THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152



tải về 2.66 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.66 Mb.
#1501
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _____________

Số: 152/2008/QĐ-TTg



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2008





QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng

khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020

____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng là cơ sở pháp lý cho các ngành chức năng của Nhà nước quản lý cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong việc xin cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác và chế biến các mỏ khoáng sản trong từng giai đọan từ nay đến năm 2020 và làm cơ sở để định hướng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng sau năm 2020;

b) Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; xác định nhu cầu trữ lượng khoáng sản cần thăm dò, khai thác, chế biến từ nay đến năm 2020 và khả năng đáp ứng từ nguồn tài nguyên khoáng sản; xác định danh mục, tiến độ thăm dò, khai thác và chế biến các mỏ trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 cũng như các mỏ, các khu vực làm dự trữ tài nguyên quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 và các năm sau.

2. Quan điểm

a) Quan điểm về thăm dò khoáng sản

- Quy hoạch thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đi trước một bước để làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác nguyên liệu cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong cả nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm sau. Thăm dò các mỏ cần thực hiện trước 5 - 10 năm trước khi triển khai thực hiện khai thác mỏ;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có và dự kiến sẽ được đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và năm 2020; phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đang được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- ưu tiên thăm dò những mỏ, những diện tích phân bố khoáng sản trong vùng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các vùng lân cận; những vùng có điều kiện khai thác thuận lợi, đảm bảo tính chắc chắn và hiệu quả, không tác động đến môi trường;

- Công tác thăm dò đối với từng mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần mở rộng ra khu ngoại vi hoặc lân cận của mỏ, thăm dò phần tài nguyên dưới lòng đất để đánh giá trữ lượng toàn bộ thân quặng, kéo dài đời mỏ, không để lãng phí nguồn tài nguyên.

b) Quan điểm về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

- Các mỏ khoáng sản có chất lượng cao cần ưu tiên dành cho sản xuất vật liệu xây dựng có giá trị cao, không khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Các loại khoáng sản giàu tiềm năng tài nguyên có thể xuất khẩu như sau: cát trắng sau khi đã được chế biến, làm giàu; đôlômit; đá khối làm đá ốp lát sau khi áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Không xuất khẩu các khoáng sản có chất lượng tốt song trữ lượng nhỏ để làm dự trữ nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng lâu dài như đất sét chịu lửa, đất sét trắng, fenspat;

- Những mỏ bao gồm 2 hoặc nhiều loại khoáng sản cần có phương án khai thác tổng hợp nhằm tận dụng tài nguyên;

- Xây dựng phương án khai thác hợp lý và hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên và thu hồi toàn bộ khoáng sản.

c) Quan điểm về phát huy mọi nguồn lực để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng

- Huy động nguồn vốn và phát huy năng lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Luật Khoáng sản quy định;

- Phát huy năng lực khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và tính chủ động của các tổ chức có chức năng để đẩy mạnh việc khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế tạo bước chuyển biến về công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

d) Quan điểm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy định bảo vệ các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, các công trình văn hoá có giá trị và khu du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái;

- Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên; thực hiện việc hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác khoáng sản và phục hồi môi trường hoặc cải tạo các khu vực đã hoàn thành việc khai thác, sử dụng đất hợp lý để phục vụ các mục đích dân sinh;

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng là quy hoạch định hướng, quy hoạch mở, do vậy trong quá trình thực hiện luôn cần có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời và cập nhật, bổ sung, hoàn thiện qua từng giai đoạn.

3. Nội dung Quy hoạch

a) Tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam



Các loại khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng được quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đến năm 2020 trong phạm vi dự án, bao gồm: cao lanh, đất sét trắng, fenspat, sét chịu lửa, cát trắng, đôlômit, sét bentonit, đá ốp lát. Tổng hợp số mỏ và tài nguyên các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng trên cả nước đã được thăm dò, khảo sát như sau:


Loại

khoáng sản

Tổng số

mỏ

Trong đó số mỏ

Trữ lượng mỏ đã khảo sát (triệu tấn)

Chưa khảo sát

Đã khảo sát

Tổng cộng

B + C1+ C2

Tài nguyên cấp P

1. Cao lanh

347

118

229

849,973

192,541

657,432

2. Đất sét trắng

27

3

24

38,283

23,469

14,814

3. Fenspat

71

26

45

83,86

46,9

36,96

4. Đất sét chịu lửa

9

1

8

15,064

13,668

1,396

5. Cát trắng

60

7

53

1.403,012

60,926

1.342,086

6. Đôlômít

80

37

43

2.800,306

124,224

2.676,082

7. Bentônít

9

4

5

26,35

3,66

22,69

8. Đá ốp lát

324

127

197

37.590,233

300,458

37.289,775

Tổng hợp về số mỏ và tài nguyên các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng theo 8 vùng kinh tế xem Phụ lục I.

b) Nhu cầu khối lượng các loại khoáng sản cần thăm dò, khai thác để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020 như sau:

- Nhu cầu khối lượng khoáng sản cần thăm dò:

+ Cao lanh: giai đoạn đến năm 2010: 9,4 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 3,2 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 11,2 triệu tấn; tổng cộng: 23,7 triệu tấn;

+ Đất sét trắng: giai đoạn đến năm 2010: 10 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 6 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 16,7 triệu tấn; tổng cộng: 32,7 triệu tấn;

+ Fenspat: giai đoạn đến năm 2010: 40 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 15 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 29 triệu tấn; tổng cộng: 84 triệu tấn;

+ Đất sét chịu lửa: giai đoạn đến năm 2010: 111.000 tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 283.000 tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 221.000 tấn; tổng cộng: 615.000 tấn;

+ Cát trắng: giai đoạn đến năm 2010: 8,4 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 7,4 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 3,7 triệu tấn; tổng cộng: 19,5 triệu tấn;

+ Đôlômit: giai đoạn đến năm 2010: 2,3 triệu tấn. giai đoạn 2011 - 2015: 2 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 1 triệu tấn; tổng cộng: 5,3 triệu tấn.

+ Đá khối: giai đoạn đến năm 2010: 15 triệu m3; giai đoạn 2011 - 2015: 14 triệu m3; giai đoạn 2016 - 2020: 22 triệu m3; tổng cộng: 51 triệu tấn.

- Nhu cầu khối lượng khoáng sản cần mở rộng khai thác, chế biến:

+ Cao lanh: giai đoạn đến năm 2010: 104 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 35 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 124 nghìn tấn; tổng cộng: 263 nghìn tấn;

+ Đất sét trắng: giai đoạn đến năm 2010: 200 ngàn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 120 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 330 nghìn tấn; tổng cộng: 650 nghìn tấn;

+ Fenspat: giai đoạn đến năm 2010: 792 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 297 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 577 nghìn tấn; tổng cộng: 1.666 nghìn tấn;

+ Đất sét chịu lửa: giai đoạn đến năm 2010: 3.060 tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 7.859 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 6.138 nghìn tấn; tổng cộng: 17.057 nghìn tấn;

+ Cát trắng: giai đoạn đến năm 2010: 233 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 205 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 102 nghìn tấn; tổng cộng: 540 nghìn tấn;

+ Đôlômit: giai đoạn đến năm 2010: 64 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 56 nghìn tấn. giai đoạn 2016 - 2020: 28 nghìn tấn; tổng cộng: 148 nghìn tấn;

+ Đá khối: giai đoạn đến năm 2010:100 nghìn m3; giai đoạn 2011 - 2015: 90 nghìn m3; giai đoạn 2016 - 2020: 145 nghìn m3; tổng cộng: 335 nghìn m3.

c) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tổng trữ lượng khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như sau:



Loại

khoáng sản

Quy hoạch thăm dò (triệu tấn)

Quy hoạch khai thác (triệu tấn)

Đến 2010

2011 - 2015

2016 - 2016

Tổng cộng

Đến 2010

2011 - 2015

2016 - 2016

Tổng cộng

1. Cao lanh

18

4

-

22

9

10

2

21

2. Đất sét trắng

7,9

9,1

10

27

4,335

6

16,7

27

3. Fenspat

48

4

2,9

54,9

26,6

14

19,4

60

4. Cát trắng

25

31

11

67

9

18

7,2

34,2

5. Đôlômít

10

-

-

10

3

3

-

6

6. Đá ốp lát

36

(triệu m3)



30

(triệu m3)



29,5

(triệu m3)



95,5

(triệu m3)



15

14

22

51

Каталог: Thu tuc hanh chinh
Thu tuc hanh chinh -> Quyết định ban hành Nội quy lao động (Mẫu số 02)
Thu tuc hanh chinh -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
Thu tuc hanh chinh -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Thu tuc hanh chinh -> Nghị ĐỊnh quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Thu tuc hanh chinh -> Giám đốc Sở Lao động tb&xh tỉnh, thành phố
Thu tuc hanh chinh -> Mẫu số 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/tt- blđtbxh ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và X hội)
Thu tuc hanh chinh -> 32. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng bị hỏng, bị mất cho tổ chức, cá nhân thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý
Thu tuc hanh chinh -> 47. Đổi giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa a Trình tự thực hiện
Thu tuc hanh chinh -> Mẫu số 48/HĐtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Thu tuc hanh chinh -> Mẫu số 3b: Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2008/QĐ-blđtbxh ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề

tải về 2.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương