Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo


Bài Thánh ca Bản Thánh nhạc EMMANUEL



tải về 1.97 Mb.
trang6/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

18. Bài Thánh ca Bản Thánh nhạc EMMANUEL
Nhìn vào bất-luận Bài-ca Bản-nhạc hòa âm nào, chúng ta cũng nhận-thấy trên 5 giòng 4 khe chính được quy-ước, tượng-trưng sóng-lượng vi-ba dẫn-lối đủ dạng diện nốt nhạc trải dài chồng-chất đan bện lẩn nhau, để khi diễn-xuất, cả ban đồng ca lẩn dàn-nhạc trổi lên những tiết-điệu ung-dung hòa-đồng hay vượt chạy tung-tăng ngộ-nghỉnh, vừa như thúc-giục vừa như lôi-cuốn nhau đến những mục-tiêu riêng chung nào đó.

Lịch-sử bài-bản ca nhạc Emmanuel khởi đầu từ nốt Sol-Ađam với nốt La-Êvà, được trải qua một thuở nguyên-tuyền đẹp đôi, nhưng lại sớm lỗi-nhịp! Kế đến là cặp Si – Do Cain – Abbel lại rơi vào Tâm-trạng nghịch-âm nẩy-sinh một tiếng ‘thét’ thấu Tai Trời ! Nhưng Vị Nhạc Tổ đã không dừng dứt soạn-thảo, ngài cứ tiếp-tục chấm chấm từng nốt từng nốt, rồi lại xóa xóa, đôi lần đã phải xóa hẳn cả bản trường ca loạn-xạ rối-tung cả âm-giọng lẩn nhịp-tiến, cũng may là còn giữ lại được vài Vế làm đà tạo hứng (X. St 6-7-8). Và ngài cứ chấm xóa như vậy suốt 4.000 năm (?), lúc hiện-diện trên Hành-tinh nầy khoảng 200.000.000 nốt con người tinh-khôn, với số-lượng bài-bản ca-nhạc đủ thể-loại mang khá nhiều dấu-ấn rỏ Thần nét . . .

Thế là một Thông-tri kêu gọi toàn Dân gốc Hoàng-tộc Đavid, từ dân nội-địa đến kiều-cư, lo trở về nguyên-quán kê-khai hộ-khẩu. Đây không khác một cuộc diễn-tập nhạc ca đại-trà, mà điểm-tụ chính là Giáo-đô Yêrusalem. Thế là toàn Dân khắp Bắc – Trung – Nam Do-thái với cả những chút-chít-chắt từ 28 đời cha – ông còn tồn-đọng từ thuở bị lưu-đày (x. Mt 1, 17), tất cả đề-huề thê-tử tựu về cùng với đủ thứ đoàn vật Chiên – Bò – Dê làm lễ-vật cúng-tế theo truyền-thống Đạo-giáo, . . . đồng thời giới thương-gia tiền hùng bạc hậu không bỏ lở cơ-hội làm ăn, cứ rầm-rập chuyên-chở lụa-là gầm-vóc vòng-vàng ngọc-bích hạt trai chất bành bành vun lưng lừa lưng ngựa với lạc-đà . . . Đúng là một thời cao-điểm đại-hội-nhạc dồn-dập tập-trung đạo-đời hành-hương du-lịch tham-quan kính-viếng bán-buôn đổi-chác rộn-rịp; từ chợ-búa phố-phường sang các công-viên quảng-trường Đình Đền đến cả những bãi đất trống, . . . nơi nơi đều tấp-nập người người tụ tụ tán tán, một quang-cảnh siêu-đại-nhạc-hội-quốc-tế chưa từng thấy !
Thì, giữa cuộc tập-diễn thời cao-điểm như vậy, lại xuất-hiện một Yêsu con người tinh-khôn như bao con người tinh-khôn khác từ thuở xa-xưa đến bấy giờ, đúng là một nốt Sol-Emmanuel Tình Trời Nghĩa-Đất (Sol la-ngữ : Trời; Pháp-ngữ: Đất) bắt đầu nhập-cuộc vào sống giữa giòng đời thường với tiết-điệu thật tầm-thường, như tiết-điệu một Vỉ-cầm đơn-lẻ khiêm-nhu len-lỏi giữa một dàn Trống múa Lân, mà đám đông khán-thính-giả không màng nghe vì bận-rộn theo-dỏi đầu Lân ngoặt-nghẻo gật-gù . . . Tất nhiên, vẫn có số người phát-giác, ngạc-nhiên, mừng-rở hay ngờ-vực đặt thành vấn-đề.


  • Thế là thế nào, tiếng giọng gì lạ lạ len-lỏi vào đây, xuất-phát từ đâu ? Liệu có nên thăm-dò khảo-sát (x. Mt 2, 1-8)?

+ Các bạn có nghe chăng, một thứ âm – giọng gì đó, êm tai, nghe phấn-khởi, nào chúng ta cùng đi tìm xem (x. Lc 2, 8-20) ?


Nhưng từ đó trở đi, đàn lại treo gác trọ, tiếng lạ cứ im-lìm chìm-lặng suốt 30 năm, khúc dạo nhạc âm-thầm hòa-mình vào lối sống dân-dã cùng-cực nơi góc-xó làng quê tiểu-tốt (x. Ga 1, 6; 7, 41, 52), sống đồng-hành cùng tập-thể nhân-loại, cùng đi trên con đường sinh-tử, cùng lao-lực Óc-Tim-Tay trong đời thường, . . .
Và rồi Thời điểm phải đến đã đến, còn tước Vị thì sao? hẳn là không thiếu chi chổ đứng trống-vắng khả-năng mà lại mênh-mông nhu-cầu, ít ai lưu-ý chú-tâm ngó-ngàng hầu phát-huy đức Chính-trung. Đây là thời nốt Sol – Emmanuel khơi-động xuất-hành: không xuất-hành từ Thủ-đô Yêrusalem huống hồ từ Garizim hay từ đâu khác (x. Ga 4, 21) . . . mà là xuất-hành từ từ đồng-hoang cỏ cháy (x. Mt 4, 1s), rồi từ giòng sông nhỏ tồi-tệ Jordan mà xuất-hiện (x. 2 Vua 5, 10-12), xuất-hiện giữa đám tội-nhân và cùng chờ-đợi được thanh-tẩy (x Mt 3, 1-15).
Chính từ đây, nốt Sol-Emmanuel tuần-tự lưu-diễn bằng nhịp-điệu riêng mình, theo lối mình, không dựa-quyền cậy-thế ai mà cũng chẳng để ai cậy-quyền dưa-thế mình, không hù-dọa hay dụ-dỗ, không thỏa-hiệp hoặc tạo bè-cánh; ai muốn nối bước thì cứ thập-giá ai nấy vác, đừng vác thay ai cũng đừng để ai vác thay mình (x. Lc 9, 23); ai muốn rút-lui, cứ tự-nhiên, . . . Đường-lối ngài, ngài cứ tiến-hành, đường đường chính chính giữa giòng đời, đi đến bất cứ ai bé nhỏ đầy-ấp nhu-cầu; hiện-diện cùng khắp như Men Muối Đèn là đức Chính-Trung; không cầu, không chấp, không trụ, khác hẳn chim tổ chồn hang (x. Lc 9, 58).
Đột-ngột, dầu đã 03 lần tiên-báo, bản Trường-ca Emmanuel chấm-kết khi còn quá ngắn-ngủi! Hoài tiếc! Khi dự-thính ngài, đâu phải để thưởng-thức suông hay để chấm bài cho điểm ! Rỏ ràng về phía phần ngài, công-tác đã xong (Ga 19, 30). Ngài đã ra đi về phía trước, đã thành người Thiên-cổ, vuột khỏi tầm tay con người, vô phương níu kéo lại ! Điều chắc chắn, khi ra đi, ngài đã trở lại ngay từ phía sau lưng mỗi con người, và ngài không muốn ai ngoái cổ lại đằng sau (Lc 9, 62), chính Thần Khí ngài lo-liệu : tay cầm Đèn soi-sáng, tay nắm Gậy thúc từng con người dấn-thân như ngài đã dấn-thân, vì bản Trường ca còn phải được chấm chấm xóa xóa dài dài. Nốt Sol-Emmanuel tình Đời nghĩa Đất phận ai nấy lưu-diễn, lưu-diễn tự chổ mình đứng, dọ-dẫm hướng đi, theo lối diễn-xuất riêng-tư giữa bối-cảnh đông-đúc mỗi người chen một lối . . .

Sắp kết-thúc 20 thế-kỷ tuổi Kytô-giáo !


Từ đầu năm 2001, từng tập-thể con người tinh-khôn xét cả mặt Nhân-sinh lẩn Nhân-linh, sẽ bước sang giai-đoạn trưởng-thành như một trang Thanh-niên tuấn-tú cường-tráng. Con người Homo tiêu-biểu cho mặt Đời, đang tuần-tự tự-thể-hiện một số bước đi phát-triển hiện-đại-hóa vững-chắc từ phía Xây-dựng đến bên Tiêu-thụ. Và xen-lẩn vào đó, mỗi đơn-vị trong Tập-thể Tinh-khôn tiêu-biểu cho diện Đạo, chẳng hạn, tiểu-gia-đình Thánh-nhạc nhỏ bé chúng ta, có thể chấm tiếp những nốt Sol mình như thể nào trong phần phía còn lại ở bản Trường ca Sol tình Trời nghĩa Đất trong giai-đoạn Giao-thừa giữa Ngàn Năm Cũ – Ngàn Năm Mới nầy, với suy-nghĩ :
* Đúng là vị Chủ-tể càn-khôn, mà đã ở-cùng-nhân-loại-chúng-ta với tư-cách đồng-loại đồng-bào đồng-đạo như vậy, . . . thì đến lược mình, cùng đồng-nghiệp với nhau, cùng thừa-hưởng đức Tinh-khôn Salômon-Kytô (X. Mt 12, 42), chúng ta nên cần làm gì đây, làm cách nào. . . để có thể chấp-nhận : sao thì sao ?

13.01.1998







19. Luồng Sinh-linh-khí Thánh-nhạc
Vũ-trụ đại-nhất-thể hình-thành dạng hữu-hình như hiện nay chúng ta nhìn thấy được phần nào bằng đôi mắt Trần, bằng kính viễn-vọng Hubble hay loại Camera siêu-tuyệt có khả-năng thu ảnh toàn-bộ Địa-cầu, các Hành-tinh thuộc hệ Mặt Trời, một số Thiên-hà xa-xăm trong bao-la Vũ-tru, tức là tất cả hằng hà sa số Quần-thể Thiên-hà hằng chuyển-động quanh Trọng-tâm Vũ-trụ vỉ-mô, . . . tất cả đều do “luồng Sinh Linh Khí” tác-tạo mà hình-thành (x. Kinh-thánh: Spiraculum Vitae : St 2, 7; Qo 3, 19; Kn 12, 1. Kinh Dịch: Souffle divin; Kinh-trải: bức-xạ vũ-trụ vô-tuyến có tính đẳng-hướng –Cosmic back-ground radiation isotropic- nghĩa là hiện-tượng phát-sóng vô-tuyến theo tất cả các hướng trong Vũ-trụ Vỉ-mô).
Như hiện-tượng ngọn Đèn bung-nở ánh-quang tỏa-toát rộng khắp khoảng Không-gian chung quanh nó, thì cùng hệ-thống trong lãnh-vực Âm-thanh cũng xảy ra cùng hiện-tượng. Chẳng hạn, Âm-thanh La từ Piano vang-vọng lên, nó mang Âm-hưởng kéo dài 7 giây và nới rộng cho người xung-quanh cách nó khoảng 30m còn nghe được. Nhưng ngoài tầm Tai con người, Dư-âm đó cứ mãi kéo dài nới rộng trên toàn-bộ hệ-thống sóng bức-xạ vũ-trụ vô-tuyến đã từng tồn-tại triền-miên trước khi Thiên Địa hữu-hình hũu-hạn hình-thành, . . .
Thật vậy, chỉ cần chúng ta ‘hai ba người đồng-tâm’ (x. Mt 18, 20) thâm-hiểu đủ đúng Nghĩa-Ý “Abba ! Cha, Cha ơi !” (Rm 8, 15; Gal 4, 6) mà hoà-xướng cùng với Âm-thanh LA Piano đó, là tức khắc “Ý ABBA” chúng ta đã đáp ngay ở trọng TÂM Vũ-trụ vĩ-mô mà không cần đến con Tàu hỏa-tốc Quang-tử [-hạt sáng, photon-] chỉ đạt 300.000Km\sec, thì dầu chỉ đến trạm Mặt Trời thôi cũng phải tiêu-tốn cả 8 phút, huống hồ . . ., đang khi đó, bài ca bản nhạc vẫn nằm ỳ tại chổ trên giấy-má giá-đở, còn giọng ca tiếng đờn thì tà-tà bung-nở 300m\giây với cái nạn ‘vòng vo Tam quốc’ do Trái Đất cuốn vòng xoắn ốc 24 tiếng\ngày, lại còn bị lôi đi xềnh-xệch 30Km\giây trên quỹ-đạo quanh Mặt Trời mà phải mất đi cả năm trời, thì biết bao giờ mới . . . ‘thấu Trời’ !
Sở dĩ Đức Yêsu-Kytô đôi lần cất tiếng ngỏ lời đến Cha là vì ngài chủ-tâm khơi-gợi Lời vốn đã tồn-tại trong Tâm-linh những con người hiện-diện chung-quanh, chớ Ý Con Ý Cha hẳn đã là Một thì đâu còn cần đến Nói đến Nghe (x. Ga 11, 42; 12, 30); còn Trần-nhân chúng ta thì vì quen ‘dài dòng kinh kệ’ lại thêm rườm-rà gia-vị giặm-vá cho rôm-rả, tưởng rằng những thứ đó có thể lấp đầy Tâm-linh, nhưng thật ra chỉ khiến cho ý mông-lung lơi-lỏng thôi! Do đó, Lời phát-xuất từ Thiên Khẩu, tức ‘Spiraculum Vitae” như lưởi gươm sắc bén (x. Dnl 4, 12-13) dứt gọn Ý đúng Ý lìa khỏi khối Ngôn – Từ – Nghĩa – Ý vay mượn hàm-hồ, . . . thật là bình-thường như em Bé ăn Mía nhả Xác hoặc quăng đi cả đoạn Mía sâu, . . . hay như hiện-tượng Đức Yêsu ở trên đồi Golgotha vào giây-phút Thập-tự-giá bùng-nổ banh Vỏ tỏ Ruột: Yêsu-homo thì thuộc về Địa nên trở lại Địa, còn Kytô vốn là Thần Khí Tinh-khôn – Spiritus-Sapiens - là thuộc về Thiên, “tại vị Cha” (Ga 1, 1: ...apud...) cho nên “Cha lại hoàn Cha” (UN-US Ga 17, 21-23).
Thánh nhạc Thánh ca vốn là Nghệ-thuật tuyệt-hảo, một thể-thức văn-phong thượng-đẳng, một cung-cách khai-đạo Ngôi Lời Tin-mừng bằng xương bằng thịt, vốn đã được ươn-gieo và tồn-tại ngay trong mỗi Tâm-linh con người từ phôi-thai do chính vị Thượng phụ ký gởi vào Trần-thế, để tự thách-thức với chính mình và với mọi người để Thần-khí phát-huy và triển-nở Tinh-khôn đạt mức tối-ưu như Cha Toàn-thiện quy-định, như quy-định cho từng giống-loại hạt Giống khi gieo (x. Mt 13, 1-23), hầu khi đến ngày Mùa các Thiên-sứ thu-hoạch (x Mt 13, 43), và Đấng Vô-vi tại-vị ngai Chính-trung giữa các tầng lớo bầu Trời, chính ngài đánh đúng giá từng Thành-phẩm Tâm-linh tinh-khôn con người (Mt 21, 18-22).
Còn 03 thời-quảng 98 – 99 –2000 dành cho công-tác Ôn cố tri Tân nhằm hướng Lai từ 2001, . . . tạm định móc từ thập-niên 40 là thời-điểm nhạc Đạo khởi đầu xuất-hiện bên-cạnh nhạc Đời vững bước; tuy nhiên Thánh nhạc Phụng-tự vẫn hoàn-toàn xử-dụng trọn bài bản Bình-ca latinh -chant grégorien- song song với nhạc bình-dân Pháp như ‘cantique de la Jeunesse, . . . nhưng lai-rai có được những Bài được chuyển qua lời Việt. Từ Thập-niên 50 Nhạc Đạo Việt đã có một số vốn Bài bản thuộc loại Sùng-kính, . . . Mãi đến thời hậu Công-đồng từ năm 1965 thì ‘Thánh-nhạc’ mới có cơ-sở ra mắt nhờ các Bản-văn Phụng-vụ được xử-dụng thuần tiếng Việt. Rồi thì cứ trăm hoa đua nở cho đến nay, . . . qua những chuyển-biến thời-cuộc, Tâm-lý xã-hội, Thần-học, Nhân-bản-học. . . Với hiện-tình thế nào đó, thì ngày mai, vào năm 2001, bước vào tuổi Nhân-loại, mỗi Dân-tộc, từng dạng-diện-loại Tập-thể đặc-thù, cũng như mỗi cá-thế đều đạt thêm mức-độ Trưởng-thành, và Thánh nhạc, sẽ ra sao đời mình ?
Lớp Vỏ vật-thể hữu-hình của Vũ-trụ vĩ-mô nầy thật đồ-sộ hết cở đối với mắt Trần, mà khi so với tổng-thể thì nó lại mỏng-te như vỏ quả Bóng; hơn nữa, nó có ra gì so với trọng Tâm Vô Vi còn nhỏ hơn mủi nhọn chiếc Kim may: Không-không mà lại có khả-năng sinh sinh, như Tịnh mà tác-động cùng khắp. Vậy thì, cái gì tồn-tại, cái gì không tồn-tại nơi Thánh nhạc, ngỏ hầu Con người Tinh-khôn nghệ-sĩ không chỉ dám đầu-tư đến “tận Nhân-lực để tri Thiên mệnh”, mà còn dám tận Nhân-mạng để tri Thiên lực, vốn là một thứ khí-lực hằng tồn-tại ngay trong chính Bản-thể Tâm-linh mình (x Mt 28, 20; Gal 2, 18-21).
-----ọ=<O>=ọ-----

20. Tiết-điệu thăng-trầm nơi Thánh-nhạc
Khả-năng con người có thể ca hát trong khoảng 02 thang Âm Sol: thấp từ Sòl hạ lên Sol trung đến Sól thượng là cao nhất, nhưng khả-năng đôi Tai lại có thể nghe vượt tầm-độ 02 giới-hạn đó. Chim trời cá nước lại còn có khả-năng thông-tin cho nhau qua những loại sóng âm vượt khỏi Tầm rộng Tai con người. Chúng ta không thể chịu-đựng nổi tiếng nổ ‘big bang’ khai-sinh Thiên-hà hay hệ Mặt Trời, nhưng bù lại, khả-năng tinh-khôn con người, bằng phương-tiện kỹ-thuật hiện-đại, đã có thể thăm-dò một số sóng âm nơi một vài giống loại cá mú chim chóc.
Tổ-phụ Yacób một lần nằm mộng nhìn thấy chiếc Thang dài thăm-thẳm, chân chấm mặt Đất ngọn chạm ngai Trời, giữa các nấc, cộng-đồng các Thiên-thần lên lên xuống xuống (x St 28, 12-13). Phải chăng, đây là hình-ảnh một khoảng không-gian cao-thấp biểu-tượng cho những nấc thang–âm nơi Thánh nhạc ? Thiên-cung có 09 tầng lớp bầu Trời, tức Cửu trùng, Địa-đàng có 09 tầng Mây (Tv 32 (33), 6), cộng-đồng các Thiên-sứ có 09 Phẩm, và có thể Con-người Tinh-khôn có 09 bậc thang Thăng-tiến (?), cho nên cứ 3 chìm 7 nỗi qua cả phím Trắng phím Đen, mà dẫu có sụp-đổ mấy cũng chưa là Đất, mà có thiện-hảo bao nhiêu cũng chưa là Trời . . .

Vào tuổi 12, cậu Bé Yêsu đi cùng với Ba Má lên Đền thánh Yêrusalem tham-dự Đại-lễ Vượt-qua. Sau giờ bế-mạc Lể, cậu muốn ở lại phụ-giúp dọn dẹp cờ xí hoa đèn từ ngoài quảng-trường đến trong Đền-thánh. Trong dịp nầy, cậu có cơ-hội nghe ngóng buỗi ca-đoàn họp mặt kiểm-điểm khá nhiều sơ-xuất trong buỗi lễ vừa qua, nên được anh Ca-trưởng để ý rủ-rê em vào Ca-đoàn. Và một thầy Tư-tế cũng lưu-ý đến, mong hướng-dẫn cậu gia-nhập vào hàng Giáo-sĩ Đền-thánh. Vậy là cậu đã âm-thầm quyết-tâm dấn-thân phụ việc, học-hỏi Đạo-lý và tập-luyện ca hát.


Qua cách một hôm sau ngày Lễ, anh Ca-trưởng đưa em vào Đền-thờ tập cho em đọc Dấu, phát-âm và xướng Giọng theo tiếng đàn, khởi đầu thang Âm Sol trầm, từ Sol xuống đến Sòl, rồi từ Sòl lại lên Sol. Sau 03 lần vừa đọc vừa hát theo ca-trưởng, đọc từng tên dấu nhạc với giọng đàn đệm theo, cậu Bé bắt đầu hát thử một mình, cậu thuộc lòng cả âm-giọng lẩn tên từng dấu nhạc. Lúc bấy giờ có măt một số thầy Tư-tế, Thầy Thông-luật, ai nấy đều ngạc-nhiên vỗ tay khích-lệ với hy-vọng sau nầy cậu Bé sẽ hội-nhập vào cộng-đoàn Phụng-tự Đền-thánh. Bổng nhiên, cậu nghe Má mình lên tiếng :

- Nầy con, con làm gì ở đây ? Sao con không lo trở về nhà cùng với ba má !

+ Má, con đang học hát, giờ con hát thử, ba má nghe nha !
Nghe cậu Bé nói vậy, anh Ca-trưởng bấm ngay nốt Sol thì cậu Bé xướng liền giọng Sol, nhưng thay gì hát theo đàn tuột xuống Fạ – Mi . . . thì cậu lại xướng dần lên La – Sí – Đỗ. . . lên tuốt đến . . . Sól, . . . cũng đúng tên đúng âm giọng luôn ! Ai nấy đều chưa hết căng Tai lại đến trợn Mắt ra, còn Ba Má thì chợt hồi-tưởng các biến-cố xảy ra từ 12 – 13 năm về trước mà trầm-tư mặc-tưởng . . . (x Lc 2, 41-52).
“Tôi từ tròi xuống (Ga 6, 38). . . từ cương-vị Thượng-đế, là Chúa-tể (Ga 1, 1). . .tôi tự-hạ-bệ (Phil 2, 6-8) mà không làm Bệ-hạ, tôi chỉ làm con người như bao con người nhưng với thân-phận tôi-tớ phục-vụ con người (Mt 20, 28), bất-cứ ai bất-luận thể nào bất-phân dị-biệt không loại-trừ (x Mt 25, 31-46), là phụ-giúp những ai tự trầm-luân giữa biển khơi biết cách phục-hồi năng-lực để thăng-tiến đến tuyệt-đỉnh (Ga 3, 13; 14, 3). . . Đúng là tự Nguyên-nguồn Sól thượng dồi-dào tình Trời, tuột xuống tận Sòl hạ tạo nghĩa Đất và tự thay ngôi đổi vị thành Sol Trần, hầu gá nghĩa kết thân Bằng-hữu (Ga 15, 15b) với toàn-thể dòng giống con người tinh-khôn. Đây là một lối diễn-xuất đồng-hành đồng-sanh đồng-tử, tuy thống-thiết bi-ai nhưng lại có năng-lực thu-hút mảnh-liệt đối với những ai muốn tôi-luyện lòng can-đảm, đó là Sinh từ giây-phút Nhập-thể ở Nazaréth đến Tử bằng Thập-tự-giá trên đồi Golgotha.
Theo mẫu-gương Trần-nhân Yêsu, Thánh-nhạc tiến vào Đời, đi giữa dòng Đời như chiếc Vỉ-cầm tiết-tấu dịu-dàng réo-rắc mà sắc-nét xen-kẽ giữa dàn-nhạc đa-âm mà không loạn-giọng lỗi-nhịp. Điều nầy đòi-hỏi công-tác soạn-dượt-diễn Thánh-nhạc không ngừng khám-phá chăm-nhìn lắng nghe theo dõi tiết-điệu thăng trầm thuộc cả 02 lối sống: lối sống Trần-nhân Yêsu và lối sống Phàm-nhân từng Cá-nhân thuộc từng thời-buổi ở từng địa-phương. . .
Con người-Homo cứ tiếp-nối xây-dựng từ nền Đất, cứ hiện-đại-hóa cho kịp đà tiến theo thời-đại, cũng như thần-khí tinh-khôn nơi mỗi con người cũng không ngớt bung-nở rồi bùng-nổ quây-cuồng theo tiến-trình Vũ-trụ đại-nhất-thể: Thời-gian cứ đều đều đi tới, không-gian cũng tuần-tự nới rộng. Hầu như năng-lực vũ-trụ nầy trêu-ghẹo hằng hà vô số dòng giống con-người tinh-khôn sinh-sống tản-mác cùng khắp lớp vỏ Bầu trời vô-tận vô-biên: con người càng chạy tới càng nhận thấy chân trời cứ lùi lùi tháo lui, càng leo cao càng thấy rỏ Đỉnh trời vẫn mù mù biệt biệt. Có thể chăng, vị Hóa-công vừa nhữ mồi vừa ghẹo gan thách-thức cả phần thể-lực homo lẩn phần khí-lực sapiens ?
Năm thứ 2.000 cứ lù lù tiến tới, chậm-chạp từng giây từng giờ, từng ngày từng tháng, . . . Còn con-người thì chạy bay như vũ-bão, thế mà chẳng ăn thua ! Giật mình nhìn lại: mới đây mà đã 2.000 Kytô-giáo, 1.000 Thánh-nhạc, cũng thăng thăng trầm trầm, tiến-trình 02 tiết-điệu thăng thăng trầm trầm đó cứ đảo ngược lộn xuôi, cứ được nầy mất nọ; thăng càng cao trầm càng thấp; vỏ ruột cũng đua nhau thăng trầm ! Trời Đất thì vẫn vô-tư im-lặng ngắm nhìn mà mỉm cười, nhưng nuôi dưỡng thì cứ nuôi cứ dưỡng; còn Tiền-nhân thì đã phủi tay khi bàn-giao toàn-bộ kiến-thức đủ thứ và kinh-nghiệm thành-bại vốn toàn bằng xương máu !
Sực nhớ đến Shakespeare nhà tư-tưởng văn-hào đã bảo:”To be or not to be, that’s the quaestion”, nhờ ông chỉ-dẫn cho biết thứ nào là Tồn-tại và thứ nào là không tồn-tại, . . . để khỏi phải phí công tổn đức của Cha Trời sinh Đất Mẹ dưỡng cùng với kinh-nghiệm các bậc tiền-nhân đã từng ân-cần đào-tạo và tha-thiết lưu-truyền . . .
-----ọ==ọ-----
21. Hoạt-trường Thánh-nhạc
Bản Trường-ca mà dàn-nhạc kết-thúc ở nốt Hài-âm được dứt gọn làm đứng Tim khán-thính-giả mộ-điệu, liền sau đó là pháo tay nồng-nhiệt nổ ngập tính-phòng như thay lời ‘Amen’ chân-thành.
Thật thì chưa có bản trường-ca nào hội đủ độ Dày – Dài đúng mức. Nếu diễn Kịch-bản một Kiếp người khởi từ A-Sinh đến Tử-Z thì cũng chỉ là một Đoản-khúc cụt-ngủn so với từ Đời nọ trãi Đời kia’, từ đời Nguyên-tổ đến đời cuối cùng vào giây phút ‘thế-gian nầy ra tro mạt’, mà đó mới đích-thực là bản Trường-ca viên-mãn trước nhan vị Nhạc-trưởng tối-thượng.

Thế-hệ trẻ thập-niên 90 khác hẳn thế-hệ 80 ở chổ thừa-kế kinh-nghiệm rộng-sâu hơn, và rồi sẽ thế nào đây so với thế-hệ 2001 sắp tới. Mà đâu có cần chờ mãn thập-niên, ngũ-niên hay tất-niên mới nghĩ đến vụ Tý bàn-giao cho Sửu cả về khả-năng tích-tụ lẩn nhu-cầu tồn-động, . . . bởi theo định-luật Đào-thãi tiếp-nối định-luật Sinh-tồn thì khi một con người nằm xuống là đã có ngay ít nhất 5 – 7 con người đứng lên kế-tục sự-nghiệp gồm cả tiêu-cực lẩn tích-cực.


Hành-tinh Địa-cầu nầy không ngừng chuyển-biến thành Địa-đàng theo khả-năng xây-dựng và nhu-cầu xử-dụng từng thời-đại tại mỗi địa-phương. Cứ xem thành-quả hữu-hình mà thấy được vốn-liếng tinh-khôn đã được đầu-tư. Một tập-giấy Đồ-họa với những nét hình-thể kèm ít con số được lập-thành trong vài đêm, thế mà cả một đội-ngũ phải ồ-ạt thi-công suốt mấy tháng trời. Hoạt-trường luôn luôn thuộc 02 lãnh-vực : Cảnh-vực tâm-linh tinh-khôn sáng-tạo và khu-vực thể-lực trần-nhân lao-công thể-hiện. Cả hai cùng tương-giao hòa-nhập trước-sau ít-nhiều rộng-hẹp cạn-sâu suốt tiến-trình cụ-thể-hóa lý-tưởng.
Dịch chuyển-tiến-biến-hóa là quy-luật đã từng lèo-lái vận-mệnh muôn-vàn giống-loại thụ-tạo thụ-sinh. Riêng phần phía con-người được trang-bị cái Đầu tinh-khôn có Ý-chí Tự-do, nên có thể rơi vào lầm-lẩn lệch-lạc, chùng-chân thoái-bộ hoặc lố-bước hụt-giò, đã từng gây ra tư-thế mất cân-bằng giữa hai mức sống Vật-chất và Tâm-linh ngay nơi bản-thân từng con-người, mà hệ-kết là hai đội-ngũ công-tác nhân-sinh và nhân-linh không được tương-đồng. Thế là nghĩa tình Huynh – Đệ đại-đồng cứ rạn-nứt rồi phân-rả, mà đúng lý, nó là nhân-tố nền-tảng thăng-tiến Địa-đàng thành Thiên-đàng ngay tại Nay – Đây.
Xác-định rỏ Khởi-điểm và đúng Thời-điểm mình đang tồn-tại, chọn đúng hướng mình định đi và không ngừng đồng-hành với tất cả những ai cũng cùng chuyển-biến bất-trắc và bất-ngờ . . . thì mới có cơ-may đóng đúng vai-trò và thi-hành đủ phận-vụ phần phía mình.
Còn mênh-mông khoảng đất trống chưa cải-tạo thành đồng ruộng nương rẫy đủ diều-kiện ươn-gieo hạt giống Tin-mừng . . . và ngay cảnh ‘lúa chín đầy đồng’ mà công thợ gặt hái cũng chưa đủ túc-số . . . nên từ tảng sáng, rồi đến giờ 3. giờ 6. giờ 9. và cả đến giờ 11, tức là chỉ còn 1 giờ lao-động nữa là điểm kẻng tan-tầm, mà chủ đồn-điền Nho còn đích-thân đi mời gọi (x Mt 20, 1-16). Không ai mướn, có nghĩa là chờ là đợi trong tư-thế ‘ở không nhưng’ cả ngày, không rỏ cảnh sống hồi đó thể nào, chớ ngày nay, muốn làm công-nhân thì cầm cả xấp đơn ‘xin việc làm’ tìm các hạng loại chủ công-ty xí-nghiệp . . . ! Chính nhờ thế mà nơi nơi các thị-trường đều tràn-ngập sản-phẩm. Sợ ế-ẫm chăng ? Đại-hạ-giá, cho con nhà-nghèo đở khổ ! Phải chăng, đó cũng là một mẫu ‘Tin-mừng cho người nghèo-khó’? Và phải chăng, chính cộng-đoàn Thánh-ca Phụng-vụ Thánh đang nghèo-khó, cái nghèo-khó Tin-mừng ?
Đường không khó vì ngăn sông cách núi,

mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

Nguyễn Bá Học

Đúng là ‘lòng người ngại núi e sông’ làm tăng cái ‘khó’ lên gấp đôi khi phải quy-hoạch những đoạn-cầu tuyến-đường theo yêu-cầu chương-trình Hiện-đại-hóa công-nghiệp kinh-tế xã-hội, vậy mà những đội-ngũ kỹ-sư kiên-trúc thi-công xây-dựng thuộc thế-hệ trẻ đều hăng-hái dấn-thân công-tác thực-hiện không khác một câu-lạc-bộ nghệ-sĩ cầm – kỳ – thi – họa . . .

Thánh-nhạc chính-tông mang tác-dụng phụ-diễn cho nghi-thức Phụng-tự thánh phát-huy tính trọng-thể mà trang-nghiêm được tốt và đẹp. Khi ca-ngợi, chúc-tụng, thờ-lạy, tôn-vinh và cảm-tạ Chúa. . . trong giờ cử-hành Phụng-vụ, . . . thì không là ráp-nối bản-kinh Chủ-tế và Bài-ca cộng-đoàn cho đúng khớp với thời-điểm như đã lên lịch ở kịch-bản: - làm cho nó xong, - chờ cho nó dứt . . . và khi nó xong rồi thì không ai bị ‘đứng tim’, không pháo tay, mà chỉ có ‘amen’ thật rôm-rã, bởi nó xong rồi, thì ‘ai ai cũng thoải-mái’ . . .

Trái lại, chính nội-dung ý Ngôi Lời tiềm-ẩn trong lời Kinh tiếng Ca cần được diễn-xuất như thể nào mang tác-động vừa đánh-thức đưa đến chiêm-niệm, vừa nối-kết Tim-Oc toàn thể cộng-đoàn phụng-tự hiệp-thông Tin-Yêu giữa nhau trước nhan Vị Thượng Phụ, mà lời đáp ‘Amen’ chính là một quyết-tâm chung sống như vậy ‘mọi nơi, mọi lúc, cho thật là chính-đáng, phải đạo . . .’

-----ọ==ọ-----
22. Thăng-trầm

trong lãnh-vực Thánh-nhạc
Âm-nhạc là một trong những nét Văn-hóa di-sản chung thuộc dòng giống Trần-nhân tinh-khôn: giòng – khe – nốt – dấu . . . thì cả nhạc đời nhạc đạo đều cùng xử-dụng chung, chỉ khác-biệt nhau ở lối triển-khai tư-tưởng tâm-tình thuộc riêng mỗi lãnh-vực đạo-đời, mà chung quy đều nhằm phục-vụ con người toàn-diện cả nhân-sinh lẩn nhân-linh, bởi chính mỗi con người, tuy đồng nhất ‘tôi là tôi’, vẫn gồm hai dạng diện giá-trị tương-dữ mang cả tính tốt lẩn tính đẹp: Đời ở dạng Nhân-sinh, Đạo thuộc diện Nhân-linh, cả hai không thể tách-rời biệt-lập mà tôn-tại phát-triển thăng-tiến được.
Thị-trường kinh-tế có những lối cạnh-tranh nhằm đạt cao lợi-nhuận, Cạnh-tranh bất-chính là khi đánh-bại để đắc-thắng độc-quyền; còn cạnh-tranh chân-chính là tự phát-huy đức-độ xã-hội và tự-luyện tài-năng hợp-tác, ngỏ hầu người sản-xuất lẩn sản-phẩm đều đạt cao tính Chân phẩm-chất, tính Thiện hữu-ích và tính Mỹ bao-bì.

Ngó qua sinh-hoạt Đời nhìn lại sinh-hoạt Đạo, chẳng hạn về Giáo-dục Đạo – Đức, Đào-tạo Tài-năng sản-xuất, nhận-định về Tác-phẩm để đánh-giá Lương-tâm chức-nghiệp nơi Tác-giả trong phạm-vi lãnh-vực chuyên-môn, phải chăng đây là cách tạo lý-do để tự-huấn khả-năng cạnh-tranh chân-chính nhằm cầu-tiến nghiệp-vụ ? Thật ra, cả hai bên tiến thoái, thăng trầm, thành bại . . . không bao giờ trùng-hợp nhau trong cùng quảng thời-gian cũng như trong khoảng không-gian. Cái trò thăng trầm đảo ngược nầy luôn có tác-dụng ngầm kích-hoạt nhau năng-nổ tiến-thân, bởi vì mục-tiêu nhạc Đạo, tức Thánh-nhạc, vẫn còn xa thật xa, sâu thật sâu đối với Lời Thiên Chúa đoan hứa cùng Tổ-phụ Abraham “. . . đến Nơi T a sẽ chỉ cho” (x St 12, 1b) cho đến nay, chưa tới ! Thế là con Đường thiên lý còn dài dài !


Đức Kytô vốn là nốt Sól thượng, đã tự trầm xuống Sòl hạ, mượn vỏ Sol-Homo để trở thành Sol trung đồng-lọai với gần 6 tỷ homo-sapiens đang sinh sống trên hành-tinh Địa-cầu nầy. Nay, Ngài đã Thăng lại tại vị Sól thượng (x Ga 1, 1-2, 14). Chính đó là ‘nơi’ đã được hứa (Ga 14, 1-6; Phil 3, 20-21).
Thế-hệ chúng ta hôm nay còn đang lơ-lững giữa Trời và Đất, trong thế đứng ‘đầu đội Trời chơn đạp Đất’, đeo mang bao mộng-ước đều mâu-thuẩn: muốn lên trời mà không rời đất, đến khi chán đất, lại thấy trời quá cao xa, hát lên không tới, cho nên cứ luẩn-quẩn mi-đô-la, đô-la-mi, . . .
May mắn, bên trên những loại bài ca bản nhạc bình dân, còn có thể loại bài nhạc không lời, vô ngôn, mà vẫn mang chủ-đề chuyên sâu, dẫn dụ tính khôn-ngoan con người vừa thưởng-thức vừa suy-tư, có tác-dụng kích-họat phát-huy khả-năng trừu-tượng khi theo-dõi diễn-tiến ‘hình ảnh’ siêu-việt khôn tả bằng ngôn-từ, mà chỉ bằng những tiết-điệu Am-thanh, đó là nhạc Giao-hưởng mà cả Đạo lẩn Đời đều ưa-chuộng.
Khán-thính-giả mộ-điệu tham-dự tại thính-phòng chiêm-ngưởng quan-cảnh dàn-nhạc đại-hòa-tấu: từ vị nhạc-trưởng điều-khiển đến các toán nhạc-công diễn-xuất chuyên-môn từng loại nhạc-khí, tất cả đều nghiêm-túc chú-tâm thực-hiện phần-vụ riêng mình, nhưng cùng đóng góp bầu khí chung, tạo thành một khung trời dày-đặc đa dạng diện thanh sắc; mỗi nghệ-sĩ chuyên ngành như không còn tồn-tại trong bản-thân, không câu nệ vào trình-diễn cá-tính cá-tài bằng điệu-bộ gò-ép, cử-điệu uốn nắn, . . . mà là xuất thần trọn cả khối tâm-linh mình, để hội-nhập vào công-vụ soi-dẫn chuyến hành-hương qua chủ-đề bài thánh ca, thăng tiến vào một cỏi trời không biên-giới. Thưởng-thức cá-nhân tại nhà riêng, người mộ-điệu trầm-lắng theo dõi từng âm-sắc tiết-điệu lên lên xuống xuống từ mỗi cụm nhạc-khí phong-phú phát-âm, dồi dào sắc-thái đan-dệt nhau, tạo thành một ‘bức họa’ sinh-động hài-hòa thanh-thỏa, thưởng-thức hài-tâm, . . .
Thưởng-thức một bài nhạc Giao-hưởng, tâm hồn nghệ-sĩ người mộ-diệu không nhằm lấp đầy cơn đói khát nội-tâm trống-rỗng mình, mà là buông-thả tâm-linh mình ‘ra khơi’, hòa-nhập vào đại cuộc phát-huy thể-hiện tính chân-thiện-mỹ cộng-đồng, hòa-tan đời mình vào đời người và giao-lưu đời người vào đời mình.
Một rừng nốt nhạc cao thấp chạy dài tiếp nối, một rừng nhạc-khí biệt-lọai dị-dạng được ổn-định hài-hòa trong một cơ-cấu, đúng là một lực-lượng chinh-phục nhân-tâm, khơi dậy niềm chung vui khi đồng nhịp tiến bước tạo chuyến đồng-hành tâm-linh vào một cõi trời siêu-linh không biên-giới, nơi không loại trừ một ai đã được thụ-sinh, hay một thứ gì đã được thụ-tạo.
“Trời có nói gì đâu?” Đất thì cứ quây tròn mà chạy tới trên đường quỹ-đạo vô-tuyến, sao trần-nhân tinh-khôn cứ mãi lấn-cấn : hoặc bỏ trời bám đất, hoặc bỏ đất bám trời, . . . lựa chọn thế nào là đúng ? Buông nhạc-khí, xếp giá nhạc, bế-mạc cuộc hòa-tấu, nhưng dư-âm siêu-thoát vẫn mãi mãi tồn-tại nơi mỗi tâm-hồn nghệ-sĩ từ phía người sáng-tác, diễn-xuất, đến phía những người thưởng-thức ...






tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương