Thị trường thế giới



tải về 0.54 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.54 Mb.
#9632
1   2   3   4   5

Thị trường thế giới: Các nhà sản xuất bột cá ở Peru đã bán hết lượng bột cá còn lại từ mùa đánh bắt trước, trong khi hạn ngạch đánh bắt mùa tiếp theo dự kiến sẽ ở mức thấp. Mức giá bột cá hiện tại là 1.750USD/tấn. Như vậy, giá bột cá đầu tháng 4/2016 vẫn ổn định ở mức 1.720 - 1.770 USD /tấn (giá FOB từ Peru) như báo cáo trước. Các nhà sản xuất lớn tại Peru cho biết, lượng bột cá tại Peru đang rất khan hiếm, với khối lượng hàng tồn kho khoảng 15.000 - 30.000 tấn. Mùa đánh bắt cá cơm đầu tiên ở khu vực bắc-trung Peru dự kiến sẽ diễn ra từ tháng 5 - 7 như thường lệ. Tuy nhiên, sản lượng cá cơm đánh bắt được trong mùa đầu tiên năm ngoái thấp là do hiện tượng El Nino mạnh và sóng Kelvin xuất hiện, làm lượng cá cơm di chuyển đến các vùng nước lạnh và sâu hơn.

Giá giao ngay tôm thẻ chân trắng nuôi tại Ấn Độ đã dịu lại trong tuần từ ngày 09/5/2016, thúc đẩy một số hoạt động mua vào của khách hàng Mỹ. Bên cạnh đó, nhu cầu từ Trung Quốc và Việt Nam cũng vững chắc hơn trong vài tuần qua. Sản lượng ở Andhra Pradesh trong tình trạng tốt, với nguồn cung khá ở hầu hết các kích cỡ, số lượng tôm nhỏ - cỡ 80 con/kg trở xuống - là tương đối ít. Tương tự, ở Orissa and Kolkata, sản lượng thu hoạch khá tốt, kích cỡ thu hoạch từ 21/25 đến 51/60 con/kg, trong đó chủ yếu là cỡ 26/30 và 31/40 con/kg. Về cơ bản, chưa có bất kỳ sự khác biệt đáng kể về giá ở Andhra Pradesh, Kolkata và Orissa. Các cỡ lớn nhất - 30 và 40 con/kg (còn vỏ và đầu) - giảm 10 INR/kg xuống lật lượt 530 INR/kg và 430 INR/kg; cỡ 50 và 60 con/kg giảm 20 INR/kg xuống lần lượt 350 INR/kg và 330 INR/kg. Các cỡ nhỏ nhất - 80, 90 và 100 con/kg cũng giảm 20 INR/kg, lật lượt ở mức 290 INR/kg, 260 INR/kg và 240 INR/kg.

Nhìn chung, giá tôm thẻ Ấn Độ vẫn ít nhiều ổn định kể từ tháng 2/2016. Trong khi đó, ở bờ biển phía tây của Ấn Độ, giá tôm gia tăng. Nguồn cung đang chịu một số áp lực vào thời điểm này và nhu cầu thị trường trong nước cũng đóng góp một phần đẩy giá lên. Dự đoán giá tôm thẻ tiếp tục ổn định trong ngắn hạn và nhu cầu dự kiến sẽ không có biến động cho đến khi nguồn cung tăng lên. Mùa mưa thường đến trên bờ biển phía tây vào khoảng tháng 6, thời điểm vụ thu hoạch có thể bắt đầu.

Thị trường trong nước: Thị trường cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL chưa có dấu hiệu khởi sắc, các nhà máy vẫn trong xu hướng hạn chế thu mua cá ngoài vùng nuôi. Giá cá tra nguyên liệu trong size chịu áp lực giảm. Tại Cần Thơ, giá thu mua cá tra trong size (700 - 900 gr/con) giảm từ 22.000 - 22.500 đ/kg tuần trước xuống mức 21.000 - 21.500 đ/kg (trả chậm) tuần này nhưng sức mua vẫn chững. Tại An Giang, thị trường cá tra nguyên liệu đầu tuần này đã nhích tăng, một số nhà máy đã bắt đầu tăng cường thu mua cá size 700-900 gr/con với giá 21.000 - 21.800 đ/kg (trả chậm 1 - 4 tuần).



D
ự đoán giá thu mua cá tra nguyên liệu cuối tháng 5/2016 có thể sẽ chịu áp lực suy giảm khi nguồn cung cá trong size trong các hộ nuôi tăng lên trong khi sức mua của các nhà máy vẫn chững lại.


G
iá tôm nguyên liệu tại Cà Mau tuần qua ổn định so với tuần trước, tuy đang ở mức cao. Nguồn cung tôm ở Cà Mau hiện tại yếu, đặc biệt đối với tôm cỡ lớn. Cụ thể, tôm sú cỡ 20 con/kg ở mức 300.000 đ/kg; cỡ 30 con/kg là 240.000 đ/kg; cỡ 40 con/kg là 160.000 đ/kg. Tôm thẻ chân trắng cỡ 70 con/kg giữ nguyên mức 143.000 đ/kg của tuần trước, cỡ 100 con/kg giữ mức 112.000 đ/kg.

N.V.A



Thị trường thế giới: Nhiều nhà cung cấp cũng như kinh doanh rau quả và thực phẩm ở Malaysia đã kêu gọi chính phủ nước này cho phép nhập khẩu thêm rau từ các nước trong khu vực như Việt Nam, Indonesia hoặc Thái Lan để bù nguồn cung thiếu hụt hiện nay. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, lượng rau quả tại Malaysia trong thời gian qua đã bị sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến sự tăng giá chóng mặt của mặt hàng này với mức tăng từ 30-50%. Ví dụ, ớt đỏ tăng giá từ 12 Ringgit/kg (khoảng 67.000 VND/kg) lên 23 Ringgit/kg, cải bó xôi tăng từ 1,5 Ringgit lên 3,8 Ringgit/kg. Trước tình hình đó, Liên đoàn những người trồng rau Malaysia đề xuất rằng trong khi chờ đợi thời tiết thuận lợi hơn cho việc trồng rau, chính phủ cần sớm nhập khẩu thêm rau từ các nước như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan hoặc Trung Quốc. Mặc dù các nước này cũng phải đối mặt với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong thời gian qua dẫn đến sự sụt giảm sản lượng rau, song đây vẫn là những nơi có thể cung cấp rau cho Malaysia trong thời điểm hiện tại.

Thị trường trong nước: Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn mặn nguồn cung dừa hạn chế trong khi nhu cầu tăng, nên giá dừa tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng lên đáng kể. Tại Trà Vinh, dừa khô bán xô tại vườn có giá từ 60.000 - 75.000 đ/chục (12 trái), tăng từ 10.000 -15.000 đ/chục so với tháng trước. Mặc dù vậy, hàng ngàn hộ trồng dừa tại vùng bị xâm nhập mặn của tỉnh Trà Vinh không mấy phấn khởi vì dừa cho năng suất kém và trái quá nhỏ. Ngoài ra, tại Bến Tre dừa xiêm xanh uống nước thương lái mua tận vườn 165.000 đ/chục (12 trái), tăng gấp 3 lần so với mức giá bình quân nhiều năm qua, dừa khô từ 85.000 - 90.000 đ/chục, tăng 30.000 đ/chục.

Dù có giá cao hơn nhiều sản phẩm trong nước nhưng trái cây Thái Lan vẫn vượt mặt Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Nếu trước đây chỉ có một số sản phẩm đặc trưng như: me, bòn bon thì nay xoài, quýt, sapoche, sầu riêng và cả táo xanh Thái... đều có nhiều ở chợ và các cửa hàng. Giá các sản phẩm này cũng cao hơn nhiều so với hàng Việt. Cụ thể, xoài Thái có giá bán buôn 36.000 đ/kg, cao hơn hàng Việt 10.000-15.000 đ/kg; me Thái giá bán buôn 80.000 đ/kg; bòn bon Thái loại một có giá tới 200.000 đ/kg, cao gấp gần 3 lần so với hàng trong nước; quýt, chôm chôm, nhãn, táo Thái Lan có giá dao động 30.000-60.000 đ/kg.

Tuần qua, thị trường rau củ tại Đà Lạt, Lâm Đồng tương đối ổn định so với tuần trước. Giá đa phần các loại rau củ đều không đổi so với tuần trước, chỉ trừ một số loại rau có giá tăng nhẹ với mức tăng chỉ 500đ/kg, ví dụ như cà rốt, cải thảo do nguồn cung giảm dần vào thời điểm cuối vụ.


Thời gian gần đây, giá khoai lang tím Nhật tại Đồng Tháp tăng mạnh, gấp khoảng 2 lần so với so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân giá khoai tăng mạnh là do nguồn cung không đủ cầu. Để phục vụ xuất khẩu, thương lái đẩy mạnh việc thu mua nhưng lượng khoai trên thị trường không đủ cung ứng. Theo nhiều dự đoán, giá khoai sẽ tiếp tục giữ mức bình ổn và có chiều hướng tăng trong vụ thu đông 2016.



Tình hình xuất nhập khẩu: Tiếp nối thành công từ vụ vải thiều năm ngoái, năm nay, tỉnh Bắc Giang sẽ thực hiện việc xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản này sang nhiều nước và nâng tỷ lệ tiêu thụ thị trường nội địa từ 55% lên 60%. Theo Sở nông nghiệp Bắc Giang, tổng diện tích vải thiều năm 2016 là 30.000 ha, giảm 1.000 ha so với năm ngoái, tổng sản lượng vải thiều năm 2016 của tỉnh sẽ đạt khoảng 130.000 tấn (giảm 65.000 tấn so với năm 2015). Trong đó, dự kiến, sản lượng vải tiêu thụ trong nước khoảng 78.000 tấn, chiếm khoảng 60%, xuất khẩu khoảng 52.000 tấn, chiếm khoảng 40%. Với sản lượng trên, đại diện các doanh nghiệp, các thương nhân tham gia tiêu thụ vải thiều dự đoán, vụ vải thiều năm nay, giá cả có thể sẽ cao hơn năm ngoái, tiêu thụ cũng thuận lợi hơn. 

C.D.H



Thị trường thế giới: Theo nguồn tin Reuters, thị trường ngô và đậu tương tại Chicago, Mỹ trong tuần qua đều biến động tăng. Giá ngô bình quân của tuần này đạt mức 397 Uscent/bushel, tăng 4% so với mức giá của tuần trước. Đồng thời, giá đậu tương bình quân trong tuần cũng tăng 1% lên mức giá 1073 UScent/bushel. Giá đậu tương tăng là do nhu cầu Trung Quốc tăng mạnh mẽ, củng cố kỳ vọng hoạt động mua vào mạnh đối với nguồn cung Mỹ và một số thông tin về không thuận lợi về nguồn cung tại Nam Mỹ.


Theo dự báo của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), sản lượng ngũ cốc thô toàn cầu bao gồm lúa mạch, ngô, kê, yến mạch, lúa mạch đen và lúa miến đạt ở mức 1314 triệu tấn, tăng 1% so với niên vụ trước đó. FAO cũng tăng dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm 2016 lên gần mức 2526 triệu tấn, tương đương với mức của năm 2015.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), niên vụ 2015/16 dự trữ đậu tương đạt mức 74,25 triệu tấn, giảm gần 3 triệu tấn so với dự báo tháng trước, và giảm khoảng 2 triệu tấn so với dự báo trước.

Theo Bộ Công thương, giá bột thịt xương vào giữa tháng 5/2016 giảm so với tháng trước tại một số thị trường. Cụ thể, giá bột thịt xương 45-50 protein tại Achentina có giá 405-425 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tháng trước; giá bột thịt xương tại Paragoay giảm 70 USD/tấn so với tháng trước và giảm 100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, giá bột thịt xương thế giới trong tháng tới giảm do nhu cầu thấy tại Châu Á, và giá các loại bột protein động thực vật khác chưa có đột biến





T
hị trường trong nước:
Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước trong tuần qua tương đối ổn định. Theo hệ thống giá tại địa phương, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tại tỉnh Hưng Yên vẫn giữ ở mức ổn định của tháng trước. Cụ thể, giá cám viên dành cho heo ổn định ở mức giá 9.800đ/kg; giá cám đậm đặc dành cho heo có giá là 14.700đ/kg.

Theo Bộ Công thương, trong quý II/2016, lượng nhập khẩu bột thịt xương về Việt Nam dự kiến đạt 150 nghìn tấn, trị giá 52,2 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 10,7% về giá trị so với quý trước, nâng tổng lượng bột thịt xương nhập về Việt Nam trong tháng đầu năm đạt 284 nghìn tấn, trị giá 99,4 triệu USD, tăng 9,9% về lượng nhưng giảm 5,8% về trị giá so với nửa đầu năm 2015.

Đồng thời, trong quý II/2016, lượng nhập khẩu DDGS về Việt Nam dự kiến đạt 200 nghìn tấn, trị giá 44 triệu USD, tăng 9,8% về lượng và 9,5% về trị giá so với quý trước. Lượng nhập khẩu gluten ngô về Việt Nam dự kiến đạt 5 nghìn tấn, trị giá 3 triệu USD, tăng 16,6% về lượng và tăng 16,8% về giá trị so với quý trước.

C.D.H



Thị trường thế giới: Giá Ure bán lẻ thị trường Mỹ tuần qua giảm xuống mức giá 364,25 USD/tấn. Giá Ure giao ngay Vịnh Mỹ trên sàn giao dịch là 229 USD/tấn trong khi giá Ure giao cuối tháng 5/2016 giảm xuống mức 206 USD/tấn. Thị trường Ure thế giới vẫn trầm lắng mặc dù Ấn Độ có đơn đặt hàng mới vào tuần này trong khi các nhà sản xuất Trung Quốc đang cố gắng giữ giá không bị xuống thấp hơn.


Giá DAP thị trường Mỹ tuần qua giảm 4 USD/tấn xuống mức khoảng 457 USD/tấn. Tồn kho DAP của Mỹ mùa xuân vừa qua ở mức cao nhất từ năm 2009. Giá Kali bán lẻ hiện ở mức 350 USD/tấn. Tồn kho Kali của khu vực Bắc Mỹ hiện đang ở mức cao nhất trong vòng hơn 15 năm qua.

So với cùng kỳ năm trước, giá Ure Mỹ giảm 16%, giá DAP giảm 17% và giá Kali giảm 26%.

Thị trường trong nước: Tại khu vực ĐBSCL, giá nhiều loại phân bón trên thị trường như: Urê, DAP, NPK… hiện giảm từ 10.000 - 30.000 đ/bao(1 bao=50kg) so với cách đây khoảng 1 tháng.

Tại Cần Thơ, giá Urê Phú Mỹ đang ở mức 320.000 - 300.000 đ/bao; Urê Ninh Bình, Đạm Cà Mau (Urê Cà Mau) và nhiều loại Urê Trung Quốc từ 290.000 - 310.000 đ/bao. Giá bán lẻ nhiều loại DAP trên thị trường phổ biến từ 500.000 - 650.000 đ/bao. Cụ thể, DAP (Úc) khoảng 650.000 đ/bao; DAP (Trung Quốc, loại xanh Hồng Hà) và DAP (Mỹ, loại hạt đen) giá 580.000 - 600.000 đ/bao. Phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu và NPK 20-20-15 Cò Bay giá khoảng 630.000 - 640.000 đ/bao; NPK 16-16-8 Việt Nhật giá khoảng 600.000 đ/bao… Giá phân bón giảm do nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm so với trước. Gần đây, lúa hè thu 2016 tại nhiều địa phương ở ĐBSCL chuẩn bị thu hoạch; hạn mặn kéo dài, đặc biệt có nhiều diện tích đất tạm thời chưa thể trồng cây khiến nhu cầu phân bón phục vụ sản xuất trong dân giảm.






Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) đang tập trung tiêu thụ tại thị trường nội địa với kế hoạch cung ứng ra thị trường 365.500 tấn phân bón Phú Mỹ các loại nhằm tăng cường nguồn cung phục vụ nông dân trong vụ Hè Thu 2016. Cụ thể, PVFCCo sẽ đưa ra thị trường 220.000 tấn đạm Phú Mỹ, cùng với lượng hàng tồn trữ tại hệ thống kho của PVFCCo và đại lý vào khoảng 40.000 tấn đạm Phú Mỹ sẽ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân đạm cho mùa vụ này. Bên cạnh đó, PVFCCO sẽ đưa ra thị trường 51.000 tấn NPK Phú Mỹ, 41.000 tấn kali Phú Mỹ, 13.500 tấn DAP Phú Mỹ... 



HNN

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá muối tiếp tục duy trì xu hướng thấp trong hai tuần đầu tháng 5/2016. Thời tiết nắng nóng khiến sản lượng muối tăng mạnh, song hạt muối lại không có đầu ra nên giá sụt giảm mạnh. Giá thấp, thương lái không mua, hầu hết diêm dân dù muốn hay không cũng phải đưa muối vào kho dự trữ, hy vọng giá sẽ lên vào mùa mưa.

Diễn biến giá muối tại một số tỉnh, thành phố cụ thể như sau: tại Bạc Liêu, giá bán buôn muối trắng ổn định ở mức thấp 400 – 500 đ/kg; muối đen từ 250 – 350 đ/kg. Tại Nam Định, giá bán buôn muối thường đứng ở mức 650 đ/kg.

T
ại Hưng Yên, muối iot có giá 5.000 đ/kg, muối thường là 3.800 đ/kg. Tại Hà Nội, giá muối thô giảm từ 3.000 đ/kg xuống còn 2.900 đ/kg, muối tinh là 3.300 đ/kg xuống còn 3.200 đ/kg.



N.L.A


CẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương