Taking flight bay lêN ĐI! Chuyển ngữ: Lm. Minh Anh (Gp. Huế)



tải về 0.76 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.76 Mb.
#1493
1   2   3   4   5   6   7   8   9

166. Quỷ và thiên thần
Quỷ, biến thành thiên thần ánh sáng, hiện ra với một trong các Thánh Giáo Phụ của sa mạc và bảo, “Tôi là thiên thần Gabriel, tôi được Đấng Toàn Năng sai đến với ông”.
Thầy khổ tu đáp, “Hãy nghĩ lại xem. Chắc ngài được một người khác sai đến. Tôi đã không làm điều gì để được thiên sứ viếng thăm”.
Nghe thế, quỷ bỏ đi và không bao giờ đến gần thầy.
ڰ
167. Cú phát tuyệt!
Khi thăm sân golf ở Nhật, một du khách phát hiện hầu hết những người phục dịch đều là phụ nữ.
Ngày kia, anh ta đến sân muộn và phải nhận một cậu nhóc mười tuổi làm người phục dịch. Cậu nhỏ nhắn, hầu như không biết gì về sân golf hay môn chơi này, và cậu chỉ nói ba từ tiếng Anh.
Tuy nhiên, nhờ vào ba từ đó, du khách biến cậu thành người phục dịch trong những ngày anh còn ở lại Nhật. Sau mỗi cú phát bóng, dù kết quả thế nào, cậu bạn nhỏ đều giẫm chân và hăng hái la lên “cú phát tuyệt!”.
ڰ
168. Mẹ và bạn gái
Một phụ nữ bị tổn thương trước thái độ của cậu con trai mười lăm tuổi. Mỗi lần họ đi ra ngoài với nhau, cậu đều đi trước bà.
“Ồ, không thưa mẹ”, cậu bối rối trả lời. “Chỉ vì trông mẹ quá trẻ đến nỗi con sợ bạn con nghi là con có bạn gái mới”.
Sự tổn thương của bà biến mất như thể bởi phép thuật.
ڰ
169. Bánh sinh nhật
Một ông cụ đứng ở cửa một nhà hàng xóm với một miếng bánh trong tay.
“Hôm nay, bà nhà tôi tám mươi sáu tuổi”, ông nói, “và bà ấy muốn anh dùng một miếng bánh sinh nhật của bà”.
Chủ nhà nhận miếng bánh, lòng đầy cảm kích, đặc biệt vì ông cụ đã đi bộ nửa dặm để mang đến.
Nửa giờ sau ông cụ trở lại, “Có vấn đề gì sao, thưa cụ?”, người kia hỏi.
“Ồ!”, ông lim dim đáp, “Agatha bảo tôi trở lại để nói với anh rằng, bà ấy mới chỉ tám mươi lăm”.
ڰ
170. Giẫm chân lên nhau
Một con gà trống đang bới móc chung quanh chuồng ngựa tại một trang trại lớn.
Con ngựa trở nên lo lắng và bắt đầu đi loanh quanh, con gà ngước nhìn và bảo, “Anh à, tốt hơn cả hai chúng ta nên cẩn thận, bằng không, chúng ta có thể giẫm chân lên nhau đấy”.
Hãy đoán xem con kiến nói gì với con voi khi ông Noê cho các con vật xếp hàng để lên tàu.
Nó bảo, “Đừng có đẩy!”.
ڰ
171. Voi và gia đình bọ chét
Một con bọ chét quyết định cùng gia đình dời đến lỗ tai của một con voi. Vì thế nó la lên, “Thưa ông Voi, gia đình tôi và tôi dự định chuyển đến tai ông. Tôi nghĩ phải công bằng khi báo cho ông một tuần để ông xem xét vấn đề và sẽ cho tôi hay liệu ông có phản đối gì không”.
Con voi, thậm chí không ý thức đến sự tồn tại của con bọ chét, vẫn giữ điềm tĩnh. Vì thế, sau một tuần cẩn thận chờ đợi, con bọ chét cho rằng con voi đồng ý và chuyển đến.
Một tháng sau, bà bọ chét cho rằng tai voi không phải là nơi lành mạnh để sống và yêu cầu chồng mình chuyển đi. Ông bọ chét van bà ở lại ít nhất một tháng nữa kẻo làm tổn thương cảm xúc của con voi.
Cuối cùng, nó trình bày cách khéo léo có thể, “Thưa ông Voi, chúng tôi dự định chuyển đến vùng khác. Dĩ nhiên điều này không liên can gì đến ông, bởi vì lỗ tai của ông thì rộng và ấm. Chỉ rằng vợ tôi thích sống bên bạn bè ở chân con trâu. Nếu ông phản đối việc chuyển đi của chúng tôi, xin cho tôi hay trong vòng một tuần”.
Con voi không nói gì, vì thế con bọ chét thay đổi chỗ ở với một lương tâm trong sạch.
Vũ trụ đâu để ý gì đến sự tồn tại của bạn. Cứ thanh thản mà sống!

ڰ
172. Ai quấy rầy ai?


Ca đoàn tập dợt lần cuối trong sự lộn xộn vì ban đạo cụ đang bận rộn đặt những đường ranh lên sân khấu.
Khi một chàng trai bắt đầu giáng những nhát búa đinh tai không thể chịu được thì người nhạc trưởng cho ngừng hát và nhìn anh tỏ vẻ van xin.
“Xin nhạc trưởng cứ cho tiếp tục hát”, người công nhân vui vẻ nói, “Họ không quấy rầy tôi”.
ڰ
173. Cửa kính sạch
Một phụ nữ trần truồng bước ra khỏi phòng tắm với tay lấy chiếc khăn thì hoảng hốt khi thấy một người đàn ông đứng trên giàn rửa cửa sổ nhìn cô thèm thuồng.
Sững sờ trước sự xuất hiện bất ngờ của người lạ, cô đứng như trời trồng, miệng há hốc.
“Thưa bà, có chuyện gì vậy?”, gã vui vẻ hỏi.

“Từ trước đến nay, có bao giờ anh thấy một cửa sổ trong suốt hơn thế không?”.


ڰ
174. Thần chết và nhà khoa học
Lần kia, một nhà khoa học thành công trong kỹ thuật tái tạo chính mình một cách hoàn hảo đến nỗi người ta không thể nào phân biệt được con người tái chế với con người gốc của ông. Một ngày nọ, biết Thần Chết đang tìm mình, ông tạo ra một tá bản sao của mình. Thần Chết bối rối không biết mẫu nào trong mười ba mẫu trước mặt mình là nhà khoa học, vì thế y bỏ đi và trở về trời.
Không lâu sau, vì là một chuyên gia về bản chất con người, Thần Chết nghĩ ra một mưu kế hết sức tinh vi. Ông nói, “Ông quả là một thiên tài khi thành công tạo ra những bản sao hoàn hảo của ông. Tuy nhiên, tôi đã khám phá một lỗi trong công trình của ông, chỉ một lỗi nhỏ thôi”.
Ngay lập tức nhà khoa học nhảy ra và la lên, “Không thể được. Lỗi ở đâu?”.
“Ở ngay đây”, Thần Chết vừa nói vừa chộp ông giữa những bản sao và đem đi.
ڰ
175. Cánh cửa tố cáo
Một thẩm phán Ả Rập cao niên nổi tiếng vì sự minh mẫn của mình. Ngày kia một chủ tiệm đến gặp ông, phàn nàn rằng hàng hoá của ông bị ăn cắp nhưng ông không thể bắt tên trộm.
Thẩm phán yêu cầu người ta tháo các bảng lề của tiệm và mang cửa đến chợ, quất năm mươi roi vì nó không chu toàn trách nhiệm bảo vệ kho hàng.
Một đám đông tụ tập để xem người ta thi hành mệnh lệnh lạ thường này. Sau những đòn vọt, vị thẩm phán cúi xuống hỏi cái cửa tên trộm là ai. Rồi ông áp tai vào cửa để nghe rõ điều nó nói.
Đứng dậy, ông công bố, “Cánh cửa cho biết các vụ trộm đã được thực hiện bởi một người đàn ông có một miếng vải mỏng trên chóp khăn trùm đầu”. Lập tức, một người đàn ông trong đám đông chạm tay lên khăn trùm của mình. Nhà ông bị lục soát và hàng hoá bị mất được trả lại.
Chỉ cần một lời dua nịnh hay một câu chỉ trích cũng đủ cho cái tôi lộ ra.
ڰ
176. Cái này là của tôi!
Một phụ nữ cao niên qua đời được các thiên thần dẫn đến Tòa Phán Xét. Khi kiểm tra hồ sơ của bà, Thẩm Phán không tìm ra một hành động bác ái nào của bà trừ một củ cà rốt mà bà cho một người ăn mày sắp chết.
Tuy nhiên hành động bác ái duy nhất đó lại thuyết phục đến nỗi Thẩm phán tuyên bố bà sẽ được dẫn lên thiên đàng. Củ cà rốt được mang tới tòa và trao cho bà.
Lúc bà đón lấy, củ cà rốt bắt đầu lớn lên như được kéo bởi một sợi dây vô hình nào đó và bà được nhấc lên tận trời cao.
Một người ăn xin xuất hiện. Ông bám vào viền áo bà và được nhấc lên cùng bà; một người thứ ba chộp lấy chân của người ăn xin và cũng được nhấc lên. Ngay sau đó cả một dãy những người được nhấc lên bằng cũ cà rốt. Dù lạ thường, người phụ nữ vẫn không cảm thấy sức nặng của những người bám vào. Quả thực, vì hướng nhìn về trời, nên bà không thấy họ.
Họ bay lên ngày càng cao cho đến khi gần như chạm cổng trời. Đó là lúc người phụ nữ ngoái lại để nhìn trần gian lần cuối và thấy toàn bộ đoàn tàu người đằng sau bà.
Bà nổi cáu!
Bà hống hách vẫy tay, la lớn, “Buông ra, tất cả các người buông ra! Củ cà rốt là của tôi!”.
Tỏ vẻ hống hách, bà buông củ cà rốt ra ngay lúc ấy - bà rơi xuống cùng toàn bộ đoàn xe lửa.
Một lý do duy nhất cho mọi tội lỗi trên trần gian: “Cái này là của tôi!”.
ڰ
177. Quên cả chính mình
Một anh điêu khắc có tên là Ching vừa hoàn thành tác phẩm chiếc giá treo chuông của mình. Mọi người đều kinh ngạc vì dường như đó là một công trình của thần linh. Trông thấy tác phẩm, Bá tước thành Lu hỏi, “Anh thuộc hạng thiên tài nào mà có thể tạo ra một tác phẩm như thế?”.
Anh thợ điêu khắc thưa, “Thưa ông, tôi chỉ là một tay thợ bình thường, tôi không phải là thiên tài. Nhưng có điều, khi sắp làm giá chuông, tôi cầu nguyện ba ngày để hồi tâm, tôi không nghĩ đến phần thưởng hay thù lao. Rồi sau năm ngày chiêm niệm, tôi không nghĩ đến lời khen chê, khéo hay vụng. Chiêm niệm được bảy ngày, tôi bổng quên cả tứ chi, thân mình; không, tôi quên chính cái tôi của mình. Tôi không còn để ý đến môi trường xung quanh và chỉ còn lại tài nghệ”.
“Với một trạng thái như thế, tôi vào rừng, xem xét từng cây cho tới khi tìm được một cây, ở đó, tôi thấy một giá chuông trong toàn bộ sự hoàn hảo của nó. Rồi tôi bắt tay vào việc. Bỏ qua cái tôi của mình, thiên nhiên gặp thiên nhiên trong công việc. Chắc chắn đây là lý do tại sao mọi người nói tác phẩm của tôi như thể của thần linh”.
Một nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng thế giới nói về thành công khi chơi bài Violin Concerto của Beethoven: “Tôi có một bản nhạc tuyệt vời, một cây vĩ cầm tuyệt vời, một cái vĩ tuyệt vời. Chỉ còn một việc tôi phải làm, đó là đặt ba cái đó lại với nhau và quên cả chính mình”.
ڰ
178. Kẻ tôn kính, người thoá mạ
Một môn đệ đến nói với Thầy Maruf Karkhi, “Con đã nói với người ta về Thầy. Người Do Thái nói Thầy là một trong các vị thầy của họ, người Kitô hữu xem Thầy là một trong các vị thánh của họ và người Hồi Giáo coi Thầy như vinh quang của Đạo Hồi”.
Maruf đáp lại, “Đó là những gì họ nói ở đây, nơi Baghdad này. Khi ta sống ở Giêrusalem, người Dothái coi ta là Kitô hữu; người Kitô hữu xem ta là người Hồi giáo; và người Hồi giáo coi ta là người Do Thái”.
“Thế thì chúng con phải nghĩ Thầy là ai?”.
“Hãy nghĩ, ta là người đã nói về chính mình thế này, ‘Kẻ không hiểu ta thì tôn kính ta, kẻ thoá mạ ta cũng chẳng hiểu ta”.
Nếu bạn nghĩ mình là người mà bạn bè cũng như thù địch nói bạn là thế này là thế kia, rõ ràng, bạn không biết mình.
ڰ
179. Bà là ai?
Một phụ nữ ngất xỉu sắp chết đột nhiên cảm thấy mình được đưa lên trời và đứng trước Thẩm Phán.
“Bà là ai?”, Một người hỏi bà.

“Tôi là vợ thị trưởng”, bà đáp.

“Tôi không hỏi bà là vợ của ai mà bà là ai?”.

“Tôi là mẹ của bốn đứa trẻ”.

“Tôi không hỏi bà là mẹ của ai mà bà là ai?”.

“Tôi là giáo viên”.

“Tôi không hỏi nghề nghiệp của bà mà bà là ai?”.
Và cứ thế. Dù trả lời gì, thì dường như bà không đưa ra câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi, “Bà là ai?”.

“Tôi là một Kitô hữu”.

“Tôi không hỏi bà theo tôn giáo nào mà bà là ai?”.

“Tôi là người đi lễ hằng ngày và giúp đỡ những ai nghèo khó và bần cùng”.

“Tôi không hỏi bà làm gì mà bà là ai?”.
Rõ ràng, bà bị đánh hỏng và phải về lại trần gian. Sau khi bình phục, bà quyết tâm tìm cho ra mình là ai. Điều đó đã làm nên một sự thay đổi.
Trách nhiệm của bạn là trở nên chính mình. Không phải trở nên một ai đó, hay không phải một ai đó - vì trong đó có mầm mống của tham lam và tham vọng -không phải là người này, người kia - vì như thế, là bị điều kiện hoá - nhưng phải trở nên chính mình.
ڰ
180. Tìm biết mình
Một gã trông có vẻ lo lắng, hút cần sa và mang tràng hạt, quần sờn đáy và tóc dài tới vai đi vào phòng bác sĩ tâm lý.
Bác sĩ bảo, “Anh cho mình không phải là một thanh niên lập dị chống lại những quy ước xã hội. Thế thì anh giải thích thế nào về quần áo, tóc tai và cần sa?”.
“Đó là điều mà tôi đến đây để tìm hiểu, thưa bác sĩ”.
Biết việc là học. Biết người là khôn. Biết mình là ngộ.
ڰ
181. Bạn là ai?
Một sinh viên đến gặp một thư ký tại phòng học nghe, cậu nói, “Cho em một cuốn băng trắng!”.
“Em đang học tiếng gì?”, thư ký hỏi.

“Tiếng Pháp”, sinh viên đáp.

“Xin lỗi, chúng tôi không có băng trắng bằng tiếng Pháp”.

“Ồ, thế cô có băng trắng nào bằng tiếng Anh không?”

“À, có”.

“Tốt quá. Em sẽ lấy một trong các băng đó”.


Nói đến một cuốn băng trắng, Pháp hay Anh, thì cũng như nói đến một người Pháp hay người Anh. Pháp hay Anh là điều kiện của bạn chứ không phải bạn.
Một đứa trẻ được cha mẹ người Mỹ sinh ra và được cha mẹ người Nga nhận làm con nuôi. Nó hoàn toàn không biết nó là con nuôi và đã lớn lên thành một nhà ái quốc và một đại thi hào diễn tả cái vô thức tập thể của tâm hồn Nga và những khát vọng của quê mẹ là Nga. Vậy nó là người Nga hay người Mỹ? Nó chẳng là Nga cũng chẳng là Mỹ. Hãy khám phá bạn là ai, là gì.
ڰ
182. Cẩn thận kẻo mất cửa
“Anh đem cánh cửa đi đâu thế?”.

“Đó là cửa trước nhà tôi. Tôi mất chìa khóa và mang nó đi làm chìa khoá mới”.


“Bây giờ, hãy cẩn thận kẻo lại mất cửa, anh sẽ không vào nhà được đâu”.
“Ồ, tôi đã mở cửa sổ để phòng rủi ro”.
ڰ
183. Vất nó đi
Thiền Sư Bankei được biết là không sáng lập trường học nào cả. Ông để lại những tác phẩm nhưng lại không có môn đệ nào. Ông giống như cánh chim bay ngang bầu trời mà không để lại dấu vết.
Người ta nói về ông, “Khi ông vào rừng, một ngọn cỏ chẳng lung lay; khi ông xuống nước, mặt sông không gợn sóng”.
Ông không động đến đất. Không chiến công hiển hách, không một cuộc xâm chiếm, một thành tựu hay một linh đạo nào sánh bằng điều này: không động đến đất.
Người kia ôm hoa đến dâng Đức Phật. Phật nhìn anh rồi bảo, “Vất nó đi!”.
Anh không tin Phật bảo mình vất hoa đi. Nhưng bỗng anh nghĩ, có lẽ ngài bảo vất những bông hoa cầm ở tay trái, vì trao tặng vật gì bằng tay trái là điều không thích hợp và vô lễ. Thế là anh ta vất những bông hoa đang cầm ở tay trái.
Phật lại bảo, “Vất xuống”.
Lần này anh thả tất cả hoa xuống và đứng tay không trước mặt Phật, một lần nữa, ngài cười và nói, “Hãy thả nó xuống”.
Bối rối, anh hỏi, “Con còn phải vất cái gì nữa?”.

“Không phải hoa, con ạ, nhưng là kẻ mang hoa”, Phật đáp.


ڰ
184. Bình chứa và vật chứa
Một thiền sư được mọi người coi như Đấng Khôn Ngoan Nhập Thế. Mỗi ngày ông giảng về những khía cạnh khác nhau của đời sống thiêng liêng và rõ ràng ai ai cũng nhận thấy không người nào vượt qua ông về sự phong phú, sâu sắc và những giá trị hấp dẫn ở các bài giáo huấn.
Lần nào các môn đệ cũng hỏi thầy mình từ đâu ông có thể múc lấy những kho tàng khôn ngoan vô tận ấy. Ông bảo tất cả sẽ được viết ra trong cuốn sách họ sẽ thừa hưởng sau khi ông chết.
Ngay sau ngày ông qua đời, các môn đệ tìm ra cuốn sách chính nơi ông bảo. Chỉ một trang trong cuốn sách đó và chỉ một câu trên trang đó với nội dung: “Hãy hiểu sự khác biệt giữa cái chứa đựng và cái nó chứa đựng. Từ đó, nguồn mạch khôn ngoan sẽ mở ra cho các con”.
ڰ
185. Kẻ ngắm nhìn
Một câu chuyện từ Upanishads:
Hiền triết Uddalaka dạy con trai mình là Svetaketu nhận ra Đấng Duy Nhất sau những dáng vẻ bề ngoài của phức hợp. Ông dạy con qua những dụ ngôn khác nhau, chẳng hạn dụ ngôn sau đây:
Ngày kia, ông bảo con, “Hãy bỏ muối vào nước và sang mai hãy trở lại”.
Cậu bé làm như cha bảo và ngày hôm sau ông bảo, “Hãy lấy cho cha muối mà con bỏ vào nước hôm qua”.

“Con không thể tìm ra nó”, cậu bé thưa. “Nó đã tan rồi”.


“Hãy nếm nước từ cạnh đĩa này xem”, Uddalaka hỏi, “Nó có vị gì?”

“Mặn”.


“Nhắp ở giữa. Nó thế nào?”.

“Mặn”.


“Đổ nó đi”, người cha bảo.
Đứa trẻ làm như thế và quan sát thấy, sau khi nước bốc hơi muối lại xuất hiện. Rồi Uddalaka bảo, “Con không thể nhận biết Thiên Chúa ở đây, nhưng thực sự Ngài có đó”.
Những ai tìm kiếm giác ngộ, sẽ không gặp được bởi họ chưa hiểu rằng, đối tượng của việc tìm kiếm chính là kẻ đi tìm. Theo cách thức của vẻ đẹp, Thiên Chúa hiện diện nơi “cái tôi” của kẻ ngắm nhìn.

TÌNH YÊU

ڰ
186. Cậu sẽ đến


“Thưa ngài, chưa thấy bạn tôi về. Xin cho phép tôi đi tìm”.
“Không được”, sĩ quan đáp. “Tôi không muốn anh liều mạng vì một người có lẽ đã chết”.
Người lính vẫn đi, và một giờ sau, đúng như thế, anh trở về thương tích gần chết, mang theo xác của người bạn.
Sĩ quan nổi giận. “Tôi đã bảo cậu anh ta chết rồi. Bây giờ tôi mất cả hai người. Anh nói xem, có đáng ra đi như thế để mang về một cái xác không?”.
Chàng trai sắp chết trả lời, “Ồ, thưa ngài, đáng chứ. Khi tôi đến đó, cậu ấy vẫn còn sống và cậu ấy bảo, ‘Jack ạ, tớ chắc là cậu sẽ đến’”.
ڰ
187. Khi nào con chết?
Một cô bé sắp chết với căn bệnh mà anh trai tám tuổi của cô vừa thoát khỏi trước đó.
Bác sĩ bảo cậu bé, “Chỉ cần chuyền máu của cháu vào cho em cháu, cháu sẽ cứu được em. Cháu sẵn sàng cho máu chưa?”.
Đứa trẻ trố mắt sợ hãi. Do dự một lúc, cuối cùng, cậu nói, “Được, thưa bác sĩ, con sẵn sàng”.
Một giờ sau khi chuyền máu, cậu bé lúng túng hỏi, “Xin bác sĩ nói cho con biết khi nào con chết!”.
Chỉ lúc này bác sĩ mới hiểu tại sao cậu bé đã cảm thấy sợ hãi: cậu tưởng khi cho máu là cậu cho đi sự sống của mình để cứu em.
ڰ
188. Ai chết thay?
Một môn đồ rất ước ao từ bỏ thế gian, nhưng cậu nói, gia đình quá yêu thương không cho cậu ra đi.
“Yêu thương?”. Thầy cậu bảo, “Chẳng yêu thương gì đâu. Hãy nghe đây…”.
Ông tiết lộ một bí mật yoga, nhờ đó, cậu có thể giả chết. Hôm sau, đúng như thật, cậu ấy chết… và ngôi nhà vang tiếng khóc than.
Vị thiền sư xuất hiện, bảo gia đình sầu khổ ấy rằng, ông có thể làm cho cậu ấy sống lại nếu ai đó chết thay cậu. Có ai tình nguyện không?
“Người chết” hết sức ngạc nhiên vì mọi thành viên trong gia đình bắt đầu đưa ra những lý do tại sao họ phải sống. Vợ cậu tóm kết tình cảm của mọi người bằng những lời sau đây, “Thật sự không cần phải có ai chết thay anh ta. Không có anh ấy, chúng tôi vẫn xoay xở được”.
ڰ
189. Cứu bọn trẻ
Ba người đang dùng cà phê trong bếp, bọn trẻ chơi trên trần. Trong câu chuyện, họ hỏi nhau sẽ làm gì nếu có tai nạn xảy ra… và mỗi người đều quả quyết việc đầu tiên là cứu bọn trẻ.
Thình lình, nắp an toàn của nồi hấp nổ tung, căn phòng đầy hơi nước. Trong mấy giây, mọi người thoát khỏi nhà bếp – trừ bọn trẻ vẫn chơi trên trần.
ڰ
190. Khóc cho mình
Tại đám tang của một người rất giàu có, người ta thấy một người lạ mặt khóc lóc lớn tiếng như những người khác.
Linh mục chủ sự tiến lại gần anh và hỏi, “Có lẽ anh là người bà con với người quá cố phải không?”.

“Thưa không”.

“Thế tại sao anh khóc?”

“Đó là lý do”.


Mọi khóc than - dù vào dịp nào đi nữa - đều vì chính mình.
ڰ
191. Khóc mà chi
Một xí nghiệp đang bốc cháy, ông chủ đứng tuổi khóc thương tiếc xót.
“Cha, cha khóc làm gì?”, cậu con trai hỏi, “Cha quên là chúng ta đã bán xí nghiệp cách đây bốn ngày sao?”.
Lập tức, điều đó ngăn dòng lệ của cụ.
ڰ
192. Chiếc quần tây
Cô hàng bán cho gã thanh niên một chiếc quần tây sặc sỡ. Cậu thích thú vì đã mua được nó.
Hôm sau, cậu đến trả lại chiếc quần với lý do “Bạn gái tôi không thích nó”.
Tuần sau, cậu trở lại, tươi cười và muốn mua lại chiếc quần tây. “Bạn gái anh đổi ý rồi sao?” cô bán hàng hỏi.
“Không”, cậu trả lời. “Tôi đổi bạn gái”.
ڰ
193. Cô ấy nghĩ
Mẹ, “Bạn gái con thích gì ở con?”.

Con trai, “Cô ấy nghĩ con đẹp trai, tài năng, thông minh và là một vũ công điệu nghệ”.

Mẹ, “Và con thích gì nơi cô ta?”.

Con trai, “Cô ấy nghĩ con đẹp trai, tài năng, thông minh và là một vũ công điệu nghệ”.
ڰ
194. Xui xẻo và may mắn
Sau nhiều năm, hai người bạn gái gặp nhau.

“Kể cho tớ hay”, một người hỏi, “Điều gì xảy đến với con trai cậu?”.


“Con trai tớ? Thằng bé thật tội nghiệp, tội nghiệp lắm!”, người kia thở dài. “Nó có một cuộc hôn nhân xui xẻo - với một cô gái không động một ngón tay đến việc nhà. Cô ta không nấu ăn, không may vá, không giặt giũ hay quét dọn. Tất cả những gì cô làm là ngủ, chơi rong và đọc sách trên giường. Tội nghiệp thằng bé, thậm chí phải mang điểm tâm vào giường cho nó, cậu có tin không?”.
“Thật kinh khủng! Và con gái của cậu thì sao?”.

“À - nó là đứa may mắn! Nó kết hôn với một thiên thần. Cậu ta không để cho nó làm bất cứ điều gì trong nhà. Cậu ta thuê những người giúp việc nấu nướng, may vá và giặt giũ và quét dọn. Mỗi sáng, cậu mang thức ăn vào giường, cậu có tin không? Tất cả những gì con bé làm là ngủ… tuỳ thích, suốt ngày nghỉ ngơi và đọc sách trên giường”.


ڰ
195. Tại sao lại là tình yêu?
“Anh nghĩ anh có thể cho con gái tôi những gì nó muốn?”, ông bố hỏi người cầu hôn.
“Dĩ nhiên, thưa bác. Cô ấy đã nói, tất cả những gì cô muốn là cháu”.
Không ai gọi là tình yêu nếu những gì cô ta muốn là tiền. Tại sao lại là tình yêu nếu những gì cô ấy muốn là chính bạn?
ڰ
196. Có nó để làm gì?
Robert, một anh chàng mười bốn tuổi yêu cô hàng xóm cũng mười bốn tuổi. Cậu bán hết mọi thứ mình có và ngay cả nhận làm những công việc lặt vặt để đủ tiền mua cho người yêu chiếc đồng hồ mà cô thích. Cha mẹ cậu thất vọng, nhưng quyết định tốt nhất của cậu là không nói gì.
Tới ngày đi mua sắm, Robert ra phố, rảo qua các cửa tiệm rồi trở về mà tiền vẫn còn nguyên. Cậu giải thích, “Tôi dẫn cô ấy đến quầy nữ trang và cô bảo, rốt cuộc, cô chẳng thích chiếc đồng hồ. Cô thích những thứ khác nữa như lắc đeo tay, vòng đeo cổ hay nhẫn vàng”.
“Trong khi cô ấy đi quanh tiệm suy nghĩ để quyết định thì tôi nhớ điều mà thầy giáo chúng tôi có lần bảo - trước khi tậu một cái gì, phải tự nhủ, chúng ta muốn có nó để làm gì. Chính khi nhận ra điều đó thì tôi thực sự không thích cô ta nữa, vì thế tôi ra khỏi tiệm và bỏ về”.
ڰ
197. Đám tang ông rùa
Một cậu nhóc đau lòng nhận ra con rùa cưng của mình nằm ngửa im lìm, không cựa quậy bên bờ ao.
Cha cậu tìm mọi cách để an ủi, “Con à, đừng khóc. Chúng ta sẽ tổ chức một đám tang trang trọng cho Ông Rùa. Chúng ta sẽ làm cho ông một quan tài nhỏ viền bằng bạc và nhờ người lo đám ma dựng một tấm bia ở mộ có khắc tên Ông Rùa trên đó. Rồi chúng ta sẽ cắm hoa tươi quanh mộ ông mỗi ngày và rào quanh mộ một hàng rào cọc nhỏ”.
Cậu bé lau mắt và trở nên hứng thú với dự định đó. Khi mọi sự đã sẵn sàng, đám rước đã hoàn tất, cha mẹ, người giúp việc, con cái và người khóc thuê - bắt đầu tiến bước trọng thể về phía cái ao để mang xác con rùa, nhưng cái xác biến đâu mất.
Đột nhiên họ phát hiện Ông Rùa trồi lên từ đáy ao và vui vẻ bơi quanh. Cậu bé nhìn chằm chằm vào người bạn của mình với nỗi thất vọng ê chề, rồi nói, “Chúng ta hãy giết ông ta”.
Không phải bạn là người mà tôi thực sự quan tâm, nhưng là điều kỳ thú mà tôi có được từ việc yêu bạn.
ڰ
198. Tượng Phật vàng
Một ni cô đi tìm giác ngộ làm một tượng Phật bằng gỗ có phủ lá bằng vàng tinh tế. Tượng rất đẹp và cô mang theo mình mọi nơi.
Năm tháng qua đi, vẫn mang theo bức tượng, ni cô đến trụ trì trong một ngôi đền nhỏ, nơi có rất nhiều tượng Phật, mỗi tượng có một bàn thờ.
Cô bắt đầu thắp hương trước tượng Phật bằng vàng của mình mỗi ngày nhưng thất vọng khi thấy một ít khói hương lan qua các bàn thờ bên cạnh.
Vì thế, cô lấy giấy làm một ống khói bay thẳng lên Phật của cô. Lỗ mũi của bức tượng vàng hoá đen và bức tượng trở nên xấu xí.
ڰ
199. Phải yêu mến tao!
Friedrich Wilhelm, vua nước Phổ vào đầu thế kỷ mười tám, được biết đến như một người dễ cáu gắt. Ông cũng ghét nghi thức. Ông đi bộ trên những con đường Berlin mà không có người hộ tống và nếu ai vô tình làm ông phật lòng - việc thường xảy ra - ông sẽ không do dự dùng gậy đánh kẻ xúc phạm rủi ro ấy.
Vì thế người ta hiểu, tại sao mỗi khi dân chúng thấy ông tới gần, họ đều tế nhị tránh xa ông. Ngày nọ, khi vua Frederic đang nặng bước đi trên một con phố thì một người dân Berlin trông thấy ông – anh tìm cách ẩn mình dưới một mái hiên, nhưng đã quá muộn.
“Đứng đó!”, Friedrich bảo. “Cậu đi đâu?”.

Chàng trai bắt đầu run, “Thưa ngài, vào nhà này”.

“Đây là nhà cậu?”.

“Dạ không, thưa ngài”.

“Nhà người bạn?”.

“Dạ không thưa ngài”.

“Thế tại sao cậu vào nhà đó?”.

Bấy giờ chàng trai bắt đầu sợ rằng mình sẽ bị coi là một tên trộm. Vì thế cậu buột mồm nói sự thật, “Để tránh ngài”.


“Thế tại sao cậu muốn tránh tôi?”.

“Bởi vì tôi sợ ngài”.


Nghe điều này Friedrich Wilhelm đùng đùng nổi giận. Nắm vai chàng trai tội nghiệp, ông lay mạnh, cậu la lên, “Sao mày dám sợ tao! Tao là người thống trị mày, mày phải yêu mến tao! Phải yêu mến tao, đồ khốn nạn, phải yêu mến tao!”.
ڰ
200. Hắn đã bỏ trốn
Một phụ nữ đẫy đà lù lù bước vào văn phòng hộ tịch, bà đóng sầm cánh cửa sau lưng.
“Ông cấp hay không cấp cho tôi giấy phép cưới Jacob Jacobson?”, bà ta quát, đập mạnh hồ sơ trên bàn.
Nhân viên hộ tịch kiểm tra kỹ càng hồ sơ qua gọng kính dày cộm của mình. “Vâng, thưa bà, tôi tin mình đã cấp. Có chuyện gì thế?”.
“Bởi vì”, bà ta đáp, “Hắn đã bỏ trốn. Ông sẽ giải quyết vấn đề đó thế nào?”.
ڰ

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương