Thực hiện Quyết định số 361/QĐ -ttg ngày 07 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 2020



tải về 76.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích76.26 Kb.
#5934


UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 1295/KH-UBND

Hà Nam, ngày 17 tháng 6 năm 2016


KẾ HOẠCH

Phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020

trên địa bàn tỉnh Hà Nam


Thực hiện Quyết định số 361/QĐ -TTg ngày 07 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:



I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, phát huy vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm.

- Giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2017, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. Từ năm 2016, thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí trong tỉnh ít nhất một tháng một lần.

- Đến năm 2017: 50%, năm 2020: 100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.

- 50% các huyện, thành phố triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm;

- Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng, duy trì từ 01 đến 03 mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới tại các địa bàn có tệ nạn mại dâm của tỉnh.

- Đấu tranh, triệt phá, xử lý 100% số vụ việc, đường dây hoạt động mại dâm được phát hiện, giảm 60 - 80% số cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động mại dâm trá hình dưới mọi hình thức.

- Giữ vững số xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm. Mỗi năm xây dựng 10% xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm1 Phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% xã, phường, thị trấn lành mạnh không có mại dâm.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; 100% cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống mại dâm được tập huấn về tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác phòng, chống mại dâm.



II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm

- Tăng cường công tác truyền thông, phòng ngừa thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, tập trung ở các khu vực giáp danh, khu công nghiệp, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhằm hạn chế phát sinh mới số người tham gia mại dâm:

+ Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các buổi thảo luận nhóm, tư vấn hỗ trợ cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp; các hoạt động tuyên truyền mang tính tương tác cao tại các khu công nghiệp, khu dân cư, trường học…;

+  Xây dựng bộ công cụ truyền thông, tài liệu tập huấn cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên (sách mỏng, tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay cho tuyên truyền viên, lịch và các phóng sự, phim..) về phòng, chống mại dâm; hành vi tình dục lành mạnh, an toàn;

+ Thực hiện chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh;

+ Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tình nguyện viên, cộng tác viên tại các địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng về phòng ngừa mại dâm;

- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông phòng ngừa mại dâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tiểu phẩm, ký sự, bài viết và tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về tình hình tệ nạn mại dâm, công tác phòng, chống mại dâm trên các phương tiện truyền thông, báo chí, đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh cơ sở.

2. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội tại địa bàn cơ sở.

- Tổ chức rà soát, đánh giá về nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm....) và các chương trình an sinh xã hội, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để hướng mục tiêu của các chương trình đến các nhóm đối tượng này;

- Xây dựng các kế hoạch lồng ghép việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa phương với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm. Lồng ghép chương trình phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội khác như: phòng chống ma túy; phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS; phòng, chống mua bán người; chương trình giảm nghèo bền vững; chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm…;

- Xây dựng các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp.



3. Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người bán dâm được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV/AIDS và các bệnh truyền qua đường tình dục.

- Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao năng lực về hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng cho cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội cấp tỉnh và cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác phòng, chống mại dâm các cấp, cán bộ trực tiếp tham gia công tác cung cấp, hỗ trợ dịch vụ cho người bán dâm.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã trong việc tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ người mại dâm tại cộng đồng.

- Xây dựng thử nghiệm 03 mô hình:

(1). Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm Công tác xã hội.

+ Xây dựng tiêu chí lựa chọn địa phương thí điểm xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm.

+ Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ về phương pháp tiếp cận, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với người bán dâm.

+ Lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và thử nghiệm việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng hoặc tại Trung tâm Công tác xã hội.



(2). Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

+ Rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật về điều kiện làm việc và lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện;

+ Phổ biến, hướng dẫn thực hiện mô hình thí điểm hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

(3). Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới

+ Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ trong việc xây dựng kế hoạch, điều hành hoạt động của nhóm;

+ Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt nhóm nhằm tăng cường sự hiểu biết, sự tham gia của các nhóm trong việc xây dựng chính sách, các chương trình can thiệp cho phù hợp.

+ Thực hiện các chương trình truyền thông, các khóa tập huấn cho các cơ quan liên quan về quyền và trách nhiệm của các bên trong vấn đề phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với nhóm người bán dâm.



4. Đấu tranh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc cấp phép hành nghề kinh doanh văn hóa, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí và kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh mại dâm;

- Tăng cường công tác kiểm tra của cơ quan, chính quyền địa phương, của Đội kiểm tra liên ngành (178) các cấp về thực hiện phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ;

- Tổ chức thu thập thông tin, nắm chắc tình hình, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm. Đấu tranh, triệt phá, xử lý các ổ nhóm, tổ chức đường dây hoạt động mại dâm; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến mại dâm từ cấp cơ sở.

- Tăng cường hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm; kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự liên quan đến mại dâm. Qua đó, tìm ra nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh vi phạm, tội phạm; kiến nghị các biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả.

- Xét xử nghiêm minh tội phạm liên quan đến mại dâm, có các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến mua bán người vì mục đích mại dâm, đặc biệt đối với các nạn nhân là trẻ em.



5. Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm

Tiếp tục thực hiện xây dựng, đánh giá xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy theo tiêu chí tại Nghị quyết liên tịch 01/2008/NQNT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTƯMTTQVN ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Bộ LĐTBXH - Bộ Công an - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc ban hành: “các tiêu chí phân loại, chấm điểm đánh giá và biểu thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm”.



6. Nâng cao năng lực bộ máy cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp về nghiệp vụ quản lý nhà nước và công tác xã hội để làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất, tổ chức triển khai nhiệm vụ phòng, chống mại dâm ở địa phương;

- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; chú trọng nâng cao năng lực Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện;

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, sơ kết tổng kết; trao đổi, học tập kinh nghiệm các mô hình phòng, chống mại dâm hiệu quả.



III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương; nguồn kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các sở, ban, ngành và các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực xã hội; hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch là 2.500 triệu đồng, trong đó:

- Tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức: 500 triệu đồng.

- Kiểm tra, đấu tranh triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm: 700 triệu đồng.

- Thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại về mại dâm, giúp đỡ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng: 500 triệu đồng.

- Xây dựng xã, phường, thị trấn không có mại dâm: 300 triệu đồng.

- Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá: 500 triệu đồng.



IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực phòng, chống mại dâm): chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch 05 năm, hằng năm, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh kết quả thực hiện;

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống mại dâm, phòng, chống mua bán người.

- Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát số người hoạt động mại dâm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở massage, karaoke...trên địa bàn tỉnh; lập danh sách quản lý số người vi phạm hoạt động mại dâm bị xử phạt hành chính trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn mại dâm phát sinh.

- Tổ chức tốt hoạt động kiểm tra liên ngành của Đội kiểm tra liên ngành 178, tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các điểm, khu vực dễ phát sinh mại dâm trên địa bàn.

- Phối hợp các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình phòng ngừa mại dâm; phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện các biện pháp hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm hại trong phòng, chống mại dâm; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có mại dâm.

- Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện, cấp xã.



2. Công an tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mại dâm, tội phạm liên quan đến mại dâm; tổ chức điều tra, đấu tranh, triệt xoá các ổ nhóm, đường dây và tụ điểm mại dâm; phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động phòng, chống mại dâm với phòng, chống tội phạm ma túy và mua bán người; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên các lĩnh vực, nhất là dịch vụ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; đẩy nhanh tiến độ điều tra và làm rõ các vụ án liên quan đến tội phạm mại dâm để xử lý nghiêm theo pháp luật.

- Điều tra, khảo sát số người hoạt động mại dâm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở massage, karaoke... trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời phát sinh tệ nạn mại dâm.

- Định kỳ báo cáo thống kê tình hình kết quả xử phạt vi phạm hành chính, số người vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc cung cấp danh sách, địa chỉ người bán dâm đã bị xử lý để có kế hoạch tiếp cận, giáo dục, hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tư vấn, giúp đỡ cho người bán dâm hoàn lương tái hoà nhập cộng đồng, phòng ngừa tái phạm.



3. Sở Y tế

- Chỉ đạo quản lý và kiểm soát tình hình lây nhiễm HIV/AIDS đối với người hoạt động mại dâm; phối hợp thực hiện các biện pháp giảm hại về HIV/AIDS trong phòng, chống mại dâm.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra điều kiện về y tế của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Đặc biệt, tăng cường quản lý về mặt y tế tại các cơ sở xoa bóp, tắm hơi.

4. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch, kịp thời ngăn chặn và xử lý việc lợi dụng để tổ chức hành vi khiêu dâm, kích dục, mại dâm; lưu hành phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa bị cấm, bị đình chỉ.

- Hướng dẫn công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống mại dâm; tổ chức các hoạt động văn hoá, hội diễn, hội thi với chủ đề phòng chống mại dâm.

- Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai các quy định của pháp luật về việc thực hiện biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bằng bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có mại dâm, ma túy gắn với phòng trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thuộc ngành quản lý.



5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam, Báo Hà Nam...) đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng, chống mại dâm.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện bố trí thời lượng tuyên truyền phòng, chống mại dâm; chỉ đạo Đài Truyền thanh cấp xã tiếp âm đầy đủ chương trình tuyên truyền về nội dung trên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.

- Tuyên truyền công tác phòng, chống mại dâm trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh.



6. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về phòng, chống mại dâm.



7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, truyền thống văn hóa cho học sinh; xây dựng nội dung lồng ghép thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục giới tính, phòng, chống mại dâm trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh.



8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn lực, phân bổ kế hoạch kinh phí thực hiện Chương trình

- Phối hợp các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất biện pháp phối hợp trong việc quản lý cấp, thu hồi giấy phép đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.

9. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về nội dung chi, mức chi cho công tác phòng, chống mại dâm; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phòng, chống mại dâm; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định Luật ngân sách hiện hành.



10. Các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền (Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Nam...): tăng cường, đổi mới, bố trí thời lượng, chuyên trang, chuyên mục, tin bài phù hợp, tuyên truyền công tác phòng chống mại dâm; công khai những hành vi, các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng chống mại dâm trên Đài, Báo...

11. Các sở, ngành liên quan: theo chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh.

12. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền về công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh.

13.Đề nghị Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Chỉ đạo, hướng dẫn Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các huyện, thành phố nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm sát, thẩm phán trong việc thực thi pháp luật về điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm cùng cấp thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống mại dâm.



14. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh: theo chức năng nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo, vận động, phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm; xây dựng các mô hình về phòng, chống mại dâm, hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương, xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020. Lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống mại dâm vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và phòng, chống mua bán người.

- Chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương; huy động các nguồn lực đóng góp từ cộng đồng xã hội; bố trí cán bộ để thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và phòng, chống mua bán người; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cho công tác phòng, chống mại dâm.

- Chỉ đạo cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra sau khi thành lập, tránh việc lợi dụng hoạt động kinh doanh để tổ chức hoạt động mại dâm.

- Thành lập và kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện; theo dõi, cập nhật thường xuyên, đầy đủ thông tin về địa bàn, đối tượng; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện; điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến mại dâm.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.



Giám đốc các Sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, phối hợp triển khai thực hiện, định kỳ, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh)./.


Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Bộ Lao động- TBXH (để b/c);

KT. CHỦ TỊCH

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

PHÓ CHỦ TỊCH

- Thành viên BCĐ PCTP, TNXH và XD phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ;




- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể;




- UBND các huyện, TP;

(đã ký)

- VPUB: LĐVP(2), KGVX;




- Lưu VT, KGVX.







Bùi Quang Cẩm




1 theo tiêu chí quy định tại Nghị quyết liên tịch 01/2008/NQNT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTƯMTTQVN


Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 76.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương