A. Sơ đồ IV.
B. Sơ đồ I.
C. Sơ đồ II.
D. Sơ đồ III.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 5: Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m
A. chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau.
B. luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau.
C. có thể có tỉ lệ (A + T)/(G+X) bằng nhau.
D. luôn có chiều dài bằng nhau.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 6: Khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên liệu của quá trình phiên mã là các axit amin.
B. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’
3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo toàn.
(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2 – 2020) Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?
A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
C. Đột biến gen xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.
(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operôn Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có
lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của operôn Lac và tiến hành phiên mã.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.