Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015 TẬP ĐỌC: KÌ diệu rừng xanh



tải về 238.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích238.56 Kb.
#23604

Trường Tiểu học Phú Hải Lớp 5/3

Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015

TẬP ĐỌC:

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I.Mục tiêu:

- KT:Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).

- KN: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- TĐ: Có ý thức học tập.



II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần rèn đọc

- Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy- học:


  1. Bài cũ: (4ph)

- 2 HS đọc thuộc bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét HS



  1. Bài mới:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2ph

10ph


12ph

6ph
1ph



* Giới thiệu bài

* Hoạt động 1: Luyện đọc

- Phân đoạn: 3 đoạn

- Đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc toàn bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

+ Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

+ Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào?


+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

+ Vì sao rừng khơp được gọi là giang sơn vàng rợi.

Từ ngữ: giang sơn vàng rợi.

+ Khi đọc bài văn trên em có cảm nghĩ gì?


- Bài văn miêu tả gì?

- Kết luận va ghi bảng nội dung: Vẻ đẹp kì thú của rừng và tình cảm yêu mến rừng của tác giả.



* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm

- Luyện đọc đoạn 3



3. Củng cố - dặn dò:

- Dặn đọc lại bài



- 1 HS đọc toàn bài.

- 3 HS đọc nối tiếp

- HS đọc từ khó: Loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, gọn ghẽ..

- 3 HS đọc nối tiếp

- 1 HS đọc chú giải.

- 1 học sinh đọc đoạn 1.

+...thành phố nấm...; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì,...

+... làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn ,thần bí như truyện cổ tích.

+ ... Những con vượn bạc ... Những con chồn sóc... Những con mang vàng...

+ Sự xuất hiện thoát hiện, thoắt ẩn của muôn thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động , đầy những điều bất ngờ, kì thú.

+ Đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi

...có nhiều sắc vàng: lá vàng, lông vàng, nắng vàng

... muốn có dịp vào rừng ngắm nhìn cảnh đẹp, yêu mến rừng bảo vệ rừng....

- HS trả lời và nhắc lại


- 3 học sinh đọc nối tiếp..

- Thi đọc diễn cảm ( 2-3 HS )



*********************************

CHÍNH TẢ:

NGHE viết: KÌ DIỆU RỪNG XANH


I. Mục tiêu :

- KT:Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài đoạn văn xuôi.

- KN:Tìm dược các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).

- TĐ: Có ý thức rèn chữ , giữ vở.



II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy- học:


  1. Bài cũ: (3’)

- 2 HS viết: thăm viếng, tình nghĩa, hiền lành, liệu sức và nêu qui tắc đánh dấu thanh.

- GV nhận xét



  1. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

20ph


10ph

1ph



* Giới thiệu bài mới:

* Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh viết chính tả

- Đọc mẫu


- Đọc cho học sinh viết.

- Đọc toàn bài.

- Chấm vở một số em.

- Nhận xét.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả

Bài tập 2

- Nhận xét



Bài tập 3

Nhận xét, đánh giá.



3. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.


HS đọc


- Luyện viết từ khó: rọi xuống, ẩm lạnh, chuyển động, gọn ghẽ, len lách, mải miết, rừng khốp.

- Viết vào vở .

- Dò bài

- Chữa lỗi.

- 2 học sinh lên bảng thi viết nhanh các tiếng tìm được:

+ khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.

- Nhận xét cách đánh dấu thanh:

+ Trong những tiếng có âm đệm và âm cuối, nguyên âm đôi iê được viết là yê: truyền thuyết , huyện , yến. dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ê

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện vài nhóm đọc lại bài thơ:

a) Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu.

Xuân Quỳnh

b) Lích cha lích chích vành khuyên

Mổ từng hạt nắng đọng nhuyên sắc vàng.

Bế Kiến Quốc


*******************************

TOÁN:

SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I.Mục tiêu:

- KT: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của chữ số thập phân thì giá trị của số thập phân đó không thay đổi.

- KN: Tính toán, cẩn thận

- TĐ: Yêu thích môn học



II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Bảng phụ. SGK - Học sinh: SGK, vở bài tập



III. Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: (3ph)

- Gọi -1 HS làm, cả lớp nhận xét = 0,6; = 0,60 ; = 0,600

- GV nhận xét

2. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

12ph


17ph

1ph



* Giới thiệu bài

* HĐ1: Hình thành khái niệm về số thập phân bằng nhau

- GV nêu VD như sgk và cho HS nhận xét về mối quan hệ giữa dm với cm; dm với m; cm với m

. 9dm=90cm

mà 9dm = 0,9m nên 90cm = 0,90m

- Cho HS so sánh 0,9m với 0,90m

- GV nêu ví dụ ở sgk minh hoạ 2 trường hợp:

+ Thêm chữ số 0 vào bên phải số thập phân

+ Bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải ở phần thập phân của số thập phân

- GV lưu ý cho HS ở trường hợp số tự nhiên coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân là 0; 00; 000... Chẳng hạn: 12 = 12,0 = 12,00

* HĐ2.Thực hành

- Bài 1:

GV lưu ý cho HS chỉ bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải ở phần thập phân. VD: 3,0400 = 3,04

- Bài 2:

Phần thập phân của các số đều có 3 chữ số có nghĩa là số nào ở phần thập phân chưa đủ 3 chữ số thì thêm số 0 vào



3. Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét tiết học



- HS nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo

- HS so sánh

- HS nhắc lại nhận xét


- HS làm ví dụ mà GV nêu ở trong 2 trường hợp thêm hoặc bỏ số 0

- HS nhắc lại ghi nhớ ở sgk


-HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

a) 7,8 ; 64,9 ; 3,04.

b) 2001,3; 35,02; 100,01. nhận xét bổ sung
-HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

a) 5,612; 17,200; 480,590

b) 24,500; 80,010; 14,678 nhận xét bổ sung


Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015
ĐẠO ĐỨC

NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

2. Kĩ năng: Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên

- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Thái độ: tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

II.Đồ dùng dạy học

- Giaùo vieân: Tranh ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương

- Hoïc sinh: SGK

III. Caùc hoaït ñoäng dạy học:


  1. Nhận xét (4ph)

- Yêu cầu HS nêu nội dung bài học và câu ca dao nhắc nhở chúng ta nhớ về tổ tiên?

- Nhận xét



  1. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

10ph

10ph

9ph

1ph


* Giới thiệu bài:

a) Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương

- Yêu cầu hs giới thiệu tranh ảnh và thông tin về ngày giỗ tổ Hùng Vương


- Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK

+ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ngày nào?

+ Đền thờ Hùng Vương ở đâu ?
+ Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước ta ?

+ Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10-3(âm lịch) hàng năm thể hiện điều gì ?

- GV kết luận: Chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã có công dựng nước. Việc làm đó đã trở thành tục lệ, nhân dân ta có câu:” Dù ai đi….mồng 10/3’’

b)Hoạt động 2:Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

- Làm bài tập 2; GV hỏi:

+ Em có tự hào truyền thống đó không?

+ Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống đó?



*KL: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình . Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

c) Hoạt động 3:

- Yêu HS đọc những câu ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên”.

- Cả lớp trao đổi nhận xét.

3- Củng cốdặn dò:

- Nhận xét tiết học


- Các nhóm giới thiệu tranh, ảnh thông tin thu thập được về ngày giỗ tổ Hùng Vương

- Thảo luận trả lời

- Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10-3 (âm lịch) hàng năm.

- Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ.

- Các vua Hùng đã có công dựng nước

- Thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

- HS nối tiếp phát biểu

- Phát biểu

-HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề: Biết ơn tổ tiên.Ví dụ: Con người có tổ có tong. Như cây có cội như sông có nguồn…..





LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu:


-KT: Hiểu nghĩa từ thiên nhiên(BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2);

- KN: Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3,4

+ HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của các thánh ngữ , tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.

- TD: Có ý thức học tập.



II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Bảng phụ. SGK - Học sinh: SGK. Vở BT



III. Các hoạt động dạy học

  1. Bài cũ: (3ph)

+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? + Đặt câu có từ nhiều nghĩa?

2. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

6ph


9ph

8ph

7p
1ph


* Giới thiệu bài mới:

Bài tập 1:

- Nhận xét.



Bài tập 2:

- Nhận xét - Giải thích:

a) Vất vả, khó khăn.

b) Tích nhiều cái nhỏ thành lớn.

c) Kiên trì, bền bỉ việc gì làm cũng xong.

d) Kinh nghiệm dân gian.



Bài tập 3

- Phát phiếu.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài tập 4

Nhận xét- chấm vở 1 số em.



3. Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét tiết học



- Nêu yêu cầu và nội dung bài tập:

-Ý b: Tất cả những gì không do con người tạo ra.

- Nhận xét.

- Thảo luận nhóm 2

- Vài nhóm trình bày

+ Các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên: thác , ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, đất,mạ.

- Hoạt động nhóm 4.

:

a) bao la, mênh mông, bát ngát,...



b) (xa) tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng , thăm thẳm, vời vợi ,...

c) chót vót, chất ngất, vòi vọi,...

d) hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm,...

- đặt câu:

VD: Bầu trời cao vời vợi .

a) ầm ầm, ào ào, lao xao, thì thầm, ì oạp,..

b) lăn tăn, dập dềnh, trườn lên, bò lên, lững lờ,...

c) cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, điên cuồng, dữ tợn, dữ dội,...

- Đặt câu:

VD: Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm.

- Nhận xét, bổ sung.


************************************

TOÁN

SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

- KT- So sánh hai số thập phân

Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc ngược lại

- KN: Tính toán, so sánh

- TĐ: Yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: SGK. Bảng phụ

- Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Bài cũ: (3ph)

- HS nêu ví dụ về số tự nhiên, phân số, hỗn số.

- GV nhận xét

2. Bài mới


TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

7ph


8ph

15ph


1ph

* Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau

- GV nêu VD như sgk: So sánh 8,1m và 7,9m

+ Gợi ý HS đổi về số tự nhiên có đơn vị là dm. Chẳng hạn: 8,1m = 8m = 8m m = 81dm

Tương tự: 7,9m = 7m = 7mm = 79dm

- GV KL: 8,1m > 7,9m tức là 8,1 > 7,9

- GV nêu VD để HS trả lời: 100,25 và 101,9

- GVKL theo sgk

* Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau

- GV nêu VD như sgk: so sánh 35,7m và 35,698m

- Cho HS nhận xét phần nguyên của hai số

- GV để HS so sánh các phần thập phân.

- Cho HS đổi m = 7dm = 700mm; Đổi m = 698mm

- KL: 35,7m >35,698m tức là: 35,7 > 35,698

- VD: so sánh 95,21 và 95,23

- KL: như sgk



* Hoạt động 3: Thực hành

Bài 1: So sánh hai số thập phân:



  • Yêu cầu giải thích , nhận xét

Bài2:

3. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học



- HS đổi 8,1m = 81dm

7,9m = 79dm

- HS so sánh và giải thích
81dm > 79dm vì 8 > 7 chục

- HS nhận xét: Phần nguyên > thì số thập phân đó lớn

- HS so sánh
- Phần nguyên của hai số bằng nhau

- HS nêu phần thập phân

- HS đổi, cả lớp nhận xét

- HS so sánh 700mm > 698mm vì có số 7 > 6

- HS: phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7>6

- 95,21 < 95,23 vì <

- HS nêu ghi nhớ ở sgk

- HS làm vào vở, HS làm ở

bảng


  1. 48,97 > 51,02

  2. 96,4 > 96,38

  3. 0,7 > 0,65

cả lớp nhận xét

- HS làm vào vở, HS làm ở

bảng

+ Các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 6,375; 6,735; 7,19; 8,72; 9,01.



+ Các số theo thứ tự từ lớn đến bé là: 0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187.
*******************************

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I.Mục tiêu :

-KT:Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên

+Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nge và nhận xét lời kể của bạn

- KN: Nghe bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn .HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK, nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.

-TĐ: có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên

II.Đồ dùng dạy học :

- GV: Truyện cổ tích, truyện thiếu nhi

- HS: SGK

III.Các hoạt động dạy học


  1. Bài cũ (3ph)

- Gọi học sinh kể 1 đoạn của câu chuyện “ Cây cỏ nước Nam”

- Nhận xét



  1. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2ph

8ph

20ph

2ph


* Giới thiệu bài

HĐ1. Tìm hiểu đề bài

-Nhấn mạnh: Câu chuyện đã nghe đã đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.



HĐ2. Hướng dẫn kể (22phút)

- Gợi ý: kể theo trình tự như gợi ý 2.


- Quan sát, uốn nắn.

- Nhận xét,đánh giá.



3. Củng cố, dặn dò

- Dặn chuẩn bị tiết sau.

- Nhận xét tiết học


- Đọc đề.


- Đọc gợi ý SGK.

- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể .

- Thực hành kể chuyện.

- Học sinh kể theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.

- Vài học sinh kể trước lớp.

- Nhận xét.

- Thảo luận : Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp.



*********************************


Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2015

TOÁN:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- KT: So sánh hai số thập phân

- KN: Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn

-TĐ: Có ý thức học tập.



II. Đồ dùng dạy học:

- GV: bảng phụ. SGK

- HS: SGK, vở toán

III. Các hoạt động dạy học:


  1. Bài cũ(3 ph)

- Gọi một số HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân

- Nhận xét



  1. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

7ph


8ph

7ph


8ph

1ph


* Giới thiệu bài

- Bài 1

+ Yêu cầu nhắc lại cách so sánh hai số thập phân

+ Yêu cầu HS trình bày cách làm


Bài 2:

+ Yêu cầu HS phải so sánh các số thập phân ở vở nháp sau đó sắp xếp các số thạp phân đó theo thứ tự từ từ bé đến lớn

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

Bài 3 :

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở


+ Cho HS nhận xét, GV chấm chữa

Bài 4a:

+ GV gợi ý để HS nhận thấy số tự nhiên khác số thập phân

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

+ Cho HS nhận xét , GV chấm chữa



3.Củng cố dặn dò

- Nhận xét tiết học



- Nhắc lại
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

84,2 > 84,19

6,843 < 6,85

47,5 = 47,500

90,6 > 89,6

nhận xét bài làm

+1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

+ Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02.

nhận xét bài làm

+1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở: 9,7x8 < 9,718

Phần nguyên và hàng phần mười của hai số bằng nhau.

Để 9,7x8 < 9,718 thì x < 1

Vậy x = 1

Ta có 9,708 < 9,718


-1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

a) 0,9 < x < 1,2

x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2



TẬP LÀM VĂN:

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. Mục tiêu :

-KT: Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh dẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

-KN Dựa vào dàn ý(thân bài), viết được một số đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.

- TĐ: Có ý thức học tập.



II Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp

- HS: SGK, vở

III Các hoạt động dạy học


  1. Bài cũ (4ph)

- 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước.

- Nhận xét



  1. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2ph

8ph
20ph


1ph

* Giới thiệu bài

Bài tập 1:

- Gợi ý: + Dựa trên những kết quả quan sát lập dàn ý đầy đủ 3 phần :mở bài, thân bài, kết bài

+ Tham khảo:

- Quang cảnh làng mạc ngày mùa,

- Hoàng hôn trên sông.

Bài tập 2

- Gợi ý: chọn phần thân bài để viết. Mỗi đoạn có một câu mở đầu:- Đoạn văn phải có hình ảnh ,thể hiện cảm xúc.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.



- Học sinh làm vào giấy.


- Đọc yêu cầu và gợi ý SGK.

- HS viết đoạn văn.

- Một số em đọc bài của mình.

- Nhận xét.



**********************************

ÔN TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu :

- Biết cách so sánh số thập phân ở các dạng khác nhau.

- Giúp HS chăm chỉ học tập.

II.Đồ dùng dạy học :

- Hệ thống bài tập



III.Các hoạt động dạy học

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7ph

8ph

7ph

8ph
1ph



Bài 1: Điền dấu >, < ; = vào chỗ ……

a) 6,17 …… 5,03 c)58,9 ……59,8

b) 2,174 …… 3,009 d) 5,06 …… 5,06

Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

5,126; 5,621; 5,216; 5,061; 5,610



Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé dần

72,19; 72,099; 72,91; 72,901; 72,009



Bài 4: Tìm chữ số thích hợp điền vào các chữ

a) 4,8x 2 < 4,812

b) 5,890 > 5,8x 0

c, 53,x49 < 53,249 d) 2,12x = 2,1270



3.Củng cố dặn dò

Lời giải :

a) 6,17 > 5,03 c)58,9 < 59,8

b) 2,174 < 3,009 d) 5,06 = 5,06
Lời giải :

5,061 < 5.126 < 5,610 < 5,216 < 5,621.


Lời giải :

72,9 1> 72,901 > 72,10 > 72,099 > 72,009



Lời giải :

a) x = 0 ; b) x = 8

c) x = 1 ; d) x = 0

*******************************



ÔN TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP

VỀ TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA.

I. MỤC TIÊU

- Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.



II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK - HS: SGK



III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Bài cũ (3 phút)

- Kiểm tra sách HS

- Giáo viên nhận xét.



2. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

10ph


10ph

10ph
1ph



* Giới thiệu bài

Bài tập1: Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu ? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa trong từng cách hiểu ( Có thể thêm từ)

a) Mời các anh ngồi vào bàn. 

b) Đem cá về kho.

Bài tập2 : Từ  đi  trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển ?

a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền.

b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.

c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua.

d)Thằng bé đã đến tuổi đi học.

e)Nó chạy còn tôi đi.

g)Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.

h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được.



Bài tập3 :

H : Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp :

a) Tàu ăn hàng ở cảng.

b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm.

c) Da bạn ăn phấn lắm.

d) Hồ dán không ăn giấy.

e) Hai màu này rất ăn nhau.

g) Rễ cây ăn qua chân tường.

h) Mảnh đất này ăn về xã bên.

k) Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam ?



3.Củng cố dăn dò:

- Nhận xét giờ học.


- …ngồi vào bàn để ăn cơm.

(bàn : chỉ đồ vật)

- …ngồi vào để bàn công việc.

(Có nghĩa là bàn bạc)

- …về kho để đóng hộp.

(có nghĩa là nhà)

- …về kho để ăn ( có nghĩa là nấu)

Câu mang nghĩa gốc : Câu e.

- Câu mang nghĩa chuyển : Các câu còn lại.


- Từ thích hợp : Bốc, xếp hàng.

- Từ thích hợp : Bị đòn

- Từ thích hợp : Bắt phấn

- Từ thích hợp : Không dính

- Từ thích hợp : Hợp nhau

- Từ thích hợp : Mọc, đâm qua

- Từ thích hợp : Thuộc về

- Từ thích hợp : Bằng




**********************************

Thứ năm ngày 8tháng 10 năm 2015

TẬP ĐỌC


TRƯỚC CỔNG TRỜI

I. Mục tiêu:

- KT:Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời các câu hỏi 1,3,4 trong SGK; thuộc lòng những câu thơ em thích).

- KN:Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta

-TĐ:Yêu thiên nhiên ,bảo vệ môi trường



II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. SGK.

- Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Bài cũ: (3ph)

- 2 HS đọc Kì diệu rừng xanh và trả lời.

- Giáo viên nhận xét học sinh.

2. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

13ph


12ph

5ph

1ph


* Giới thiệu bài mới:

* Hoạt động 1: Luyện đọc

- Phân đoạn:

+ Đoạn 1: 4 dòng đầu.

+ Đoạn 2: Nhìn ra ....hơi khói.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Đọc mẫu,hướng dẫn cách đọc toàn bài


* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+ Vì sao địa điểm tả trong bài được gọi là cổng trời.

+ Em hãy tả vẻ đep của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

+ Trong những cảnh vật được miêu tả em thích nhất những cảnh vật nào? Vì sao?

+ Điều gì đã khiến cho những cảnh rừng sương giá như ấm lên.

Nội dung bài thơ nói điều gì?

* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm

- Hướng dẫn đọc nhấn mạnh các từ tả vẻ đẹp ngút ngát, ngân nga, ngút ngàn, ráng chiều, màu mật.



3. Củng cố dặn dò

- GV nhận xét tiết học , biểu dương



- 1 HS đọc toàn bài.

- 3 HS đọc nối tiếp

- HS đọc từ khó: ngút ngát, ngân nga, hoang dã, vạt nương.

- 3 HS đọc nối tiếp

- 1 HS đọc chú giải.

- 3 HS đọc nối tiếp

- HS nhận xét
- 1 học sinh đọc đoạn 1

+ ...đèo cao giữa hai bên vách đá...


- 1 học sinh đọc đoạn 2,3.

HS khá giỏi trả lời

+ Nhiều HS trả lời

+ Cảnh rừng sương giá như ấm lên có hình ảnh con người , ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc:...

+Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc

- 3 học sinh đọc.

- Nhẩm đọc thuộc lòng

- Vài em đọc.



******************************
TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

- KT: Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân

- KN: Tính toán, so sánh số thập phân

-TĐ: Tích cực cẩn thận.



II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: SGK

- Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học


  1. Bài cũ: (3ph)

- HS đọc, viết số thập phân

- Nhận xét



2. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

10ph

10ph

10ph


1ph

* Giới thiệu bài mới:

- Bài 1

+ Gọi nhiều HS đọc và nêu giá trị của các chữ số trong từng số theo yêu cầu của GV

-Bài 2

+ Gọi 1 HS làm ở bảng
+ Cho HS nhận xét và chữa

-Bài 3

+ Cho HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân

+ Gọi 1 HS làm ở bảng
+ Tổ chức cho HS nhận xét. Trình bày cách làm

3. Củng cố - dặn dò:


- HS luyện đọc theo cặp


-1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở và nhận xét

a) 5,7

b) 32,85


c) 0,01

d) 0,304


- HS làm bảng, cả lớp làm vở

+ Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 41,538; 41,835; 42,358; 42,538

- nhận xét


***********************************

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA

I. Mục tiêu:

-KT: Phân biệt được những từ đồng âm, tư nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở bài tập 1, biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3)

-KN:Rèn KN dùng từ đặt câu. HS khá , giỏi biết đặt câu phân biệt nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.

-T Đ :Tích cực cẩn thận.



II.Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: SGK. Bảng phụ

- Học sinh: SGK, Vở BT

III. Các hoạt động dạy- học:


  1. Bài cũ: (3’)

- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?

- GV nhận xét



  1. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

30ph


1ph

* Giới thiệu bài mới:

* Luyện tập

Bài 1:

Nhận xét.



Bài 3:

- Gợi ý.


- Nhận xét

3. Củng cố dặn dò

- GV nhắc lại kiến thức của bài.

- Nhận xét giờ học.



- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2

- Nêu yêu cầu và nội dung.

- Đại diện nhóm trình bày .

- Nhận xét, bổ sung.

- Nêu yêu cầu.

- Làm vào vở:

a) cao:

+ Anh em cao hơn hẳn bạn bè trong lớp.



+ Mẹ cho em vào xem Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao.

b) nặng:


+ Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.

+ Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên.

c) ngọt:

+ Loại sô-cô-la này rất ngọt.

+ Em tôi chỉ ưa nói ngọt.

+ Tiếng đàn thật ngọt.

- Một số em đọc bài làm .

- Nhận xét.



**********************************

Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2015

TOÁN


VIẾT CÁC SỐ ĐO DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

-KT: - viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản)

- KN: Tính toán cẩn thận, tỉ mỉ

- TĐ: Yêu thích môn học



II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: SGK. Bảng phụ (chưa ghi tên đơn vị đo)

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy- học:


  1. Bài cũ: (3ph)

- Yêu cầu nêu các đơn vị đo diện tích đã học ,nêu quan hệ giữa dam2 với hm2; dam2 với m2

- Nhận xét



2. Bài mới

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

7ph


10ph

13ph
1ph




* Giới thiệu bài mới:

*HĐ1. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài

- Cho HS nêu mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng, GV ghi vào bảng.

- Cho HS nhận xét chung về mối quan hệ giữa các đơn vị đo đọ dài liền kề nhau

* HĐ2. GV nêu một số Vd

- VD 1: 6m 4dm = .......m

+ Cho HS nêu mối quan hệ giữa m và dm

+ Cho HS nêu cách làm: 6m4dm = 6m m = 6m = 6,4m

- VD2: 3m5cm = .....m. Hdẫn tương tự VD 1

- GV có thể nêu thêm một số VD

8dm3cm = ......dm ;

10m35cm = .......m



*HĐ 3. Thực hành:

-Bài 1:



-Bài 2:
-Bài 3:

Chấm chữa, nhận xét



3. Củng cố dặn dò

- Nhận xét tiết học.



- Một số HS nêu bảng đơn vị đo độ dài , cả lớp nhận xét

- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề nhau theo yêu cầu của GV

+ Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó

+ Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (0,1) đơn vị liền trước nó

- HS nêu

- HS nêu, cả lớp nhận xét

- HS làm vào vở nháp

-Đọc đề, làm vào vở

a) 8m 6dm = 8,6 mb) 2dm 2cm = 2,2 dm

c) 3m 7cm = 3,07md) 23m 13cm = 23,13 m

a) 3m 4dm = 3,4 m 2m 5cm = 2,05 m

21m 36cm = 21,36 m

b) 8dm 7cm = 8,7 dm 4dm 32 mm = 4,32 dm

73 mm = 0,73dm

a) 5km 302 m = 5,302km

5km 75m = 5,075km

302m = o,302km


*******************************
TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I.Mục tiêu:

- KT:Nhận biết và nêu được cách viết 2 kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp

- KN: Phân biệt đươc 2 cách kết bài: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3) .

- TĐ: Có ý thức học tập.



II.Đồ dùng dạy học

- GV: - Dàn ý bài văn của học sinh. Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước

- HS: Vở

III. Các hoạt động dạy học


TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1ph

30ph


5ph


*Giới thiệu bài

* Hướng dẫn

Bài 1:

- Thế nào là mở bài trực tiếp.

- Thế nào là mở bài gián tiếp.

- Nhận xét



Bài 2:

- Thế nào là kết bài mở rộng.

- Thế nào là kết bài không mở rộng.

- Nhận xét.



Bài 3:

- Gợi ý:


+ Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên :Tả cảnh đẹp nói chung, giới thiệu cảnh đẹp cụ thể ở địa phương .

+ Đoạn kết bài kiểu mở rộng kể thêm những việc làm nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.

- Chấm vở 1 số em

3.Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học



- Đọc yêu cầu và nội dung.

- Vài học sinh nhắc lại.

- Đọc thầm 2 đoạn văn và trả lời:

+ Đoạn a: mở bài trực tiếp

+ Đoạn b: mở bài gián tiếp

- Đọc yêu cầu và nội dung.

- Vài học sinh nhắc lại.

- Đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét:

+ Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn hs đối với con đường.

+ Khác nhau:

. Kết bài không mở rộng : khẳng định con đường rất thân thiết với bạn hs.

. Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường , đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.

- Viết vào vở.

- Đọc bài viết.


***********************************
SINH HOẠT TẬP THỂ

Sơ kết tuần 8


  1. Mục tiêu

    • Đánh giá các hoạt động trong tuần qua.

    • Biểu dương những tấm gương nổi bật trong tuần.

    • Đề ra những biện pháp khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế.

    • Phổ biến nhiệm vụ công việc trong tuần tới.

    • Giáo dục học sinh tính kỉ luật, đoàn kết trong tập thể.

  1. Chuẩn bị

  • Nội dung và kế hoạch tuần tới -

  • Các trò chơi, bài hát sinh hoạt.

  1. Hoạt động sinh hoạt

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

15’


15’

3’


* Ổn định lớp và giới thiệu

  • Yêu cầu học sinh hát bài hát tập thể.

- Giới thiệu

* Hoạt động 1: Đánh giá sinh hoạt và học tập

a. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá:

- Giáo viên gọi lớp trưởng lên điều khiển buổi sinh hoạt.

- Yêu cầu học sinh nhận xét các mặt:

+ Học tập

+ Chuyên cần



  • Vệ sinh cá nhân, lớp, trường

+ Các hoạt động khác.

-Yêu cầu lớp trưởng mời từng tổ trưởng lên nhận xét

- Yêu cầu lớp trưởng gọi các bạn khác nhận xét.

- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét lớp học về các mặt đã nêu trong tuần vừa qua.

b. Giáo viên nhận xét:


  • Giáo viên nhận xét lớp học về các mặt

  • Tuyên dương những học sinh đạt nhiều thành tích trong tuần học qua.

  • Nhắc nhở học sinh chưa ngoan.

* Hoạt động 2: Phổ biến nội dung tuần tới

- Đưa ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cho tuần tới:

+ Nề nếp: không vi phạm về nề nếp như đi học trể, nói chuyện…

+ Học tập: khắc phục tình trạng không thuộc bài, làm bài cũ và tích cực phát biểu xây dựng bài.


+ Lao động: làm tốt công việc trực nhật của tổ đã được phân công và hoàn thành tốt kế hoạch lao động.

* Dặn dò




  • Hát bài hát tập thể.

- Lắng nghe


- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.

- HS nhận xét

- Lớp trưởng mời thực hiện mời từng tổ trưởng nhận xét

- HS nhận xét

- Lớp trưởng nhận xét

- Lắng nghe

Phú Hải ngày tháng năm 2015



Hiệu trưởng Tổ trưởng



GV:Lê Thị Thúy Hạnh Năm học 2015-2016


tải về 238.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương