THỦ TƯỚng chính phủ Số: 145



tải về 139.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích139.77 Kb.
#22848

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

________

Số: 145/2007/QĐ-TTg



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2007

                                                                         

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025

______


 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến các Bộ, ngành và địa phương,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển ngành Thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và ngành công nghiệp của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam.

b) Xây dựng và phát triển ngành Thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.

c) Xây dựng ngành Thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hoà với bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành Thép.

d) Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ - luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm thép đẹt quy mô lớn.

2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu, cụ thể như sau:

a) Sản xuất gang

Đáp ứng đủ gang đúc cho nhu cầu sản xuất cơ khí phục vụ trong nước và xuất khẩu, phấn đấu cung cấp phần lớn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất phôi thép trong nước. Năm 2010 đạt 1,5 - 1,9 triệu tấn gang; năm 2015 đạt 5,0 - 5,8 triệu tấn gang; năm 2020 đạt 8 - 9 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên; năm 2025 đạt 10 - 12 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên.

b) Sản xuất phôi thép (thép thô)

Năm 2010 đạt 3,5 - 4,5 triệu tấn; năm 2015 đạt 6 - 8 triệu tấn; năm 2020 đạt 9 - 11 triệu tấn và năm 2025 đạt 12 - 15 triệu tấn phôi thép.

c) Sản xuất thép thành phẩm

Năm 2010 đạt 6,3 - 6,5 triệu tấn (18 - 2,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2015 đạt 11- 12 triệu tấn (6,5 - 7,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2020 đạt 15 - 18 triệu tấn (8 - 10 triệu tấn sản phẩm dẹt) và năm 2025 đạt khoảng 19 - 22 triệu tấn thành phẩm ( 11 - 13 triệu tấn sản phẩm dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt).

d) Xuất khẩu gang thép các loại:

Năm 2010 xuất khẩu đạt 0,5 - 0,7 triệu tấn; năm 2015 xuất khẩu đạt 0,7 - 0,8 triệu tấn; năm 2020 xuất khẩu đạt 0,9 - 1,0 triệu tấn; năm 2025 xuất khẩu khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn.

Mục tiêu xuất khẩu trên có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể, nhằm đảm bảo bình ổn thị trường trong nước.

3. Nội dung quy hoạch

a) Nhu cầu về các sản phẩm thép

Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn; năm 2015 khoảng 15-16 triệu tấn; năm 2020 khoảng 20-21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn.

b) Quy hoạch các dự án đầu tư chủ yếu

Trên cơ sở phân bổ nguồn nguyên liệu quặng sắt, vị trí địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như phân bố nhu cầu tiêu thụ thép, thực hiện đầu tư các dự án chủ yếu sau:

Giai đoạn 2007 - 2015:



+ Liên hợp thép Hà Tĩnh, sử dụng quặng sắt mỏ Thạch Khê: công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khoảng 2 - 2,5 triệu tấn. Hình thức đầu tư dự kiến hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian đưa vào sản xuất giai đoạn 1 dự kiến 2011 - 2012;

+ Liên hợp thép Dung Quất (Quảng Nghị) công suất 5 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn, sử dụng quặng sắt trong nước và nhập khẩu. Hình thức đầu tư - 100% vốn nước ngoài. Thời gian đưa vào hoạt động giai đoạn 2 dự kiến 2011 - 2015;

+ Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao với công suất 3 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 đạt 0,7 triệu tấn/năm. Chủ đầu tư là Tập đoàn Posco (Hàn Quốc), 100% vốn đầu tư nước ngoài;

+ Dự án nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao, công suất 2 triệu tấn/năm. Hình thức đầu tư - liên doanh giữa Tập đoàn ESSA (Ấn Độ) và một số doanh nghiệp trong nước. Dự kiến triển khai xây dựng nhà máy trong giai đoạn 2007 - 2009;

+ Dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: đầu tư đồng bộ các công đoạn mỏ, luyện kim (lò cao-lò thổi ôxy). Công suất khoảng 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm, dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 - 2010;

+ Liên hợp thép Lào Cai, sử dụng quặng sắt mỏ Quý Xa: luyện gang lò cao, luyện thép lò điện với công suất 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm; dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 - 2010. Trong giai đoạn 2016 - 2025 nếu có thị trường sẽ đầu tư thêm dây chuyền cán thép hiện đại công suất 0,5 triệu tấn/năm;

+ Phát triển các dự án sản xuất gang lò cao quy mô vừa và nhỏ tại Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn và Yên Bái với tổng công suất đạt khoảng 1 triệu tấn gang/năm; các nhà máy sản xuất phôi dẹt của Công ty Thép Cửu Long, phôi vuông của Công ty Thép Việt và Công ty Thép miền Nam (VSC)...;

+ Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác một số dự án cán sản phẩm thép dẹt quy mô nhỏ hơn: 2 nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng của VINASHIN và của Công ty Thép Cửu Long; các nhà máy sản xuất thép cuộn cán nguội của LILAMA, giai đoạn 2 của Công ty Thép tấm là Phú Mỹ (VSC), Công ty Hoa Sen, Formosa Steel, Sun Steel, Công ty Bạch Đằng ....

Giai đoạn 2016 - 2025:



+ Dự án sản xuất thép lò điện từ sản phẩm hoàn nguyên trực tiếp (công nghệ luyện kim phi cốc Midrex hay HYL sử dụng khí thiên nhiên) với các công nghệ, thiết bị đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, quy mô 1,5 triệu tấn phôi thép dẹt (phương án 1) hoặc 1,5 triệu tấn thép tấm cán nóng (phương án 2) mỗi năm.

Thời kỳ đầu tư: phương án 1 dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2020 (đặt tại Bà Ria - Vũng Tàu, có thể cung cấp phôi dẹt cho các nhà máy cán nóng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); phương án 2 dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2025 (đặt tại Bình Thuận để sử dụng khí thiên nhiên khai thác từ bể Phú Khánh và diện tích phía Bắc của bể Cửu Long).

Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong và ngoài nước.

+ Nghiên cứu đầu tư một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến, quy mô công suất khoảng 1 triệu tấn thép thành phẩm/năm phục vụ các ngành đóng tầu, dầu khí, cơ khí chế tạo thiết bị siêu trường, siêu trọng. Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong và ngoài nước.

+ Nghiên cứu đầu tư nhà máy thép đặc biệt quy mô công suất khoảng 0,3 - 0,5 triệu tấn/năm phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng.

* Danh mục các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2007 - 2025 của ngành Thép Việt Nam tại Phụ lục kèm theo.

c) Các giải pháp, chính sách chủ yếu

- Giải pháp về vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2025 ước vào khoảng 10 - 12 tỷ USD, trong đó giai đoạn 2007 - 2015 khoảng 8 tỷ USD. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư này, thực hiện một số giải pháp sau:

+ Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành Thép từ các nguồn vốn tự có, vốn vay ưu đãi (đối với các dự án sản xuất phôi thép), vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình, vốn đầu tư nước ngoài;

+ Linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính thông qua hình thức thuê mua thiết bị, mua thiết bị trả chậm; liên kết đầu tư với các hộ tiêu thụ thép lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân khác như ngành đóng tầu, sản xuất ôtô - xe máy, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng, ngành xây dựng, giao thông, ...;

+ Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thép để đa dạng hoá sở hữu nguồn vốn và huy động vốn từ các cổ đông. Khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần trong ngành Thép thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.

- Giải pháp về hợp tác đầu tư

Định hướng về hợp tác đầu tư với nước ngoài chủ yếu tập trung trong sản xuất gang, phôi thép và cán các sản phẩm thép dẹt, nhất là đối với các dự án có quy mô công suất lớn (trên 1 triệu tấn/năm).

- Giải pháp bảo đảm nguồn nguyên, nhiên liệu chính.

Trước mắt, thực hiện việc xuất quặng sắt để nhập đối lưu than mỡ, than cốc với các đối tác Trung Quốc. Về lâu dài, cần xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu nguyên liệu khoáng chung của cả nước để bảo đảm nguồn than mỡ, than cốc cho ngành Thép phát triển bền vững.

- Giải pháp xuất nhập khẩu, phát triển thị trường:



+ Bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, môi trường hợp pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vào thị trường Việt Nam;

+ Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để hoàn thiện thị trường các sản phẩm thép, tạo liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi nhuận và cộng đồng trách nhiệm giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh thép;

+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường năng lực thực hiện pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thí trường, chống bán phá giá.

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân kỹ thuật để có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành luyện kim. Coi trọng hình thức đào tạo ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài đào tạo tại nhà máy.

- Giải pháp phát triển khoa học - công nghệ

Tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố mối quan hệ khoa học - công nghệ giữa các đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu R&D, các trường đại học trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ - kỹ thuật mới vào ngành Thép nước ta.

- Giải pháp bảo vệ môi trường



+ Hạn chế, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất luyện kim mới đầu tư xây dựng phải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến và được trang bị các thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm đạt tiêu chuẩn môi trường. Không cấp phép đầu tư cho dự án luyện kim chưa có hoặc không có báo cáo đánh giá tác động môi trường và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

+ Có kế hoạch di dời và đầu tư chiều sâu để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở luyện cán thép nằm trong diện di dời ở các thành phố hoặc các khu vực làng nghề;

+ Thực hiện kế hoạch cải tạo, tiến tới loại bỏ dần việc sử dụng các công nghệ và máy móc lạc hậu như lò cao dưới 200m3 (ngoài các lò cao chuyên dùng sản xuất gang đúc cơ khí), lò điện và lò chuyển dưới 20 tấn/mẻ (không kể lò đúc chi tiết cơ khí), dây chuyền cán thép công suất dưới 100 tấn/ca (không kể cán thép không rỉ và thép chất lượng cao) và các loại máy móc, thiết bị phụ trợ lạc hậu khác;

+ Các nhà máy sản xuất gang, phôi thép, thép cán khởi công xây dựng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 trở đi ngoài việc phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp, còn phải thoả mãn điều kiện như sau:

. Lò cao (BF) có dung tích hữu ích không nhỏ hơn 700 m3;

. Lò điện (EAF) có công suất tối thiểu là 70 tấn/mẻ;

. Lò thổi ôxy (BOF) có công suất tối thiểu là 120 tấn/mẻ;

. Dây chuyền cán thép có công suất từ 500.000 tấn/năm trở lên.

+ Kiểm soát chặt chẽ an toàn hoá chất, khí thải, đặc biệt là những hoá chất có mức độ độc hại ở các cơ sở sản xuất sản phẩm thép dẹt cán nguội, mạ tráng kim loại, sơn phủ màng hữu cơ, các phòng thí nghiệm, các cơ sở sản xuất cốc, thiêu kết và hoàn nguyên quặng sắt.

- Giải pháp về quản lý: ban hành cơ chế, chính sách phát triển ngành Thép Việt Nam theo hướng khuyến khích cao và bảo hộ hợp lý đầu tư sản xuất ở thượng nguồn (khai thác, tuyển quặng sắt quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm hoàn nguyên, gang, phôi thép), xây dựng các liên hợp luyện kim và các nhà máy cán sản phẩm thép dẹt quy mô lớn.

- Đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh. Khuyến khích việc thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước, các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1 . Bộ Công thương:

- Là cơ quan quản lý nhà nước về ngành Thép, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh của ngành Thép theo Quy hoạch được duyệt. Định kỳ tổ chức cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan nghiên cứu hoàn thiện và đề xuất cơ chế, chính sách, công cụ mới trong việc:



+ Bảo vệ hiệu quả sản xuất thép trong nước trước sự cạnh tranh của sản phẩm thép nước ngoài phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam;

+ Tăng cường công tác quản lý thị trường chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại; phát triển và xã hội hoá hệ thống phân phối thép góp phần bình ổn thị trường thép;

+ Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm gang thép.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương kêu gọi hợp tác đầu tư phát triển các dự án trọng điểm của ngành thép như mỏ quặng sắt Thạch Khê và nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh. Định hướng và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án nằm trong Quy hoạch này.

3 . Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất các cơ chế, chính sách tài chính, chính sách thuế xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển và cơ cấu lại ngành Thép.

4. Bộ Giao thông vận tải:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương trong việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt và cảng biển, hỗ trợ phát triển hạ tầng cho công nghiệp thép tại Lào Cai, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bà Ria - Vũng Tàu, Quảng Ngãi và một số địa phương khác.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực luyện kim theo hướng tiếp thu, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế giới; hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ sản xuất phôi và thép chế tạo một cách hiệu quả.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên quặng sắt và các khoáng chất trợ dung; chỉ đạo và tăng cường đầu tư cho hoạt động điều tra đánh giá, thăm dò quặng sắt và các khoáng chất trợ dung theo quy hoạch được duyệt;

- Tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép các hoạt động khoáng sản liên quan đến Quy hoạch phát triển ngành Thép.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo việc thực hiện đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất thép trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch này;

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan: tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch này; xử lý và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư và các cơ sở sản xuất thép trên địa bàn.

8. Hiệp hội Thép Việt Nam:

- Thực hiện vai trò cầu nối liên kết, đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành Thép với các cơ quan quản lý nhà nước;

- Chủ động đề xuất và tham gia với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây đựng cơ chế, chính sách phát triển; phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt, trong quá trình hội nhập quốc tế.



Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 134/2001 /QĐ-TTG ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành sau 1 5 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiềm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục đơn vị trực thuộc, Công báo;

-Lưu: Văn thư, CN (5b). Hà 315



 THỦ TƯỚNG

(Đã ký)


Nguyễn Tấn Dũng

 



Phụ lục

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007 -  2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg



ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

________________

 

TT

Nội dung

Địa điểm

dự kiến

Dự kiến

khởi công- hoàn thành

Vốn đầu tư (tr. USD)

Sản phẩm (1.000 tấn)

Gang

Phôi Thép

Thép cán

a

b

c

d

đ

e

g

h

I

Các dự án quy hoạch trong giai đoạn 2007-2015

 

 

 

 

 

I.1

Các dự án trọng điểm

 

 

 

 

 

 

1

Liên hợp thép Hà Tĩnh

Vũng Áng

2010-17

3.000

Sp chu chuyển

4.500

4.000

2

 


Liên hợp thép Quảng Ngãi: GĐ1

Dung Quất

2008-10

539

2.000

1.860

Liên hợp thép Quảng Ngãi: GĐ2

Dung Quất

2011-17

500

2500

2.200

3

 


Dự án POSCO: GĐ1- cán nguội

BR- VT

2007-09

340

 

 

700

Dự án POSCO: GĐ2- cán nóng

BR- VT

2010-12

660

 

 

3.000

4

Luyện cán thép không rỉ Thiên Hưng

BR- VT

2006-10

650

 

 

720

5

Dự án cán nóng ESSA-VSC

BR- VT

2007-09

525

 

 

2.000

I.2

Các dự án chủ yếu khác

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo mở rộng sản xuất công ty Gang thép Thái Nguyên GĐ2 (gồm cả mỏ)

Thái Nguyên

2006-10

237

Sp chu chuyển

500

500

2

Liên hiệp gang thép Lào Cai

Lào Cai

2006-10

150

500

430

500

3

N/m gang Lào Cai (ViMiCo, TKV)

Lào Cai

2006-08

26,3

100

 

 

4

LD Khoáng nghiệp Hằng Nguyên

Tuyên Quang

2006-10

43,5

220

 

 

5

Công ty CP gang thép Cao Bằng

Cao Bằng

2006-10

25,0

140

 

 

6

N/m gang thép Yên Bái

Yên Bái

2006-10

32,5-35,0

160

 

 

7

Dự án sản xuất phôi thép cty CPGT VN

miền Bắc

2006-10

70

 

330

350

8

N/m phôi thép POMINA (Thép Việt)

BR- VT

2008

70

 

400

 

9

N/m phôi thép dẹt (công ty Cửu Long)

Hải Phòng

2006-10

60

 

400

 

10

N/m phôi thép Phú Mỹ GĐ2 (TMN)

BR- VT

2011-15

60

 

500

 

11

N/m thép tấm cán nóng cty Cửu Long

Hải Phòng

2007

30

 

 

300

12

N/m thép tấm cán nóng VINASHIN

Quảng Ninh

2008

35

 

 

300

13

N/m thép cuộn cán nguội LILAMA

Vĩnh Phúc

2006-10

37,8

 

 

250

14

N/m thép cuộn cán nguội cty Hoa Sen

Bình Dương

2006-10

28

 

 

120

15

N/m thép cán nguội Phú Mỹ: GĐ 2

BR- VT

2006-10

25

 

 

200

16

N/m thép cán nguội Fomosa Steel

BR- VT

2006-10

28

 

 

120

17

N/m thép cán nguội Sun Steel

Bình Dương

2006-10

28

 

 

120

18

N/m thép cán nguội công ty Bạch Đằng

Hải Phòng

2011-15

35

 

 

200

II

Các dự án định hướng trong giai đoạn 2016- 2025

 

 

 

 

 

1

Dự án minimill (DR- EAF- phôi): PA1

BR- VT

2016-20

800

Sp chu chuyển

 


1.450

1.450

 

Dự án minimill (DR- EAF- tấm): PA2

Bình Thuận

2016-25

1.000

1450

1450

2

Các dự án luyện cán thép tấm, thép ống không hàn (2-3 dự án)

Ven biển ở 3 miền Bắc, Trung, Nam

2016-25

1.000

 

1.500- 2.000

1.500- 2.000

3

Các dự án luyện cán thép xây dựng, thép hình lớn chất lượng cao (2 - 3 dự án)

2016-25

1.000

 

2.000

1.500




www.mot.gov.vn

Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 139.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương