TỦ SÁch thăng tiến giáo dân giáo dân hợp tuyển số 12 tháng 8/2014 VỚi chủ ĐỀ giáo dục gia đÌNH



tải về 0.52 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.52 Mb.
#1396
1   2   3   4   5   6

[Sưu tầm của GDHT]


III. CON CÁI MONG ƯỚC GÌ Ở CHA MẸ?

Cha mẹ thường chỉ tập trung vào hành vi của con cái mà quên chú ý đến cách cư xử của mình. Trong một cuộc khảo sát tiến hành ở 100.000 đứa trẻ với câu hỏi con cái cần gì nhất ở cha mẹ, 10 câu trả lời dưới đây rất đáng cho các đấng sinh thành suy ngẫm.



1. Không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng

Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố mẹ. Cách bạn giải quyết những mâu thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy kiềm chế và xử lý bất đồng trong ôn hoà, nhã nhặn.



2. Muốn cha mẹ đối xử công bằng giữa các thành viên

Đối xử công bằng với con cái không phải là cào bằng mọi thứ. Mỗi đứa con là một cá thể độc lập, nhưng tất cả chúng đều cần tình yêu thương và sự cảm thông như nhau.



3. Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật

Khi bạn bảo người tiếp thị qua điện thoại rằng bạn không có ở nhà nhưng thực tế bạn đang ngồi cạnh các con trong phòng khách, bạn đã gieo vào đầu con ý nghĩ không tốt về sự nói dối của người lớn.



4. Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng

Khi bạn có lòng khoan dung với mọi người, trẻ sẽ học được điều đó và áp dụng trong cách cư xử với những người xung quanh.



5. Niềm nở với bạn bè của con

Nếu con đưa bạn về nhà chơi, bạn sẽ dễ dàng nhận biết con mình kết thân với những ai và giúp con định hướng tình bạn. Vì thế, bạn hãy rộng mở cánh cửa đón chào bạn của các con.



6. Cha mẹ xây dựng tinh thần tập thể thao cho con cái

Mọi thành viên trong gia đình sẽ có trách nhiệm với nhau hơn, gắn bó hơn. Ý thức tập thể sẽ giúp con bạn phát triển tốt hơn trong môi trường học đường.



7. Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con

Có bao giờ bạn cảm thấy có lỗi khi nói với con: "Bây giờ bố mẹ bận lắm. Chúng ta hãy nói về việc này sau nhé!". Và vấn đề ấy bị lãng quên, không được đề cập đến dù thời gian "sau này" không biết đã qua bao nhiêu lần. Hãy dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của con cái. Nếu bạn không có câu trả lời thì nên ghi nhận lại và giúp con tìm lời giải đáp sau.



8. Không kỷ luật con trước mặt người ngoài

Cha mẹ có thể phạt trẻ khi cần thiết nhưng không nên thực hiện trước mặt người lạ, đặc biệt là bạn bè của con. Chúng cũng cần được tôn trọng và đối xử như người lớn.



9. Tập trung vào ưu điểm hơn là khuyết, nhược điểm của con

Bạn hãy ghi nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt của con và lựa lúc thích hợp chỉ ra cho chúng thấy để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu.



10. Cha mẹ nhất quán và kiên định

Đôi khi sự linh động và mềm dẻo của bạn không làm hỏng trẻ, nhưng cần cho con cái hiểu tình yêu mà bạn dành cho chúng không thay đổi và những nguyên tắc, những giới hạn bạn đặt ra cho trẻ là nhất quán.



(Theo Phụ nữ Việt Nam)

[Sưu tầm của GDHT]

IV. GƯƠNG SÁNG CHO TRẺ

Nhớ rằng con cái học bằng cách quan sát bạn, kể cả khi bạn không biết điều đó. Vì vậy, hãy trở thành hình mẫu lí tưởng cho trẻ noi theo. 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn.



1. Thẳng thắn về nguyên tắc của gia đình

- Đừng nhầm tưởng rằng lũ trẻ đã nắm được tất cả các nguyên tắc không được đi chơi về muộn, không được hút thuốc, phải dọn dẹp và quét tước nhà cửa...

- Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ về những đề tài đó. Dạy cho trẻ những nguyên tắc làm người quan trọng như trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao.

2. Chăm sóc cơ thể mình

- Hãy chăm sóc bản thân bằng cách duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, và dành thời gian để nghỉ ngơi. - Trẻ sẽ học theo và dần dần ý thức được rằng chúng phải yêu quí và chăm sóc bản thân mình. Nhờ đó, lòng tự trọng, tự tôn của trẻ sẽ phát triển và bạn cũng khỏe lên rất nhiều.



3. Đánh giá cao tính độc lập

- Qua hành động và lời nói của mình, hãy cho trẻ biết rằng bạn không cần phải đi theo số đông, mà bạn thích được đưa ra ý kiến của riêng mình.



4. Tấm gương tốt trong sử dụng thuốc

- Thận trọng khi dùng thuốc (chỉ uống theo đơn của bác sĩ, không lạm dụng), chứng tỏ bạn có thể chịu đựng được những cơn đau hay căng thẳng nhẹ mà không cần viện đến thuốc. Dạy cho trẻ biết không bao giờ được uống thuốc nếu chưa được sự cho phép của bạn.



5. Kiểm soát khi uống rượu

- Uống rượu điều độ và tránh biện hộ cho biểu hiện quá chén của mình (ngày hôm nay của ba/mẹ tệ quá, công việc làm ăn không được suôn sẻ…).

- Cách bạn uống rượu sẽ ảnh hưởng tới các con. Không bao giờ cho phép trẻ pha rượu hay mời rượu khách giúp bạn, và cũng không bao giờ được mời rượu chúng, cả bia và rượu vang cũng không.

6. Giải quyết tốt khó khăn

- Nếu bạn bị stress hay gặp rắc rối trong cuộc sống, hãy thẳng thắn nói với con cái của bạn. Trẻ cần được biết rằng những khó khăn như vậy là một phần tất yếu của cuộc sống. Cách đương đầu và giải quyết khó khăn mới là điều quan trọng.



7. Chia sẻ

- Có thể bạn đang cố gắng giảm cân, bỏ thuốc hay áp dụng một lối sống lành mạnh hơn. Khi bạn đang nỗ lực thay đổi thói quen của mình, hãy cởi mở chia sẻ điều đó với con cái của bạn.

- Khi bạn gặp thất bại hay không thực hiện được mục tiêu mình đề ra, hãy cho trẻ biết. Điều đó khiến trẻ cảm thấy dễ dàng hơn khi kể với bạn về lỗi lầm của chúng.

- Thẳng thắn bàn về tiến trình thực hiện mục tiêu cũng là cách giúp bạn truyền cho trẻ một thông điệp quan trọng: thay đổi không phải là điều dễ dàng và sai lầm là cơ hội tuyệt vời để chúng ta học tập.



8. Yêu và qúy trọng các thành viên.

- Cho trẻ biết là bạn rất thích cả gia đình quây quần đầm ấm, vui chơi cùng nhau. Lập kế hoạch làm những điều đặc biệt như xem phim, đến thăm bảo tàng, nghỉ hè ở biển, tới thăm ông bà nội ngoại. Tham gia các hoạt động vui chơi như cả nhà cùng đi ăn kem, đi bộ trong công viên, hay đi mua sắm.



9. Thảo luận với trẻ

- Về hình ảnh rượu, thuốc là và các chất kích thích xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, về những hình ảnh hay thông điệp mà trẻ xem và cảm nhận được từ ti vi, âm nhạc, phim ảnh, và các phương tiện truyền thông khác.

- Có thể trẻ đã tán dương quá mức tác dụng của rượu và các chất kích thích. Hãy cho trẻ biết điều bạn nghĩ và dạy cho trẻ cách nhìn nhận mặt trái của những hình ảnh rạng rỡ, quyến rũ đó.

10. Quan tâm

- Tới các hoạt động của con ở trường và tới cộng đồng. Hãy ủng hộ các chương trình hỗ trợ và phát triển dành cho trẻ em do trường học và cộng đồng phát động. Hãy là một tình nguyện viên tích cực và dành thời gian cho các hoạt động đó.

- Tới dự đầy đủ các buổi họp phụ huynh, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa ở trường nhằm chứng tỏ rằng bạn quan tâm tới trẻ. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy cố gắng liên lạc thường xuyên với các phụ huynh khác để chia sẻ ý kiến về việc chăm sóc trẻ, hay làm sao để trở thành tấm gương tốt cho trẻ.

(Theo Dân trí/15/1/2007)

[Sưu tầm của GDHT]

V. DẠY CON LÒNG NHÂN ÁI

Tâm hồn trẻ thơ trong trẻo như tờ giấy trắng, trẻ sẽ nhanh chóng tiếp thu những điều hay lẽ phải nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng cách. Muốn nuôi dưỡng lòng nhân ái cho con, hãy khơi dậy đức tính đó ở con ngay từ bây giờ bạn nhé.

▪ ▪ Giúp đỡ người già

Hãy bắt đầu bài học về lòng nhân ái từ chính gia đình bạn. Luôn khuyến khích con giúp đỡ ông bà những việc nhỏ như cùng ông chăm sóc cây cảnh, hay đọc báo giúp bà.

▪ Xa hơn, hãy chỉ cho con biết những hành động như nhường chỗ cho người cao tuổi trên xe buýt hay dắt họ qua đường là một nghĩa cử đẹp mà con nên thực hiện thường xuyên.

▪ Truyền cho con lòng thương cảm người già neo đơn, những cụ già ăn xin lang thang trên phố. Chính từ những rung động sâu sắc đó, con trẻ sẽ ý thức được trách nhiệm đối với mọi người xung quanh.

▪ ▪ Giúp đỡ hàng xóm

Luôn khuyên con bạn nên sống chân thành với những người hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với bạn bè cùng lứa quanh xóm hay đơn giản là động viên trẻ cùng tham gia những buổi làm vệ sinh đường phố, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

▪ ▪ Quyên góp quần áo cũ, tiền cứu trợ

Kể cho con những câu chuyện về người nghèo, trẻ em khuyết tật nhưng ham học, đồng bào bị lũ lụt trên đất nước. Giúp con thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn, mất mát của những số phận kém may mắn hơn mình. Từ đó, khuyến khích con quyên góp quần áo cũ không mặc tới hay tiền tiêu vặt con tiết kiệm được để ủng hộ đồng bào ruột thịt.

▪ Bằng những hành động thực tế, con trẻ sẽ hình dung được cụ thể câu nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Sự đóng góp nhỏ bé của con sẽ góp phần bù đắp những thiệt thòi mà ở đâu đó vẫn có nhiều người phải gánh chịu.

▪ ▪ Hiến máu nhân đạo

Hãy đưa con đến trung tâm hiến máu cùng bạn và nói cho trẻ biết đây cũng là một cách bạn làm để giúp đỡ mọi người. Giải thích cho trẻ tầm quan trọng của việc cho máu và vì sao bạn lại chọn cách này để chia sẻ với những người bệnh. Cho con đọc những ấn phẩm, tờ rơi về việc hiến máu nhân đạo nhằm đưa con tiếp cận với hoạt động xã hội có ích này.

▪ ▪ Yêu thương động vật

Lòng nhân ái không chỉ thể hiện ở tình yêu thương giữa người với người, nó còn phản ánh ở cách trẻ đối xử với vật nuôi nói riêng hay thái độ với việc bảo vệ động vật nói chung.

▪ Cách tốt nhất để khơi dậy tình yêu với động vật là tăng cơ hội tiếp xúc với môi trường tự nhiên cho trẻ bằng cách nuôi cún, nuôi mèo nhỏ trong nhà, hướng dẫn trẻ cách chăm sóc chúng hoặc thường xuyên đưa trẻ tới vườn thú để trẻ tìm hiểu về thế giới loài vật.

▪ Truyền cho trẻ lòng nhân ái từ những bài học nho nhỏ và thực tế. Hãy mở lòng và không ngại cho đi chừng nào còn có thể, ta sẽ nhận được những niềm vui, những nụ cười hạnh phúc của mọi người xung quanh. Đó là món quà giá trị nhất mà cuộc đời ban tặng cho mỗi người.

Têrêsa Trinh

[Sưu tầm của GDHT]

VI. CON HƯ CÒN TẠI… CHA MẸ

(www.thegioimevabe.com)

Ngày nay nhiều ông bố bà mẹ thường than vãn rằng sao bọn trẻ bây giờ “không ngoan như ngày xưa”, “không chịu nghe lời cha mẹ”, “chả biết làm gì”… Tuy nhiên, bên cạnh những lời trách móc ấy, các bậc phụ huynh có nghĩ rằng mình cũng có một phần trách nhiệm.

▪ ▪ Con là công chúa của mẹ

Đi làm dâu chưa đầy 1 năm, Hòa đã bị mẹ chồng “đánh tiếng” trả về nhà mẹ đẻ chỉ vì “tội không biết làm gì”. Mặc dù xót con gái, nhưng bà Quyên vẫn phải nhẫn nhịn và sang nói khó với bà thông gia, bởi bà là người hiểu con gái mình hơn ai hết. Trước khi con gái đi lấy chồng, bà đã biết chắc rằng: “ai lấy nó cũng chả sung sướng gì”. Ngày vẫn “ở nhà với mẹ”, Hòa luôn là đứa con được bố mẹ cưng chiều nhất nhà. Dù đã 25 tuổi nhưng cô chưa bao giờ biết đến việc quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo… Tệ hơn, những hôm đi chơi về muộn, bố mẹ để phần cơm, hôm nào không ăn thì vẫn nguyên mâm cơm đến sáng, còn nếu có ăn thêm thì bát bẩn, thức ăn thừa cũng vẫn được “giữ nguyên vị trí” để sáng hôm sau… bố mẹ rửa.

▪ Không lo công ăn việc làm, sáng nào cũng vậy, 10h sáng cô mới bình minh, chờ đến giờ cơm là xuống ăn, ăn xong đã có bố mẹ dọn rửa. Chả khác gì đi ăn tiệm, mà đi ăn tiệm phải mất tiền mới được phục vụ, còn ở nhà, bố mẹ cô “phục vụ miễn phí”. Khi hàng xóm chứng kiến cảnh ấy đã vài lần nhắc nhỏ mẹ cô “Chiều quá hóa hư đấy”! Nhưng bà Quyên bình thản giấu giếm “đâu có, cháu nó vẫn làm đấy chứ…”

▪ Không chỉ có vậy, cô con gái rượu được chiều chuộng đến mức trở nên ích kỷ, cô chỉ biết lo chưng diện cho bản thân, bố mẹ ốm không hỏi han, không bao giờ cô biết mua đồng quà tấm bánh về cho gia đình. Đi không hỏi về không chào, Hòa trở thành một “bà tướng” trong nhà. Nhưng điều đáng nói là mặc dù thấy “chướng tai gai mắt”, bà Quyên không hề mắng hay khuyên nhủ, dạy dỗ con để Hòa “được đằng chân lân đằng đầu”, bố cô nói mấy câu khó nghe cô đã bỏ nhà đi hàng tuần lại còn gọi điện thoại cho bố với giọng đầy thách thức “Con thuê nhà trọ ở rồi, bố đừng gọi con nữa, con không về đâu”. Thế là ông bà Quyên lại cuống cuồng đi tìm con rồi không bao giờ dám nặng lời với "con gái rượu" nữa.

▪ Trường hợp nhà ông Dũng cũng không kém phần là mấy. Cô con gái 15 tuổi đã bỏ nhà đi theo bạn trai năm lần bảy lượt. Mỗi lần bố mẹ mắng là mỗi lần Phương đòi tự tử: “Bố mẹ có muốn con chết không, con sẽ chết trước mặt cho bố mẹ xem”. Cô đứng trên tầng ba vừa ra vẻ chuẩn bị nhảy xuống, vừa nói như thách thức.

▪ Đấy là hậu quả của việc chiều con quá mức của các ông bố bà mẹ. Vì con gái xinh xắn, vì được bà con hàng xóm khen ngợi, nên các bậc phụ huynh tự cho con mình là “cành vàng lá ngọc”, đã “làm hỏng” chính con mình. Cô gái 15 tuổi kia, mới học lớp 10, xong bố mẹ cô đã phải chạy vạy chuyển hết trường nọ đến trường kia chỉ vì tai tiếng “chơi bời” của con gái, vài ba tháng lại theo bạn trai bỏ vào miền Nam. Chỉ biết chiều con, đáp ứng mọi yêu cầu bất chấp đúng sai mà không phân tích cho con hiểu thế này là nên, thế kia là không nên… Để rồi đến một ngày không phải vì bố mẹ mắng chửi hay đánh đập mà do nông nổi, thiếu hiểu biết cô gái xinh xắn ấy đã cùng người yêu kết thúc đời mình bằng thuốc chuột mà nguyên nhân “chỉ vì 2 đứa cãi nhau”.

Thương thì ít mà trách thì nhiều, bởi “lỗi” này đâu phải chỉ tại mình con…

▪ ▪ Tâm lý “sổ lồng” sau khi “thoát khỏi” lối giáo dục hà khắc

Đây là tình trạng rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Trái ngược với những ông bố bà mẹ chiều con như chiều “ông hoàng, bà chúa” là những bậc phụ huynh quá khắt khe với con: Ép con vào lối suy nghĩ của mình, vào những khuôn khổ do chính mình đưa ra. Không quan tâm xem con mình nghĩ gì, sở thích ra sao và thực tế như thế nào, chị Từ, một giáo viên dạy nghề, đã biến hai cậu con trai của mình thành những đứa trẻ thụ động. Con đường đi đi về về của hai anh em Linh (Linh học lớp 11, Phương học lớp 8) chỉ là lên xe mẹ đưa đi học và lên xe mẹ đưa về nhà, về đến nhà thì chơi trong nhà, nhiều hôm mẹ có việc đến đón muộn, Phương vẫn đứng chờ ở cổng trường vì nghe lời mẹ dặn “không được tự ý đi về” (mặc dù nhà cách trường mấy trăm mét).

▪ Khi còn nhỏ, 2 anh em răm rắp nghe theo mẹ không kêu ca hay phàn nàn bất cứ điều gì, chúng học giỏi, ngoan ngoãn, gặp người lớn đều chào lễ phép… Nhưng ngoài việc học, việc chào, Linh và Phương chỉ biết có vậy, hỏi có bạn không, cả hai cùng lắc đầu, hỏi có biết chơi trò chơi hay thể thao gì không, cũng không. Không hoạt động trường lớp, tổ dân phố, không giao du bạn bè, không biết làm bất cứ việc gì ngoài việc học…

▪ Ngày Linh vào đại học thì cũng là lúc Phương bước vào trường cấp 3, lúc này mẹ bận rộn hơn, 2 anh em đều có xe riêng tự túc đi học. Như chim được sổ lồng, các em bước vào môi trường mới, mọi thứ thật lạ lẫm, và càng lạ bao nhiêu thì lại càng thu hút và hấp dẫn hai anh em bấy nhiêu. Đỗ đại học, thực hiện xong nguyện vọng của bố mẹ, Linh bỏ bê học hành, bắt đầu học cách chat, cách chơi điện tử,… Còn Phương, sau vài lần bạn đến nhà rủ đi học, đi sinh nhật, bị mẹ nói dối “Phương không có nhà”, cậu liền “tranh thủ” lúc mẹ đi làm "chuồn” ra khỏi nhà đi chơi, có những hôm đi nắng quên ăn, cậu bị cảm nắng, may đã được hàng xóm cấp cứu kịp thời.

▪ Cưng chiều con là thiên chức của cha mẹ, nhưng phải biết lúc nào, việc nào nên cưng chiều. Chúng ta không thể để trẻ muốn gì được nấy. Nếu vậy trẻ dễ sinh ra tính háo thắng, tự mãn. Các hoàng tử, công chúa ấy ra xã hội khi gặp cảnh trái ý, nghịch lòng dễ sinh ra chán nản, không đủ mạnh mẽ để chống đỡ những sóng gió của cuộc đời.

(23/10/2007)



[Sưu tầm của GDHT]

VII. GIỚI HẠN ĐÒN ROI

Con trẻ không cần roi vọt, nhưng rất cần sự nghiêm khắc của cha mẹ. Làm bố mẹ không đơn giản chút nào. Những ông bố bà mẹ đều phải học hỏi kinh nghiệm và cách dạy bảo con cái.

▪ ▪ Với trẻ từ 2-2,5 tuổi

- Việc đánh mắng, trừng phạt dường như vô nghĩa vì bài học duy nhất mà trẻ có thể rút ra là: "Mình hư quá, chẳng ai yêu mình cả". Ở tuổi này, khi nhìn thấy hậu quả ở một hành động tai hại của mình, như rạch nát tấm khăn trải bàn, trẻ vẫn chưa hiểu gì. Trong đầu bé vẫn băn khoăn: "Mình đã làm gì với con dao vậy? Sao cái khăn lại rách khi mình cứa con dao lên đó?...

- "Nói chung, với tuổi này ta chỉ có thể dạy trẻ làm chủ bản thân và mọị thứ xung quanh bằng những lệnh cấm, những giới hạn hợp lý, rõ ràng.

▪ ▪ Từ 2,5-4 tuổi

- Trẻ bắt đầu nhận thức được "bản quyền" hành vi của mình, hiểu được việc làm nào khiến người lớn hài lòng, hành vi nào khiến họ tức giận. Mặc dù vậy, khả năng điều khiển của trẻ vẫn chưa hình thành đầy đủ. Chúng rất hay có những "sáng kiến" khiến cha mẹ phải điên đầu, không phải do cố tình mà là do trẻ vẫn còn bị lẫn lộn giữa thực tế với trí tưởng tượng.

- Cha mẹ cần tìm ra động cơ khiến trẻ có hành vi sai rồi nghĩ cách giúp con khắc phục chứ đừng vội chỉ trích hay chút giận lên đầu chúng. Ở tuổi này trẻ rất hay có hành động trái ngược với bố mẹ để tỏ ra mình độc lập, để khám phá khả năng của bản thân. Nếu khi đó người lớn cứ "truy xét" thì trẻ rất dễ "nổi cơn tam bành". Tốt nhất, hãy biến những chuyện ngược ngạo của trẻ thành trò vui hoặc làm ngơ vì hành động "càn rở" này chỉ mang tính chất nhất thời và sẽ mau chóng qua đi.

▪ ▪ Khi được 4-6

- Tuổi trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc kiềm chế hành vi của mình, mặc dù đã phân tích được đúng sai. Dẫu biết không nên trốn đánh răng buổi sớm nhưng trẻ vẫn cứ làm, rồi sau đó lại ân hận. Ở tuổi đã bắt đầu tiếp cận với điều tế nhị, phức tạp trong cuộc sống nên đôi khi trẻ nhận thấy khái niệm "xấu", "tốt" rất... linh tinh.

- Vừa nghe mẹ động viên bà nội rằng sức khỏe của bà đang tiến triển tốt rồi ngay sau đó trẻ lại nghe mẹ than với láng giềng: "Tình hình bà gay lắm!"... Thế mà mẹ vẫn dạy con không được nói dối (!) Do đó, bạn cần giúp con ở tuổi này biết thích ứng với hoàn cảnh, giải thích cho con cái gì, ở đâu, tại sao không nên làm và cái gì, ở đâu, với ai có thể làm và nên làm.

▪ ▪ Sau 6 tuổi

- Trẻ đã có khả năng điều khiển bản thân và biết "phanh" những hành vi sai trái lại. Bạn cần khuyến khích và rèn luyện thói quen này ở trẻ bằng cách kiểm tra hành vi của con. Tuy nhiên đừng vội chất lên vai trẻ quá nhiều trách nhiệm, đừng đòi hỏi trẻ phải xử sự như một người lớn mà hãy giúp con học hỏi dần dần. Nên nhớ, trẻ chỉ có thể chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi của mình khi đã 18 tuổi.

- Cần lưu ý khi trẻ đang rầu rĩ về tội lỗi của mình, cha mẹ đừng nên trách mắng khiến chúng đau khổ thêm. Hãy giúp con hiểu sự việc ít nhiều đã ổn hơn, rằng ai cũng có sai lầm và biết nhận lỗi để sửa là tốt. Con bạn sẽ nhanh chóng học được cách tự phê bình và có thái độ thích hợp hơn đối với hành vi của bản thân.



(Theo tin tuc online/14/12/2006)

[Sưu tầm của GDHT]
Địa chỉ liên lạc

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Email: hnoivnguyen@yahoo.ca

Đt 098 648 0337



Chủ đề GDHT số 13 (tháng 12/2014)

TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIÁO XỨ

VÀ CỘNG ĐOÀN

 

VIII. Hai Ông Nội (Truyện ngắn)

Cu Tiến đi học về quẳng cặp sách ở bàn chạy vào phòng đóng sập cửa lại. Ông nội gọi:

- “Tiến ơi! Dậy ăn cơm con”.

Cửa vẫn đóng im thin thít. Ông nội đẩy cửa bước vào thấy Tiến nằm úp mặt trên gối khóc rung cả người, tiếng khóc cứ bật ra từng chuỗi. Ông nội đứng bên lay Tiến:

- “Sao vậy con? Hay lại bị thằng Thắng đánh. Cái thằng ác nhân thấy thằng nhỏ hiền lành cứ bắt nạt”.

Ông nội ngồi bên Tiến nựng mãi nó mới bật ngồi dậy.

- “Sao? Con nói ông nội nghe nào? Sao con lại khóc?” Tiến bật òa lên nức nở:

- “Con bị điểm hai”. Ông nội dồn dập:

“Môn gì?” Tiến vừa khóc vừa lấy tay chùi nước mắt vẻ tủi thân

- “Dạ! Môn Văn”. Ông nội ngạc nhiên:

- “Lại môn Văn hả? Tại sao vậy?” Tiến thút thít:

- “Vì con thương ông nội, con viết về ông nội…”

Ông nội thấy xót xa nhưng vẫn trấn an cu Tiến:

- “Thôi con nín đi, bây giờ con đi ăn cơm với ông bà, chiều ông chở con đi học thêm. Đâu, con đưa bài của con cho ông coi”.

Tiến chừng như biết nhiệm vụ buổi chiều của mình, nên đi rửa mặt rồi đưa bài văn cho ông coi, nó đưa thêm cho ông quyển Những bài văn mẫu. Nó nói:

- “Cô giáo bắt cả lớp con làm theo bài văn mẫu trong quyển này ông nè”.

Buổi chiều đưa cháu đi học thêm xong, trở về nhà ông nội ngồi đọc bài văn của cháu mình. Với đề bài: “Em hãy tả ông nội em”. Tiến làm bài văn như sau:

Do chưa có tiền mua nhà nên ba má và em ở chung với ông bà nội.

Ông nội em ngoài bảy mươi tuổi, người gầy gò, lưng hơi còng và thường xuyên đeo mắt kính. Ông nội làm nghề viết báo, viết từ khi còn thanh niên tới giờ về hưu vẫn viết. Có khi ông còn đi xa nhà mấy ngày mang theo sổ tay, viết. Đi về ông lại ngồi vào bàn viết. Khi có bài được đăng ông mừng lắm, đôi lúc có tiền nhuận bút ông còn cho em để ăn sáng. Ông nội em là vua công nghệ thông tin, ông thường ngồi bên máy vi tính để viết bài và xem tin tức, hình ảnh. Ông nội em giỏi tiếng Anh, mỗi lần gặp người nước ngoài ông nói xi la xi lô em chả hiểu cái gì. Tính ông rất vui, ông hay kể chuyện cười cho em nghe, hai ông cháu cùng cười. Nhưng ông hay quên. Có bữa ông luộc rau muống khi gắp rau ra thấy nguyên cả cái gọng kính đã cong queo và hai mắt kính thì rớt ra nằm dưới đáy nồi, may mà nó không chảy thành nước…”

Đọc đến đây ông bỗng bật cười, cha cái thằng, hóm đấy chứ. Ông đọc tiếp:

Có bữa ông mải làm việc em mời ông xuống ăn cơm mấy lần mà ông chả nghe thấy gì ráo trọi. Ông thường dặn em đi ra ngoài đường phải chú ý xe cộ, nên chọn bạn tốt mà chơi, ngồi học ở lớp phải tập trung, ở nhà thì làm xong bài rồi mới được đi chơi. Em rất thích nghề của ông, sau này lớn lên em sẽ theo nghề viết báo nhưng mẹ em bảo nghề của ông ít tiền và vất vả lắm, ráng học cho giỏi sau này làm kinh tế dễ kiếm tiền hơn. Còn ông thì khuyên em lớn lên làm nghề gì cũng được nhưng trước hết phải học cho giỏi.

Ông nội đối với em là một thần tượng. Em học ở ông tính ham đọc, ham học, chăm chỉ làm việc dù em biết ông nội nhiều bệnh”.

Đọc hết bài văn, ông nội gật gù: trẻ con bây giờ biết nhiều hơn mình hồi trẻ. Ông đọc tiếp bài văn mẫu. Bài văn mẫu như sau:

Mùa hè vừa rồi em được nghỉ một tháng. Ba đưa em về quê chơi với ông nội. Ông nội hiện ở với vợ chồng cô Út.

Ông nội em năm nay đã hơn bảy mươi tuổi, ông làm ruộng từ hồi còn trẻ, vì làm quen với sự vất vả nên đến giờ da dẻ ông vẫn hồng hào, bắp thịt săn chắc. Hàng ngày vợ chồng cô Út ra đồng, ông lại ra ngoài vườn xới đất, nhổ cỏ, bón phân, tưới tắm cho mấy luống rau và hơn chục gốc mận, gốc bưởi. Ông tỉ mẩn bắt từng con sâu, nhổ từng bụi cỏ.

Tuy chỉ học trường làng nhưng ông lại thuộc rất nhiều ca dao, cổ tích. Buổi chiều mùa hè gió từ sông thổi vào lồng lộng, ông và em nằm trên bộ phản, ông kể cho em nghe chuyện Thạch Sanh, Lý Thông, chuyện Thánh Gióng. Em vô cùng thích thú và nhớ mãi những câu chuyện ấy.

Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý ông nội vì ông nội hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn là ông giúp đỡ chẳng quản vất vả sớm khuya. Ông nội thường khuyên con cháu phải thương người như thể thương thân và đối xử với láng giềng phải có tình có nghĩa.

Một tháng nghỉ hè về quê sống với ông nội em càng thêm yêu quý ông và học hỏi được nhiều bài học quý báu từ ông. Em chỉ mong cho ông mạnh khỏe mãi, sống vui vẻ cùng con cháu.”

Đọc hết bài văn mẫu, ông nội nhíu mày. Bài văn mẫu thật cứng nhắc, khô khan. Ông nhớ lại không chỉ có lần này, cu Tiến đã hai lần bị điểm kém. Một lần với đề văn hãy tả cô giáo em, cu Tiến tả cô giáo Thuận:

Cô giáo em đã già tóc có sợi bạc, trên vầng trán có những nếp nhăn, bên miệng cô có một nốt ruồi to như hạt đỗ. Đôi mắt cô hiền từ, giọng nói cô ấm áp…”

Bài văn ấy bị cô phê kém và cô gạch đít dưới đoạn: “bên miệng cô có một nốt ruồi” với chữ chua bên cạnh “vô lễ”. Ông nội tìm bài văn mẫu thì phải tả là: “Cô giáo em có khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa, mắt đen như hạt nhãn, hàm răng trắng bóng, mỗi khi cô cười miệng xinh tươi như một đóa hoa…”

Chao ôi, nghĩa là biến tất cả các cô giáo thành các hoa hậu như Mai Phương Thúy, Ngọc Hân… Ông đã từng đi họp phụ huynh và gặp cô giáo Thuận là cô giáo dạy lớp cu Tiến. Cô ngoài năm mươi, tóc có sợi bạc và có nốt ruồi to bên khóe miệng thật. Cu Tiến tả y chang, có sai gì đâu mà bị điểm ba.

Lại một lần khác tả chiếc cặp. Bài văn mẫu phải là: “Nhân dịp năm học mới mẹ em mua cho em một chiếc cặp. Chiếc cặp hình chữ nhật, màu đỏ có tay xách và quai đeo. Ngoài chiếc cặp có cái khóa sáng loáng. Mỗi khi mở cặp em bấm khóa nghe tanh tách rất vui tai. Chiếc cặp có ba ngăn. Ngăn trong cùng em đựng tập, ngăn giữa em đựng sách giáo khoa, ngăn ngoài cùng em bỏ viết, thước kẻ, gôm…”

Bài văn của cu Tiến là: “Nhân dịp năm học mới chị Hà – chị con bác ruột em nhường cho em chiếc cặp của chị. Mẹ em bảo thời buổi khó khăn con xài cặp cũ cho đỡ tốn tiền. Cái cặp rất bự có những năm ngăn để đựng sách vở, viết, gôm. Ngăn ngoài cùng là cái bình toong nước, do em hay khát nước phải mang theo để uống. Khi đi học em đeo chiếc cặp như cái ba lô trên vai…”

Có lẽ do đọc đoạn đầu thấy không đúng với văn mẫu nên cô đã phê: “không chịu học bài”. Hậu quả tất nhiên mà Tiến phải lãnh là điểm hai. Chết thật! Cách dạy theo bài văn mẫu này ai bày ra. Ba lần phá cách không làm theo bài văn mẫu cu Tiến đều chịu thua thiệt. Lần nào làm theo bài văn mẫu là điểm cao. Mỗi lần chuẩn bị làm văn, y như rằng ông thấy cu Tiến đi từ dưới bếp lên trên nhà, nằm trên giường hay đi toa lét cứ ôm sách đọc ra rả như con vẹt. Đọc tới độ thuộc lòng là yên tâm, điểm chín mười sẽ nằm trong tầm tay. Làm sao đây khi cứ phải dạy và học theo bài văn mẫu, ông nội cảm thấy buồn và bất lực. Đang ngồi đăm chiêu bà nội từ ngoài hiên bước vào. Vốn quan tâm đến sức khỏe của ông, bà hỏi:

- “Ông bệnh hả?” Ông đáp:

- “Tôi đang đau đầu!” Bà nói:

- “Để tôi lấy dầu ông xoa, ông nằm yên nghỉ ngơi đi, đừng làm việc nữa”. Ông nhăn mặt:

- “Tôi đâu có phải nghĩ để viết. Tôi đang buồn vì thằng Tiến nó làm bài văn bị điểm hai. Mà nó viết đúng chứ đâu có sai”. Bà xuề xòa:

- “Thôi ông ơi nó học giỏi tự nhiên là được, văn chương như ông suốt đời vẫn nghèo đó thôi”. Ông bực mình:

- “Bà thì lúc nào cũng tiền, sau này nó làm nghề gì cũng được nhưng phải học văn tốt để còn giao tiếp và viết văn bản nữa chứ! Nếu không có văn thì làm chuyên môn cũng hạn chế”.

Biết ông đang bực, bà lui vào phòng. Nhà vắng hoe, ba mẹ cu Tiến đi làm suốt ngày, cu Tiến thì đi học, chỉ có hai ông bà ở nhà mà thỉnh thoảng cũng cự lộn với nhau. Bà ấy đâu có hiểu. Ông là một nhà báo hay viết về giáo dục nên ông trăn trở đau đớn vì cách dạy học theo bài văn mẫu. Đang ngồi thừ, nét mặt ủ rũ thì ông nội mẫu tươi cười xuất hiện trước mặt ông nội thiệt.

- “Chào ông nội thiệt”.

Ông nội thiệt bừng tỉnh.

- “Chào ông nội mẫu. Trông ông khỏe quá ha, giống như Lý Đức, Phạm Văn Mách lúc về già. Nước da vẫn hồng hào, bắp thịt vẫn săn chắc. Ông có bí quyết nào vậy?”

Ông nội mẫu cười ha hả:

- “Bí quyết hả, ngày nào cũng làm vườn và làm một xị. Riêng cái vụ uống rượu thì bài văn mẫu chưa nói tới đó nha”.

Ông nội thiệt cởi áo cho ông nội mẫu thấy bộ khung xương của mình.

- “Nè, ông coi tôi ốm lắm, bị bệnh tim mạch, đau dạ dày đâu có được như ông. Tháng nào tôi cũng tới bệnh viện bác sĩ lắng tim lắng phổi, nắn bụng rồi nhấp con chuột, máy in kêu rèn rẹt nhả ra một toa thuốc bảy món về uống mệt nghỉ”.

Ông nội mẫu cười ha hả:

- “Thì người mẫu bao giờ chả khỏe hơn, giỏi hơn, đẹp hơn người thường. Tôi đố ông làm quần quật suốt ngày ở ngoài vườn được như tôi. Ông chỉ cần ngồi nhổ cỏ một buổi thôi đã đau lưng phải đi tập vật lý trị liệu”.

Ông nội thiệt đấu lại:

- “Ông là ông nội miệt vườn, tôi là ông nội thành phố! Ông lao động chân tay, tôi lao động trí óc nên sự so sánh là khập khiễng. Tôi đố ông ngồi cả buổi bàn tay gõ trên bàn phím, vừa nghĩ vừa viết bài như tôi”.

Ông nội mẫu gật gù:

- “Ờ, cái vụ đó thì tôi chịu”.

Ông nội thiệt phân trần:

- “Tôi với ông còn một số khác biệt nữa, nhưng tôi không muốn so sánh làm chi. Tuy vậy, cũng có điểm giống nhau như sống phúc hậu, thương con cháu, tình nghĩa với bà con láng giềng”.

Ông nội mẫu reo lên:

- “Phải đó!”

Ông nội thiệt trầm ngâm:

- “Bây giờ trở lại bài văn của thằng cu Tiến cháu tôi. Cháu nó tả thật về tôi, chân thật, hồn nhiên, có tình cảm và có vài đoạn sáng tạo. Nó có lỗi gì đâu? Tại sao người ta cứ bắt học trò viết về ông giả tạo, khô khan, cứng nhắc. Nếu tôi là giáo viên thì phải cho nó chín điểm”.

Ông nội mẫu phản ứng:

- “Có phải lỗi của tôi đâu. Lỗi của những người viết sách và cho in sách, lỗi của cô giáo. Đáng lẽ cô giáo chỉ nên gợi ý dàn bài thì lại bắt viết cho đúng từng câu, từng ý, từng dấu chấm, dấu phẩy. Nói thiệt với ông nội tôi cũng chả muốn xuất hiện trong bài văn mẫu đâu người ta cứ đưa tôi ra bêu riếu hoài.

Ông nội thiệt chép miệng:

- “Tôi không trách cứ gì ông. Cứ dạy và học theo bài văn mẫu thế này thì vừa không chân thực, vừa triệt tiêu cảm xúc và sự sáng tạo của học sinh, làm sao có học sinh giỏi được”.

Rồi ông nội trầm ngâm:

- “Tôi sẽ viết một bài báo nói về vụ này”.

Ông nội mẫu khuyến khích:

- “Ông là nhà báo ông cứ viết đi. Tôi cũng muốn biến khỏi bài văn mẫu. Thiên hạ họ chửi tôi qua trời!”

Nói tới đây ông nội mẫu biến mất.

Buổi tối hôm đó cu Tiến đến bên ông:

- “Thưa ông, ba mẹ con mời ông xuống nhà ăn cơm”.

Ông nội ngoảnh lại nhìn Tiến âu yếm:

- “Con nói bà nội, ba mẹ con ăn cơm trước đi, để ông viết cho xong bài báo về văn mẫu cái đã”.

Và ngón tay ông lại gõ vào bàn phím, mắt mải mê với dòng chữ trên màn hình để hoàn thành xong bài viết: Tai hại từ việc dạy và học theo bài văn mẫu



Bùi Quang Tú

[Sưu tầm của GDHT]

-------------------------------------------


MỤC LỤC

  • Lôøi Ng

“Giaùo duïc gia ñình ñeå neân ngöôøi Kitoâ Höõu” 04

  • Phaàn I: Vaán Ñeà Giaùo Duïc Noùi Chung & Taïi Vieät Nam

Theá giôùi seõ chaúng thay ñoåi chöøng naøo moïi ngöôøi chöa ñöôïc giaùo duïc toát 07

Taïi sao giaùo duïc Vieät Nam khuûng hoaûng & ñaâu laø loái thoaùt? 15

Vieät Nam caàn gaáp moät cuoäc caùch maïng giaùo duïc toaøn dieän 31


    • Phaàn II: Giaùo Duïc Kitoâ Giaùo Noùi Chung & Giaùo Duïc Kitoâ Taïi Vieät Nam Noùi Rieâng

YÙ nghóa cuûa giaùo duïc Ki-toâ giaùo 56

Ñaøo taïo luaân lyù & toân giaùo trong giaùo duïc 63

GIaùo duïc ñöùc tin taïi Vieät Nam hoâm nay 73

Giaùo duïc phaùt trieån toaøn dieän suy ngaãm töø truyeàn thoáng cho hieän ñaïi 78


  • Phaàn III: Giaùo Duïc Trong Gia Ñinh Kitoâ Giaùo

Thö muïc vuï 2002 cuûa HÑGMVN veà giaùo duïc gia ñình 92

Cha meï coâng giaùo giaùo duïc con caùi 94

Con caùi mong öôùc gì ôû cha meï? 97

Gương saùng cho treû 99

Daïy con loøng nhaân aùi 102

Con hư coøn taïi... cha meï 105

Giôùi haïn ñoøn roi 108

Baøi haùt: “Gia ñình yeâu thöông 2” 111

Truyeän ngaén: “hai oâng noäi” 112

Muïc luïc 119 - 120



L

ÖU HAØNH NOÄI BOÄ







tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương