TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới



tải về 53.51 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích53.51 Kb.
#29977


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 6597/TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2013



TỜ TRÌNH

Về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

và sáp nhập thôn trên địa bàn tỉnh

Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQVN hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Xét các tờ trình đề nghị của UBND các huyện Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới và thị xã Hương Trà về việc xin thành lập thôn, tổ dân phố mới và sáp nhập thôn,

Sau khi thẩm định hồ sơ và đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét việc thành lập thôn, tổ dân phố mới và sáp nhập thôn của các đơn vị, với các nội dung sau:



I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố... (gọi chung là thôn) là nơi cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, họ tộc và huyết thống. Ở nước ta, thôn được hình thành cách đây hàng nghìn năm. Trong thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc, thôn được xem là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Hiện nay, thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (thôn được tổ chức ở xã, dưới xã là thôn; tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố), là nơi thực hiện dân chủ trực triếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cấp trên giao.

Thời gian qua, cùng với hoạt động của các tổ chức tự quản khác, hiệu quả hoạt động của thôn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận. Hiệu quả đó không chỉ tính được bằng giá trị về mặt vật chất, mà còn có nhiều giá trị to lớn khác, đó là sự đoàn kết của cộng đồng dân cư, là niềm tin, sự tôn trọng của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở.

Hiện nay, dưới các phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đã thành lập đơn vị thôn. Ở mỗi thôn đều có Ban điều hành thôn và các tổ chức xã hội khác nhằm mục đích quản lý và điều hành mọi hoạt động của thôn.

Đứng đầu Ban điều hành thôn, tổ dân phố là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Có thể nói, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là cánh tay nối dài của Chủ tịch UBND cấp xã, bởi vì thôn không phải là một cấp chính quyền mà chỉ là bộ phận hợp thành chính quyền xã, song thôn là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nơi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quy định cụ thể tại Điều 10 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ.

Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố cũng còn nhiều tồn tại, bất cập. Do đó, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (gọi tắt là Thông tư số 04/2012/TT-BNV) để thay thế Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố. Sau khi Thông tư số 04/2012/TT-BNV được ban hành, có thay đổi một số điểm mới phù hợp hơn trong quá trình quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đối với các địa phương; giúp cho thôn, tổ dân phố hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn.



II. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ THÀNH LẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ MỚI

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, có 152 đơn vị hành chính cấp xã, có 1.486 thôn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, một số huyện, thị xã do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, tái định cư hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới, được cấp có thẩm quyền phê duyệt (gồm khu tái định cư cho người dân bị mất nhà cửa, thiếu đất sản xuất nông nghiệp do thiên tai, bão lũ hoặc đáp ứng việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội) nên đã hình thành các khu vực dân cư sinh sống ổn định và hoạt động như tổ chức của một thôn. Do vậy, việc thành lập các thôn ở các khu vực này là hết sức cần thiết; nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực và kịp thời nắm bắt được thông tin trong quần chúng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ chính trị cấp trên giao; đồng thời, vận động nhân dân chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhằm ổn định phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Bên cạnh đó, để huy động được sức mạnh quần chúng nhân dân tham gia xây dựng chính quyền; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chính quyền cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của thôn; việc sáp nhập các thôn có quy mô nhỏ với nhau là hoàn toàn phù hợp với quy mô của thôn và nguyện vọng của người dân và chính quyền.

Với sự cần thiết nêu trên, việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới và sáp nhập thôn là đúng với thực tế quản lý hiện nay, rất cần thiết và đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn thể nhân dân và chính quyền các đơn vị có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

III. ĐỐI VỚI VIỆC XIN THÀNH LẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ MỚI

1. Thị trấn Sịa thuộc huyện Quảng Điền:

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền được chia tách từ xã Quảng Phước vào năm 1997 theo Nghị định số 22/CP ngày 17/3/1997 của Chính phủ; tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn là 1.192,81 ha, dân số là 13.252 người; được phân thành 09 tổ dân phố và 01 trung tâm thương mại là đầu mối trong việc thu hút và phân phối hàng hóa cho các vùng lân cận.

Trong đó, khu trung tâm thương mại được hình thành và phát triển từ năm 2005 sau khi có chủ trương quy hoạch phát triển khu trung tâm thương mại dịch vụ và di chuyển chợ Sịa cũ kèm với quy hoạch tái định cư xây dựng bờ kè sông Sịa lên khu trung tâm thương mại (theo Quyết định số 2317/QĐ-UBND ngày 22/7/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Chợ trung tâm huyện Quảng Điền). Đến nay, khu vực này có 205 hộ với 873 khẩu; trong đó, đã phát sinh nhiều hộ mới và tăng dân số cơ học do dân nhiều địa phương khác đến sinh sống thông qua việc quy hoạch bán đấu giá đất phát triển khu dân cư (dự báo đến 2014 là 275 hộ với 1.268 khẩu).

Do hình thành đã lâu và hiện tại khu vực quy hoạch này đã tách riêng, vấn đề ổn định để tạo điều kiện thuận tiện trong việc quản lý của chính quyền là hết sức cần thiết. Vì vậy, thị trấn Sịa xin thành lập tổ dân phố mới với các nội dung chủ yếu sau:

a) Thành lập tổ dân phố mới Vĩnh Hòa với quy mô 205 hộ và 873 khẩu.

b) Diện tích tự nhiên: 126,19 ha.

c) Vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp khu quy hoạch hành chính huyện Quảng Điền.

- Phía Nam giáp tổ dân phố Khuông Phò, thị trấn Sịa.

- Phía Đông giáp tổ dân phố Thạch Bình, thị trấn Sịa.

- Phía Tây giáp Rú Bạch Sa, xã Quảng Vinh.

2. Xã Hồng Thủy thuộc huyện A Lưới:

Xã Hồng Thủy là một trong những xã nghèo, đặc biệt khó khăn của huyện miền núi A Lưới, cách trung tâm thị trấn A Lưới hơn 30 km, là xã có đường biên giới với nước bạn Lào và giáp với xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Là một xã miền núi, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, làm nương rẫy; thu nhập chủ yếu là nông nghiệp, canh tác nhỏ lẻ, do đó, đời sống gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, xã Hồng Thủy có địa hình phức tạp, với chiều dài gần 10 km chạy dọc theo sông Đakrông, nên khi mùa mưa đến, lũ đe dọa đến đời sống của nhân dân. Cơn bão năm 2009 tràn qua địa bàn xã để lại hậu quả nặng nề cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân thôn 1, hơn 2/3 số hộ dân bị trôi nhà cửa. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, UBND tỉnh đã có Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 08/4/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng tái định cư cho thôn 1, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới và Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 về phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư hạ tầng tái định cư cho thôn 1, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, huyện đã khởi công xây dựng cho các hộ bị thiệt hại về nhà ở có nơi ở mới (khu tái định cư Pâr Ay dành cho các hộ mất nhà cửa gồm 06 thôn trên địa bàn xã). Từ cuối tháng 8 năm 2011, khu tái định cư đã được khánh thành; hiện nay, bà con đã chuyển về ở và ban đầu ổn định được cuộc sống. Do mới hình thành và tách biệt một khu tái định cư riêng nên từ khi thành lập đến nay, khu tái định cư vẫn chưa được công nhận là thôn mới, mặc dù xã đã cử Ban điều hành thôn lâm thời. Vì vậy, xã Hồng Thủy xin thành lập thôn mới là cần thiết với các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thành lập thôn tái định cư mới Pâr Ay với quy mô 105 hộ và 429 khẩu.

b) Diện tích đất tự nhiên là 37,09 ha; trong đó: diện tích đất ở là 5,25 ha, đất sản xuất là 31,57 ha, còn lại là đất khác; bình quân diện tích đất sản xuất đạt 0.3 ha/01 hộ gia đình.

c) Vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp thôn 5, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

- Phía Nam giáp biên giới Lào.

- Phía Đông giáp xã Hồng Vân, huyện A Lưới.

- Phía Tây giáp thôn 7, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.



3. Xã Hương Thọ thuộc thị xã Hương Trà:

Hương Thọ là một xã miền núi, nằm phía Đông Nam thị xã Hương Trà, cách thành phố Huế 12km; tổng diện tích tự nhiên là 4.715 ha, với 1.148 hộ và 5.234 khẩu. Cơn lũ lịch sử năm 1999 đã gây thiệt hại nặng nề về mọi mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và xã Hương Thọ nói riêng. Toàn xã có 681/913 hộ bị hư hại về nhà cửa, đất đai bị sạt lở và hầu hết các hộ gia đình đều bị thiệt hại về tài sản. Theo thống kê thiệt hại có: 255 nhà bị trôi, 132 nhà bị sập, 108 nhà bị hư hỏng; nhà phụ có: 241 nhà bị trôi, 222 nhà bị sập, 50 nhà bị hư hỏng, trên 100 hộ sống ven sông suối bị sạt lở không có đất để ở, nhiều công trình hạ tầng bị hư hỏng nghiêm trọng.

Sau lũ lụt, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã vận động nhân dân và huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, dần dần ổn định cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, có trên 100 hộ của xã Hương Thọ sống ven sông, suối nhà bị cuốn trôi, đất bị sạt lở nên không có nơi để ở; do vậy, ngày 03/4/2000 UBND tỉnh đã có Quyết định số 812/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu Tái định cư Hương Thọ (công trình khắc phục lũ lụt).

Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, chính quyền xã Hương Thọ đã tiến hành thông báo nhu cầu tái định cư và bình xét để cấp đất cho các hộ xây dựng nhà cửa và ổn định cuộc sống. Theo đó, đã bình xét cấp đất cho 112 hộ ở các thôn bị ảnh hưởng (Thạch Hàn, La Khê Trẹm, La Khê Bãi, Liên Bằng). Đến nay, thôn đã có 132 hộ, 596 nhân khẩu.

Theo Quyết định số 2240/2000/QĐ-UB ngày 28/8/2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê chuẩn số thôn, khu vực các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Trà (nay là thị xã Hương Trà) thì xã Hương Thọ có 09 thôn; tuy nhiên, trên thực tế ngoài 09 thôn được công nhận trên thì còn thôn Hòa An (khu tái định cư) chưa có quyết định công nhận. Mặc dù vậy, ở đây vẫn có Chi bộ, Trưởng thôn, các ban, ngành, đoàn thể và hàng năm, UBND xã phải chi ngân sách để trả sinh hoạt phí cho các hoạt động của thôn nên gặp khó khăn về ngân sách. Vì vậy, việc thành lập thôn mới Hòa An thuộc xã Hương Thọ là hết sức cần thiết; xã Hương Thọ xin thành lập thôn mới với các nội dung chủ yếu sau:

a) Thành lập thôn tái định cư mới Hòa An với quy mô 132 hộ và 596 khẩu.

b) Diện tích đất tự nhiên là 327 ha, trong đó: diện tích đất ở là 6,5 ha, đất sản xuất là 320,5 ha; bình quân diện tích đất sản xuất đạt 2,4 ha/01 hộ gia đình.

c) Vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp thôn Hải Cát 2, thôn Liên Bằng, xã Hương Thọ.

- Phía Nam giáp xã Bình Thành, thị xã Hương Trà.

- Phía Đông giáp thôn Liên Bằng, xã Hương Thọ.

- Phía Tây giáp xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.



4. Xã Phong Xuân thuộc huyện Phong Điền:

Xã Phong Xuân là xã miền núi, nằm về phía Tây Nam huyện Phong Điền, cách trung tâm huyện khoảng 14 km. Tổng diện tích tự nhiên là 15.667,31 ha, dân số hiện nay là 1.333 hộ với 5.909 nhân khẩu, được phân bổ trên 15 thôn và khu tái định cư.

UBND huyện Phong Điền có chủ trương về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để khai thác mỏ đá vôi phục vụ cho Nhà máy Xi măng Đồng Lâm trên địa bàn xã Phong Xuân (theo Quyết định số 1120/QĐ-UBND, ngày 12/6/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình hạ tầng khu tái định cư mỏ đá vôi dự án nhà máy Xi măng Đồng Lâm); đến nay, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã hoàn thành, các hộ dân thuộc thôn Điền Lộc, Quảng Lộc, Quảng Lợi đã được di dời lên khu tái định cư và ổn định cuộc sống.

Do vị trí khá phức tạp nên rất khó khăn trong việc quản lý và tổ chức sinh hoạt cho cộng đồng dân cư ở khu tái định cư này. Hiện nay, tuy đã hình thành khu tái định cư và dân cư đã di dời lên sống nhưng các hệ thống tổ chức chính trị vẫn chưa hình thành; việc quản lý, điều hành dân cư còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Vì vậy, xã Phong Xuân xin thành lập thôn mới với các nội dung chủ yếu sau:

a) Thành lập thôn tái định cư mới Xuân Điền Lộc với quy mô 105 hộ và 424 khẩu.

b) Diện tích đất tự nhiên là 22,175 ha; trong đó: diện tích đất ở là 5,25 ha, đất sản xuất là 8,471 ha, còn lại là đất khác; bình quân diện tích sản xuất đạt 0,1 ha/ hộ gia đình.

c) Vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp Tỉnh lộ 9 (thôn Quảng Lợi), xã Phong Xuân.

- Phía Nam giáp Tỉnh lộ 11B (thôn Phước Thọ), xã Phong Mỹ.

- Phía Đông giáp thôn Điền Lộc, thôn Quảng Lợi, xã Phong Xuân.

- Phía Tây giáp Tỉnh lộ 11B (thôn Phước Thọ), xã Phong Mỹ.



IV. ĐỐI VỚI VIỆC SÁP NHẬP THÔN

Xã Quảng Ngạn là xã biên giới biển, nằm về phía Đông của huyện Quảng Điền, có 1.110 ha diện tích đất tự nhiên, với 1.617 hộ với 7.235 khẩu; phân bố trên 10 thôn, chia thành 03 vùng khác nhau (03 thôn vùng nông nghiệp, 02 thôn vùng đầm phá và 05 thôn vùng biển), gồm: Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn Đông Hải, thôn Tân Mỹ BC, thôn Tân Mỹ A, thôn Trung Hải, thôn Tây Hải, thôn 13 và thôn Vĩnh Tu.

Trong đó, thôn Trung Hải là thôn vùng biển, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào việc đánh bắt hải sản. Vài năm lại đây, do không đáp ứng được đời sống nên đa số người dân đã chuyển đi nơi khác sinh sống; toàn thôn còn lại 17 hộ với 105 nhân khẩu, chủ yếu là người già và trẻ em. Bên cạnh đó, Ban điều hành thôn lại hoạt động không hiệu quả, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước còn chưa tốt; hơn nữa, đây là thôn không có chi bộ.

Vì vậy, để tập hợp sức mạnh quần chúng nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, việc sáp nhập thôn Trung Hải vào thôn Tân Mỹ A thuộc xã Quảng ngạn là rất cần thiết và phù hợp với việc quản lý của xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền.

Xã Quảng Ngạn sáp nhập thôn trên cơ sở chuyển 17 hộ, 105 khẩu của thôn Trung Hải vào thôn Tân Mỹ A (158 hộ, 814 khẩu); sau khi sáp nhập vào thôn Tân Mỹ A, thôn mới có 175 hộ, 919 khẩu.

1. Diện tích tự nhiên của thôn mới sáp nhập: 56,1 ha.

2. Vị trí địa lý của thôn mới sáp nhập:

- Phía Bắc giáp Biển Đông.

- Phía Nam giáp thôn 3, xã Quảng Ngạn.

- Phía Đông giáp thôn Tân Mỹ BC, xã Quảng Ngạn.

- Phía Tây giáp thôn Tây Hải, xã Quảng Ngạn.

Như vậy, tổng số thôn, tổ dân phố thành lập mới là 05 (04 khu tái định cư mới và sáp nhập 01 thôn). Sau khi được thành lập, toàn tỉnh sẽ tăng thêm 03 thôn, tổ dân phố.

Đối chiếu với các quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV thì toàn bộ các thôn, tổ dân phố thành lập mới và sáp nhập nói trên đều đủ điều kiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.




Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- Như trên; CHỦ TỊCH

- BTV Tỉnh ủy; (Đã ký)

- TT. HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cao

- UBMTTQVN tỉnh;

- CT và các PCT UBND tỉnh;

- Các Ban HĐND tỉnh;

- Các đại biểu HĐND tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã và thành phố;

- CVP, các Phó CVP và CV;



- Lưu: VT, NV.


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013

tải về 53.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương