ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải lập quy hoạch sử DỤng đẤT



tải về 1.76 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.76 Mb.
#36634
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất (2011-2015)

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.

Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của sản xuất nông, lâm nghiệp. Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...

Quy hoạch sử dụng đất là công cụ, biện pháp để Nhà nước quản lý, tổ chức sử dụng đất đai có hiệu quả; có ý nghĩa quan trọng vì đất đai là một trong những nguồn lực để phát triển, trong khi đó quỹ đất đai lại bị giới hạn trong khi các nhu cầu về đất ngày càng tăng nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Muốn quản lý và sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm khai thác hết tiềm năng đất đai hiện tại cũng như lâu dài phải tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và Pháp luật”.

Là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển ngành nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp v.v... trong đó có tiềm năng đất đai, lao động, là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Để có cơ sở khai thác nguồn tài nguyên đất đai tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, huyện Vĩnh lộc đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2011 - 2015 dựa theo các cơ sở pháp lý sau:

II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NQ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Nghị quyết số 74/NQ - CP ngày 12/11/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2010 - 2015) tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định số 491 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 2005/QĐ - UBND ngày 07/6/2010 về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 -2020, định hướng đến 2030 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trỡnh mục tiờu quốc gia xõy dựng nụng thụn mới giai đoạn 2010-2020;

- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng Cục Quản lý Đất đai-Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Thông tư số 13/2010/TT-BTNMT ngày 15/4/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Thông tư 19/2009/TT -BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi tjioliiuyiuiuyuirường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/05/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 05/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế- kỹ thuật lập và điều chỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Chương trình hành động số 46/CT/TU ngày 29/4/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX "Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

- Quyết định về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến 2020 ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh.

- Quyết định số 2755/2007/QĐ - UBND ngày 12/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2015.

- Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.

- Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 26/01/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt quy hoạch (điều chỉnh) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2010, dự báo đến năm 2020.

- Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 06/03/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 19/07/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thanh Hoá đến 2010, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thuỷ sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá.

- Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 11/4/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi vùng Trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.

- Quyết định số 1190/ QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá.

- Quyết định số 3075/ QĐ-UBND ngày 12/10/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Thanh Hoá.

- Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010-2020;

- Công văn số 9231/UBND-NN ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các huyện, thị xó, thành phố;

- Quyết định số 996/QĐ-UBND của UBND Huyện Vĩnh Lộc ngày 06/8/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2009-2020.

- Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khoá XXIII tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015 ngày 18/7/2010.

- Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2000 - 2010.

- Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2009 - 2010.

- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc.

- Tài liệu thống kê, biến động đất đai từ năm 2005 những dự án và tài liệu khác có liên quan của các ngành đến việc sử dụng đất đai trong huyện.

- Quyết định thành lập Ban quản lý dự án QHSDĐ huyện Vĩnh Lộc



III. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2011-2015.

1. Nghiên cứu đánh giá tài liệu hiện trạng biến động đất đai của thị trấn, các xã gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

2. Điều tra khảo sát các đơn vị thị trấn, xã, trong huyện. Nắm chắc chuyển dịch cơ cấu, biến động đất đai trong các lĩnh vực ngành.

3. Nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế - xã hội bao gồm:

- Chu chuyển đất đai, nghiên cứu quy hoạch chi tiết không gian của các xã, thị trấn để quy hoạch sử dụng đất theo từng thời gian cho phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu nhu cầu đất xây dựng phục vụ du lịch, nghỉ mát, dịch vụ....

- Nhu cầu phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị, phát triển các khu dân cư.

- Nhu cầu phát triển làng nghề, cơ sở thể dục - thể thao, giáo dục, y tế, văn hoá...

4. Tổ chức hội nghị, hội thảo.

5. Xin ý kiến các Sở, Ban, ngành liên quan.

6. Thông qua HĐND huyện Vĩnh Lộc và hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt.

Nội dung báo cáo:

Phần I: Điều kiện tự nhiên, Kinh tế -xã hội.

Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.

Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.

Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.

IV. SẢN PHẨM QUY HOẠCH GỒM :

1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/25 000.

2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/25 000.

3. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết (2011 -2015).



PHẦN I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.

1.1. Điều kiện tự nhiên:

1.1.1. Vị trí địa lý:

Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã, trên đoạn giao nhau giữa Quốc lộ 45 với Quốc lộ 217; Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 45.

- Có tọa độ địa lý từ 19o57- 20o 08vĩ độ Bắc;

105o33- 105o 46vĩ độ Đông;

- Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành,

- Phía Nam giáp huyện Yên Định,

- Phía Đông giáp huyện Hà Trung;

- Phía Tây giáp huyện Cẩm Thủy.

- Có diện tích tự nhiên 158,03 km2; Dân số 80983 người (dân số năm 2010; Niên giám của Cục thống kê Thanh Hóa) chiếm 1,42% diện tích tự nhiên; 2,35% về dân số toàn tỉnh; mật độ dân số: 507 người./km2. Trên địa bàn huyện có các dân tộc Kinh, Mường. Tôn giáo có Phật giáo và Thiên chúa Giáo. Cơ cấu hành chính gồm 15 xã và 1 thị trấn huyện lỵ.

1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Là huyện đồng bằng, nhưng tiếp giáp với các huyện miền núi (Thạch Thành, Cẩm Thủy); vì vậy về mặt lãnh thổ có địa hình không bằng phẳng, độ cao trung bình là 15m (so với trung bình mặt nước biển); có 6 xã miền núi, gồm: Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh và Vĩnh An với tổng diện tích là: 9050,34 ha chiếm 57,27% diện tích tự nhiên toàn huyện;

- Phân theo địa hình, độ dốc.

* Loại địa hình có độ dốc <30, diện tích là: 8066 ha chiếm 61,24% diện tích tự nhiên toàn huyện.

* Loại địa hình có độ dốc từ 30-80: 1.979 ha chiếm 12,57%.

* Loại địa hình có độ dốc từ 80-150: 2.054 ha chiếm 13,05%.

* Loại địa hình có độ dốc từ 150-200: 2.054 ha chiếm 7,38%.

* Loại địa hình có độ dốc từ >200: 2.479 ha chiếm 15,75%.



Sông Bưởi chảy theo hướng Bắc - Nam chia huyện thành 2 vùng:

- Vùng Tây sông Bưởi, gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành, phần phía Tây xã Vĩnh Phúc và thị trấn huyện. Có diện tích tự nhiên: 5510,2 ha, chiếm 34,87% diện tích toàn huyện, trong đó diện tích đất có dạng đồi núi: 533,2 ha, chiếm 9,86% diện tích toàn vùng; đồng bằng: 4977,1 ha, chiếm 90,14%.

Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, ngoài 2 xã Vĩnh Quang, Vĩnh Long có địa hình đồi núi, còn lại khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí các cây trồng nông nghiệp nhất là cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm.



- Vùng Đông sông Bưởi, gồm các xã: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An và phần phía Đông xã Vĩnh Phúc. Có diện tích tự nhiên: 10293,1 ha, chiếm 65,13% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: diện tích đồi núi là 4094,7 ha, chiếm 39,78% DTTN của vùng; đất bằng: 6198,4 ha, chiếm 60,22% DTTN của vùng.

Địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, có nhiều ô trũng, thường bị ngập úng vào mùa mưa, tập trung ở các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh An và Vĩnh Thịnh. Phần phía Bắc các xã: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hùng là địa hình đồi núi, thường bị hạn về mùa khô.

Đất đai vùng này thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng theo mô hình nông - lâm kết hợp, hình thành các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm; nuôi các con đặc sản dưới tán rừng và phát triển mô hình sản xuất nông - ngư kết hợp.

1.1.3. Khí hậu:

Vĩnh Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao với hai mùa chính: mùa hạ, khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng; mùa Đông, khô hanh có sương giá, sương muối. Xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: giữa Hạ sang Đông là mùa thu ngắn thường có bão, lụt; giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ nét, có mưa phùn và ẩm ướt;



- Nhiệt độ:

+ Tổng nhiệt độ cả năm từ: 85000C - 86000C.



+ Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,40C. Có 5 tháng: 5,6,7,8,9 nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, cá biệt có những thời điểm lên tới 41,10C (trong các tháng 5,6,7; khi có gió Tây khô nóng).

Có 3 tháng: tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau, có nhiệt độ trung bình dưới 200C; vào những ngày có sương muối gió Bắc, nhiệt độ xuống tới 4,10C (thường vào tháng 12).

- Bức xạ nhiệt: Bức xạ tổng cộng hàng năm theo lý thuyết đạt tới: 225-230 kcal/cm2. Bức xạ tổng cộng thực tế đo được cả năm xấp xỉ 50% tổng lượng bức xạ lý thuyết.

- Nắng: cả năm có 1677 giờ nắng, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (219 giờ), ít nhất là tháng 2 (48 giờ), số ngày không có nắng trung bình năm là 83,2 ngày.

- Mưa: Vĩnh Lộc nằm cận vùng ít mưa của tỉnh (Cẩm Thuỷ-Thạch Thành). Lượng mưa trung bình năm từ 1600-1700 mm; lượng mưa phân bố không đều, hàng năm có khoảng 137 ngày có mưa, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9; xấp xỉ 400 mm; thấp nhất là tháng 1: dưới 20 mm, thi thoảng có năm tháng 1 không có mưa. Mùa mưa ở Vĩnh Lộc bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài 6 tháng, lượng mưa chiếm tới 86-88% tổng lượng mưa trong năm. Lượng mưa cũng phân bố không đều trên địa bàn huyện, một số xã phía Bắc, Tây - Bắc (Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng) có lượng mưa trung bình năm thấp hơn lượng mưa trung bình toàn huyện (khoảng 1400 mm).

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm là 86%, về mùa đông vào những ngày hanh heo, độ ẩm xuống thấp dưới 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Cuối đông sang xuân, vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89% và có thời điểm hơi nước đạt bão hoà, sinh ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2).

- Lượng bốc hơi, chỉ số ẩm ướt: Trên địa bàn Vĩnh Lộc, lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 850 mm. Chỉ số ẩm ướt K (K= lượng mưa/ lượng bốc hơi) trên địa bàn trung bình năm vào khoảng 2,0-2,2; hàng năm thường có 4 tháng (tháng 1,2,3,4) có K <1, vào thời gian này thường xảy ra hạn hán; do vậy phải có kế hoạch tưới dưỡng cho cây trồng khi độ ẩm xuống thấp.

- Gió: Vận tốc gió trung bình trong năm: 1,9m/s, hướng gió thịnh hành là hướng Bắc, Đông - Bắc vào mùa Đông và Đông - Nam vào mùa hạ. Hàng năm có khoảng 30 ngày chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (thường từ tháng 5 - tháng 7, có năm gió Tây xuất hiện sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn).

- Bão: Vĩnh Lộc chịu ảnh của các cơn bão đổ bộ vào Thanh Hoá. Tần suất bão hàng năm là 100%, tháng có tần suất lớn nhất là tháng 9 (34%). Bình quân mỗi năm có 1 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Vĩnh Lộc, có những năm phải chịu ảnh hưởng tới 3 cơn, nhưng cũng có những thời kỳ dài từ 2-3 năm, thậm chí 10 năm gần đây không bị ảnh hưởng bão. Khi có bão vận tốc gió lên tới 10 m/s và sau bão thường có mưa to gây úng lụt.

Tóm lại: Thời tiết - khí hậu Vĩnh Lộc thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. Nhưng có một số thời điểm do biến động thời tiết không thuận: đầu vụ xuân có rét đậm, sương giá và cuối vụ có gió Tây sớm, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; hạn hán do ảnh hưởng gió Tây thường xảy ra vào đầu vụ mùa, bão, lụt vào cuối vụ gây thiệt hại cho cây trồng. Thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để tránh những biến động bất thuận của thời tiết là những biện pháp canh tác tốt nhất hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

1.1.4. Thuỷ văn:

Vĩnh Lộc được hưởng nguồn nước của sông Mã và sông Bưởi:



- Tổng nguồn nước sông Mã (sông chính) trung bình nhiều năm là 11,6 tỷ m3, khi lớn nhất 17,1 tỷ, khi nhỏ nhất 8,1 tỷ; lượng dòng chảy mùa lũ: 8,8 tỷ m3 và mùa kiệt: 2,8 tỷ. Đoạn sông chảy trên đất Vĩnh Lộc là 28 km theo ranh giới phía nam của huyện, thuận tiện cho việc bố trí các công trình thuỷ lợi, khai thác nguồn nước phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế.

- Sông Bưởi: là một nhánh của sông Mã, bắt nguồn từ Hoà Bình, có tổng chiều dài sông 130 km, diện tích lưu vực 1794 km2, đoạn chảy qua Vĩnh Lộc là 11,9 km, sông Bưởi hội nhập với sông Mã tại ngã ba Sét (Vĩnh Khang). Tổng lượng nước trung hàng năm là: 1,65 tỷ m3, khi lớn nhất là 2,7 tỷ; khi nhỏ nhất là 0,993 tỷ; lượng dòng chảy mùa lũ là: 1,3 tỷ m3; mùa kiệt: 0,34 tỷ m3; đáng chú ý là lòng sông hẹp và sâu, độ uốn khúc lớn, rất dễ gây lụt cho vùng đất 2 bên bờ trong mùa mưa lũ. Nhưng là nguồn cung cấp bổ sung nước thuỷ lợi cho các xã vùng trung tâm huyện.

Ngoài sông Mã và sông Bưởi, trên địa bàn huyện còn có các suối nhỏ, hồ đập có tác dụng dự trữ, điều tiết nguồn nước chung toàn huyện.



1.2. Các nguồn tài nguyên:

1.2.1. Tài nguyên đất:

A. Nhóm đất phù sa (P)- FLUVISOLS (FL).

- Diện tích và phân bố:

Diện tích 8730,08 ha, chiếm 55,24% diện tích tự nhiên của huyện.

Phân bố: Gặp ở nhiều xã trong huyện như: Vĩnh Phúc, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh…

- Thành phần và phân loại:

Đất phù sa hình thành từ những vật liệu lắng đọng của hệ thống sông.

Đất phù sa ở huyện Vĩnh Lộc chia ra 3 đơn vị đất và đơn vị phụ.

Bảng 1: Phân loại nhóm đất phù sa.

STT

Các đơn vị đất và đơn vị đất phụ

Ký hiệu

1.1

1.2
1.3

Đất phù sa trung tính ít chua

1. Đất phù sa trung tính ít chua điển hình

2. Đất phù sa trung tính ít chua kết von nông.

Đất phù sa có tầng đốm gỉ

3. Đất phù sa có tầng đốm gỉ glây nông



Đất phù sa glây

4. Đất phù sa glây trung tính ít chua.



Pe

Peh


Pefe l

Pr

Prg l



Pg

Pge



a. Mô tả các đơn vị, đơn vị đất phụ và đặc điểm:

- Đất phù sa trung tính ít chua điển hình:

Diện tích: 854,31 ha, chiếm 5,41% diện tích tự nhiên của huyện.

Phân bố: Gặp ỏ một số xã trong huyện như: Vĩnh Quang, Vình Yên, Vĩnh Khang…..

Kết quả phân tích các mẫu đất của đơn vị đất này cho thấy:

Đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt giao động từ 0,56 - 1,2%, trung bình là 0,85%, thuộc loại nghèo.

Lân tổng số trong đất dao động từ 0,09- 0,11% trung bình là 0,1% thuộc loại trung bình.

Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 1,2 - 1,9%, trung bình, trung bình 1,55%, thuộc loại trung bình.

Lân dễ tiêu dao động từ 5,0 - 15,1mg/100g đất, trung bình là 10,05 g/100g đất, thuôc loại trung bình.

Kali dễ tiêu dao động từ 2,9 - 7,5mg/ 100g đất, trung bình 5,2mg/ 100g đất, thuộc loại nghèo.

Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất là 1,9 - 2,5 meq/ 100g đất, trung bình là 2,2meq/ 100g đất, chiếm khoảng 60% dung tích hấp thu, thuộc loại khá.

Dung tích hấp thu (CEC) dao động từ 5,0 - 6,2meq/ 100g đất, thuộc loại thấp.

Độ no Bazơ dao động từ 60% - 72%.

pH­­KCL dao động từ 5,39 - 5,50, trung bình là 5,40 thuộc loại chua.

Al3+ không phát hiện.

H+ dao động từ 0,08 - 0,13 meq/ 100g đất, thuộc loại thấp.

Đất có thành phần cơ giới là cát pha thịt và thịt pha cát.



b. Hiện trạng sử dụng

Loại đất này đang được sử dụng chủ yếu để trồng ngô và các loại cây mầu ngắn ngày khác, rau cải, lạc, đậu đỗ, mía.



c. Hướng sử dụng.

Loại đất này chủ yếu sử dụng để trồng hoa màu, các loại đậu, đỗ, các loại rau…. Coi trọng các giải pháp thủy lợi, thâm canh, bảo vệ cải tạo đất, bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng và hợp lý.



- Đất phù sa trung tính ít chua kết von nông.

Diện tích 3820,16 ha, chiếm 24,17% diện tích tự nhiên của huyện.

Phân bố gặp ở nhiều xã trong huyện như: Vĩnh Khang, Vĩnh Quang…

Kết quả phân tích các mẫu đất của đơn vị đất này cho thấy:

Có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt dao động từ 2,55 - 3,16%, trung bình là 2,85% thuộc loại khá và giảm nhanh theo chiều sâu:

Lân tổng số trong đất dao động từ 0,10 - 0,12%, trung bình là 0,11%, thuộc loại khá.

Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 1,46 - 1,97%, trung bình 1,62% thuộc loại trung bình.

Lân dễ tiêu từ 10,7 - 15,8 mg/ 100g đất, trung bình là 13,2mg/ 100g đất, thuộc loại khá.

Kali dễ tiêu dao động từ 2,8 - 4,3 mg/100g đất, trung là 3,5mg/ 100g đất, thuộc loại trung bình.

Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất từ 7,12 đến 8,50 meq/ 100g đất, chiếm 80% thuộc loại khá.

Dung tích hấp thu (CEC) dao động từ 10,6 - 12,0 meq/ 100g đất, thuộc loại trung bình.

Độ no bazơ dao động từ 71,2%- 83%.

pH­­KCL dao động từ 5,43 - 6,26, đất có phản ứng trung tính hoặc ít chua.

Al3+ không phát hiện.

H+ dao động quanh 0,05 meq/ 100g đất, thuộc loại rất thấp.

Đất có thành phần cơ giới phổ biến là thịt pha sét, thịt pha sét và cát, sét pha limon.



Hiện trạng sử dụng

Loại đất này hiện đang sử dụng trồng lúa nước, trồng mầu, ngô, đỗ tương.



Hướng sử dụng

Phát triển lúa, rau, mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Coi trọng công tác thủy lợi, thâm canh, giữ ẩm, đa dạng hóa cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.



- Đất phù sa có tầng đốm gỉ glây nông.

Diện tích 286,99 chiếm 18,10% diện tích tự nhiên của huyện.

Phân bố gặp ở một số xã trong huyện như: Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành…..

Kết quả phân tích đất cho thấy:

Đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt dao động từ 1,85 - 2,85%, trung bình là 2,2%, thuộc loại trung bình và giảm nhanh theo chiều sâu.

Lân tổng số trong đất dao động từ 0,09 - 0,16%, trung bình là 0,12%, thuộc loại khá.

Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 1,33 - 2,15%, trung bình 1,7%, thuộc loại trung bình.

Lân dễ tiêu dao động từ 6,0 - 18,0 mg/ 100g đất, trung bình là 12mg/ 100g đất, thuộc loại trung bình.

Kali dễ tiêu dao động từ 2,7 - 5,0 mg/ 100g đất, trung bình là 3,8mg/ 100g đất, thuộc loại thấp.

Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất là 6,0 - 6,9meq/ 100g đất, chiếm khoảng 70%, thuộc loại khá.

Dung tích hấp thu (CEC) dao động từ 8,5 - 11,22 meq/ 100g đất, thuộc loại trung bình.

Độ no bazơ dao động từ 60% - 70%, thuộc loại trung bình.

pH­­KCL dao động từ 5,25 - 5,60, trung bình là 5,4, thuộc loại ít chua.

Al3+ không phát hiện.

H+ dao động quanh 0,10 meq/ 100g đất, thuộc loại rất thấp.

Đất có thành phần cơ giới phổ biến dạng thịt pha cát.



Hiện trạng sử dụng: Loại đất này hiện được sử dụng trồng lúa, ngô, đậu tương, rau….

Hướng sử dụng: Trồng lúa, mầu, các cây ngắn ngày, đặc biệt là các cây vụ đông. Coi trong thủy lợi, giữ ẩm, thâm canh, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Đất phù sa glây trung tính ít chua.

Diện tích: 1167,62 ha, chiếm 7,39% diện tích tự nhiên của huyện.

Phân bố: Gặp ở một số xã trong huyện như: Vĩnh Thịnh…

Kết quả phân tích đất cho thấy:

Đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt dao động từ 1,14 - 1,19%, trung bình là 1,16%, thuộc loại hơi nghèo và giảm nhanh theo chiều sâu.

Lân tổng số trong đất dao động từ 0,09 - 0,15%, trung bình là 0,12% thuộc loại trung bình.

Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 0,20- 0,80%, trung bình 0,5%, thuộc loại nghèo.

Lân đễ tiêu từ 1,0 - 70,0 mg/ 100g đất, trung bình là 35mg/ 100g đất, thuộc loại trung bình.

Kali dễ tiêu dao động từ 1,5 - 4,60 mg/ 100g đất, trung bình là 3mg/ 100g đất, thuộc loại rất nghèo.

Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất là 5- 8meq/ 100g đất, trung bình là 6,5 meq/ 100g đất, thuộc loại trung bình.



Dung tích hấp thu (CEC), dao động từ 9 - 12meq/ 100g đất, thuộc loại trung bình.

Độ no bazơ dao động từ 44- 70%.

pH­­KCL dao động từ 5,21- 5,96, trung bình là 4,6, thuộc loại ít chua.

Al3+ dao động từ 0,00- 0,04 meq/ 100g đất, trung bình là 0,02 meq/ 100 đất, thuộc loại thấp.

H+ dao động quanh 0,04 - 0,16 meq/ 100g đất, trung bình là 0,10meq/ 100g đất, thuộc loại thấp.

Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến sét.



Hiện trạng sử dụng: Trên loại đất này hiện được sử dụng trồng lúa và một số cây ngắn ngày khác như: ngô, đậu tương, rau….

Hướng sử dụng: Phát triển lúa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Chú ý thâm canh, cải tạo đất, đa dạng hòa cây trồng, bố trí luân canh hợp lý, bảo đảm thủy lợi, xây dựng đồng ruộng.

B. Nhóm đất xám (X) ACRISOLS (AC).

Diện tích và phân bố:

Diện tích 3375,22 ha, chiếm 21,36% diện tích tự nhiên của huyện.

Phân bố: rộng khắp vùng đồi núi các xã trong huyện như Vĩnh Hùng…

Hình thành và phân loại:

Đây là nhóm đất có tầng B tích sét ( argic) với khả năng trao đổi cation < 24meq/ 100g sét và độ no bazơ < 50%. Đất phát triển chủ yếu trên phù sa cổ.

Đất xám ỏ huyện Vĩnh Lộc chia ra 1 đơn vị đất và 1 đơn vị đất phụ như đất xám Feralit và đất xám Feralit đá nông được kỳ hiệu Xfdl.

Kết quả phân tích các mẫu đất của loại đất ở huyện Vĩnh Lộc cho thấy: Đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt dao động từ 2,0 - 3,14%, trung bình là 2,57%, thuộc loại trung bình.

Lân tổng số trong đất dao động từ 0,08 - 0,14%, trung bình là 0,11% thuộc loại trung bình.

Kali tổng số trong các tầng đất dao động từ 0,45 - 0,55%, trung bình là 0,5% thuộc loại nghèo.

Lân dễ tiêu dao động từ 5,4 - 9,3mg/ 100g đất, trung bình là 7,3mg/ 100g đất, thuộc loại nghèo.

Kali dễ tiêu dao động từ 3,8 - 5,0 mg/ 100g đất, thuộc loại nghèo.

Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất dao động từ 3 - 5meq/ 100g đất, trung bình là 4meq/ 100g đất.

Dung tích hấp thu (CEC), dao động từ 10,50 - 12,8meq/ 100 đất, thuộc loại trung bình.

Độ no bazơ dao động từ 47,2 - 49,7%, đất thiếu kiềm.

pH­­KCL dao động từ 4,64 - 4,82, trung bình là 4,73 thuộc loại chua.

Al3+ không phát hiện.

H+ dao động quanh 0,08 - 0,15meq/ 100g đất, thuộc loại thấp.

Thành phần cơ giới của đất biến đổi từ nhẹ đất trung bình, nặng.

Hiện trạng sử dụng:

Hiện tại loại đất này được sử dụng trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cây ăn quả và một số cây mầu.



Hướng sử dụng:

Bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát triển nông- lâm kết hợp có thể trồng xen một số cây trồng cạn ngắn ngày. Chú ý bảo vệ đất, chống xói mòn, áp dụng quá trình canh tác trên đất dốc.



1.2.1.1. Đánh giá chung về tài nguyên đất của huyện Vĩnh Lộc.

a. Đất phù sa:

Đây là nhóm đất có nhiều tính chất tương đối tốt như: hàm lượng mùn ở mức trung bình và khá, lân tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình, Kali tổng số biến động từ trung bình đến giàu, kali dễ tiêu khá… loại đất này rất thích hợp cho việc sản xuât nông nghiệp và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.



b. Đất xám:

Loại đất này thường có phản ứng chua và rất chua, hàm lượng mùn ở mức trung bình và khá, các chất dinh dưỡng như lân, kali, biến động mạnh từ nghèo đến trung bình và giàu, đất có độ dốc thay đổi từ cấp III đến cấp V, tầng dày trung bình. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, các cây lâu năm và các cây nông nghiệp lâu năm và ngắn ngày.



1.2.1.2. Đánh giá kết quả phúc tra bản đồ đất của huyện Vĩnh Lộc.

Phân loại đất: Đất huyện Vĩnh Lộc chia ra làm 2 nhóm, 4 đơn vị và 5 đơn vị đất phụ. Phân loại đất năm 2000 chia ra 2 nhóm, 4 đơn vị đất và 5 đơn vị đất phụ.



Bảng1: Diện tích các nhóm đơn vị đất và đơn vị đất phụ.

STT

Nhóm đất

Ký hiệu

Diện tích( ha)

Tỷ lệ (% so với DTTN)

1

Đất phù sa

P

8703,08

55,24

2

Đất xám

X

3375,22

21,36


Bảng 2: Diện tích các đơn vị đất phụ:

STT

Đơn vị đất phụ

Ký hiệu

Diện tích(ha)

Tỷ lệ (% so với DTTN)

1

Đất phù sa trung bình ít chua điển hình

Ph

854,31

5,41

2

Đất phù sa trung bình ít chua kết von nông

Pfel

3820,16

24,17

3

Đất phù sa có tầng đốm gỉ glây nông

Prgl

2860,99

18,10

4

Đất phù sa glây trung tính ít chua

Pge

1167,62

7,39

5

Đất xám feralit đá nông

Xfdl

3375,22

21,36


Bảng3: Diện tích các loại đất theo độ dốc và tầng dày đất.


Ký hiệu đất

Diện tích ( Ha)

Cấp độ dốc

tầng dày

I

II

III

IV

V

VI

1

2

3

4

5

Ph

854,31

854,31
















854,31













Pfel

3820,16

3820,16
















3820,16













Prgl

2860,99

2860,99
















2860,99













Pge

1167,62

1167,62
















1167,62













Xfdl

3375,22




515,20

1484,30

1375,72










1260,40

1378,10

736,72





Bảng 4: Diện tích các loại đất theo địa hình tương đối và thành phần cơ giới.

Ký hiệu tên đất

Diện tích (ha)

Địa hình tương đối

Thành phần cơ giới

Dh1

Dh2

Dh3

Dh4

Dh5

CG1

CG2

CG3

CG4

CG5

Ph

854,31

120,10

415,20

319,01










215,30

480,10

158,91




Pfel

3820,16

520,50

1674,2

1625,46










620,10

2115,20

1084,86




Prgl

2860,99




980,20

1745,50

135,29







425,20

2236,50

199,29




Pge

1167,62







382,10

360,20

425,32










410,50

757,12

Xfdl

3375,22






















560,10

1846,20

968,92


1.2.1.3. Tính chất lý, hóa học các nhóm đất:

a. Đất phù sa:

Màu sắc chủ đạo của tầng đất mặt là nâu tươi. Đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt dao động từ 0,56 - 1,20%, trung bình là 0,85%, thuộc loại nghèo. Lân tổng số trong đất dao động từ 0,09 - 0,11%, trung bình là 0,1%, thuộc loại trung bình. Kali tổng số các tầng đất dao động từ 1,2 - 1,9%, trung bình 1,55%, thuộc loại trung bình. Lân dễ tiêu dao động từ 5,0 - 15,1mg/ 100g đất, trung bình là 10,05mg/ 100g đất, thuộc loại trung bình. Kali dễ tiêu dao động từ 2,9 - 7,5mg/ 100g đất, trung bình là 5,2mg/ 100g đất, thuộc loại nghèo, tổng số catinon kiềm trao đổi trong đất là 1,9 - 2,5meq/ 100g đất, trung bình là 2,2meq/ 100g đất, chiếm khoảng 60% dung tích hấp thu, thuộc loại khá. Dung tích hấp thu (CEC) dao động từ 5,0 - 6,2 meq/ 100g đất, thuộc loại thấp. Độ no bazơ dao động từ 60 - 72%.

pH­­KCL dao động từ 5,39 - 5,5 trung bình là 5,40 thuộc loại chua.

Al3+ không phát hiện.

H+ dao động quanh 0,08 - 0,13meq/ 100g đất, thuộc loại thấp.

Đất có thành phần cơ giới là cát pha thịt và thịt pha cát.

Đây là nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, nhóm đất này gồm nhiều loại đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng loại đất mà bố trí sử dụng đất hợp lý. Lưu ý áp dụng các giải pháp chính :

Ưu tiên phát triển các cây trồng cạn ngắn ngày trên đất phù sa thoát nước, các cây trồng nước trên đất phù sa kém thoát nước. Trên đất phù sa kém thoát nước, nếu trồng trọt không có hiệu quả cần tình đến phương án nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp cây trồng nước và nuôi trồng thủy sản.

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý: Thâm canh cây trồng, áp dụng hệ thống nông nghiệp tiến bộ.

Đảm bảo thủy lợi.

Xây dựng đồng ruộng.

áp dụng các biện pháp bảo vệ, cải tạo nâng cao độ phì nhiêu cho đất.



b. Đất xám:

Màu đặc trưng của tầng đất mặt là xám nhạt, nâu xám. Đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt dao động từ 2,0 - 3,14%, trung bình là 2,57%, thuộc loại trung bình. Lân tổng số trong đất dao động từ 0,08 - 0,14%, trung bình là 0,11%, thuộc loại trung bình. Kali tổng số các tầng đất dao động từ 0,45 - 0,55%, trung bình 0,50%, thuộc loại nghèo. Lân dễ tiêu dao động từ 5,4 - 9,30mg/ 100g đất, trung bình là 7,30mg/ 100g đất, thuộc loại nghèo. Kali dễ tiêu dao động từ 3,80 - 5,0mg/ 100g đất, thuộc loại nghèo, tổng số catinon kiềm trao đổi trong đất là 3,0 - 5,0meq/ 100g đất, trung bình là 4,0meq/ 100g đất. Dung tích hấp thu (CEC) dao động từ 10,50 - 12,80 meq/ 100g đất, thuộc loại trung bình. Độ no bazơ dao động từ 47,20 - 49,70%, đất thiếu kiềm.

pH­­KCL dao động từ 4,64 - 4,82 trung bình là 4,73 thuộc loại chua.

Al3+ không phát hiện.

H+ dao động quanh 0,08 - 0,15meq/ 100g đất, thuộc loại thấp.

Nhóm đất xám ở huyện Vĩnh Lộc nằm ở địa hình có độ cao dốc nhỏ. Nhóm này cần được ưu tiên phát triển lâm nghiệp. Chú ý chống xói mòn, thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc.

1.2.2. Tài nguyên nước:


  1. Nước mặt.

Vĩnh Lộc có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm nước mưa tại chỗ, lưu trữ trên rừng, trong núi và sông ngòi, kênh mương, ao, hồ đập chứa nước. Trong đó chủ yếu được lấy từ nguồn nước của sông Mã và sông Bưởi.

Nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ sông Mã, sông Bưởi qua hệ thống công trình thủy nông, thông qua hệ thống kênh mương và trạm bơm điện có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho 5701 ha chiếm 86,3% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.



  1. Nước ngầm.

Theo kết quả điều tra địa chất, thủy văn và các số liệu điều tra nguồn nước ngầm cho thấy: Nguồn nước ngầm của huyện vừa đặc trưng cho nguồn nước ngầm vùng sông Mã, vừa đặc trưng cho vùng núi đá vôi, độ sâu đến tầng nước ngầm cách mặt đất 8- 15 m.

Trước đây nguồn nước ngầm ở Vĩnh Lộc ít được khai thác sử dụng, nhưng từ năm 1983 trở lại đây, nhờ viện trợ của UNICEF Chương trình nước sạch đã được đầu tư khoan 600 điểm khoan ở hầu hết các xã trữ lượng lớn, trong sạch chưa bị ô nhiễm hiện nay nhân dân đang dùng giếng khoan, giếng khơi khai thác nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt.

1.2.3. Tài nguyên rừng:

(*) Nguồn: Quyết định số: 345/QĐ-UBND, ngày 26/01/2010 của UBND tỉnh. V/v công bố số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm của tỉnh Thanh Hoá năm 2010.

Diện tích rừng trồng toàn huyện có 3343,78 ha, chiếm 21,16 % diện tích tự nhiên, với các loài cây chủ yếu như­ keo, bạch đàn, tre, nứa...Rừng trồng sản xuất đã và đang mang lại nhiều giá trị kinh tế (gỗ, cũi...) cho nhân dân, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ đất, n­ước, chống xói mòn, điều hoà môi tr­ường sống...Rừng sản xuất có ở gần hết các xã trong huyện; tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thịnh (900,36 ha); Vĩnh Hùng (728,36 ha); Vĩnh Hoà (395,71 ha).

a. Thực vật. Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại đồng cỏ, cây bụi, xen kẻ có một số cây lấy gỗ nhỏ nằm rải rác trong các khe suối, thung lũng và đất đồi. Nói chung giá trị kinh tế thấp, chủ yếu chỉ có ý nghĩa trong việc phòng hộ giữ đất, giữ nước hoặc làm bãi chăn thả.

Thảm thực vật chủ yếu là các loài cây trồng như bạch đàn, keo, xoan, lát, cây ăn quả như nhãn, vải, xoài, na....



b. Động vật. Do rừng bị khai thác cạn kiệt, cùng với quá trình phát triển, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng đã làm nhiều loại động vật bị cạn kiệt phải di cư đến nơi khác.

Tóm lại tài nguyên động vật, thực vật hiện có trong huyện có giá trị kinh tế thấp không có động vật quý hiếm, mật độ, số lượng thưa thớt không đáng kể.



1.2.4. Tài nguyên khoáng sản:

Vĩnh Lộc có các khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng gồm:

- Các mỏ đá vôi xi măng và đá ốp lát có các mỏ:

+ Mỏ đá vôi Vĩnh Ninh, có hàm lượng CaO: 51,71%; MgO: 2,40%. Màu sắc: xám sáng và xám đen. Trữ lượng: 22 triệu tấn. Công dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng và sử dụng vào công nghệ luyện kim.

+ Mỏ đá ốp lát núi Bền (Vĩnh Minh), đá có các màu: xám trắng, vân mây, xám đen, nhiều chỗ có cấu tạo dăm kết. Độ bền cơ lý cao: chịu áp lực tới 1097 kg/cm2; dung trọng: 2,72; chỉ số mài mòn trung bình: 0,45; độ nguyên khối: 0,5 m; độ thu hồi: 25,0%. Trữ lượng: 2 triệu m3; phục vụ cho chế biến đá xuất khẩu.

Ngoài hai mỏ đá lớn đã được thăm dò nói trên, Vĩnh Lộc còn có các mỏ đá nhỏ nằm rải rác ở các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thịnh... thích hợp cho việc tổ chức khai thác với quy mô nhỏ phục vụ làm vật liệu xây dựng thông thường tại địa phương.



- Các mỏ sét làm xi măng và làm gạch ngói:

+ Mỏ sét làm xi măng Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hưng, có thành phần hoá học: SiO2: 62,03%; Al2O3: 17,00%; Fe2O3: 10,31%; CaO: 0,68%: TiO2: 0,81%. Trữ lượng: 7,896 triệu tấn. Công dụng làm gạch, ngói nung chất lượng vô cùng tốt.

Nhìn chung, khoáng sản của Vĩnh Lộc phù hợp cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vừa và nhỏ, sản phẩm đáp ứng thị trường ngay trên địa bàn huyện như: đá xây dựng thông thường, đá ốp lát cho xuất khẩu.

Đất vật liệu xây dựng phân bố đều ở 14/16 đơn vị hành chính, chủ yếu ở các xã Vĩnh An, Vĩnh Minh, Vĩnh Ninh, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Khang, sét gạch ngói tập trung ở các xã Vĩnh Thành; Vĩnh Hưng. Chế biến đá xuất khẩu ở Vĩnh Minh, Vĩnh An, Vĩnh Quang. Đá vôi tập trung ở Vĩnh Ninh, Vĩnh Yên.



1.2.5. Tài nguyên nhân văn.

Là huyện có bề dầy về lịch sử và có truyền thống cách mạng; thiên nhiên, con người và các di tích lịch sử hoà quyện, tạo nên bức tranh hoành tráng, sống động trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đến tháng 12-2010, toàn huyện có 58 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Trong đó, có 1 di sản văn hóa thế giới, 14 di tích cấp Quốc gia và 43 di tích cấp tỉnh.

- Thời tiền sử, Vĩnh Lộc là nơi cư trú của người Việt cổ, dấu vết thời kỳ đồ đá cũ còn lưu lại ở núi Nổ (Vĩnh An). Thời đồ đá mới có di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân), di chỉ Bản Thủy (Vĩnh Thịnh), di chỉ làng Còng (Vĩnh Hưng); các di chỉ trên đã tạo thành nền văn hoá Đa Bút nổi tiếng. Đến thời văn hoá Đông Sơn, Vĩnh Lộc là vùng đất quan trọng của bộ Cửu Chân - đất nước của Vua Hùng. Thời phong kiến, Vĩnh Lộc là kinh đô của Vương triều Nhà Hồ với thành đá Tây Đô đã trải qua trên 600 năm mà vẫn tồn tại hầu như còn nguyên vẹn; công trình kiến trúc thành đá Tây đô - Thành Nhà Hồ là công trình độc đáo của cả khu vực Đông Nam Á, là di sản văn hoá của Thế giới; là điểm đến đối với khách du lịch; điểm nhấn cho phát triển kinh tế du lịch của cả nước, cả tỉnh Thanh Hoá và của Vĩnh Lộc;

- Vĩnh Lộc là vùng địa linh đã sinh ra nhiều danh tướng: Trần Khát Chân - dũng tướng đánh bại quân Chiêm Thành; Quốc công Trịnh Khả là một trong 28 khai quốc công thần vị tiền bối trong hội thề Lũng Nhai của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh giành độc lập dân tộc. Là đất tổ của chúa Trịnh tồn tại gần 250 năm trong thời Hậu Lê. Nơi sinh cụ Nghè Tống Duy Tân, một lãnh tụ trong phong trào Cần Vương chống Pháp;

- Trong kháng chiến cứu quốc, Vĩnh Lộc là một trong những cái nôi của Cách mạng Việt Nam (Vĩnh Long - căn cứ của chiến khu Ngọc Trạo chống Pháp tại Thanh Hoá), nhiều vị cách mạng tiền bối đã tụ hội về đất Vĩnh Lộc để tổ chức và lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc;

- Trong kháng chiến chống Mỹ giành thống nhất Tổ quốc và trong công cuộc xây dựng đất nước, Vĩnh Lộc đã có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng các lực lượng vũ trang, nhiều giáo sư, tiến sĩ, chiến sỹ thi đua trong các phong trào. Có thể nói: "Vĩnh Lộc là vùng đất hiền tài, hiếu học, thành danh";

- Vĩnh Lộc có nhiều lễ hội truyền thống và lễ hội kỷ niệm công lao các vị anh hùng. Theo lịch thời gian có: Lễ hội Chùa Thông xã Vĩnh Ninh vào ngày 9 tháng giêng âm lịch; Hàng năm, lễ hội rước nước ở chùa Báo Ân xã Vĩnh Hùng diễn ra vào ngày 18,19 tháng 2 âm lịch; Lễ hội Kỳ Phúc Cẩm Hoàng xã Vĩnh Quang vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Lễ hội Trần Khát Chân xã Vĩnh Thành vào ngày 23, 24 tháng 4 âm lịch;... Vĩnh Lộc còn có các sản phẩm đồng quê: chè lam Phủ Quảng, Cà Giáng, dưa Don, ổi Đa Bút, Táo Phượng Giai, khoai chợ Bồng,..., lúa nếp hoa vàng Vĩnh Hưng là những đặc sản có tiếng một thời.

Tất cả các di tích lịch sử, văn hoá, đền, chùa cùng với những truyền thuyết về các vị anh hùng, các danh nhân văn hoá, các hoạt động lễ hội và phong tục tập quán lành mạnh (hát tuồng, múa hát chèo thuyền gắn với lễ hội rước nước; múa hát chèo cạn gắn với lễ hội Trần Khát Chân; Mười điệu hát múa chèo chài gắn với lễ hội Kỳ Phúc,...) được nhân dân giữ gìn phát triển, là những nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển các sản phẩm du lịch tạo thành cụm du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch của cả tỉnh.



1.3. Thực trạng môi trường:

Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn), nên cảnh quan môi trường Vĩnh Lộc chia thành 2 vùng sinh thái khác nhau.



a. Vùng đồi núi: Tập trung ở các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh. Địa hình đồi núi thấp lượn sóng. Hệ sinh thái chính là vườn đồi, chế độ canh tác nông - lâm kết hợp. Ngoài ra còn là vùng có nhiều khoáng sản, đặc biệt là vật liệu xây dựng.

b. Vùng đồng bằng: Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ô đất bằng, trũng xen nhau là vùng trồng các loài cây lương thực, thực phẩm là chủ yếu. Những năm trước đây do kinh tế chậm phát triển, Vĩnh Lộc chỉ là huyện thuần nông, nhưng vài năm trở lại đây do áp dụng khoa học kỹ thuật, kết hợp cơ chế mở cửa của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác nguyên liệu, vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá xẻ, gạch ngói...) đã làm cho bộ mặt huyện thay đổi nhanh chóng. Cùng với sự phát triển kinh tế da dạng nhiều thành phần (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ). Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng cần được quan tâm và giải quyết.

Ngoài những tác động của con người, thiên nhiên cũng gây áp lực mạnh đối với cảnh quan môi trường. Do địa hình có nhiều núi đá vôi, đồi trọc, hệ thực vật không đủ che phủ nên đất đồi núi luôn bị rửa trôi bề mặt, làm cho đất bị trai cứng, nghèo chất dinh dưỡng, thực vật, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.



- Môi trường đô thị:

Một số khu vực bị ô nhiễm do hệ thống tiêu, thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Việc thu gom, phân loại chất thải rắn chưa làm tốt, đặc biệt là chất thải nguy hại, rác thải y tế chưa được thu gom và xử lý riêng biệt đúng quy định. Mặt khác, tại đô thị còn nhiều lò mổ, điểm giết mổ gia súc đang hoạt động. Các lò mổ, điểm giết mổ chưa có hệ thống xử lý chất thải. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.... vượt tiêu chuẩn cho phép.



- Môi trường nông thôn:

Thực hiện chương trình Quốc gia về nước sạch - vệ sinh môi trường, đến nay nhiều hộ gia đình đã có các công trình giếng nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, một bộ phận đáng kể nông dân đã có ý thức về sử dụng nước sạch.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân sau:

+ Tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật khó kiểm soát. Ngoài ra, ở nông thôn nhiều hộ gia đình còn tận dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào mục đích canh tác và là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

+ Chịu ảnh hưởng nặng nề của chất thải rắn, nước và khí thải xả ra từ các cơ sở sản xuất kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư. Ngoài ra, các chợ nông thôn hàng ngày cũng thải ra một lượng rác lớn. Việc thu gom rác thải còn thô sơ, bãi rác tại các chợ xử lý chưa kịp thời...

Nhận rõ vị trí, vai trò của công tác bảo vệ môi trường, những năm qua, huyện đã quan tâm, chỉ đạo, thực hiện tốt một số biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường trên địa bàn huyện như sau :

- Thực hiện triệt để các chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng diện tích che phủ rừng. Đến hết năm 2010, huyện hoàn thành trồng mới thêm 749,85 ha rừng các loại, đạt tổng diện tích 1833,95 ha so với kế hoạch, tăng hơn 1,8 lần diện tích năm 2005, đạt độ che phủ trên địa bàn huyện 11,6 %.

- UBND huyện đã triển khai triệt để chủ trương dồn điền đổi thửa, lập quy hoạch sử dụng đất để bố trí các vùng sản xuất, sắp xếp lại các khu dân cư hợp lý nhằm quản lý chặt chẽ và tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.

- Thực hiện xây dựng và hoàn thiện các công trình thủy lợi mặt ruộng để thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng, đồng thời thực hiện chống xói mòn, rửa trôi, tăng độ phì nhiêu đất phục vụ khai thác lâu dài.

- Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ dịch hại cho các loại cây trồng. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, để lại dư lượng các chất độc hại, điều chỉnh cơ cấu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để giữ gìn và bảo vệ chất lượng môi trường đất;

- Thực hiện khai thác triệt để diện tích đất chưa sử dụng có khả năng nông - lâm nghiệp để tăng quỹ đất. Kết hợp giữa chuyển đổi hợp lý cơ cấu các cây trồng, mùa vụ với thực hiện xen canh các loại cây trồng có khả năng cải tạo chất lượng đất; hạn chế bố trí các loại cây trồng có hiệu quả thấp, có tốc độ làm bạc màu, gây tác hại môi trường đất; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên không để gia tăng diện tích đất trống; đồi trọc; chống xói lở, bào mòn, rửa trôi làm bạc màu đất.

- Rác thải từ các hoạt động dịch vụ tại các trung tâm cụm xã đã được tập trung xử lý; hiện tại, khu vực thị trấn huyện đã có bãi tập trung và xử lý rác thải theo quy chuẩn.

- Thực hiện quyền vận động xây dựng nếp sống văn minh nông thôn - vệ sinh nơi ở, bảo vệ môi trường sống các khu dân cư. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện đã có trên 80% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh; trên 50% số hộ dân có 3 công trình hợp vệ sinh.

- Các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn được tổ chức quản lý và bảo vệ tốt, các hoạt động văn hoá trên địa bàn được các cấp chính quyền luôn quan tâm quản lý chặt chẽ, cùng với việc tuyên truyền nâng cao trình độ dân trí người dân nên các hủ tục lạc hậu, các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội được hạn chế và đẩy lùi; trật tự - an ninh, an toàn, môi trường xã hội được đảm bảo. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện chưa xuất hiện điểm đen về môi trường.



- Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý ngành nông nghiệp về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện:

a. Những thuận lợi.

- Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên, quy mô dân số không lớn so với các huyện khác trong tỉnh (bằng 1,42% diện tích tự nhiên; 2,37% về dân số cả tỉnh), nhưng có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng về phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh; Là điểm phân bố lưới phòng thủ khi có nhu cầu tác chiến bảo vệ Tổ quốc;

- Là huyện không giàu về tài nguyên thiên nhiên (về đất, rừng, khoáng sản,...), nhưng phong phú về tài nguyên nhân văn - du lịch, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho phát triển một nền kinh tế đa dạng và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế huyện từ cơ cấu: nông - công nghiệp - dịch vụ hiện tại sang cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ chiếm ưu thế;

- Là huyện đồng bằng, nhưng Vĩnh Lộc có địa hình tự nhiên dạng bán sơn địa; có 6 xã miền núi với các vùng đồi thấp trồng rừng sản xuất, đây là tiềm năng cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng cả về ngành nghề và loại hình sản xuất với ưu thế cho phát triển kinh tế trang trại chuyên ngành, đa ngành, nhất là đối với trồng các cây đặc sản bản địa và phát triển chăn nuôi các con đặc sản dưới tán rừng mang lại giá trị kinh tế cao;

- Con người cần cù, năng động; có truyền thống cách mạng, giàu kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, tiếp thu và phát triển các ngành nghề mới;

- Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho việc phối hợp phát triển với các cụm công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn của Tỉnh; nằm trên 2 trục Quốc lộ quan trọng của cả nước (QL.45 và QL.217); gần đường Hồ Chí Minh và đường 1A, là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao lưu kinh tế giữa huyện và các vùng, miền trong cả nước; phát triển hệ thống đô thị và các trung tâm kinh tế, tạo vùng kinh tế động lực thúc đẩy kinh tế toàn huyện phát triển;

- Năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản: giao thông, thuỷ lợi, lưới điện khá hoàn thiện, là những điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển giao lưu kinh tế giữa Vĩnh Lộc với các huyện, các trung tâm kinh tế của cả tỉnh và các tỉnh bạn trong cả nước, tham gia giao lưu quốc tế;

+ Về hệ thống cơ sở hạ tầng, các tuyến giao thông trên địa bàn đã được thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết; hệ thống điện được đầu tư thích đáng, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất; trạm bơm lớn Yên Tôn được nâng cấp, trạm bơm Vĩnh Hùng được xây dựng xong và đã đưa vào vận hành phục vụ sản xuất; hệ thống tiêu Đa Bút đã hoàn thành và đưa vào sử dụng;

+ Về tài nguyên: Ngày 26/7/2010, di tích Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di tích lịch sử văn hoá của thế giới; là căn cứ để quảng bá giá trị của di tích với cả Thế giới; tạo địa chỉ thu hút các nguồn đầu tư cho phát triển các sản phẩm du lịch; điểm đến đối với du khách; điểm nhấn cho phát triển các sản phẩm du lịch; điểm đến đối với du khách; điểm nhấn cho phát triển kinh tế du lịch của cả nước, cả tỉnh Thanh Hoá và của Vĩnh Lộc; tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện;

+ Về các cơ chế chính sách phát triển mới: ngày 8/5/2008, BCHTƯ Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 26/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số: 24/2008/NQ - CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của BCH. TƯ khoá X. Và ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg; về ban hành bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới. Ngày 7/6/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định số 2005/QĐ-UBND phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến 2030. Là những điều kiện để huyện tiếp cận và khai thác các nguồn đầu tư, giải quyết cơ bản hệ thống hạ tầng nông thôn tạo điều kiện cho phát triển nông thôn mới có: kinh tế giàu mạnh; hệ thống hạ tầng hiện đại; nếp sống văn hoá - văn minh; tạo sự phát triển cân đối giữa nông thôn và thành thị.



b. Khó khăn.

Huyện có trên 1/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, nên kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, tôn tạo khu di tích văn hoá...). Hàng năm còn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán và mưa bão. Nằm trong vùng phân lũ phía bắc sông Mã, nhất là vùng đông bắc sông Bưởi, nhân dân Vĩnh Lộc luôn bị động không yên tâm sinh sống và sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa bão. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú nhưng chưa được chú trọng đầu tư, thu hút nguồn vốn, chưa phát huy hết tiềm năng và công suất của công nghiệp, du lịch.



II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV trong tình hình chính trị - xã hội ổn định; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được tăng cường; các chủ chương đúng đắn, kịp thời của Trung ương, của Tỉnh.



Bên cạnh đó, những khó khăn và do thời tiết không thuận lợi, thiên tai lũ lụt, rét đậm, rét hại, dịch bệnh ở gia sức, gia cầm, tình hình lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, giá cả hàng hóa không ổn định và tăng cao, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và giúp đỡ trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể Trung ương và cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể trong huyện cùng với sự hỗ trợ phấn đấu của nhân dân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, kịp thời, khai thác tiềm năng, phát huy mọi tiềm lực, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu giành được những kết quả toàn diện: kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an ninh xã hội được chăm lo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng, an ninh được ổn định.



2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế .

Năm 2010 huyện Vĩnh Lộc đã đạt được những kết quả như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt: 14,1%

- Cơ cấu kinh tế:

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 42,2%;

+ Công nghiệp - xây dựng: 24,6%

+ Thương mại - dịch vụ: 33,2%;

- GDP bình quân đầu người ước đạt : 820 USD/ người/năm.

- Tổng sản lượng lương thực : 68.163 tấn;

2. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng


Bảng 05: Cơ cấu kinh tế năm 2005- 2010

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Nông - Lâm - Thuỷ sản (%)

54,0

45,5

TTCN - XDCB (%)

16,2

22,3

Dịch vụ (%)

29,8

32,2

Những năm 2005 - 2010 cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; nội bộ các ngành có bước phát triển tích cực phát huy được lợi thế của từng lĩnh vực, từng vùng.



2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, Kinh tế - Xã hội Vĩnh Lộc liên tục phát triển và ổn định, từng bước hoà nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí được mở mang.



2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã hình thành khá hợp lý với 3 vụ chính là vụ Đông, vụ Chiêm Xuân và vụ Mùa với các cây trồng chủ lực là cây lúa, cây ngô, cây đậu tương, rau màu các loại….Mô hình trồng hoa, cây cảnh ngày càng phát triển, chú trọng cả 3 hình thức sản xuất thâm canh, luân canh, xen canh. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác tăng. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao tăng khá.

Giá trị sản xuất tăng 7,5%/năm; giá trị gia tăng tăng 6,4%/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 63510 tấn, tăng 6510 tấn so với năm 2005 và vượt mục tiêu Đại hội đề ra (trên 60 ngàn tấn).

Tổng giá trị sản xuất năm 2009 đạt: 304,06 tỷ; năm 2010 đạt: 335,52 tỷ; đạt nhịp độ tăng: 7,7%/năm; trong đó: trồng trọt đạt 2,5%; chăn nuôi 16,4%; dịch vụ: 13,8%.



a. Trồng trọt:

Sản lượng lương thực và bình quân lương thực quy thóc/người/năm không ngừng tăng lên qua các thời kỳ... Năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 65110 tấn.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 đạt 15762,5 ha, trong đó: Diện tích gieo trồng cây vụ Đông: 3263 ha, vụ Chiêm xuân: 6766,4 ha, vụ Thu, Mùa: 5733,1 ha.

Lương thực bình quân đầu người năm 2010 đạt 806 kg/người.

Kết quả sản xuất một số cây trồng chính:



* Cây lúa: Năm 2000 thực hiện gieo trồng 8560 ha; năm 2005: 8840 ha; năm 2010 thực hiện: 9476 ha.

Năng suất lúa bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 đạt 51,3 tạ/ha: thời kỳ 2006 - 2010 đạt 58,1 tạ/ha.

Sản lượng thóc bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt 45,1 ngàn tấn, thời kỳ 2006 - 2010, đạt 52,3 ngàn tấn. Năm 2010, gieo trồng được 9597,5 ha, trong đó diện tích lúa lai gieo trồng 2 vụ được 5702 ha; năng suất đạt 58,4 tạ/ha, sản lượng đạt 68163 tấn.

* Cây ngô: Diện tích gieo trồng ngô hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt: 2,8 ngàn ha/năm; thời kỳ 2006 - 2010, giảm còn 2362 ha/năm.

Năng suất ngô bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 36,8 tạ/ha; thời kỳ 2006 - 2010 đạt 44,3 tạ/ha, tăng gấp 1,2 lần so với thời kỳ 2001 - 2005.

Sản lượng ngô năm 2000 đạt: 7300 tấn; năm 2010: 11217 tấn.

Năm 2010, diện tích gieo trồng được 2374 ha, năng suất đạt 50,97 tạ/ha.



* Cây công nghiệp ngắn ngày: Những năm gần đây, cây công nghiệp ngắn ngày đã được phát triển mạnh trong đó chú trọng các cây: Đậu tương, rau, màu thực phẩm.

* Cây lạc: Diện tích gieo trồng năm 2000 là: 130 ha; năm 2005, tăng lên 170 ha và năm 2010 thực hiện gieo trồng 77 ha.

Năng suất bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt: 13,8 tạ/ha; thời kỳ 2006 - 2010: 22,0 tạ/ha.

Sản lượng năm 2000 đạt: 184 tấn; năm 2005 đạt: 290 tấn; năm 2010 đạt 205 tấn;

* Cây đậu tương: Năm 2000, tổng diện tích gieo trồng đạt: 110 ha; năm 2005 tăng lên: 170 ha; năm 2010 thực hiện: 747 ha.

Năng suất đậu tương bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt: 13,8 tạ/ha; thời kỳ 2006 - 2010: 12,4 tạ/ha.

Sản lượng đậu tương năm 2000 đạt: 145,7 tấn; năm 2005: 170 tấn; năm 2010 đạt sản lượng 974 tấn, tăng gấp 5,5 lần sản lượng năm 2005.

* Cây mía: là cây công nghiệp có khả năng phát triển quy mô lớn trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, nhưng thời gian qua phát triển chậm, diện tích mía nguyên liệu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện.

Năm 2000, diện tích mía nguyên liệu chỉ có 190 ha; năm 2005 tăng lên 310 ha; năm 2010 là 399 ha.

Năng suất mía bình quân hàng năm đạt thấp, xấp xỉ 50 tấn/ha (năm 2000 là 54,7 tấn/ha, năm 2010 là 53 tấn/ha), bằng năng suất trung bình cả tỉnh.

Sản lượng mía năm 2000 đạt 10,4 nghìn tấn; năm 2005 là 10,4 nghìn tấn, năm 2010 đạt 21147 tấn (chiếm xấp xỉ 1,2 % tổng sản lượng mía nguyên liệu cả tỉnh).

* Cây công nghiệp dài ngày: Cây công nghiệp dài ngày được huyện quan tâm và chú trọng phát triển, nhưng kết quả không đạt yêu cầu. Cây dâu tằm và nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ không phát triển được và dần bị mai một.

Ngoài các cây công nghiệp, những năm gần đây, một số cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao như: trồng hoa, cây cảnh đã được phát triển, tạo thêm sản phẩm mới cho kinh tế huyện. Năm 2010, diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 6 ha.




tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương