Tcvn 5308-91 Quy Phạm Kỹ Thuật An Toàn Trong Xây Dựng


- CÔNG TÁC MÓNG VÀ HẠ GIẾNG CHÌM



tải về 0.68 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.68 Mb.
#22881
1   2   3   4   5   6   7

13- CÔNG TÁC MÓNG VÀ HẠ GIẾNG CHÌM

13-1. Làm móng tường
13-1.1. Cấm đổ hoặc ném vật liệu (gạch, đá...) từ trên miệng hố móng xuống hố. Phải dùng các phương tiện cơ giới hoặc máng dẫn để đưa vật liệu xuống hố móng; đầu dưới của máng dẫn phải đặt cách đáy hố móng không lớn hơn 0,5m.
13-1.2. Đường đi lại, vận chuyển vật liệu phải nằm ngoài vùng lăng thể sụt lở của hố móng.
13-1.3. Trước khi cho công nhân xuống làm việc ở hố móng cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra tình trạng ổn định của thành hố móng. Trong quá trình kiểm tra tình trạng ổn định của thành hố móng. Trong quá trình thi công móng nếu phát hiện có nguy cơ sụt lở thành hố phải nhanh chóng cho mọi người rời khỏi vùng nguy hiểm.
13-1.4. Lên xuống hố móng phải có thanh chuyên dùng. Cấm mọi người lên xuống bằng cách đu, nhảy, hoặc lợi dụng hệ băng chống để lênxuống.
13-1.5. Vật liệu để làm móng phải để cách mép hố móng 1m và phải có ván chắn.
13-2. Làm móng cọc.
13-2.1. Công nhân điều khiển máy đóng cọc phải qua các lớp đào tạo nghề về điều khiển các loại máy đó, các công nhân khác chỉ được làm các việc phụ và phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công hoặc của đội trưởng phụ trách công tác này.
13-2.2. Khi tổ chức làm theo ca thì phải có sổ giao ca để bàn giao cụ thể tình hình trong quá trình đóng cọc, tình trạng của máy và thiết bị. Cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng phải kiểm tra, xử lý những vấn đề ghi trong sổ giao ca trước khi cho công nhân làm việc.
13-2.3. Việc sắp xếp cọc phải đảm bảo thuận tiện. Vị trí và các móc buộc cáp vào cọc để cẩu phải theo đúng quy định của thiết kế.
13-2.4. Dây cáp dùng để kéo cọc bằng cơ giới phải có hệ số an toàn không nhỏ hơn 6 và không nhỏ hơn 4 khi kéo bằng thủ công.
13-2.5. Trước khi dựng cọc phải kiểm tra chất lượng cọc để loại bỏ những cọc không đảm bảo an toàn, những người không có nhiệm vụ phải đứng ra ngoài phạm vi đang dựng cọc một khoảng ít nhất bằng chiều cao tháp cộng thêm 2m.
13-2.6. Chỉ được kéo cọc bằng dây cáp luồn qua ròng rọc chuyển hướng khi các ròng rọc này đã cố định vào đế máy theo phương thẳng đứng và cọc nằm trong phạm vi tầm nhìn của người điều khiển.
13-2.7. Dựng cọc xong, phải có thiết bị giữ cọc với tháp để cọc không đổ hoặc sau lệch đường tim. P:hải luôn luôn bảo đảm đường tim cọc trung với đường tim búa. Đầu cọc phải khít với đầu búa.
13-2.8. Đặt cọc vào vị trí xong, phải kiểm tra kỹ vị trí tim cọc (khi đóng cọc thẳng đứng) hoặc độ nghiêng (khi đóng cọc xiên) theo yêu cầu của thiết kế, sau đó mới hạ búa xuống đầu cọc.
13-2.9. Cạc phụ dùng để đóng sâu cọc chính phải chịu được lực đóng của búa.
13-2.10. Khi dùng máy đóng cọc để nhổ cọc lên phải gia cường giá máy bằng các dây chằng néo chắc chắn.
13-2.11. Khi cần sửa chữa điều chỉnh lại cọc phải để cho búa ngừng đập và hạ búa sát đầu cọc. Khi sửa chữa đầu cọc phải nâng búa cách đầu cọc một khoảng không lớn hơn 0,3m, đồng thời phải giữ búa bằng dây hoặc chốt.
13-2.12. Khi cắt các đầu thừa của cọc bê tông phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng ngừa mảnh bê tông văng, bắn hoặc đầu cọc đổ vào người.
13-3. Hạ giếng chìm
13-3.1. Thi công giếng chìm phải theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Quá trình chế tạo cũng như hạ giếng luôn luôn giữ cho giếng được cân bằng và ổn định
13-3.2. Khi chất thêm tải lên thành giếng phải bảo đảm an toàn cho những người làm việc ở dưới giếng.
13-3.3. Nhịp độ đào đất, trình tự tháo các tấm kê phải bảo đảm hạ vành giếng xuống đều và cân đối. Cấm moi các chướng ngại trực tiếp băng tay dưới vành giếng trong quá trình hạ giếng.
Cấm đào sâu xuống dưới vành giếng quá 1m.
13-3.4. Phải có phương tiện bảo đảm an toàn cho người lên xuống giếng, có biện pháp thoát người nhanh chóng trong trường hợp đất ở đấy bịo sụt lở bất ngờ. Phải có hai nguồn điện cung cấp cho các máy bơm thoát nước ở các giếng (một nguồn sử dụng, còn một nguồn dự phòng)
13-3.5. Dùng gầu ngoạm để đưa đất ra khỏi giếng phải có tời tự động để kéo dây quay gầu. Không được kéo gầu bằng tời tay.
13-3.6. Cấm người ở dưới giếng khi gầu ngoạm lấy đất ra khỏi giếng. Trường hợp cần phải có người làm tín hiệu ở dưới giếng thì người đó phải đứng ngoài phạm vi hoạt động của gầu và phải có che chắn bảo vệ ở phía trên.
13-3.7. Khi dùng cần trục để nâng tải đất ra khỏi giếng phải đặt thùng trong hệ thống lồng ngăn di động và có tín hiệu ánh sáng báo hiệu.
13-3.8. Phạm vi lòng giếng có người làm việc bên dưới phải có che chắn phía trên.
13-3.9. Cầu cạn, giàn giáo, giá đỡ và các chi tiết liên kết ống dẫn vừa phải làm đúng theo các quy định ở các phần 8, phần 16 của quy phạm này.

14- CÔNG TÁC SẢN XUẤT VỮA VÀ BÊ TÔNG

14-1. Yêu cầu chung
14-1.1. Khi làm việc trong kho chứa vật liệu dễ sinh bụi (xi măng, vôi, thạch cao...) và ở những vị trí đặt máy đập, máy nghiền, sàng các nguyên liệu và bán thành phẩm phải bảo đảm các yêu cầu về thông gió và chống bụi.
14-1.2. Bộ phận vít tải phải có che chắn bằng lưới thép. Khi vận chuyển vật liệu dạng bụi (xi măng, vôi thạch cao...) phải có nắp đậy kín.
14-1.3. Công nhân làm việc tiếp xúc với vật liệu dạng bụi phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
14-2. Hố vôi, tôi vôi
14-2.1. Khi tôi vôi không được đổ vôi cục ngập quá 1/3 chiều cao hố hoặc thùng tôi. Xung quanh hố vôi phải làm hàng rào bảo vệ. Hàng rào phải cách miệng hố 50cm, cao ít nhất 80cm và có hai thanh ngang có khả năng ngăn giữ người khỏi rơi ngã. Cọc rào phải được chôn sâu và chắc chắn.
14-2.2. Khi đổ vôi vào hố, thùng để tôi hoặc đứng đảo các vôi cục, phải đứng đầu hướng gió, dùng dụng cụ có cán để tôi.
14-2.3. Khi làm việc ban đêm hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng phải đảm bảo độ chiếu sáng tại chỗ từ 100 đến 300 lux.
Chiếu sáng chung từ 30 đến 80 lux.
14-2.4. Xung quanh hố vôi phải có hàng rào bảo vệ hoặc có nắp đậy kín và biển báo. Nơi có người qua lại ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu
14-2.5. Không được làm hố vôi gần đường có nhiều người hoặc xe cộ qua lại
14-2.6. Khi lấy vôi từ hố lên, phải dùng các dụng cụ chuyên dùng. Không được lấy vôi lên trực tiếp bằng tay hoặc lội xuống hố vôi.
14-3. Trộn vữa và bê tông
14-3.1. Chỉ được dọn sạch vật liệu rơi vãi ở hố đặt ben khi đã nâng ben lên và đã cố định chắc chắn. Chỉ được đi lại qua hố đặt ben khi đã cố định ben chắc chắn.
14-3.2. Khi thùng trộn đang vận hành hoặc sửa chữa phải hạ ben xuống vị trí an toàn.
14-3.3. Không được dùng xẻng hoặc các dụng cụ cầm tay khác để lấy vữa và bê tông ra khỏi thùng trộn đang vận hành.
14-3.4. Khu vực đi lại để vận chuyển phối liệu đến thùng trộn phải sạch sẽ không bị trơn ngã, không có chướng ngại vật.
14-3.5. Khi dùng chất phụ gia cho vào hỗn hợp vữa phải có biện pháp phòng ngừa bỏng, chấn thương...
14-3.6. Công nhân trộn vữa bằng máy hoặc bằng tay phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động.
14-4. Vận chuyển vữa và bê tông
14-4.1. Khi vận chuyển vữa và bê tông bằng các loại xe đẩy tay, máy trục, máy nâng... phải theo đúng các quy định ở phần “công tác bốc xếp và vận chuyển” và phần sử dụng xe máy xây dựng”/
14-4.2. Cầu công tác để ôtô chuyển bê tông đổ vào hố móng phải có tấm chắn ở đầu mút. Tốc độ ôtô chạy trên cầu nhỏ hơn hoặc bằng 3km/h. Hai bên cầu công tác phải có lối đi rộng ít nhất bằng 1,2m và phía ngoài phải có lan can cao 1m.
14-4.3. Chỉ được tháo vữa bê tông khi gầu ben đã dừng hẳn và tháo từ từ. Khoảng cách từ đáy gầu ben đến bề mặt kết cầu nơi đổ sàn công tác không lớn hơn 1m. Nếu lớn hơn 1m thì phải sử dụng máng hoặc ống.
14-4.4. Khi sử dụng máy bơm vữa phải tuân theo đúng quy định ở phần “Sử dụng xe máy xây dựng”.
14-4.5. Cấm sử dụng các gầu, ben chuyển vữa bê tông khi các nắp của chúng không đậy khít hoặc khi các bộ phận treo móc không bảo đảm.
14-4.6. Khi sử dụng cần cẩu chuyển các gầu, ben chứa vữa bê tông phải tuân theo quy định của chương “Sử dụng xe máy xây dựng” và công nhân phải đứng ra xa ngoài vùng nguy hiểm của tải trọng.

15- CÔNG TÁC XÂY

15-1. Xây móng


15-1.1. Trước và trong quá trình xây móng cán bộ kỹ thuật thi công, đội trưởng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của hố móng. Đặc biệt trong mùa mưa, phải chú ý đến hiện tượng sụt lở của các mái dốc hoặc sự hư hỏng của các vách chống.
15-1.2. Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm bậc lên xuống. Khi trời mưa phải có biện pháp đề phòng trượt ngã.
15-1.3. Chuyển vật liệu xuống hố móng phải bằng phương pháp cơ giới hoặc bằng các dụng cụ cải tiến như: máng, rãnh có mặt phẳng nghiêng hoặc thùng. Vật liệu đựng trong thùng phải thấp hơn thành thùng ít nhất là 10cm. Không được đứng trên miệng hố móng để đổ vật liệu xuống hố.
15-1.4. Làm các công việc trong phạm vi móng các công trình cũ phải theo đúng thiết kế thi công, đồng thời phải có cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng giám sát.
15-1.5. Cấm người làm việc hoặc vận chuyển vật liệu trên miệng hố móng khi đang có người làm việc ở dưới hố nếu không có biện pháp bảo đảm an toàn.
15-1.6. Trong quá trình xây dựng, nếu hố móng bị ngập nước, phải dùng bơm hút hết nước lên trước khi tiếp tục làm việc.
Cấm mọi người ở dưới hố móng trong thời gian nghỉ giải lao.
15-1.7. Khi xây dựng hố móng ở độ sâu trên 2m, hoặc xây móng dưới chân đồi núi lúc mưa to phải ngừng ngay công việc.
15-1.8. Hố móng phải được lấp đất đều cả hai bên, đồng thời đầm chặt tuỳ theo mức độ xây lên cao của móng. Chỉ được lấp đất vào một bên hố móng mới xây khi khối xây đã đạt được cường độ thiết kế.
15-2. Xây tường
15-2.1. Trước khi xây tường, cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng phải xem xét tình trạng của móng hoặc của phần tường đã xây trước cũng như tình trạng của giàn giáo và giá đỡ, đồng thời phải kiểm tra lại việc sắp xếp, bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác.
15-2.2. Khi xây tới độ cao cách nền nhà hoặc mặt sàn tầng 1,5m phải bắc giàn giáo hoặc giá đỡ theo quy định tại phần 8 của quy phạm này.
Khi xây tường có chiều dầy từ 330mm trở lên phải bắc giàn giáo ở cả hai bên.
15-2.3. Chuyển vật liệu (gạch vữa...) lên sàn công tác ở độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị cẩu chuyển. Bàn nâng gạch phải có thành chắn bảo đảm không rơi đổ khi nâng. Cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m
15-2.4. Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây, thì bên ngoài nhà phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm, cách chân tường 1,5m nếu xây ở độ cao không lớn hơn 7m hoặc cách chân tường 2m nếu xây ở độ cao lớn hơn 7m.
Phải che chắn những lỗ tường ở từ tầng hai trở lên nếu người có thể lọt qua được
15-2.5. Không được phép
Đứng trên bờ tường để xây;
Đi lại trên bờ tường;
Đứng trên mái hắt để xây;
Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống;
Để dụng cụ hoặc vật liệu xây dựng lên trên bờ tường đang xây
15-2.6. Cấm xây tường quá hai tầng khi tầng giữa chưa gác dầm sàn hoặc sàn tạm
15-2.7. Khi xây, nếu có mưa to, giông hoặc gió cấp 6 trở lên phải che đậy, chống đỡ khối xây cẩn thận để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ, đồng thời mọi người phải đến nơi ẩn nấp an toàn.
15-2.8. Khi xây xong trụ độc lập hoặc tường đầu hồi, về mùa mưa bão phải làm mái che ngay.
15-2.9. Khi vừa xây vừa cố định các tấm ốp, chỉ được ngừng xây khi đã xây quá độ cao mép trên của các tấm ốp đó.
15-2.10. Xây các mái hắt nhô ra khỏi tường quá 20cm phải có giá đỡ con sơn. Chiều rộng của các giá đỡ con sơn phải lớn hơn chiều rộng của mái hắt 30cm
Chỉ được tháo giá đỡ con sơn khi kết cấu mái hắt đã đạt cường độ thiết kế
15-2.11. Xây vòm cuốn hoặc vỏ mỏng phải có thiết kế thi công riêng
Tháo ván khuôn vòm phải theo các quy định ở phần 16 của quy phạm này.
15-2.12. Khi xây tường bằng đá, nếu ngừng xây phải miết mạch cẩn thận các viên đá ở hai đầu và trên mặt.
15-2.13. Phải tiến hành gia công các khối đá xây trong khu vực dành riêng, được rào chắn. Những người không có nhiệm vụ không được phép vào trong khu vực này.
Nếu khoảng cách giữa các vị trí làm việc của thợ gia công đá nhỏ hơn 3m thì phải làm các vách che bảo vệ giữa các vị trí đó.
15-3. Xây ống khói
15-3.1. Tại khu vực đang thi công ống khói, trong phạm vi bán kính 10m tính từ chân ống khói phải làm rào ngăn và đặt biển báo.
Lối ra vào khu vực này phải làm mái che và đặt biển báo
15-3.2. Nối dài thêm các trục đỡ của máy nâng tải phải căn cứ vào mức độ xây thân ống khói.
Sử dụng máy nâng tải trọng thi công ống khói phải theo các quy định ở phần 6 của quy phạm này.
15-3.3. Công nhân lên xuống phải dùng thang của thiết bị thi công hoặc các thang sắt chôn sâu vào thân ống khói một đoạn ít nhất là 25cm.
Cấm dùng bàn nâng để đưa công nhân lên xuống.
15-3.4. Xung quanh chân ống khói từ độ cao trên 3m phải làm sàn hoặc lưới che chắn bảo vệ rộng từ 2 đến 3m
Nếu làm sàn bảo vệ ván phải dầy ít nhất là 4cm. Nếu làm lưới bảo vệ phải đan bằng dây thép đường kính 3mm có kích thước lưới 20x20mm. Sàn (hoặc lưới) phải được đặt dốc về thân ống khói một góc tối thiểu bằng 150
15-3.5. Đèn chiếu sáng bên trong thân ống khói và đèn tín hiệu phải có điện áp không lớn hơn 36V
15-3.6. Chỉ được kiểm tra tim của ống khói bằng quả dọi khi đã hạ lồng máy nâng hoặc đưa lồng máy nâng ra khỏi trục nâng.
15-3.7. Tại vị trí làm việc, trên sàn công tác cũng như trên các tấm che chắn bảo vệ, phải thường xuyên thu dọn các vật liệu thừa và rác rưởi.
Trong quá trình thi công, phải theo các quy định tại điều 1-12; 1-14; và 1-15 của quy phạm này.
15-4. Xây lò
15-4.1. Khi xây lò phải dùng giàn giáo treo hoặc giàn giáo khung theo quy định tại phần 8 của quy phạm này.
Giàn giáo phải dựng lắp cách khối xây một khoảng tối thiểu là 5cm
15-4.2. Khi đưa vật liệu lên sàn công tác ở độ cao lớn hơn 2m phải dùng máy nâng tải đặt bên ngoài khối xây.
Bộ phận chuyển động và dây chằng các máy nâng, phải có rào che chắn. Cầu dao điện phải đặt tại nơi bốc xếp để kịp thời cắt điện khi có sự cố.
Công nhân ở trên sàn công tác làm nhiệm vụ bốc, xếp ở bàn nâng và công nhân điều khiển máy nâng ở bên dưới phải liên lạc với nhau bằng tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng.
15-4.3. Khi thi công ở những vị trí có thể phát sinh hơi khí độc hại (gần các lò cao, tháp rửa...) phải có người thường trực cấp cứu khi xảy ra tai nạn bất ngờ.
Cấm tự động mở các van, khoá và cửa điều tiết các đường ống dẫn khí khi chưa có lệnh của cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng. Tại các bộ phận nối trên phải treo biển cấm.
15-4.4. Dùng máy mài gạch phải theo các quy định ở phần 6 của quy phạm này.
15-4.5. Đẽo cắt hoặc mài gạch phải làm ngoài phạm vi công trình. Chỉ được làm các công việc kể trên trong phạm vi công trình khi thấy cần thiết, nhưng phải có biện pháp chống bụi và đề phòng những mảnh gạch vụn bắn vào người xung quanh.
Công nhân phải sử dụng khẩu trang, kính phòng hộ theo chế độ hiện hành.
15-4.6. Đèn chiếu sáng những vị trí xây dựng chật hẹp và tối phải theo quy định ở phần 5 của quy phạm này.
15-4.7. Khi làm việc ở đầu các đường ống dẫn khí lò, bộ phận lọc khí phải có biện pháp phòng ngừa khí thoát ra khu vực làm việc, đồng thời phải có biện pháp phòng ngừa khí thoát ra khu vực làm việc, đồng thời phải có biện pháp cấp cứu kịp thời khi xảy ra tại nạn bất ngờ.
Cán bộ kỹ thuật thi công phải hướng dẫn và kiểm tra công nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn khi làm công việc này.
15-4.8. Khi làm gần các đường ống dẫn khí lò phải đóng tất cả các cửa ở một phía để tránh gió lùa.

16- CÔNG TÁC CỐP PHA, CỐT THÉP VÀ BÊ TÔNG

16-1. Gia công và dựng lắp cốp pha
16-1.1. Cốp pha dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.
16-1.2. Cốp pha ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh để va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lắp trước.
16-1.3. Chỉ được đặt cốp pha của tầng trên sau khi đã cố định cốp pha của tầng dưới.
16-1.4. Dựng lắp cốp pha ở độ cao không lớn hơn 6m được dùng giá đỡ để đứng thao tác, ở độ cao trên 6m phải dùng sàn thao tác. Dựng lắp cốp pha treo hoặc cốp pha tự mang ở độ cao hơn 8m thì phải giao cho công nhân có kinh nghiệm làm.
16-1.5. Dựng lắp cốp pha cho các kết cấu vòm và vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ. Khoảng cách từ cốp pha đến sàn công tác không lớn hơn 1,5m. Ở vị trí cốp pha nghiêng phải làm sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất 40cm.
16-1.6. Khuôn treo phải liên kết chắc chắn. Chỉ được đặt khuôn treo vào khung sau khi các bộ phận của khung đã liên kết.
16-1.7. Không được để trên cốp pha những thiết bị, vật liệu không có trong thiết kế. Kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng lên trên cốp pha.
16-1.8. Cấm đặt và chất xếp các tấm cốp pha, các bộ phận của cốp pha lên chiếu nghỉ của cầu thang, ban công, các mặt dốc, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình, ở các vị trí thẳng đứng hoặc nghiêng khi chưa giằng néo chúng.
16-1.9. Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra cốp pha, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn và biển báo.
16-2. Cốp pha trượt
16-2.1. Khu vực thi công dùng cốp pha trượt phải có rào ngăn và biển báo.
16-2.2. Lắp ráp các bộ phận cốp pha trượt và giàn giáo treo phải theo đúng thiết kế và quy định tại phần 8 của quy phạm này.
16-2.3. Khi di chuyển cốp pha trượt phải kiểm tra các thiết bị buộc móc (trượt hoán vị) và thiết bị nâng (trượt liên tục).
16-2.4. Công nhân làm việc ở trên cao và công nhân làm việc ở dưới phải liên lạc với nhau bằng tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng.
16-2.5. Trên sàn thao tác phải ghi tải trọng lớn nhật cho phép, và chỉ được xếp vật liệu lên sàn công tác ở những tị trí được quy định trước trong thiết kế. Phải thu dọn vật liệu thừa, vật liệu thải trên sàn thao tác.
16-2.6. Các bộ phận của cốp pha trượt phải được bảo quản tại các bãi chứa khô ráo, bằng phẳng và có mái che.
Cốp pha tường phải dựng thẳng, mặt úp vào nhau và được giằng néo chống lật;
Các bộ phận của sàn thao tác xếp chồng lên nhau theo từng loại, chiều cao mỗi chồng không lớn hơn 1,4m.
Các bộ phận bằng kim loại được xếp thành từng loại. Mỗi chồng cao không lớn hơn 0,8m. Khoảng cách giữa các chồng không nhỏ hơn 0,8m.
16-2.7. Các thiết bị nâng, thiết bị dùng để thi công cốp pha trượt phải có hệ thông tín hiệu bằng âm thanh và chỉ được trượt sau khi đã được nghiệm thu và cán bộ kỹ thuật thi công ra lện trượt.
16-2.8. Trong thời gian trượt, người lạ và những công nhân không có nhiệm vụ không được trèo lên sàn thao tác.
Công nhân không được đứng tập trung trên các sàn thao tác của cốp pha trượt. Việc qua lại chỉ được đi từng người một.
Để đi lại giữa sàn của cốp pha vành ngoài và sàn thao tác trên cốp pha trượt phải sử dụng cầu vượt có chiều rộng không nhỏ hơn 0,8m.
Không được nhảy từ sàn thao tác trên xuống sàn thao tác dưới của cốp pha trượt. Việc lên xuống giữa hai sàn phải qua một lỗ hổng dành riêng bằng một thang đặc biệt. Sau khi lên xuống phải đậy lỗ lên xuống lại
16-2.9. Khi thi công trụ rỗng của cầu bằng cốp pha trượt thì các lỗ hổng ở trên sàn gia cố ngang để công nhân lên xuống phải bố trí dích dắc, nếu bố trí trên cùng 1 trục thẳng đứng thì phải có nắp đậy.
16-3. Cốp pha tấm lớn.
16-3.1. Các bộ phận cốp pha tấm lớn phải được bảo quản tại những bãi chứa khô ráo và có mái che.
Các khối cốp pha xếp thành đống, có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 2,5m. Giữa các tấm cốp pha có đệm gỗ, kê lần lượt trên cùng một trục; Khoảng cách giữa 2 đống không nhỏ hơn 0,8m.
Lên xuống các đống xếp cốp pha có chiều cao lớn hơn 1,5m phải dùng thang chuyên dùng.
16-3.2. Khi sử dụng cốp pha tấm lớn cùng với các thiết bị nâng thì các thiết bị nâng phải có bộ phận tín hiệu bằng âm thanh.
16-3.3. Chỉ được sử dụng các bộ phận cốp pha tấm lớn, các con sơn chuyên dùng, giàn giáo, sàn công tác... khi đã được cán bộ kỹ thuật thi công kiểm tra.
16-3.4. Không được đồng thời nhấc và dịch chuyển bằng cần cẩu từ 2 bộ phận của cốp pha tấm lớn, trở lên. Trừ trường hợp lắp ráp 1 vài bộ phận liên kết từ trước đã được cho phép trong thiết kế.
16-3.5. Khoảng trống dành để lắp ghép các bản cầu thang và chiếu nghỉ phải được rào ngăn bằng lan can.
16-3.6. Cấm nhấc và dịch chuyển các tấm khuôn tường của cốp pha tấm lớn có diện tích bề mặt bằng 12m2 khi tốc độ gió bằng 10m/g và những tấm có diện tích lớn hơn 12m2 khi tốc độ gió bằng 7,5m/g
16-3.7. Trong khi lắp ráp các bộ phận của cốp pha tấm lớn, những người không có nhiệm vụ không được vào vùng nguy hiểm của tải trọng trong thời gian nâng, di chuyển và hạ cốp pha.
16-3.8. Cấm người đi lại và làm việc trên các tấm khuôn tường đã lắp ráp xong của cốp pha tấm lớn khi chúng không có sàn thao tác và lan can bảo vệ.
16-4. Gia công và dựng lắp cốt thép
16-4.1. Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
16-4.2. Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc các thiết bị chuyên dùng. Sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân theo quy định ở chương “Sử dụng máy ở các xưởng gia công phụ” Phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.
16-4.3. Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nhất là khi gia công các loại thép có đường kính lớn hơn 20mm. Nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai phía thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m. Cốt thép đã làm xong phải đặt đúng chỗ quy định.
16-4.4. Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải:
Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy;
Hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn;
Rào ngăn hai bên sợi thép chạy từ trục cuộn đến tang của máy;
16-4.5. Trục cuộn các cuộn thép phải đặt cách tang của máy từ 1,5m đến 2m và đặt cách mặt nền không lớn hơn 50cm, xung quanh có rào chắn. Giữa trục cuộn và tang của máy phải có bộ phận hạn chế sự chuyển dịch của dây thép đang tháo. Chỉ được mắc đầu sợi thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động.
16-4.6. Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay, phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột hoặc đứt văng vào người. Đầu cáp của tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng bằng thiết bị chuyên dùng. Không nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che chắn.
Chỉ được táo hoặc lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi tời kéo ngừng hoạt động.
16-4.7. Cấm dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết bị bảo đảm an toàn.
16-4.8. Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đĩa quay ngừng hoạt động.
16-4.9. Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
16-4.10. Không uốn thẳng các cuộn thép bằng cách kéo căn chúng tại các vị trí không được rào ngăn và không an toàn ở trên công trường.
16-4.11. Không dùng kéo tay khi cắt thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm
16-4.12. Dàn cốt thép phải được đặt thật đảm bảo, không lật, không rơi trước khi dựng cốp pha cho chúng.
16-4.13. Lắp, dựng cốt thép phải được đặt thật đảm bảo, không lật, không rơi trước khi dựng cốp pha cho chúng.
16-4.14. Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ các phần sắt thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn và bên dưới phải có biển báo.
16-4.15. Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn 40cm.
16-4.16. Khi gia công cốt thép trong xưởng hoặc tại chỗ, về ban đêm cần phải được chiếu sáng đầy đủ đảm bảo cường độ chiếu sáng cục bộ từ 100 đến 300 lux, chiếu sáng chung từ 30 đến 80 lux.
16-4.17. Hàn cốt thép thanh vào khung và lưới, hàn thép chờ... phải tuân theo quy định ở phần 9 của quy phạm này.
16-4.18. Buộc cốt thép phải dùng các dụng cụ chuyên dùng; cấm buộc bằng tay.
16-4.19. Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên các ván khuôn vượt quá tải trong cho phép trong thiết kế.
16-4.20. Khi dựng đặt cốt thép gần đường dây dẫn điện, phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốtthép chạm vào dây điện.
16-5. Cốt thép dự ứng lực trước.
16-5.1. Trước khi bắt đầu kéo các thanh hoặc các bó cốt thép của các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, phải kiểm tra lại tình trạng bơm kích và các thiết bị khác có liên quan. Các thanh cốt thép kéo không được có khuyết tật như vết cắt, gấp khúc xoắn, gẫy.
16-5.2. Khi kéo cốt thép phải có rào ngăn cao ít nhất là 1,5m ở hai đầu bệ kéo và ở giữa các thiết bị kéo, (trừ trường hợp cốt thép kéo được đặt trong ống thép).
Khi kéo cốt thép phải có tín hiệu âm thanh hoặc có đèn đỏ báo hiệu.
16-5.3. Khi vận hành, phải bảo dưỡng kích thước và các thiết bị khác để gia công hoặc kéo cốt thép phải theo các quy định ở phần “Sử dụng xe máy thi công”
16-5.4. Khi kéo cốt thép bằng điện nung nóng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Cấm mọi người đứng hoặc đi lại gần các thanh thép đang nguội, trong khoảng 1m.
Khi chuyển cốp pha đến buồng bảo dưỡng phải bọc kín các đầu neo lại;
Khi nung các thanh cốt thép ở ngoài khuôn có rào ngăn và biển cấm.
16-5.5. Công nhân cạo rỉ cốt thép và công nhân tham gia kéo cốt thép phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
16-6. Đổ và đầm bê tông
16-6.1. Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, giàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ bê tông sau khi đã có văn bản xác nhận.
16-6.2. Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 300 trở lên phải có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị. Công nhân phải đeo dây an toàn.
16-6.3. Thi công bê tông ở hố sâu, đường hầm hoặc ở các vị trí chật hẹp, công nhân phải đứng trên các sàn thao tác và phải đảm bảo thông gió và cường độ chiếu sáng cục bộ từ 100 đến 300 lux và chiếu sáng chúng từ 20 đến 80 lux.
16-6.4. Thi công bê tông ở ngoài trời phải có lán che mưa nắng, ban đêm phải có đèn chiếu sáng, cường độ chiếu sáng chung từ 40 lux đến 80 lux (tối đa 150 lux)
16-6.5. Thi công bê tông ở độ sâu lớn hơn 1,5m phải dùng máng dẫn hoặc vòi cố định chắc vào các bộ phận cốp pha hoặc sàn thao tác.
16-6.6. Dùng vòi rung để đổ vữa bê tông phải:
Cố định chắc chắn máy chấn động với vòi;
Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông;
16-6.7. Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông cần:
Nối đất vỏ đầm rung;
Dùng dây bọc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm.
Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi ngừng việc;
Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút, sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 phút.
Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.
16-6.8. Lối qua lại phía dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp bắt buộc phải có người qua lại thì phải làm các tấm che ở phía trên lối qua lại đó.
16-6.9. Cấm những người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông. Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh và tháo móc gầu ben phải có găng, ủng.
16-7. Bảo dưỡng bê tông
16-7.1. Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng giàn giáo hoặc giá đỡ. Không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh cốp pha. Không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng.
16-7.2. Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng.
16-8. Tháo dỡ cốt pha
16-8.1. Chỉ được tháo cốp pha sau khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công.
16-8.2. Khi tháo cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có các biện pháp đề phòng cốp pha rơi hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo cốp pha phải có rào ngăn hoặc biển báo.
16-8.3. Trước khi tháo cốp pha phải thu gọn hết vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận công trình sắp tháo cốp pha.
16-8.4. Khi tháo cốp pha, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.
16-8.5. Tháo dỡ các bộ phận của cốp pha trượt các thiết bị trượt... phải theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật thi công.
16-8.6. Sau khi tháo cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình. Không được để cốp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném cốp pha từ trên cao xuống. Cốp pha sau khi tháo phải nhổ đinh và xếp vào nơi quy định.
16-8.7. tháo dỡ cốp pha đối với những khoang bê tông cốt thép có khẩu độ lớn, thì phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời.

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương