Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang3/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
04. BẢN-THỂ THÁNH-NHẠC

Một Bài Thánh ca cụ-thể trước mắt, tác-phẩm nhạc-sĩ sáng-tác nắm chủ-quyền, có thể tạm gọi là một Bản-thân được ‘phân thân’ từ Bản-thân tác-giả: - style, c’est l’homme.

Thật vậy, qua nhiều thể-loại tác-phẩm ‘chìm’ cùng với tác-giả ‘vô danh’ lúc sinh-thời, mà sau nầy, ngày nào đó, được một ai đó, bất-chợt phát-hiện: xem thử, từ một đặc-điểm nào đó lôi-cuốn, hấp-dẫn dây chuyền, nối dài đến mức người xem tự-động nhắm mắt bịt tai mường-tượng ‘nghe-nhìn’ toàn-bộ Bản-thân và Đời sống tác-giả đã khuất-núi. Khoa-học đã đang mãi làm công-tác đó trước đủ thể-loại tác-phẩm xuất-phát từ những bộ Óc Tim Tay bao thế-hệ nghệ-sĩ thiên-cổ.
Tác-phẩm thì hằng hà sa số lượng-phẩm nội-dung, được sản-xuất rộng dài suốt khắp Không-Thời-gian theo nhu-cầu xử-dụng; mỗi tác-phẩm hoặc trọn Album, dầu độc-đáo tuyệt-đỉnh, vẫn như một mảng mây bay, hay một mảnh Sao băng lòe-sẹt trên nền trời cùng với tiếng đùng-rầm ầm-ỉ rồi im-lìm khuất-dạng, cho nên dừng lại tra-cứu, thưởng-thức, lâu hay mau, cũng là dừng tạm. Cứ nhìn sang nhà tạo ‘mốt’ với khách-hàng xử-dụng xưa nay đây đó, khác nào bộ cánh quạt điện vun-vút thúc-đuổi nhau như điên . . . mà cũng chỉ chạy lòng-vòng luẩn-quẩn mà cũng chẳng bao giờ đạt mức tột-cùng ăn thua: Xưa chưa chắc lỗi thời, Tân thời đâu hẳn Mới !
Vậy, nếu ‘mốt’ thuộc cả các môn Cầm Kỳ Thi Họa đều không là điểm TRỤ vĩnh-hằng, thì còn có thứ gì nào đây, làm mục-tiêu tối-hậu cho Tâm-linh con-người ngày càng rầm-rộ Hành-hương ? Có thôi !
@ Không lời qua tiếng lại,

cũng chẳng văn tự dài dòng,

không một âm ngữ lọt tai,

thế mà âm hưởng phủ-trùm khắp nơi,

TIN loan đến tận biên-thuỳ Thế-giới. (x Tv 18, 4-5)

@ LỜI xuất-hiện giữa chốn Trần-ai,

Mạng Thông Tin hỏa-tốc hình-thành (x Tv 147, 15)

@ Chớp lóe từ Đông, Châu Âu sáng rở,

Con Người xuất-hiện chớp-nhoáng bội phần

(x Mt 24, 27).
Đó, Ngôi LỜI suốt chuyến Nhập-thể tiếp-cận Phàm-nhân, không ồn-ào náo-động, không tranh-chấp thị-trường, tuy năng-động (x. Ga 5, 17) làm việc không mệt mõi ngừng nghỉ, cứ thầm-lặng như luồng sóng vô-tuyến, vẫn đắc-lực tạo hiệu-quả tâm-đắc suốt-khắp mà không chút gì nào gom thu hưởng-thụ Lợi Danh,...

Ngôi LỜI như vậy đó, như chính Bản-thể Thánh-nhạc, là nốt hài Âm chấm-kết mỗi kiếp sống đã từng tự thảo dệt Đời mình thành bài Thánh ca trầm-bỗng nhặt-khoan xuyên vượt mọi âm-tiết vui-buồn-sướng-khổ giữa cảnh-sắc nắng-mưa-sương-gió Trần đời thách-thức hòa-âm phụ-diễn . . .

Dầu không diễn-tả qua ngỏ Ngôn – Từ, bất cứ ai ai cũng đều có kinh-nghiệm sống giây phút ‘xuất thần’, chẳng hạn:

+ Ca-nhạc-sĩ khi diễn-xuất mà hoàn-toàn nhập-tâm theo giòng Ý nhạc Lời ca cuốn hút thì không còn nghe-thấy Bài-bản-đàn-tiếng-giọng mình, kể cả Khán-thính-giả vỗ tay vở rạp, . . . Đúng là ‘hồn phi thiên ngoại’!

+ Các Vị ĐạtLaiLạtMa Tây-tạng đạt mức Thiền-định đều là những nghệ-sĩ tích-cực sinh-động Soạn-Thính-Diễn ‘Thánh ca’ thuộc loại Siêu-ngôn-từ-âm-giọng, mà lại thâm-đậm giao-hưởng giữa bản-thân tiểu-ngã mình với Bản-thân Đại Ngã Vũ-trụ Vỉ-mô.

Tuyệt ! Tuyệt-đỉnh hữu-hiệu Thánh-nhạc, đắc-dụng đúng-đủ chiều-kích cao-sâu-rộng-dài Tình-nghĩa đại-kết (x. Eph 3, 18-19). Vô tư mà hữu tâm, Tâm xuất-thần, Tâm phát-huy tự-do tăng-trưởng (x. Lc 1, 46: Magnificat), Tâm hội-nhập hòa-nhịp hít thở với vũ-trụ, một vũ-trụ hằng sinh-động giao-lưu đến tận Nguyên-nguồn “luồng Sinh Linh Khí” (St 2, 7) hằng vận-chuyển chan-hòa khắp vũ-trụ (x. Kn 1, 7).


Nhưng Thánh ca Thánh nhạc diễn-xuất cho ai ?

+ cho Thiên Chúa thưởng-thức ? Hay Thiên-đình muốn thay đổi bầu khí ? Vả lại, bì sao nổi với Xướng-đoàn Séraphim !

+ Cho khán-thính-giả tín-hữu giài-trí tiêu-sầu ? cho xôm-tụ buỗi lễ, cho tăng phần long-trọng cưới tang, hay để cầm chân giới trẻ mộ-điệu ? E rằng, lệch mục-tiêu phụng-tự thánh chăng ?

Suốt trọn cuộc sống con người nơi Trần-thế là một chuyến hành-hương. Từ điểm xuất-hành Sinh rồi đăng Ký vào Trần đời, mỗi con người đều phải vượt qua một thứ Biển Đời dày-đặc bến Mê, mê hình-dạng-tướng-sắc-thanh . . . lềnh-bềnh nỗi-trôi như đám Lục-bình, là những thứ ảo-ảnh bày ra biết bao lầm-lẩn lệch-lạc trong thế cầm chân lâu dài mãi cho đến lúc bất-ngờ lại bất-ưng, mới nhận ra mình đã tiêu-hao bao công-sức lẩn thời-gian quý giá, đang khi đó, cốt-lỏi cuộc Hành-hương Tâm-linh bắt đầu từ nhận-thức mình bất-toàn bất-túc để quyết-tâm “hoàn-thiện đến mức toàn-thiện như Cha Toàn-thiện (Mt 5, 48), là làn-lược giải-thể từng lớp vỏ hình-dạng-tướng-sắc-thanh bề-bộn đeo-bám bản-thân khiến Bản-thể Tâm-linh bị cản-án mờ-mịt !

Trên lý-thuyết, nếu gọi Nhạc là Nữ-tỳ, thì THÁNH chính là Bản-thể Ngôi LỜI (Lc 1, 35), do đó Thánh-nhạc tự Bản-thể sinh-động và năng-động kiện-cường khí-lực Tâm-linh, chớ không chỉ là những ngôn-từ ‘Chúa, Mẹ’ dùng như gia vị lác-đác nêm vào giòng tâm-tưởng phàm-tình !

Thực-tế, cần đề-phòng LệchLạc ở những hướng lối sinh-hoạt : nữ-tỳ thì tô-điểm lộng-lẩy đến diêm-dúa, còn Chủ-thể Ngôi Lời, đích-điểm Hiệp-nhất Đại-kết chuyến Hành-hương Tâm-linh (x. Ga 17, 21-23 ) thì lu mờ quá! Cần phục-hồi nội-dung chất Thánh đúng Vị-trí: bởi diễn-xuất Nhạc được ‘đồng thanh’ thì dễ, vì có quy-luật nhạc-lý, kỷ-thuật tập-dượt, . . . còn đào-tạo con người đến mức ‘đồng khí’ với nhau theo Ý Thần Khí Thiên Chúa Duy-nhất, thì lại thiếu Chí Khí !


-----ọ=<O>=ọ-----

05. HÁT LÊN BÀI CA MỚI
Mới sáng-tác, mới in-ấn, mới phát-hành thành Bài Ca Mới còn nóng hổi vừa thổi vừa hát: Hát Bài Mới ? Thích . . . Chẳng hạn, Bản-văn Magnificat gốc Kinh-thánh (Lc 1, 46-55) đã được soạn nhạc mới bằng lời Việt, đến nay có khoảng 10 – 12 bài, đã tuần-tự Mới, Mới . . . rồi dần dần cũ, cũ . . . cũ rồi, chán . . .

Lui về dỉ-vãng, thuở trước Công-đồng Vatican II, bế mạc vào ngày 08. 12. 1965, Magnificat chỉ hát theo Giọng – Tiếng Latinh, là thứ ngôn-ngữ ‘chết’, thì nay, giọng điệu đó đã lui vào ‘Bảo-tàng-viện’, ít ra đối với các Giáo-xứ tại Việt Nam.


Đào sâu thêm vào dỉ-vãng theo lịch-sử dân-thánh, chúng ta có 02 biến-cố qua 02 cột móc thời-gian :

  1. Một là biến-cố Mẹ-Con Annê-Samuel, khoảng giữa thế-kỷ XI tr. CN. Chị Annê, vợ Ông Elqana, vốn vô-sinh, thấm tủi-nhục, nên chị hành-hương lên Đền thờ cầu tự, lâm-râm khấn-vái thế nào đó, khiến Thầy Cả Hêli tưởng đâu là ‘con mẹ nát rượu’; khi hỏi ra mới rỏ, đây là một Tín-hữu tâm-thành đến cầu tự. Thầy Hêli liền chúc-phúc cho chị, tức là lời cầu được chấp-nhận. Khi Samuel khôn lớn, Mẹ Annê như đã đoan-hứa, đem con hoàn-hiến lại cho Thiên Chúa xử-dụng. Bấy giờ Mẹ Annê cất lời EXULTAVIT Tôn vinh Thiên Chúa (x. 1 Sam 1, 9-28; 2, 1-11).

  2. Hai là biến-cố Mẹ – Con Maria – Yêsu, vào cuối thập-niên 10 cận CN, Cô thiếu-nữ Maria, vốn đã Tự-hiến từ thơ-ấu, đã tự chọn tư-thế Nữ-tỳ nhằm phục-vụ Vị Cứu-tinh hằng Trông-đợi mà vẫn chưa xuất-hiện. Thế mà, một cách bất-ngờ và bất-ưng theo ý-riêng đã dự-định, Maria lại được chọn làm MẸ Ngôi Lời Thiên Chúa nhập-thể giáng-trần làm “Đấng Emmanuel, tức là Vị Thiên Chúa ở-cùng-Nhân-loại chúng-con”. Và Maria đã cất lời MAGNIFICAT : Tâm hồn con triển-nở thuận theo ý Đức Chúa (x. Lc 1, 26-38).



Vậy là cả Annê lẩn Maria đã không là Ca-viên Đền-thánh, thế mà cả hai Bản-thân Nữ-tính tự-biến thành hai Âm cụ Tầm-tơ: Annê vươn ý tơ Exultavit trực-thẳng nối-liền với Ý Thiên Chúa mà Samuel là Nhạc-cụ tự khảy bằng chính tác-vụ Ngôn-sứ thời Tiền-ước tiên-báo sứ-mệnh Vị Cứu-tinh sẽ xuất-hiện; còn Maria thì giăng ý tơ Magnificat nới rộng bao trùm toàn-bộ các thế-hệ Trần-nhân suốt giòng lịch-sử Nhân-loại, mà chính Đức Yêsu tự-diễn-xuất bằng cả bản-thân Trần-nhân Yêsu lẩn Bản-thể Thần Khí Kytô Tâm-linh mình.
Phân-tích từ-ngữ hai chủ-đề ExultavitMagnificat, tuy cùng chung nội-dung : là Mẹ tự-hy-sinh tận-hiến Con, nhưng chúng ta có thể khám-phá thêm rằng : là vẩn còn có 02 Ý-hướng nối-tiếp một cách mạch-lạc.

  1. Ex-ult-avit, Ex-alt – atum est :

Ex: hors de, ngoại-hạng, độc-nhất vô-nhị;

Ult : tận cùng, tự nguồn Alpha, tận ngọn Omega;

Alt-us : Tối cao, Tận-đỉnh, Đấng Chí-tôn (Cf. ‘Tu solus Altissimus’)


  1. Magni-ficat : nới rộng, triển-nở, ‘Tâm-linh con triển-nở đúng đủ tầm mức theo yêu-càu hầu “tiếp-nhận” (x Ga 1, 12) trọn trót cuộc đời người Con từ lúc Nhập-thể tại làng quê Nazaréth đến lúc ‘iuxta crucem’ ở đồi Sọ. Maria, Mẹ Đấng Emmanuel là cả một Huyền-thể toàn-cầu không loại-trừ (Mt 1, 23; Is 7, 14). Công-giáo-tính chính-tông chính-danh đương-nhiên là như vậy. Phụng-tự đã từng ứng-dụng: Chúa ở cùng Anh Chị Em Đồng-loại, . . . (x. Lc 10, 29-37)

Thật vậy, suốt 33 năm, hay chính-xác hơn tính theo tuổi Âm lịch là 34, bài-bản Magnificat Mẹ-Con Maria-Yêsu đã từng song song lưu-diễn khắp 03 miền Bắc Trung Nam Dothái, 31 năm đầu từng giây phút âm-thầm lưu-diễn bằng lối sống bình-dị dân-dã như đại-chúng, 03 năm còn lại thì công-khai lên sàn diễn giữa lớp Trung-Thượng-đẳng cả Đạo lẩn Đời, để rồi chấm-kết trên đồi Sọ: Cả Mẹ lẩn Con đều không Có gì mà cũng chẳng Là chi !


Chính trong bối-cảnh ‘suy-tàn’ nơi Dân tuyển-trạch (x. Ga 1, 10-12) từ bậc Kỳ-lão, hàng Tư-tế Đền-thờ (Ga 19, 15), Tông-đồ-đoàn và Môn-đệ (Cv 1, 6), mà Bài-Bản Magnificat được đàn hát lên một cách Mới mẻ bằng Máu-Thịt và cả cuộc đời nơi 02 Bản-thân Mẹ-Con Maria-Yêsu : thật đúng là “Hát Lên Bài Ca Mới”, Mới vì hoàn-hảo hơn Exultavit qua 02 Mẹ-Con Annê-Samuel, Mới ở mức cao-điểm tuyệt-đỉnh. Thật ra, Bài Ca ĐAU-KHỔ thật Mới nầy đúng là chua-cay, chói tai gay mắt là phải, phàm-nhân có được bao kẻ đã dám cùng Đồng-ca đồng-diễn !
Thời Hậu-diễn hôm nay, cũng như từ bao giờ, vẫn có vẫn còn số người thích đề-cao và ca-tụng suông Đức Chúa vinh-quang hầu mong nhờ-nhỏi gì đó,… Thật thì không ít những Tâm-hồn tìm hướng Exultavit vươn-thượnglối Magnificat triển-nở cho quân-bình và hài-hòa với bối-cảnh Thế-giới hiện-đại giao-lưu sâu rộng theo đà tiến-bộ văn-hóa và vật-chất đúng tầm-cở Thế-giới. Nhu-cầu nầy như thể gợi-ý về Bản-thể Thánh-nhạc cần vượt khỏi giai-đoạn Nghi-thức phụng-tự giúp sang giai-đoạn sinh-sống theo như Lối Đức Yêsu đã sinh-sống dọc suốt 34 năm tại thế, tức là Ca Hát bằng Nước mắt và Máu sinh-mạng xả-kỹ rướm-rỉ dài-dài cho đến ‘giọt Nước Máu cuối cùng’.
Nếu Đức Yêsu đã mặc-khải: ”Tôi từ Cha mà đến, Tôi đã vào Trần-thế, Giờ đây, ‘xong Tác-vụ’ (Ga 19, 30), [tức là thể-hiện xong “Magnificat”] Tôi lại trở về Cha, Cha Tôi, mà cũng là Cha các anh em (Ga 16, 28; 20, 17 ).
Phải chăng, mỗi mọi Trần-nhân Tinh-khôn, cũng như Đức Yêsu-Kytô, đều là Sứ-giả tử Trời ký-gởi xuống, với một số Vị-trí, một ít Vai-trò, gánh một vài Phận-vụ cần chu-toàn trong tinh-thần liên-đới tương-thân tương-túc huynh-đệ đại-đồng, để từng Cá-thể được sống dồi-dào và tổng-thể Đồng-loại được phong-phú, khả-dỉ ‘hoàn-thiện đến mức Toàn-thiện như Cha hằng ngự giữa các tầng Trời” (Mt 5, 48)?
Theo tiến-độ ‘Chu-trình Dịch lý viên-mãn’, ứng-dụng vào Kinh-tế thị-trường, thì vốn-liếng và sản-phẫm từ đầu vào, phải vượt qua bao công-đoạn rồi mới đến ngỏ ra cần được tiếp-nối với thị-trường Tiêu-thụ, để nhờ đó vốn-liếng được nẩy-nở và chất-lượng sản-phẫm được tăng-cường ở đợt sản-xuất kế-tiếp; thì cũng vậy, Thánh-nhạc hầu như đang hụt-hẫn ở khá nhiều giai-đoạn có ảnh-hưởng đến Tiêu-thụ. Nên tìm xem, trục-trặc ở khâu nào trong dây-chuyền Sáng-tác – Diễn-xuất . . . khiến Bài–bản không tác-động hữu-hiệu vào thực-tại đời sống Kytô-hữu !
Thầm ước vào năm 2001 trở đi, gần 6.000.000.000 Homo-Sapiens tùy từng Vị-trí Vai-trò và Phận-vụ, tất cả đều cùng đồng-diễn MAGNIFICAT hiện-đại :

Tâm-linh con hằng Triển-trưởng

theo tầm-mức Đức Chúa Emmanuel dẫn-soi.
11.1996





06. VINH QUANG THIÊN ĐÌNH,

AN BÌNH TRẦN THẾ
Hầu như cứ mỗi Chu-kỳ thời-gian 100 năm hoặc 1.000 năm sắp kết-thúc (x Gal 4, 4), thì cả dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn chúng ta lại nổi bật một số ưu-điểm về Tài-năng và Đức-độ, đồng-thời lại lún-sụp vào một số dạng diện Tiêu-cực nào đó thuộc Nhân-sinh lẩn Nhân-linh.
Ở đây chúng ta thử đề-cập đến thời-quảng mà Tâm-linh con người rơi vào cõi Âm-u, mù-mờ chân-lý tối-thượng, lạnh-nhạt Tình người phổ-cập, y như là cả khối hành-tinh Địa-cầu nầy chìm-lặn giữa tiết mùa Đông. Mà đâu phải là do Mặt Trời tàn-lụi nhiệt-lượng hoặc tự lẩn trốn vào những áng mây mưa giông bão đâu ! Chính Địa cầu nầy tự tung-tóe khói bụi mịt-mù khắp cả thân mình nó thôi!
Thật ra, Thiên-đình vẫn Vinh-quang tự muôn thuở, nhờ đó mà toàn-bộ Vũ-trụ vật-thể hữu-hình cứ rạng-rỡ sinh-động y như căn-phòng trang-trí cho buỗi tiệc Cưới được bóng điện tỏa sáng rực-rỡ cùng khắp. Thật vậy, vào một Đêm đen giữa tiết mùa Đông Tâm-linh con người, đêm Giao-thừa giữa 02 Thời-quảng trước Công-nguyên và Công-nguyên, tính theo quy-ước Công-lịch thì cách nay 1.996 năm trCN (?), một Biến-cố mà cũng là một Hiện-tượng xảy đến :

@ một EM BÉ chào đời,



một Vị Thiên-thượng hóa-thân làm Thiên-hạ

đến chung sống với toàn-thể Thiên-hạ,

y như một Vì Tinh-tú (Mt 2, 2), một ngọn Lửa chan-hòa Khí-lực Soi–Sưởi (Lc 12, 49) xuất-hiện, nhưng lại khuất che trong chiếc Bình-sành Trần-nhân (Ga 1, 14; 2 Cor 4, 7), mà chỉ có những Tâm-hồn thanh trong (Mt 5, 8), bé mọn (Mt 11, 25) mới có khả-năng tiếp-nhận như Cô Maria người làng Nazatréth, hay có khả-năng thấu-thị như Dì Elizabeth (Lc 1, 39-45), như vài anh em Mục-đồng, như một số Đạo-sĩ từ phương Đông xa-xăm đến (Mt 2, 1-12), như Cụ Ngôn-sứ Siméon và Bà Ngôn-sứ Anna (Lc 2, 25-38), . . .


. . . Công-nguyên được khởi đầu như thế, một Nhân-loại đã có cơ-sở kỳ-vọng được chuyển-hướng phục-hồi, canh-tân . . . Và đây là bằng-chứng : từ độ ấy đến nay đã gần 2.000 năm qua, biến-cố HÀI NHI Giáng-sinh, hiện-tượng Chủ-tể Càn – Khôn lại giáng-trần làm Trần-nhân (‘. . .et Verbum Caro factum est’ Ga 1, 14; . . . et Homo factus est’ Credo), làm Con của con người (filius hominis : fils de l’homme), biến-cố đó hằng năm đã biến thành Lễ Hội (festival) mừng Đêm Giáng-sinh, đêm Noel, đêm Ánh-sáng, đêm soi-sưởi Tâm-linh con người. . . .
Toàn Thế-giới nô-nức mừng vui : các Giáo-đường Thiên-Chúa-giáo trang-hoàng cờ-xí giăng-mắc rực-rở đèn sao biến thành những tụ-điểm thu-hút Đồng-bào đồng-loại, gian-hàng cung-ứng, cửa hàng ăn uống, quán Càphê . . . thắp sáng đèn sao, trưng-bày Hang Đá Máng Cỏ, nhạc Giáng-sinh inh-ỏi khắp đường-phố, Thiệp chúc Giáng-sinh rợp trời như toán chim Câu hay như đàn Bướm bay đi đáp về như đưa đón BÌNH-AN . . . Còn người người thì ngược xuôi giăng-mắc chiêm-quan thưởng-ngoạn Đèn Sao, Áo màu, giao-lưu Tình-cảm, . . .
Đúng là Đêm AN-BÌNH TRẦN-THẾ: ‘Đêm thanh-bình : Silent Night’, Đêm đình-chiến, Đêm của Hài-nhi từ bao-thuở, Đêm ấm-cúng cho các Gia-đình nhìn Em Bé sơ-sinh, Đêm rung-cảm Cụ Già nhìn vào Hang Đá hồi-tưởng lại giây-phút thuở mình mới Chào Đất Chào Trời : Em d ễ t h ư ơ n g quá ! Mình cũng vậy! . . . Mà ai ai cũng vậy !.. vậy mà sao bây giờ . . . !

Vào những năm đầu sau khi Đất Nước Việt Nam Thống-nhất từ 30 tháng 4 năm 1975, Chính-quyền đã có lời nhắn-nhủ về việc Mừng Lễ Gíang-sinh với tiêu-chuẩn ‘ít tốn kém, mà linh-đình’. Xét mặt bản-văn , đúng là mâu-thuẩn, nhưng xét tính Lịch-sử thì sát thực-tế; suy kỹ nghĩ sâu là có thể phát-hiện ra được một bài học sáng-giá.


Đây là Lịch-sử Biến-cố Giáng-sinh thuở ấy:”Các anh em mục-đồng hối-hả ra đi và đến nơi, gặp Bà Maria, Ông Giuse, cùng với Hài Nhi được đặt nằm trong máng cỏ’ (Lc 2, 16). Chỉ nhìn thấy có như vậy, mà sao các anh em mục-đồng lại tôn-vinh ca-tụng Thiên Chúa, các Đạo-sĩ từ phương Đông xa-xăm mõi mắt trần đời mong nhìn cho được gương Mặt Hài Nhi là đủ cho cuộc đời mình chờ mong, . . . Tại sao ? tại sao . . . ??? Mà nào Cha Mẹ Hài Nhi có hảnh-diện, khoe-khoang hay quảng-cáo danh nghĩa gì với ai đâu !
Đã từng ‘đồng khí ắt tương cầu’ mới lặn-lội tìm đến, và khi đã tiếp-thị ‘diện đối diện’, thì hiện-tượng ‘đồng thanh tương-ứng’ ắt cả đôi bên đều đồng xướng đồng ca thôi. Phải chăng, ‘linh-đình’ là đó? thứ linh-đình mà không cung-đình, tức là không do ồn-ào náo-động biểu-dương ồ-ạt quảng-cáo rùm-beng rủ-rê mời-mọc, . . . mà là thứ ‘linh-đình’ thuộc nội-giới Tâm-linh, mà chỉ những con người vận-dụng thần Khí Tinh-khôn mình tự-giác và tinh-tế tương cầu (Mt 26, 41) mới nếm được niềm Vui linh-đình chân-chính, trường-tồn, tự-phát từ Nội-tâm thầm-lặng chiêm-niệm rộng-sâu.
Lác-đác trong tất cả các bài Thánh ca bản Thánh nhạc, có rất nhiền Dấu Lặng dài ngắn một cách bình-thường sau mỗi Vế mỗi Câu, hoặc bất-ngờ đột-xuất có chủ-ý, tất cả đều là thành-phần của bài bản, chúng có riêng ý-nghĩa và giá-trị của chúng. Ngày nào nhạc Karaoke cứ ó-ré với trống phách xập-xình om-tỏi từ các quán cận-lân phát ra từ đầu đêm đến,.. bỗng điện bị ‘cúp’ ! Khỏe ơi là khỏe, khỏe tai, nhẹ mình, thần-kinh thư-giản, tôi an-bình trở-về-lại với suy-tư cảm-nghĩ, với bầu-khí ‘linh-đình’ thuộc riêng mình . . .!

Phải chăng đó là niềm Vui linh-dình tự-phát từ Nội-tâm riêng từng Cá-thể ? Nào ai có thể tước-đoạt được (Ga 16, 22), bởi nó khác hẳn cuộc vui lệ-thuộc vào ngoại-nhân ngoại-cảnh. Chính vì thế mà Phụng-tự ứng-dụng Thinh-lặng-thánh vài giây phút ngay sau bài Hiệp-lễ, nhằm giúp Lời ca đạt Nghĩa thấm Ý dẫn đến sinh-động hiệu-quả.


VINH-QUANG THIÊN-ĐÌNH

AN-BÌNH TRẦN-THẾ, . . .
. . . ngoài cái Bản-thân nhân-sinh cùng với Bản-thể Tâm-linh thuộc Cá-thể mình, còn có ai khác khả-dĩ mang lại cho ta cái Vinh-quang và cái An-bình nội-tâm cực-kỳ quý-giá nầy ? Do đó, muốn đồng-diễn cùng với Dàn-nhạc Ca-đoàn Kérubim-Séraphim hằng từ Trời ‘xuống xuống lên lên’(St 28, 10-19) lưu-diển tại Trần-thế, không ngừng thông-báo mời-gọi chúng ta chào mừng từng biến-cố Gíáng-sinh lịch-sử, không phải với những cung-cách trình-diễn ồn-ào náo-động chỉ thu-hút đám trẻ con, mà là phát-huy thái-độ từ-tốn nhu-thuận chuyển Nhạc tải Lời, giúp Đồng-bào Đồng-loại thấu Nghĩa đạt Ý từng Biến-cố Hài Nhi Chào Đời bất luận đâu đâu, bất cứ thời nào, bởi khi tạm Ôn cố 100 năm vừa qua đã lưu-truyền lại những gì cho Hôm nay, rồi chúng ta hôm nay sẽ lưu-truyền những gì cho Ngày mai, mà ai trong chúng ta hôm-nay lại không mong rằng:”Hậu sinh khả úy”, hoặc là ”Con hơn cha nhà có phước” ?

Dứt Bài ca Bản nhạc ‘s i l e n t n i g h t’ ở nốt Hài-âm Do, ở Thanh-từ Bình, TOÀN-THỂ Dàn-nhạc Ca-đoàn không hảnh-diện cúi chào, toàn-thể Khán-thính-giả được ngồi do Tổ-chức, hay chỉ đứng theo lối tự-do, đều không màng nghĩ đến Vỗ tay như thường lệ,.. bởi Tâm-linh mỗi thành-phần tham-dự đều hòa-tan đồng-nhất với Vũ-trụ đại-nhất-thể. Bảo-đảm đó là thành-công 9.999, vì nhờ từ bên ỨNG : Đủ, bên CẦU : Đầy.

12.1996




07. “Et LAUDABO NOMEN TUUM . . .”
Et laudabo Nomen tuum in saeculum

et in saeculum saeculi (Tv 144, 2)



Vậy thì, con quyết mãi Ca-tụng Danh Cha

ngay giữa Thời-đại con đang sống,

đồng thời, truyền-đạt đến Hậu-thế”
Lời ca xuất-phát từ môi miệng, giọng Nhạc vang âm từ phong-cầm, hợp thành một chuổi biến-cố ‘bùng nổ’ dài dài và bung nở rộng lan theo đủ chiều-kích bức-xạ đẳng-hướng như những loạt pháo Bông reo hân-hoan tràn mặt Đất, tỏa Hào-quang khắp nền Trời.
Hát Thánh ca diễn Thánh nhạc là một lối tải Đạo, truyền-thông Tin mừng, công-bố Lời Chúa, . . . qua ngỏ nghệ-thuật siêu-đẳng thể-hiện Phụng-vụ-thánh, tăng phần trọng-thể lôi-cuốn cộng-đồng vào chiêm-niệm Lời Chúa đến chiêm-ngắm Đời Chúa để sinh-sống theo sao cho phù-hợp.
Mà “Đạo, Tin mừng, Lời Chúa, Đời Chúa . . .” cần được hiểu biết cụ-thể, được xác-tín như thế nào hầu có thể sống trung-thực và tác-chứng ? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu biết về Đức Yêsu-Kytô qua 04 quyển Phúc-âm . Tự Nguyên-nguồn, Ngôi Lời vốn tại vị Chúa tể tác-tạo càn-khôn, nhưng ‘vì loài người chúng ta và để cứu-rỗi chúng ta . . .’ –Credo-, Người đã chuyển-vị (descendit) bằng cách hóa-thân, hay Nhập-thể (Verbum Caro factum est) mang kiếp sống đời Trần-nhân (x. Phil 2, 6-8), danh gọi Ngài là Đức Yêsu-Kytô. Chính Ngài là Lẽ sinh-tồn cho vạn-hữu sinh-linh, là Ngôi Lời hằng sinh-động và năng-động, là Đường Đạo (Vita, Via: Ga 1, 1-4; 14, 6), là bản Tin mừng từ Cha gởi đến, là Tiếng nói tiếp-cận Trần-nhân . . . trong thời-quảng 34 năm tại thế khởi-điểm từ Đất Nước Dothái.
Chính từ Đức Yêsu-Kytô mà phát-sinh các thế-hệ Kytô-hữu qua Hội-thánh Nhiệm-thể tồn-tại suốt gần 2.000 năm qua. Do đó, từng Kytô-hữu nay-đây (hic et nunc) cần cụ-thể phát-uy ý-thức mình đang là dấu-chỉ tác-chứng về Đức Yêsu-Kytô hôm qua – hôm nay – vĩnh hằng”(Dt 13, 8), có nghĩa, vừa là Hậu-thân nối dài vừa là Hiện-thân ngay tại bất cứ nơi đâu mình sinh-sống với bất cứ ai qua bất cứ ngành-nghề nào, trong tinh-thần Huynh Đệ Chính-danh Nhất-thống Phổ-cập và Tông-truyền .
Thật vậy, để hình-thành một Nhiệm-thể, mỗi thành-viên trong Cộng-đồng đều tự-thân thực-hiện đủ các Vai-trò Tư-tế Ngôn-sứ Mục-tử một cách tận-tâm nhiệt-tình đúng với vị-trí vai-trò và phận-vụ mà mình có riêng phần nghĩa-vụ và quyền-lợi ngay từ Bản-thân đến Gia-đình mình. Chính mỗi cuộc đời sinh-sống và hoạt-động đúng đủ chức-năng tác-vụ Nay và Đây, là một bản Trường-ca chúc-tụng Danh Chúa khắp Không-gian và suốt Thời-gian.
Một trong những dấu-chỉ nơi con người ngày nay đang chuyển mình sang giai-đoạn tăng-trưởng, là tự-cảm-thức bất-ổn trong tư-thế núp-bóng, vì biết rằng: ngợi-khen hay chê-bai thì không có thực-chất tác-dụng gì cho cả hai bên, mà chỉ có quyết-tâm tự cải-thiện, tự giáo-dục đạo-hạnh và tự đào-tạo tài-năng về phía về phần mình hòng đóng-góp, cứ đóng-góp, bởi càng đóng-góp thì đời sống cá-nhân càng dồi-dào, sinh-hoạt gia-đình và tập-thể xã-hội càng phong-phú. Sinh-hoạt Ca-đoàn phụng-vụ thánh được ý-thức về vị-trí vai-trò và phận-vụ mình đúng-mức là một hình-ảnh nhiệm-thể nhỏ: mỗi ca-viên đều tự hát tiếng giọng bè riêng phần mình, giữ đúng nhịp-độ với nhặc-khoan, mạnh nhẹ như bài bản sẳn ghi và theo ca-trưởng điều-khiển; tất nhiên ca-đoàn tự nó hình-thành nên một bản-thân nhất-thống. Mà đó cũng chỉ là hát suông 5 – 7 bài Thánh-ca trong mươi mười phút qua nghi-thức một Thánh-lễ cử-hành 60 phút. Nhưng từ sinh-hoạt Nghi-thức chuyển sang sinh-sống Thực-tại vừa cho Cá-nhân mình vừa cho Nhiệm-thể tăng-trưởng, thì hầu như vẫn còn có một quảng-cách xa mịt-mù ! Thử hạch-toán xem quảng-cách cụ-thể về Thời-gian: ngoài 1 tiếng nói trên, mỗi Kytô-hữu còn lại 24g x 7 ngày = 168 giờ trừ đi một giờ dự lễ Chúa nhật, còn lại 167giờ \ tuần, là số giờ vừa chiêm-niệm Lời Chúa đã đọc đã hát đã nghe, chiêm-niệm cho đến mức chiêm-ngắm Đời Chúa sống, rồi so-chiếu với Đời mình, hầu có cơ-sở hoán-chuyển Đời mình sao cho ngày càng phù-hợp với Đời Chúa sống cách nào đó . . . Hầu như Đức Yêsu-Kytô vẫn đợi chờ mỗi Kytô-hữu tự-biên tự-diễn trọn cuộc Đời mình thành một bản Tường ca tuyệt-ý tuyệt-tâm tuyệt-hành, được thời-đại chấp-nhận đồng-thời được trường-tồn suốt mai-hậu. Đó mới đúng là “. . . mãi Ca-tụng Danh Cha . . .”
Chỉ còn trọn 04 năm, tập-thể Đồng-loại chúng ta bước sang năm 2001, riêng Thánh-nhạc kỳ-vọng gì vào Thời-điểm đó ? Tự thuở nào, không-thời-gian Vũ-trụ thiên-nhiên vẫn là cuộn băng giấy trắng cứ trải rộng khắp mặt Địa cầu và tuôn dài suốt thời-gian vô-tận. Trước mắt, hiện-tại, cộng-đồng con cái Vị Cha chung gồm những 5 tỷ 8 ? đơn-vị Tinh-khôn mang “Hình ảnh Cha, giống Cha”, dẫu chưa ý-thức, vẫn tự-biên tự-diễn từng bản Trường ca đời mình theo tầm-độ khả-năng, mà mỗi bản, đâu phải là không ít nhiều giá-trị trường-tồn ! Vậy thì ngoài Nhạc phụng-vụ thánh biệt-loại với những giới-hạn đa-diện của nó, nếu nói chung là có chức-năng và mục-tiêu ‘thông tin Tin-mừng’ phổ-quát, thì đâu phải chỉ soạn riêng cho giới Tín-hữu công-giáo? Thử xem ‘Thánh-nhạc Dân-gian’ có thể Thông Tin Mừng cách nào đó ‘cho đến tận-cùng Trái Đất’,vẫn được tồn-tại trong lòng mọi người ‘đến muôn đời’, được gọi là có trao-đổi rộng-sâu trong cộng-đồng con cái phổ-quát được tác-sinh từ một Vị Cha chung ?
Đã mang nghiệp Cầm-ca, thì cứ hiến trọn đời mình thành bản Trường ca góp-phần với Đại-chúng Thiên-hạ thôi. Không chờ-đợi, không hứa-hẹn, không SẼ... SẼ...SẼ ! bởi nay sẽ... mai sẽ... và đã gần 2000 năm qua rồi mà vẩn còn sẽ... thì cho đến bao giờ mới hết sẽ ? Ngày nào người dân-dã đã ớn-lạnh khi nghe nói đến ‘Rừng Nhu Bể Thánh’, hoặc lúng-túng trước ‘Biển Ngôn Rừng Từ’. . . thì ngày nay, chỉ một mớ Đĩa Compact là đủ để học-hỏi chuyên-ngành; nếu chưa thỏa-mãn thì đã có Internet bao-sân thông-tin như một ‘thiên võng khôi khôi sơ ‘tin’ bất lậu’ (Lão tử), mà rồi cũng chưa chắc đủ đáp-ứng cho ngư phủ’ tinh-khôn cứ chực quăng chài bủa lưới không biết mỏi mệt (x. Mt 13, 47-48) !
Trong bối cảnh hiện-đại-hóa đủ thứ như vậy, sao không có thể ‘ngàn năm phụng-vụ’ khởi đầu lại những thế-hệ Hài Nhi “YÊSU-EMMANUEL” mà phải là theo Mẫu “Yêsu-Nazareth vô danhtheo Ga 1, 46, chớ không phải là Rex Iudeorum theo ẩn-ý Philatô (Ga 19, 19-22) ! Phải chăng, Ngài là một mẫu người “LÀM NGƯỜI = Et HOMO factus est”, “Đây là Người CON đúng mức CON, hãy nhìn theo đó mà sống theo” (x. Mt 17, 5)? Với sứ-vụ “Tải Đạo” bằng chính mạng sống Đời mình, Đức Yêsu lại không đứng vào hàng-ngũ lãnh-đạo chính-quy có truyền-thống, Ngài chỉ hòa-mình sống đời thường giữa đại-chúng dân-dã trần-nhân. Dẫu thành-phần phàm-nhân gượng-ghép Ngài vào giữa hàng ngũ đầu trộm đuôi cướp, thì đó là ý Ngài muốn:”Khi nào Tôi đạt đỉnh cao, Tôi sẽ lôi-cuốn tất cả lên với Tôi” (Ga 3, 14; 12, 32), mà đúng vậy: một tên cướp cùng lãnh giải về nhất với Ngài ngay hôm ấy. Giải-thưởng nầy dành cho bất cứ ai ai, giải trị-giá 1$ công-nhật đồng-hạng (Mt 20, 13-14), giá một Đời người sống đúng ‘Đạo làm người’, giá cho Thiện-tâm, khác hẳn giá tham-lam tham-vọng 30$ đã đưa Duđà hỏng chân, mất Đất đứng mà tay không với tới Trời !

Tình Huynh – Đệ, Nghĩa Thủ – Túc,

cùng Đồng-nhiệm, cùng Đồng-quyền,

Hiệp-thông suông-suốt cùng khắp. . .

Phải chăng, đó là viễn-ảnh về dòng giống Trần-nhân Tinh-khôn đang chuẩn-bị tiến vào Năm 2001 ? Thánh-nhạc thông Tin mừng thể nào cho suông-suốt cùng khắp, nhằm chuẩn-bị cho bước đầu Thiên-niên-kỷ Phụng-vụ Mới ?

11.1996


-----ọ=<O>=ọ-----


tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương