Tam Kỳ, ngày 22 tháng 4 năm 2010



tải về 61.25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích61.25 Kb.
#7563


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NAM



Số: 51 /BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





Tam Kỳ, ngày 22 tháng 4 năm 2010

BÁO CÁO


Tổng kết thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 và Sơ kết 1 năm

thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008



của Thủ tướng Chính phủ



I. KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Đặc điểm tình hình
Từ thực tiễn và kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định số 23/1999/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg, Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 290, 188, 142) tiếp tục thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người có công lao, chịu nhiều gian khổ, hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đã về địa phương nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách. Được sự quan tâm lãnh đạo của Ban chỉ đạo 183 Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện một cách quyết liệt, chặt chẽ dưới sự giám sát của cả hệ thống chính trị và nhân dân; sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan, tinh thần trách nhiệm của các Ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở được phát huy nên việc triển khai thực hiện Quyết định số 290, 188, 142 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả khá tốt.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, đó là đối tượng chính sách theo Quyết định 290, 188, 142 trên địa bàn tỉnh số lượng lớn, đa dạng, cư trú ở nhiều địa phương khác nhau, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Việc xác lập hồ sơ giấy tờ để làm căn cứ xét duyệt, giải quyết chế độ gặp không ít khó khăn, vì đại bộ phận đối tượng không còn giấy tờ gốc, đối tượng hy sinh, từ trần thì thân nhân chủ yếu không nắm được quá trình công tác. Đối tượng ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, phương tiện nghe nhìn còn hạn chế, nắm bắt thông tin không kịp thời, phần lớn đối tượng là dân tộc thiểu số không biết chữ nên không biết kê khai hồ sơ ban đầu, có đối tượng (theo Quyết định 142) tự tẩy xóa, sửa chữa Quyết định phục viên, xuất ngũ để nâng thời gian công tác gây khó khăn trong quá trình thẩm định. Mặt khác, trong quá trình thực hiện Quyết định 290, 188, 142 ở một số địa phương và một số ngành, cán bộ làm công tác chuyên môn phải kiêm nhiệm nhiều công việc, năng lực, trách nhiệm còn hạn chế lại thường xuyên có sự biến động…
2. Kết quả triển khai thực hiện
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Trên cơ sở quán triệt Quyết định 290, 188, 142 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, Thông tư Liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, Thông tư Liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC (gọi tắt là Thông tư 191/TTLT, Thông tư 21/TTLT, Thông tư 144/TTLT), UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo gồm 14 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Đồng thời, chỉ đạo các huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo và cấp xã thành lập Hội đồng chính sách. Ban chỉ đạo các cấp đã xây dựng kế hoạch và quán triệt, triển khai đến tận Đảng bộ, Chi bộ cơ sở, đồng thời phân công cụ thể cho từng thành viên phụ trách, theo dõi từng địa bàn.


Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, ở từng giai đoạn, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo.
Nhìn chung, cấp ủy, chính quyền, các Ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở nhận thức đầy đủ việc thực hiện Quyết định 290, 188, 142 là trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nên trong quá trình tổ chức thực hiện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ, bám sát chủ trương, hướng dẫn của trên; làm tốt công tác tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn. Hầu hết các địa phương đã phát huy được vai trò của các thành viên trong hệ thống chính trị, nhất là vai trò tham mưu của Ban chỉ đạo, sự phối hợp đồng bộ của các ngành: Quân sự, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Bảo hiểm xã hội, Ban Tổ chức Huyện, Thành uỷ...
2.2. Công tác tuyên truyền
Từ kinh nghiệm của việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách trước đây, các cấp đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về chế độ, chính sách. Nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề cốt lõi của Thông tư 191/TTLT, Thông tư 21/TTLT, Thông tư 144/TTLT và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng về đối tượng, chế độ được hưởng, hồ sơ, thủ tục; trách nhiệm của cá nhân và của các tổ chức có liên quan ở từng cấp. Biện pháp tuyên truyền được lồng ghép bằng nhiều hình thức như: thông qua các tổ chức chính trị xã hội, nhất là Hội Cựu chiến binh, Ban liên lạc Hội Cựu thanh niên xung phong các cấp... đồng thời, qua Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, chuyên mục Quốc phòng toàn dân, Báo Quảng Nam, Đài Truyền thanh - Phát lại truyền hình các huyện, thành phố, Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn đăng tải nội dung, giải đáp thông tin. Nhiều địa phương đã phát huy tốt phương tiện truyền thanh để phổ biến chế độ, chính sách đến với nhân dân và đối tượng kịp thời.
2.3. Việc tăng cường lực lượng, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ
Đồng thời với việc chỉ đạo bằng văn bản và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ngành đã chủ động tăng cường cán bộ bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác chính sách, tổ giúp việc từ tỉnh đến xã được chú trọng. Nội dung tập huấn tập trung vào việc quán triệt, thống nhất chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; hướng dẫn cụ thể những nội dung trong Thông tư 191/TTLT, Thông tư 21/TLT, Thông tư 144/TTLT, làm rõ đối tượng và điều kiện áp dụng, không áp dụng, chế độ được hưởng, quy định về thủ tục hồ sơ, quy trình xét duyệt ở từng cấp, từng ngành. Nhiều địa phương còn tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp thôn (Bí thư chi bộ, thôn trưởng, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội người cao tuổi) từ đó tạo ra được lực lượng cán bộ đông đảo hiểu và nắm chắc nội dung chế độ chính sách, đảm bảo phổ biến hướng dẫn kịp thời cho đối tượng và nhân dân một cách sâu rộng cụ thể, tỉ mĩ; do đó trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện tạo được sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.
Ban chỉ đạo các cấp đã thường xuyên bám sát cơ sở nắm chắc tình hình, hướng dẫn, uốn nắn kịp thời những sai sót lệch lạc. Nhất là khâu hướng dẫn đối tượng kê khai, quy trình xét duyệt ở các cấp đảm bảo công khai chính xác và đúng đối tượng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp nào khiếu nại, khiếu kiện vì giải quyết sai chế độ, chính sách.
2.4. Kết quả cụ thể
Các địa phương đã bám sát kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh, hướng dẫn liên ngành, triển khai cho đối tượng kê khai, tổ chức phân nhóm, phân luồng và tiến hành xét duyệt các nhóm đối tượng kịp thời.
a) Đối với Quyết định 290, 188
Tính đến ngày 30/3/2010, toàn tỉnh đã tiếp nhận 35.043 hồ sơ, (trong đó, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: 21.779 hồ sơ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 12.347 hồ sơ; Công an tỉnh: 917 hồ sơ). Thẩm định đủ điều kiện và hoàn chỉnh thủ tục báo cáo về trên: 32.167 hồ sơ (trong đó: Quân sự: 21.247 hồ sơ; Lao động - Thương binh và Xã hội: 10.100 hồ sơ; Công an: 820 hồ sơ). Chuyển trả bổ sung: 817 hồ sơ (trong đó: Quân sự 532 hồ sơ; Lao động - Thương binh và Xã hội: 188 hồ sơ; Công an: 97 hồ sơ). Số hồ sơ các ngành đang tiến hành thẩm định là: 2.079 hồ sơ (trong đó: Lao động - Thương binh và Xã hội: 2.059 hồ sơ; Công an: 20 hồ sơ).
Khi có quyết định chi trả, các ngành đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước chi trả kịp thời, thuân lợi, công khai. Đến nay, đã có quyết định chi trả được 17.445 hồ sơ với tổng số tiền là 51.980.100.000 đồng, (trong đó: Quân sự chi trả 7.533 hồ sơ, với số tiền trợ cấp 18.765.400.000 đồng; Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả 9.166 hồ sơ, với số tiền trợ cấp 30.949.750.000 đồng, Công an chi trả 746 hồ sơ, với số tiền trợ cấp 2.264.950.000 đồng).
b) Đối với Quyết định 142
Trong hơn 1 năm qua, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tiếp nhận 594 hồ sơ (trong đó, trợ cấp hằng tháng: 11 hồ sơ, trợ cấp một lần: 583 hồ sơ). Thẩm định đủ điều kiện và hoàn chỉnh thủ tục báo cáo về trên: 568 hồ sơ (trong đó, trợ cấp hằng tháng: 11 hồ sơ, trợ cấp một lần: 557 hồ sơ). Đến nay, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp nhận quyết định và chi trả được 115 trường hợp (trợ cấp một lần), với số tiền 512.600.000 đồng.

2.5. Một số tồn tại, hạn chế


Bên cạnh những kết quả đạt được sau thời gian triển khai thực hiện, vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt việc tổ chức triển khai thực hiện chế độ. Ban chỉ đạo đã phân công trách nhiệm cụ thể nhưng từng thành viên hoạt động chưa thật tích cực, chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn, giúp cơ sở tháo gỡ những vấn đề mới nẩy sinh, phần lớn chỉ tập trung cho bước tập huấn triển khai, sau đó giao khoán cho cơ quan chuyên môn dẫn đến tiến độ chậm.
- Công tác tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách một vài nơi chưa tích cực, chưa sâu rộng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Có địa phương chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các phương tiện thông tin ở cơ sở trong công tác tuyên truyền nên chính sách đã triển khai lâu, nhưng một bộ phận nhân dân và một số đối tượng vẫn chưa hiểu, chưa nắm được chế độ, chính sách.
- Quy trình xét duyệt ở cấp xã, thôn có nơi chưa thực hiện tốt khâu công khai, tổ chức xét duyệt chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức dẫn đến có đối tượng là liệt sỹ, thân nhân chủ yếu đã chết nhưng vẫn kê khai hồ sơ… Mặt khác, một số đối tượng không có giấy tờ nhưng tự khai chưa trung thực về thời gian công tác dẫn đến khó khăn cho Hội đồng xét duyệt, khi xét duyệt ở cấp xã chưa thống nhất được mức tính hưởng chế độ cho đối tượng.
- Một số địa phương chưa làm tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, do đó cán bộ xã đội, cán bộ chuyên môn chưa nắm chắc về thủ tục hồ sơ, dẫn đến hướng dẫn lập thủ tục thiếu chính xác, thiếu cụ thể, có những hồ sơ phải làm đi làm lại nhiều lần, gây phiền hà cho đối tượng.
- Việc chi trả chế độ cho các đối tượng ngành quân sự còn chậm.
2.6. Nguyên nhân ưu, khuyết điểm
a) Nguyên nhân ưu điểm
- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Ban chỉ đạo 183 Quân khu, Thường vụ Tỉnh ủy, của cấp uỷ, chính quyền địa phương và vai trò làm tham mưu tích cực của Ban chỉ đạo các cấp trong việc phối hợp triển khai tổ chức thực hiện. Hội đồng chính sách xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đối tượng kịp thời.
- Cán bộ chuyên môn hầu hết nắm vững những nội dung cơ bản các thông tư, hướng dẫn, có tinh thần trách nhiệm trong tham mưu, đề xuất cũng như trong hướng dẫn thực hiện.
b) Nguyên nhân khuyết điểm
- Một số cấp uỷ, chính quyền ở cơ sở chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ít kiểm tra, đôn đốc dẫn đến việc triển khai thực hiện có lúc, có nơi còn chậm, chưa phát huy hết sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện.
- Sự phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan liên quan có lúc, có nơi chưa đồng bộ.
- Một số địa phương triển khai chỉ đạo thực hiện và hướng dẫn cho đối tượng kê khai chưa nắm chắc nội dung, biểu mẫu; quy trình xét duyệt ở cấp xã có lúc thiếu chặt chẽ.
2.7. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 290, 188 và một năm thực hiện Quyết định 142 của Thủ tưởng Chính phủ rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của UBND các cấp; quán triệt và xác định rõ trách nhiệm của từng thành viên có liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách.
- Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ các hình thức lồng ghép nội dung, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách và đề ra kế hoạch thực hiện phù hợp với từng địa phương.
- Thứ ba: Phát huy vai trò tham mưu của Ban chỉ đạo các cấp mà trực tiếp là Quân sự, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, có sự phối hợp hiệp đồng của các cơ quan liên quan, kiểm tra đôn đốc, phát hiện uốn nắn, rút kinh nghiệm và kịp thời hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
- Thứ tư: Đối với cán bộ chuyên môn (trực tiếp thụ lý hồ sơ) phải nắm chắc các nội dung hướng dẫn của Thông tư quy định, phải có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc được giao.
Đánh giá chung:
Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 290, 188 và 1 năm triển khai thực hiện Quyết định 142 trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khá tốt, mang lại ý nghĩa chính trị xã hội, nhân văn sâu sắc. Trước hết cấp uỷ, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; coi trọng công tác truyên truyền giáo dục và thực hiện đúng quy trình, dân chủ, công khai. Phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị, vai trò tham mưu của Ban chỉ đạo các cấp nên đã đạt được những kết quả khá tốt; đưa chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, được sự đồng tình ủng hộ của đối tượng và nhân dân, có tác động tích cực đến đời sống chính trị - xã hội, góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Song quá trình triển khai thực hiện Quyết định 290, 188 và 1 năm thực hiện Quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ mặc dù đã có nhiều nổ lực, cố gắng nhưng vẫn còn một số khuyết điểm làm hạn chế đến tiến độ và kết quả triển khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định 290, 188 của Thủ tướng Chính phủ nổi lên một số đơn vị, địa phương làm tốt như: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Điện Bàn, Tam Kỳ, Tiên Phước, Duy Xuyên...
II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN ĐẾN

1. Phương hướng nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo


Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 142, đồng thời giải quyết chế độ cho các đối tượng theo Quyết định số 290, 188 còn tồn sót. Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận nhân dân và đối tượng. Chú trọng những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những đối tượng di chuyển đi nơi khác, đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạo 183 Quân khu, cụ thể như sau:

- Về giải quyết chế độ theo Quyết định số 290, 188: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết chế độ cho các đối tượng còn tồn sót. Các huyện, thành phố tiếp nhận, thẩm định, báo cáo về tỉnh xong trong tháng 5 năm 2010, cấp tỉnh giải quyết hồ sơ, báo cáo về trên xong trong tháng 6 năm 2010.



- Về giải quyết chế độ theo Quyết định số 142: Đối với các huyện, thành phố tiếp nhận, thẩm định, báo cáo hồ sơ về tỉnh, giải quyết cơ bản xong trong Quý II năm 2010 và hoàn thành việc giải quyết chế độ trong Quý III năm 2010, đối với cấp tỉnh hoàn thành việc giải quyết chế độ trong Quý IV năm 2010.
2. Một số biện pháp cần tập trung tổ chức thực hiện
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp; phát huy tốt hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo và các thành viên trong Ban chỉ đạo, Hội đồng chính sách xã, phường; phải bám sát cơ sở để phát hiện mặt yếu, khâu yếu giúp cơ sở tháo gở kịp thời, nhất là những nội dung mới sửa đổi, bổ sung về đối tượng, cách tính hưởng, hồ sơ, thủ tục.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện (nhất là cấp xã, phường), thông qua kiểm tra, kịp thời nắm bắt tình hình và phản ảnh những vướng mắc, nảy sinh trong quá trỡnh thực hiện, tổng hợp báo cáo cấp trên nghiên cứu chỉ đạo.
c) Tiếp tục tăng cường lực lượng, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ giúp việc, nâng cao trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách; thẩm định, xét duyệt phải chặt chẽ, tránh tình trạng trùng lặp, sai đối tượng và không để sót đối tượng; đẩy nhanh tiến độ, chất lượng tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
d) Đồng thời với việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn tổ chức thực hiện kịp thời chế độ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí cho đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước được quy định tại điểm d, khoảng 1, Điều 1, Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Qua triển khai thực hiện Quyết định 290, 188 từ thực tế vướng mắc ở cơ sở và đối tượng, UBND tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành Trung ương và Quân khu 5 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung giải quyết trợ cấp một lần đối với những trường hợp trước 30/4/1975 là An ninh thôn, cán bộ thôn, ấp; liệt sỹ là cán bộ thôn, ấp, liệt sỹ là du kích và đối tượng là du kích có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thời gian tham gia du kích không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội; đối tượng liệt sỹ theo Quyết định số 290, 188 hiện không còn thân nhân chủ yếu được hưởng trợ cấp 1 lần vì bản thân họ cũng trực tiếp tham gia chiến đấu chịu gian khổ hy sinh như các đối tượng khác.
2. Theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị nên thống nhất mức hưởng cho đối tượng không có giấy tờ gì, vì đối tượng này kê khai thời gian tính hưởng quá nhiều so với đối tượng có giấy tờ gốc. Quy định thời gian tính hưởng cụ thể cho các đối tượng có giấy tờ liên quan (Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng…).
3. Sớm có quyết định phê duyệt và chuyển kinh phí về địa phương để chi trả cho đối tượng.
Trên đây là kết quả triển khai thực hiện Quyết định 290, 188 và sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và những chủ trương giải pháp thực hiện với những đối tượng còn lại. Yêu cầu các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện đạt hiệu quả thiết thực trong thời gian đến./.



Nơi nhận:

- Ban chỉ đạo 183 BQP;

- BTL QK5;

- TT TU, TT HĐND, UBND tỉnh;

- Thành viên BCĐ 183 tỉnh;

- UBND huyện, thanh phố;

- CPVP;

- Lưu VT, VX




TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH



PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Minh Cả



Каталог: vbpq quangnam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 1037/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam

tải về 61.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương