Thị trường thế giới



tải về 0.54 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.54 Mb.
#9632
  1   2   3   4   5





Tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed có khả năng tăng lãi suất trong tháng 6/2016 nếu số liệu kinh tế tăng trưởng mạnh hơn trong quý 2/2016 đã khiến đồng đô la Mỹ tăng giá từ đó gây tác động đến thị trường hàng hóa.  



Thị trường thế giới: Trên thị trường châu Á, giá gạo Thái Lan bật tăng trong tuần qua lên mức cao trong vòng 2 năm do sản lượng gạo sụt giảm bởi hạn hán.

Tại Ấn Độ, giá tiêu giao ngay tiếp tục tăng nhẹ do được hỗ trợ bởi sức mua tốt trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt. Giá chè tại Bangladesh tiếp tục tăng tại phiên đấu giá tuần này do nguồn cung chè chất lượng giảm.

Giá cà phê Robusta chỉ giảm nhẹ do được hỗ trợ bởi những thông tin về thời tiết khô hạn kéo dài tại các nước sản xuất cà phê chính là Brazil, Việt Nam và Indonesia.

Giá lợn hơi thị trường Chicago, Mỹ giảm do lượng bán ra tăng và do nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng giá lợn hơi sẽ dịu bớt khi các nhà bán lẻ kết thúc thu mua bởi họ đã có đủ nguồn hàng cần thiết.

Thị trường trong nước: Giá lúa gạo trong nước biến động từ ổn định đến giảm nhẹ trong tuần qua trước sức ép từ việc Thái Lan tuyên bố xả kho gạo khổng lồ 11,4 triệu tấn.

Giá cao su xuất khẩu tăng một phần do yếu tố hạn hán, tiêu thụ săm lốp ô tô trên thế giới có dấu hiệu tăng và giá dầu tăng cũng kéo giá cao su tăng lên.

Thị trường cá tra nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa có dấu hiệu khởi sắc, các nhà máy vẫn trong xu hướng hạn chế thu mua. Dự báo, giá thu mua cá tra nguyên liệu cuối tháng 5 có thể sẽ chịu áp lực suy giảm khi nguồn cung cá trong size trong các hộ nuôi tăng lên trong khi sức mua của các nhà máy vẫn chững lại.




Thị trường thế giới: Trên thị trường châu Á, giá gạo Thái Lan bật tăng trong tuần qua, lên mức cao trong vòng 2 năm do sản lượng gạo sụt giảm bởi hạn hán, giá gạo Việt Nam cũng tăng so với tuần trước mặc dù nhu cầu nhập khẩu yếu. Dự đoán nhu cầu tiêu thụ gạo ở Đông Nam Á sẽ giảm khi chính quyền mới của Phi-lip-pin hạn chế cấp phép cho các nhà nhập khẩu tư nhân nhập khẩu gạo.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ, giá gạo đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2014 trước kế hoạch xả kho gạo khổng lồ của Chính phủ nước nhà. Giá gạo tăng là do hạn hán làm giảm sản lượng gạo và nhiều cây trồng khác không thể sinh trưởng.

Tuần qua, gạo tiêu chuẩn 5% tấm tăng lên mức 418 – 420 USD/tấn (FOB Băng Cốc), mức cao nhất kể từ ngày 11/5/2014, tăng 20 USD mỗi tấn so với giá tuần trước là 398 – 400 USD/tấn. Giới thương nhân dự đoán giá gạo 5% tấm của Thái Lan có thể tăng lên mức 500 USD/tấn trong 2 tháng tới.

Mặc dù giá tăng cao, các đơn đặt hàng nhỏ vẫn xuất hiện trong khi các nhà xuất khẩu đang tích trữ gạo để giao hàng. Gạo Thái Lan dành cho xuất khẩu là gạo vụ trước, hiện đang được chào bán với giá thấp hơn khoảng 20 USD/tấn so với gạo cùng chủng loại của Việt Nam.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm chế biến từ gạo vụ Đông Xuân mới, tăng lên 380 – 385 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn) trong tuần qua đối với hàng giao ngay, và ở mức 370 – 375 USD/tấn đối với hàng giao tháng 7-8/2016, pha trộn với gạo vụ Hè Thu. Theo số liệu của Reuters, mức giá 385 USD/tấn là mức cao nhất kể từ ngày 20/4/2016.

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Chính sách và Quản lý gạo Thái Lan (CRPM), trong 11,4 triệu tấn gạo mà Chính phủ hiện nắm giữ, chỉ có 200.000 tấn chất lượng tốt, 7,5 triệu tấn không đạt tiêu chuẩn và 3,7 triệu tấn dành cho mục đích công nghiệp (1,3 triệu tấn có thể làm lương thực, thức ăn chăn nuôi và 2,4 triệu tấn không thể làm lương thực, thức ăn chăn nuôi). Gạo dự trữ ngắn nhất cũng đã 26 tháng, còn lâu nhất đã lên tới 56 tháng, chất lượng đã đến mức báo động. Đó chính là áp lực khiến các nhà quản lý Thái Lan quyết định xả toàn bộ kho gạo dự trữ chỉ trong vòng hai tháng. Hiện tượng El Nino được dự báo tiếp diễn khiến nguồn cung trên thị trường gạo thế giới hạn hẹp hơn cũng là điểm tựa cho quyết định này.





Thị trường trong nước: Giá lúa gạo trong nước biến động từ ổn định đến giảm nhẹ trong tuần qua trước sức ép từ việc Thái Lan tuyên bố xả kho gạo khổng lồ 11,4 triệu tấn. Các thương lái tại khu vực ĐBSCL cho biết, giá lúa tại một số tỉnh liên tục sụt giảm, sức tiêu thụ yếu. Cụ thể tại Tiền Giang, Long An, giá lúa tươi IR50404 hiện chỉ còn khoảng 4.500 – 4.550 đ/kg, giảm 250 – 300 đ/kg so với tuần trước. Giá gạo nguyên liệu tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cũng nhanh chóng rớt xuống mức chỉ còn 6.500 - 6.700 đ/kg so với mức 6.700 - 6.900 đ/kg. Một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo khẳng định việc Thái Lan tuyên bố xả kho không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt nam, song trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, thông tin Thái Lan xả kho đã có tác động, làm giá cả thị trường trong nước giảm mạnh. Mặc dù vậy, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, giá lúa gạo hiện tại vẫn còn cao hơn khoảng 300 đ/kg.

T
heo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL tuần qua diễn biến như sau: tại An Giang, lúa tươi IR50404 ổn định ở mức 4.900 đ/kg; trong khi lúa OM 2514 giảm 50 đ/kg, từ 5.200 đ/kg xuống còn 5.150 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 giữ ở mức 5.000 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường ổn định ở mức 5.900 đ/kg, lúa dài ở mức 6.500 đ/kg. Tại Bạc Liêu, giá thu mua lúa của Công ty Lương thực ổn định, với lúa OM 5451 là 5.500 đ/kg (lúa tươi), 6.000 đ/kg (lúa khô); lúa OM 4900 là 5.600 đ/kg (lúa tươi) và 6.100 đ/kg (lúa khô).

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1/5 đến 12/5/2016, doanh nghiệp hội viên VFA đã xuất khẩu được trên 146.000 tấn, trị giá FOB đạt trên 64 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 12/5/2016, xuất khẩu đạt trên 2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 853 triệu USD.

Trước thông tin Thái Lan chuẩn bị tung bán ra thị trường trên 11 triệu tấn gạo dự trữ với giá rẻ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ cho biết không lo ngại về thông tin này và gạo Thái Lan có tung ra thị trường cũng không làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nguyên nhân là bởi gạo của Thái Lan là gạo cũ, phẩm chất thấp, chỉ bán được ở một số thị trường các nước nghèo như châu Phi hoặc bán cho các tổ chức viện trợ gạo nhân đạo hoặc dùng để chế biến thực phẩm. Trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo mới, gạo chất lượng cao, gạo đặc sản được xuất khẩu ở tất cả các thị trường trên thế giới và đã có thị trường ổn định.

Tuy nhiên, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đã làm giảm năng suất và sản lượng gạo ở khu vực ĐBSCL, thực trạng này đã đẩy giá gạo nội địa tăng mạnh hơn so với giá gạo xuất khẩu, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu mới, trong khi nông dân được hưởng lợi nhiều hơn do bán được giá cao. Những vùng sản xuất lúa gạo không bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp... nông dân sản xuất lúa đạt được lợi nhuận cao hơn các năm trước.

Khoảng hơn nửa tháng trở lại đây thị trường xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trầm lắng, khối lượng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại Cần Thơ đã giảm từ 30-40%. Nguyên nhân cũng có thể do các nhà nhập khẩu gạo chờ gạo Thái Lan tung ra bán gạo dự trữ. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có thông tin cụ thể để các doanh nghiệp biết thông tin chi tiết về gạo xuất bán của Thái Lan về chủng loại gạo và nơi xuất bán... Để giữ vững thị trường xuất khẩu gạo truyền thống trong các nước khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp cận thị trường để giữ được thị phần ở các thị trường quan trọng này.



N.L.A


T
hị trường thế giới
: Thị trường cà phê thế giới có xu hướng giảm trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5/2016 giảm 11 USD/tấn xuống 1.640 USD/tấn. Tuy nhiên, giá Robusta chỉ giảm nhẹ do được hỗ trợ bởi những tác động của thời tiết khô hạn kéo dài tại các nước sản xuất cà phê chính là Brazil, Việt Nam và Indonesia.

 Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe) cho biết, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 4/2016 đạt 2.149.214 bao, giảm 584.165 bao, hay 21,37%, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan giá trị gia tăng trong tháng 4/2016 đạt 254.829 bao, giảm 45.309 bao, hay 15,1%, so với cùng năm ngoái. Như vậy, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 4/2016 đạt 2.404.043 bao, giảm 594.654 bao, tương ứng 21,76%, so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu cà phê tháng 4/2016 đạt 352,2 triệu USD, giảm 148 triệu USD, hay 29,59%, so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Liên đoàn Cà phê Colombia, sản lượng cà phê của nước này trong tháng 4/2016 đạt 1.043.000 bao, tăng 119.000 bao, hay 12,88%, so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê của Colombia trong tháng 4/2106 đạt 906.000 bao, giảm 21.000 bao, tương ứng 2,27%, so với tháng 4/2015. Xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu niên vụ 2015-2016 đạt 7.662.000 bao, tăng 782.000 bao, tương đương 11,37%, so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, sản lượng cà phê của Ấn Độ niên vụ 2015-2016 ước đạt 5,3 triệu bao, giảm 2,75% so với niên vụ trước, trong đó Robusta chiếm 71,89% và Arabica 28,11%. Con số mà USDA đưa ra thấp hơn 9,09% so với con số 5,83 triệu bao của Ủy ban Cà phê Ấn Độ. USDA cũng dự báo sản lượng cà phê của Ấn Độ niên vụ 2016-2017 sẽ giảm 2,45% so với niên vụ 2015-2016 xuống 5,17 triệu bao, trong đó Robusta chiếm 72,59% và Arabica 27,41%, do thời tiết bất lợi vào thời điểm cây cà phê ra hoa.





Thị trường trong nước: Thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng với xu hướng thị trường cà phê thế giới. So với cuối tuần trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 300 đ/kg xuống mức 35.700 – 36.100 đ/kg; Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB giảm 13 USD/tấn xuống 1.659 USD/tấn.


Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, lượng mưa tại các vùng sản xuất cà phê chủ chốt ở miền Nam và Tây Nguyên năm nay sẽ thấp hơn 20-40% so với bình thường. Hiện đã có những cơn mưa rải rác, do vậy, khô hạn và thiếu nước sẽ phần nào bớt trầm trọng trong ngắn hạn.

Theo kết quả khảo sát của Bloomberg, nông dân Việt Nam sẽ thu hoạch khoảng 1,5 triệu tấn cà phê trong niên vụ bắt đầu vào tháng 10/2016, ghi nhận mức thấp nhất kể từ niên vụ 2012-2013 khi sản lượng đạt 1,65 triệu tấn.

Dù lo ngại về hạn hán, song xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn đang tăng mạnh với khối lượng cao hơn so với mức trung bình 5 năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2016 đạt 185.962 tấn, tăng 3%, một phần nhờ lượng cà phê lưu kho từ vụ trước đang ở mức cao.

Từ đầu tháng 3/2016, giá cà phê tại Đăk Lăk - tỉnh trồng cà phê hàng đầu của Việt Nam - đã tăng khoảng 20% lên 36.100 đồng/kg tính đến ngày 19/5. Dù giá đi lên, song nhu cầu cà phê Việt Nam có thể tiếp tục tăng do vẫn tương đối hấp dẫn so với nguồn cung thay thế từ Brazil và Indonesia – các quốc gia cũng đang phải gánh chịu hạn hán.

HNN



Thị trường thế giới: Giá chè tại Bangladesh tiếp tục tăng tại phiên đấu giá tuần này (17/5) do nguồn cung chè chất lượng giảm. Giá chè Bangladesh trung bình đạt 199,95 taka/kg (tương đương 2,50 USD/kg) tại phiên đấu giá thứ tư của mùa kinh doạnh hiện tại, tăng từ 194,85 taka/kg tại phiên đấu giá trước đó tổ chức vào ngày 10/5. Khoảng 1,08 triệu kg đã được cung cấp tại trung tâm đấu giá duy nhất Chittagong, trong đó có 2,5% không bán được. Tại phiên đấu giá trước, khoảng 5% trong 1,3 triệu kg không bán được.

Giá chè Best Broke Pekoe Ones (BP1s) TEABP1-BEST-KE hạng nhất Kenya tiếp tục tăng trong phiên đấu giá tuần này ở Mombasa, đạt mức 2,20 - 3,30 USD/kg so với 2,28 - 2,92 USD/kg của phiên đấu giá trước. Tương tự, giá chè Best Brighter Pekoe Fanning Ones (PF1s) TEAPF1-BEST-KE tuần này tăng nhẹ lên 2,30 - 3,08 USD/kg, so với 2,42 - 3,06 USD/kg tuần trước.

N
guồn cung giảm tiếp tục đẩy giá chè tăng trong phiên đấu giá tuần qua của Hiệp hội Thương mại Chè Coonoor, Ấn Độ. Tại phiên đấu giá thứ 19 (12-13/5), giá trung bình tăng lên 97,51 Rs/kg so với từ 97,22 Rs/kg tuần trước. Vigneshwar Speciality Broken Orange Pekoe Fannings được bán với giá cao nhất tại phiên đấu giá chè lá CTC ở mức 278 Rs/kg. Tiếp đến là Hittakkal Speciality’s Broken Orange Pekoe Fannings là 266 Rs/kg, Darmona Estate’s Broken Orange Pekoe Small là 221 Rs/kg. Trong phiên đấu giá chè bụi CTC, Vigneshwar Speciality Pekoe Dust đứng đầu khi được mua ở mức 260 Rs/kg. Tiếp đến là Hittakkal Speciality’s Pekoe Dust là 251 Rs/kg. Trên thị trường chè orthodox, Kodanad đạt mức giá cao nhất với 255 Rs/kg, tiếp theo là Kairbetta 215 Rs/kg, Chamraj 228 Rs/kg và Havukal (214 Rs/kg).



T
hị trường trong nước:
Tại Thái Nguyên, giá chè nguyên liệu tuần này không đổi so với tuần trước. Cụ thể, chè xanh búp khô hiện ở mức 100.000 đ/kg, chè cành chất lượng cao 180.000 đ/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) 130.000 đ/kg.

Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng giá chè nguyên liệu sản xuất trà xanh loại 1 vẫn duy trì ổn định ở mức 8.000 đ/kg, chè nguyên liệu sản xuất trà đen loại 1 giữ mức 4.000 đ/kg.






N.V.A



T
hị trường thế giới
: Thị trường đường thế giới biến động giảm trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá đường trắng London kỳ hạn tháng 8/2016 giảm 1,3 USD/tấn xuống mức 476,8 USD/tấn. Tuy nhiên, giá đường chỉ giảm nhẹ do Tổ chức Green Pool trong tuần này đã tăng mức dự báo thiếu hụt đường toàn cầu niên vụ 2015/2016 và 2016/2017 do sản lượng mía đường giảm tại khu vực châu Á dưới tác động của El Nino.

Bên cạnh đó, tổ chức Platts Kingsman mới nâng dự báo về mức thiếu hụt đường trong năm tới lên 7,3 triệu tấn, trên cơ sở dự báo sản lượng của Thái Lan, nhưng hạ mức dự báo về thiếu hụt trong niên vụ 2015/16 (kết thúc vào 30/9) xuống 5,48 triệu tấn, trên cơ sở nâng dự báo về sản lượng của Brazil.

Theo Kingsman, sản lượng của Brazil trong niên vụ này sẽ đạt 36,4 triệu tấn đường (638 triệu tấn mía) bởi các nhà máy tăng cường ép mía đường và giảm sản xuất ethanol.

Trước đó, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cũng nâng dự báo về sản lượng đường Brazil niên vụ 2015/16 thêm 1 triệu tấn, nhưng lại hạ dự báo về sản lượng của Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc.



Dưới đây là bảng số liệu dự báo về cán cân cung – cầu trên thị trường đường thế giới (triệu tấn):



Tổ chức

Ngày dự đoán

Niên vụ

2015-16

Niên vụ

2016-17

Platts Kingsman

16/5/2016

-5,48

-7,3

Tổ chức Đường Quốc tế

13/5/2016

-6,65

-3,8

Datagro

9/5/2016

-6,49

-6,09

Czarnikow

14/4/2016

-11,4




F.O. Licht

6/4/2016

-8

-4,9

Morgan Stanley

4/4/2016

-4,7




Rabobank

14/3/2016

-6,8




INTL FCStone

17/2/2016

-7




Capital Economics

4/2/2016

-3




Bioagencia

4/2/2016

-3,61




Thời tiết đang trở nên khô hạn tại Thái Lan và Ấn Độ. Điều này càng khiến tình trạng khan hiếm đường trở nên trầm trọng hơn. Dự báo giá đường sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới nhưng tình trạng thâm hụt vẫn sẽ kéo dài cho tới đầu năm 2017.

Thị trường trong nước: Tuần qua, giá bán buôn đường ở thị trường nội địa vẫn ổn định. Giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội là 15.300 - 15.700 đ/kg, tại Miền Trung 15.300 -15.400 đ/kg và tại TP HCM 15.400 - 15.700 đ/kg.

Từ đầu năm đến nay, thị trường tiêu thụ đường cát trong nước có dấu hiệu khả quan. Đây là cơ hội các doanh nghiệp ngành mía đường xây dựng hệ thống kênh phân phối tại thị trường nội địa. Tuy vậy, các nhà máy đường ở ĐBSCL đang giải bài toán khó trước tình hình hạn hán, nhiều vùng mía nguyên liệu bị ảnh hưởng. Trong khi chuẩn bị cho giai đoạn cạnh tranh, hội nhập quốc tế mỗi nhà máy cần gấp rút xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

Từ đầu mùa khô năm 2016, hạn hán, xâm nhập mặn sớm và sâu vào đất liền gây thiệt hại nặng đến vùng trồng mía nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Niên vụ mía 2015-2016, thống kê sơ bộ, toàn vùng có khoảng 43.000 ha bị ảnh hưởng hạn hán và có khả năng giảm 5-10% diện tích trồng mía. Trong đó, theo ước tính ở Hậu Giang- địa phương có vùng mía nguyên liệu lớn nhất vùng ĐBSCL, đã có 500ha bị giảm năng suất. Ở Trà Vinh, mía bị thiệt hại 1.000ha trong tổng số 4.400ha, mức độ thiệt hại từ 30-50%. Nếu mùa mưa đến trễ, mặn tiếp tục xâm nhập nội đồng sẽ ảnh hưởng đến vùng trồng mía (lưu gốc) chuyên canh. Huyện Cù Lao Dung, tỉnh  Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề nhất với 2.300ha trong tổng số hơn 6.600ha. Trong đó, mức độ thiệt hại từ 30 - 50% có hơn 1.350 ha, thiệt hại 50 - 70% có 700 ha và thiệt hại nặng trên 70% là 312 ha. Tính bình quân năng suất mía giảm trên 20%, chữ đường mất hơn 1 CCS.

HNN



Thị trường thế giới: Sản lượng điều của Bờ Biển Ngà vụ này đã giảm khoảng 1/4 do các vấn đề về thời tiết và chất lượng hạt. Tuy nhiên, sản lượng điều của quốc gia Tây Phi đã từng vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới năm ngoái này được dự báo sẽ đạt 725.000 tấn trong năm nay. Giá cổng trại đã giảm xuống 450 – 550 CFA franc (1,73 USD)/kg một phần là bởi các nhà nhập khẩu đã rút vốn do chất lượng không đảm bảo. Kết quả là người bán và các nhà sản xuất đã phải cố gắng cắt giảm dự trữ do lo ngại giá sẽ giảm. Cũng có quan ngại về chất lượng bảo quản trong giai đoạn mùa mưa ở Bờ Biển Ngà bởi khi đó việc lưu trữ và sấy khô hạt gặp khó khăn.

Thị trường trong nước: Giá thu mua hạt điều khô tại Bình Phước tuần này đã giảm 1.000 đ/kg so với tuần trước, xuống mức 42.000 đ/kg. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giá khá cao do nguồn cung hạn chế, nhu cầu thu mua phục vụ chế biến tăng.


Tuần trước, giá xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường nhìn chung giảm nhẹ so với tuần trước đó. Cụ thể là, hạt điều WW320 đã giảm 0,217 USD/kg, xuống mức 8,27 USD/kg; Nhân hạt điều (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW240 xuất khẩu sang Hà Lan giảm 0,265 USD/kg, xuống mức 8,375 USD/kg; Nhân hạt điều W320 xuất khẩu sang Thái Lan giảm 0,537 USD/kg, xuống mức 8,35 USD/kg; Hạt điều nhân (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW240 xuất khẩu sang thị trường Anh giảm 0,415 USD/kg, xuống mức 8,07 USD/kg.



Tham khảo giá xuất khẩu hạt điều tuần từ 9 – 15/5/2016



Mặt hàng

ĐVT

Lượng

Đơn giá

(USD)

Thị trường

Hạt điều WW320

KG

14968,8

8,27

Úc

Nhân hạt điều đã bóc vỏ WW320

KG

16329,6

7,80

Áo

Nhân hạt điều (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW240

KG

15876

8,25

Canađa

Nhân hạt điều sấy khô WW320

KG

6804

8,18

Trung Quốc

Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WW320

KG

15876

7,63

Đức

Nhân hạt điều LP

LBS

35000

2,85

Ấn Độ

Nhân hạt điều (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW240

Tấn

14,97

8597,19

Israel

Nhân hạt điều WW240

KG

15876

8,73

Malaixia

Nhân hạt điều (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW240

Tấn

15,88

8375,31

Hà Lan

Nhân hạt điều LP

KG

15876

6,28

Nga

Hạt điều nhân Việt Nam W240

KG

14061,6

8,38

Singapore

Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WW320

KG

15876

7,61

Switzerland

Nhân hạt điều W320

Tấn

7,94

8350,13

Thái Lan

Nhân hạt điều WW320

KG

15422,4

7,94

Thổ Nhĩ Kỳ

Hạt điều nhân LP

Tấn

15

6062,70

Các TVQ Ả rập thống nhất

Hạt điều nhân (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW240

KG

15876

8,07

Anh

Nhân hạt điều W240

Tấn

16,56

8551,93

Hoa Kỳ

(Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại)

T.T.P.



Thị trường thế giới: Xu hướng ngày càng tăng của giá tiêu, đặc biệt là đối với tiêu đen ở Ấn Độ, Việt Nam và Sri Lanka đã rõ ràng. Tại Indonesia và Malaysia, giá tiêu tương đối ổn định. Tuy nhiên, tính theo đồng USD tại thị trường địa phương, giá giảm do sự suy yếu của đồng nội tệ so với USD. 

Tại Ấn Độ, giá tiêu giao ngay tuần qua tiếp tục tăng nhẹ được hỗ trợ bởi sức mua tốt trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt do nông dân tiếp tục bán hàng chậm lại. Các hoạt động thương mại vẫn hạn chế do tâm lý chờ đợi nguồn cung nhập khẩu từ Việt Nam và Sri Lanka.

Nông dân trồng tiêu cho rằng, nguồn cung sắp tới sẽ còn bị thắt chặt vì khô hạn đang xảy ra trên diện rộng ở các nước trồng tiêu chính đe dọa năng suất và sản lượng vụ tới.

Ngày 17/5, trên thị trường kỳ hạn hỉ có 23 tấn tiêu được chuyển đến và giá giao dịch ở mức 695 – 708 Rupi/kg. Giá tiêu vùng Rajkumari (thuộc huyện Idukki) được giao dịch ở mức 710 Rupi/kg. Giá hạt tiêu giao ngay tăng thêm 100 Rupi lên mức 69.700 Rupi/tạ cho loại tiêu xô (tương đương 10.446 USD/tấn) và 72.700 Rupi/tạ cho loại tiêu đã sơ chế (tương đương 10.896 USD/tấn), tăng 1.700 Rupi so với tháng 4/2016.

Trên sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA, hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2016, tháng 7/2016 và tháng 8/2016 vẫn ổn định lần lượt ở mức 71.000 Rupi/tạ (tương đương 10.641 USD/tấn), 70.000 Rupi/tạ (tương đương 10.491 USD/tấn), và 69.000 Rupi/tạ (tương đương 10.341 USD/tấn).

Giá tiêu đặc chủng MG1 Ấn Độ xuất khẩu ở mức 11.000 USD/tấn (c&f) cho hàng giao châu Âu và 11.250 USD/tấn (c&f) cho hàng xuất đi Mỹ, tăng 100 USD so với tháng trước.






Thị trường trong nước: Giá tiêu đen xô tại thị trường nội địa Việt Nam tiếp tục đà tăng mạnh trong tuần này, dao động quanh mức 173.000 - 177.000 đ/kg tại các vùng nguyên liệu Tây Nguyên và Nam Bộ. Cụ thể, ngày 19/5/2016, giá tiêu xô tại Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đồng Nai lần lượt ở mức 175.000 đ/kg, 177.000 đ/kg, 173.000 đ/kg, 174.000 đ/kg, tăng khoảng 14.000 đ/kg so với thời điểm cuối tuần trước.




N.V.A



Thị trường thế giới: Thị trường cao su kỳ hạn Tocom (Nhật Bản) diễn biến giảm mạnh trong tuần qua do lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm lại đè nặng. Kết thúc phiên giao dịch 18/5, giá cao su hợp đồng benchmark tháng 10/2016 chạm mức thấp mới trong hơn 2 tháng, chỉ còn 168,5 Yên/kg, phá vỡ mức thấp 2 tháng vừa thiết lập hôm 16/5. Trước đó, giá đóng cửa hợp đồng benchmark tháng 10/2016 ở mức 172 Yên/kg, giảm 8,7 Yên so với giá đóng cửa phiên đầu tuần trước (9/5). Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 16/3/2016.

T
rung Quốc công bố số liệu về đầu tư, sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 4/2016 tăng chậm hơn so với dự kiến, làm gia tăng lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tăng trưởng sản lượng của các nhà máy suy giảm cũng như đầu tư tài sản cố định đều thấp hơn so với kỳ vọng.



Thị trường trong nước: Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh tuần qua diễn biến giảm cùng với xu hướng của thị trường cao su thế giới vào đầu tuần và hiện đang tăng trở lại. Cụ thể: cao su SVR3L giảm từ 32.300 đ/kg (11/5) xuống còn 30.400 đ/kg (16/5), và tăng lên mức 33.400 đ/kg (18/5); cao su SVR10 giảm từ 30.700 đ/kg xuống còn 28.800 đ/kg, và tăng trở lại 29.300 đ/kg.

Trong khi đó, mủ cao su dạng nước tại Bình Phước vẫn ổn định ở mức tuần trước là 10.240 đ/kg (mủ tạp 32 độ/kg).

Giá xuất khẩu cao su thiên nhiên tuần qua tăng nhẹ lên 10.200 NDT/tấn. Nhu cầu về mặt hàng cao su thiên nhiên để sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc đang tăng đáng kể so với cuối năm 2015. Từ hai tháng nay, cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu đạt khối lượng hơn 58.000 tấn. Chủng loại sản phẩm cao su thiên nhiên sơ chế của Việt Nam đưa sang cảng Thanh Đảo gồm các loại sơ chế đóng bánh 33,3kg (SVR 3L, SVR5, SVR L, SRV CV50, SRV CV60, SRV10, SRV20), sơ chế hỗn hợp, sơ chế tiêu chuẩn Serum, tiêu chuẩn Latex.

Cao su tiểu điền trước đây chỉ xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, nhưng hiện nay phía cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cấm biên. Do đó, cao su tiểu điền hiện phải bán mủ nguyên khai cho các công ty, đơn vị quốc doanh để chế biến ra sản phẩm xuất khẩu. Biện pháp tháo gỡ khó khăn này cho thấy hiệu quả, giúp người trồng yên tâm sản xuất. Tuần qua, sản lượng cao su thiên nhiên sơ chế xuất sang cảng Thanh Đảo đạt 6.800 tấn, tăng 4,6% so với tuần trước.

Giá cao su xuất khẩu tại thị trường trong nước hiện ở mức 40,4 triệu đồng/tấn, tăng 12,4 triệu đồng/tấn, tương đương 44% so với mức giá của ngày 15/1/2016. Cụ thể, giá cao su (FOB) chào bán ngày 13/5  cho sản phẩm SVR CV là 40,4 triệu đồng/tấn, SVR L gần 38 triệu đồng/tấn, SVR 10 gần 31,6 triệu đồng/tấn, SVR 20 gần 31,5 triệu đồng/tấn, tăng trung bình 100.000 - 200.000 đ/tấn so với ngày 11/5. So với ngày 15/1, loại SVR CV chỉ có 28 triệu đồng/tấn, SVR L 26,87 triệu đồng/tấn, SVR 10 23,8 triệu đồng/tấn, SVR 20 gần 23,7 triệu đồng/tấn. Như vậy, trong vòng 5 tháng qua, giá cao su đã tăng khá mạnh, trên 40%. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), giá cao su tăng một phần do yếu tố hạn hán, đặc biệt sau khi Thái Lan - một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cao su - cho biết sản lượng của nước này giảm 50%. Điều này ít nhiều đã khiến cao su tăng giá trong thời gian qua. Một lý do nữa là thời gian qua, tiêu thụ săm lốp ô tô trên thế giới có dấu hiệu tăng. Bên cạnh đó, sự tăng giá dầu cũng kéo giá cao su tăng lên.




N.L.A



Thị trường thế giới: Thị trường gỗ xẻ giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ) tuần qua tiếp tục đà tăng giá. Kết thúc phiên giao dịch 18/5, giá gỗ xẻ hợp đồng tháng 5/2016 đạt 318,9 USD/tbf, tăng 14,2 USD so với phiên đầu tuần trước (9/5). Trước đó, hợp đồng tháng 5/2016 chạm mức cao trong tuần vào cuối phiên 16/5, đạt 328 USD/tbf.


Theo dự báo của Bộ Lâm nghiệp Nhật Bản, nhập khẩu gỗ tròn, gỗ dán và gỗ ép trong năm 2016 sẽ tăng so với năm 2015, trong khi gỗ xẻ nhập khẩu dự báo giảm trong quý 2 và 3/2016. Dự báo nhập khẩu gỗ tròn từ Bắc Mỹ, gỗ xẻ và gỗ thông Radiata từ châu Âu, gỗ xẻ từ Niu Di-lân và Chi lê, gỗ dán trong nửa đầu năm nay được điều chỉnh giảm so với mức dự báo cũ vào tháng 12/2015.

Sản xuất gỗ tròn và gỗ xẻ nội địa dự báo tăng trong năm 2016, trong khi đó sản xuất gỗ dán sẽ giảm so với năm 2015.

Do đó, tổng khối lượng nhập khẩu gỗ tròn trong năm 2016 từ Bắc Mỹ, bờ biển phía Nam, Niu Di-lân sẽ tăng sau hai năm kể từ năm 2014. Các nhà nhập khẩu gỗ xẻ tỏ ra thận trọng mua hàng trong thời gian tới do hoạt động sản xuất trong nước giảm, gỗ xẻ nhập khẩu từ Bắc Mỹ dự báo giảm trong nửa đầu năm và tăng trở lại vào cuối năm 2016.

Đối với gỗ xẻ châu Âu, các xưởng cưa cắt giảm sản xuất do nguồn cung gỗ tròn thắt chặt. Dự báo khối lượng nhập khẩu từ thị trường này sẽ giảm trong quý 2 và quý 3/2016. Đối với gỗ thông Radiata và gỗ xẻ nhập khẩu từ Niu Di-lân và Chi lê (chủ yếu để đóng thùng gỗ), nhu cầu thấp do hàng tồn kho cao, khối lượng nhập khẩu trong nửa đầu năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm 2015.

Nhu cầu đối với gỗ dán mềm tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu về nhà ở mới và hoạt động xây dựng tại Nhật Bản. Gỗ dán nhập khẩu giảm trong quý 1/2016 do nhu cầu hoạt động xây dựng bằng bê tông và sau đó sẽ tăng. Nhu cầu về gỗ xẻ làm gỗ ép cũng sẽ tăng, nhưng đến quý 3/2016 dự kiến giảm trở lại do thừa cung.





Thị trường trong nước: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang một số thị trường chính vẫn tăng trưởng khả quan, mặc dù kinh tế toàn cầu đang hồi phục chậm. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ chốt của Việt Nam trong nhiều năm qua trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: chỉ số tâm lý kinh doanh giảm mạnh và xuất khẩu trì trệ trong tháng thứ 5 liên tiếp. Việc đồng yên tăng giá gần đây đã tạo thêm áp lực đối với ngành công nghiệp xuất khẩu và đe dọa lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mặc dù tiền lương tăng, chi tiêu của các hộ gia đình không tăng, làm cản trở hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, thị trường nhà ở mới tại Nhật Bản tăng mạnh và niềm tin người tiêu dùng tháng 3/2016 tăng là điểm sáng của kinh tế Nhật Bản, hỗ trợ rất nhiều cho nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất bằng gỗ tại Nhật Bản trong thời gian tới.

Theo thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tuần từ 3/5 đến 10/5/2016 đạt 132,7 triệu USD, tăng 18,4% so với tuần trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 82,3 triệu USD, tăng 22,64% so với tuần trước. Mặt hàng đồ gỗ nội thất bằng gỗ xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính trong tuần như: Mỹ với kim ngạch đạt 33,2 triệu USD, tăng 16,9%; Đài Loan đạt 10,2 triệu USD, tăng 57,3%; Nhật Bản đạt 6,4 triệu USD, tăng 42,2%; Hồng Kông đạt 4,8 triệu USD, tăng 25% so với tuần trước.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu về Việt Nam trong tuần đạt 48,7 triệu USD, tăng mạnh 127% so với tuần trước, với tất cả các thị trường cung cấp đều tăng trưởng mạnh. Cam-pu-chia là thị trường đứng đầu về cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam trong tuần qua, kim ngạch đạt 6,4 triệu USD, tăng 259,7% so với tuần trước và chiếm 13% tổng kim ngạch gỗ nhập khẩu. Tiếp đến là kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường lớn khác như Trung Quốc, Lào, Mỹ, Đài Loan tăng lần lượt là 47,6%, 687,5%, 106,2% và 143,7%.

N.L.A



T
hị trường thế giới
: Tại thị trường Chicago, Mỹ, giá lợn hơi ngày 18/5 đạt 81,225 Uscent/lb, giảm 1,8 Uscent/lb so với mức giá đạt được vào cuối phiên giao dịch ngày đầu tuần (16/5) do lượng bán ra tăng và do nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng giá lợn hơi sẽ dịu bớt khi các nhà bán lẻ kết thúc thu mua bởi họ đã có đủ nguồn hàng cần thiết phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ dịp Lễ Tưởng niệm chiến sĩ trận vong (30/5/2016).

Thị trường trong nước: Mặc dù thông tin Trung Quốc ngưng nhập lợn hơi theo đường tiểu ngạch khiến giá lợn hơi trong nước giảm, nhưng nhìn chung lợn xuất chuồng ở các trang trại chăn nuôi các tỉnh phía Nam hiện vẫn ổn định, người chăn nuôi vẫn có lãi. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục đóng cửa thì giá sẽ tiếp tục giảm xuống.



H
iện giá thu mua lợn hơi tại Đồng Nai là 53.000 đ/kg, giảm 500 đ/kg so với tuần trước; Bạc Liêu là 42.000 – 46.000 đ/kg, giảm khoảng 2.000 đ/kg; Nam Định là 46.000 đ/kg, giảm 500 đ/kg.

G
iá gà ta tại một số địa phương đã tăng nhẹ so với tuần trước do nguồn cung giảm, nhu cầu tiêu thụ tăng. Cụ thể là, giá thu mua gà ta tại Đồng Nai hiện đạt 60.000 đ/kg, tăng 2.000 đ/kg; giá bán buôn gà trống ta hơi tại chợ Hà Vĩ, Hà Nội tăng 10.000 đ/kg, hiện đạt 100.000 đ/kg.



T.T.P.




tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương