Thị trường thế giới



tải về 0.54 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.54 Mb.
#9632
1   2   3   4   5

Là một trong những nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu (XK), nông sản Việt Nam đang ngày càng được nhiều bạn hàng thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của nông sản Việt là chưa có nhiều thương hiệu đủ mạnh. Việc xây dựng được những thương hiệu hàng hóa đủ mạnh sẽ giúp nông sản Việt tận dụng tốt nhất những cơ hội từ hội nhập.


Xuất khẩu nhiều nhưng chưa có thương hiệu

Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh. Hàng loạt những sản phẩm như gạo, cà phê, tiêu, điều… hiện xếp top đầu trong những mặt hàng XK hàng đầu thế giới. Rau và hoa quả tươi cũng đang là nhóm mặt hàng ngày càng được ưa chuộng, khi hàng loạt mặt hàng như vải, nhãn, xoài… của Việt Nam đã hoặc đang trong quá trình cấp phép nhập khẩu vào những quốc gia có yêu cầu rất cao về chất lượng và tiêu chuẩn như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.…

Mặc dù đã được XK sang nhiều thị trường nhưng thực tế số lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam có thương hiệu trên thị trường quốc tế vẫn rất ít. Phần lớn nông sản trong nước được XK ở dạng thô, sau khi nhập về, các doanh nghiệp (DN) nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. Về lâu dài, việc XK dưới dạng thô vừa làm giảm giá trị kim ngạch XK, vừa khiến hành trình xây dựng thương hiệu cho nông sản thêm khó khăn. 

Đối với sản phẩm gạo, hiện mỗi năm nước ta XK 7-7,5 triệu tấn gạo đến hàng trăm quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng thường xuyên lọt vào danh sách những quốc gia XK gạo hàng đầu nhưng rất ít người tiêu dùng nước ngoài biết đến những thương hiệu gạo Việt Nam. Gạo Việt Nam mới chỉ XK dưới dạng thô, rời với các loại gạo như gạo thơm, gạo trắng, gạo 25% tấm, gạo 5% tấm… chứ chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam đủ mạnh.

Với quả vải, mặc dù vài năm gần đây, lượng vải XK hàng năm chiếm khoảng 40% tổng sản lượng vải nước ta nhưng vải hoàn toàn mới được XK dưới dạng thô chứ chưa có một thương hiệu nào của DN. Theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường Australia, việc thiếu thương hiệu chính là rào cản đối với các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm vải vào Australia, cũng là lý do khiến giá trị kim ngạch XK sản phẩm này chưa cao như kỳ vọng.

Riêng với cà phê, dù Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê, trong đó đứng đầu thế giới về cà phê Robusta, song thực tế, tại thị trường nước ngoài, vẫn chưa có thương hiệu cà phê của Việt Nam theo đúng nghĩa. Lý do là Việt Nam chủ yếu chỉ bán hạt cà phê cho các nhà rang xay lớn trên thế giới, sau đó họ chế biến, đóng hộp với thương hiệu của họ để bán cho người tiêu dùng với giá gấp nhiều lần giá mua vào. Đây là một điều bất hợp lý nhưng dễ hiểu vì cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu và việc quảng bá, xây dựng thương hiệu cà phê vẫn còn bỏ ngỏ.





Khẩn trương xây dựng thương hiệu cho nông sản

Hiện tại, việc xây dựng thương hiệu nông sản của Việt Nam mới dừng ở mức khuyến khích. Nhiều địa phương và DN chưa thực sự thấy rõ vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng cũng như bảo vệ thương hiệu, khó có sự đồng thuận, hợp tác trong việc xây dựng thương hiệu ngành, khu vực. Bên cạnh đó, hàng nông sản của Việt Nam còn chịu nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh khó kiểm soát.… Khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, thiếu sự đầu tư cho công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường… cũng là những yếu tố cản trở chiến lược xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tăng kim ngạch XK nông sản khi nước ta đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, cơ hội chỉ có thể được tận dụng tối đa khi ta xây dựng được những thương hiệu đủ mạnh. Để làm được điều này, trước mắt, cần lựa chọn một số mặt hàng có thế mạnh để xây dựng thương hiệu. Trong đó, các mặt hàng phải đảm bảo các yếu tố chính như khối lượng đủ lớn và ổn định, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá bán cạnh tranh.

Nhằm hỗ trợ cho các DN xây dựng thương hiệu, nhiều giải pháp đã được đề ra. Ví dụ như để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt, Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án chỉ rõ phấn đấu đến năm 2030, 50% sản lượng gạo XK mang thương hiệu gạo Việt Nam. Các DN tham gia xây dựng thương hiệu gạo cũng sẽ được hỗ trợ về tín dụng, thuế....

Về phía Bộ Công Thương, trong thời gian tới, trong khuôn khổ của Chương trình thương hiệu quốc gia, Bộ Công Thương cũng dành sự hỗ trợ rất cụ thể cho các DN trong lĩnh vực nông thủy sản để hỗ trợ cho quá trình tiếp cận thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của chính các sản phẩm đó. Bộ Công Thương cũng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để hỗ trợ cho các DN trong lĩnh vực nông sản, đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông sản, giúp thương hiệu sản phẩm được ghi nhận, nhận biết và được khẳng định tại thị trường trong nước và thế giới.

HNN

Tài liệu tham khảo:

- Báo Công Thương

- Thông tấn xã Việt Nam

- Tintucnongnghiep.com,

- Vinanet.com.vn

- Tổng Cục Hải quan

- Báo Điện tử Chính phủ



THỰC HIỆN XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN THỦY SẢN NHẬP KHẨU QUA MẠNG

Từ ngày 1/6/2016, Tổng cục Thủy sản sẽ áp dụng giải quyết hồ sơ đăng ký xác nhận chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu hoàn toàn qua đường mạng.

Thực hiện Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia và ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, bắt đầu từ ngày 1/6/2016, Tổng cục Thủy sản sẽ áp dụng giải quyết hồ sơ đăng ký xác nhận chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu hoàn toàn qua mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia), không tiếp nhận hồ sơ giấy.

Theo đó, trong thời gian tới, Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định Nuôi trồng thủy sản phối hợp với Cục Công nghệ Thông tin sẽ tổ chức lớp tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có thực hiện hoạt động nhập khẩu thức ăn thủy sản về việc sử dụng hệ thống hải quan một cửa để đăng ký xác nhận chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu.



Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

QUY ĐỊNH MỚI VỀ XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VÀO MỸ

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ nhận được văn bản của Cơ quan Dịch vụ thủy sản quốc gia (thuộc Cơ quan về Khí quyển và Đại dương quốc gia, Bộ Thương mại Mỹ), thông báo quy định mới liên quan tới việc xuất khẩu sản phẩm cá ngừ vào thị trường này.

Theo đó, để được xuất khẩu vào Mỹ, sản phẩm cá ngừ phải được dán mác “an toàn cá heo” (dolphin-safe) do Bộ Thương mại Mỹ cấp. Do đó, để không gặp phải bất kỳ vướng mắc gì khi xuất khẩu sản phẩm cá ngừ vào thị trường này, cơ quan chức năng khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cần cập nhật thông tin và áp dụng đúng các quy định mà phía Mỹ đặt ra.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), lý do phải dán mác "an toàn cá heo" là vì có sự liên kết giữa cá ngừ và cá heo tại khu vực Đông nhiệt đới Thái Bình Dương (ETP), và việc đánh bắt cá ngừ bằng lưới vây có thể ảnh hưởng đến cá heo, trong khi việc hỗ trợ, bảo vệ nguồn lợi cá heo đã trở thành ưu tiên đối với Mỹ. Do đó, Đạo luật Bảo vệ thông tin cho người tiêu dùng về bảo vệ cá heo (DPCIA) đã được ra đời và một trong những nhiệm vụ của luật này là xây dựng một chương trình truy xuất cá ngừ quốc gia.



Nguồn: Nafiqad



BỐN DOANH NGHIỆP ĐƯỢC XUẤT GẠO QUA BIÊN GIỚI

Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép một số đơn vị thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) được xuất khẩu gạo qua biên giới.

Theo đó, 4 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo gồm: Công ty CP Lương thực Đông Bắc, Công ty CP Lương thực Cao Lạng, Công ty CP Lương thực Lào Cai và Công ty CP Lương thực Hà Nam.

4 doanh nghiệp này được sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Vinafood 1 để xuất khẩu gạo qua biên giới trong năm 2016 và 2017.

Trên thực tế, việc xuất khẩu gạo qua biên giới của một số doanh nghiệp bằng cách sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Vinafood 1 đã được Chính phủ đồng ý từ năm 2014. Năm 2015, những doanh nghiệp này tiếp tục được gia hạn.

Báo cáo của Vinafood 1 cho thấy, năm 2015, mặc dù có nhiều biến động trong xuất khẩu gạo qua biên giới nhưng Vinafood 1 đã xuất khẩu qua biên giới được khoảng 38.000 tấn thóc, gạo. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thành viên đã nhận được sự hỗ trợ của Vinafood 1, UBND các tỉnh biên giới và các cơ quan liên quan song cũng gặp phải một số khó khăn trong vận chuyển, thanh toán; phía Trung Quốc siết chặt quản lý nhập khẩu qua biên giới.

Mặt khác, do các đơn vị chỉ được sử dụng giấy chứng nhận của Tổng công ty trong thời hạn ngắn, từng năm một nên việc tiếp cận khách hàng bị gián đoạn và không ổn định.

Vì vậy, Vinafood 1 kiến nghị cho các đơn vị thành viên được sử dụng giấy chứng nhận của Tổng công ty trong thời gian từ 2-3 năm để tạo điều kiện ổn định xuất khẩu. Kiến nghị của Vinafood 1 cũng nhận được sự ủng hộ của Bộ Công Thương.



Nguồn: baohaiquan.vn

TỪ NGÀY 01/6/2016, TỔNG CỤC THỦY SẢN SẼ ÁP DỤNG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN THỦY SẢN NHẬP KHẨU HOÀN TOÀN QUA MÔI TRƯỜNG MẠNG

Thực hiện Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia và ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Vũ Văn Tám – Trưởng Ban chỉ đạo triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bắt đầu từ ngày 01/6/2016, Tổng cục Thủy sản sẽ áp dụng giải quyết hồ sơ đăng ký xác nhận chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu hoàn toàn qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia), không tiếp nhận hồ sơ giấy.



BẢNG GIÁ NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI



CÀ PHÊ

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

09/05

10/05

11/05

12/05

13/05

16/05

17/05

18/05

Trong nước

Cà phê nhân xô vối

Đắc lắc- TP Buôn Mê Thuột

đ/kg

35800

35500

36000

36200

36400

36400

36500

36700

Cà phê nhân xô vối

Đà Lạt - Lâm Đồng

đ/kg

35500

35200

35700

36000

36000

36000

36000

36500

Thế giới

Cà phê Robusta (7/16)

London -Anh

USD /tấn

1635

1660

1671

1649

1651

1658

1670

1640



CAO SU

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

09/05

10/05

11/05

12/05

13/05

16/05

17/05

18/05

Trong nước

Mủ cao su dạng nước (32 độ/kg)

Bình Phước-Phước Long

đ/kg

10240

 

10240

 

10240

10240

 

10240

Thế giới

cao su RSS3 (5/16)

TOCOM- Nhật Bản

Yên/kg

175,5

175,4

174

174,8

164

164,7

164,6

161,9

RSS3 C1 BKK (Giao ngay)

Bangkok - Thái Lan

TLB /kg

 

 

64,2

64,95

63,95

63,7

62,95

62,95

SIR20 BELAWAN NN (3/16)

Indonesia

Uscent /kg

166,5

164

165,5

165,5

165

162,5

161,5

160,5



ĐƯỜNG

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

09/05

10/05

11/05

12/05

13/05

16/05

17/05

18/05

Đường trắng (8/16)

London -Anh

USD /tấn

462,7

465,2

479,8

484,1

478,1

480,7

479,9

476,8



GỖ

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

09/05

10/05

11/05

12/05

13/05

16/05

17/05

18/05

Gỗ xẻ (5/16)

Chicago - Mỹ

USD /tbf

304,7

308

307

302,9

320,5

328

323,8

318,9


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương