Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang7/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25

23. Thánh nhạc Tung - Hoành

như thế nào ?
Phổi con người t u n g luồng khí vận-hành vào miệng ống Tiêu hay ống Sáo; phổi nhân-tạo tung khí vào từng ổ lưỡi gà phong cầm; archi cứa vào dây Vỹ cầm, hay độc-huyền-cầm; phím sừng – đồi-mồi – mica khảy vào dây Tây-ban-cầm – banjo – mando; chày gỏ vào dây piano; dùi tung vào mặt trống, vào hông đại-đồng-chung; quả lắc va vào thành chuông nhà thờ, . . . lập-tức, nguồn sóng âm-thanh từ những nơi đó vang-dậy, h o à n h cùng khắp các chiều-hướng không-gian (đẳng hướng), y như vầng ánh sáng từ ngọn đèn bé nhỏ xuất-phát, lấp đầy cả khoảng không-gian rỗng-trống, nếu có vật chi cản áng, thì cả âm-thanh lẩn ánh sáng đều dội ngược lại: tiếng dội, phản chiếu, . . .
Tác-động t u n g thật gọn ngắn dứt-khoát, ở một điểm cực-kỳ nhỏ bé, vậy mà hiệu-ứng h o à n h âm-hưởng lại bao la vô-tận. Thật vậy, từ giữa lòng Vũ-trụ “Thiên võng khôi khôi” không ngừng t u n g :”Cha tôi hằng hoạt-động . . . (x Ga 5, 17), tức là vừa tác-tạo những giống loại Vật-thể hữu-hình, vừa Tác-sinh những Thực-thể vô-hình, . . . tất cả đều không ngừng tự chuyển tiến biến hóa đến mức toàn-bị theo từng giống loại như “Cha toàn-bị hằng ngự giữa các tầng trời” (Mt 5, 16, 48).
Cái đầu Trần-nhân-Homo mang dạng tròn tròn y như cái bầu Vũ-trụ là cả một ‘thiên võng khôi khôi’, một ổ Tư-duy gồm đũ những chức-năng như chiếc máy Vi-tính, camera thu-hình, cassette thu tiếng, . . . lúc nào cũng đói khát tìm đũ mọi cách gom thu các thứ giống loại từ vi-mô đến vĩ-mô rồi lưu-trữ vào bộ nhớ trung-thực khủng-khiếp ‘sơ nhi bất lậu’. Đặc-biệt nhất là bộ Tư-duy sinh-động được trời trang-bị nầy lại có khả-năng bày-biến sáng-tác sáng-tạo sản-sinh sản-xuất những sản-phẩm tác-phẩm thiên biến vạn hóa hầu như không bao giờ cạn vơi nguồn cung-ứng từ nội-soi phát-kiến và do ngoại chiếu từ những nhu-cầu chung quanh đòi hỏi.
Bao nhiêu vỏ Sọ lăn-lốc trên đồi Calvê vì Bản-thể Linh-khí tinh-khôn đã bỏ đi, êm đềm ra đi, ra đi ngọt xớt. Khi Thần-khí ra đi vì chiến-lợi-phẩm tiếm-vị đầy ấp trong sọ, thì đầu óc Đế-vương Saolê cứ hoang-mang bất-ổn trầm-uất, . . . nên mãi thua kế cậu David thỉnh-thoảng đùa vui (1 Sam 16, 14 s). Ngôi Lời Thần-khí Kytô phát-huy như ngọn đèn sinh-động bừng-sáng Tinh-khôn hơn cả đại-đế Salomon (Mt 12, 42), - ngày nào Nhập-thể (Ga 1, 14), - nay lại Xuất-thể (Ga 19, 30), tức là từ trần, bỏ lại cái hộp Sọ ‘caro-homo’ đã được tạm xử-dụng xong, bỏ lại cùng với biết bao hộp Sọ của các vị Ngôn-sứ Đời Đạo trước đó, đã từng chứa-đựng bao nét Tinh-khôn vẫn miên-trường tồn-tại nơi hậu-thế, . . . cũng như hiện-tượng ngày lễ Ngũ Tuần, ngày Thần Khí Kytô Tinh-khôn hiển-lộ bừng sáng nơi bất cứ ai “tiếp-nhận” (Ga 1, 12) để kế-tục sinh-sống và hoạt-động như chính Đức Kytô sinh-sống và hoạt-động khi còn tại thế (Gl 2, 20).

Nhìn vào cảnh đại-hòa-tấu đang diễn-xuất, có loại nhạc-khí nào giống loại nhạc-khí nào khác đâu! Khác nhau đâu hẳn nghịch nhau. Mà giống nhau chưa chắc là thuận-thảo. Môi-trường thiên-nhiên đầy ắp mâu-thuẩn nghịch-lý xung-khắc. Thế mà khả-năng tinh-khôn nơi Trần-nhân đã từng mai-mối nối-ráp dàn-xếp tương-cảm tương-thông tương-túc, tạo nên không biết bao điều kỳ-diệu hài-hòa tuyệt-hảo ở mọi lãnh-vực. Cung đàn nhịp trống hòa đệm cho giọng hát lời ca, tạo nên những dòng chuổi suối nhạc diễn-tiến tiết-điệu, nhờ các nghệ-sĩ đều đều đồng-nhịp tung thúc, và tiếp theo là thiên-nhiên cứ hoành âm-hưởng, cứ đón-nhận và trường-tồn lưu-trử, dẫu một nét ‘sơ nhi’ cũng không sót !


Mỗi xuất 1-2-3 giờ trình-diễn Am-nhạc đời hay Thánh-nhạc đạo thuộc Phụng-tự thánh hay tự-do, thì đúng là một khối nghệ-sĩ duy-nhất trong đa-biệt cùng đồng-nhịp
t u n g : mỗi đơn-vị nhạc-công ca-viên đều t u n g theo lối nét đặc-thù riêng phần mình, cũng như về phía nghệ-sĩ khán-thính-giả cũng đón-nhận mỗi người mỗi lối nét thưởng-thức suy-tư chiêm-niệm rồi chiêm-ngắm.
Điều đó nói lên chức-năng t u n g nơi từng Nghệ-sĩ sáng-tác khi cầm bút tải Lời chấm Nốt . . . không chỉ trên giấy trắng mực đen hay ký-thác suông cho dàn nhạc tung-diễn, mà nhắm tới gởi-gấm cho từng khả-năng Tinh-khôn con người đón-nhận qua ngỏ Tai – Tim – Oc. Chính tại trọng-tâm khối Oc mà Trần-nhân tinh-khôn sẽ tiếp-tục tự-tác tự-tung qua mọi hành-vi suốt trọn đời sống Phụng-tự

Theo từng vị-trí vai-trò và phận-vụ riêng mình. Phải chăng, đây là lối Sống Thánh-nhạc tại Địa-đàng hòa-nhịp cùng Ca-đoàn Thánh-nhạc Thiên-quốc ?


-----ọ==ọ-----

24. Tạ Ơn Chúa !
Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an”.
Không lời đáp nào hồ-hởi khởi-hứng hân-hoan bằng cái lời ‘amen’ cuối cùng nầy ! Nói là tạm yên-trí đối với đa số não-trạng vụ-luật thì đúng, bởi đã thi-hành đũ luật buộc giữ ngày Chúa nhật nên khỏi mắc tội trọng, nếu chết bất ngờ, khỏi sa Hỏa-ngục. Nhưng khi tự đào sâu tận thẩm-cung tâm-linh mình thì vẫn cảm-thức là còn có gì đó gây bất-ổn: Chỉ giữ Đạo có bấy nhiêu vậy mà được lên Thiên-đàng ! Cái giá ‘mua’ Nước Trời sao rẻ mạt như thế !
Cửa Nhà Tạm đóng, nến tắt, Bàn thờ phủ khăn, đàn đậy nắp, tập Thánh ca xếp gọn, khung nhà thờ trống vắng, cửa chính-diện khóa cứng.

Lạy Chúa, cho con xin tạm biệt ! Tuần sau con trở lại. Chúa yên tâm, con không nở để Chúa quạnh-hiu đâu. Con mong Chúa đừng ra ngoài nấy, con như bất cứ ai, làm ăn bận-rộn lắm . . . !
Nhớ lại thuở nào còn thơ-bé 4 – 5 tuổi, sau khi xem lễ sáng mùng một Tết, rồi chúc tuổi Chúa trong nhà thờ xong, về nhà mừng tuổi ông bà cha mẹ, và được căn-dặn :

= Nè, con lo sửa-sọan đi mừng tuổi vú bõ đở đầu, nhớ mà ăn nói đàng-hoàng tử-tế. –Năm cũ bước qua năm Mới, xin Đức Chúa Trời giúp sức cho vú bõ được mọi sự lành ! Con nói lại coi . . .
Dọc đường, tôi cứ lẫm-nhẫm câu công-thức cao cả đó, vì sợ sơ sót đầu đuôi, sợ đảo lộn sau trước.

Khi trở về nhà, lại phải báo-cáo: công-thức đọc đúng, Vú cho hai bánh ÍT, Bõ lì-xì được năm Chiêm.

Sang những năm 7 – 8 tuổi, tôi tự-động rủ bạn bè cùng xóm : - Tụi mình đi chúc Tết rút nha rồi lo về, cứ tụ lại nhà thằng ấy đó, chờ nhau . . .

Ra đi, chắc chắn đầu óc đứa nào cũng chỉ nghĩ tới tiền lì-xì, dành mua pháo chuột, nhứt là để đánh Bầu-cua-cá-cọp-tôm-nai . . .


Chúa nhật, giờ Lễ, đúng là ngày Xuân giờ Tết, ngày nghỉ việc xác và vui chơi, giờ tụ-họp cộng-đồng tôi-tớ tại nhà Chúa, hoặc là nhóm-họp cộng-đồng Anh Em trong nhà Cha :

= Tuần cũ bước qua tuần Mới, chúng tôi chúc-tụng Chúa hằng-hữu, toàn-năng vô-cùng, nhân-hậu vô-biên, chúng tôi xin thờ-lạy Chúa, tôn-vinh Chúa, . . .

+ Được rồi, thấy rồi, . . . thôi mời tất cả vào bàn, Ta cũng cùng đồng bàn, . . . Nầy, Thịt Ta . . . Đây, Máu Ta . . .

Rồi cũng xong bữa.

= Lạy Chúa, con đây nghèo-túng lắm, bịnh-hoạn hoài-hủy, con cái nhóc nheo, không có việc gì làm ra tiền, giá gạo mắm cứ leo thang, tiền bạc không ai cho mượn, đi vay thì ngại nặng lãi, khổ ơi là khổ, . . . Từ bé đến giờ, con kiên-trì giữa Đạo, kinh lễ thường ngày, mà sao nặng-nề cứ mãi chồng-chất . . . người ta sao cứ lên lên, còn con lại xuống xuống, rồi tuột tuột . . . Sao Chúa lại làm thinh, hay Chúa bất-lực, lòng từ-bi nhân-hậu Chúa để đâu ?
+ Nầy, ngươi cứ chúc Tết mừng Tuổi Ta như thuở ngươi còn là con nít ! Chúa nhật tuần sau, hay đến Tết năm tới cũng được, cứ mỗi lần đến đây, ngươi hãy ngồi lại làm bản tự-kiểm rồi báo-cáo, báo-cáo cả ngày, cả tuần, suốt tháng, trọn bốn quý, suốt năm; nầy, báo-cáo sinh-sống cá-nhân, sinh-hoạt gia-đình và tập-thể, báo-cáo hoạt-động rộng-hẹp gì đó, . . . Ngươi biết rằng, Ta không còn có gì ứng thêm nữa cho ngươi, tất cả những gì cần-thiết cho suốt đời ngươi, Ta đã trang-bị cho tất cả ngay từ lúc Ta ký-gởi ngươi vào Đời. Hiện ngươi còn đũ số vốn căn-bản, đặc-biệt là khối óc con tim cùng ngũ giác với tứ chi bá hài, . . . cứ khai-thác đó mà xử-dụng sinh-lợi. Kìa, bao bộc chung-quanh ngươi, Thiên bao giờ cũng Thời, Địa đâu đâu cũng Lợi, còn Nhân, hòa hay chiến, thì tùy tính-chất Tinh-khôn ngươi mang ra mà đối nhân xử thế, tùy cơ mà ứng-biến . . .

Mà nầy, nghe cho kỹ Lời Ta căn-dặn: ngươi trách-móc Ta, Ta ‘chậm bất-bình’ là phúc cho ngươi đó. Từ nay, lo mà ra đi, hăng-hái dấn-thân mà lên đường! Trước nhất, hãy khai-phóng thần-khí tinh-khôn ngươi chớ đừng mãi chôn-vùi nó trong khối 5 – 6 chục kýlô bản-thân trần-nhân mà hoài-phí (x Mt 25, 25), chính nó sẽ soi-dẫn ngươi ra khỏi cái vỏ ốc cá-nhân hẹp-hòi ích-kỷ, ra khỏi cái gia-dình song-thân, khỏi cả quê-hương mà lên đường dã-ngoại, tham-quan, tiếp-thị, đi mà chiêm-quan mảnh Da Ta phủ khắp mặt hành-tinh Địa Cầu nầy, trên đó, hơn 70 % còn tồn-tại nguyên-xi thiên-nhiên, phần còn lại thì đồng-hương đồng-bào đồng-loại ngươi đã biến-dụng theo ý họ mà không theo ý ngươi ! Ta đã bảo rồi :”Con cái nhà Đời tinh-khôn hơn con cái nhà Đạo” (Lc 16, 8)! Cái lưới ‘thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu’ nằm ngay trong hộp Sọ ngươi, đưa nó “ra khơi đi mà bủa lưới”(Lc 5, 4); bao-nhiêu dữ-liệu tinh-khôn từ độ sâu Thái Bình Dương cung-cấp cứ thu vào, tha-hồ mà Suy mà mà So mà Đúc-kết mà lựa-chọn, rồi tự-liệu, tự-thực-hiện lấy cho mình, đừng đợi gì mà cũng chẳng chờ ai, dầu việc không đẻ ra lợi-nhuận, nó cũng nẩy-sinh tình-nghĩa-ân.


Ngươi cứ ra đi và làm như cái anh gì gì nào dó, những người như anh ấy vẫn còn luẩn-quẩn sinh-sống và hoạt-động quanh ngươi đó (Lc 10, 37). Trao đổi với ngươi bấy nhiêu là đũ. Lo đáp amen một cách hồ-hởi đi, còn chần-chờ gì, đây là thứ amen Ta quy-định như vậy, thứ amen mà ngươi lo tự-nguyện cam-kết với chính lương-tâm ngươi, chớ không phải thứ amen ru-ngủ chờ thời may xua vận rủi!

&

Như chấm-dứt một cơn giông, trời lại rực sáng, khiến vùng Tâm-linh con người thanh-thản theo. Nhìn ngang trông dọc, nào có ai giống mình, mà mình có giống ai chăng ? Tự-kiểm giúp tự-giác, tự ra luật ra lệnh cho chính mình : Con-nais-je moi moi-même (cf. Socrates), khởi từ mình, rồi tự mình, mình sống LÀ mình trước đã. Đứng nơi mình đang đứng, mang vai-trò mình đang mang, phận-vụ phần phía mình mình chu-tất. Tự-sinh-hoạt để được dồi-dào phần riêng rồi đóng-góp với người để gọi là đồng hưởng chung nguồn phong-phú.


Kỷ-luật soạn – dượt – diễn – ca-nhạc sắt-đá hơn cả kỷ-luật nhà binh nhà tu nhà tù : chỉ lệch 1 \ 4 nhịp nơi một nhạc-công, hay lạc 1 \ 4 giọng nơi một ca-viên nào đó, là nhạc-trưởng cho ‘stop’ ngay . . . Muốn tương-ứng tương-cầu tất phải đồng khí đồng thanh. Phụng-tự chỉ được sinh-động khi cả đôi bên giao-lưu nhau đích-thực bằng thần-khí và chân-lý (Ga 4, 24).
Chỉ dừng lại và bám-víu vào dấu-chỉ hữu-hình hữu-hạn tức là vào lời kinh câu ca giọng hát cử-điệu mà không chủ-tâm bắt ý vào Thực-thể vô-hình vô-hạn, thì chẳng khác nào chỉ lo uốn-nắn công-thức suông và trình-diễn điệu-bộ cho rôm-rả để được thưởng-công hậu-hĩnh, rồi môi miếng cám ơn mà ra về, vù đi phung-phá . . . “Lời thì tác-tử, chỉ Thần-khí mới tác-sinh” (2 Cr 3, 6).
-----ọ==ọ-----


25. Phụng-tự Hy-tế
Bản-chất Phụng-tự là Hy-tế.

Mà Hy-tế là gì đây ?

Theo Chúa suốt đời, dâng mình cho Chúa trót đời con, tận-hiến, toàn-hiến đến thành Hy-lễ toàn-thiêu,…đã từng là cách nói ám chỉ đời sống Linh-mục, Tu-sĩ, người đi tu, tu Dòng, Dòng một, Dòng hai, Dòng Ba, rồi lại Tu-hội Đời, nhưng đó vốn là những mẫu sống đời kytô-hữu qua bất cứ ai đã từng đăng-ký làm Công-nhân Xí-nghiệp Nước Trời khi bước qua cửa ngỏ Nghi-thức Thanh-tẩy.

Kinh-nghiệm làm Công-nhân Xí-nghiệp sản-xuất ngày nay ai cũng rỏ, đặc-biệt là đối với giới trẻ: mất-mát những gì, được lại những gì, và bao nhiêu ? Có cân-phân cân-bằng cân-xứng giữa bị mất và phải được hay không ?

Sách Thủ-bản Giáo-lý và bản-văn Phụng-vụ định-nghĩa Phụng-vụ là cử-hành Nghi-lễ tưởng-niệm cái Chết và Sống-lại nơi Đức Yêsu-Kytô:’Lạy Chúa, chúng con loan-truyền Chúa đã chết và tuyên-xưng Chúa đã Sống-lại cho tới khi . . .’, thường ngày dạy và học ở lớp, đọc và nghe ở nhà thờ, chung chung gồm những công-thức như vậy.

Biến-cố tử-tiết và hiện-tượng Phục-sinh đã xảy ra từ gần 2000 năm qua, lúc bấy giờ, không một kytô-hữu hậu-duệ nầy đã có mặt để tham-gia cứu sống và hổ-trợ hồi-sinh Con Người nầy, ngỏ hầu được gọi là đã tích-cực đồng tham-gia đau-khổ để rồi được đồng tham-dự vinh-quang . . .! Vả lại, trước sự đã rồi, mà cứ hồi-tưởng hoài-tiếc cái chết đoản-mạng, -chỉ 34 tuổi tính theo tuổi ta cho chính-xác, mà không kết-nối hai sự-cố: sự-kiện Đức Yêsu-Kytô tử-tiết khổ-nhục và hiện-tượng Ngài Phục-sinh vinh-quang, kết-nối vào chính bản-thân đời sống kytô-hữu mình hôm nay và khắp nơi, vốn cần tự-ý-thức mình là Hậu-thân lại vừa là Hiện-thân Đức Yêsu-Kytô vĩnh-hằng (Dt 13, 8). Chính việc nối-kết nầy chuyển Nghi-thức Phụng-vụ sang giai-đoạn Thực-tại Phụng-tự một cách thiết-thực cụ-thể trong đời sống dồi-dào nơi mình và phong-phú nơi người đầy đủ ý-nghĩa và giá trị đời Kytô-hữu đúng như mình phải sống ! Chắc chắn rằng, không thể dừng lại ở điểm chết-chóc thể-xác rồi mơ-ước sống-lại với cái thể-xác đó để tiếp-tục thụ-hưởng cảnh Địa-đàng mà khi ra đi về với Chúa vẫn còn nuối-tiếc !

Đức Yêsu-Kytô không thể ‘từ Trời xuống Thế ‘ sinh-sống như vậy, hoạt-động như vậy, bị chống-đối, bị loại-trừ rồi bị kết-án tử-hình Thập-giá như vậy, để rồi được hiểu như là một mình ngài lập-công chuộc-tội theo kiểu bao-cấp cho các hậu-duệ kytô-hữu chỉ biết thương-hại khóc-lóc hay ca-tụng bằng kinh-kệ câu-ca suông lai-rai khi đi lễ, đi Chặng đàng hay lần Chuỗi,…rồi nhờ đó mà được hưởng no đầy Phước-Lộc-Thọ tại Địa-đàng nầy, rồi thì bất-ưng bất-đắc-dĩ ‘chịu chết’ mà lại được ‘lên Thiên-đàng hưởng phước thanh-nhàn đời kiếp kiếp chẳng hay cùng chẳng hay hết . . .’ !

Hầu như cái rai-rứt đang âm-thầm manh-nha định-hình cụ-thể từ thâm-cung tâm-linh con người kytô-hữu hôm nay đang đánh-thức Lương-tâm Kytô-giáo nhìn thấy cái hụt-hẫn, cái đứt-đoạn, cái mâu-thuẫn giữa Ngôn và Hành bất-nhất, giữa Đau-khổ và Vinh-quang, giữa hiện-tượng Emmanuel và sự-kiện Emmaus (Lc 24, 19, 26).


Chẳng hạn, hiện-tượng “Thiên-Chúa-ở-cùng-Nhân-loại-chúng-ta” thì đó là phần việc về phía Thiên Chúa, nhưng về phần phía tập-thể chúng mình hay cá-nhân mình, mình có ‘ở-cùng-Chúa’ hay không ! và đồng thời, mình có chú-tâm khám-phá để nhận ra Thiên Chúa-cũng-ở-cùng-mỗi-mọi-con-người đồng-loại với mình một cách khác-biệt nào đó hay không (x 1 Cr 12, 4-5) ?

Bên giếng Yacób, giữa trưa hè nắng đổ, Đức Yêsu bụng đói cồn-cào, mà cứ phải dùng Lời [Logos, Verbum] nuôi-dưỡng tâm-linh một thiếu-phụ Đất Samari và tiếp theo sau đó cho cả đám dân thành Sichem mãi cho đến chiều (Ga 4, 5-42), Lời đó được gọi là Lương-thực xuất-phát từ Thiên Khẩu : ex Ore Dei [Deut 8, 3; Mt 4, 4], chớ không do các môn-đệ mua từ phố chợ về. Suốt cuộc sống làm Con Người, Đức Yêsu thật đã không CÓ gì mà cũng chẳng LÀ chi, vậy mà ngài đã LÀM tất cả CHO tất cả, tức là cho toàn-thể dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta đây mà ngài đã chọn làm đồng-loại với ngài, chớ không Vì không Cho bản-thân, gia-dình, hoặc cho phe-nhóm hay cho Cha ngài !

Vả lại, tính-cách Ngài tự-hiến không như cha chú thi-ân phát-lợi, không đặt giải-thưởng, không mỵ dân-hoặc dụ-dỗ, mà là như tôi-tớ phục-vụ (Mt 22, 27, như bằng-hữu chia-xẻ (Ga 15, 14-15), như người cùng láng giềng đồng-hương gặp bất kỳ ai lâm-nạn là ra tay cứu-hộ (Ga 2, 1-10), tức là luôn luôn dấn-thân nhận trách-nhiệm mà không tranh quyền đoạt lợi.

Hệ Tâm-linh kytô-tính đã được dẫn-khởi ngay từ đầu dòng lịch-sử nhân-lọai, từ những dạng-diện-nét biệt-loại như Máu Abel, của lễ Abraham-Isáac, máu Yacaria (Mt 23, 35), máu Yoan Tiền-hô, đến cuộc Hy-tế toàn-diện trọn-hảo tuyệt-đỉnh là chính Máu toàn-mạng nơi chính Bản-thân Ngài suốt 34 năm từ giây phút Nhập-thể, giây phút cắt bỏ quyền cao chức cả làm Chúa–tể càn-khôn, làm Cha khắp thiên-hạ hoàn-vũ, để tiếp-nhận thân-phận làm con người, làm người con, con trong gia-cảnh Trần-nhân dân-dã, làm tôi-tớ phục-vụ đa dạng-diện cho nhu-cầu bá-tánh đồng-loại, .đến nỗi vì đó mà phải chết khổ-đau bằng cái án tử-hình thập-giá. Đó, cũng là một kiếp sống Trần-nhân như bất cứ ai, thế mà lúc bấy giờ, nào có ai coi ngài ra gì !

Thực-chất Tư-tế, phụng-tự, phụng-thờ, phụng-mệnh, thừa-hành, thừa-tác, . . . là tuân-hành mệnh-lệnh Cha đúng-mức là như thế đó. Mà thừa-hành như vậy, cũng chỉ “vì –propter- loài người chúng ta và để –propter- cứu-rỗi chúng ta (credo) . . . chớ Thừa-hành như vậy, nào có lợi-ích gì cho bản-thân Cha bản-thân Con đâu ?

Ai ai cũng đã từng bực mình vì mất công mất giờ khi muốn dùng bánh Ếch hay Nem mà cứ phải bốc hết lớp lá nầy đến lớp lá nọ, cuối cùng, chỉ thấy Bánh – Thịt có tí-xíu ? Đề-phòng Ca-nhạc Phụng-vụ thánh cũng rơi vào vụ-hình-thức : bao nhiêu lớp vỏ bao-bì linh-đình ồn-ào ồ-ạt, mà dũng-lực Thần-khí Ngôi Lời Đức Kytô hầu như bị buộc-trói đến ngột-ngạt (2 Tim 2, 9; 1 Tx 5, 9; Eph 4, 30), đang khi đó, mỗi nghệ-sĩ đều được Thiên-phú hằng tuôn ban dồi-dào Khí-lực (x. Ga 3, 34; Joel 3, 1; Cv 10, 45).






26. Dominus nobiscum


  1. Chúa-ở-cùng-anh-chị-em.

Đ. Và ở-cùng-(et cum spiritu tuo: thần-khí) -cha / thầy. (x. Rm 5, 5; Gl 4, 6).
Chưa bao giờ như hiện nay vào thời-quảng 1 / 4 cuối thế-kỷ 20. gồm những năm chuẩn-bị bước vào thế-kỷ 21. các Dân-tộc khắp mặt Địa Cầu nầy, đang dần dần biểu-lộ rỏ nét khát-vọng giao-lưu rộng-rãi để cùng vươn lên tuổi trưởng-thành, tuổi 21, tuổi các Dân-tộc mọc răn khôn.
Chẳng hạn đâu đâu cũng có mặt người Việt Nam, và đối lại, tại Việt Nam, chổ nào cũng có người Nước ngoài. Đây là một thực-tại hòa-trộn rất đa dạng diện cấp, bất-phân dị-biệt, phức-hợp đầy xung-khắc mâu-thuẩn, mà chính từ phức-hợp nầy mà tài-năng đức-tính xã-hội được nâng cao nới rộng tầm-độ,
Do đâu ? Phải chăng là do Thiên-vận an-bày sáng-soi dẫn-dắt ? Hẳn là vậy rồi. Nhưng về phần phía nội-bộ dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn mình, đang tạm-thời tồn-tại nơi hành-tinh Địa-đàng đã không ngừng hiện-đại-hóa nầy, trên cơ-sở, trên nền-tảng nào, mà nhân-lọai nầy có thể chung sống hòa-bình kiên-vững ?
Các Dân-tộc thuộc Châu Á, cũng như chính đồng-bào Việt Nam mình xưa nay, đã nằm lòng và đã có độ dầy truyền-thống sống câu tục-ngữ :

Tứ hải chỉ nội giai Huynh – Đệ.



Huynh-Đệ như Thủ – Túc”.
là một chủ-đề, nói đúng hơn, là một quyết-tâm đã từng sưởi ấm sáng-soi Khí-chất Tinh-khôn nơi con người đồng-bào mình, phải chăng, đây còn là khát-vọng chân-chính làm nên-tảng xây-dựng một xã-tắc Huynh-đệ phổ-cập toàn- vẹn ?
Tiến vào độ sâu thâm-đậm tận bản ngã cung tâm nhân-linh từng con người đồng-loại bất cứ ai ai, cũng đều nhận thấy còn một dấu chấm Hỏi ( ? ) căn-cốt : Nếu đây là một cộng-đồng Huynh-đệ, thì ai đâu là Cha là Mẹ ? Thiên Địa nầy do ai tác-tạo làm môi-sinh nuôi-dưỡng chở-che cho vạn-hữu sinh-linh ? Tập-thể Chúnh-sinh Tinh-khôn nầy do ai tác-sinh mà trường-tồn từ thế-hệ sang thế-hệ ? Ai mời ai gọi mà người người cứ ngưởng Thiên, hết ‘bắt thang lên hỏi . . .’, giờ lại tạo phi-thuyền tìm kiếm ? Phải chăng, vật tìm Chủ :’Res clamat Dominum’, tôi-tớ tìm Chúa-tể, con cái tìm Cha-Mẹ: filius – filia vocat vocant patrem . . . ?
Bất cứ Giáo-đường nào cũng đều nhỏ hẹp, một Giáo-đoàn 7-9 ngàn Giáo -dân vẫn còn là ít-oi so với thành-phần Huynh-đệ đồng-bào đồng-loại còn lại vẫn là đa số! Vậy thì :

- Chúa, Vị Chủ-tể Càn Khôn,

- Cha, Vị Thượng Phụ, chỉ ở trong Giáo-đường như thế, chỉ ở-cùng-anh-chị-em nhóm nhỏ nầy thôi sao ?
Yêrusalem : Giáo-đô, Giáo-đường, Giáo-đoàn Sion, bao-gồm quyền-lực xã-hội, chính-trị, kinh-tế, quân-sự, tôn-giáo . . . thuộc một dân-tộc được thiết-lập chủ-trương Độc-thần, làm mô-hình biểu-trưng cho các dân-tộc mô-phỏng sống theo, hầu được chúc-phúc (x. St 22, 18), Yêrusalem nầy, là như vậy, đã từng là Tụ-điểm nguyên-thủy duy-nhất tiến-hành Hòa-bình sau khi đã vượt-qua bao trận-mạc chiến-tranh, nhưng đến nay chưa bao giờ dứt ‘bị’ chiến-tranh, thế mà từ xa xưa rất xưa, nó đã được quy-định : “Đây là nơi Ta vui thích tồn-tại giữa loài người” (Tv 149, 4).

Tại sao ? Giáo-đô nầy phân-mảnh,

Giáo-đường nầy bình-địa,

Giáo-đoàn nầy phân-tán ?


Quy-trình Tôn-giáo độc-thần nầy trên đường dịch-chuyển-tiến-biến-hóa diện tâm-linh, được dẫn tới một hiện-tượng đột-biến : Cứ đập-phá Giáo-đường nầy đi , , , (Ga 2, 19), chắc hẳn LỜI nầy không chút ẩn-ý thách-thức, lại xuất-phát từ một con người Trần-nhân [Homo-Yêsu], người làng Nazaréth, mà lại tự khẳng-định mình Tinh-khôn [Christus-Spiritus-Sapiens] hơn cả đại-đế Salomon (Mt 12, 42), cho nên LỜI đó đã gây nên một hiện-tượng ‘bùng-nổ’ kinh-thiên động-địa ngay trong bầu trời Tâm-linh mọi con người cùng thuộc dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn . . . Bởi đã từ thật lâu cho đến bấy giờ, EMMANUEL chỉ được hiểu : “Thiên-Chúa chỉ ở-giữa-cộng-đồng-dân-được-chọn” mà thôi, nên LỜI phát-sinh đột-biến nầy, cần được hiểu và ứng-dụng cụ-thể:”Thiên Chúa vẫn hằng tồn-tại nơi mỗi mọi thần-khí Trần-nhân Tinh-khôn” chúng ta.
Thánh Phaolô đã tự-xác-tín để rồi xác-minh cho hậu-duệ kytô-hữu :”Thân-thể anh em chính là giáo-đường, nơi Thần Khí vừa là Chúa tể càn khôn, vừa là Cha chung các cộng-đồng Thiên-thần và các cộng-đồng dòng-giống Trần-nhân Tinh-khôn . . . hằng tồn-tại (x. 1 Cr 6, 13-20; etc . . .).
Công-thức xướng đáp nêu trên, đã từng là Điệp-khúc có truyền-sử dài lâu (với Abraham St 15, 1; với Maisen Xh 3, 12; etc . . .), được lặp đi lặp lại 04 lần trong mỗi khi cử-hành nghi-thức Thánh-lễ, và Thánh-lễ lại được liên-tục tiếp-diễn hết đây đến đó theo vòng Địa-cầu tự-quây 24 giờ/ngày, đồng thời cứ phóng tới trên vòng quỹ-đạo quanh Mặt Trời 365 ngày/năm, vừa là năm Thiên-niên vừa là năm Phụng-vụ, thì bao nhiêu lần Xướng-đáp rập-ràng trang-nghiêm như vậy theo bản-văn công-thức soạn-sẳn, không lẽ chỉ làm sống-động buỗi lễ, hoặc chỉ nhằm phát-động tính tích-cực tham-dự theo cung-cách hoạt-náo như bất cứ lễ-hội đạo-đời nào đó thường gọi là sinh-hoạt tập-thể đoàn-đội . . . để rồi, khi tan hàng rả ngũ, người kytô-hữu vẫn xem đồng bào đồng-loại ‘như cây cối đang di-động’ (Mc 8, 24), hoặc ác-hại hơn, là xem như đối-thủ, chớ không chút tương-quan gì, ngoại-trừ tương-quan mua bán danh-lợi-thú phù-vân !

Vả lại, ai ai cũng đã kinh-nghiệm ‘bị lầm’, ‘không ngờ’, nhất là ngày nay, bởi ‘thấy vậy mà không phải vậy : videtur sed non est’, thấy là Hữu mà lại Vô, thấy là Vô mà lại Hữu, . . . Chính vì thế mà Đức Kytô căn-dặn : Anh em nhớ bắt đúng luồng thần Khí thầy thông tin để nhận-định, xác-minh, đánh đúng giá (X. Ga 20, 22-23; 1 Sm 16, 7; Lc 16, 5), ngỏ hầu tránh được lối nhìn nong-cạn theo mục-tiêu danh-lợi-thú chủ-quan, để đánh đúng giá chính Phẩm-chất tuyệt-đối trường-tồn do chính Vị Thẩm-phán tối cao Xác-định.


Cái trò chơi tai-hại lại hái ra khẫm Tiền, là đi moi rác nơi những vị ‘nhân-vật quan-trọng’ (V.I.P. ! ) . . . thì chỉ những tờ báo . . . hại mới dám mua trăm vì sẽ bán được triệu, nhưng đối lại, những tâm-hồn nghệ-sĩ chân-chính lại đi lượm-lặt phế-thãi làm vật-liệu tạo-thành những tác-phẫm văn-hóa nghệ-thuật đậm chất nhân-đạo. Vốn là Chúa là Cha, đức Yêsu đã từng tự-đồng-hóa-mình với những ai mọn-hèn nhỏ-bé. ‘Cùng chung sống cùng đồng bàn “trên thảm cỏ xanh cùng đồng mâm bên dòng nước mát” nhưng chỉ sai một li đi lệch quan-điểm một dậm là chuyển từ ‘CÚP’ xuống “cụp” ngay !
+ Có gì đâu mà Thầy tính chuyện trả ơn trả nghĩa, tụi con thấy gì làm nấy, biết sao làm vậy, chớ công lao gì mà Thầy định tưởng-thưởng !


  • Lạy Chúa, ôi lạy Chúa, quả thực đáng tiếc vô-cùng, chúng con ân-hận lắm, nếu biết rỏ thầy là Chúa mà bị lâm-nạn như vậy, chúng con làm sao bỏ bê như thế được (Mt 25, 31-46) ?



-----ọ==ọ-----


27. Tham-dự Thánh-lễ
Thánh lễ: xem Lễ, tham-dự Thánh Lễ, . . . thường được tưởng-nghĩ là có mặt, nhìn, nghe, đối-đáp,... với một số động-tác Đứng Quỳ Ngồi Chấp tay Cúi đầu Cúi mình,… như là cung-cách diễn-tả những ý-nghĩ tâm-tình Thờ-phượng, Tôn-vinh, Sám-hối, Cảm-tạ, Cầu xin . . . tất cả đều được diễn-tiến trong khung Giáo-đường vào những ngày giờ nhất-định khoảng một tiếng đồng hồ !
Đây là lối Giữ Đạo nơi người công-giáo: sốt-sắng thì đi Lễ hằng ngày, thường ngày, ai giữ đúng luật buộc thì đi Lễ Chúa nhật hằng tuần, ngày Lễ Trọng-buộc, hoặc ít nhất là 1 lần/năm Xưng tội rước Lễ vào mùa Phục-sinh. Cung-cách Giữ Đạo như vậy: dễ hay khó, ít hay nhiều, đủ hay thiếu, được quyền mong đợi hay đòi hỏi những lợi-ích nào đó, trước mắt hay là dành cho mai kia mốt nọ ?
Thử phân-tích đôi Ngôn – Từ thường thức thực-dụng, xem có thể phần nào giúp người kytô-hữu tuần-tự tiến vào độ sâu nghĩa-ý và giá-trị thiện-ích đích-xác từ nghi-thức Thánh-lễ trào-tuôn thấm-nhuần toàn-diện toàn-bộ con người mình Sống Đạo? Thử chuyển-đảo liên-từ THÁNH-LỄ , chẳng hạn, thành LỄ Thánh.
LỄ : Của Lễ, Lễ-vật, Của-cúng, Quà tết, Lễ-mễ, đi cúng, cúng dường, cống-sứ, cao lễ dễ thưa (!), . . . phải chăng là một thể-cách tỏ ý phục-tùng kẻ trên người trước, là đền ơn đáp nghĩa ? Dầu sao, đó cũng là nội-dung ý-nghĩa, là tinh-thần các hành-vi bày-tỏ ý-chí Phụng-vụ hiểu rộng nghĩa, mà đồng-bào Việt Nam với cả khu-vực Châu Á đều cùng chung tâm-thức tôn-giáo cũng như giao-tế xã-hội.
Thánh : Công-chính, ‘thật là chính-đáng, phải đạo’, đúng: iustus, người đúng người, vật đúng vật, gì ra nấy, đâu ra đó, đúng thời, đúng chổ, đúng mối tương-quan, đúng ý, đồng-ý với nhau, ‘đồng thanh tương-ứng, đồng khí tương-cầu’. Tổ-phụ Noe là người công-chính, bởi ngài đã đóng chiếc Tàu đúng mẫu Chúa bảo ngài thiết-kế và thi-công (St 6, 1-22). Cũng vậy đối với đại-đế Salomon, khi ngài điều-động xây-dựng Đền thánh Yêrusalem (1 Vua 5, 15-32; 6, 1-38). Cha Mẹ Yoan Tiền-hô Tẩy-giả là bậc Công-chính, vì đã sống trọn luật-pháp và thánh-chỉ, không gì đáng-trách (Lc 1, 6). Thánh Cả Yuse, Bạn Đức Trinh-nữ Maria, là con người chính-trực, vì ngài đã thi-hành đúng theo Lời Thiên-sứ soi-dẫn (Mt 1, 18, 25).
Những ngày ra đồng-áng cuốc-xới cáy-bừa gieo-mạ cấy-lúa rồi cũng đến kêt-thúc qua một vài bữa Cơm chiều cho tập-thể nông-dân láng-giềng, tất nhiên là có vài lít rượu đế với ít dĩa mồi nhấm. Làm lụng vất-vả tay đất chơn bùn suốt những ngày nắng mưa bất-kể, ai nấy đều tự-nhiên dùng ngon bữa vừa bụng; thỉnh-thoảng chủ ruộng ngỏ lời mời-mọc rôm-rả vui nhộn thân-tình thoải-mái mà không quên lai-rai cởi-mở kiểm-điểm nhau, đồng thời lo dự-phóng phân-công hẹn đến ngày Mùa. Dẫu làm công-nhật hay giúp vần-công, mỗi người đều tham-gia phần việc riêng mình tùy khả-năng theo công-đoạn được phân-phối, nên bửa ăn tuy đạm-bạc dân-dã mà vẫn ngon miệng ấm lòng, bởi đây cũng là cơ-hội đổi-trao kinh-nghiệm thành bại sống nghề đồng-áng trong tình-nghĩa huynh-đệ thủ-túc. Phải chăng, đây là dấu-chỉ, là hình-ảnh một cộng-đoàn tham-gia công-tác và cùng tham-dự quyền-lợi ?
Trong sinh-hoạt đời thường, ai ai cũng có ít nhiều kinh-nghịệm thưởng-thức cả món ăn vật-chất lẩn tình-nghĩa như món ăn tinh-thần (Mt 4, 4; Deut 8, 3), thì ở lãnh-vực thâm-đậm hơn, lãnh-vực Tôn-giáo, khi tham-dự ‘tiệc’ Thánh-thể, tại sao lại thiếu phần tham-gia Của lể ?
Tất nhiên, Của lể đây, không còn là Chiên Dê Bò Hoa Quả, cũng không là bỗng lể tiền thau, mà chính là những dạng-diện Công-Thiện-ích mà mỗi người tự-dấn-thân thực-hiện qua từng giọt mồ-hôi lao-công, nước mắt đau-khổ và Máu sinh-mạng đời mình rỉ ra từng giây phút hằng ngày cả tuần trọn tháng suốt năm trọn đời . . . “Căn-cứ vào điều nầy, chúng ta biết được Tình-yêu là gì : đó là Đức Yêsu-Kytô đã thí mạng sống mình vì chúng ta. Như vậy cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng sống mình vì các anh em đồng-loại mình nữa’(1 Ga 3, 16), cũng như thánh Phaolô đã khẳng-định:”Không thể mình được cứu-độ nếu chính mình không tự đổ máu mình” (Dt 9, 22).
Sau khi được xối nước Thanh-tẩy, là đến nghi-thức lãnh-nhận Nến cháy phát-tỏa Ánh-sáng làm dấu chỉ thần Khí Đức Kytô Khôn-ngoan, con người kytô-hữu tự ý-thức rằng : từ bấy giờ, bản-thân Trần-nhân nhục-thể mình không khác một thỏi Nến có lỏi Tim trí-tuệ, còn ngọn Lửa chính là thần khí có khả-năng phát-huy Tinh-khôn mình – nếu được nối mạng với Thần Khí Đức Kytô Tinh-khôn (Ga 20, 22-23; Mt 12, 42b), thì sẽ hằng cháy-chiếu-sáng-soi-dẫn-đi-làm giữa khối 6 tỷ Trần-nhân Tinh-khôn (Mt 5, 14-16) mãi cho đến lúc Nến tàn Tim lụn Đèn tắt, Lửa biến, tức hòa-tan nhất-thống vào cung-tâm Vũ-trụ đại-nhất-thể. Phải chăng, theo dạng diện nào đó, xét từng Cá-thể luôn Tổng-thể Đồng-loại bất phân dị-biệt, đều cùng đồng-nhiệm tham-gia LỄ Thánh, Hy-lễ toàn-thiêu . . . qua các bổn-phận thường nhật cần chu-toàn đối với bản-thân, gia-đình và xã-hội nhỏ to tùy địa-vị từng cá-thể và từng khối nhỏ to. . . (Kh 5, 9-10).

28. “Hoc est Corpus Meum”
+ Đây Mình – Máu Tôi (*)

Mời các anh em dùng.

Từ nay, các anh em tiếp tục Sinh Tử y như Tôi.
Tổ-ấm gia-đình Nguyên-tổ Ađam-Êvà Cain-Abel, ngay từ nguyên-thủy lịch-sử dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta đây, đã từng biết đến Phụng-tự là tuân-lệnh thừa-hành thừa-tác, tức là thể-hiện Ý Chúa, Ý Chủ, Ý Cha mỗi khi khám-phá khai-thác biến-tạo ứng-dụng và xử-dụng tùy-ý trọn khối kho-tàng Địa-cầu do Thiên-nhiên cung-ứng (St 1, 26-30) để biến-tạo Hành-tinh nầy ngày càng trở nên Địa-đàng hơn . . . và đúng như vậy, các thế-hệ kế-tục đã không ngừng phát-huy khả-năng tinh-khôn nhằm hiện-đại-hóa nó cho đến ngày nay.

Đã biết bao nền văn-hóa văn-minh văn-hiến tiến-bộ khoa-học kỷ-thuật nghệ-thuật tạm gom trong tứ bộ Cầm Kỳ Thi Họa . . . đã tuần-tự phát-triển và thăng-tiến đến tận đỉnh cao nào đó, rồi lại tàn-lụi, nhưng vẫn tồn-tại di-tích cho hậu-thế khai-quật học hỏi, như Maya – Atlantic – Aicập . . . Và mỗi đợt thăng-trầm như vậy, đã chôn-vùi biết bao lớp Hiền-nhân Minh-triết Chiến-sĩ Anh-hùng tự-nguyện dấn-thân hiến-mạng nhằm lập-quốc, kiến-quốc, vệ-quốc, hưng-quốc và vinh-quốc, . . . phải chăng, những bậc Phụ Mẫu chi Dân, cứ Cha truyền Con nối, nối dõi tông đường, hay ‘tông truyền’ như vậy, đúng là thực-thi ý Chúa ?



Dọc suốt quốc-lộ 1. từ mũi Cà-Mau lên Ải Nam Quan, lấm-tấm hơn 60 Tỉnh Thành, thử bất-chợt quẹo mặt hay rẽ trái dài dài để chiêm-quan tại mỗi Quận Huyện Phường Xã tản-mạn, . . . chợ ơi là chợ, từ chợ Chồm-hỗm đến chợ xã, chợ thị chợ thành, rồi siêu-thị, trưng-bày la-liệt lênh-láng đủ thứ hạng-loại sản-phẩm dự-trù đáp-ứng bất-luận nhu-cầu nào, cho bất-cứ ai ai nhà nhà cơ-quan xí-nghiệp thuộc cả đời lẩn đạo ! Trước mắt giới tiêu-thụ, thì đúng là ‘mì ăn liền’, cứ xỉa tiền ra mua ‘tức thì liên có’, mà đó chỉ tạm-thời cho là ‘công bằng kinh-tế’ thôi, nhưng nếu ngồi lại hạch-toán tiến-trình sản-xuất từ A đến Z, cụ-thể: cứ nhìn trước mắt những sản-phẩm thuộc nhân-tạo ở dạng Z: như : cơm-chén-đủa-nồi-niên-ghế-bàn-ly-tách-áo-quần-nhà-cửa-tủ-kệ quạt máy truyền hình tủ lạnh điện nước v.v. và v.v. . . thử lùi lại xem thuở chúng còn là dạng A hoặc lùi xa tít nữa, xa đến tận gốc Omega, thử xem lịch-trình hình-thành từng thứ nói trên, Trời-Đất đã dành bao quảng thời-gian để sản-xuất cho đủ nguyên-liệu ngũ-hành thô : kim-mộc-thủy-hỏa-thổ, rồi mới giao cho loài người tự-do chế-biến tùy-thích. Chính từ đây, bao nhiêu Người-Vật-Việc Phương-tiện Dụng-cụ Cơ-giới đủ loại đủ cấp kỷ-thuật bạc-tiền thời-gian không-gian . . . cần-thiết để đầu-tư vào tiến-trình sản-xuất, chẳng hạn, biến hạt Lúa-giống thành Cơm trong chén, biến gạo nếp thành lít Rượu đế trên bàn, làm lương-thực nuôi-dưỡng Thể-lực, Thể-lực tăng-cường Khí-lực Tinh-thần, . . .
Gom gọn trọn cả 02 tiến-trình sản-xuất và Tiêu-thụ nói trên vào một Dấu-chỉ “Thịt– Máu” vốn là thứ Nhu-yếu-phẩm vừa phổ-cập vừa trường-tồn, chuyển “Máu – Thịt từ một người” nuôi nhiều người đương thời (Ga 11, 45-53), cũng như chuyển “Máu – Thịt từ thế-hệ trước nuôi thế-hệ sau (Ga 4, 37-38)”. Phải chăng, Lễ vật từng cá-thể tự-hiến nhằm thiết-lập toàn-thể Nhân loại thành một Nhiệm-thể duy-nhất cho từng thế-hệ ‘Trần-nhân’ nằm xuống mà vẫn lưu-hậu phần ‘thần Khí phát-huy Tinh-khôn‘ cho hậu-thế kế-tục ngày càng triển-trưởng cả chiều-kích từ độ sâu tâm-linh cá-thể nới rộng đến tổng-thể đồng-loại và nối dài từ thế-hệ sang thế-hệ, ngày càng ‘xả-kỷ toàn-diện’ hơn, ‘vị-tha phổ-cập’ hơn, cũng như ‘chí công vô tư’ hơn ! Phải chăng, đây là một số tính-cách đánh đúng và đủ giá ‘Lao-công của con người’ để phục-hồi cán-cân ‘Công-bằng nhân-bản’ đã có thời có nơi bị lệch cán !
Ngôi Lời, tự bản-căn, vốn hằng hiện-hữu, tại-vị Chủ-tể càn-khôn, và chính là vị Thượng Phụ các Cộng-đồng con cái ‘theo hình ảnh Cha, giống Cha’ (Ga 1, 1-2), thế mà Ngài đã tự-hạ thẫm-sâu (Phil 2, 7-8), xuống làm ‘con’ trong gia-đình Trần-nhân, để làm ‘tôi tớ’ phục-vụ mọi người (Mt 20, 27-28), khi sinh ra thì trần-trụi không chổ trọ, sinh sống đời dân-dã, chỉ loan-báo giá-trị Tin-mừng Phúc-Lộc-Thọ miên-trường chân-chính, đi ngược với lối sống một số người cầu danh chuốc lợi mà phải lảnh án Tử-hình Thập-giá, thành nạn-nhân –Victima- của một cuộc huynh-đệ tương-tàn cố-hữu (St 4, 1-8) vừa phổ-cập vừa nâng-cấp (Mc 15, 10). Mà cũng chỉ bằng cách đó thôi, Ngài đã chấn-hưng nghĩa tình Huynh Đệ Thủ Túc để giúp con người biết cách phục-hồi Nhân-bản nâng cấp nhân-vị phát-huy nhân-phẩm và bảo-vệ nhân-quyền chân-chính, ngỏ hầu bất cứ ai, dẫu thế nào, hẳn không còn mặc-cảm tự-ty hay tuyệt-vọng, bởi chính Ngài đã Là và đã Làm như vậy, chớ không chỉ nói suông, tức là đã tự-đồng-hóa mình với những thành-phần “hèn-mọn nhất trần”: . . . quamdiu fecistis uni ex hic fratribus meis minimis, mihi fecistis (Mt 25, 40). Thật rất bình thường như “chia cơm xẻ áo”, như “hạt muối cắn hai”, vậy mà đó chính là thực-chất Hy-lễ kytô-hữu, là ‘Lễ-vật tôi, là Lễ-vật từng anh chị em, cần được vị Thượng Phụ ưng-ý...’
+ Haec quotiescumque FECERITIS,

in mei memoriam FACIETIS [Phụng-vụ].

+ Hoc FACITE in meam commemorationem

[Lc 22, 19]



= Vade, et tu FAC similiter :

[Lc 10, 37] (**)


LÀM nói đây, không chỉ là Cử-hành và Tham-dự Nghi-thức suông : bẻ Bánh, Chia cho, mời Rượu, . . . mà là làm những điều bình-thường như Đức Yêsu đã đề-xuất và được tóm gọn trong kinh “Thương người có 14 mối” xét mặt Nhân-sinh mà nhất là về mặt Nhân-linh (x Mt 25, 35-36), thật ra không hẳn là dễ Làm . . . Do đó, cần-thiết đào-sâu thực-chất nơi nghi-thức để đánh-thức thần khí nơi từng kytô-hữu đã Rước Lễ làm Hành-trang bước xuống Thực-tại mà thực-hành. Ngày nào đã chứng-kiến Thầy mình hiển-lộ trên núi Thabor, Phêrô muốn cắm lêu ở luôn trên đó, nhưng Thầy lại bảo: ‘xuống, xuống’! Thầy đã chuẩn-bị tự-hiến rồi đó ! Cả 03 tông-đồ thâm-tín Phêrô Yacôbê Yoan vừa mới đăt niềm Tin Cậy Mến vào vầng Hào-quang kia, mới vở lẽ ra (Mt 17, 1-8, 22-23; Lc 9, 28-36, 43b-45)!

Do đó, trước khi trở về Trời, Đức Yêsu đã đề-xuất một dự-án hành-động cho Phêrô Tông-đồ-trưởng triển-khai và thi-công như sau : không ‘trả đủa’ về 3 lần ‘chối Thầy’ mà chỉ cần lấp lổ tróng đó thôi, Vị Phục-sinh đánh-thức bằng cách khai-hoang Tâm-hồn và khai-quang Tâm-nhản cho Phêrô “tiếp-nhận” (Ga 1, 12) 3 tầm-kích Mến-yêu :

+ Mến yêu trọn kiếp sống 34 năm làm Con-người Tinh-khôn Yêsu-Kytô, một Tôn-sư mô-phạm;

+ Mến yêu Đồng-môn trường-phái ‘thực-tâm Khiêm-tốn Hiền-hòa;

+ Mến yêu Đồng-loại Trần-nhân cùng chung kiếp phàm-nhân, vì

Hoc est Corpus Meum, . . .”



Phải chăng, đây là Hành-trang Tâm-linh cho từng kytô-hữu bước đến năm 2001, năm mà con người, Dân-tộc, Nhân-loại đặt bước chân vào tuổi Trưởng-thành, tuổi 21 x 100, tuổi mọc răng Tinh-khôn về nhiều mặt như đang nhìn thấy trước mắt, mặc dầu chưa hẳn Tinh-khôn toàn-diện !
(*) [ Ta : NGÃ: “Ego sum qui SUM” x. Xh 3, 14 ]

( **) [com-mem-or-atio : thông-đồng = cộng-sinh

= đồng-sanh đồng-tử=cùng làm cùng sống-chết y như tôi

[comm-un-io : đồng – nhất, thống-nhất tâm-tình tư tưởng và hành-động}
-----ọ=<O>=ọ-----
29. Thánh-nhạc Hành-trình
Trọn kiếp sống Trần-nhân Yêsu, một công dân Đất nước Do-thái, tính từ giây-phút nhập-thể (Lc 1, 38) đến lúc Xuất-thể (Lc 23, 46), chẳng khác nào một bài đơn ca đột-biến xuất-hiện dưới dạng-thức khác thường, đóng-góp vào 200.000.000 bài ca đương-thời hiện-hữu (nhân-số thế-giới cách nay 2000 năm).
Đây là bài Bình-ca, không sổ nhạc, không chấm Nốt viết Từ trên khung ‘giấy trắng mực đen’, còn ý-nghĩa thì được khởi-hứng từ những cảnh-vật thiên-nhiên nơi đồng-bào dân-dã thường-nhật sinh-sống làm ăn. Nhờ đó, bài Dân ca nầy mang giọng điệu như thân quen tự thuở nào, vừa tầm phổ-biến rộng-rải giữa đại-chúng bất-kỳ ai, như giọng sáo Abel cạnh đoàn chiên giữa cảnh đồng quê thôn-dã, như giọng đàn Harpe Vua Đavid giữa cộng-đồng dân thánh tiến về nhà Xếp Mới, diễn theo cung-cách ‘nhất hô’, còn ‘bá ứng’ thì do từng cá-nhân nhiệt-tình tham-gia tiếp-ứng.
Kytô-hữu chúng ta hôm nay, may-mắn có được tầm nhìn bao-quát suốt dòng lịch-sử nhân-loại 100.000 (?) năm, trong đó 4.000 lịch-sử Tiền-ước qua Kinh Cựu-ước, 34 năm lịch-sử Hiện-ước qua Đức Yêsu, và 2.000 năm lịch-sử Kytô-giáo thời Hậu-ước, thời Giáo-hội trên đường hành-hương cho đến ngày Thế-mạc.
Với cái nhìn tổng-quan như thế, chúng ta không thể cắt xén xé lẻ từng mảnh-vụn rời-rạc bản văn Kinh Thánh hoặc cuộc đời lịch-sử hữu-hình Trần-nhân Yêsu, để rồi tùy-tiện đánh-giá đã vừa cổ xưa lại vừa xa-xăm, xét cả lối sống lẩn bối-cảnh xã-hội và tôn-giáo đương thời, khác hẳn thời hiện-đại vẫn không ngừng hiện-đại-hóa và toàn cầu-hóa, để rồi hoang-mang khi ngó tới nhìn lui : sống theo Yêsu thanh-bần thì không hợp-thời, còn làm theo Kytô nhân-hậu toàn-năng thì chỉ việc chiêm-ngưởng và ca-tụng suông thôi, . . . đến khi nhìn lại, thấy mình như con chuột vi-tính, cứ nhấp-nháy thấp-thỏm trèo lên tuột xuống mà trời đất vẫn ngoài tầm tay, lại ngập-ngừng ‘tiến thối’ đụng người trước vấp người sau, thật ‘lưỡng nan’, . . . thế thì lo biến-hình đổi dạng chạy-vạy tứ-tung mở cửa thiên phá cửa địa giùm cho thiên-hạ . . . rồi thôi !
Tính đa dạng-diện tướng sắc thanh âm . . . hữu-hình hữu-hạn bất-nhất thất-thường trước sau đây đó trong khung Không-Thời-gian Địa-cầu nầy, đã mở ra 02 ngân hàng tư-liệu: Biển Ngôn và Rừng Từ, khiến bao đầu óc xây-dựng cứ lúng-túng lựa-lọc mãi mà không chọn được giọt nào là Trung Ngôn, lá nào là Chính Từ, bởi không mô-hình Trần-nhân Tinh-khôn nào do quy-hoạch thiết-lập được tồn-tại vĩnh-hằng ! Được dạng nầy thì mất diện nọ, nay lên mai xuống, . . . đó là chưa kể đến nạn hỏa-hoạn hoặc ô-nhiễm do lung-tung ‘sao’ thất thất ‘bản’ đến không còn “nhơn chi sơ tánh bổn thiện” !
Chính vì vậy mà Trần-nhân Yêsu hữu-hình cần ‘ra đi’ (Ga 16, 7) và đã ra đi, bởi vì, tuy không xử-dụng danh-từ, không mang danh-nghĩa ‘Yêsu-hữu’, nhưng có lúc vào dịp nào đó, mình định rập khung sống-y-như ‘trần-nhân-Yêsu’, thử làm nghề mộc từ 12 đến 30 tuổi, rồi bỏ nhà ra đi đây đó thuyết-giáo, một thứ giáo-thuyết dẫn đến màn chung-kết bị cho ‘leo cây và chết đứng trên đó’ (!), thì hẳn là mình không dám ‘sinh nghề tử nghiệp’ theo kiểu đó đâu! Còn danh-xưng ‘kytô-hữu’ đúng là danh chính ngôn thuận, vốn đã có độ dày truyền-thống ngay từ thuở Giáo-hội sơ-khai (Cv 11, 26; 26, 28; 1 Pet 4, 16), thì mình đã là kytô-hữu từ lâu, nhưng còn phải l à m, tức là hành: vừa đi vừa làm, tối thiểu là làm như anh Samaritan thôi (Lc 10, 37), chớ chưa hẳn là như “Yêsu-Kytô” nổi !
Mà cũng may, trước khi khuất bóng, thì Đức Yêsu đã truyền-đạt cho quảng-đại quần-chúng hậu-thế kế-tục mãi qua các thế-hệ trần-nhân chúng ta, truyền-đạt Bản-thể Thần Khí Kytô nơi Ngài (Ga 20, 22-23), Thần Khí vĩnh-hằng đã từng “chan-hòa khắp Vũ-trụ Vỉ-mô” (Kn 1, 7) ; thần Khí nguyên-tuyền (pur et simple), là Chân lý toàn-vẹn (Ga 4, 243; 15, 26; 16, 13), như Lửa đốt cháy sáng vừa Soi vừa Sưởi vừa Sát vừa Sinh như Yoan Tẩy-giả đã giới-thiệu :”. . . tôi thì cử-hành nghi-thức thanh-tẩy bằng Nước, . . . nhưng Ngài sẽ thanh-tẩy anh em bằng Lửa Thần Khí (Lc 3, 16-17), và như Đức Yêsu đã bảo:”Anh em là Ánh-sáng soi Trần-nhân, . . . không nên lấy thùng úp chụp (Mt 5, 14-16), càng không nên dùng lồng đèn kéo quân hoặc đèn tết Trung Thu rườm-rà rối-rắm lăng-nhăng !
Phần Trần-nhân Yêsu ra đi, chết đi là phải, bởi chết đi đâu phải là hết ! cái Vỏ cát bụi Homo-Yêsu tự Ngài chấp-nhận cho bóc đi, thì Thần Khí Ngài Tinh-khôn hơn cả Đại-đế Salomon (Mt 12, 42) mới hiển-linh, mới hiển-hiện cùng khắp, mới đánh-thức những ai tồn-tại trong u-tối nhục-thể (Ga 16, 13). Và thực-tế đã xảy ra như vậy vào ngày lễ Ngũ-tuần (Cv 2, 1-41) như sau : Các Tông-đồ Môn-đệ ‘Tin = Tiếp-nhận’ (Ga 1, 12) Thần Khí–Kytô qua dạng lưởi Lửa là năng-lực sáng-soi và dẫn-dắt qua Miệng Nói, phần đại-chúng còn lại thuộc cả trong và ngoài nước được tiếp-nhận cũng cùng Thần Khí qua Tai Nghe với thiện-tâm tầm Đạo, còn xác-tín sớm hay muộn là tùy từng cá-thể thành-tâm dò-dẫm suy-tư Thần Đạo rồi tự ứng-dụng thực-hành. Và bấy giờ đã được 3.000 Tín-hữu (chưa mang danh Kytô-hữu) tự ý-thức dấn-thân chấp-nhận; tuy rằng vài người mỉa-mai: lại gặp phải bọn nát rượu đây rồi, ăn nói lung-tung !

Từ bấy giờ, những ‘Bản Sao’ bài Bình-ca Yêsu-Kytô đã tuần-tự bung-nở từ gần đến xa, và dư-âm cứ thế mà tung-hoành từ hẹp lan rộng đến vô biên. Điều cần lưu-tâm là bài Bình ca đó được từ đâu Tung ra và với mục-đích nào ? Từ miệng lưỡi suông hay từ tấm lòng thành? Nhằm Thừa-hành ý Chúa hay ý phàm-nhân (x. Mt 15, 8-9; Is 29, 13; Tv 78, 36) ? Chính vì thay nguồn đổi ngọn như vậy mà những ‘phó bản’ không còn trung-thực với bài Bình-ca ‘gốc’ nữa! Càng phát-triển theo số-lượng càng lố bước hụt chơn, càng thăng-tiến đua đòi càng chơn mỏi gối mòn; lúc diễn-xuất thì lời ca bị nhiễu tiếng còi tiếng hú Thời-đại, . . . nhưng thật ra, thì nó đã từng bị nhiễu từ Tim Óc nghệ-sĩ lây sang điệu-bộ ca-viên nhạc-công, . . . ngay giữa bối-cảnh Phụng-tự đượm ít nhiều màu sắc cung-đình, do đó mà nẩy-sinh nơi cộng-đồng Phụng-vụ những não-trạng lệch-lạc : Giáo-đường là nơi chốn giờ giấc thư-giãn, giải-trí, mua công bán nghiệp, lập-nghiệp kể-công rồi đòi-hỏi lợi-nhuận, hay có lúc lại hưng-sùng biểu-dương mộng chinh-thắng, . . . !


Đương nhiên phần Homo-Yêsu thì đã ra đi từ gần 2000 năm qua, mà không bao giờ trở-lại với nguyên-dạng như trước đó; tất cả Trần-nhân đều như vậy hết, nghĩa là khi cởi bỏ lớp vỏ Trần-nhân-Homo thì cũng sẽ “như Thiên-thần” (Lc 20, 36), đã không còn cần-thiết mà tiếc rẻ chi cái Lồng đèn kéo quân rực-rở giả-tạo đó nữa ? Nếu bài Bình ca Yêsu-Kytô đã nhập-tâm nằm lòng đến mức thành Kytô-hữu, thì mỗi khi ‘nhứt hô’ là ‘bá ứng’ có mặt ngay, vậy thì những phó bản Trần-nhân nhăn-nheo lem-luốt kia, còn tác-dụng gì !
Hiện nay, Thần Khí Bản-thể Kytô cũng cùng là Bản-thể kytô-hữu nơi bất cứ ai, hơn bao giờ, lại tối cần cho mỗi mọi Trần-nhân tự-ý-thức, bất-luận trong trường-hợp và giữa bối-cảnh nào. Bởi ngay từ biến-cố Thần Khí Kytô đã ‘tự tỏ-hiện’ nơi tất cả, nên ai đã ý-thức thì luôn tự-kiểm xem mình đã ý-thức đúng đủ chưa, còn ai không hoặc chưa ý-thức thì chỉ cần được đánh-thức thôi (Cv 8, 31).
Vì thế, tự khám-phá nơi bản-thân mình qua từng sinh-hoạt hằng ngày, đồng thời cùng giúp nhau khám-phá từ bất-cứ đâu đâu, khám-phá Dũng-lực Thần Khí Kytô hằng hoạt-động (Ga 5, 17), hằng soi-dẫn toàn-thể dòng giống cũng như từng cá-thể Trần-nhân, soi-dẫn đến 70 %, phần còn lại 30 % là để thách-đố cái khả-năng chí–khí tự-do tư-duy nơi mỗi Trần-nhân khi biết tự khám-phá, khai-thác và ứng-dụng tùy-ý, để biết thế nào là khôn dại, là vinh nhục, lời hay lỗ, mất hay còn, . . . rồi từ đó rút kinh-nghiệm tiếp-tục ‘hoàn-thiện đến toàn-thiện” (Mt 5, 48).
-----ọ==ọ-----

30. Thánh nhạc Khải huyền

Qua Phép lành tuôn ban “Hồng ân” cuối Thánh Lễ, sau khi đã dùng lời Kinh câu Ca bày tỏ tâm-tình Thờ phượng tung-hô chúc-tụng cảm-tạ đền-tạ khẩn-cầu, . . . toàn-thể cọng-đồng tham-dự đều nôn-nóng đợi-chờ ‘Hồng ân’; riêng từng tín-hữu, hiểu biết thế nào là ‘Hồng ân’, thì chắc là không ai giống ai, không ước mơ nào giống ước mơ nào, . . .

* Benedixitque eis (các giống loại Động-vật), dicens: Crescite, et multiplicamini, et replete aquas maris; avesque multiplicentur super terram’ (St 1, 22).


  • Benedixitque illis (Ađam–Evà nguyên-tổ) Deus, et ait: Crescite, et multiplicamini et replete terram, et subiicite eam, et dominamini piscibus maris, et volatilibus coeli, et universis animantibus, quae moventur super terram, . . . (St 1, 28-29).

Tiên-kiến tiên-liệu dài-lâu rộng khắp Không-Thời-gian như vậy, thì chỉ có Thần Khí Phụ-Mẫu vừa Nhân-hậu vừa Toàn-năng mới chi Dân mình như vậy:

Trời, ngai Ta, Đất, Bệ chơn Ta” (Is 66, 1);

Trời, Ta sở-hữu,



Đất, Ta ban tặng cho dòng giống Trần-nhân

(Tv 113, 16)


Kho-tàng đức Nhân-hậu, vốn Huyền-bí, đã từng được tài Toàn-năng tự Mặc-khải, tự phanh-phui, . . . đúng là: ‘Trời sinh Trời lo, Trời cho Trời đem tới’ Cd VN
Về phần phía Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta, ‘con Ông Trời’, không thể làm ‘Ông Địa ngồi đợi chuối xôi’, bởi từng đơn-vị Tinh-khôn, vẫn đúng là một kho-tàng Huyền-nhiệm, huyền-bí, bí-ẩn ngay với chính mình, huống-hồ là với ngoại-nhân giữa ngoại cảnh! Thần-khí Tinh-khôn đúng làKho-báu Trời chôn sẳn nơi từng đám Ruộng Trần-nhân bao la rộng ‘cò bay thẳng cánh’, nếu cứ cần-cù cày-sâu cuốc-bẩm, tự-thi-công khai-phóng, tự-phanh-phui, ắt có ngày bất-chợt phát-giác, mà biết đâu, có trường-hợp khi đã phát-giác, lại chẳng dám đánh-đỗi ! (Mt 13, 44).

Quy-luật vĩnh-hằng tiềm-ẩn nơi Thiên-nhiên: Hạt Cải tí ti (Mt 13, 31-32), Hạt giống từ Trời gieo xuống đất (x. Ga 12, 24), chính là Ngôi Lời: Verbum Thần Khí Kytô (x. Ga 3, 34; 4,24), cũng như mỗi Đơn-vị Trần-nhân Tinh-khôn, khời đầu xuất-hiện nơi Trần-thế nầy thì chỉ là một Tế-bào chủng-tử thôi !


Bonum diffusivum sui” (Ngạn ngữ Latinh): những gì nội-xuất từ trọng-tâm Linh-khí Trần-nhân đều Thiện-hảo, còn những thứ ngoại-nhập đều là những lớp phụ-tùng giả-tạo huyền-ảo, bởi ngay tấm-xác-thân mà cũng đã là như vậy: hôm qua nó chưa có, nay mới có, thì ắt một ngày mai nào đó, nó sẽ không còn! Vậy thì, khi chưa LÀ chi, đã không LÀM gì, mà CÓ được bấy nhiêu, thì sao ?
Lời Vị Phụ-Mẫu Chúc phúc nói trên, không chỉ bung cánh Tay quyền-lực một lúc rồi thôi, mà chính đó là “luồng Sinh Linh Khí” vừa Tác-sinh vừa Tác-tạo vạn hữu Sinh Linh không dừng dứt:”Cha Tôi hằng hoạt-động luôn, Tôi cũng vậy” (Ga 5, 17) . . . huống hồ các anh em !
Con người nghệ-sỉ sáng-tạo thuộc bất cứ ngành nghề đời đạo nào, có những thời-quảng lâm vào tình-trạng rỗng trống óc tim, không thể đào đâu ra một luồng hứng! Thế rồi bất-chợt, một tia nội-soi, hay một chùm ngoại-chiếu nào đó do nghe thấy từ chung quanh, tức thì một ý thơ, một giòng nhạc, một chủ-đề xuất-hiện, . . . Gió từ đâu thổi đến, rồi đi về hướng nào . . . (Ga 3, 8) bất xét, người nghệ-sĩ lo trương buồm, hạ chèo, bẻ lái . . . Rồi đến lược bài ca bản nhạc, khi hình-thành, nó vượt khỏi tầm tưởng-ước, rồi lại bay vèo đi như chiếc lá cuốn theo chiều gió mất hút !
Không đâu, chính “luồng Khí vận” đã ươn-gieo, thì rồi cả hoa quả cũng trở về hòa-nhập với Gió muôn phương, còn người nghệ-sĩ vẫn là nghệ-sĩ vô-tư thôi! Bởi không ai gặt được những thành-quả do chính mình gieo, mà cũng nhờ nợ với cha ông lại trả về cho con cháu, mà thế-hệ kế-tiếp được triển-trưởng trù-phú hơn.
Thật vậy, dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn đồng-loại chúng ta đúng là đã trúng số siêu-độc-đắc: cả 02 lần 02 cấp Chúc lành, chúc cho Vạn-hữu Sinh Linh Phúc – Lộc - Thọ miên-trường, mà cho đến hôm nay, sau cả những 300.000 năm, mà Lời Chúc-phúc kia vẫn liên-tục hiệu-lực ngày càng phong-phú theo tốc-độ toán nhơn, đến nỗi khối Trần-nhân nầy dầu có triệt-để khai-thác mấy, cũng không sao ứng-dụng hết cái vốn tự-sở-hữu do Vị Phụ-Mẫu, - qua Lời Chúc-phúc, đã ban-giao cho nghĩa-vụ Quản-lý và thừa-hưởng quyền-lợi tùy-thích.
Các ban ngành Cầm Kỳ Thi Họa tua tủa khả-năng Tinh-khôn về khoa-học kỹ-thuật từ Tư-duy mình mà biến-tạo những nguyên-liệu kim-mộc-thủy-hỏa-thổ thành đũ dạng diện cấp tác-phẩm sản-phẩm đầy-ấp khắp nơi nơi đến nỗi cản-áng cả cảnh-trí Thiên-nhiên, cho nên các giới nặng gánh phong-trần cứ mong Hè về là đôn-đáo chạy tìm Thiên-cảnh mong giải-tỏa hết mọi Trầm-uất do chất Địa lấn-áp khắp khoảng Tâm-linh !

Dầu sao, đó cũng nói lên rằng:’Niềm Tin chỉ bằng hạt Cải ‘ lại có khả-năng dời non lấp biển như thế, mà chắc chắn là do Tư-duy khoa-học kỹ-thuật đầu tư chớ đâu phải do ‘Úmbala’ mà có ‘Mì ăn liền’! Tìm đâu ra ‘Từ’ nào để chuyển-dịch ‘. . . tức thì liền có’? [x. St 1, 3, . . . ] ? Phải chăng là do tự-ý muốn gia-cố cái tài Toàn-năng nơi Đức Chúa tốt bụng để rồi theo hệ-kết, hể cứ xin xin là ‘tức thì’ Ngài liền cho ?


Thật ra, khi làm việc, Thiên-nhiên rất cần đến Không-gian và Thời-gian: Mỗi mọi Trần-nhân đều phải tồn-tại trong Dạ mẹ những 9 tháng 10 ngày, . . . nên khi đọc “factumque est vespere et nocte, dies unus, . . . sextus” [St 1, 5-31], thì phải chăng, chúng ta ‘nhìn thấy’ Thiên-nhiên vẫn hoạt-động suốt Đêm trường dằn dặc, mà đâu phải là thứ Đêm theo Địa Cầu tự-quây chỉ lâu 05 Canh giờ Ta hay 12 tiếng giờ Tây, hoặc như Đêm Mặt trời tự quây trong 25ngày/vòng ở xích đạo, [phân-đôi là thành Ngày/Đêm], . . . đó là khó có thể biết được Ngày/Đêm của khối Thiên hà, thì nói chi đến khối QUẦN-THỂ Thiên hà, . . . bởi tất cả đều như Địa cầu, là cùng tự-quây và đồng thời vận-hành trên vòng Quỹ-đạo quanh trọng-tâm trực-hệ !!!
Thánh Clementé Alexandre (năm 210) gọi Giáo hội Đức Kytô là ban hợp-xướng thần-thiêng thánh-thiện’ (Choeur spirituel et saint). Toàn-thể Vũ-trụ hữu-hình từ vĩ-mô như từng Khối Thiên hà đến vi-mô như hạt nguyên-tử Hydro, tất cả đều tiềm-ẩn một nội-lực tự-động, năng-động và đồng thời tương-dữ tương-tác lẩn-nhau không chỉ theo những chu-kỳ ngày tháng năm hay năm/as, mà còn theo những chu-trình dịch-lý đại-trà viên-mãn – tử Alpha đến Omega (Is 44, 6; Kh 1, 8), theo đúng lịch-trình chuyển-biến tiến-hóa mà tuần-tự hoàn-hảo theo từng giống-loại như ý Cha quy-định, Đấng hằng tồn-tại giữa các tầng trời (Mt 5, 48).
Lạy Cha chí thánh, Cha là nguyên-nguồn van-hữu sinh linh thiện hảo.”Bonum diffusivum sui”: tự bản ngã mà xuất-phát, mới đúng là Thiện-hảo. Từ cung-tâm Linh Khí Thượng Phụ Nhân-hậu, hằng bung-nở từng “luồng Sinh Linh Khí“ vừa tác-tạo (creavit) hằng hà sa số tầng lớp bầu trời và trái Đất, vừa tác-sinh (genuit) vạn hữu-thể Sinh-linh dồi-dào lực sinh-tồn. Tất cả Thực-tại Vô-hình lẩn Hữu-hình phát-xuầt tự cung-tâm Vị Thượng Phụ-Mẫu Nhân-hậu Toàn-năng đều tương-ứng hài-hòa giữa nhau.




31. PHỤNG TRƯỜNG THÁNH NHẠC

Dòng nước trường-sinh tinh-tuyền, dẫu được tiếp-nhận từ Con Người Trần-nhân Tinh-khôn Yêsu-Kytô (Ga 4, 10-14), khi chuyển-thông qua ngỏ trần-nhân đây đó trước sau, chắc không khỏi bị ít nhiều ô-nhiễm: chính mỗi trần-nhân biết tự khơi trong gạn đục, hầu bất cứ ai cũng có khả-năng tiếp-tục kịp thời cung-ứng xử-dụng.


Từ tuổi 12 suốt đến tuổi 30, Trần-nhân Yêsu bằng xương bằng thịt vẫn hằng năm hành-hương về Yêrusalem. Bước vào ngôi Đền thánh gạch ngói, tham-dự nghi lễ Vượt qua, Ngài đã bao lần nhìn thấy cảnh chợ búa ồn ào náo-nhiệt mua bán đổi chác đũ các thứ (Ga 2, 13-22).
Ngôi Đền-thánh huy-hoàng do đại đế Salomon khôn-ngoan sang giàu thiết-kế xây-dựng, cũng như chính bản-thân Trần-nhân Yêsu từ dạo ấy . . . nay đã không còn tồn-tại hữu-hình nơi trần-thế nầy. Thay vào đó, nay – đây, biết bao là Đền-thánh cực-kỳ hiện-đại hằng hiện-hữu sờ-sờ mà chưa từng được lưu-tâm, mặc dầu đã được công-bố từ lâu:

“Trời, ngai Ta, Đất, bệ chơn Ta.

Đâu là đền đài phàm-nhân kiến-thiết để Ta an-nghỉ !

Đây, ai nghèo khổ, tâm-tư tan-nát

mà biết nhu-thuận sinh-sống triển-trưởng

theo Lời Ta soi sáng dẫn dắt”

(Is 66, 1-3)

Từng bản-thân trần-nhân đã được Thượng Phụ trang-bị một Bản-thể thần Khí tinh-khôn “giống Hình ảnh Chúng Mình: Faciamus . . . : ngỏ Lời với Nội-các Thiên-thần: Đại-Gia-đình Thiên-cung (St 1, 26-27) (*), vì cùng một thứ “GEN”(**) Khí-lực xuất-phát cùng Nguồn, nối-dõi tông-đường cùng Luồng : Gen-itor gen-uit Gen-itum : Spiritus-Pater genuit Spiritum-filiOS : các Con đều là Hình ảnh Cha, Cha nào Con nấy, Cha sao Con vậy, thấy Con là thấy Cha: (cf Ga 3, 6; 14, 6-11).


Thật vậy, đã chấm-dứt thời hành-hương đi đi về về Yêrusalem gạch ngói, tức là ‘ngôi đền do tay trần-nhân thiết-kế xây-dựng’ (Dt 8, 2), nơi đã từng xảy ra ‘Những điều trông thấy mà đau đớn lòng’ (thi hào Nguyễn Du),… thật vậy, những điều đó đã chấm-dứt bằng một biến-cố nghịch-thường, là khi Đức Yêsu cỡi con lừa con (Mt 12, 1-14) tiến vào thánh-đô đó như một vị vua chúa tiến vào cung điện mình… ! Lừa, loại động vật công-nghiệp, lừa thồ! Phải chăng, lừa đây là phần nhục-thể đã từng vay mượn nơi Maria-Mẹ ngay từ lúc nhập-thể để làm phương tiện vận-chuyển, chuyên chở, gồng gánh tội ác Trần-gian, tạo nên mẫu gương cho hậu-thế noi-dỏi, để vừa biết tự gánh tội riêng mình vừa biết cùng gánh tội chung nhau (Lc 23, 27-28) chớ không đùa đổ tội dây chuyền như tổ tông chúng mình ngày trước (St 2, 8-13)!
Đúng là ngài cỡi lừa chớ không để lừa cỡi. Suốt cuộc đời trần-thế, thần Khí Đức Kytô luôn luôn chủ-quản cái xác lừa chớ không ngược lại (x. Mt 4, 1-11; 26, 39-42), bởi vinh-quang nơi ngài cũng như nơi bất cứ ai ai cũng đều không do ‘Hosanna’ phát-xuất từ miệng đời trần tục, mà chính là dấu-chỉ Thần Khí Kytô Ngài sắp hiển-lộ từ trọng-tâm cây Thập-tự-giá. Từ bấy giờ, Vinh-quang đích-thực nơi Ngài, cũng như nơi bất cứ ai ai, đều phát-xuất từ trọng-điểm thập-tự đó.

Làm sao thâm-hiểu được, xác-tín được cái khổ-nhục nơi nhục-thể với cái năng-lực thần-khí phát-tỏa vinh-quang qua cánh cửa tử-thần chắn ngang giữa cái phòng trọ nhục-thể chật-hẹp tù-túng với Thiên cảnh bao la tồn-tại ngay thâm nội ?


Thật ra, Bản-thể Thần Khí Kytô nơi Trần-nhân Yêsu, vẫn cùng luồng Thần Khí được thổi vào Ađam nguyên-tổ, hằng được lưu-truyền và tồn-tại trong từng cá-thể miêu-duệ hậu-lai (St 5, 3), nhưng Trần-nhân chúng ta thường chỉ biết xử-dụng Trần nhản nên cứ dừng lại ở lớp vỏ hình-dạng-tướng-sắc-thanh-âm nhất-thời tạm-bợ,… chớ không xử-dụng Tâm-nhản để thấu-thị vào tận bản-thể linh-khí nơi mình nơi người, cho nên chúng ta vẫn cứ tồn-tại trong trạng-thái mù, mù từ bình sinh, mù đến mản-tính…
Thần khí như một thứ ‘GEN vô-hình’ xuất nguồn từ Cung tâm Cha Nhân-hậu duy-nhất hằng tác-sinh nuôi-dưỡng dòng-giống Trần-nhân tinh-khôn chúng ta từ thế-hệ sang thế-hệ mà không hề lai giống từ nguyên-nguồn bản-thể nào khác, sở dỉ có dị-biệt nơi từng cá-thể là do cái vỏ xác Trần-nhân cát bụi mà mỗi mỗi cứ tự bồi-đắp theo ý-thích... Tâm-linh nơi mỗi Trần-nhân đều là những khung Trời bao la với khả-năng bao-quát toàn-bộ Vũ-trụ vĩ-mô, vậy mà nếu nó bành-trướng xăm-lược thôn-tính chiếm-hữu tích-trử tiêu-thụ, dầu chỉ một tí Đất không phải là của mình thôi, thì cái thần-khí nơi mình sẽ mất đi cái khả-năng dũng-lực cũng như ánh-sáng minh-thông, còn nếu nó chứa Trời thì thừa-hưởng được trạng-thái “một mảnh Tình riêng: ta với Ta” (Nữ sỉ thiền nhân Huyện Thanh Quan), hiểu là từ đỉnh Đèo Ngang Sion (x Is 2, 2-3; 66, 1-2). tiểu ‘ngã’ tồn-tại trong Đại “NGÔ, mà ‘ngã’ + “NGÔ = MỘT (x Ga 11, 38; 14, 10; 17, 21-23).
Hầu như ai ai cũng đã trải qua ít nhiều kinh-nghiệm về việc xử-dụng thần-khi mình khi giao-lưu giao-hảo hay giao-tranh với nhau, ngay cả xâm-nhập vào tận căn phòng tâm-linh lẩn nhau và rỏ biết gì gì trong đó… huống hồ Thần-Khí Kytô tuyệt-ưu hơn cả đại-đế Salomon (Mt 12, 42).

Đã hẳn, con nhà Đời thì xử-dụng chất xám mình công-tác hiện-đại-hóa sản-xuất thừa-thãi thặng-dư nào là cơm ăn áo mặc nhà ở, tiện-nghi sinh sống cá-nhân, sinh-hoạt gia-đình, hoạt-động đoàn-thể, xã-hội, nới rộng cả nước, giao-lưu khu-vực, cuối cùng là hội-nhập mậu-dịch hài-hòa cung-cầu thế-giới, . . . đó là nhu-cầu phát-triển Nhân-sinh. Phần con nhà Đạo, cùng chung hoạt-trường Cầm – kỳ – thi – họa, nhưng thuộc lãnh-vực Tâm-linh, theo Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI, mỗi kytô-hữu là một ‘vehicule d’Esprit-Saint’, là chiếc luân-xa vận-tải Thần linh Khí Lương-thực xuất-phát từ Thiên Khảu (Mt 4, 4; Đnl 8, 3),tức là thứ lương-thực nuôi dưỡng Nội các Thiên thần lẩn Thần-khí nơi Trần-nhân Tinh-khôn (Kn 16, 20), không khác nào cung cách nuôi dưỡng các giống-loại Sinh-vật (Qo 3, 19) . . .


Thật ra khâu Nhân-tố nhân-lực nhiệt-tâm thiện-chí năng-động sản-xuất, thì không thiếu, chỉ cần quy-tựu, hệ-thống-hóa, vạch đúng chủ-dích và định đúng hướng. Không thể ngồi chờ đợi đâu đó lác đác sản-xuất gì gì đó, thế nào đó, rồi như gian-thương gom-thu, mang đi chào hàng chuốc lợi !
Nhận-định từng địa-bàn cá-thể Tâm-linh, cải-tạo trạng-thái đất cát thành Công-tâm trong-sáng, tự giáo-dục đức-độ và đào-tạo tài-năng dạng-diện nhân-linh, cung-cấp Muối-Men-Đèn phù-hợp phong-thủy Phụng-tự, ‘trăm năm’ chăm-sóc từng khâu, không vội đốt giai-đoạn để mong có ‘mialism’ (*** ) làm quà mua vui trước mắt, thì may ra mới đủ thẩm-năng đánh đúng giá từng sản-phẩm, không do điểm thấp cao mà là do yêu-cầu Tâm-linh con người phát-triển đạt mức toàn thiện như Cha quy-định theo từng giống loại . . .

- - - -


(*) ngỏ Lời cùng Nội-các Thiên-thần”

(**) GEN-ESIS: tên đầu sách Sáng thế, nói lên tính khoa-học tiến-bộ Aicập vào thời Maisen được đào-tạo văn – võ song toàn trong đền Pharaon . . . [Cv



(*** ) Mì ăn liền

-----ọ==ọ-----


32. GIÁO-HỘI TÔNG-TRUYỀN
“Tôi tin một Hội thánh... Tông truyền” theo lịch trình tiến biến hóa vạn loài sinh vật rất “luân thường” theo quy luật “đào thải” để “sinh tồn” đúng thiên nhiên như “tre tàn măng mọc”, hay “cha truyền con nối”. Vị Thượng Phụ Nhân Hậu khôn lường đã không khư khư tích trữ cho riêng mình, trái lại Ngài luôn ban lan tràn hồng ân Tình yêu từ cung tâm Nhân hậu đó cho muôn vạn giống loại Ngài tác tạo và tác sinh.
Cũng vậy, trần nhân Yêsu, một khối Tin mừng bằng xương bằng thịt, nhưng với Tâm nhãn thần khí Kytô, Ngài soi dẫn từng cá thể biệt lập, thâm sâu, hội đủ quan hệ rộng rãi, cũng như soi dẫn toàn thể dòng giống trần nhân tinh khôn một cách cân bằng, khoan dung và lạc quan, nhằm giúp con người tự ý thức về tâm đức nhân hậu nơi bản thân, biết tự khai thác và vận dụng khi đối xử anh em với nhau, theo các dụ ngôn như sau: Hột cải bé tí khi triển trưởng, trở thành một cây to, đủ cho chim trời núp nắng đục mưa. Nội lực nào tác động phát triển từ A đến Z khủng khiếp như vậy? Nếu trời không nắng không mưa, đất cứ cằn cỗi chai cứng thì sao? Khả năng nội lực thần khí tinh khôn nơi trần nhân mình ắt phải phát huy gấp ngàn lần hơn (x.Mt13, 31-32)!
Một hột lúa giống gieo vào mảnh đất tốt, có khả năng nẩy sinh 30,60,100… hột khác. Nên thử làm bài toán nhân xem, lấy số trung bình là 1 x 60 x 60 . . .9 lần (cửu hệ), xem được bao nhiêu con số “0”!
Nếu gieo một giạ lúa giống thì sao? Giống loại nầy đã từng tồn tại trên mặt hành tinh nầy hằng bao thiến nieân kỷ nay, phải chăng, “lòng nhân hậu” trong chính mỗi hột, cứ “tông truyền”, nên không thể bị tuyệt chủng?
Cũng vậy, con người Yêsu, khi khuất bóng, đã để lại 11 tông đồ và 72 môn đệ, rồi từ độ ấy đến nay là đầu năm 1999 đang hiện hữu trên dưới 1 tỷ kytôhữu, so tỷ lệ với hột lúa giống thì không có gì đáng phấn khởi!
Một Saolê cổ giáo chuyển sang Phaolô tân giáo đã thiết lập 9 giáo đoàn với 14 thánh thư, và mỗi thánh thư ngài viết, ngày nay chưa chắc đã triển khai và ứng dụng thấu đáo nghiệp vụ mục tử như ngài!
Một người cha, hai đứa con: một đứa, cha kêu, nó dạ, cha bảo nó vâng, mà làm thì không; một đứa thì không dạ không vâng, lại lủi thủi đi làm. Ai đích thực là con đây? (x.Mt21, 28-32).
Lại một người cha cũng hai đứa con: một đứa túm gói gia tài ra đi hoang. Lúc định trở về thì chỉ mong được sống kiếp đầy tớ kiếm cơm thôi! Còn lại đứa ở nhà thì chí thành phục vụ cha không hề khinh xuất.
Bất ngờ, đứa em trở về, được cha chuẩn bị tiệc đãi bà con đến chung vui. Con cả ganh tức, làm trận, không nể vì cha chẳng màng đến em, lại còn “ló cái đuôi” mục tiêu kinh tế ra! Người cha vẫn cứ là cha, cha nhân hậu, cha giao hảo với từng đứa con và giảng hòa giữa hai anh em. Từng thành viên đều phục sinh. Cả gia đình đều phục sinh (x. Le 16, 11-32).
Với cái nhìn lạc quan, con người Yêsu yên tâm về 99 con chiên tại bãi cỏ xanh để tập trung chăm sóc vào một đứa lạc bầy, và mặc dầu ngài nhân hậu, ngài vẫn tiết kiệm từng đồng, đặc biệt nữa là khi đã tìm gặp, ngài lại đi khắp xóm san sẻ Tin mừng cho bà con chung vui (x.Lc 15, 4-10).
Nhân hậu? cha đúng cha nhân hậu là cha tác sinh con “theo hình ảnh mình, giống mình”, như ‘cha nào con nấy, cha sao con vậy’, đến độ chỉ nhìn thấy con là biết được cha. Không thể quên bên cạnh cha nhân hậu, còn có mẹ, mẹ từ bi, từ mẫu- “lương y như từ mẫu”- dầu nam hay nữ bác sĩ, y tá, vẫn mang tâm hồn từ mẫu khi chăm sóc sức khỏe an sinh các bệnh nhân.
Cả con ngươi lẫn con người mình thật nhỏ bé, nhưng lại có khả năng phóng tầm nhìn đến vô tận. Cứ nhìn thẳng ngang về phía trước thôi để xem:Trời có gì? Đất có gì? rồi nhìn xung quanh xem: các thế hệ trần nhân đã đang xây dựng và thừa hưởng những gì? Cuối cùng, nhìn thẳng vào chính mình, nhìn cả bên trong lẫn bên ngoài: mình đang có những gì? Rồi phân tỉ lệ, được bao nhiêu % do tâm-đức tài- năng óc-tim-tay tự-thân mình tác tạo?
Người Kytô hữu nghệ sĩ sáng tác tác phẩm thế nào cho đúng chức năng và quyền hành mình đã lãnh nhận từ ơn Thánh tẩy? Trần-nhân Yêsu đã trang-bị gì làm hành trang trước khi tung lệnh xuất quân lên đường “đi cho đến tận cùng bờ cõi trái Đất”?
Nghệ sĩ sáng tác nào cũng tung ra một số nghệ phẩm, và mỗi tác phẩm cứ tự hoành rộng hẹp tùy phẩm chất tác phẩm, tùy nhu cầu địa phương, tùy tâm trạng từng cá nhân, nhưng ít nhất, chính tác giả sáng tác từ nguồn tư duy lại cứ phải tiếp tục suy tư để sống cho phù hợp đồng thời cũng để làm đà cho các tác phẩm mới. “Kiếp tằm nhả tơ”, tơ nhả tự lòng mình nhân hậu chớ không từ ngoại nhập, xác tằm nằm chết khô trên Thập tự giá trên đồi Sọ là một mạc khải đúng mức “công giáo”, không che giấu ai, mà cũng không ai che giấu.
Chủ thuyết phổ cập ngày nay là: DOTIVANAISM, COTIMUTISM, MIALISM,…(*) không thể quên Tom Edison nhà bác học đã để lại hậu thế cả ngàn phát kiến tiện nghi mà ngày nay vẫn còn nâng cấp sử-dụng, Hậu duệ Edisonist vẫn ngày càng hùng hậu.
Vào năm 2001, một nhịp bước chuyển sang thế kỷ 21 tuổi Kytô giáo, tuổi “mọc răng khôn”, người Kytô hữu có mặt “cùng Trời cùng Đất”, với cả óc-tim-tay, khai-thác cung tâm nhân hậu thuộc chính bản thân mình, mà thừa hành tác vụ hoành thiên hạ (x. lưới Phêrô: Lc. 5, 10), không ý đồ bành trướng, biểu dương, chinh thắng, không cầu danh, cũng bất cầu lợi, chỉ biết chí thú tự tạo khả năng đáp ứng.
Nhu cầu bằng tinh thần phục vụ, hay gọi chính-xác là trả nợ đạo đờI (x.Mt 18,23-34), trả nợ anh em, anh em đại kết như thể tay chân tiếp bước dài nới vòng rộng, như xác với hồn, như đạo với đời: như có với không, không ngừng tương dữ và triển trưởng. . .Phải chăng, đó là hướng đường được con người Yêsu khai mở, đi trước, và mời gọi bất cứ ai ai...nối bước.

- - - - - - -

(*) Đồng tiền vạn năng, Còn tiền mua tiên... Mì ăn liền.

ggg




tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương