Taking flight bay lêN ĐI! Chuyển ngữ: Lm. Minh Anh (Gp. Huế)



tải về 0.76 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.76 Mb.
#1493
1   2   3   4   5   6   7   8   9

235. Nga hay Phần Lan
trong các quy ước…
Khi biên giới Nga và Phần Lan được vạch lại, người ta báo cho một nông dân rằng, đường biên giới sẽ chạy ngay giữa đất của ông. Vì thế ông hãy chọn để phần đất mình thuộc về Nga hay Phần Lan.
Ông hứa sẽ suy nghĩ nghiêm túc. Vài tuần sau đó, ông cho biết mình muốn ở Phần Lan. Một nhóm đại diện của Nga tìm đến nhà ông để thuyết phục ông về những lợi ích khi sống trên đất nước Nga.
Nghe họ nói xong, ông bảo, “Tôi hoàn toàn đồng ý với những điều các ông vừa nói. Thực ra tôi vẫn muốn sinh sống ở Nga là quê hương của tôi. Có điều là ở tuổi tôi, tôi không thể sống sót qua những mùa đông ở Nga.
ڰ
236. Yêu đến thế
hay sự phân biệt…
Một người đàn ông đang làm luận án tiến sĩ triết. Vợ anh nhận ra rằng, anh thật cần cù nghiên cứu ngay vào ngày mà cô nói với anh: “Tại sao anh yêu em đến thế?”.
Thật nhanh, anh ta đáp, “Khi em nói ‘đến thế’, phải chăng em đề cập đến cường độ, chiều sâu, năng diễn, tính chất hay trường độ?”.
Xé lẻ từng cánh hoa, sẽ không ai hiểu được vẻ đẹp của đóa hồng.
ڰ
237. Năm mươi năm mươi
cũng không được tìm thấy chung chung trong thống kê…
Nasruddin bị bắt, bị dẫn tới tòa án với cáo buộc trộn thịt ngựa vào món chả gà mà ông phục vụ tại nhà hàng của mình.
Trước khi tuyên án, thẩm phán muốn biết tỷ lệ hai thứ thịt ông trộn. Nasruddin thề, “Thưa ngài, năm mươi - năm mươi”.
Sau phiên tòa, một người bạn hỏi chính xác “năm mươi - năm mươi” nghĩa là gì. Nasruddin trả lời, “Một con ngựa, một con gà”.
ڰ
238. 2% kết hôn với 100%
Một nhóm thợ đốn gỗ gồm một trăm người đàn ông làm việc trong rừng sáu tháng với hai phụ nữ nấu ăn giặt giũ cho họ. Sau thời gian đó, hai người đàn ông kết hôn với hai người phụ nữ.
Điều mà tờ báo địa phương mô tả là hai phần trăm đàn ông kết hôn với một trăm phần trăm phụ nữ.
ڰ
239. Vợ và chuột
trong lý luận…
Một người đàn ông vạm vỡ đang chuẩn bị rời quán rượu lúc mười giờ.
“Sao sớm thế?”, bồi bàn hỏi.

“Vì vợ”.


“Thế anh cũng sợ vợ à! Anh là đàn ông hay chuột thế?”.
“Tôi chắc chắn một điều - tôi không là chuột. Vì vợ tôi sợ chuột”.
ڰ
240. Vĩ đại nhất
Ngày kia, một giáo sư triết học ở Paris tuyên bố mình là người đàn ông vĩ đại nhất thế giới và tiếp đó chứng minh cho các sinh viên theo cách thức sau:
“Nước nào vĩ đại nhất trên thế giới?”.

“Dĩ nhiên, đó là nước Pháp”, tất cả tuyên bố.

“Thành phố nào lớn nhất nước Pháp?”.

“Dĩ nhiên là Paris”.

“Và không phải nơi vĩ đại nhất và thánh thiêng nhất ở Paris là đại học sao? Và ai có thể nghi ngờ khoa vĩ đại nhất và cao quý nhất ở bất kỳ đại học nào là khoa triết học? Các bạn hãy nói cho tôi nghe ai đứng đầu phân khoa triết?”
“Thầy”, họ đồng thanh đáp.
ڰ
241. Chân kia cũng chừng đó tuổi
BÁC SĨ: “Chân ông đau là do tuổi già”.

BỆNH NHÂN: “Đừng cho tôi là thằng ngốc! Cái chân kia cũng chừng đó tuổi”.


ڰ
242. Phật là ai?
hay trong trừu tượng…
Một môn đệ nói với thiền sư Mogen, “Khi học với vị thiền sư trước, con có hiểu đôi chút về Thiền”.
“Thế con hiểu gì nào?”, Hogen hỏi.

“Khi con hỏi thiền sư Phật là ai (qua đó, dĩ nhiên, con có ý nói Thực Tại), thì ngài trả lời ‘Ping-ting có nghĩa là lửa’”.


“Đó là một câu trả lời hay”, Hogen bảo, “Nhưng ta sợ con hiểu sai. Nói cho ta hay con hiểu những lời ấy thế nào?”.
“Dạ”, môn đệ thưa, “Ping-ting là thần lửa. cũng mâu thuẫn như bảo con hỏi Phật là ai, mà trong thực tế bản tính thật của con chính là Phật. Làm sao, dù là vô thức, một kẻ đã là Phật mà còn có thể nêu được câu hỏi liên quan đến Phật?”.
“A!” Hogen trả lời. “Đó chính là điều mà ta sợ! Con hoàn toàn không đúng. Bây giờ hãy hỏi thầy”.
“Rất tốt. Phật là ai?”

“Ping-ting là thần lửa”, Hogen đáp.


ڰ
243. Không thấy cái mình có
Ngày kia, Gensha vĩ đại mời một quan chức tòa án đến dùng trà. Sau khi chào hỏi theo phong tục, quan chức nói, “Tôi không muốn bỏ mất dịp may được tiếp xúc với một bậc thầy vĩ đại. Tôi xin hỏi thầy: khi người ta nói đến một điều rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, vậy mà chúng ta vẫn không thấy nó?”.
Gensha trao cho vị quan chức một miếng bánh rồi rót thêm trà. Sau khi ăn bánh uống trà, quan chức lặp lại câu hỏi, vì tưởng Gensha không nghe thấy câu hỏi đầu tiên. Vị đại sư nói, “Phải, chắc rồi. Đây là ý nghĩa của câu nói ấy: đó là người ta không thấy cái mà người ta có mọi ngày trong đời”.
Người biết thì không nói.

Người nói thì không biết.

Vì thế, người khôn thì im lặng.

Người thông minh thì nói.

Kẻ ngốc thì cãi.
Chân lý có cách thay đổi.
ڰ
244. Mơ hồ
Một hành khách hoàn toàn lạc lối giữa những khoang tàu của chiếc Atlantic to lớn.
Cuối cùng, anh gặp một nhân viên và nhờ tìm giúp phòng của mình.
“Thưa ông, xin cho biết số phòng của ông?”, nhân viên hỏi.
“Tôi không thể nói cho anh hay, nhưng tôi sẽ nhận ra nó ngay vì nó có một ngọn hải đăng bên ngoài khung cửa sổ”.
ڰ
245. Trước sau như một
THẨM PHÁN: “Anh bao nhiêu tuổi?”.

BỊ CÁO: “Thưa ông, hai mươi hai”.

THẨM PHÁN: “Đó là điều mà anh đã nói với chúng tôi mười năm qua”.

BỊ CÁO: “Đúng thế, thưa ông. Tôi không phải là loại người hôm nay nói điều này ngày mai nói điều nọ”.


ڰ
246. Không biết đến tuổi tác
NỮ DIỄN VIÊN ĐỨNG TUỔI: “Thực sự tôi không biết đến tuổi tác vì nó cứ thay đổi từ phút này đến phút kia”.
ڰ
247. Tôi là người Mỹ
nó có thể tương đối.
Một du khách Mỹ lần đầu tiên xuất ngoại. Đến sân bay ngoại quốc đầu tiên, ông phải đối diện với sự chọn lựa giữa hai hành lang, lối này ghi NGƯỜI TRONG NƯỚC và lối kia, KHÁCH NGOẠI QUỐC.
Ông ta vội đi vào lối đầu tiên. Người ta bảo ông phải lùi lại lối kia, ông phản đối. “Nhưng tôi không phải là người ngoại quốc. Tôi là người Mỹ”.
ڰ
248. Khán giả thất bại
Khi nhà viết kịch người Anh Oscar Wilde đến câu lạc bộ của mình vào đêm khuya sau khi chứng kiến buổi trình diễn đầu tiên của một vỡ kịch hoàn toàn thất bại, có người hỏi ông, “Thưa ông, vỡ kịch của ông đêm nay thế nào?”.
“Ồ”, Wilde trả lời, “vỡ kịch thành công vang dội. Khán giả thất bại”.
ڰ
249. Tiếng chim
nó cụ thể…
Lần kia, một tu sĩ nói với Fuketsu, “Có lần ngài nói với tôi điều gì đó nhưng tôi không hiểu, rằng chân lý có thể được truyền đạt mà không cần nói hoặc không cần giữ yên lặng. Xin ngài vui lòng giải thích điều này?”.
Fuketsu đáp, “Khi tôi còn là một cậu bé ở miền Nam Trung Quốc, ôi, tuyệt vời làm sao tiếng chim ríu rít giữa những khóm hoa vào mùa xuân!”.
Vì thế, tôi nghĩ mình không ý thức.

Lúc suy tư, tôi lại sống trong thế giới Vô Thực của trừu tượng, của quá khứ hay của tương lai.
ڰ
250. Không thể so sánh được
vậy mà không thể đo lường được.
Một con ếch sống trọn đời trong một cái giếng. Ngày kia nó ngạc nhiên thấy một con ếch khác ở đó.
“Anh từ đâu đến?”, nó hỏi.

“Từ biển. Đó là nơi tôi sống”, con kia đáp.

“Biển thế nào? Nó có lớn như cái giếng của tôi không?”.
Ếch biển cười. “Không thể so sánh được”, nó bảo.

Ếch giếng giả vờ quan tâm đến những gì vị khách nói về biển. Nhưng nó nghĩ, “Trong số những kẻ nói dối tôi biết suốt cả cuộc đời, tên này chắc chắn là tên xảo quyệt và trơ trẽn nhất!”.


Làm sao nói về đại dương cho một con ếch ngồi đáy giếng; hay về Thực tại cho một ý thức hệ.
ڰ
251. Làm sao tôi biết được?
Chân lý thực sự là điều gì đó bạn làm.
Các môn đệ của Thầy Sãi Shem có lần nói, “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cách thức thờ phượng Thiên Chúa”.
Ông đáp, “Làm sao ta biết được?”, …rồi sau đó kể cho họ câu chuyện sau:
Ông vua kia có hai người bạn bị tố cáo phạm tội dẫn đến án tử hình. Dẫu yêu bạn mình, vua cũng không dám phóng thích họ cách dứt khoát vì sợ gây gương xấu cho thần dân. Vì thế, vua tuyên án: một sợi thừng được giăng qua một vực thẳm và mỗi trong hai bị cáo phải đi trên dây đó – ai qua bên kia an toàn thì được tự do; ai ngã thì chết.
Người thứ nhất đi qua an toàn. Người thứ hai la lên, “Này bạn, bày cho tôi cách thức”. Người thứ nhất la lớn đáp lại, “Làm sao tôi biết được? Tất cả những gì tôi làm là thế. Khi thấy mình chìu về bên này, thì tôi nghiêng về bên kia”.
Bạn không học cách đạp xe trong lớp.
ڰ
252. Điện là gì?
Một cậu bé hỏi anh thợ điện, “Chính xác điện là gì?”.

“Ta thực sự không biết. Nhưng ta có thể khiến nó mang lại ánh sáng cho con”.


ڰ
253. Chân lý hay công việc
Người kia xin Bayazid nhận mình làm đồ đệ.
“Nếu điều anh cần tìm là Chân lý”, Bayazid bảo, “thì cần đáp ứng những yêu cầu và gánh vác những trách nhiệm”.
“Thưa đó là gì?”

“Anh sẽ phải lấy nước, chẻ củi và quét dọn và nấu nướng”.


“Tôi đi tìm chân lý chứ không tìm công việc”, người đàn ông vừa nói vừa bỏ đi.
ڰ
254. Coi trọng điều gì nhất?
Ngay sau cái chết của giáo sĩ Mokshe, giáo sĩ Mendel thành Kotyk hỏi một trong các môn đệ của ông, “Thầy các anh coi trọng điều gì nhất?”.
Suy nghĩ một lúc, người môn đệ thưa, “Bất kỳ điều gì thầy tôi đang làm trong hiện tại”.
ڰ
255. Chân lý là gì?
Nó được diễn tả tốt nhất trong thinh lặng…
Bodhidharma được xem là Tổ phụ Thiền đầu tiên. Ông là người đưa đạo Phật từ Ấn Độ sang Tàu vào thế kỷ thứ sáu. Khi quyết định trở lại quê nhà, ông tập trung các đồ đệ Tàu quanh mình để chọn người kế vị. Ông xét xem khả năng nhận thức của họ bằng cách hỏi mỗi người câu hỏi này, “Chân lý là gì?”.
Dofuku trả lời, “Chân lý là điều vượt ra ngoài khẳng định và phủ định”. Bodhidharma đáp: “Anh có da của ta”.
Ni cô Soji thưa, “Nó giống như nhãn quan của Anand về Đất Phật-nhìn trong tia chớp, một lần thay cho tất cả”. Bodhidharma đáp, “Con có thịt của ta”.
Doiku thưa, “Bốn nguyên tố phong, thuỷ, thổ và hỏa thì trống rỗng. Chân lý là hư vô”. Bodhidharma đáp, “Anh có xương của ta”.
Cuối cùng Thầy nhìn vào Eka, người đang cúi mình, cười và giữ thinh lặng. Bodhidharma đáp, “Anh có tuỷ của ta”.
ڰ
256. Người kế vị
Tổ phụ thứ năm của Thiền, Hung-jun, chọn Hui-neng trong số năm trăm đệ tử làm người kế vị mình. Khi người ta hỏi tại sao, ông đáp, “Bốn trăm chín mươi chín người kia tỏ ra thông tường hoàn toàn giáo lý nhà Phật. Chỉ mình Hui-neng không hiểu biết gì. Anh ta là mẫu người mà những tiêu chuẩn thông thường sẽ không đánh giá. Vì thế chiếc áo cà sa kế thừa phải được trao cho anh ta.
ڰ
257. Thẩm phán cao bồi
và đòi hỏi những thành tựu to lớn nhất của tinh thần con người - một đầu óc cởi mở…
Chuyện kể rằng, khi New Mexico trở thành một phần của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và khi phiên toà đầu tiên được mở trong tiểu bang mới mẻ này thì ông chánh án là một cao bồi cao niên, cứng cỏi, đã từng là một chiến binh da đỏ.
Ông ngồi vào ghế và phiên toà bắt đầu. Một người đàn ông bị tố cáo tội cắp trộm ngựa. Sau khi đọc xong bản cáo trạng, toà chăm chú nghe lời bào chữa và các chứng nhân.
Luật sư bào chữa đứng dậy nói, “Bây giờ, thưa ngài chánh án, tôi muốn trình bày lời khai của thân chủ tôi”.
Thẩm phán bảo, “Ngồi xuống, không cần thiết. Điều đó chỉ làm bồi thẩm đoàn bối rối!”.
Nếu chỉ có một chiếc đồng hồ, bạn biết giờ giấc. Có đến hai chiếc, bạn không bao giờ chắc chắn.
ڰ
258. Chân lý nói trong thinh lặng
và một tâm hồn không sợ sệt.
Có tiếng đập mạnh trong tim của một người đi tìm chân lý. “Ai đó?”, kẻ đi tìm lo sợ hỏi.
“Tôi, Chân lý đây” có tiếng trả lời.

“Đừng ngớ ngẫn”, kẻ đi tìm bảo, “Chân lý nói trong thinh lặng”.


Điều đó khiến tiếng đập dừng hẳn - kẻ đi tìm thấy nhẹ nhõm.
Điều mà kẻ đi tìm không biết là tiếng đập được tạo ra bởi nhịp tim sợ hãi của anh.
Chân lý giải thoát chúng ta hầu chắc luôn luôn là Chân lý mà không ai không muốn nghe.
Vì thế khi nói điều gì đó là không đúng, thì điều mà tất cả chúng ta thường có ý nói là, “tôi không thích điều đó”.
ڰ
259. Trả lại bản thảo kiệt tác
Sự trong sáng của nó không cần phải mờ đi bởi lịch sự…
Một nhà xuất bản Trung Quốc trả lại bản thảo cho tác giả của nó với lời từ chối sau đây:
“Chúng tôi đã đọc kỹ bản thảo của ông với sự hứng thú đặc biệt. Tuy nhiên, nếu xuất bản tác phẩm trổi vượt này thì chúng tôi sợ rằng, sẽ không bao giờ có thể cho ra đời một tác phẩm nào khác đạt đến chuẩn mực như tác phẩm của ông. Làm sao tưởng tượng để có thể có một tác phẩm sánh kịp nó trong một trăm năm tới. Vì thế, thật đáng tiếc khi chúng tôi buộc phải trả lại tác phẩm có một không hai của ông. Chúng tôi ngàn lần xin ông bỏ qua sự thiển cận và nhút nhát của chúng tôi”.
ڰ
260. Ai hướng dẫn ai?
và những phương thức diễn đạt theo văn hóa.
Một cô gái Mỹ học nhảy tại một trường múa cổ thời với khuynh hướng không thay đổi của trường là “dẫn dắt người cùng múa”. Điều này thường dẫn tới bất bình, chẳng hạn, “Này, ai hướng dẫn ai - bạn hay tôi?”.
Ngày kia, thật tình cờ, bạn nhảy của cô là một chàng Trung Quốc, người mà sau vài phút đã thì thầm, “Cách chung, sẽ không ích lợi hơn nếu trong quá trình nhảy, phụ nữ loại đi ý tưởng phải biết trước phương hướng mà hai người sẽ nhảy?”.
ڰ
261. Hai doanh nhân
Đôi lúc nó bị tính chân thật che đậy…
Hai doanh nhân gặp nhau ở ga tàu lửa.

“Chào”.


“Chào”.

Im lặng.


“Anh xuống đâu?”.

“Calcutta”.

Im lặng.

“Nghe đây! Khi anh nói anh sắp đến Calcutta, anh biết rằng, tôi sẽ nghĩ anh thực sự là sẽ đi Bombay. Nhưng tôi tình cờ biết anh sắp đến Calcutta. Thế thì tại sao anh không nói sự thật?”.


ڰ
262. Lửa, lửa, lửa!
và đôi lúc bị những lời nói dối tiết lộ…
Một gã say đi loạng choạng giữa phố khi trời đã về khuya, gã bị rớt xuống một hầm cầu. Khi chìm dần vào trong khối chất lỏng, anh ta bắt đầu la, “lửa, lửa, lửa!”.
Vài người đi đường nghe thấy và lao tới cứu. Sau khi lôi anh ta lên, họ hỏi tại sao anh la, “Lửa!” khi không có chút lửa nào.
Câu trả lời của anh khá cổ điển, “Liệu có ai trong các người chạy tới cứu nếu tôi la ‘Cứt’ không?”.
ڰ
263. Con đã trở về
Một người lính vội trở về nhà từ chiến tuyến vì cha anh hấp hối. Đây là trường hợp ngoại lệ vì anh là con một.
Khi bước vào phòng hồi sức, anh chợt nhận ra cụ già nửa tỉnh nửa mê với những chiếc ống trên mình kia không phải là cha anh. Ai đó đã vô cùng sai lầm khi gửi nhầm tên anh.
“Ông còn sống được bao lâu?”, anh hỏi bác sĩ.

“Không hơn vài giờ. Anh là người duy nhất có thể làm điều đó”.


Người lính nghĩ về cậu con trai của người hấp hối, anh đang chiến đấu ở đâu đó… có trời mới biết, cách xa hàng ngàn dặm. Anh nghĩ đến cụ già cố nán lại với hy vọng thấy mặt con lần cuối trước khi chết. Rồi anh quyết định cúi người xuống, nắm tay ông cụ và nhỏ nhẹ nói, “Cha ơi, con đây. Con đã trở về”.
Cụ già hấp hối chộp lấy bàn tay đang đưa cho ông; đôi mắt mù lòa của ông mở to để thoáng nhìn quanh; một nụ cười mãn nguyện nở ra trên gương mặt ông và cứ như thế cho đến khi cụ tắt hơi khoảng một giờ sau đó.
ڰ
264. Cha của nạn nhân
nhưng luôn liều lĩnh.
Một tai nạn xe hơi xảy ra trong một khu phố nhỏ. Đám đông vây quanh nạn nhân và một anh phóng viên không thể đến gần để nhìn nạn nhân.
Anh chợt nảy ra một ý tưởng, “Tôi là cha của nạn nhân!”, anh la lên. “Xin để tôi vào”.
Đám đông để anh vào, vì thế, anh ta có thể đến tận nơi tai nạn xảy ra và xấu hổ khi biết nạn nhân là một con lừa.

ANTHONY DE MELO, S.J., là Giám Đốc Học viện Cố Vấn Mục vụ Sadhana ở Poona, Ấn Độ. Là thành viên của tỉnh dòng Tên Bombay, ngài được nhiều người biết đến tại các nước nói tiếng Anh và Tây Ban Nha qua những cuộc tĩnh tâm, hội thảo, hội nghị chuyên đề về cầu nguyện và những khoá trị liệu - công việc mà ngài đã gắn bó trên mười tám năm khắp thế giới. Dù đột ngột qua đời năm 1987, De Mello vẫn để lại một tài sản kếch sù về các giáo huấn thiêng liêng qua những lời được viết và thủ bút.





1 Lưu ý của nhà Xuất Bản: Bởi số lượng lớn, bản thảo được phát hành như hai cuốn riêng biệt. Sau cuốn Taking Flight là cuốn The Heart of the Enlightened.





tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương