 tuổi: 330 ô con (phụ lục 6)

Cây tái sinh 2- 4 tuổi: 100 ô con (phụ lục 6)




  • Nội dung của báo cáo chuyên đề (báo cáo cuối cùng) này gồm:

1. Thông tin chung

2. Tổng quan về các loài keo và trồng rừng keo ở Việt Nam

3. Thực trạng chung về tái sinh rừng keo trồng ở các tỉnh Bắc Bộ

3.1. Kết quả khảo sát

3.2. Nhận xét kết quả khảo sát

3.3. Đánh giá chung

4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của các rừng keo trồng

4.1. ở Quảng Ninh (keo lá tràm và keo tai tượng)

4.2. ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc (keo tai tượng)

4.3. ở Quảng Ninh (keo tai tượng)

5. Kết luận và kiến nghị.
II. Tổng quan về các loài keo và trồng rừng keo ở Việt Nam:

Trên thế giới chi keo (Acacia) có khoảng 1.200 loài mọc tự nhiên ở nhiều châu lục nhưng nhiều nhất là ở Ậxtrâylia có tới 850 loài. Trong vòng 30 - 40 năm gần đây đã có hàng chục loài keo đã được dẫn giống và gây trồng thành công với quy mô hàng vạn ha ở các nước nhiệt đới châu á, đặc biệt là ở vùng §ông Nam á.

ở nước ta đến nay có hơn 10 loài keo đã được nhập nội để khảo nghiệm và gây trồng ở nhiều nơi. Đó là các loài:


  1. Keo lá tràm

(Acacia auriculiformis)

  1. Keo tai tượng

(Acacia mangium)

  1. Keo lá liềm

(A.crassicarpa)

  1. Keo lá bạc

(A.holerosea)

  1. Keo lai tự nhiên

(A.mangium A..auriculiformis)

  1. Keo đen

(A.mearnsii)

  1. Keo dificiolis

(A.dificilis)

  1. Keo tumida

(A.tumidae)

  1. Keo torulosa

(A.torulosa)

  1. Keo nâu

(A.aulacocarpa)

  1. Keo quả xoắn

(A.cincinnata)...

Tuy nhiên trong số đó chỉ mới có 3 loài: keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai được gây trồng thành công với diện tích lớn theo các chương trình hoặc dự án trồng rừng quan trọng ở nhiều vùng của đất nước.

- Keo lá tràm được đưa vào trồng thử nghiệm ở miền Nam nước ta từ năm 1960, đến năm 1970 được đưa trồng làm cây bóng mát và cây cảnh ở Sài Gòn và Huế. Năm 1976 keo lá tràm được trồng thử nghiệm mở rộng ở nhiều nơi trên nhiều lập địa khác nhau như đất phèn ở Tân Tạo thành phố Hồ Chí Minh, đất xám ở §ồng Nai, Bình Dương; đất đỏ bazan ở Lâm Đồng, Gia Lai. Từ năm 1977 - 1980 keo lá tràm không những được trồng mở rộng ở hầu khắp các tỉnh phía Nam mà cũng được bắt đầu đưa ra trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc như Đông Hà - Quảng Trị; Ba Vì - Hà Tây; Đại Lải - Vĩnh Phúc; Hữu Lũng- Lạng Sơn; Đồng Hỷ - Thái Nguyên. §ặc biệt từ sau năm 1980 đến nay keo lá tràm đã trở thành một trong những loài cây chủ lực được sử dụng để trồng rừng phòng hộ và sản xuất theo các chương trình PAM, 327 và các dự án 661, Việt- Đức (KFW)...

- Keo tai tượng được đưa vào nước ta chậm hơn, đặc biệt từ những năm 80 của thế kỷ trước với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như UNDP, FAO, PAM, SIDA.vv... Keo tai tượng cũng đã được nhập vừa để tham gia các khảo nghiệm loài, xuất xứ của các loài keo, vừa để phục vụ trồng rừng trên diện rộng ở nhiều vùng khác nhau.

- Keo lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm tuy không được nhập riêng để trồng rừng nhưng cũng đã có mặt ở Việt Nam cách đây vài chục năm do có lẫn trong nguồn hạt giống keo tai tượng và keo lá tràm được cung cấp với số lượng lớn để phục vụ cho các chương trình trồng rừng nói trên. Mặc dù mới được phát hiện và bắt đầu đi sâu nghiên cứu trong vòng 15 năm qua nhưng nhờ có đặc tính mọc nhanh và có nhiều đặc tính khác ưu việt hơn các loài keo bố mẹ cho nên keo lai cũng đang được sử dụng để trồng rừng trên diện rộng, nhất là trong 5 năm gần đây.

Cả 3 loài keo nói trên là những cây họ đậu có vi sinh vật cộng sinh tạo thành nốt sần ở rễ có tác dụng cố định đạm cải tạo đất rất tốt. Ngoài tác dụng quan trọng đó, đây cũng là những loài keo mọc nhanh cho gỗ nhỏ chu kỳ ngắn 8 - 10 năm để làm nguyên liệu giấy, dăm; cũng có thể cho gỗ có kích cỡ lớn với chu kỳ trung bình 20-35 năm để làm ván ghép thanh, đóng đồ mộc... đang được thị trường ưa chuộng, nhất là đối với 2 loài keo lá tràm và keo tai tượng.

Đáng chú ý hơn nữa là 2 loài keo này hiện có một diện tích trồng rừng lớn đã và đang đến tuổi khai thác và cũng đang được tái sinh tự nhiên rất tốt nhưng chưa được nghiên cứu lợi dụng. Cho đến nay trong phạm vi cả nước đối với keo tai tượng gần như chưa có một công trình nào đề cập tới vấn đề này. Riêng đối với keo lá tràm tuy cũng đã có một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống của Trần Hậu Huệ, 1996 về tái sinh rừng keo lá tràm trồng ở Trị An, §ồng Nai nhưng cũng chỉ mới giới hạn trong một vùng hẹp thuộc các tỉnh phía Nam.

ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt trên các lưu vực đầu nguồn đã bị thoái hoá như các lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gâm... hiện đã có một diện tích rừng trồng keo lá tràm và keo tai tượng khá lớn và cũng đang có kế hoạch phát triển trồng rừng 2 loài cây này bằng cây con có bầu rất tốn kém, kể cả những nơi sau khi khai thác luân kỳ 1 cũng chặt bỏ tất cả các cây keo tái sinh để trồng lại rừng mới luân kỳ 2.

Vấn đề đặt ra là cần phải đi sâu xem xét lợi dụng và phát huy được tiềm lực tái sinh tự nhiên của rừng keo trồng về các mặt thực trạng, đặc điểm và điều kiện tái sinh, tìm kiếm các biện pháp tác động hữu hiệu để xúc tiến, nuôi dưỡng rừng keo tái sinh tự nhiên phục vụ không chỉ cho mục tiêu phòng hộ mà cho cả trồng rừng sản xuất, nhất là ở các tỉnh Bắc Bộ thuộc các vùng có điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội và sinh thái khắc nghiệt và khó khăn.


III. Thực trạng chung về tái sinh rừng keo trồng ở các tỉnh Bắc Bộ:

3.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu:

3.1.1. Lựa chọn tỉnh để tiến hành điều tra

- Hoà Bình là tỉnh của vùng dự án nên được tiến hành điều tra tại 3 huyện: Lương Sơn, Tân Lạc và Kỳ Sơn.

- Lựa chọn các tỉnh khác dựa vào diện tích vùng Keo và diện tích khai thác của từng tỉnh để lựa chọn. Ba tỉnh được lựa chọn là : Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.

3.1.2. Lập các ô tiêu chuẩn tái sinh cho 2 loài Keo: Keo lá chàm và Keo tai tượng

Các ô tiêu chuẩn được lập theo cấp tuổi cây tái sinh.

Cấp tuổi 1: được xác định sau khi khai thác trong vòng 1 năm

Cấp tuổi 2: được xác định sau khi khai thác rừng trong vòng 2 năm

Cấp tuổi 3: được xác định sau khi khai thác trong vòng 3 năm

Tất cả các ô tiêu chuẩn được xác định trên diện tích 10.000 m2 với kích thước 100mx100m hoặc 50mx200m.

Trong ô tiêu chuẩn sẽ xác định ô đo đếm theo tỷ lệ:

Cấp tuổi 1: xác định 33 ô đo đếm với diện tích mỗi ô là 1m2 (1mx1m) xem phụ lục 3

Cấp tuổi 2-4: xác định 5 ô đo đếm với diện tích mỗi ô là 4m2 (2mx2m) (phụ lục 3).

Phương pháp đo đếm đánh giá xem phụ lục 3.



3.2. Kết quả khảo sát:

  • Kết quả điều tra thông báo tại hội thảo nâng cao năng lực hiệu quả trồng rừng sản xuất ở Việt Nam tháng 12/03 tại Hoà Bình cho thấy:

- Trong năm 1998 - 2003 : 12 tỉnh trồng được 215.540ha rừng, trong đó 50% là rừng phòng hộ (104.957ha) và 50% là rừng sản xuất (108.013ha).cơ cấu cây trồng nhiều nhất là các loài keo (keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai): 38.721ha (18%) và các loài thông : 36.344 ha (16%).

- Cũng trong 5 năm 1998 - 2003: 2 Tổng công ty Giấy và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã trồng 75.933 ha rừng sản xuất, trong đó có 40.635ha rừng keo (53%) chủ yếu keo lai và keo tai tượng và 10.374 ha rừng bạch đàn (14%) chủ yếu bạch đàn uro.

Điều đó chứng tỏ các loài keo có chỗ đứng rất quan trọng trong công cuộc trồng rừng ở nước ta đối với rừng phòng hộ và cả rừng sản xuất. Tuy keo lai đang thắng thế với diện tích trồng ngày một tăng nhưng keo tai tượng và keo lá tràm là 2 loài cây không chỉ đã tỏ rõ có khả năng thích ứng sinh thái cao mà cũng dần dần đang có vị trí vững chắc hơn với một số ưu việt của nó là vừa có khả năng phòng hộ tốt, vừa có giá trị sử dụng trong công nghiệp cao hơn, phù hợp xu thế phát triển bền vững cả về phòng hộ và sản xuất.


  • Kết quả khảo sát thực địa:

Được tổng hợp trong bảng 1 theo các địa chỉ đã khảo sát, điều kiện tự nhiên, tiềm lực tái sinh và danh sách những người đã tiếp cận (xem phụ lục 3)

bảng 1


Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương