TaiLieuDaiHoc com



tải về 44.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.05.2022
Kích44.98 Kb.
#51889
document tailieudaihoc

TaiLieuDaiHoc.com


-->
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay sản lượng gỗ lấy ra từ rừng tự nhiên còn ít trong khi nhu cầu sử
dụng các sản phẩm được chế biến từ gỗ của con người vẫn không ngừng tăng,
gỗ vẫn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
Từ gỗ, người ta có thể tạo ra nhiều vật dụng và các loại sản phẩm khác nhau
phục vụ cho sinh hoạt của con người nhờ công nghệ hiện đại mới. Chính vì
những lý do trên mà các nhà lâm nghiệp vẫn hàng ngày, hàng giờ tiếp tục tiến
hành các nghiên cứu nhằm tạo ra những giống mới có năng sất và chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu trên.
Keo tai tượng là một trong những loài cây đang được các nhà nghiên cứu
quan tâm và hướng tới. Đây là loài cây đã được xác định là thích hợp với điều
kiện đất đai, khí hậu ở Việt Nam và có diện tích gây trồng tương đối lớn
trong các chương trình trồng rừng. Loài cây này có chu kỳ kinh doanh ngắn,
gỗ có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như làm giấy, ván dăm, ván
sợi Keo tai tượng là loài cây lá rộng, mọc nhanh, mọc được trên nhiều loại
đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng rừng trên quy mô lớn. Ngoài
việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, ván nhân tạo, gỗ
của loài cây này còn được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng, đồ
gỗ, trang trí nội thất, gỗ củi Đây cũng là loài cây có nốt sần chứa cả
Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong không
khí rất cao (Dart và các cộng sự, 1991), có khả năng thích ứng với nhiều điều
kiện khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến
vùng núi thấp dưới 400m ở Tây Nguyên. Từ năm 1980, nhiều địa phương của
Đồng Nai Keo tai tượng đã được lấy giống để gây trồng ở nhiều nơi. Nếu
1
2
nguồn giống tốt, điều kiện sinh thái và lập địa phù hợp sẽ tạo ra khối lượng gỗ
lớn đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Những năm gần đây một loạt các công trình nghiên cứu dòng vô tính


Keo tai tượng đã được thực hiện nhằm cải thiện chất lượng di truyền. Keo tai
tượng là một trong những loài cây đáp ứng được mục tiêu của trồng rừng sản
xuất của nước ta trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Có khả năng
thích ứng lớn có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung
cấp gỗ nguyên liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị để làm đồ mộc.
Vì vậy, đây là một trong những loài cây chính được dùng trong trồng rừng sản
xuất ở nhiều vùng trong cả nước. Nói đến trồng rừng sản xuất thì năng suất
rừng là vấn đề quan trọng hàng đầu, trong đó công tác giống là vấn đề rất
quan trọng vì có giống tốt sẽ làm tăng năng suất và chất lượng
rừng. Các nghiên cứu về cải thiện giống Keo tai tượng được thực hiện ở
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng từ năm 1991 đến nay qua các đề tài
nghiên cứu khoa học. Hiện nay về lĩnh vực này vẫn được tiếp tục nghiên cứu
thông qua đề tài cấp ngành “Nghiên cứu chọn, tạo giống có năng suất và chất
lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam” thực hiện giai
đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010, do Tiến sỹ Hà Huy Thịnh làm
chủ nhiệm. Theo số liệu thống kê toàn quốc giai đoạn 1986 - 1992 của Vụ
khoa học công nghệ, Bộ lâm nghiệp (1994) cho thấy Keo tai tượng có tỷ lệ
diện tích trồng là 4,5% (khoảng 43000 ha). Đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu về Keo tai tượng cả trong nước và trên thế giới. Ở nước ta nhiều
các dòng và xuất xứ Keo tai tượng được công nhận là giống nhà nước và
giống tiến bộ kỹ thuật. Keo tai tượng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung
và Đông nam bộ cho năng suất và chất lượng cao. Với nhiều công dụng như
vậy Keo tai tượng hiện đang là loài cây trồng rừng phổ biến trong các chương
trình trồng rừng ở nước ta. Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác
2
3
tuyển chọn các dòng và các xuất xứ Keo tai tượng có năng suất và chất lượng
cao cho trồng rừng, đặc biệt đối với trồng rừng miền Bắc.
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là một trong những nơi nghiên

cứu về giống cây trồng tốt nhất. Là nơi có địa hình khá bằng phẳng, khí hậu


mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền
nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối
tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời gian này gió mùa
Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là
tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,5
0
C, nhiệt độ trung bình 28,5
0
C.
Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm
sau, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa
ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5
o
C,
nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 3
o
C, là nơi thuận lợi cho việc gieo trồng các
loại giống cây lâm nghiệp thích ứng với điều kiện tự nhiên.
Thực hiện đề tài này xong sẽ có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình
hình sinh trưởng của rừng, đặc điểm về giống cây trồng tại trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, qua đó có đề xuất những giải pháp khắc phục những khó khăn
và có thể áp dụng kết quả nghiên cứu cho các địa phương khác.
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể nhân rộng diện tích rừng
cho năng suất cao ở các địa phương khác nhau và chủ động phòng trừ những
thiệt hại có thể xảy ra. Từ những lập luận đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng giống Keo tai tượng tại trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên"
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng rừng giống Keo tai tượng chất lượng cao nhằm cung cấp

giống tốt cho trồng rừng sản xuất trong cả nước.


3
4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tình hình sinh trưởng của các xuất xứ Keo tai tượng được
trồng rừng giống ở trường Đại học Nông lâm.
1.4. Ý nghĩa đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học :
Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế, thực hành có hiệu quả hơn.
Đề tài nghiên cứu làm cơ sở cho giảng viên, sinh viên tiếp tục nghiên
cứu các đề tài khoa học chuyên sâu về rừng giống Keo tai tượng.
Thông qua thực trạng rừng giống mà đề tài đưa ra giúp cho người quản
lý có các kế hoạch hợp lý trong công tác quản lý, chăm sóc và phát triển vườn
thực vật.
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất :
Hoàn thiện và phát triển rừng giống Keo tai tượng của trường.
4
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Trong cùng một điều kiện khí hậu, đất là nhân tố quyết định đến sự phân
bố sinh trưởng, phát triển, cấu trúc sản lượng rừng và tính ổn định của rừng.
Độ phì của đất còn ảnh hưởng nhiều mặt đến dời sống của rừng. Đá mẹ là cơ
sở vật chất đầu tiên hình thành đất, có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm sinh
lý học và hóa học của đất, thông qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
của rừng giống và giống.
Đặc tính lý học của đất ảnh hưởng đến tình hình không khí và khả năng
cung cấp nước của đất cho cây trồng. Chế độ nước và chế độ không khí

thường mâu thuẫn với nhau và có liên quan chặt chẽ đến chế độ nhiệt trong


đất. Trong điều kiện nhiệt đới nước ta mưa nhiều, xói mòn mạnh, địa hình đồi
núi nên độ sâu tầng đất có ảnh hưởng quyết định đến phân bố, hình thái và sự
phát triển của bộ rễ, thông qua đó ảnh hưởng tới ổn định của tình hình sinh
trưởng rừng.
Ngược lại rừng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, rừng
ảnh hưởng đến cá đặc tính lí học của đất và sinh vật đất. Vật rơi rụng và rễ
chết trong đất là lượng sinh khối giữ vai trò quan trọng trong chu trình tuần
hoàn dinh dưỡng, đây cũng là môi trường thuận lợi cho sinh vật đất phát triển.
Keo tai tượng là cây gỗ nhỡ sinh trưởng nhanh có nguồn gốc từ Úc được
nhập vào nước ta từ những năm 1960, nhưng từ năm 1976 trở lại đây mới
được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước. Keo tai tượng là loài cây
đa mục đích dễ gây trồng, có giá trị nhiều cả về mặt kinh tế lẫn phòng hộ bảo
vệ môi trường. Đặc biệt trong chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng, Keo
tai tượng là một trong những loài cây trồng chính để phủ xanh đất trống đồi
5
6
núi trọc và cũng là những cây cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công
nghiệp lấy sợi trong những năm qua.
Từ năm 1976 trở lại đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây
Keo tai tượng từ khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ và khảo nghiệm các
dòng vô tính cho đến các nghiêm cứu về lập địa gây trồng thích hợp, năng
suất sinh khối, vv…
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất
nông lâm nghiệp. Nhờ có giống tốt và áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh
khác nhau mà năng suất các loài cây nông lâm nghiệp chủ yếu trong những
năm qua đã tăng gấp đôi so với nhưng năm 1960. Trong lâm nghiệp cây rừng
có đời sống dài ngày, khó có thể áp dụng các biện pháp thâm canh khác, việc
tạo hoàn cảnh tối ưu cho cây phát triển chỉ có thể thực hiện ở giai đoạn vườn
ươm và giai đoạn đầu sau khi trồng, muốn tăng năng suất rừng trồng phải sử

dụng giống được cải thiện có năng suất cao và phù hợp với điều kiện hoàn


cảnh. Vì thế công tác giống có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lâm
nghiệp, đặc biệt là trong việc tăng năng suất và chất lượng rừng trồng. Dù
trồng rừng theo mục đích kinh tế hay mục tiêu phòng hộ đều phải có giống tốt
theo mục tiêu đề ra.
Khảo nghiệm giống là biện pháp không thể thiếu trong đánh giá giá trị
của giống được chọn tạo kể cả về năng xuất, tính thích ứng sinh thái và khả
năng chống chịu sâu bệnh. Khảo nghiệm giống có thể được thực hiện ở các
mức độ khác nhau: từ khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, đến khảo
nghiệm hậu thế của các cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính, cũng như khảo
nghiệm các giống lai mới được chọn tạo. Khảo nghiệm giống không chỉ xác
định giá trị di truyền và giá trị kinh tế của giống mà còn xác định vùng trồng
thích hợp cho một giống mới được nhập hoặc mới được chọn tạo.
6
7
Rừng giống Là rừng chuyên doanh để lấy giống được xây dựng bằng
cách chuyển hoá từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng (gọi là rừng giống chuyển
hoá) hoặc được gây trồng bằng nguồn giống của xuất xứ tốt nhất đã được
công nhận hoặc bằng giống trộn lẫn của các cây trội.
Vườn giống
- Vườn giống lấy hạt: là vườn trồng các dòng vô tính (vườn giống vô
tính) hoặc các cây hạt (vườn giống cây hạt) lấy giống từ các cây mẹ đã được
chọn lọc và đánh giá. Diện tích tối thiểu 1 ha.
- Vườn giống lấy hom: là vườn trồng các cây đầu dòng để cung cấp hom
hoặc mắt ghép, cành ghép cho trồng rừng sản xuất.
Phương pháp trồng rừng là phương pháp thi công cụ thể tuỳ theo
nguyên liệu để trồng rừng khác nhau (Hạt giống, cây con, hom cây), có 2
phương pháp trồng rừng khác nhau:
* Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng
Dùng hạt giống gieo trực tiếp trên đất trồng rừng không qua giai đoạn vườn

ươm. Có hai phương pháp gieo hạt thẳng là gieo toàn diện và gieo cục bộ:


- Gieo toàn diện: Là gieo vãi đều hạt giống trên toàn bộ diện tích đất
trồng rừng (thường áp dụng trong gieo hạt bằng máy bay).
- Gieo cục bộ: Là gieo hạt trên một phần diện tích đất trồng rừng (gieo
theo hàng, rạch; gieo theo khóm, hố).
* Trồng rừng bằng cây con
Dùng cây con, chủ yếu đã được nuôi dưỡng trong vườn ươm một thời
gian, làm nguyên liệu để trồng rừng, đây là phương pháp được áp dụng phổ
biến hiện nay. Cây con có đủ rễ, thân, lá nên có sức đề kháng cao, tiết kiệm
52 hạt giống và giảm số lần chăm sóc rừng. Có hai loại cây con sử dụng để
trồng rừng:
- Cây con được hình thành từ hạt giống (cây thực sinh), bao gồm cây
gieo ươm ở vườn ươm và cây tái sinh tự nhiên từ hạt bứng đem trồng.
7
8
- Cây con được tạo thành từ hom thân, cành, rễ (cây phân sinh) hoặc
bằng cách chiết, ghép.
Cả 2 loại cây con trên đều có thể tạo ra cây con có bầu hay cây con rễ trần.
Trồng bằng cây con có bầu so với rễ trần có những ưu điểm sau:
- Tỷ lệ cây sống và chắc chắn thành rừng cao hơn.
- Có thể trồng ở nhiều điều kiện hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
- Có thể kéo dài thời vụ trồng rừng hơn.
Do đó trồng bằng cây con có bầu là phương pháp trồng được áp dụng
rộng rãi nhất hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần chú ý rằng có những loài
cây tạo bằng rễ trần lại tốt hơn, ví dụ cây Lát Mexico (Cedrela odorata).
Để quyết định chọn phương pháp trồng thích hợp, chủ yếu phải dựa vào
điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, đất đai, thực bì) và đặc điểm sinh vật
học của loài cây.
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thế giới

Chi Keo (Acacia) có khoảng 1.200 loài phân bố tự nhiên ở khắp các


châu lục. Song tập trung nhiều và phát triển tốt ở Châu Phi và Châu Úc. Riêng
ở Ôxtrâylia có tới 850 loài, trong đó có hàng trăm loài có kiểu lá giả như keo
tai tượng. Trong vài ba thập kỉ gần đây ở vùng nhiệt đới Châu Á, đặc biệt là
vùng Đông Nam Á, các loài keo nhập từ Ôxtrâylia đã đóng một vai trò rất
quan trọng trong các chương trình trồng rừng, trong đó nổi bật là Keo lá tràm
và Keo tai tượng (Acacia mangium).
Chi Keo là một chi của một số loài cây thân bụi và thân gỗ có nguồn gốc
tại đại lục cổ Gondwana, thuộc về phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc họ
Đậu (Fabaceae), lần đầu tiên được Linnaeus miêu tả năm 1773 tại châu Phi.
Hiện nay, người ta biết khoảng 1.300 loài cây keo trên toàn thế giới, trong đó
8
9
khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và phần còn lại phổ biến trong các
khu vực khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm ở cả hai bán cầu, bao gồm châu
Phi, miền nam châu Á, châu Mỹ. Tuy nhiên, chi Acacia dường như là
không đơn ngành. Phát hiện này đã dẫn tới sự chia tách Acacia thành 5 chi
mới, xem thêm bài danh sách các loài cây keo.
Loài sinh trưởng xa nhất về phía bắc của chi này là Acacia greggii (keo
vuốt mèo), đạt tới 37°10' vĩ bắc ở miền nam Utah, Hoa Kỳ, loài sinh trưởng
xa nhất về phía nam là Acacia dealbata (keo bạc), Acacia longifolia (keo bờ
biển hay keo vàng Sydney), Acacia mearnsii (keo đen) và Acacia
melanoxylon (keo gỗ đen), đạt tới 43°30' vĩ nam ở Tasmania, Australia, trong
khi Acacia caven đạt tới vĩ độ tương tự như thế về phía nam, tại khu vực đông
bắc tỉnh Chubut, Argentina. Trong tiếng Anh, các loài ở Australia gọi chung
là wattle (cây keo Úc), còn các loài châu Phi và châu Mỹ gọi chung
là acacia (cây keo).
Acacia là một chi của cây bụi và cây thuộc phân họ Mimosoideae của gia
đình Fabaceae , mô tả lần đầu tiên ở châu Phi bởi nhà thực vật học Thụy
Điển Carl Linnaeus năm 1773

Keo tai tượng là loài cây mọc nhanh có biên độ sinh thái khá rộng. Keo


tai tượng rất kén đất đòi hỏi đất phải tốt và sâu ẩm. Là cây họ đậu nên Keo tai
tượng không chỉ là cây kinh tế mà còn là cây che phủ cải tạo đất và cải thiện
điều kiện môi trường, ngày nay loài cây này đang được mở rộng ở nhiều
nước, điển hình như Inđônêxia, Malaixia, Philippin,Thái Lan, Ấn độ,
Nigiêria, Tanzania, Băng-la-đét, Trung quốc, Mỹ. Ngay cả Papua Niu Ghine,
nơi có Keo tai tượng phân bố tự nhiên ở phía Đông và phía Nam cũng đã tiến
hành dẫn giống lên phía Bắc để phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo đất thoái
9
10
hóa sau nương rãy.
Ở Inđônêxia Keo tai tượng cũng được trồng từ những năm 1940. Ở Thái
Lan, Keo tai tượng đã được đưa vào trồng từ năm 1935, nhưng mãi đến năm
1964 trở lại đây mới được phát triển mạnh. Năm 1961 Trung Quốc đã nhập
khoảng 50 loài từ Ôxtrâylia vào trồng thử nghiệm, song chỉ có một số loài có
triển vọng và được gây trồng trên diện rộng, trong đó có Keo tai tượng
Tình hình sinh trưởng của Keo tai tượng trên các địa điểm của mỗi nước
cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu cụ thể nơi gây
trồng. Nhưng nhìn chung ở những nơi có lượng mưa trên 2000mm, đất giầu
dinh dưỡng thì khả năng sinh trưởng khá nhanh, trung bình chiều cao có thể
đạt trên 2,5m/năm. Ở những nơi đất đai xấu khả năng sinh trưởng thường rất
kém, chiều cao bình quân chỉ đạt khoảng 1,0m/năm, nhất là vùng miền tây
Bengan của Ấn độ chỉ đạt dưới 0,5m/năm. Với mức tăng trưởng về đường
kính và chiều cao như vậy, ở những nơi đất đai và khí hậu thuận lợi trong chu
kỳ kinh doanh dưới 10 năm, năng suất binh quân về trữ lượng gỗ cũng chỉ đạt
khoảng từ 10-15m
3
/ha/năm. Tuy nhiên, bằng con đường cải thiện giống kết
hợp các biện pháp thâm canh như làm đất toàn diện bằng cơ giới, bón phân và
tăng cường các biện pháp chăm sóc, một số nước đã đua năng suất rừng trồng

lên trên 30m


3
/năm.
2.2.2. Trong nước
Cùng với một số loài keo khác keo tai tượng được nhập vào trồng thử
nghiệm ở miền Nam nước ta từ những năm 1960 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê
Đình Khả,1993). Năm 1970-1971 Keo tai tượng được đưa ra Huế trồng để
trang trí đường phố và làm cây phong cảnh dọc hai bên bờ sông Hương. Năm
1976, Keo tai tượng được trồng thử nghiệm mở rộng trên một số dạng lập địa
như đất phèn ở Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh), đất xám miền đông nam bộ, đất
Bazan Tây Nguyên (Lâm Đồng và Pleiku). Năm 1977-1980, Keo tai tượng
10
11
được trồng mở rộng từ vĩ tuyến 17 trở ra như Đông Hà-Quảng Trị, Đại Lải-
Vĩnh Phúc, Hữu Lũng-Lạng Sơn, Đồng Hỷ-Thái Nguyên,vv…Với điều kiện
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và cận ẩm, Keo tai tượng tỏ ra thích hợp, sinh
trưởng và phát triển rất nhanh, nó đã trở thành một trong những loài cây chủ
lực để trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong nhưng năm tiếp theo.
Bắt đầu từ năm 1982, với sự tài trợ của tổ chức Quốc tế như UNDP,
FAO, SAREC, PAM, CSIRO,vv…nhiều loài keo đã dược đưa vào nước ta
sản xuất. Giai đoạn 1982-1992, một bộ giống nhập từ Ôxtrâylia gồm 73 xuất
xứ của 5 loài keo: Keo tai tượng (A.mangium), Keo lá tràm
(A.auriculiformis), Keo lá liềm (A.crassicarpa), Keo nâu (A.aulacocarpa) và
quả xoắn (A.cincinnata) đã được khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái trong
cả nước.
Các khảo nghiệm loài được tiến hành chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như
Hà Tây, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Kết quả khảo nghiệm loài cho thấy có ba
loài sinh trưởng khá nhanh và rất có triển vọng theo thứ tự là Keo tai tượng,
Keo lá tràm và Keo lá liềm. Riêng trên vùng đất nghèo xấu ở Đại Lải thì Keo
lá tràm lại là cây có triển vọng nhất, sinh trưởng nhanh hơn cả Keo tai tượng.

Điều đó cho thấy Keo tai tượng chỉ thích hợp cho các dạng đất còn tốt, tầng


đất sâu và ẩm. Ngược lại Keo lá tràm có thể sinh trưởng tốt cả trên các dạng
đất nghèo và xấu. Keo nâu và Keo quả xoắn là loài cây sinh trưởng chậm,
hình thân cong queo, không phù hợp với mục đích trồng rừng lấy gỗ ở nước
ta (Lê Đình Khả, 2001).
Do nguồn hạt giống có hạn nên mãi đến năm 190-1991 mới tiến hành
mở rộng các khảo nghiệm xuất xứ ra các vùng sinh thái như: Bầu Bàng (Bình
Dương), La Ngà (Đồng Nai), Đông Hà (Quảng Trị), Cẩm Quỳ (Hà Tây), Đại
Lải (Vĩnh Phúc). Từ kết quả của các khảo nghiệm đã xác định được một số
11
12
xuất xứ có khả năng thích ứng rộng và sinh trưởng nhanh ở nhiều vùng trong
cả nước như xuất xứ Coen River 16142(Qld), Morehead River,Mibini
(PNG),Goomadeer (NT), Sakaerat (Thai) và Tribs(Qld)…
2.3. Một số đặc điểm của cây Keo tai tượng
2.3.1. Phân loại khoa học
- Giới (regnum): Thực vật (Plantate)
- Bộ (ordo): Đậu (Fabales)
- Họ (familia): Đậu (Fabaceae)
- Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae)
- Chi (genus) : Keo (Acacia)
- Loài (species) : Keo tai tượng (A. mangium)
- Tên hai phần : Acacia mangium Willd
- Tên khác : Keo lá to, keo đại, keo mỡ
2.3.2. Đặc điểm hình thái
Keo tai tượng là cây gỗ trung bình, tuổi thành thục thường cao trên
15m, đường kính 40-50cm, cây non mới mọc lúc đầu (khoảng 1-2 tuần tuổi)
có lá kép long chim 2 lần, sau đó mới ra lá thật lá đơn mầu trắng hoặc màu
vàng nhạt, lá keo to rộng 10cm, hoa màu trắng hoặc vàng, quả xoắn vặn
(Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999)

2.3.3. Đặc điểm sinh thái


Keo tai tượng là cây ưa sang mọc nhanh. Cây gỗ nhỡ, vỏ mầu xám
nâu, nứt dọc, tán hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành thấp. Cây ở
tuổi 20 trở đi tốc độ sinh trưởng chậm dần. Keo tai tượng ra hoa vào tháng 9-
10, quả chín tháng 2-3 năm sau. Cây 2 tuổi có thể ra hoa và kết quả. Keo tai
12
13
tượng là cây ưa sáng sinh trưởng nhanh, rễ có nốt sần, có khả năng tái sinh hạt
và chồi tốt. Keo tai tượng thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân
29-30
0
C. Chỉ chịu được sương giá nhẹ, lượng mưa 1000-4500mm/năm và không
có mùa khô kéo dài. Keo tai tượng sinh trưởng trên đất bồi tụ, dốc tụ sâu, ẩm độ
tốt, trên đất xói mòn mỏng lớp đất khô hạn nghèo dinh dưỡng, độ chua pH 4-5
vẫn sống, song sinh trưởng kém (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999)
2.3.4. Phân bố địa lý
Keo tai tượng phân bố tự nhiên ở Đông Bắc Úc, Papua Newghine,
Đông Indonexia, ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển, thường mọc ven
sông, vùng đồng cỏ, rừng ngập mặn, rừng tràm. Ở Việt Nam, hiện nay đang
mở rộng trồng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng cũng như trung du đến độ cao
400-500m so với mực nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau: đồi bị xói
mòn, chua, nghèo, xấu, khô hạn… nó vẫn sinh trưởng bình thường và ra hoa
kết quả (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999)
2.3.5. Giá trị kinh tế
Gỗ Keo tai tượng có nhiều tác dụng, gỗ có giác, lõi phân biệt, tỷ trọng
0.56-0.60, gỗ có sợi dài 1.0-1.2mm có thể làm nguyên liệu giấy, bao bì,củi
đun. Keo tai tượng là cây mọc nhanh tán rậm, thường xanh, rễ phát triển
mạnh, dung làm cây che phủ đất, cải tạo và bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi
trọc, nó cũng làm cây lục hóa, trồng trong công viên, đường phố, lá có thể
làm thức ăn gia súc cho dê, hươu…(Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999)

2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu


2.4.1. Điều kiện của khu vực nghiên cứu
2.4.1.1. Vị trí địa lí
13
14
Đề tài được tiến hành tại vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố
Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều.
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán.
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà.
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.4.1.2. Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình 10-15
0
, độ cao trung bình 50-70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống
Đông Nam.
Vườn ươm khoa lâm nghiệp thuộc trung tâm thực hành thực nghiệm của
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở
đây là loại đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển đến
về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt.
Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy:
- Độ PH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P
2
0
5
ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng

Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất


Độ sâu
tầng
đất
(cm)
Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu / 100g đất
Mùn N P
2
0
5
K
2
0 N P
2
0
5
K
2
0 PH
1-10 1.776 0.024 0.241 0.035 3.64 456 0.90 3.5
14
15
10-30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 12 0.44 3.9
30-60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.05 3.7
(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
15
16
2.4.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Do vườn ươm nằm trong khu vực của thành phố Thái Nguyên nên nó
mang đầy đủ tính chất chung của khí hậu thành phố. Qua tham khảo số liệu

của đài khí tượng thủy văn Gia Bẩy thành phố Thái Nguyên ta có thể thấy


diễn biến thời tiết của khí hậu trong vùng trong thời gian nghiên cứu như sau:
Bảng 2.2. Một số yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012 tại
Tỉnh Thái Nguyên
Tháng
1
2
3
4
5
(Nguồn: Theo trung tâm khí tượng thủy văn Gia Bẩy thành phố Thái Nguyên
năm 2012)
2.4.2. Điều kiện kinh tế
Do vườn ươm mới được chuyển đến giữa năm 2009 nên thành phần số
lượng cây không nhiều, không phong phú, đa dạng. Nhìn chung vườn ươm có
quy mô khá rộng. Cây trong vườn chủ yếu là cây: Keo, Mỡ, Lát Hoa và giâm
hom một số loại cây như Tràm bông đỏ, cô Tòng, Liễu rủ….vườn có hàng rào
chắn khá vững chắc, hệ thống tưới tiêu hiện đại, và các dụng cụ phục vụ cho
công tác gieo ươm đầy đủ, đáp ứng chủ yếu cho công tác rèn nghề và thực tập
của sinh viên trong trường. Giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển cây.
16
17
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Rừng giống Keo tai tượng trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên có xuất xứ lô hạt giống ký hiệu quốc tế là 21035. Các
chuyên gia Khoa học cao cấp của trung tâm giống cây rừng CSIRO đã trao
đổi và cung cấp cho trung tâm nghiên cứu Lân nghiệp 3 lô hạt Keo tai tượng

21035 (2kg), 21072 (0.8kg) và 21073 (2kg).


Lô 21035 được thu hái từ 65 cây mẹ với nguồn gốc và xuất xứ từ
Cardwell, Queensland, AUSTRALIA.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Rừng giống Keo tai tượng với lô hạt 21035 tại trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp
tài liệu, hoàn thiện đề tài từ 6/2 đến 9/6/2012.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra lập địa của rừng giống Keo tai tượng trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, của các xuất xứ Keo tai tượng thuộc
rừng giống Keo tai tượng.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật để phát triển rừng giống Keo tai tượng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
* Quan điểm nghiên cứu
Để đề tài thuyết tính thuyết phục, việc nghiên cứu cần có những quan
điểm sau:
- Số liệu thu thập phải trung thực khách quan.
17
18
- Các chỉ tiêu nghiên cứu phải có tính đại diện cao, đề tài còn phải có ý
nghĩa phục vụ nghiên cứu.
- Kết quả sau khi nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học cũng như tính
khả thi để vận dụng vào công tác điều tra, chăm sóc và quản lý vườn.
* Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ quan điểm nhìn nhận đối tượng nghiên cứu trong mối quan
hệ sinh thái bị chi phối bởi sự tác động đồng thời của các yếu tố địa hình, khí
hậu, thủy văn, đặc tính sinh thái học, sinh vật học…đề tài áp dụng các phương

pháp sau:


- Phương pháp nghiên cứu kế thừa và chọn lọc các tài liệu có liên quan
như thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các kết quả đã
nghiên cứu, các tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài, các tài liệu sinh thái
học, sinh vật học.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, lựa chọn lập và đo đếm các ô
mẫu điển hình trên các lập địa khác nhau, với các chỉ số đo đếm H
vn
, D
00
,
phẩm chất, mật độ hiện tại, cấu trúc và tổ thành.
3.3.1.1. Công tác chuẩn bị
- Tìm hiểu và tham khảo các thông tin tài liệu có liên quan.
- Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ cho công tác điều tra như: Thước dây,
địa bàn, dao, cọc tiêu đánh dấu OTC, kẹp kính để đo D
00
, bảng biểu để ghi số
liệu điều tra.
3.3.1.2. Công tác ngoại nghiệp
Bước 1: Điều tra sơ bộ nắm bắt toàn bộ hiện trạng rừng trồng, về khu
vực, diện tích, về giống được trồng, thời gian trồng, quan sát đánh giá sơ bộ
sinh trưởng của rừng.
Bước 2: Điều tra tỉ mỉ
Lập OTC: có diện tích 500m
2
18
19
Lập ODB có diện tích là 25m
2

. Điều tra chiều cao và D


00
tất cả cây trong
các ODB.
Điều tra đất đai: Đào phẫu diện đất để phân tích tầng đất. Phẫu diện có
kích thước 30x30x30cm. Hướng phải quay về phía mặt trời mọc để nhìn rõ
tầng đất.
Điều tra tầng cây cao
- Đo chiều cao Hvn bằng thước sào.
- Đo dường kính D
00
bằng thước kẹp kính.
Hình 3.1. Cách đo đường kính gốc rừng giống Keo tai tượng
19
20
Hình 3.2. Cách đo chiều cao rừng giống Keo tai tượng
20
21
Ghi các chỉ số đo đếm được vào mẫu biểu
Bảng 3.2. BIỂU ĐIỀU TRA SINH TRƯỞNG
Loài cây: Năm trồng :
Xuất sứ:
OTC: Điều kiện lập địa:
Ngày điều tra: Người điều tra:
STT
H
vn
(m)
D
00

(cm)
Tình hình sâu


bệnh hại
Chất lượng cây Ghi chú
Tốt TB Xấu
1
2

+ Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây:
Cây tốt: Là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đường kính cây
thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn…
Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây
thẳng, không sau bệnh, không cụt ngọn…
Cây xấu: Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc…
- Theo dõi tình sâu bệnh hại
Mức độ hại được tính theo công thức:
% .100%
.
i i
n v
R
N V
=

Trong đó: R : là mức độ bệnh hại tính theo %
N : là tổng số lá quan sát
n
i
: là số lá bị hại ở mỗi cấp
v: là trị số bệnh hại cấp cao nhất (cấp 4)

V
i
: chỉ số của cấp bị hại tương ứng


Việc phân chia cho cấp bị hại như sau:
• Cấp 0 (C
0
): R=0 lá không bị hại.
21
22
• Cấp I (C
1
): R<25% diện tích lá bị hại nhẹ.
• Cấp II (C
2
): R từ 25% đến 50% diện tích lá bị hại vừa.
• Cấp III (C
3
): R từ 50% đến 75% diện tích lá hại nặng.
• Cấp IV (C
4
): R trên 75% diện tích lá bị nặng.
- Điều tra tầng cây cao, cây bụi thảm tươi về H
vn
, D
00
. Dựa vào công thức
điều tra rừng để so sánh với những năm với nhau.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
3.3.2.1. Công tác nội nghiệp
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, của các xuất xứ Keo tai tượng thuộc

rừng giống Keo tai tượng.


+ Chiều cao H
vn
: là chiều cao cây từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao
nhất, nếu cây có nhiều thân thì đo ở cây cao nhất. Sinh trưởng về chiều cao là
chỉ tiêu thuyết minh sức sinh trưởng của cây rừng. Chiều cao vút ngọn là nhân tố
cấu thành thể tích của cây rừng. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn nói lên khả năng
thích ứng của cây rừng với điều kiện lập địa và biện pháp kỹ thuật trồng rừng.
+ Đường kính gốc (D
00
): là đường kính thân cây ở sát mặt đất và là nhân
tố quan trọng trong điều tra rừng đối với cây còn nhỏ, là chỉ tiêu đánh giá trữ
lượng, sản lượng lâm phần.
+ Chất lượng rừng là chỉ tiêu biểu thị khả năng thích ứng với điều kiện
hoàn cảnh, được phản ánh thông qua chất lượng cây tốt, trung bình, xấu.
+ Lượng tăng trưởng là chỉ tiêu phản ánh sức sinh trưởng nhanh hay
chậm của từng dòng từng giống.
- Phương pháp tính các chỉ số bình quân
Tính các trị số trung bình của D
00
, H
vn
, bằng excel trên máy vi tính.
Vào Excel sau đó nhập các số liệu D
00
, H
vn
của mỗi ô thí nghiệm vào một
cột theo hàng dọc, xử lý số liệu theo các hàm biến đổi.
* Tính trị số trung bình

22
23


Giả sử có dãy số quan sát x
1
, x
2
, x
3
x
n
thì ta phải chia tổ ghép nhóm để
tính tần số F
i
đối với những cây trồng có cùng chiều cao và đường kính.
Phương pháp chia tổ ghép nhóm như sau:
Cách chia tổ: m = 5.lgn
Trong đó m: Số tổ được chia.
N: Trị số quan sát.
Tính số chiều cao hoặc đường kính cao nhất và nhỏ nhất và đếm các trị
số có cùng chiều cao và cấp kính cho vào 1 tổ theo các hàm toán học như
Sum, Countif, Max, Min
Từ đó có công thức tính trị số trung bình:
D
00
tb = f
i
.D
00i
H
vn
tb = f
i.
h
v
n
i

Trong đó F


i
là tần số thực nghiệm.
* Chất lượng cây (%)
Cây tốt =

cây tốt
x 100
n

cây trung bình
Cây trung bình = x 100
n

cây xấu
Cây xấu = x 100
n
(n : Tổng số cây điều tra)
3.3.2.2. Phương pháp tổng hợp các chỉ tiêu về thực bì và đặc điểm đất đai
Tiến hành phân tích tổng hợp các chỉ tiêu ở các OTC:
- Tổng hợp các chỉ tiêu về đất đai trong các mô hình.

- Đối với cây bụi thảm tươi: chọn nhóm loài ưu thế, chiều cao trung


bình, độ che phủ trung bình ở các ODB mà ta điều tra ở từng OTC.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
23
24
4.1. Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên, điều kiện lập địa trong khu vực
nghiên cứu
4.1.1.Về địa hình khu vực nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu gồm 5 quả đồi (độ dốc trung bình từ 10-28
0
).
Chúng phân bố gần nhau và xen kẽ là hệ thống ao, chính vì vậy mà đất ở đây
tương đối đồng nhất. Đồi chủ yếu hình bát úp, độ dốc thấp, đi lại thuận tiện.
Do đặc điểm này mà đất ở đây phù hợp với cây trồng ở núi đất, cây mọc ở độ
cao thấp, không phù hợp với cây núi đá.
Đất ở đây là đất bạc màu nghèo kiệt, đá lẫn nhiều kết cấu chặt cần
nhiều biện pháp cải tạo phù hợp với hiện tại. Đất đồi có tính chua (pH 3.5-
5.5) phù hợp với các loài cây chỉ thị đất (sim, mua ) và các loài cây tự nhiên
mọc tại vườn không phù hợp với trồng các loại cây bản địa.
4.1.2. Kết quả điều tra một số yếu tố điều kiện tự nhiên
Qua điều tra thực địa và kế thừa số liệu điều tra của các đề tài nghiên
cứu trước ở những nơi nghiên cứu điển hình của các quả đồi, đánh giá sơ bộ
tính chất đất đai trong khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.1. Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu
tầng
đất
(cm)
Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu / 100g đất

Mùn N P
2


0
5
K
2
0 N P
2
0
5
K
2
0 PH
1-10 1.77
6
0.02
4
0.24
1
0.03
5
3.64 456 0.90 3.5
10-30 0.67
0
0.05
8
0.21
1
0.06
0

3.06 12 0.44 3.9


30-60 0.71
1
0.03
4
0.13
1
0.10
7
0.10
7
3.04 3.05 3.7
(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
24
25
Từ bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ chất dinh dưỡng có trong đất là rất
thấp như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của cây trồng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó cần bổ sung chăm sóc các loại phân vô cơ, phân xanh để tăng
phát triển độ phì của đất giúp cây có nguồn thức ăn dồi dào hơn.
4.2. Đặc điểm cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi ở rừng giống Keo tai tượng
Hình 4.1. Cây tái sinh, cây bụi thảm tươi ở rừng giống Keo tai tượng
* Hiện trạng cây tái sinh ở rừng giống Keo tai tượng
Bảng 4.2. Tình hình sinh trưởng của cây tái sinh
25

TaiLieuDaiHoc.com


tải về 44.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương