THỊ trưỜng hàng hoá ĐÁng quan tâm trong tuần cpi tháng 11 được dự báo tăng 0,8%



tải về 179.13 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích179.13 Kb.
#15693
  1   2   3
Tin tuần từ 15-21/11/2010


THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN


CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8%

Dự báo trên được đưa ra tại một bản tin mới công bố của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Không đề cập nhiều đến các tác động gây giảm giá, kịch bản chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng cuối năm được trung tâm này đưa ra tính đến các yếu tố tăng giá cơ bản như: tỷ giá VND/USD đang có xu hướng tăng; bão lụt gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung; giá nhiều mặt hàng tăng, kể cả hàng tiêu dùng nói chung và các mặt hàng thiết yếu như thép, phân bón, thực phẩm, gas…

Ngoài ra, các yếu tố về quy luật mùa vụ cuối năm, CPI thường tăng cao hơn trong các dịp lễ, Tết, dưới tác động của lực cầu sản xuất và tiêu dùng tăng, lượng tiền cung ứng ra lưu thông nhiều hơn, cũng được Trung tâm đưa ra để bảo vệ quan điểm của mình.

Theo cơ quan này, kể từ đầu tháng 10, cùng với diễn biến giá USD lên cao, sức ép tăng giá đối với các mặt hàng có quan hệ thương mại quốc tế lớn cũng chịu tác động không nhỏ. Đồng thời, có những phân tích và dự báo về xu hướng giá của nhiều mặt hàng trọng yếu trên thị trường thế giới đưa đến khả năng giá dầu thô, gạo, sắt thép… tiếp tục tăng trong cuối năm 2010 và năm 2011.

Vẫn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của các diễn biến bất thường, từ giá vàng, tỷ giá USD và thiên tai lũ lụt tại miền Trung, nhưng giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường, sau khi tăng lên dưới tác động của các nguyên nhân này, đã không thấy xuất hiện khả năng quay về mức giá cũ, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia nhận định.

Tuy nhiên, một diễn biến đáng chú ý tại Thủ đô có thể ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này, đó là trong giai đoạn lấy giá cuối cùng của Tổng cục Thống kê để phục vụ tính toán CPI tháng 11, đã xuất hiện nhiều chương trình khuyến mại quy mô lớn, được tổ chức trên diện rộng vào các ngày 13-14/11.

Với Tp.HCM, sau giai đoạn dài "kìm giá" thì đến tháng này, thị trường đã xuất hiện nhiều điều chỉnh vượt ngoài tầm ảnh hưởng của các chương trình bình ổn. Theo một số thông tin trên báo chí, xu hướng tăng giá đang thể hiện khá rõ trên thị trường.

Ngoài các nguyên nhân có tính đột biến kể trên, quy luật mùa vụ cuối năm không dễ xác định chính xác độ tác động nhưng sức ảnh hưởng thường khá lớn. Nhìn ở góc độ cung hàng hóa, trong khi tồn kho nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến đã hạ nhiệt, dẫn tới khả năng có thể tăng quy mô sản xuất trong giai đoạn cuối năm này, lãi suất ngân hàng thương mại vẫn còn khá cao có thể làm tăng chi phí đầu vào sản xuất.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, những tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất khó có thể giảm khi cầu vốn kinh doanh tăng cao. Trong khi đó, do CPI đang trong xu hướng tăng, cộng với những biến động giá vàng gần đây, càng khiến người dân không mặn mà gửi tiền tiết kiệm.


Tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu vàng để bổ sung nguồn cung cho thị trường
NHNN phát đi thông điệp sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp để bình ổn thị trường vàng và ngoại hối trong thời gian tới.

Sau khi quyết định được phép nhập khẩu vàng của NHNN, đến thời điểm này, có 4/8 đơn vị được cấp hạn ngạch đã thực hiện nhập khoảng 1/3 khối lượng được phép nhập khẩu.

Do thời hạn giấy phép là hai tuần nên hiện các đơn vị vẫn đang theo dõi diễn biến giá vàng thế giới để lựa chọn thời điểm nhập khẩu thích hợp.

Để tiếp tục ổn định thị trường vàng trong những ngày tới, NHNN sẽ cấp tiếp giấy phép nhập khẩu vàng cho một số NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng khác để bổ sung nguồn cung cho thị trường.

Ngoài ra, NHNN đang tiếp tục thực hiện bán can thiệp ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu, thị trường ngoại hối trong mấy ngày vừa qua đã diễn biến theo chiều hướng tích cực; trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại đã được cải thiện.

Đồng thời, có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng thương mại trong việc bán, cho vay và thanh toán ngoại tệ để nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu.

Theo NHNN, việc cho phép nhập khẩu vàng trong thời gian hai tuần không làm gia tăng áp lực lên thị trường ngoại tệ.

Trong những ngày đầu tháng 11/2010, vốn huy động của hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục tăng tương đương tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế. Các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán thông qua cân đối dòng tiền đi - về, duy trì vốn khả dụng ở mức hợp lý; đồng thời, sử dụng giá trị giấy tờ có giá hiện có để giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, nghiệp vụ thị trường mở và các giao dịch tiền tệ khác với Ngân hàng Nhà nước (vay qua đêm, tái cấp vốn,...).

Từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán.


XUẤT NHẬP KHẨU

ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU


Nhập siêu tháng 10 chính thức vượt 1 tỷ USD

Lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, nhập siêu vượt mốc 1 tỷ USD trong tháng 10, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Sau khi diễn biến tình hình xuất nhập khẩu tháng 9 trên thực tế không cho kết quả nhập siêu ở mức 1,1 tỷ USD như dự báo của Tổng cục Thống kê, đến tháng 10, con số này đã hiện thực.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố ngày 16/11, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt 6,23 tỷ USD, tăng khoảng 2,1% so với tháng 9; nhập khẩu đạt 7,3 tỷ USD, tăng tới 4,7% trong cùng so sánh.

Với mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, nhập siêu tháng 10 đã doãng xa hơn so với tháng 9, lên mức xấp xỉ 1,07 tỷ USD. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5, nhập siêu vượt mốc 1 tỷ USD.

Nhìn trên tổng thể, xuất khẩu đã có một tháng tương đối thành công khi chỉ có 9/35 nhóm, mặt hàng giảm kim ngạch so với tháng trước. Đáng chú ý, nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm có kim ngạch giảm tới 92,8% so với tháng 9. Ngoài ra, than đá, quặng khoáng sản và hóa chất cũng là các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm sâu.


Nhưng bù lại, nhiều sản phẩm tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đáng lưu lý là gạo, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng… Một số mặt hàng xác định được về lượng cũng cho thấy xuất khẩu đang có lợi về giá, đặc biệt là hạt điều, cà phê, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm, than đá, dầu thô, cao su, sắt thép các loại…

Phía nhập khẩu, dù tổng kim ngạch tháng 10 vẫn tăng so với tháng 9 nhưng nhìn chi tiết các mặt hàng, có tới 20/43 sản phẩm kim ngạch giảm so với tháng trước dù giảm không lớn, cao nhất là sản phẩm từ dầu mỏ giảm 30,4%.

Ngược lại, một số nhóm hàng có kim ngạch tăng rất cao so với tháng 9 như lúa mỳ tăng 192,3%; phân bón cac loại tăng 53%; thuốc trừ sâu nguyên liệu tăng 32,5%. Đặc biệt là đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng tới 354,8%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 697,9%...
Riêng với mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm, sự biến động mạnh của giá vàng trong nước và lực cầu tăng thời gian qua đã tác động đến cán cân thương mại mặt hàng này. Trong tháng 10, cả nước đã xuất khẩu gần 31,1 triệu USD nhưng nhập khẩu đạt kim ngạch lớn hơn, xấp xỉ 95,7 triệu USD.

Như vậy, tính đến hết tháng 10, cả nước đã xuất khẩu đạt trên 57,83 tỷ USD kim ngạch tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 94,8% kế hoạch cả năm.

Đã có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó đứng đầu là dệt may với 9,04 tỷ USD. Giày dép và thủy sản đã đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD, chiếm hai vị trí tiếp theo và đẩy dầu thô xuống thứ tư.

Tương tự, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 67,24 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 90,9% kế hoạch cả năm.

Nhập siêu tính đến thời điểm cuối tháng 10 đã ở mức 9,41 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ nhưng chỉ bằng 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, cách rất xa chỉ tiêu 20%.
Kiến nghị giao hạn ngạch nhập đường cho các thành phố lớn

Ngày 17-11, trước diễn biến giá đường phức tạp, Sở Công thương TP.HCM vừa có kiến nghị UBND TP có văn bản đề nghị các bộ ngành trung ương về việc nhập khẩu đường.

Theo Sở Công thương, để giảm tình trạng thiếu hụt nguồn cung đường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam... cần có biện pháp yêu cầu các nhà máy đường sản xuất đến đâu đưa sản phẩm cung ứng thị trường đến đó, không găm hàng, nâng giá trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, nơi này cũng đề nghị Bộ Công thương phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2011 cho các thành phố lớn (TP.HCM, Hà Nội...) để các địa phương chủ động giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường của địa phương.

Trong cuộc họp khẩn gần đây, sở đã yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng thêm lượng đường tại các siêu thị. Hiện Big C đã nhận thêm được 3 tấn đường/tuần với giá bán ra đường Ong bay 18.000 đồng/kg, đường Thành Thành Công 18.000 đồng/kg, nâng tổng số đường dự trữ của siêu thị này lên 27 tấn.
Xuất khẩu thanh long sang Mỹ tăng nhanh

Trong mười tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đi Mỹ đạt 500 tấn, cả năm 2010 dự kiến đạt 600 tấn, tăng 12 lần so với năm 2009.

Theo TS Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu thanh long sang các thị trường khó tính đạt những kết quả rất khả quan về số lượng và chất lượng.

Cụ thể, trong mười tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đi Mỹ đạt 500 tấn, cả năm 2010 dự kiến đạt 600 tấn, tăng 12 lần so với năm 2009. Xuất khẩu thanh long đi Nhật đạt 330 tấn và có khả năng đạt 400 tấn trong năm 2010.

Hiện các container thanh long xuất khẩu sang Mỹ bằng đường biển (khoảng 21 ngày) có tỉ lệ quả bị hư hỏng là 0%.

Cũng theo TS Nguyễn Hữu Đạt, dù mới được Chính phủ Hàn Quốc gỡ bỏ lệnh cấm vào ngày 28-10 nhưng đã có một số nhà nhập khẩu Hàn Quốc liên hệ để lên kế hoạch đưa thanh long VN sang thị trường này.


4 năm liền, Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều
Về chế biến hạt điều, VN đứng thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) và đứng thứ ba thế giới về năng suất và sản lượng.

Ngày 14.11, Hiệp hội Điều VN cho biết: Tính đến nay, VN đã đạt 390.000ha diện tích trồng điều, với sản lượng xuất khẩu hơn 180.000 tấn nhân điều, thu về kim ngạch xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD.

Như vậy, trong 4 năm liên tục (2006-2010), VN là nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới (vượt qua Ấn Độ - nước có truyền thống 100 năm xuất khẩu điều hàng đầu thế giới). Về chế biến hạt điều, VN đứng thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) và đứng thứ ba thế giới về năng suất và sản lượng (sau Ấn Độ và Bờ Biển Ngà).
Dệt may đặt mục tiêu 20 tỷ USD trong 5 năm tới

Mục tiêu mà đại hội lần thứ IV của Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt ra trong 5 năm tới là đưa kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 20 tỷ USD, vượt 2 tỷ USD so với chỉ tiêu được giao.


Đặc biệt, việc tái cơ cấu về phương thức kinh doanh trong ngành may xuất khẩu cũng sẽ theo hướng chuyển dần từ phương thức gia công sang bán sản phẩm với thiết kế của chính các doanh nghiệp trong nước.

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam đã chia sẻ như vậy trước thềm đại hội Hiệp hội Dệt may Việt Nam lần thứ tư, nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ diễn ra vào ngày 18/11, tại Hà Nội.

Mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2009 vẫn đạt 9,065 tỷ USD và cả năm 2010 có thể đạt con số 11 tỷ USD.

Tuy nhiên, so với Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ III, giai đoạn 2005-2010 đề ra thì kế hoạch xuất khẩu của ngành dệt may đã bị chậm lại một năm, tức là kim ngạch xuất khẩu năm 2009 phải đạt 10,5 tỷ USD và 11,5 tỷ USD trong 2010.

Theo ông Ân, việc tái cơ cấu đẳng cấp về sản phẩm của ngành may xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp.

Còn tại thị trường nội địa, mỗi một đơn vị sản xuất sẽ tiếp tục phong cách và tính chuyên biệt của các sản phẩm, từ đó có thể chiếm lĩnh những mảng thị phần là thế mạnh. Trong đó việc tăng năng lực cạnh tranh và lập sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương được đặc biệt chú trọng.

Để làm tốt điều này, Tập đoàn Dệt may cũng chú trong đào tạo nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao về công nghệ quản lý sản xuất, thiết kế thời trang và về tiếp thị thời trang.
Chủ trương của Tập đoàn là chỉ đạo các đơn vị thành viên phải nhân đôi nguồn nhân lực để phục vụ kế hoạch phát triển, đồng thời giải quyết được quan hệ lao động là bài toán sống còn của ngành dệt may Việt Nam.

“Hiện Tập đoàn Dệt may đã nghiên cứu và xây dựng sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương tùy vào nguồn lao động và điều kiện về giao thông vận tải để có hướng phát triển dài hơi cho toàn ngành,” ông Ân cho biết

Ngoài ra, việc phát triển ngành dệt, sẽ tập trung vào một số khu công nghiệp có xử lý môi trường đồng thời kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào ngành dệt.

Nhiệm kỳ IV đánh dấu giai đoạn phát triển mới của toàn ngành dệt may Việt Nam, với những thuận lợi cả về thị trường và cơ hội giảm thuế từ các hiệp định tự do như TPP và FTA mang lại.

Mục tiêu mà đại hội nhiệm kỳ IV của Hiệp hội Dệt may Việt Nam hướng tới cũng bao gồm việc đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn và xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc khu vực và quốc tế./.
Những mặt hàng Việt Nam xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tuần từ 6-12/11/2010

Hàng xuất khẩu:Cao su thiên nhiên, giá giao dịch tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm – La Phù đã tăng đột biến, đạt 28.000 NDT/T vào ngày 10/11/2010 trong tuần vừa rồi. Suốt 7 ngày qua, ngày nào giá cao su xuất khẩu cũng tăng, ngày thấp 300  NDT/T, ngày cao hơn 500 NDT/T, đây là giai đoạn giá cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc đạt đỉnh cao nhất chưa từng có từ trước đến nay. Tuy vậy, theo dự báo, trong các ngày tới giá còn tiếp tục tăng nhẹ và có khả năng đạt tới 28.500 NDT/T vào giữa tháng 11/2010. Hiện nay, nhu cầu tiêu thuk cao su thiên nhiên trên thị trường Trung Quốc đang ở mức rất cao. Các nhà máy sản xuất săm, lốp ô tô ở Quảng Châu, Vũ Hán, Thiên Tân, Thẩm Dương đã đưa người trực tiếp đến cửa khẩu Đông Hưng để giao dịch nhập khẩu cao su từ Việt Nam. Số doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc hoạt động nhập khẩu cao su tại đây có khoảng 50 pháp nhân. Sản lượng cao su giao chuyển theo hợp đồng đã đạt mức 1200 tấn/ngày vào cuối tuần. Các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa có ý định tăng thêm sản lượng trong đầu tuần tới. Hoạt động XNK cao su tại cửa khẩu Lục Lầm – La Phù đang ở giai đoạn nhộn nhịp nhất.

Cáp điện các loại. Từ đầu tháng 10/2010, xuất khẩu cáp điện treo hạ thế Cu, XLPE/PVC-06-1KV xuất được 4 lô hàng tổng khối lượng 120 tấn sang khu vực thị trường Quảng Tây, quý Châu. Mặt hàng này được phía đối tác lựa chọn và ký kết hợp đồng nhập khẩu khối lượng lớn, do chất lượng đạt tiêu chuẩn khu vực Đông Á và giá cả hợp lý. Hiện nay, loại dây 3x4+1x2,5 (3x7/0,85+7/0,67) có giá xuất 12 NDT/mét dài; loại 4x240 (61/2,24mm) có giá xuất hơn 500 NDT/mét dài.

Cáp điện ngầm hạ thế Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC- 0,6-1 KV đã xuất được 5 lô hàng tổng khối lượng 168 tấn. Đây là sản phẩm được tập trung xuất sang thị trường khu vực Quảng Đông. Được khách hàng phía đối tác tín nhiệm, mặt hàng này có khả năng duy trì xuất khẩu liên tục đến hết năm 2010 và có thể mở rộng thị phần cho việc xuất khẩu tiếp vào năm sau. Theo hạch toán của doanh nghiệp xuất khẩu, bước đầu lợi nhuận mặt hàng xuất khẩu này đạt khoảng 12-15%.



Hàng nhập khẩu: Nguyên phụ liệu, giày, dép, đồ da từ Trung Quốc gia tăng mạnh từ đầu thagns 10 theo dự báo và còn tiếp tục tăng cho đến hết năm 2010. Trong tổng giá trị kim ngạch 4,2 triệu NDT nhập khẩu từ đầu tháng 10 đến nay, có 45% giá trị nhập khẩu các loại da động vật móng guốc đã thuộc và nhuộm màu, 30% giá trị nhập khẩu là các loại phụ liệu, còn lại là các sản phẩm da nhân tạo, vải giả da, vải tổng hợp, vải lót. Hiện nay, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tập kết rất nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng nguyên phụ liệu, giầy, dép, đồ da ở cửa khẩu Đông Hưng để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2010.
Đàm phán với EU về quy định xuất khẩu gỗ

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đàm phán đầu tiên về "Thoả thuận đối tác tự nguyện, đảm bảo tính hợp pháp nguồn gốc gỗ" giữa Việt Nam và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 29 đến 30-11.

Ông Trần Kim Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết đây là đàm phán đầu tiên giữa 2 bên về đạo luật Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (Flegt), do Liên minh Châu Âu đề xướng dành cho các quốc gia xuất khẩu gỗ sang thị trường này.

Ông Long cho biết thông tin bên lề hội thảo “Ảnh hưởng của Flegt tới xuất khẩu gỗ vào thị trường EU” hôm 17-11 tại TPHCM. Theo ông, luật Flegt của châu Âu đặt ra những vấn đề tương tự như đạo luật Lacey với đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ, nhưng khác biệt ở chỗ luật Flegt “mở” hơn, tức nước xuất khẩu như Việt Nam, Malaysia... có thể đàm phán trực tiếp với phía EU về các điều kiện thực thi, miễn sao đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗ.

Theo đó, vào ngày 29-11, các bên sẽ thảo luận về định nghĩa cơ bản thế là gỗ bất hợp pháp, cũng như lộ trình cho các cuộc đàm phán tiếp theo trước khi thống nhất và đưa vào áp dụng vào đầu năm 2013. Kể từ đó, Việt Nam phải đảm bảo được tính hợp pháp của gỗ trong nước, nguyên liệu nhập khẩu, kiểm soát chuỗi cung cấp, cấp phép, cho đến giám sát độc lập việc thực thi theo các điều kiện đã thoả thuận giữa 2 bên.

Đoàn đàm phán của Việt Nam sẽ bao gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ.

Các khó khăn đặt ra cho quá trình đàm phán cũng như thực thi luật Flegt, theo ông Long, nằm ở năng lực quản lý từ chính quyền đến doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ đều hạn chế, chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của đảm bảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ.

EU là thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu trong 2 năm gần đây đều đạt trên 750 triệu đô la Mỹ/năm. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đi EU đạt 475 triệu đô la Mỹ.




SAN XUAT KINH DOANH


Khởi công kho LPG lạnh lớn nhất Việt Nam

Dự án kho cảng LPG (gas) Long An với sức chứa 84.000 tấn vừa được khởi công xây dựng vào sáng 17.11 tại xã Tân Hiệp, huyện Cần Giuộc.

Dự án được đánh giá là cột mốc đáng ghi nhớ đối với thị trường LPG Việt nam, góp phần tăng sức chứa LPG với quy mô lớn, đặc biệt có thể nhập khẩu LPG trực tiếp từ các nguồn lớn trên thế giới như Trung Đông, Úc,… với khối lượng qua kho hàng năm đạt đến một triệu tấn.

Theo chủ đầu tư - công ty cổ phần năng lượng VinaBenny (liên doanh giữa PV Gas South, Marubeni - Nhật Bản), dự án có sức chứa lớn nhất Việt Nam hiện nay, sử dụng công nghệ lạnh hiện đại.

Ngoài ra, dự án còn được đầu tư cảng nhập quốc tế tải trọng 60.000 DWT, hai cảng xuất sản phẩm: 5.000 DWT và 10.000 DWT trên song Soài Rạp. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 245 triệu USD. Chủ đầu tư cho biết, khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần giảm chi phí, giảm giá bán đến người tiêu dùng và góp phần bình ổn giá, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam đã tự sản xuất LPG trong nước từ nhà máy xử lý khí Dinh Cô và nhà máy lọc dầu Dung Quất, nếu tính cả nhà máy lọc dầu Số 2 Nghi Sơn và nhà máy lọc dầu Số 3 Long Sơn trong tương lai, tổng sản lượng cũng chỉ chiếm khoảng 40% nhu cầu của cả nước.

Như vậy lượng LPG nhập khẩu năm 2010 khoảng 60% trong tổng nhu cầu 1,2 triệu tấn của cả nước. Chưa kể khi các cụm công nghiệp hóa dầu của Việt Nam đi vào hoạt động thì lượng nhập khẩu LPG sẽ còn cao hơn. Dự báo năm 2015, nhu cầu sử dụng LPG cả nước khoảng 1,5 triệu tấn và năm 2020 là hai triệu tấn.

Những số liệu trên cho thấy nhu cầu và tiềm năng của thị trường LPG tại Việt Nam rất lớn, thế nhưng hệ thống kho chứa LPG trong nước hiện có sức chứa rất nhỏ. Toàn quốc có 31 kho với sức chứa chỉ từ 500 tấn/kho đến 4.000 tấn/kho, trong đó chỉ mới có 4 kho có sức chứa trên 3.000 tấn.

Điều này khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh LPG ở Việt Nam không có khả năng nhập khẩu trực tiếp với khối lượng LPG lớn từ các nguồn chính thức mà chỉ có thể đi mua lại của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore... Đây chính là điểm yếu lớn nhất của thị trường LPG ở Việt Nam.
ODA đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội




Thời gian tới, các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ phải đối mặt với thực tế là viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi ODA sẽ giảm mà vốn vay kém ưu đãi sẽ tăng.

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo “Triển vọng hợp tác phát triển của Việt Nam trong thời kỳ 2011-2015”. Hội thảo tập trung thảo luận, đưa ra những đóng góp vào Đề án thu hút, quản lý và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015.

Theo ông Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn phát triển sau năm 2010, trước mắt là thời kỳ 5 năm 2011-2015, Việt Nam chủ trương tiếp tục huy động các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có viện trợ để hỗ trợ thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015.

Trong gần 2 thập kỷ vừa qua, ODA đã đóng vai trò quan trọng cùng với các nguồn vốn khác huy động từ bên ngoài, kết hợp chặt chẽ với các nguồn lực trong nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Song, trong bối cảnh của nước thu nhập trung bình, theo thông lệ quốc tế, viện trợ được dành nhiều hơn cho các nước thu nhập thấp, do vậy chính sách tài trợ cho Việt Nam của các đối tác phát triển đang và sẽ thay đổi, cơ cấu và các điều kiện cho vay theo hướng tổng quát là viện trợ không hoàn lại sẽ giảm, vốn vay ODA ưu đãi cũng giảm; vốn vay kém ưu đãi sẽ tăng. Đây là những vấn đề mà các đại biểu đánh giá là những thách thức chính trong hợp tác phát triển mà Việt Nam và các đối tác phát triển của mình phải tìm cách vượt qua.

Đánh giá của ông Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ở mức trung bình và đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội khả quan, tương đối ổn định. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam không hoàn toàn chỉ có những thuận lợi mà vẫn còn những thách thức kèm theo như: nguồn nhân lực chưa phát triển tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô để đối đầu với những khủng hoảng, cải cách hành chính, cộng với thực hiện các giải pháp để ổn định chính sách tiền tệ.

Được biết, các đối tác phát triển của Việt Nam, trong đó có nhiều nước là đối tác chiến lược đã cam kết tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam trong thời kỳ mới sau năm 2010. Như vậy, có thể nhận định tương lai viện trợ phát triển dành cho Việt Nam sẽ tiếp tục, song đó là một sự tiếp tục trên cơ sở quan hệ đối tác viện trợ mới thích ứng với những thay đổi của một nước đạt mức độ thu nhập trung bình.

Ông Hàn Mạnh Tiến – Công ty tư vấn Concetti (đơn vị trực tiếp xây dựng Đề án thu hút, quản lý và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015) đưa ra kết quả khảo sát về tình hình sử dụng vốn ODA tại một số địa phương giai đoạn 2006-2010. Trong đó, nêu rõ: Nhiều địa phương vẫn coi ODA là khoản cho không và do ngân sách Nhà nước chi trả. Bên cạnh đó, một số nơi cơ quan chủ quản cũng là cơ quan giám sát đầu tư ODA. Tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” đã khiến cho việc sử dụng ODA chưa hiệu quả.

Chính vì thế, theo kiến nghị của cơ quan tư vấn, là thời gian tới cần có các nguyên tắc, định hướng ưu tiên sử dụng ODA (các ngành và lĩnh vực ưu tiên, ưu tiên theo vùng, theo phương thức tài trợ) và nên cân nhắc tới việc tham gia của tư nhân đối với việc thực hiện nguồn vốn này…/.


Каталог: Uploads -> Articles02
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles02 -> Các hướng phát triển
Articles02 -> Ngày 24 tháng 11 năm 2010, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với chủ đề “Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu
Articles02 -> 2006/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles02 -> Quyết định 315/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 2013
Articles02 -> TUẦn lễ phim nhật bản tại tp. Hcm
Articles02 -> THỊ trưỜng hàng hoá ĐÁng quan tâm trong tuần chính phủ đồng ý bơm mạnh ngoại tệ để cứu tỷ giá

tải về 179.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương