TÍch cực giải quyết gánh nặng ung thư gsbs nguyễn Chấn Hùng



tải về 2.4 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích2.4 Mb.
#35188
  1   2   3
TÍCH CỰC GIẢI QUYẾT GÁNH NẶNG UNG THƯ

GSBS Nguyễn Chấn Hùng

Tóm tắt


Có tiến bộ vượt bực trong hiểu biết nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và xử lý bệnh ung thư. Có thể làm cho nhẹ gánh ung thư. Chiến lược phòng ngừa có thể giảm 40% gánh nặng. Phát hiện sớm có thể bớt một phần ba gánh ung thư. Thực hiện rà tìm các ung thư sớm hoặc tiền ung thư khi chưa thấy dấu chứng. Cần thông báo cho mọi người biết cảnh giác các dấu chứng báo động. Có khả năng điều trị hiệu quả nhiều loại ung thư thường gặp: vú, cổ tử cung và đại trực tràng. Các liệu pháp chẩn, phẫu, xạ và hóa trị ngày càng hiện đại.

Abstract


How can the burden of cancer be reduced?

Knowledge about the causes of cancer, and interventions to prevent and manage the disease is extensive. Cancer can be reduced and controlled by implementing evidence-based strategies for cancer prevention, early detection of cancer and management of patients with cancer. Prevention. More than 40% of cancer could be prevented by modifying or avoiding key risk factors. Early detection. About one-third of the cancer burden could be decreased if cases were detected and treated early. Treatment aims to cure, prolong life and improve quality of life for patients. Some of the most common cancer types, such as breast cancer, cervical cancer and colorectal cancer, have high cure rates when detected early and treated according to best practice.
Tháng năm 2010, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) công bố gánh nặng ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2008. Hiệp hội Quốc tế Chống Ung thư (UICC) lại ước lượng 40% ung thư lý ra có thể phòng tránh được. Sự hiểu biết về bệnh ung thư dẫn đến việc xử lý căn bệnh hiệu quả hơn. Đã có những gam màu tươi sáng trên bức tranh về cuộc chiến phòng chống ung thư.

Gánh nặng ung thư toàn cầu



Ung thư là sát thủ mạnh tay. Toàn hành tinh có 12,7 triệu người mới mắc và 7,6 triệu người chết. Các ung thư thường gặp là phổi, vú và đại trực tràng. Các ung thư gây chết nhiều nhất là phổi, bao tử và gan. Năm 2030 sẽ xấp xỉ 21,4 triệu ca mới và 13,2 triệu ca chết hàng năm.

Có sự khác biệt lớn các loại ung thư từ vùng này sang vùng khác liên hệ rõ với sự thay đổi nguy cơ ung thư. Ung thư trĩu nặng hơn ở các vùng kém phát triển hơn.

Gánh nặng ung thư toàn cầu (Globocan 2008)






Năm 2008, ước tính:

12.7 triệu ca ung thư mới

7.6 triệu ca tử vong

56% số ca mới và 63% số tử cung ở các vùng đang phát triển trên thế giới




Ung thư phổi là loại thường gặp nhất, chiếm 12.7 % tổng số ca ung thư mới trên toàn cầu. Tử suất cũng chiếm vị trí đầu (18.2% tổng số). Tác hại của khói thuốc lá thật rõ, chủ yếu của đàn ông. Ung thư vú chiếm 23% ung thư phụ nữ, đứng hàng thứ hai toàn cầu (10.9% các loại ung thư). Tỉ lệ cao ở các nước giàu, thấp ở các nước nghèo. Rõ là có mối liên hệ ung thư vú và nếp sống phương Tây. Ung thư đại trực tràng là loại thường gặp thứ ba. Chế độ ẩm thực khác nhau giải thích sự chênh lệch về nguy cơ. Ung thư bao tử đứng hàng thứ tư. Hoành hành ở Bắc Á (Nhật, Hàn quốc, Trung quốc). Dịch nhiễm vi khuẩn H.Pylori, khói thuốc lá và chế độ dinh dưỡng thiếu rau trái, thức ăn mặn là các yếu tố nguy cơ. Ung thư gan là gánh nặng cho các nước đang phát triển, rất ác, gây tử vong hàng thứ ba toàn cầu. Nguy cơ thật cao ở Đông Á (Trung quốc), Đông Nam Á, Trung và Tây Phi, gắn chặt với nguy cơ đại dịch viêm gan B và C, nghiện rượu nặng và nhiễm độc tố Aflatôxin.



Các ung thư thường gặp nhất

Phổi 12,7%



Vú 10,9%


ĐTT 9,7%


Biết được nhiều nguyên nhân

Ngày nay con người biết nhiều nguyên nhân gây bệnh. Khoảng là 80% do những gì con người ăn uống, hít thở, cọ xát hoặc phơi trải.



Đại dịch ung thư do thuốc lá. Chứa hơn 60 chất gây ung thư (carcinôgen), khói thuốc lá không chỉ hại người nuốt khói mà cả những người hít khói ké, gây ra hơn 15 loại ung thư: không chỉ ở phổi, miệng, họng, thanh quản mà còn gây ung thư ở bao tử, tụy tạng, bọng đái, ruột, thực quản, vú và cổ tử cung… Cứ ba người bị ung thư thì một người là do thuốc lá.

Bệnh nhiễm làm gánh nặng thêm. 20% các ung thư liên quan bệnh nhiễm.Viêm gan do virút HBV và HCV lâu ngày dẫn đến ung thư. Các virút HPV gây ra nhiều ung thư, đặc biệt là cổ tử cung. Vi khuẩn H.Pylori có thể gây ung thư bao tử. EBV gây ung thư vòm hầu ở châu Á, lymphôm Burkitt ở châu Phi.

Bệnh theo miệng mà vào. IARC ước tính ăn uống không lành gây 1/3 gánh nặng ung thư. Thức ăn muối mặn hun khói, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, mỡ béo, ít rau quả tươi, ít vận động, fastfood và béo phì làm tăng nguy cơ, đặc biệt ung thư bao tử, đường ruột, vú...

Các yếu tố nguy cơ bắt tay nhau. Virút HBV, HCV, bia rượu và aflatoxin liên thủ tàn phá lá gan. Xoắn khuẩn H. Pylori, khói thuốc lá, thức ăn muối mặn đánh hội đồng bao tử. EBV kết hợp chế độ ăn mặn gây ung thư vòm họng vùng Đông Nam Á, liên tay với sốt rét mạn tính gây lymphôm Burkitt châu Phi. HIV gây suy giảm miễn dịch tạo thời cơ cho sarcôm Kaposi, lymphôm...

Cơ chế sinh ung



Ung thư gây rối từ nơi sâu thẳm của chất sống. Chỉ hai mươi năm trở lại đây thôi, các nhà khoa học biết bệnh ung thư nhiều hơn những gì đã gom góp trong bao thế kỷ trước.

Xáo trộn từ trong gen. Ung thư nào cũng do sự tăng trưởng quá đà và sự lan tràn của các tế bào không bình thường. Ung thư bắt nguồn từ nơi sâu thẳm của chất sống. DNA bị hư hại là do phơi trải với các carcinôgen trong môi trường sống, khói thuốc lá, các virút, ánh nắng… DNA là bản thiết kế cơ bản của mã di truyền cầm trịch mọi hoạt động của các tế bào. Nhiều vấn đề phức tạp của bệnh ung thư dần được là sáng tỏ. Ung thư có thể do các hóa chất, các bức xạ và các virút. Phần lớn các carcinôgen tạo ra các đột biến gen, dẫn đến các nhóm tế bào bất thường (gọi là các dòng). Theo thời gian các dòng đột biến lại thành các dòng ác hơn. Nhiều đột biến làm ung thư mạnh lên. Thật ly kỳ, nay người ta có thể dò đúng chỗ hư hại của gen.

Oncôgen và gen đè bướu. Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu tìm ra hai nhóm gen: các oncôgen (oncogenes_gen ung bướu) và các gen đè bướu (tumor suppressor genes). Các oncôgen là các đột biến của vài gen bình thường của tế bào. Có rối rắm, các gen đột biến lại trở mặt, biến thành oncôgen kích động tế bào hoạt động trật đường rầy. Ngược lại các gen đè bướu là các gen bình thường có nhiệm vụ làm chậm sự phân bào, lo sửa chữa các sơ sót của DNA và cho lệnh tế bào khi nào phải chết. Gen đè bướu bị đột biến trở nên tê liệt thì các tế bào tăng trưởng vô tổ chức và không theo cái chết an bài. Nay đã xác định được nhiều loại oncogen và nhiều loại đột biến của gen đè bướu. Lấy thí dụ virút gây ung thư cổ tử cung. Rõ ràng HPV 16 - 18 đem hai oncogen E6E7 vào sâu đến nhân tế bào, khoá tay hai gen đè bướu p53 và Rb, nắm quyền chỉ đạo tế bào sinh sôi vô tổ chức thành ung thư cổ tử cung. Đúng là gen tặc. Có xáo trộn trong chốn sâu thẵm của sự sống thì ung thư xuất đầu lộ diện.

Làm nhẹ gánh nặng ung thư



Phòng tránh ung thư. UICC có thông điệp 2010 “Ung thư cũng có thể phòng ngừa được” đánh động tới khoảng 2,4 tỉ người. Có thể phòng ngừa được khoảng 40% các ung thư. Phải khai thác các nguy cơ và khuyến khích mọi người theo nếp sống lành. Loại bỏ khói thuốc lá. Tránh uống rượu quá đà. Phòng tránh bệnh nhiễm. Tập thể dục đều, ăn đúng ăn lành, giữ cân vừa phải.



tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương