Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 3940/btp-vp ngày 27/10/2015 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo công tác tư pháp năm 2015, giai đoạn 2011-2015



tải về 311.02 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích311.02 Kb.
#16269
  1   2   3

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
______


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________


Số: 242/BC-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015


BÁO CÁO

Tổng kết công tác tư pháp năm 2015, giai đoạn 2011-2015, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016 và giai đoạn 2016 – 2021




Kính gửi: Bộ Tư pháp

Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 3940/BTP-VP ngày 27/10/2015 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo công tác tư pháp năm 2015, giai đoạn 2011-2015; phương hướng nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2016 và giai đoạn 2016-2021, UBND Thành phố Hà Nội báo cáo kết quả như sau:



Phần thứ nhất:

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015

I. CÔNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

1.1 Kết quả đạt được:

Để tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình công tác của Bộ Tư pháp, ngay từ đầu năm UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/01/2015 trọng tâm công tác Tư pháp trên địa bàn Thành phố đồng thời ban hành các Kế hoạch cụ thể như sau:

- Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

- Kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

- Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Kế hoạch xây dựng và ban hành văn bản QPPL;

- Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành và triển khai Luật Thủ đô;

- Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi);

- Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND;

- Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Kế hoạch sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 2174/QĐ-UBND ngày 14/5/2015; 

- Kế hoạch khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, khu dân cư ban hành kèm theo Quyết định số 2278/QĐ- UBND ngày 21/5/2015.

- Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

- Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính;

- Kế hoạch về thông tin tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành chính;

- Kế hoạch rà soát, chuẩn hóa Bộ thủ tục hành chính;

- Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định thủ tục hành chính;

- Kế hoạch về liên thông thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi;

- Kế hoạch thực hiện Đề án 896;

- Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong công tác cải cách thủ tục hành chính;

- Quyết định công bố thủ tục hành chính liên thông mới ban hành trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn Thành phố.

- Kế hoạch về việc phổ biến giáo dục pháp luật;

- Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải;

- Kế hoạch triến khai Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2015-2020”.

- Kế hoạch triển khai đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016” năm 2015-2016 trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước công dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công chứng;

- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hôn nhân & gia đình;

- Kế hoạch triển khai Luật hộ tịch.

- Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Trên cơ sở các Kế hoạch của Thành phố, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã kịp thời ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện đối với ngành, địa phương mình. Đặc biệt hướng tới 70 năm Ngày truyền thông ngành Tư pháp, UBND Thành phố đã chỉ đạo, hỗ trợ ngành Tư pháp tổ chức thành công hội thảo, hội diễn văn nghệ khu vực thi đua các cơ quan Tư pháp đồng bằng Bắc bộ; Cuộc thi sáng tác ca khúc về ngành Tư pháp; Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vì vậy, công tác Tư pháp năm 2015 của Thành phố được triển khai thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên các lĩnh vực, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ đề ra, góp phần cùng các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

1.2 Những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân:

a) Hạn chế, yếu kém

- Một số sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã chưa tập trung triển khai sát sao công tác tư pháp. Việc ban hành kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện còn chậm, chất lượng chưa cao; khi triển khai một số nhiệm vụ mới công tác Tư pháp chưa chủ động, lúng túng, chỉ dừng ở việc ban hành Kế hoạch chưa sâu sát, phát động triển khai thực hiện ngay.

- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, trả lời kiến nghị, giải đáp vướng mắc của cơ sở đôi lúc chưa kịp thời; một số kiến nghị của Phòng Tư pháp còn mang tính sự vụ, nội dung đã được quy định nhưng chưa được đơn vị đầu tư nghiên cứu nên thiếu mạnh dạn khi áp dụng pháp luật.

- Việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất còn chậm, không đúng quy định, số liệu báo cáo không chính xác, không theo mẫu thống kê, nội dung báo cáo còn sơ sài không đúng yêu cầu đã ảnh hưởng đến việc tổng hợp của Thành phố gửi Bộ Tư pháp theo quy định.

b) Nguyên nhân:

- Cấp ủy, chính quyền một số quận, huyện chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác tư pháp, vai trò của Tư pháp tại địa phương chưa được coi trọng đúng với vị trí, chức năng của mình.

- Một bộ phận cán bộ, lãnh đạo phòng Tư pháp còn thiếu quyết tâm, ngại khó, thiếu chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ công tác mới dẫn đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện còn chưa bám sát thực tiễn, chưa dự báo được những phát sinh trong việc chỉ đạo, điều hành của Thành phố.

- Ngành Tư pháp ngày càng được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên việc bổ sung biên chế, cán bộ Tư pháp các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó cơ quan Tư pháp các cấp thực hiện nhiều nhiệm vụ như tập trung giải quyêt các “đim nóng”, bức xúc trong giải phóng mặt bằng, đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo...đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các nhiệm vụ Tư pháp.

- Năng lực chuyên môn, chất lượng của một số cán bộ Tư pháp, pháp chế sở, ngành còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công việc, dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ không đồng đều trên toàn Thành phố.

- Cơ sở vạt chất, trang thiết bị làm việc; chế độ cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp quận, huyện, thị xã chưa được quan tâm, nhiều bất cập ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác Tư pháp;

- Một số nhiệm vụ công tác mới của Tư pháp chưa đầy đủ về thể chế, cơ chế thực hiện, văn bản hướng dẫn nên việc triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn vướng mắc.



2. Về triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013:

2.1. Kết quả đạt được:

Thực hiện Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 28/10/2014 của UBND Thành phố về Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” UBND Thành phố đã giao Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai tổ chức thành công cuộc thi. Ban Tổ chức cuộc thi thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai cuộc thi, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tham gia cuộc thi. Kết thúc thời hạn nhận bài dự thi, Ban tổ chức đã tiếp nhận 390.984 bài dự thi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có trụ sở trên địa bàn Thành phố, các sở, ban ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn và nhân dân Thủ đô. Trong đó nhiều bài dự thi có chất lượng tốt đã phân tích, bình luận sâu sắc về những điểm mới, sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đó; thể hiện tốt phần thi tự luận với việc nêu đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước và người dân trong việc triển khai thi hành Hiến pháp và được trình bày công phu, sưu tầm nhiều tranh, ảnh, tư liệu minh họa sinh động, phù hợp, thể hiện tâm huyết của người dự thi. Vì vậy, vòng Chung khảo ở Trung ương, Thành phố Hà Nội được trao 1 giải nhất tập thể, 01 giải nhất cá nhân và nhiều giải khác. Có thể nói, cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng khắp, là một hình thức tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, chiến sỹ, lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành phố.



2.2. Những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân:

a) Hạn chế, yếu kém:

- Nhiều bài dự thi có nội dung sơ sài, mang tính hình thức, nội dung sao chép của nhau; có đơn vị số lượng bài dự thi ít, chất lượng kém, thậm chí có đơn vị không có bài dự thi gửi về Ban Tổ chức theo Kế hoạch;

- Việc tuyên truyên, vận động, tổ chức triên khai cuộc thi tại các quận, huyện, xã, phường, thị trấn còn hạn chế chưa thu hút được người dân tham gia dự thi.

b) Nguyên nhân:

- Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm triển khai, phát động, tuyên truyền về cuộc thi; mặt khác, kinh phí bố trí cho việc tổ chức triển khai cuộc thi tại các quận, huyện, xã, phường, thị trấn còn hạn chế nên chưa thu hút được người dân tham gia dự thi.

- Đây là cuộc thi lớn, câu hỏi thi khó, nội dung dài, đòi hỏi người dự thi phải có kiến thức pháp luật và trình độ lý luận chính trị mới có thể trả lời được đầy đủ và trình bày sâu sắc phần thi tự luận.

3. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

3.1. Kết quả đạt được:

a. Công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật:

Được Thành phố xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục trong công tác tư pháp giữ vai trò quan trọng, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trên địa bàn Thành phố. Năm 2015, HĐND và UBND Thành phố đã ban hành 33 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 10/39 văn bản được ban hành theo Kế hoạch; 15/39 văn bản đã được thẩm định nhưng chưa ban hành; 05/39 văn bản xin giãn tiến độ, chuyển sang năm 2016 do chưa có văn bản hướng dẫn của Trung ương; 09/39 văn bản đang soạn thảo, lấy ý kiến. 100% các văn bản quy phạm pháp luật của UBND Thành phố ban hành đều bảo đảm đúng quy trình từ khâu dự thảo, tổ chức lấy ý kiến đến khâu thẩm định của Sở Tư pháp; vì vậy văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND Thành phố ban hành ngày càng có chất lượng tốt, có tính khả thi cao, thống nhất, đồng bộ để triển khai thực hiện.

Công tác góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Đề án luôn được Thành phố chú trọng, ngày càng đi sâu vào chất lượng, bảo đảm tính khả thi của văn bản, góp ý và gắn kết chặt chẽ hơn với công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành, tổ chức góp ý, thẩm định trên 300 dự thảo văn bản của Trung ương và Thành phố. Các ý kiến góp ý của Thành phố đều có chất lượng tốt, giá trị thực tiễn cao được các cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu trước khi hoàn chỉnh và là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành.

Về triển khai việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Dự thảo Luật giám sát của Quốc hội và HĐND; Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi): Thực hiện các Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với các Dự thảo Bộ luật, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố tổng hợp các ý kiến góp ý vào các Dự thảo Luật theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Trong đó, UBND Thành phố đã kiến nghị Ban soạn thảo Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số tội như: tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn, tội đăng ký khai sinh, đăng ký cho, nhận con nuôi và nhận cha, mẹ, con trái pháp luật để đảm bao quyền con người vì những hành vi này ít nguy hiểm cho xã hội cần phi hình sự hóa, mà chỉ cân xử lý băng chê tài hành chính là đã đủ răn đe và phòng ngừa vi phạm.

b. Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện thường xuyên, liên tục, theo đúng tiến độ và nội dung trong Kế hoạch, nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chứa quy phạm pháp luật do cơ quan, cá nhân ban hành để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Công tác tự kiểm tra: UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành tự kiểm tra đối với 15 Quyết định do UBND Thành phố ban hành. Qua kiểm tra đã xác định 06 văn bản do UBND Thành phố và 01 Quyết định do Giám đốc sở ban hành có nội dung chưa phù hợp. UBND Thành phố đã giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xem xét, đánh giá về những nội dung trái pháp luật để kịp thời báo cáo UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Thực hiện thông báo của Bộ Giao thông vận tải, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành thực hiện việc tự kiểm tra đối với Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố để kịp thời điều chỉnh phù hợp với quy định mới của pháp luật.

- Công tác kiểm tra theo thẩm quyền:

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành, HĐND, UBND các quận, huyện thị xã đã tiến hành kiểm tra đối với 182 văn bản có chứa quy phạm pháp luật tại Gia Lâm, Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Phúc Thọ, Thạch Thất. Thông qua hoạt động kiểm tra cho thấy so với những năm trước, công tác ban hành, kiểm tra văn bản của các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã đi vào nề nếp, chất lượng được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số văn bản sai về thẩm quyền ban hành, quy định lại những nội dung đã được các văn bản quy phạm pháp luật cấp trên quy định, viện dẫn căn cứ pháp lý thiếu hoặc văn bản đã hết hiệu lực, chưa đảm bảo đầy đủ các bước về trình tự thủ tục ban hành (đặc biệt là việc văn bản không được cơ quan Tư pháp thẩm định); một số quy định có nội dung không phù hợp với văn bản cấp trên, không lưu trữ hồ sơ ban hành và kiểm tra văn bản....Để nâng cao hiệu quả công tác ban hành, kiểm tra văn bản tại cơ sở, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp có văn bản kiến nghị trực tiếp với thường trực HĐND, UBND quận, huyện yêu cầu cơ quan ban hành đình chỉ thi hành và hủy bỏ đối với các văn bản trái pháp luật, tổ chức tự kiểm tra và xử lý đói với từng văn bản sai sót.

Đồng thời, UBND Thành phố giao Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra đối với 15 văn bản do HĐND quận, huyện, thị xã gửi đến. Qua kiểm tra thì xác định các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung của văn bản phù hợp với các quy định của pháp luật.

c. Công tác rà soát văn bản:

Được UBND Thành phố tiến hành thường xuyên, bảo đảm sự phù hợp của văn bản với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn mới được ban hành, cũng như bảo đảm sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã của Thủ đô.

Trong năm 2015, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện rà soát đối với số 490 văn bản QPPL do HĐND, UBND Thành phố ban hành. Qua rà soát xác định 472 văn bản còn hiệu lực; 18 Quyết định hết hiệu lực toàn bộ 18 Quyết định; Đồng thời, UBND Thành phố đã giao Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành việc rà soát đối với các văn bản thuộc các lĩnh vực như: tín ngưỡng, tôn giáo; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phí và lệ phí; chứng thực; Luật Đất đai 2013, Luật Đâu tư 2014; Quy hoạch kiến trúc; điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giam giữ, cai nghiện theo yêu cầu của các bộ, ngành có liên quan. Qua công tác rà soát đã phát hiện những văn bản không còn phù hợp, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp kịp thời đề xuất, kiến nghị với các cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới văn bản cho phù hợp với quy định của pháp luật.

3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

a. Hạn chế, yếu kém:

- Việc triển khai Kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố còn chậm, có văn bản chưa được ban hành theo kế hoạch, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngoài kế hoạch còn phổ biến.

- Chất lượng thẩm định văn bản tại các quận, huyện tuy đã được cải thiện một bước nhưng còn thiếu tính bao quát; tính phản biện trong văn bản thẩm định còn chưa cao, chưa tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng văn bản; có trường hợp vẫn còn để lọt những quy định thiếu tính hợp lý, khả thi.

- Một số đơn vị tham gia góp ý dự thảo còn hình thức, nội dung chưa chất lượng; có đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa tích cực tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý của cơ quan Tư pháp.

- Công tác tự kiểm tra văn bản tại các đơn vị chưa được thực hiện một thường xuyên, nhiều văn bản đã được ban hành nhưng chưa được kiểm tra, phát hiện kịp thời sai sót.

b. Nguyên nhân:

- Lãnh đạo một số đơn vị chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Sự phối họp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật ở cấp huyện còn ít, tính chuyên nghiệp còn chưa cao, lại phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác.

- Một số đơn vị chưa coi công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là quy trình quan trọng nên ý kiến thẩm định đôi khi chưa được tiếp thu triệt để.

- Một số sở, ban, ngành trên địa bàn Thành phố chưa bố trí được cán bộ làm công tác pháp chế, hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nên chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng trong xây dựng, góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản tại một số quận, huyện chưa nhận được sự quan tâm đúng mức; thiếu đầu tư nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện; sự phối hợp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ còn yếu, còn có tâm lý ỷ lại, coi đây là công việc riêng của ngành Tư pháp.

4. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính:

4.1 Kết quả đạt được:

a. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính:

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, UBND Thành phố luôn sát sao, quyết liệt trong triển khai và bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham gia ý kiến đối với 35 dự thảo văn bản quy pháp luật của UBND Thành phố và Dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND Thành phố; phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND Thành phố ban hành 12 Quyết định công bố mới, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành với hơn 1.000 thủ tục hành chính được công bố.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố còn giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ngành thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trình UBND Thành phố quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y, Lao động-việc làm, Văn hóa (dự kiến sẽ cắt giảm, tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân sau đơn giản hóa là trên 7 tỷ đồng/năm); trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 11 thủ tục được đơn giản hóa (dự tính chi tiết giảm cho người dân trên 115 tỷ đồng/năm).

Thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì phối hợp các sở, ngành thực hiện rà soát, chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính hoàn thành danh mục tên thủ tục hành chính liên thông, đặc thù của Thành phố; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trong việc rà soát, chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính của Thành phố.

b. Việc triển khai thực hiện Đề án liên thông các thủ tục hành chính:

30/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT. Một số các đơn vị đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả, rút ngắn thời gian giải quyết so với trước và giảm nhiều lần công sức đi lại của người dân như: Long Biên; Nam Từ Liêm; Hoàn Kiếm, Mê Linh 100% các phường đều thực hiện và phát sinh hồ sơ về liên thông (trong đó: Long Biên, Nam Từ Liêm 100% số hồ sơ đăng ký khai sinh được thực hiện liên thông 3 thủ tục). Nhìn chung, việc triển khai thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đã rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết các thủ tục nêu trên, đồng thời tiết kiệm cho công dân và giảm nhiều lần công sức đi lại của người dân.

Công tác kiểm tra, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính tiếp tục được tăng cường. Trong năm 2015, đã tổ chức tập huấn cho trên 1500 cán bộ, công chức (trên toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã; 100% xã, phường, thị trấn) liên quan đến việc thực hiện quy trình liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi. Công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính được tăng cường. Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra 12 quận huyện thị xã, 24 xã phường, thị trấn và 04 Sở, ngành. Qua kiểm tra đã xác định một số dạng vi phạm như: Thừa thành phần hồ sơ, việc giải quyết để quá hạn, thừa số lượng hồ sơ phải nộp theo quy định... UBND Thành phố đã chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền xử lý; đồng thời yêu cầu cơ quan, đơn vị khắc phục, sửa chữa theo quy định. 



4.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

a. Hạn chế, yếu kém:

- Một số sở, ngành, quận, huyện chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính dẫn đến việc công bố thủ tục hành chính có lĩnh vực còn chậm; chế độ thực hiện thông tin báo cáo ở một số đơn vị chưa kịp thời; việc triển khai các Kế hoạch chậm, chưa đảm bảo chất lượng.

- Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn phức tạp, rườm rà như: Y tế, nông nghiệp phát triển nông thôn... chưa thực sự đơn giản thủ tục hành chính; việc công bố thủ tục hành chính của một số bộ, ngành chưa kịp thời theo quy định nên khó khăn cho việc công bố, công khai thủ tục hành chính tại địa phương.

b. Nguyên nhân:

- Nhận thức của Lãnh đạo một số sở, ngành, quận, huyện về công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính còn hạn chế, chưa quan tâm, chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ có liên quan. Trách nhiệm phối hợp của một số cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính chưa chặt chẽ.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính còn mỏng, chưa được kiện toàn đầy đủ. Một số cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính còn có biểu hiện nhũng nhiễu; hiện tượng yêu cầu thêm các giấy tờ ngoài thành phần hồ sơ theo quy định còn tồn tại trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.



tải về 311.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương