Tcn tiêu chuẩn ngành tcn 09: 2006



tải về 32.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích32.75 Kb.
#13888
TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 09: 2006

THÓC BẢO QUẢN ĐÓNG BAO - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ NHIỄM CÔN TRÙNG

HÀ NỘI – 2006

TCN 09: 2006

Lời nói đầu

TCN 09: 2006 do Trung tâm Khoa học bảo quản và Bồi dưỡng nghiệp vụ biên soạn. Cơ quan đề nghị ban hành tiêu chuẩn: Cục Dự trữ quốc gia.

Cơ quan ban hành tiêu chuẩn: Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định

Số 63/2006/QĐ-BTC ngày 07 tháng 11 năm 2006.



TIÊU CHUẨN NGÀNH TCN 09: 2006
Thuốc bảo quản đóng bao - Phương pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và xác định mức độ nhiễm côn trùng trong kho thóc dự trữ đóng bao thuộc ngành Dự trữ Quốc gia.



2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 4731 – 89 Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu

TCVN 5451 – 1991( ISO 950 - 79) Ngũ cốc - Lấy mẫu dạng hạt

10 TCN 529 – 2004 Ngũ cốc, đậu đỗ, thóc tẻ – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCN 03: 2004 Thóc bảo quản đổ rời – Phương pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1 Thóc (Paddy): Là hạt lúa còn nguyên vỏ trấu

3.2 Lô thóc (Lot): Là lượng thóc đóng bao xác định có cùng phẩm cấp được lấy mẫu để xác định mức độ nhiễm côn trùng.

3.3 Mẫu điểm (Increment sample): Là lượng thóc xác định được lấy ra tại một vị trí của lô thóc.

3.4 Mẫu chung (Bulk sample): Là lượng thóc của tất cả các mẫu điểm gộp lại.

3.5 Mẫu trung bình (Laboratory sample): Là lượng thóc xác định được thành lập từ mẫu chung theo một qui tắc nhất định, đại diện cho đặc tính của lô hàng.

3.6 Mẫu phân tích (Analysis sample): Là một phần của mẫu trung bình được dùng để xác định mức độ nhiễm côn trùng

3.7 Mức độ nhiễm côn trùng (Infested insect level): Là số lượng cá thể côn trùng có trong 1 kg thóc (con/kg) được tách ra theo một qui tắc nhất định.

4 Lấy mẫu

4.1 Dụng cụ lấy mẫu

4.1.1 Xiên lấy mẫu: Xiên lấy mẫu thóc trong bao được làm bằng kim loại. Đầu xiên nhọn, thân dài 250mm, đường kính cuối thân xiên là 15mm, thân xiên có rãnh xiên với kích thước phù hợp để chứa thóc bên trong. Thân xiên được gắn với tay cầm dài 100mm làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa rỗng đuờng kính 15mm (Phụ lục 4).

4.1.2 Vợt bắt ngài: Miệng vợt hình tròn đường kính 300mm, độ dài đáy vợt khoảng 500mm - 600mm làm bằng vải màn, cán vợt dài 1200mm bằng nhôm hoặc bằng gỗ (Phụ lục 4).

4.1.3 Túi đựng mẫu: Túi PE mới nguyên vẹn, trong, bền chắc, khô sạch, không mốc, không nhiễm sâu mọt, hóa chất, có kích thước tối thiểu 200x150mm.



4.2 Cách lấy mẫu

Mẫu được lấy theo 5 mặt của lô thóc: 4 mặt xung quanh và mặt trên lô. Ở mỗi mặt, mẫu điểm được lấy tại 5 vị trí theo sơ đồ 1 và 4 vị trí ngẫu nhiên ( chú ý lấy mẫu ở các vị trí xung quanh các rãnh, giếng thông gió của lô thóc). Các vị trí lấy mẫu gần đỉnh lô phải đảm bảo cách đỉnh khoảng 1,5 m. Khối lượng mỗi mẫu điểm khoảng 300g.



SƠ ĐỒ 1: Điểm lấy mẫu theo đường chéo trên một mặt của lô thóc

Khi xiên vào bao phải quay rãnh xiên xuống dưới, chọc với góc nghiêng 450 dùng lòng bàn tay hoặc túi PE bịt đầu tay cầm, xoay rãnh xiên ngược lại để thóc chảy vào rãnh xiên. Khi lấy đủ lượng thóc rút xiên ra, dùng đầu nhọn của xiên miết vào chỗ lấy mẫu để thóc trong bao không chảy ra ngoài. Mẫu thóc được lấy cho vào túi PE, buộc kín miệng túi bằng dây cao su đảm bảo thóc và côn trùng không rơi ra ngoài.



4.3 Thông tin về mẫu

Nhãn ghi các thông tin có các nội dung sau:

Dự trữ quốc gia khu vực:

Tổng kho dự trữ:.................................................

Họ và tên người lấy mẫu:.....................................

Ngày lấy mẫu:........................................................

Ký hiệu mẫu.......................................................

Lô thóc:…………….. Loại hình kho:/..............................

Khối lượng: ...................................Số bao..........................

Ngày, tháng, năm bắt đầu nhập kho...........................

Ngày, tháng, năm nhập đầy kho .......................................

4.4 Thành lập mẫu

Mẫu chung được thành lập bằng cách gộp các mẫu điểm và trộn đều.

Mẫu trung bình được thành lập bằng cách: Dùng dụng cụ chia mẫu (phụ lục 4) để rút gọn từ mẫu chung. Trong trường hợp không có dụng cụ chuyên dùng thì chia mẫu bằng phương pháp đường chéo (phụ lục 3). Đổ mẫu trên mặt phẳng dùng bàn trang tráo trộn mẫu tối thiểu 20 lần. Lấy 2 phần đối diện, trộn đều và lặp lại quá trình trên. Mẫu trung bình được lấy từ 2 phần đối nhau có khối lượng khoảng 3000g. Lại trộn đều và chia thành 3 phần bằng nhau mỗi phần có khối lượng khoảng 1000g: 2 phần lấy để phân tích, 1 phần làm mẫu lưu. Trong trường hợp cần lưu, mẫu phải đựng trong lọ thuỷ tinh nút nhám.

5 Xác định mức độ nhiễm côn trùng

5.1 Dụng cụ

5.1.1 Bộ sàng côn trùng: Bằng kim loại có nắp đậy và tầng đáy, dùng mắt sàng có đường kính 2,5mm

5.1.2 Kính lúp, panh, bút lông, cân kỹ thuật.

5.2 Thành phần côn trùng gây hại chủ yếu (phụ lục 5)

- Mọt gạo (Sitophilus oryzae Linnaneus)

- Mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.)

- Ngài thóc (Sitotroga cerealella Oliver)



5.3 Cách xác định mức độ nhiễm côn trùng cánh cứng

5.3.1 Cách xác định số lượng côn trùng cánh cứng

Dùng cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01 g cân khoảng 0,5 kg thóc từ mẫu phân tích, đổ mẫu lên mặt sàng. Lắp tầng đáy và đậy nắp sàng lại. Lắc tròn sàng từ trái sang phải và ngược lại trong 2 phút với vận tốc khoảng 60 vòng/phút. Mở nắp sàng đếm số cá thể côn trùng cánh cứng còn sống trên mặt sàng và tầng đáy sàng.

Số lượng côn trùng cánh cứng của lô thóc được tính như­ sau:

M1 + M 2

X = ——————

G

Trong đó:



- X là số lượng côn trùng cánh cứng (con/kg)

M1 là số lượng cá thể mọt đục hạt nhỏ trưởng thành có trong mẫu phân tích (con)

M2 là số lượng cá thể mọt gạo trưởng thành có trong mẫu phân tích (con)

G là khối lượng mẫu phân tích (kg)

5.3.2 Mức độ nhiễm côn trùng cánh cứng trong lô thóc qui định tại bảng 1 (Phụ lục 1)

5.4 Cách xác định mức độ nhiễm ngài thóc

5.4.1 Cách xác định số lượng ngài thóc

Dùng vợt để vợt ngài trưởng thành trong phạm vi không gian lô hàng. Người cầm vợt đi với tốc độ trung bình, vợt liên tục theo thứ tự từ trái sang phải. Đối với các mặt xung quanh lô cũng thao tác vợt từ trái sang phải cho hết chiều cao của lô thóc. Mỗi đường vợt có chiều rộng bằng 2m, ít nhất 2 vợt/m3 không gian.

Số lượng ngài thóc được tính như sau :

N

Y = ——


V

Trong đó:

- Y là số lượng ngài thóc (con/vợt)

- N là tổng số ngài thóc thu được trên một lô thóc (con)

- V là tổng số lần vợt (vợt)

5.4.2 Mức độ nhiễm ngài thóc trong lô thóc được qui định tại bảng 2 (phụ lục 1)



Tính toán kết quả X,Y theo nguyên tắc làm tròn số học hiện hành đến giá trị ở hàng đơn vị (trường hợp số thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1; nếu nhỏ hơn 0,5 thì bỏ)
Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 32.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương