THỰc trạng công nghiệp da-giầy châU ÂU



tải về 243.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích243.56 Kb.
#6946
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP DA-GIẦY CHÂU ÂU

(Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất giầy dép ở châu Âu do Liên Minh châu ÂU (EU) thực hiện tháng 11/2011)



  1. GIỚI THIỆU

Từ những năm đầu thập kỷ 1990s, ngành CN da giầy Tây Âu bị trải qua một giai đoạn chuyển đổi hoạt động mạnh mẽ do cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, Brazin, trung Âu và Đông Âu.

Trong giai đoạn này, để cắt giảm chi phí các thương hiệu giầy của Tây Âu đã phải chuyển dần các khâu sản xuất chi phí cao và dùng nhiều lao động ra nước ngoài, nhất là sang các nước châu Á và Đông Âu, đồng thời kiến nghị ban hàng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu thong qua các hiệp định thương mại. Tuy nhiên các nhà sản xuất giầy dép tại châu Á vẫn tang được năng lực cạnh tranh, buộc các nhà sản xuất Tây Âu phải đưa ra nhiều biện pháp cát giảm chi phí, trong đó có việc cắt giảm lao động tại châu Âu và giảm quy mô sản xuất.

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và tại châu Âu trong những năm gần đây, cùng với sự cạnh tranh từ bên ngoài tang lên và yêu cầu phải đổi mới, tái cấu trúc và nâng cấp công nghệ càng làm cho năng lực sản xuất giảm, cắt giảm lao động nhiều, mà còn làm cho nhu cầu tiều dùng của người dân cũng giảm theo. Khủng hoảng tài chính đặc biệt ảnh hưởng tới khả năng tín dụng của các donh nghiệp vừa và nhỏ, chiểm phần đông trong số các công ty sản xuất giầy Tây Âu.


  1. TỔNG QUAN VỀ CN GIẦY DÉP CHÂU ÂU



    1. GIỚI THIỆU:

Mục tiêu của BC nhằm đãnh giá và xác định thực trạng và xu hướng phát triển của ngành công nghiệp da giầy tại châu Âu, giúp định hướng các chính sách thương mại cảu EU đối với ngành hàng. BC chủ yếu sử dụng các tài liệu, khảo sát và số liệu thống kê thương mại có đến năm 2009.

    1. THỊ TRƯỜNG GIẦY DÉP

      1. ĐỊNH NGHỊA GIẦY DÉP (FOOTWEAR)

Theo định nghĩa của EC: “giầy dép là tất cả những gì được thiết kế dùng để bảo vệ hoặc che phủ bàn chân, có đế ngoài cố định, tiếp xúc với mặt đất”.

Phân khúc sản phẩm thị trường:

Bảng 2.1

Người sử dụng

Loại giầy dép

giá

Vật liệu

-Nữ

-Nam


-Trẻ em

-Thường ngày (casual)

-Chính thức (formal)

-Buổi tối (evening)

-Thể thao

-An toàn/bảo hộ


-Sang trọng (luxury)

-Cao cấp (fine)

-Trung bình (medium)

-Thấp cấp (lower)


(khái niệm: sang trọng/ cao cấp/ TB/thấp cấp: không có quy định cụ thể - tùy từng nước có thu nhập khác nhau…

- Da

- Vải dệt

- Nhựa/cao su

-vật liệu khác





      1. THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Trung Quốc hiện là nước SX và XK giầy đứng đầu thế giới, với sản lượng hàng năm trên 10 tỷ đôi giầy dép, chiếm 60% tổng sản lượng giầy dép toàn cầu. Ấn Độ là nước SX giầy dép lớn thứ hai thế giới, với sản lượng hàng năm trên 2 tỷ đôi giầy dép, chiếm 15% tổng sản lượng giầy dép toàn cầu. EU chiếm 5% sản lượng toàn cầu (theo CBI 2010; IBIS 2010).

Các thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là EU (49 tỷ euro, 2,1 tỷ đôi), Hoa Kỳ (47 tỷ euro, 1,5 tỷ đôi), Trung Quốc (19 tỷ euro, 2,4 tỷ đôi), Nhật Bản (14 tỷ euro, 321 triệu đôi), Mỹ La tinh (16 tỷ euro, 877 tỷ đôi).

Tại Hoa Kỳ, tiêu thụ giầy dép trung bình đầu người hàng năm với số tiền 140 euro (4,7 đôi) năm 2008; trong khi tại EU là 100 euro (4,2 đôi). Tiêu thụ đầu nguwoif thấp hơn nhiều tại các nước sản xuất lớn nhất, như tại TQ là16 euro (1,8 đôi) và Ấn Độ 1.0 euro (0,16 đôi/người).


      1. TIÊU THỤ TẠI EU

Theo thống kê tại EU năm 2008, 5 nước EU tiêu thụ lớn nhất chiếm 71% tổng số lượng tiêu thụ tại EU, gồm Đức (17,4%), Pháp (17%), Anh (16,1%), Italia (12,6%) và Tây Ban Nha (8,3%). Tại Ba Lan, về số luxongj tiêu thụ cao hơn nhưng chủ yếu loại giầy rẻ tiền hơn nên tổng trị giá thấp hơn.

Bảng 2.2. cho thây thị trường EU tang 1,6% về trị giá từ 2004 – 2006, nhưng giảm 0,5% giữa 2006 – 2008 do suy thoái kinh tế. Mức tăng trưởng trung bình về trị giá đạt mức cao tại Thụy Điển, Ba Lan, Romani, trong khi tại Đức, Anh, Italia, Hà lan giảm nhẹ. Mức chi tiêu dùng đầu người cao nhất thuộc về Luxemborrg và Pháp, trong khi tại các nước thành viên mới mức chi tiêu thấp hơn nhiều.





Table 2.2: EU27 Consumption of Footwear 2004 – 2008, € million / millions of pairs





2004

2006

2008

Annual

Avg. %

change

in value

Consumption

per capita




Value

Volume

Value

Volume

Value

Volume




Euro

pairs

Germany

8,715

322

8,455

323

8,569

330

-0.5

104

4.0

France

8,277

350

8,381

349

8,356

352

0.2

134

5.7

UK

7,993

329

7,986

333

7,946

331

-0.2

129

5.4

Italy

6,203

248

6,321

295

6,195

279

-0.1

126

5.2

Spain

3,907

137

4,224

142

4,110

140

1.2

101

4.5

Netherl.

2,369

65

2,387

67

2,224

68

-1.6

121

4.7

Poland

1,678

134

1,713

139

1,899

156

3.1

52

3.0

Belgium

1,208

39

1,256

38

1,247

38

0.7

115

3.9

Greece

1,193

33

1,248

35

1,232

37

0.8

118

3.9

Austria

1,095

29

1,129

32

1,022

30

-1.8

130

3.8

Portugal

948

43

963

49

954

48

0

90

4.3

Sweden

858

33

994

41

1,013

41

4.2

113

4.4

Denmark

694

20

699

23

718

24

0.9

129

4.4

Romania

691

45

762

49

759

50

2.4

36

2.4

Finland

618

17

624

18

631

20

0.5

119

3.8

Czech R.

458

32

479

37

477

39

1.0

46

3.8

Ireland

442

20

458

22

457

22

0.8

104

5.0

Hungary

301

23

313

25

312

25

0.9

31

2.5

Slovakia

241

13

243

14

249

16

0.8

46

3.0

Bulgaria

217

11

232

14

229

17

1.4

30

2.2

Slovenia

176

7

181

7

184

8

1.1

92

3.4

Lithuania

158

7

165

8

163

9

0.8

48

2.9

Latvia

89

5

94

6

92

7

0.8

40

2.8

Luxemb.

63

2

66

2

68

2

1.9

136

4.0

Cyprus

49

3

50

3

49

3

0

86

3.8

Estonia

49

3

55

3

53

4

2

41

3.0

Malta

23

2

24

2

23

2

0

94

4.1

Total EU

48,713

1,972

49,502

2,076

49,231

2,098

0.3

100

4.2

Source: CBI Market Survey (2010)



      1. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Mặc dù sản xuất tại một số nước Đông Âu có tang (như Romania), nhưng tại hầu hết các nước ở Tây và Nam châu Âu đều vật lộn đương đầu với cạnh tranh mạnh từ châu Á (IBIS 2010).

Thị trường giầy dép hiện nay phụ thuộc nhiều vào nhu cầu vốn không ổn định, vì lien quan đến thời trang và theo mùa tiêu dùng. Khách hàng hiện nay ở châu Âu rất đa dạng về thu nhập nên thị trường cần đa dạng về mẫu mã và giá cả, đồng thời tìm kiếm hàng giá rẻ nhưng vẫn có chất lượng tốt, với hệ thống bán lẻ giầy dép thuận tiện và chuyên dụng hơn (cửa hàng chuyên bán giầy, cửa hàng thương hiệu riêng và các cửa hang lỗi mốt) so với các kênh phân phối truyền thống (CBI 2010).



    1. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẦY DÉP TẠI EU

2.3.1.Giới thiệu:

EU là Nhà sản xuất và xuất khẩu lớn giầy dép và các sản phẩm liên quan, nhất là trong phân khuc giầy sang trọng (luxury). Năm 2010, xuất khẩu giầy dép của EU lớn thứ hai thế giới, đạt 4,9 tỷ Euro, chỉ sau Trung Quốc.

Ngành CN giầy dép của EU tạo ra doanh thu hàng năm là 25 tỷ Euro, trong đó 2/3 tổng sản lượng giầy sản xuất tại EU tập trung vào 3 nước: Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ngành công nghiệp sản xuất giầy dép có vai trò quan trọng trong kinh tế và xã hội tại nhiều nước thành viên cảu EU27.

Bảng 2.3 cho thấy, năm 2007 có khoảng 26.100 công ty sản xuất giầy dép hoạt động tại EU, sử dụng khoảng 388.000 lao động trực tiếp. Các doanh nghiệp này chủ yếu là SME, thuê 10-15 công nhân.Cơ cấu này là một thách thức khi cần đầu tư cải tạo, mở rộng và trang thiết bị hiện đại.



Tuy nhiên cũng có thể thấy số lao động trong ngành cũng giảm hơn 25% từ 2004 – 2008 và số doanh nghiệp cũng giảm trên 15%.

Bảng 2.3. Cơ cấu công nghiệp giầy dép tại EU-27




2004

2005

2006

2007

2008

Số DN

28.941

27.125

26.624

26.100

24.000

Doanh thu (Tr. Euro)

26.389

25.921

26.233

30.296

26.615

Lao động

443.900

404.500

388.100

368.600

325.700

Source: Eurostat data as presented on DG Enterprise website:

http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/statistics/index_en.htm with estimated figures for

2008 from Eurostat structural business statistics (sbs_na_ind_r2-2)
Data from Eurostat and: Dealing with an Emerging Economic Power: The EU’s Trade Policy towards China, Waseda University, see http://www.psa.ac.uk/journals/pdf/5/2010/797_578.pdf)




Bảng 2.4. Số liệu Eurostat về Doanh thu sản xuất giaayf tại EU 2007 - 2010

Nước

2007

2008

2009

2010

Đức

105.52

103.14

72.44

84.98

Greece

107.39

108.76

95.81

62.82

Italy

112.02

113.90

97.52

111.07

Note: Index = 100 for 2005

2.3.2. Sản xuất tại EU

Sản xuất giầy là một chuỗi cung ứng tổng hợp, bao gồm cung cấp nguyên liệu, da thuộc, sản xuất phụ kiện, máy móc thiết bị, làm khuôn mẫu , thiết kế giầy, hệ thống phân phối, bán lẻ. Trong lĩnh vực bán lẻ cũng có thể có loại Cửa hàng vừa sản xuất (quy mô nhỏ) và bán giầy và hàng thời trang khác như quần áo, kính mắt, túi xách, đồ trang sức.



EU có truyền thống cung cấp giầy chất lượng cao cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây các thương hiệu nổi tiếng của EU có số lượng tiêu thụ lớn đã được đưa ra sản xuất tại nước ngoài, chủ yếu tại châu Á. Năm 2010, trong 6 đôi giầy sản xuất trên thế giới thì có 6 đôi sản xuất tại Trung Quốc (IBIS, CBI 2010). Trong những năm gần đây xu hướng chung là các nhà SX tại EU giảm số lượng, nhưng tang chất lượng và sang tạo mẫu. Do vậy, EU tập trung làm khâu thiết kế mẫu giầy và trở thành chủ sở hữu nhiều thương hiệu giầy lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới.

Table 2.5: EU production of footwear 2004 – 2008, € million / millions of pairs*




2004

2006

2008

Tăng TB %/năm




Value

Volume

Value

Volume

Value

Volume




Italy

7866

278

7643

257

7214

221

-2.2

Đức

3959

219

3711

196

3749

193

-1.4

T.B. Nha

2135

147

2059

118

1765

109

-4.7

Romania

1302

83

1486

91

1455

89

-2.8

Portugal

1471

85

1339

72

1212

61

-4.7

France

1317

54

1135

44

980

31

-7.2

Austria

331

11

301

9

291

8

-3.2

Poland

286

52

247

41

253

44

-4

Slovakia

229

15

252

17

241

17

1.3

UK

269

14

241

12

217

11

-6.3

Finland

159

3

144

3

142

3

-2.8

Bulgaria

92

8

107

10

123

14

7.5

Greece

147

6

142

6

121

5

-4.8

Hungary

151

17

105

13

97

9

-10.5

Netherl.

89

3

83

3

79

3

-3

Denmark

48

5

53

5

51

5

1.5

Slovenia

41

2

30

2

28

2

-9.1

Czech

32

6

27

5

25

5

-6

Ireland

26

1

26

1

25

1

-1

Belgium

23

1

24

1

21

1

-2.3

Estonia

19

1

16

1

16

1

-4,3

Lithuania

8

1

10

1

9

1

-2.9

Cyprus

12

1

10

1

9

1

-7

Latvia

9

1

9

1

8

1

-3

Malta

6

0

5

0

5

0

-4,5

Total EU

20,261

1,015

19,236

911

18,162

863

-2.7

Source: CBI Market Survey (2010) *Data are not available for Luxembourg and Sweden



Table 2.6: Available Data from Eurostat on Production for Manufacture of Footwear since

2007* : Index of Change in Production (2005 = 100)

Country

2007

2008

2009

2010

Germany

93.95

88.50

82.53

90.95

Greece

96.35

93.53

82.49

49.91

Spain

83.05

74.98

58.04

61.08

France

83.49

71.50

61.32

61.20

Italy

87.62

78.99

62.14

59.67

United Kingdom

107.76

102.17

96.15

90.02

Source: Eurostat Data

*Only limited data for the EU27 countries were available from the Eurostat website.




Table 2.7: Main Footwear Production Member States (2008)


Country

Production

(millionpairs)

Production

Value (€m)

No. of

Companies

Key Regions


Italy*

198

6468

6028

Marche, Tuscany, Veneto, Lombardy,

Germany

193

3749

1132

Rhineland-Palatinate, North Rhine-

Spain*

109

1646

1729

Valencia (Alicante, Vall de Uxó), Castile-La Mancha, La Rioja, Zaragoza

(Brea de Aragon and Illueca)




Romania

89

1455

1286

Timis/Timisoara, Bihor

Portugal*

67

1398

1418

Northern Region (Felgueiras, Barcelos, Oliveira de Azameis, Santa Maria de Feria)

Poland

44

253

1230**

Silesia, Malopolska

France*

26

861

110

Aquitaine, Pays de la Loire, Rhône-Alpes

Sources : CBI 2010 Report and Eurofound

* 2009 Data

** Sourced from Polish Chamber of Shoe and Leather Industry (PIPS)

(http://www.pips.pl/en/trade_companies/producers_of_shoes/25.html)




    1. Thách thức đối với công nghiệp Giầy EU




  • Tăng cạnh tranh quốc tế: do các nước sản xuất mới nổi (nhất là tại châu Á).




  • Phải di chuyển địa điểm sản xuất sang các địa phương, các nước có chi phí sản xuất thấp, trong chiến lược giảm chi phí sản xuất, theo quá trình hội nhập toàn cầu của công nghiệp sản xuất giầy




  • Thời trang thay đổi nhanh làm cho vòng đời của sản phẩm ngắn, cần thiết kế nhiều bộ sản phẩm trong một năm, làm cho hang phải thường xuyên thay đổi thiết kế, nhưng cũng tạo ra nhiều hình thức công ty mới và quy trình mới.




  • Áp lực của thay đổi xã hội-dân số, gồm cả tăng trưởng kinh tế tại các nước kinh tế mới nổi đã tạo nhiều cơ hội thj trường mới




  • Các vấn đề về môi trường: như biến đổi khi hậu, cạn kiện tài nguyên và ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp gây ra đã tác động đến phương thức sản xuất giầy.




  • Đài hỏi sản phẩm chất lượng cao hơn để tạo khác biệt và tang năng lực cạnh tranh.

  • Thiệt hạivề tài chính do làm hàng giả và ăn cắp mẫu thiết kế.



  1. Xu hướng mới trong hoạt động sản xuất giày dép tại EU

Theo CBI, ngành công nghiệp giày dép EU đang dần trở nên bão hòa và theo một số dự báo, quy mô hoạt động sản xuất trong thời gian tới sẽ có dấu hiệu thu hẹp. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm cũng không cao do ngành công nghiệp giày dép EU đã nhận thấy sự cần thiết phải tái cơ cấu và thích ứng hiệu quả hơn cho phù hợp với môi trường thương mại toàn cầu.

Dưới đây là một số xu hướng mới trong sản xuất da giày tại thị trường này:

Thuê ngoài tại Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ

Thuê ngoài là xu hướng sản xuất phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Khá nhiều thương hiệu giày dép (đồ thể thao) hàng đầu có xuất xứ tại EU đã xây dựng cơ sở sản xuất tại nhiều nước trên thế giới - chủ yếu là những địa điểm gần thị trường xuất khẩu chính. Đa phần các cơ sở sản xuất này được hình thành tại Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Trước khi EU áp dụng luật thuế chống bán phá giá năm 2006, các nước châu Á có thể hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan (GSP) và ưu đãi thương mại theo quy định của WTO. Kết quả hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10%/năm.

Việc gia tăng hoạt động thuê ngoài đã khiến ngành công nghiệp da giày EU mang tính toàn cầu cao và tạo môi trường cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở EU và ở Châu Á. Hiện giờ, các nhà sản xuất Trung Quốc đang chiếm 60% sản lượng giày dép thế giới.

 

Thêm vào đó, nhiều nhà bán lẻ (kể cả nhà bán lẻ không chuyên) ở EU cũng đang tạo nhiều áp lực về giá và lợi nhuận cho các nhà sản xuất tại Trung Quốc. Trên thực tế, những nhà bán lẻ này còn làm áp lực cạnh tranh gay gắt hơn khi tung ra những thương hiệu riêng với giá bán "siêu rẻ" hoặc liên tục tung ra thị trường những bộ sưu tập với đủ loại mẫu mác khác nhau theo tần suất 4-6 lần/năm.



Tuy nhiên, các nhà sản xuất EU cũng đang dự tính giảm bớt hoạt động thuê ngoài sang Trung Quốc do chi phí nhập khẩu giày dép ngày càng cao từ nước này. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vì:

Việc EU tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá với Trung Quốc.

•  Đồng nhân dân tệ ngày càng có giá: Hiện nay giá trung bình của một đôi giày nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2010 là 4,5 euro và năm 2012 là 6,1 euro.

•  Chi phí nhân công của Trung Quốc cao hơn do chi phí sinh hoạt tại đây đang tăng lên.

Ngoài ra, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng sẽ phải tìm kiếm trong nước những khu vực có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc thuê ngoài để gia công một số khâu trong hoạt động sản xuất. Các nước được ưu tiên lựa chọn là Căm-pu-chia, Inđônêxia, Braxin và kể cả một số nước Đông Âu. Lý giải thú vị cho hoạt động thuê ngoài của các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc là vì họ muốn trở thành những nhà cung ứng hàng hóa cho chính thị trường trong nước rộng lớn và đang nổi của mình. Dự báo đây là thị trường tiềm ẩn số lượng lớn những người tiêu dùng giàu có có xu hướng tăng lên đáng kể trong những năm tới.

 Thuê ngoài tại các nước lân cận

Trước đây, tần suất ra đời các bộ sưu tập giày dép tại EU khá ít, thường chỉ nhiều nhất là 2 lần/năm. Nhưng giờ, xu hướng đã hoàn toàn thay đổi, mẫu mã mới xuất hiện liên tục trên thị trường và xu hướng "mốt" chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Xu hướng thời trang bị ảnh hướng khá nhiều bởi các phương tiện truyền thông và những nhân vật nổi tiếng. Chính vì lẽ đó, các nhà sản xuất EU cũng phải liên tục cải tiến để có được doanh số bán hàng cao và tranh thủ thời gian hoàng kim của một loại mẫu mã. Vì vậy, việc thuê ngoài tại các nước lân cận đang diễn ra khá mạnh vì nó có thể giúp các nhà sản xuất EU cung cấp hàng với số lượng nhỏ và đảm bảo tung được mẫu mã ra thị trường chỉ trong thời gian ngắn từ 2-3 tuần.

 Chẳng hạn, Ý, Đức và Pháp đã xây dựng lại một số cơ sở sản xuất của họ tại Bun-ga-ri, Rumani, Hungari và Cộng hòa Séc. Đối với ngành công nghiệp giày dép, đây là cơ hội tốt để các nhà sản xuất những nước này mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh khi mà nhiều nhà sản xuất tại các nước EU khi thuê ngoài phải cung cấp bí quyết và kỹ thuật để tạo ra những mẫu giày dép kiểu cách và đẹp mắt cho phân đoạn thị trường hạng trung. Các nước thuộc Bắc Phi như Tunisia, Ma-rốc, Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là những thị trường quan trọng có thể được các nhà sản xuất giày dép EU lưu tâm khi đưa ra quyết định thuê ngoài nhất là đối với các phân đoạn thị trường hạng trung và hàng tiết kiệm.

 Xuất khẩu sang các thị trường mới nổi

Xu hướng nổi bật nhất xuyên suốt ngành sản xuất giày dép tại thị trường EU là tập trung mũi nhọn vào hoạt động xuất khẩu. Trong khi nhiều thị trường trong nước đang phải "vật lộn" với sự cạnh tranh gay gắt của các loại hàng hóa nhập khẩu giá rẻ, thì các nhà sản xuất EU lại phát hiện ra những thị trường nước ngoài có khả năng tiêu thụ các loại giày dép xa xỉ, có thương hiệu ở những nền kinh tế mới nổi như Nga (với sức tiêu thụ năm 2007 đạt 4,4 tỉ euro), Trung Quốc (17,3 tỉ euro), Braxin (8,6 tỉ euro), Ấn Độ (1,0 tỉ euro) và Trung Đông (1,9 tỉ euro).

 Các nước sản xuất giày dép hàng đầu thế giới như Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều tham gia vào chiến dịch "Ghi nhãn nguồn gốc" để hỗ trợ những hoạt động tăng doanh số ở cả thị trường trong và ngoài nước. "I love Italian shoes" (Tôi yêu giày Ý) và "Made in Spain" (Hàng Tây Ban Nha) là những ví dụ điển hình của các chiến dịch quảng bá này nhằm cung cấp thông tin về sự sáng tạo, về thời trang, về nguồn gốc và về sự khéo léo trong hoạt động sản xuất.

 Xúc tiến và hợp tác

Để cạnh tranh được trên phạm vi toàn cầu và giảm bớt một số chi phí, nhiều nhà sản xuất nhỏ đã tham gia và trở thành thành viên của các hiệp hội thương mại, hoặc hợp tác với các nhà thiết kế. Điều này mang lại cho họ sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với việc kinh doanh đơn lẻ. Nhằm cạnh tranh với các nhà cung cấp từ châu Á, các chương trình xúc tiến hợp tác do các hiệp hội thương mại tổ chức đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất nhỏ hơn tiếp cận với những thị trường mới.

 Hợp tác trong hoạt động thiết kế đem lại nhiều sáng kiến, cũng giảm bớt những chi phí trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, các nhà máy sản xuất đồ da thuộc và hóa chất dệt may sát nhập với nhau do hoạt động tương đối kém hiệu quả; nhưng sau khi sát nhập, thì các nhà sản xuất này lại có lợi do chi phí đầu vào thấp hơn.



Đổi mới và giá trị gia tang

Ngành công nghiệp giày dép EU đặc biệt ở các nước phía Nam cho rằng thật bất công với họ khi những nước Bắc EU luôn có xu hướng để giá thành ở mức hết sức cạnh tranh và được hưởng ưu đãi khi nhập khẩu giầy dép giá rẻ. Trước kia, dường như rất ít người quan tâm đến việc cải thiện ngành sản xuất giày dép ở EU. Thế nhưng, khi mà hàng Trung Quốc ngày càng hoàn thiện hơn và người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn thì hai mục tiêu mà ngành công nghiệp sản xuất giày dép ở EU hiện nay phải bắt buộc thực hiện, đó là: đổi mới và tăng thêm giá trị.

Trong khi một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất đã được "outsource" (thuê ngoài) thì việc quản lý hoạt động nghiên cứu và thiết kế vẫn chủ yếu được thực hiện tại EU. Người ta nhìn nhận đây là những nguồn chính để ngành giày dép EU có thể gia tăng thêm giá trị và cải tiến mẫu mã mới. Sự thành công của hãng giày dép Geox là một ví dụ điển hinh.

 Một ví dụ nữa về sự cải tiến trong ngành giày dép EU là công nghệ làm mềm da. Sản phẩm làm bằng da thì luôn được lòng người mua hơn là những sản phẩm không làm bằng da. Chính điều này đã khiến các nhà sản xuất EU tiếp tục tăng thêm giá trị vào loại sản phẩm này.

 Một tiến bộ nữa trong công nghiệp sản xuất giày dép chính là khả năng kiểm soát quá trình pha màu nhằm đảm bảo độ bóng của giày dép trông thật và tự nhiên. Kĩ thuật in điện tử phát triển tới mức cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa theo ý thích nhằm tạo nên tính độc đáo cho sản phẩm.

 

Nâng cao kiến thức và kĩ năng

Mức độ quan tâm đến hoạt động đào tạo, phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học của ngành giày dép EU cũng được coi là yếu tố có lợi thế cạnh tranh. Chính vì vậy, các nhà sản xuất giày dép hàng đầu cũng như các hiệp hội ngành hàng tại đây đều đầu tư khá lớn vào các hoạt động trên.

 

Mở rộng hoạt động marketing

Marketing là một hoạt động không thể thiếu của những nhà sản xuất và các xưởng nghề nhỏ. Họ  phải lựa chọn giữa việc cố gắng "thu hút" các thợ thủ công, với việc chuyên môn hoá và mở rộng kinh doanh. Nếu họ lựa chọn việc mở rộng kinh doanh thì thị trường giày dép ở EU sẽ không phát triển nhanh bằng các thị trường mới nổi. Cơ hội được mở ra rất nhiều cho các nhà sản xuất giày dép ngoài EU nhưng nhiều nhà bán lẻ tại đây lại chỉ muốn hợp tác với những nhà cung cấp lớn và có thương hiệu. Khi đi ra thị trường quốc tế, những nhà sản xuất giày dép ở EU nên phân chia các nhóm khách hàng mục tiêu theo khiếu thẩm mĩ, loại giày dép, phong cách sống, ngày lễ, mức độ thuận tiện khi sử dụng, giá thành rồi từ đó mới đưa ra một bộ sưu tập giày dép cho phù hợp.

 

Những thuận lợi và khó khăn về môi trường

Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất giày dép. Việc đáp ứng những quy định của EU về bảo vệ môi trường không phải đơn giản vì nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến và tìm ra những công nghệ mới. Ngành công nghiệp da phải sử dụng rất nhiều nước trong quá trình thuộc da. Ô nhiễm nguồn nước thậm chí gây ra tình trạng khan hiếm nước ở một số quốc gia trong đó có Tây Ban Nha buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hoạt động sản xuất. Quy định về bảo vệ môi trường của EU đã tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các nhà sản xuất nhỏ trong quá trình hoạt động kinh doanh vì với họ việc vừa phải bảo đảm an toàn cho môi trường mà vẫn thu được lợi nhuận không phải dễ dàng gì. Tuy vậy, các nhà sản xuất EU lại coi khả năng đáp ứng những thách thức về vấn đề môi trường là tiêu chí lựa chọn đối tác. Và họ cho rằng những nhà sản xuất giày dép châu Á nào đáp ứng được thì có nghĩa họ đã có lợi thế cạnh tranh.

 

Cuộc chiến với hàng giả

Lợi nhuận và tính phổ biến của những thương hiệu hàng hoá đắt tiền đã dẫn đến tình trạng sản xuất hàng giả. Với sự hỗ trợ từ Hải quan, những nhà bán lẻ và hiệp hội ngành hàng, các nhà sản xuất EU đang cố gắng "vật lộn" để tìm cách tiêu diệt tận gốc vấn đề: (1) Một số nhà sản xuất  Châu Á có thể dễ dáng sao chép bất kỳ mẫu mã giày dép nào; (2) Càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng, nhất là khi kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, chuyển sang sử dụng các loại hàng nhái với chất lượng đang được cải thiện một cách đáng kể.

Các qui định về mức phạt đối với những nhà nhập khẩu và người tiêu dùng sử dụng hàng giả có vẻ bước đầu đã gặt hái được thành công. Cũng phải nói thêm rằng ngành công nghiệp giày dép đã phối hợp rất tốt trong việc triển khai các qui định này. Năm 2008, 9 nước có ngành công nghiệp giày dép phát triển bao gồm Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng thành lập tổ chức chống hàng giả.. Những nhà sản xuất và hiệp hội ngành hàng luôn quan tâm tới những vụ bắt hàng giả và số lượng các vụ kiện khởi tố thành công. Họ cũng nhấn mạnh đến điều kiện làm việc không đảm bảo cho người lao động cũng như những hành động bóc lột sức lao động của các xưởng sản xuất hàng nhái. Đáng buồn là vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng chấp nhận những loại hàng nhái này.

 

Cơ hội và thách thức

+  Các nhà sản xuất có thể nắm được cơ hội phát triển nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và thân thiện với môi trường hoặc sử dụng các vật liệu có thể tái chế trong quá trình sản xuất giày dép. Đây quả là một công đoạn quan trọng mà các nhà sản xuất nên đặt lên ưu tiên hàng đầu.

+  Kinh tế suy thoái có thể mang đến rất nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu đến từ các nước đang phát triển. Khi mà ngành công nghiệp giày dép ở EU đang tìm mọi cách để giảm chi phí và cải tiến, việc hợp tác với các công ty vừa muốn duy trì sự kiểm soát nhưng vẫn muốn đưa công nghệ sản xuất ra các nước có chi phí thấp sẽ giúp cho các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển có nhiều cơ hội hơn.

+  Các sản phẩm "Made-in-China" đang mất dần sự chiếm lĩnh thị trường giày dép toàn cầu, sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho các công ty có công nghệ cao, có khả năng linh hoạt và đáp ứng những lô hàng nhỏ.

+  Ngành công nghiệp giày dép EU đang càng ngày thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu đến từ các nước đang phát triển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này luôn phải thay đổi, cải tiến nhằm theo kịp các kỹ thuật sản xuất mới và đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả.

+ Để có thể khai thác hết những thuận lợi mà ngành công nghiệp giày dép mang lại, bạn phải thật linh hoạt trong việc sản xuất, phải tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng và bắt kịp xu hướng mới trong thời gian ngắn.



+  Thay đổi bộ sưu tập thường xuyên, chú ý đến chi tiêu của khách hàng, và lựa chọn đầu mối cung cấp có khoảng cách địa lý không xa là những điều mà các nhà bán lẻ giày dép ở EU đang thực hiện. Các thành viên mới trong ngành công nghiệp thuộc da như Ru-ma-ni, Ba Lan và Cộng Hoà Séc hiện đang là những đối thủ "đáng gờm" với những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển vì những nước này sẽ vươn rộng phạm vi kinh doanh của mình sang các nước thành viên khác trong EU.


tải về 243.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương