Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang22/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

104 . . . KHƠI TẠI CHỔ

Theo quy-định, sau khi đắc-cử, từ nửa tiếng đến một tiếng, vị tân Giáo-hoàng sẽ xuất-hiện lần đầu tiên tại cánh cửa nơi bao-lơn chính ở tầng hai của Đền thờ thánh Phêrô để ra mắt đại chúng, chúc phúc cho Thành-phố và cho toàn Thế-giới:“Urbi et Orbi”.

Trong đời mình vừa vượt qua tuổi thất-thập, nên biết được 05 lần “Urbi et Orbi” xảy ra qua 05 vị Giáo hoàng: Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan-Phaolô I, Gioan-Phaolô II, và lần nầy là Bênêđictô XVI,… lần nào mình cũng nghĩ, đó là sự việc thuộc các Đấng,… nhưng thật ra, nào có ai ở ngoài cái Thế-giới này đâu, mà có Thế-giới nào quan-trọng hơn cái Thế-giới TÂM-Nhân-Sinh-Linh,… đó là cái Thế-giới cần nhiều người thợ cày thợ cấy hơn là đám thợ gặt ngay trong từng khung GIA-ĐẠO, như Gia-đình đây chẳng hạn, đã từng có *

* ĐỨA CON LẦM-LỞ *

Cha tôi vẫn thường nói:”Ở trên đời ai mà không có lúc phạm lỗi, quan trọng là có biết mình phạm lỗi hay không và sửa chữa như thế nào”.

Trước đây, tôi cũng đã từng phạm lỗi, một loại lỗi mà tôi cứ ngỡ rằng không gì có thể sửa chữa được.

Ngày ấy, sau khi vào phòng gặp riêng mẹ và kể cho mẹ nghe mọi chuyện, tôi quỳ xuống, khóc nức nở. Mẹ tôi đứng bất động, đau đớn. Tôi ôm lấy chân mẹ thì-thầm:“Mẹ ơi, mẹ nói chuyện nầy cho cha giùm con…”. Nước mắt mẹ rơi trên mặt tôi nhưng không hề có tiếng quở trách. Tôi biết mình có lỗi rất lớn với cha mẹ. Mười bảy tuổi, tôi đã mang thai. Một cái thai vô thừa nhận. Cha tôi sẽ nói gì khi biết chuyện nầy? Trước đây, tôi luôn là niềm kiêu-hảnh của cha. Với tôi, cha cũng vậy. Cha là nguồn động-lực đưa tôi vào cuộc sống. Cha luôn dạy tôi sống đúng và tôi đã luôn làm theo lời cha, trừ lần nầy. Mọi thứ đã đổ-vỡ. Tôi không còn dám gặp mặt cha. Từ nay, tôi đã là một người đàn bà, không còn là con gái bé-bỏng của người.



  • Mẹ sẽ đưa con đi đâu đó

trong lúc nói chuyện với cha.

Chúng tôi đến nhà thờ. Đó là nơi lý-tưởng cho tôi trong giờ khắc nầy. Mẹ trở về nhà, gọi điện đến cửa hàng của cha và yêu-cầu ông về gấp. Trong khi đó, tại nhà thờ, tôi gặp vị linh-mục và đã kể cho ông nghe mọi chuyện. Trái với những gì tôi nghĩ, ông không trách-móc, ngược lại còn ân-cần an-ủi và khuyên bảo đủ điều. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện, trò chuyện, và cuối cùng, tôi cũng nhìn ra con đường sắp tới phải đi qua.

Chiều đến, đang ngồi trò chuyện ở phòng khách, tôi vẫn giật thót mình vì thấy đèn xe chiếu ngoài cửa sổ. Cha mẹ đã đến. Tôi sợ-hãi chạy một mạch vào phòng tắm, khóa trái cửa lại, đứng ép sát lưng vào tường, run rẩy. Bổng, tôi nghe tiếng gõ cửa và giọng nói của vị linh-mục:

- Nào, con yêu, đừng làm thế, hãy mở cửa ra.



+ Con sợ.

- Trước sau gì con cũng gặp cha con thôi. Ông ấy đến đón con đấy.



+ Nhưng cha hãy hứa không bỏ con nhé!

- Được rồi, cha hứa.


Tôi chậm chạp bước theo vị linh-mục lên phòng khách. Cha mẹ tôi vẫn chưa vào. Có lẽ mẹ đang dặn cha tôi những điều cần nói. Mẹ biết rằng tôi đang rất sợ. Cánh cửa phòng khách xịch mở, tôi co rúm người lại, nấp sau lưng vị linh-mục. Mẹ tôi bước vào, từ từ đi đến gần bên tôi. Đôi mắt mẹ đỏ hoe nhưng ráo hoảnh. Tôi thầm cảm ơn vì mẹ đã không khóc trong lúc nầy. Rồi cha tôi cũng bước vào. Tôi nhắm mắt lại, không dám nhìn ông. Tôi không sợ cha sẽ quát tôi là đứa con gái hư-hỏng mà sợ phải thấy đôi mắt thất-vọng của ông. Một lúc lâu sau tôi mở mắt nhìn. Cha tôi khẻ gật đầu chào vị linh-mục chớ không bắt tay như thường lệ. Sau đó, ông đến bên tôi, giật mạnh tôi ra khỏi tay vị linh-mục. Mẹ tôi và vị linh-mục sửng-sốt, định ngăn-cản nhưng cha tôi ôm lấy tôi vào lòng.

- Tội nghiệp con gái của cha, cha yêu con, mãi mãi là như vậy, cha cũng sẽ yêu đứa bé nầy.

Tôi cảm thấy cha run lên từng hồi. Ôi, tôi tự hào về cha và biết ơn ông biết bao.



+ Cha ơi, con xin lỗi.

Con muốn nói rằng con rất yêu cha.

- Cha biết, con gái bé bỏng của cha,

niềm tự-hào của cha.
Chúng tôi trở về nhà. Thời gian sau đó, tôi đã phải trải qua biết bao khó khăn mà trước đây không hề nghĩ đến, nhưng tôi đã vượt qua tất cả vì cha mẹ tôi đã hết lòng che chở cho đứa con lầm lỡ. Nhưng điều quan trọng nhất giúp tôi đứng vững là cha mẹ đã không tỏ ra thất-vọng, không ruồng bỏ tôi. Cha mẹ đã là nguồn động-lực đưa tôi vào cuộc sống, ngay trong những khi khó khăn nhất.

Nay thì cha mẹ tôi đã mất, con trai của tôi đã là một người đàn ông thành-đạt, hạnh-phúc và là một người cha tốt của hai cô con gái xinh như mộng. Tôi nghĩ, ngày ấy, nếu cha mẹ không tha-thứ và giúp-đở, chắc gì tôi đã vượt qua những giờ phút bất-hạnh nhất đời mình.

VIỆT KHUYÊN (theo Internet}

PhụNữ ẤpBắc số 124 số cuối tháng 4 - 2004



Thế-giới nầy đã từng là một Quảng-trường không khác chi cái Sân-khấu vĩ-đại mà xưa rày nào có ai ngờ do vô số các vị Thiên-sứ Nhà Trời liên-tục dấn-thân xuống xuống dàn cảnh “Thiên Địa chi giao’, hóa-trang cải-dạng thành đũ thứ mẫu người từ dịu-dàng dễ mến đến dị-hợm khó ưa khi du-nhập vào mê-hồn-trận ‘Quỉ Thần chi hội” rồi lại liên-tục lên lên (St 28, 10-22 ; Ga 1, 51),… Khôn-kể số-lượng các Thiên-sứ đã ra đi về Nhà Lớn, do Trời long Đất lở, do sóng thần lũ-lụt, do tai-nạn giao-thông thuộc cả ba đường đất-nước-trời,… khi nhìn lại sau lưng, các Ngài bất-ngờ? bất-ưng? than Trời? trách Đất? oán người? tiếc Của ?. . .



. . . hiện tổng số còn lại ± 6.567.890.123 đơn-vị Thiên-sứ đang còn mang Xác-thân Trần-nhân (1), mỗi Cá-thể đều đã định-Vị đóng-Vai và đặc-Nhiệm Là và Làm CON Nam hay CÁI Nữ, Là và Làm CHA, Là và Làm MẸ, đang hiện-hữu ± một Tỷ Tiểu-tổ GIA-ĐẠO (2) trong khung Không-Thời-gian hữu-hình hữu-hạn thuộc Vũ-trụ Vĩ-mô,… một Vũ-trụ tồn-tại hằng tỷ tỷ tỷ năm A/S trước khi 2 Thiên-sứ được ủy-phái xuống làm Ông Bà Tổ-tông Thiên-hạ (5)

@

MẸ Mẫu (3): Mẹ Vô-nhiễm tại Lộđức; Mẹ Mân Côi tại Fatima BồĐàoNha; Mẹ kẻ nghèo tại Banneux Bỉ; Mẹ Tín-hữu tại Lavang, Quảng Trị, Việt Nam,… Mẹ Mẹ Mẹ, đâu đâu đâu,

Mẹ khắp các Gia-đình, Mẹ tiếp-đón Thiên-sứ. Mẹ khắp Không-gian, Mẹ Toàn-cầu, Mẹ suốt Thời-gian, Mẹ tiển-đưa Thiên-sứ : bay bay, see you again, …không Vĩnh-biệt, mà là tout à l’heure, chút nữa nha ? Mẹ Vĩnh-hằng.


X. Đâu đâu đâu, nơi Mẹ âu-yếm bồng Hài-đồng,

Quà tặng cho Phàm-nhân. Đáp. À - ơ, Mẹ ơi. hỡi Mẹ.
X. Đâu đâu đâu, Nơi Mẹ Vô-nhiễm nhìn Trần-đời,

Đời Ô-nhiễm mà thương. Đáp. À - ơ, Mẹ ơi. hỡi Mẹ. (4)

……………………………..

(1) l’homme: adam; được tạo-tác dạng-hình NHÂN=người từ bụi cát đất: le sol=tiếng hebreu là adamah, le sol cultivable, l’humus = l’homme.

La Sainte BIBLE du CRAMPON)

(2) trung-bình mỗi Tiểu-tổ 6–7 thành-viên.

(3) MATER et Individualis et Universalis;

vừa là Mẹ Cá-vị vừa là Mẹ Tổng-vị.

(4) Bài Ca HÀNH-HƯƠNG Mẹ LAVANG.

(5) Con Cái Nhà Trời tại Hạ-giới.


NGƯỜI ĐÁNH XE LỪA


Người đánh xe Lừa rất bực mình giống lừa cứng cổ. Giống nầy, hể làm biếng không đi, thì đứng lỳ một chổ; càng bị đánh càng thối lui. Anh ta bèn nghĩ ra một kế: đem bó lúa tươi thơm ngát treo trước đầu lừa.

Lừa thấy lúa thơm, bước tới ăn. Nhưng bước tới thì bước, bó lúa chẳng bao giờ ăn được. Nhờ vậy nó cứ bước đi mãi… Người đánh xe không cần thúc-giục, Xe cứ lăn tới đều đều… theo ý muốn.

TRUYỆN CỔ PHƯƠNG TÂY.



Trần-nhân Tinh-khôn, khôn đáo-để, tính-toán lợi-hại chi-li, cầm Cương khiển Thú, Thú cứ tiến-hành, phải trái vô-tư, còn người thì ngồi ngơi tự-khoái, mưu-đồ mình nghĩ ra thật cực-siêu, đắc-lực khôn-xiết, hoàn-toàn như ý.


Lừa thường mang tiếng ngu, ngu như Lừa, dốt đặc, lù-đù, bảo gì làm nấy, bảo sao làm vậy, dể bị lạm-dụng, khi chủ mà xử-dụng thì lúc nào cũng dồn-dập, tranh-thủ, còn săn-sóc thì lơ-là, ngại tốn-hao,…nên lừa cũng mang tiếng lỳ-lợm, cứng-đầu cứng-cổ, thực ra thì không hẳn vậy, chắc cũng có lý-do, đói mà, làm sao có đủ sức,… bởi Lừa nào lại chẳng Lừa Thồ, mà thồ là phải được chất đầy lưng, kể cả tả hữu hai bành, nay thì chủ có được chiếc Xe, lừa được bắt kế vào hai gọng, có khác nào mang gông; xe to gấp mấy cở bành, tuy được nhẹ lưng suốt chuyến đi xe rổng, đến lược về mà đầy ấp của cải là phải biết, lừa rướng cổ thật dài mới kéo nổi cả khối phía sau,…
Người ngồi giữa Xe ngay sau đuôi Lừa, nắm cần Câu dài vươn tới trước Đầu Lừa, lòng thòng bó Lúa Rơm tươi ngào-ngạt tỏa hương thơm cách mũi-miệng-lưởi Lừa chỉ khoảng một sải tay, do đó mà Lừa cứ rướng cổ tới trước mong tiếp-cận bó Lúa Rơm,... chỉ có vậy mà Xe cứ lăn Bánh, Người ngồi yên, toại-chí, cả khối Rơm-Lừa-Người-Xe cùng đồng-hành đồng-nhịp tiến lên mãi cho đến...mãn-đời !
Lảo-tử có cái nhìn vừa bao-quát vừa chi-li về Vũ-trụ nhất-thể nhất-thống nhất-hoán, nên bao giờ cũng nhận ra vạn-vật hằng vi-hành trên suốt tuyến đường thiên-lý “chu-trình Dịch-lý viên-mãn”, tức là trọn chuyến ra đi phải suông, trót chuyến trở về phải suốt, người-lừa-xe-rơm với của-cải chất đầy thùng xe phải không trục-trặc gì giữa đường, tức là, bó rơm không bị trốt-hốt, lừa chưa đến nổi đói lả ngã quỵ, xe không sút bánh đổ kềnh, người không phải té đến bị chấn-thương, của cải không tung-tóe đổ-trút khắp mặt đường,… mà đó chỉ là một chuyến đi buôn về bán để sinh-sống, vậy mà cũng phải tính-toán kỹ-càng, huống hồ một kiếp Là Người để Làm Người Nên Người chớ đâu để nên Sang trọng Giàu có !
Nhìn đoàn gia-súc như Ngựa Bò Mèo Chó,… tuy không đồng-loại với người mà lại vẫn đồng-gia với người: Gia Cầm, nên có chung mối tương-quan thân-thương nào đó với loài người, mà Đạo-lý Phật-giáo đã từng xác-quyết một cách Tâm-đắc “Chúng sinh bình-đẳng”, cũng như Kinh thánh ghi:“Cả loài người lẩn cầm-thú đều được tác-sinh nuôi-dưỡng giáo-dục do cùng Luồng Sinh-Linh-Khí “ (Qo 3, 19), “riêng về loài người thì được trang-bị khả-năng minh-thông” (Job 32, 8), thì khi thấy kiếp lừa như vậy, sao lại không nghĩ đến những thân-phận người cùng kiếp sinh-tử !
Một bà lão đã từng thâm-cảm biết bao kiếp hồng-nhan xưa rày vẫn bạc-phận suốt cái đời làm Vợ làm Dâu và đặc-biệt là làm Mẹ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối toàn những việc lặt vặt mà không làm không được, đến không một giây-phút nào rảnh-rang thư-thả để mà an-tịnh cái Tâm-tu Phật-Tánh,… Bà cũng hiểu đâu phải mình tránh-né đời sống khổ cực mà mong ẩn thân vào cõi tu cho nhẹ gánh phong-trần, mà cũng đâu phải nhờ tu mà nên danh nên phận,.. nên bà lão đến hỏi Triệu Châu [778-897]:

- “Tôi vì mang cái thân nữ nầy mà phải bị năm dây ràng buộc, thật chướng ngại cho Phật Tánh, làm sao thoát ly những triền phược ấy ?”

Thiền-sư Triệu Châu đáp :

+ “Xin nguyện cho mọi con người đều tái-sinh trong cõi trời, còn cái xác thân tiện-tỳ đó nguyện cứ tiếp-tục chịu trầm-luân một mình trong biển khổ !
Lời Thiền-sư đáp-giải cái công-án thật minh-bạch : Phật-Tánh = Nhân-Tánh = Thiên-Tánh là thành-phần anh-minh thuộc Thiên, thuộc cõi Trời, còn thành-phần thuộc Nhân-Đạo trong khung Gia-Đạo gồm những tấm Thân-con-Nam Thân-cái-Nữ, Thân-vợ Thân-chồng, Thân-Cha Thân-Mẹ,... tất cả đều là những dạng-diện “Tiện-tỳ” (Lc 1, 38), “Tôi-tớ”(Is 49-50) , là những cái Vỏ Trần-nhân từ cát bụi bùn sình tạm-dụng nhất-thời, có khác chi thứ Lừa-thồ Lừa cộ, sống kiếp Tôi-đòi chỉ biết phục-vụ loài người, cho dầu con người có lừa lọc dòng giống Lừa cách nào đi nữa, thì Lừa cũng không bao giờ lừa lọc con người.

Thì cũng vậy, kiếp “Tôi-đòi” qua tấm thân Nam Thiền-sư Triệu Châu: tại quận Triệu Châu là nơi đại sư mở Thiền viện, lại có cái Cầu Đá Triệu Châu nỗi danh. Ngày nọ, có ông tăng đến coi, bảo:



- “Bấy lâu nghe đồn Cầu Đá Triệu Châu,

té ra chỉ là một cái cầu khỉ gập-ghềnh !”

Châu nói:”Ông chỉ thấy cầu khỉ, mà không thấy cầu đá sao ?

Ông tăng hỏi:”Thế nào là cầu đá?”

Châu đáp:“Đưa Lừa qua, đưa Ngựa qua”.


Cầu Đá nói đây hiểu là chính Bản-thân Nam Thiền-sư Triệu Châu chủ-đạo tiến-trình giáo-dục và đào-tạo kẻ dốt lẩn người thông thành những Thiền-sư đức-độ và tài-năng Sắt Đá như Bản-thân Bản-thể mình, dành cho hậu-thế kế-tục, như Đức Yêsu bảo xây nhà trên nền Đá tảng chớ không trên bãi Cát… (Mt 7, 24-25); như Đá-tảng Thần-Khí-Kytô đã bị thợ xây loại bỏ… (Tv 117, 22); như Phêrô-Đá-nền Nhà (Mt 6, 8) dành cho các Dân tộc cầu nguyện [thiền-định] (Is 56, 7; Mc , 7),… chớ không là thứ Đá chẻ lụn-vụn xây đền thờ Yêrusalem trong thời cổ mà hiện đã bình-địa, tức không còn hòn nào chồng chất trên hòn nào (Mt 24, -3), tức là chỉ gồm những con người đồng-loại biết liên-kết tình-nghĩa Anh Em với nhau thật “chí-Lý và chí-Khí” (Ga 4, 23-24) đạt mức Nhất-thống “ut sint Unum” (Ga 17, 22-23; Mt 23, 8-12).
Lừa Thồ cũng như Cầu Đá đều Vô Ngôn, như ‘Thiên hà ngôn tai’, như Chơn Nhơn theo Trang-tử (370-298 trCN) : “Chí nhơn Vô Kỷ, Thần nhơn Vô Công, thánh nhơn Vô Danh”, mà Ca dao VN đã thường nhắc bảo:

Cái vòng Danh Lợi cong cong,

Kẻ trông ra khỏi người mong bước vào.

Với 30 con Chữ A B C,…và 10 con Số 1 – 5 – 9 - 0, con người đã tác-tạo không biết bao Công-trình Thiện-Ích đa dạng diện, nhưng đồng thời chúng cũng nẩy-sinh lắm cái Ảo thật rất dễ bị mắc lừa,...



1-2. 2006





TRẦN-NHÂN @ THIÊN-SỨ

Vào triều-đại Pharaon Vua Aicập bài-ngoại đối với cộng-đồng con cái nhà Israel, thì Hài nhi Maisen xuất-hiện, chào đời. Hài-nhi được nuôi dưỡng suốt ba tháng tại nhà thân-phụ. Mong tránh khỏi chiến-dịch triệt-tiêu trai-nhi sơ-sinh, nên người Mẹ đặt Hài-nhi Maisen vào chiếc nôi bè thả vào dòng sông,… nhưng Hài-nhi may-mắn được con gái vua Pharaon đón về nuôi dưỡng làm con trai mình. Cậu Maisen được huấn-luyện đầy đủ đức-tính Khôn-ngoan đúng như là công-dân Aicập, Cậu đã trở thành con người đầy uy-thế qua Lời nói cũng như qua Việc làm” (Cv 7, 18-22; Xh 1-2). Đây là lý-do vì sao Maisen -cùng với Phụ-tá Aaron- khai-bút cho bộ Ngũ-kinh bằng Từ-ngữ “GENESIS: Sách Sáng-thế . Gens: Dòng giống người; Nhân Dân; Gentes : Nhân-gian”. xin tạm dùng: “Mầm Giống Nhân-sinh cơ-bản?”



1. In Principio creavit,… Từ Khởi-thủy, Vũ-trụ Vĩ-mô “Thiên võng khôi khôi,…” tuần-tự hình-thành : gồm tổng-thể ‘Thiên-Nhân-Địa Bản-Vị-học Đồng-nhất-thể,… (St I-II)

2. In Principio erat VERBUM” = Tự Bản-căn thuộc từng Đơn-vị Vũ-trụ vi-mô: tức là từng Đơn-vị Sinh-vật, Thực-vật - Động-vật cũng như Nhân-sinh-linh,… tất cả đều là: “VERBUM”(Ga 1, 1-3) = Sơ Nhi bất lậu(ĐĐk ch 73); “Trời Đất sẽ qua đi, nhưng những Lời Thầy phát NGÔN sẽ chẳng qua đâu”(Lc 21, 33).



VERBUM vốn Dĩ Bất-biến mà Ứng vạn Biến, thành thiên Biến vạn Hóa, ra thiên Hình vạn Trạng, mà lại thiên Sai vạn Biệt”. Đó là cả một Địa-đàng làm kho báu đầy ấp Vật-thể hữu-hình kỳ-bí như vậy, lại được đặt để trọn vào con Tim, bộ Óc, đôi Tay và cặp Chân con người, con người liệu sức vận-dụng khả-năng Tinh-khôn mình mà làm Chủ, bảo-quản, khai-thác, ứng-biến xử-dụng tùy thích,… (St 1, 1-31).

 Nay thì ai nấy đều có thể cuốc bộ xem Hoa thưởng-ngoạn cảnh-trí, còn nếu vào Vườn ăn Trái thì biết chừa Hột giữ Giống,… không thể kể xiết số lượng hạng loại “GEN” Hạt Giống và Trứng Nước thuộc hai Ngành Trồng tỉa với Chăn nuôi trên khắp mặt hành-tinh Địa cầu nầy ! Riêng “GEN-Thần-khí” lại thuộc dòng giống Trần-nhân thì rỏ là không chỉ được nuôi-dưỡng bằng thứ cơm bánh nẩy-sinh từ Đất (Mt 4, 4),… nhưng thành-phần Thần-khí tinh-khôn thì lại cần thứ Lương-thực hằng nuôi-dưỡng các Thiên-thần thì sao ? (Tv 77, 25; Sap 16, 20; Ga 6, 31, 49). Phải chăng, đây là Thần Khí phát-huy khả-năng Tinh-khôn nơi bất cứ ai ai, đã từng được tác-sinh ngay từ thuở Vũ-trụ Vật-thể hữu-hình chưa xuất-hiện.

 “…ngay từ thuở chưa có Vũ Trụ Vật-thể Hữu-hình nầy, Cha đã tác-sinh Con,…”(Prov 8, 22-31). Phải chăng, Cha đây là Thiên Phụ (2), còn Con đây là Thiên Tử ? như Thiên-tử Yêsu-Kytô đã ngỏ lời với Ngôn-sứ Nicôđem:”Xác-thể Cha-Mẹ nẩy sinh Xác-thể Con Nam Cái Nữ; còn Thần-khí Thiên Phụ thì tác-sinh Thần-khí Thiên Tử. (Ga 3, 5), …Con là Hình Ảnh Cha, giống Cha, Cha nào Con nấy,…” ( St 1, 26-27).

 Đây, Ngôn-sứ Giêrêmia (631 trCN) : “Trước khi Cha tạo-thành con trong cung-dạ mẹ con, Cha đã hằng sinh-sống với con, và trước khi con rời khỏi cung dạ mẹ con, Cha đã hiến-thánh con, và thiết-lập con làm ngôn-sứ dành cho các dân-tộc”(Jer 1, 5).

Đấng Khôn-ngoan (Thiên Phụ) chủ đạo tác-sinh Ta (Thiên-tử) thành Tác-phẩm tiên-khởi, trước cả những công-trình Hữu-hình mà Ngài tác-tạo là VŨ-TRỤ …Khi Ngài xếp-đặt muôn cõi trời,Ta cùng hiện-hữu… Bấy giờ Ta hoạt-động bên cạnh Ngài,…



Ta nhàn-du trước nhan Ngài ngay trên quả Địa Cầu và gặp thấy Hạnh-phúc ở giữa Con Cái Loài Người [Prov 8, 22-31].

 Khi Maria đã biết mình được cưu-mang một Vị Thiên-tử (Lc 1, 35) thì vội-vả đi thăm người chị họ là Elizebeth bấy giờ cũng đã mang thai được 6 tháng, cả hai người Mẹ vừa gặp nhau chào mừng thì 2 Thiên-tử trong 2 Thai Nhi cùng giao-liên giao-lưu đón mừng nhau, đồng thời cả 2 Thiên-sứ trong cả 2 Tâm-hồn Mẹ Elizabeth và Mẹ Maria cũng hiển-lộ chan-hòa ánh sáng Verbum=Tin-mừng (Lc 1, 39-47).

 Herođe vẫn là một Thiên-sứ, từ thuở chi sơ Bổn TÁNH ông vốn Thiện, nhưng khi mang cái TẬP-VUA thì Herođe lại tương viễn viễn viễn (3) xa xa xa con người. Các bậc hiền-nhân minh-triết ngôn-sứ từ phương Đông do một Vì Sao chiếu mạng soi đường dẫn lối các ngài trực-chỉ tiến về Trung Đông vào tận kinh-thành thông-minh khôn-ngoan đạo-đức có một độ dầy lịch-sử các Tổ-phụ, mục-tử, quan-án, ngôn-sứ thời-danh,… đã trãi qua ba triều-đại Hoàng-đế lập-quốc như Saolê, hưng-quốc như Đavid, vinh-quốc như Salomon,… vậy mà khi nghe các vị Thượng-khách từ phương Đông chân-thành đến dò hỏi:“Đức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu ?” Chỉ có vậy mà cả kinh-thành Yêrusalem đều nổi da gà, rởn tóc gáy,… ‘Vua mới sinh’ thì làm ăn được gì ! mà dân Dothái thì có được bao nhiêu dân số! Đất Nước được bao to ! Thế rồi không lừa được các vị hiền-nhân, Herođe nổi cơn tam-bành, giận cá chém thớt, giết hại bao trẻ em vô tội ở Bêlem và toàn vùng phụ-cận, từ 2 tuổi trở xuống,… Thế là Lời ngôn-sứ Yêrêmia đã ứng-nghiệm “Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc bi-ai: tiếng Bà Rachel khóc thương con mình, mà không nhận ai an-ủi, vì chúng không còn nữa” (Mt 2, 1-18).

@

 Lời Ngôn-sứ Yêsu mặc-khải là nền-tảng phổ-cập đảm-bảo rằng, Trần-nhân tinh-khôn vốn là Thiên-sứ nhà Trời giáng thế, xong sứ-vụ thì trở về: “Phục-sinh = re-sur-ex-i” là chính vị Thiên-sứ cởi bỏ cái lớp xác Trần-nhân nam hay nữ -vốn hữu-hình hữu-hạn nên hữu-hoại- để tái-hiện là THIÊN SỨ như trước kia, thì còn có vấn-đề chi khác nữa,…’ (Mt 22, 30; St 28, 10-19; Ga1, 51).



Cả Thế-giới đang khiếp-hải các tai-nạn HIV/AIDS nơi người, nạn H5N1 gây cúm Gia-cầm, nạn Ngựa Bò lở-mòm long móng,… có nguy-cơ lây sang Người ở tầm-độ từ liên-vùng đến toàn-cầu !!!


Các Trang-trại đều rất hiện-đại, nhưng khi xử-dụng thì tập-trung số-lượng Động-vật hầu như quá tải mà môi-trường sinh-thái -espace vitale- không đủ rộng thoáng cho bầy vật xoay trở tới lui thoải mái, cho không-khí thông-thoát đổi thay, đặc biệt là nền trại cứ lai rai châm-bồi chất phân nhão tạo cao độ bẩn-ẫm,… nên nạn ô-nhiễm bộc-phát nhanh mạnh dễ dàng ngay tại chổ mà bầy-đoàn bắt buộc phải tiếp cận sinh-sống !


 Sống Đời Tự-chứng “TÂM-HỒN mỗi tÔi Hân-hoan TRIỂN-NỞ theo tầm-mức VERBUM DEI kỳ-vọng” hầu có thể san-bằng những hỏng-hóc,…

- - - - - - - - -

(1) Maisen và Aaron Phụ-tá:

viết Xuất-hành, Dân-số, Ngũ-kinh, Josué.

Công-cuộc Xuất-hành khoảng 1250-1230.

Thập-giới núi Sinai do Maisen viêt khoảng 1550-1530.

Josué chiếm-cứ Palestine khoảng 1220-1200.

(2) Thiên Tử đối với Thiên Phụ;

Tự thân, tự kỷ, en soi, in se : là Thiên Thần;

Thiên Sứ là khi dấn-thân giáng Trần làm Ngôn-sứ.

(3) Tam Tự kinh





NGƯỜI BÁN THỊT DÊ


Vua Chiêu Vương nước Sở mất nước phải bỏ chạy. Có người hàng thịt Dê tên Duyệt, cũng chạy theo Vua. Sau Chiêu Vương trở về, lấy lại được nước, bèn ban thưởng những người chạy theo khi trước, có cả anh hàng thịt dê nữa. Ai ai cũng nhận thưởng. Chỉ mình anh hàng thịt dê chối từ, thưa : + Trước nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê. Nay nhà vua còn nước, tôi còn nghề bán thịt dê. Thế là tôi được giữ y nghiệp cũ, đũ ăn rồi, còn dám mong thưởng gì nữa !

Vua cố ép, người hàng thịt dê thưa:



+ Nhà vua mất nước không phải tội tôi, nên không dám liều chết. Nhà vua lấy lại được nước, không phải công tôi nên tôi không dám lãnh thưởng.

Vua bảo: -Để rồi ta đến nhà ngươi chơi.

Anh hàng thịt dê nói :

+ Theo phép nước Sở, phàm kẻ có công to. được trọng thưởng, thì vua mới đến nhà. Nay tôi xét mình tôi, trí mưu không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào trong, tôi lánh nạn, phải chạy theo vua, chớ đâu phải cốt ý theo nhà vua ! Nay nhà vua muốn bỏ phép nước mà đến chơi nhà, tôi e thiên hạ nghe thấy mà chê cười chăng ?

Chiêu Vương nghe nói ngảnh lại bảo Tư Mã Tử Kỳ rằng :

+ Người hàng thịt dê nầy tuy làm nghề hèn hạ, mà giải-bày nghĩa lý rất thâm-sâu. Nhà ngươi làm thế nào mời người ấy ra nhận chức Tam Công cho ta.

Người hàng thịt dê nói :



+ Tôi biết chức Tam Công là quý hơn cửa hàng thịt dê. Nhưng tôi đâu dám ham tước lộc mà để nhà vua mang tiếng gia ân không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận, xin cho về giữ lấy nghề bán thịt dê.

Nói đoạn lui ra ngay.

Vua mất nước, kéo theo mất Đất mất Nhà mất Người mất Của mất Chợ,… vì ngay cả anh hàng thịt Dê cũng bỏ luôn cái thớt thịt mà chạy để thoát thân,… cũng như vua thôi ! Mà xưa nay có gì mất mát đâu, Thiên vẫn Thời với nắng-mưa-sương-gió, Địa vẫn Lợi theo Xuân Hạ Thu Đông, nhưng chỉ có Nhân là không ngừng thay Ngôi lên xuống hoặc đổi Vị trước sau … !



May mà trường-hợp nói đây là lấy lại được nước, nên Vua muốn tỏ ra hào-phóng và cũng cố ý thâu-phục lại lòng dân, bèn ban thưởng những ai cùng chạy giặc theo vua. Nhưng khi được ‘thưởng thì ai ai cũng nhận’, trái lại ‘chỉ một mình anh hàng thịt Dê là chối từ’!

Đã từ rất lâu, cách nay những 24 thế-kỷ, cụ Trang tử [370-298 trCN] đã dịch ra tấn tuồng làm nổi-bật vai-trò người Dân đúng mẫu Chân nhơn:“vô-kỷ, vô-công, vô-danh”, qua hình-ảnh anh hàng thịt Dê, biết thẳng-thắng chối từ nhận thưởng, chối từ thái-độ nhà Vua định lân-la đến nhà chơi, chối từ cái chức Tam Công đề-bạt cho anh một cách vô nghĩa,… để giữ vững cái nghề mà vua đánh giá là ‘hèn hạ’,…

Còn đây là vai Vua do đại-chúng chỉ vì vụ-lợi nên đề-bạt không đúng tác-nhân. Số là vào những năm đầu thế-kỷ I. thuộc ngàn năm 0001, có vị ngôn-sứ Yêsu bắt đầu nổi danh về tài đức chữa lành mọi thứ bệnh tật, nên dân chúng khắp nơi ùng ùng tuôn đến! Lần nọ không rỏ vị ngôn-sứ thu-xếp thế nào mà với 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá để thết-đãi cả 5.000 người đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ con, tất cả đều dùng bửa no nê, phần còn dư chất đầy 12 thúng. Thế là dân chúng nẩy ý đề-bạt ngôn-sứ nầy lên làm Vua, nhưng ngài ung-dung rời khỏi đám đông,… Ngay sáng hôm sau, dân chúng lại tụ về chổ cũ, không gặp ai, nên tất cả xuống thuyền sang Capharnaum, gặp lại vị ngôn sứ, họ mừng quýnh,… không ngờ là được nghe:“Các ông hãy ra công làm việc không vì thứ bánh chóng mụt nát, mà là loại bánh ban khí-lực trường-sinh,…” (Ga 6, 1-71). Đó là lời khuyên thật chí-lý mà hầu như không sát lòng dân chút nào, không rỏ lời đó sẽ đạt hiệu-quả nào không ?

Có thể cái Phúc-Lộc-Thọ đích-thực bền-vững chính là điều Nhân điều Nghĩa mà xưa kia Mạnh tử giới-thiệu chăng ?



Tống Khanh lớn hơn Mạnh tử 10 tuổi, theo phái Mặc tử, sắp đi qua nước Sở. Mạnh tử gặp ở Thạch Khâu, hỏi:

Tiên sinh đi đâu đó ?

Tống Khanh đáp:

“Tôi nghe nói Tần và Sở sắp tấn-công nhau. Tôi định yết-kiến vua Sở, khuyên nên bãi binh đi. Nếu vua Sở không bằng lòng thì tôi sẽ yết-kiến vua Tần, khuyên bãi binh. Trong hai vua ấy, tất có một ông nghe lời tôi”.

Kha tôi (Mạnh tử) xin được hỏi rõ một điều, lý lẽ chính ông sẽ đưa ra như thế nào? Ông thuyết-phục hai vua đó ra sao ?

Tống Khanh đáp:

Tôi sẽ vạch rõ chiến-tranh bất-lợi cho cả hai nước ra sao.

Mạnh tử nói:

Ý chí ông rất lớn, nhưng lý lẽ ông đưa ra thì không tốt. Ông đem cái lợi mà nói với vua Tần, vua Sở mà họ vui vẻ về điều lợi, bãi binh, thì binh lính sẽ vui vẻ nghỉ ngơi mà thích cái lợi: kẻ làm bề tôi sẽ chỉ vì ham lợi mới thờ vua, kẻ làm con sẽ chỉ vì ham lợi mới thờ cha, kẻ làm em sẽ chỉ vì ham lợi mới thờ anh. Vậy là vua tôi, cha con, anh em rốt cuộc bỏ hết điều nhân, điều nghĩa, chỉ nghĩ đến lợi trong giao-thiệp với nhau. Như thế mà nước chẳng diệt vong thì là điều chưa từng có.

Còn như ông đem nhân nghĩa mà nói với vua Tần, vua Sở, họ vui về điều nhân điều nghĩa mà bãi binh thì binh lính sẽ vui vẻ nghĩ ngơi mà thích nhân nghĩa: kẻ làm bề tôi sẽ vì nhân nghĩa mà thờ vua, kẻ làm con sẽ vì nhân nghĩa mà thờ cha, kẻ làm em sẽ vì nhân nghĩa mà thờ anh. Vậy là vua tôi cha con anh em sẽ bỏ cái lợi đi, nghĩ đến nhân nghĩa mà giao-thiệp với nhau. Như thế mà nước chẳng hưng-vượng, là điều chưa từng có. Cần chi phải nói tới lợi ?”
- - - - - - - - -

(*) Trang tử -NGUYỄN DUY CẦN-

(**)Mạnh tử -NGIUYỄN HIẾN LÊ-






NỤ CƯỜI TRONG ĐỜI
Mokugen không bao giờ cười, mãi cho đến ngày cuối đời. Khi sắp đến giờ ra đi, ông nói với các đệ-tử :

+. “Các anh đã theo ta học-tập hơn 10 năm nay. Bây giờ hãy tỏ ra cho ta biết khả-năng các anh chứng-giải về thiền ra sao ? Bất cứ anh nào diễn-tả điều nầy rỏ ràng nhất, sẽ là người đắc đạo với ta, sẽ được ta truyền Y Bát cho”.

Nhìn khuôn mặt Mokugen khắc-khổ, các đệ-tử không một ai lên tiếng.

Encho, một đệ-tử theo học đã lâu, đến bên giường Mokugen, đẩy chén thuốc tới trước mặt thầy một chút. Đây là câu trả lời của Encho.

Khuôn mặt trở nên nghiêm-trang hơn, Mokugen hỏi :

+. “Đó là tất cả khả-năng anh hiểu-biết phải không ?”

Encho bước tới kéo chén thuốc về lại.

Một nụ cười tươi sáng làm tan-vỡ những nét nghiêm-nghị trên khuôn mặt, Mokugen nói với Encho :

+ “Mầy, thằng lỏi. Mầy đã học với ta hơn 10 năm mà chưa thấy toàn thân ta. Hãy nhận lãnh Y Bát của ta đi. Chúng thuộc về mầy đó”(1)




Những phút giây trọng-đại trong đời mỗi Trần-nhân Tinh-khôn đều được quy-định là Sinh – Ký – Tử – Quy. Tất cả những ai đang hiện-hữu trên mặt Địa-cầu nầy đây đều đã vượt qua khỏi 2 cái cổng Sinh – Ký. Thiền-sư Mokugen mà chúng ta đang đề-cập đến thì đã kề-cận sát cổng Tử–Quy mà ông đã chuẩn-bị từ lâu.

Cái Toàn thân nơi bất cứ ai ai thuộc dòng giống Homo-Sapiens, đều gồm cả 2 thành-phần hoàn-toàn dị-biệt xung-khắc nhau, đó là cái Xác-thân Tứ-đại (2) và cái Hồn-linh Thiên-phú (Ga 1, 13), cả 2, tuy cùng chung sống trong mỗi cái ‘tôi’, nhưng chính cái Xác-thân Tứ-đại lại không ngừng bành-trướng lấn-sân thôn-tính nhằm độc-quyền chiếm-hữu cả khu-vực lẩn cảnh-vực Hồn-linh,… có thể chăng, chính vì thế mà Mokugen chưa bao giờ cười ?

Trận-chiến nội-tâm nầy hoàn-toàn mang tính cá-biệt, Tâm ai nấy Chủ-quản, Tánh ai nấy tự-soi tự-thấu, tự điều-hành thế cân-bằng giữa đôi bên : lãnh-vực bên nào nấy có nghĩa-vụ và quyền-lợi : Đất thuộc Đất thì ăn của Đất, Trời thuộc Trời thì ăn của Trời (Mt 4, 4; Đnl 8, 3), chớ làm gì có cái vụ kéo Đất lên Trời tặng Trời, hoặc níu Trời xuống Đất củng-cố Đất, chính cái vị-trí và vai-trò Thiền-định làm Trọng-tài đúng mực Trung-dung giữa trận nội-chiến như thế, khiến gương mặt Mokugen cũng như cả nhóm đệ-tử mình lúc nào cũng đậm nét khắc-khổ..

Đã trên 10 năm, Thiền-sư Mokugen cùng với nhóm đệ-tử chủ-đạo quán-chiếu Thiền-định theo Phật pháp Tâm truyền Tâm (3), tức là thiền “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền” để chính mình cũng như mỗi thiền-sinh đều tự mình ‘Trực chỉ Nhân TÂM mình, tự mình Kiến TÁNH mình, ngỏ hầu chính mình nhận ra “PHẬT” là mình, hay chính mình là Phật, là Tiên, là Thiên-sứ,… là Thành-phần thuộc Thượng-giới nhưng còn mang mặc những ‘lớp áo mốt Chúng-sinh’, nên sau khi chu-toàn sứ-vụ nào đó nơi Trần-thế,... mới trở về lại Thượng-giới.

Nay đã đến lúc tự-chứng cụ-thể cuộc vượt-qua cái cổng Tử–Quy Đời mình, đồng thời để kiểm-tra mật-độ tri-giải về chân-thiền nơi mỗi thiền-sinh đệ-tử, nên Thiền-sư đề-xuất công-án :

Bất cứ anh nào diễn-tả rỏ ràng nhất về chân-thiền,…?

Cả mười mấy năm theo Thiền-sư học-tập thiền-định mà chẳng anh nào tự nhận ra mình là gì, là ai, thì nói chi đến việc nhận sao cho ra toàn-thân Thầy, để nắm bắt ý Thầy, mặc dầu lúc nào cũng ca-tụng Thầy inh-ỏi ! Cho nên không một anh nào tỏ ra được dấu-hiệu gì để đáp lời thầy !

Cuối cùng, anh Encho ra tay :

- =>- anh “đẩy chén thuốc tới".

[= ngầm tỏ ý: Xin mời thầy chịu khó uống, để sống thêm ít lâu cho tụi con nhờ,…]

Khuôn mặt Mokugen nghiêm-trang hơn:

[= Tại sao anh cản bước thầy vượt qua !”]

Anh Encho hiểu ý Thầy,

-<= - anh “kéo chén thuốc về lại:

[= ngầm tỏ ý: Chúc mừng, chúc mừng Thầy. Cả Thiên-cung đang vây quanh đón tiếp Thầy đó.

Một Nụ Cười tươi sáng toả-toát từ Tánh Phật=Tiên=Thiên-sứ thanh-tịnh xuyên-qua toàn-thân tứ Đại sắp phân-rả thành cát bụi,…

Phải chăng, đây là nụ CƯỜI độc-nhất nói lên Thiền-sư Mokugen đang lột xác để tự Giải-thoát, đang Vượt-qua cái cổng vào Tử – ra Sinh, đang Phục-dạng Thiên-tử như từ trước kia (= re-sur-ex-I), và Thăng-thiên, Vinh-quy, trở về tái-hợp với nội-các Thiên-triều, hiệp-nhất với Vị Thượng Phụ.

Còn lại, các đồ-đệ tiếp-tục thiền-định, đưa cái Hồn Trời thanh-tịnh vượt- qua mảnh Xác Đất đã gồ-ghề mà vẫn tranh-chấp giành-giựt cái Thằng người nơi mỗi đứa.

Không phải thầy chọc quê anh Encho mà là xác-minh rằng Encho có cái nhìn sâu-thẩm, nhìn tận vào cái ‘lỏi’ toàn-thân Thầy, phải chăng “Trực chỉ Nhân TÂM, Kiến TÁNH thành PHẬT” là bài học chung cho cả nhóm thiền-sinh tiếp-tục Vượt-qua cho hết những chặng đường Trần-thế đầy cát bụi thách-thức,...

Thiên Ý


- - - - - - - - -

(1) Nụ Cười trong Đời. Giai thoại Thiền.

VIÊN ĐỨC St nxb THUẬN HÓA 1996

(2).Tấm-thân Tứ-Đại : gồm Đất-Nước-Lửa-Gió là những yếu-tố thành-phần do lối vận-hành tu-tán mà tạo nên vạn-hữu trong vũ-trụ vũ-trụ vật-chất theo quan-niệm vũ-trụ-luận trong Phật-học.

(3). “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền”.




VIÊN NGỌC LỚN
Đại Châu (1) đến Mã Tổ tham học.

Mã Tổ hỏi: - Từ đâu tới ?

Đáp: + Chùa Đại Vân ở Việt Châu.

Sư hỏi: - Đến làm gì ?

Đáp: + Đến cầu Phật pháp.

Sư nói: - Báu vật nơi chính mình mà không ngó tới, bỏ nhà chạy rong làm gì ? Ta đây một vật cũng chẳng có, ông cầu Phật pháp chi ?

Đại Châu bèn cúi lạy mà hỏi :

+ Cái gì đâu mà bảo là báu vật của chính Huệ Hải tôi đây ?

Sư đáp: - Cái đang hỏi ta đây chính là báu vật của ông đó. Nó đầy đủ tất cả, không còn thiếu gì. Cứ tự tại mà xử-dụng, cần gì nữa mà cầu tìm bên ngoài ?

Đại Châu nghe xong liền thấy được cái Bổn-lai Diện-mục mình, hớn-hở lạy tạ. Bèn ở lại hầu thầy sáu năm. Sau về tự soạn Bộ Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn, một quyển. Sư đọc xong, bảo chúng :- Đất Việt Châu có viên Ngọc lớn, tròn, sáng, trong suốt ngời ngời, không chút tỳ vết (2).

  

Báu vậtCái Gì đây thuộc về mỗi “TÔI” ? Phải chăng, 6 tỷ 7 đơn-vị cá-biệt Trần-nhân Tinh-khôn đang hiện-hữu trên mặt Địa Cầu nay-đây, chính là 6 tỷ 7 đơn-vị Báu vật. Mỗi đơn-vị Báu vật đều gồm đủ 2 thành-phần :


  • TÔI

[ là Chủ THỂ Vật DỤNG ]

do Thiên tác-sinh  do Địa cung-ứng

 Sapiens Homo (thường thức)

 Linh khí Xác-thân (St 2, 7 )

 TÁNH TẬP (Tam tự kinh)

 VERBUM CARO (Ga 1, 14)

 Ổ Tư duy Tấm-thân Tứ Đại (3)

 Thiên Dân  Trần Dân (Mạnh Tử)

 v.v… v.v…

Cả 2 tuy hòa-quyện nên 1 nhất-thống nhất-quán, nhưng vẫn có thể tương-khắc hay tương-sinh, chẳng hạn :

+ Linh Khí Kytô soi-dẫn Trần-nhân Yêsu vào hoang-địa lâm-trận với Danh-Lợi-Thú,… (Mt 4, 1-11) !

+ Linh Khí Kytô soi-dẫn Trần-nhân Yêsu ra đi chia-sẻ cuộc sống Tâm-linh hay củng-cố lối sống Phước-Lộc-Thọ Trần Đời (Lc 4, 16-19) ?

Chất Xám không ngừng tư-duy chủ-đạo tiến-trình đầu-tư chất Xịt đại trà, khiến đâu đâu cũng rịnh mồ-hôi rỉ nước mắt rướm máu lao-công mà hình-thành biết bao công-trình Nhân-tạo rực-rở hầu như muốn đua tài lấn đức với vạn-hữu thuộc Thiên-nhiên hầu như đang ngày càng lép vế,…. Hiện-tượng Trời long Đất lở ngày càng dồn-dập và trầm-trọng, phải chăng là do 2 thành-phần bán Thiên bán Địa, tức nửa Trời nửa Đất -nơi từng cá-thể lẩn từng Tập-thể, - đã không còn cân-bằng giữa Nhân-Duyên cũng như giữa Nhân-Quả thì sống trật-tự và hài-hòa thế nào được !

Người càng đông Đất càng chật khiến khả-năng Tinh-khôn ngày càng bén-nhọn, còn tầm-vóc đức-độ thì không được triển-trưởng tương-xứng tương-đồng giữa cán-cân cung cầu ngay trong từng Tấm-thân Tứ Đại (3), bởi làn-sóng vọng-ngoại kéo theo vong-thân cho đến mức vong-bản, tức là tự mình bỏ bê Kho Báu nội-lực nhà mình mà chạy rong đây đó làm gì !

Bài học đậm nét ‘đau thương’ mà Đào Tiềm tiên-sinh để lại tự thuở ấy (372 - 427) đến nay vẫn cần được giác-ngộ: “đã tự đem LÒNG cho HÌNH sai-khiến cho nên giờ đây còn một MÌNH buồn bã đau thương”, như vậy có khác nào lấy của Trời đem đi bán để mua thêm Đất, hoặc bán Tánh để mua sắm thêm nhiều lớp Tập thì người với người sống thân cận với nhau sao được !

Vào thế-kỷ 13 ở Việt Nam có vua Trần Nhân Tông, lúc còn là Thái tử Trần Khâm đã được vua cha cho học thiền với Thiền-sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) Khi trở về chuẩn-bị lên ngôi vua, ngài hỏi thầy:”Điểm trọng-yếu của Thiền là gì ? Thầy dạy:“Phản quan tự kỷ bổn phận sự , bất tùng tha đắc”, tức là phận-sự căn-bản ai nấy đều tự quay lại soi tỏ tu-chỉnh cái Kho Báu cho thanh-tịnh, cho thuần-thục, chớ cần chi đến các loại Đèn pha từ xung-quanh mình rọi chiếu vào mặt mày và áo xống mình. Sau đó là tự mình “Trực chỉ Nhân TÂM mình, kiến TÁNH, TÁNH Giác mình, đó là Phật, là Tiên, là Thánh, Thánh-Nhân, là Thiên-sứ,Thiên-sai,…

 Hiện-tượng xảy ra trên núi Thabor khai-mở Chân TÁNH những AI đây ?

Đúng là 03 Vị Thiên-tử, 2 Vị đã xong Sứ-vụ Mục-tử là Maisen cùng với Vị Ngôn-sứ Êlia, 2 Vị nầy cùng đàm-đạo với Thiên-sứ Yêsu-Kytô sắp hoàn-tất cả 3 tác-vụ một trật: Ngôn-sứ - Mục-tử - Tư-tế . Nhờ biết “trực chỉ Nhân TÂM mà 03 vị tông-đồ thâm-tín được kiến TÁNH nơi cả 03 Vị Hiển-minh,… [Lc 9, 28, 36]

Phải chăng, đó không chỉ là 3 trên 6 tỷ 7 “viên Ngọc lớn, tròn, sáng, trong suốt ngời ngời, không chút tỳ vết” (Mt 13, 46) ?

Thiên ý

- - - - - - - - -



(1) Đại Châu : Họ Châu, người Kiến Châu, đời Đường, Cao tăng, pháp-danh Huệ Hải, thọ học với hoà-thượng Đạo Trí, chùa Đại Vân, đất Việt. Sau đến học với Mã Tổ và đắc pháp. Người đương thời trân-trọng làHòa thượng Đại Châu = Viên Ngọc Lớn.

(2) VIÊN NGỌC LỚN. Giai thoại Thiền. VIÊN ĐỨC.

(3) Tấm-thân Tứ đại gồm Đất Nước Gió Lửa



. . . ĐỒNG VỚI ĐẠI ĐẠO (1)

Thiền Sư Duy Chiếu (?-1128), họ Lý, quê ở Giản Châu, thuở nhỏ đã có tinh-thần ghét tục. Một hôm đọc sách đến “Tính tương cận dã, tập tương viễn dã”(2), Sư nói Phàm @ Thánh vốn một Thể, do Tập nên sai khác, tôi biết đó rồi. Sư liền đến Thành đô làm đồ đệ Sư Thanh Thới ở Lộc Uyển. Đến năm 19 tuổi, Sư cạo tóc thọ giới cụ túc, Sư Thanh Thới dạy Sư đến chùa Đại Từ để học Khởi Tín Luận. Sư liền về phòng nằm, Sư Thanh Thới hỏi lý-do. Sư thưa: Đã nói Chính Tin Đại thừa, há ở lời nói mà có thể rỏ. Sư bèn cất bước tham thiền.



. . . . . . . Sư thượng đường: Phật xưa nói: “Khi ta mới thành Chính Giác thì Chính Kiến được toàn-thể Chúng sinh trên đại địa thảy đều thành Chính giác”. Sau đó ngài lại nói “Sâu thẩm xa xôi không người hay đến”. Kẻ không kiến-thức, khéo đầu rồng đuôi rắn. Sư liền xuống tòa.

. . . . . . . Sư thượng đường:“Chư Phật quá khứ đã nhập Niết bàn rồi, cả thảy các ngươi không nên với nhớ, chư Phật vị lai chưa ra đời, cả thảy các ngươi không nên vọng-tưởng; chính hiện ngày nay ngươi là người gì ? Tham

. . . . . . . Sư thượng đường: “Người xưa nói:”Rơi thân-thể – dẹp thông-minh – lìa hình – bỏ trí = đồng với đại đạo”, ngay bây giờ hãy nói là người nào san thi thơ định lễ nhạc, lại thấu hiểu chăng ? Lễ rằng lễ rằng lụa ngọc là thế ư ? Nhạc rằng nhạc rằng chuông trống là thế ư ?

. . . . . . .Đến niên hiệu Kiến Viêm năm thứ hai (1128) ngày mùng 7 tháng giêng, Sư tịch.


Một thoáng Ôn cố tận Nguồn,

Tạo đà vươn đến tận Ngọn.

Thực-vật: Chủng Đậu hoàn đắc Đậu;

Động-vật: Hổ Phụ sinh hổ Tử;

 ‘…ex Spiritu, Spiritus est (Ga 3, 6b):

= Spiritus-Pater genuit Spiritus-Filium=

= Angelus = Thiên-tử = Thiên-thần

 ‘…ex Carne, Caro est’ (Ga 3, 6a):

+ ‘Faciamus (*) hominem ad Imaginem et Similitudinem nostram,… et creavit eos Masculum et Feminam… (Gen 1, 26-27).

Et Verbum Caro factum est’(Ga 1, 14). =

=Homo Yêsus – Spiritus Christus Sapiens

= Thiên-tử mặc lớp Trần-nhân= Thiên-sứ

TÁNH do Thiên-phú (Mạnh tử (371-289)

TẬP do Cha sinh Mẹ dưỡng (Sinh-học)

Qua những giai-đoạn mà Thiền Sư Duy Chiếu vạch ra cho mình để đưa mình đến tận Ngọn “. . .đồng với Đại Đạo”, điều nầy gợi ý mình liên-tưởng đến 2 Con Người Anh Em Bạn Dì Họ (!) xét như là hai Vị Thiên-sứ đã tự-dấn-thân giáng-trần nhập-thể trước sau cách nhau 6 tháng (Lc 1, 36), bằng chứng là cả hai cùng giao-lưu liên-kết nhau cách kỳ-diệu ngay từ lúc còn trong dạ Mẹ, Mẹ-Con Maria-Yêsu và Mẹ- Con Elizabeth-Yoan (Lc 1, 39-45).

Người anh mang biệt danh là Yoan (Lc 1, 59-63), người Em là Yêsu cũng là biệt danh (Mt 1, 21-24). Cả hai đều sinh-sống thầm-lặng giản-dị giữa chúng-sinh dân-dã, mà hầu như luôn liên-kết với nhau cùng một sứ-vụ nào đó trong âm-thầm suốt 30 năm đầu đời, rồi mới công-khai xuất-hiện trước đại-chúng,… Người anh mang tác-vụ đi trước dọn đường, giúp đại-chúng ai nấy đều tự lo quay lại soi tỏ cái Verbum (3) Kho Báu Tâm Linh thuộc đời mình cho thanh-tịnh (4), bằng cách “Trực chỉ TÂM Nhân Linh mình, để kiến TÁNH Tâm Linh mình, hầu tu-chỉnh nó trở nên Bằng-hữu trong hàng ngũ Đại-chúng-sinh,…

Người Em thì nhận-lãnh sứ-vụ Giải-phóng cái Nhân-TÁNH thoát ách nô-lệ tù-túng mù-quáng trong những thứ TẬP-TỤC phàm-trần, thất-thường, chỉ có giá-trị hạn-hẹp nhất-thời,… (Lc 4, 16-19).

Hổ tử lưu Bì, nhơn tử lưu Danh’: cùng là Thiên-sứ đi công-cán nơi đất khách quê người, tại hạ-giới, chớ không là đi hành nghề, tuy không là nghề, nhưng lại mang cái nghiệp, -nghiệp chướng- thế là sớm muộn cũng phải va ngay vào cái chết ‘bất đắc kỳ tử’, do ‘sinh nghề tủ nghiệp’, cho nên hai Ngài đã không lưu-danh cũng chẳng lưu-truyền, mà chỉ cởi bỏ trọn cái tấm-thân Tứ Đại Vô Hồn, xác người Anh thì chỉ có cái Đầu đặt trên Dĩa trình-diện trước vua quan văn võ ngay trong bửa tiệc dạ hội linh-đình,… còn xác người Em sau nầy thì được treo thẳng đứng trên cây Thập-tự,… cả hai món Bửu Báu nầy chỉ là hai đống Bụi Tro mà hai Vị Thiên-sứ giủ trả vào nhà kho Ngũ Hành như từ bao kiếp Thiên-sứ sống đời Trần-nhân Tinh-khôn đã từng vào tử ra sinh, tức là trở lại “. . . đồng với Đại Đạo”, nơi mà đã, đang và sẽ có biết bao Thiên-sứ từ đó mà Ra đi rồi lại Về đến mà tôi có ngờ đâu !

Vậy, tôi đang trên Sàn-diễn với 6 tỷ 7 diễn-viên ? hay đang ngồi ghế Khán-giả ?
Thiên Ý

- - - - - - - - -

(1) Thiền sư Trung Hoa. Tập 3.

HT Thích Thanh Từ soạn dịch.

(2) [Luận ngữ. Th 17. Dương hóa,

(Khổng tử . 551-479 tr Cn)].

(3) Verbum (Ga 1, 1-5)

(4) “Phản quan tự kỷ bổn phận sự,…”

(5) Đại Đạo: =Đạo khả Đạo, ch. 1;

= Thiên võng khôi khôi…. ch. 73



(*) ‘Faciamus : Thiên Phụ NGỎ LỜI

với cộng-đồng Thiên-tử,…




ĐỐT TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẰNG GỖ

Có một thiền-sư dạy rất đông đệ-tử; sau một thòi-gian 20 năm tất cả đều được giác-ngộ và được gởi đi giáo-hóa ở các phương xa. Duy có một đệ-tử tu đã rất lâu năm và rất dày công-phu mà vẫn chưa đập-vỡ được cái vỏ vô-minh để được giác-ngộ. Vị đệ-tử rất lấy làm hổ-thẹn, nhưng vì thế, càng cố-gắn hơn. Thiền-sư thì nhẫn-nại; ngài không hề tỏ dấu-hiệu nào thiếu bình-tĩnh.

Một mùa Đông nọ trong chùa, trên hang núi, chỉ còn có một thầy một trò. Sáng ấy tuyết rơi đầy núi lấp mất đường ra. Trời lạnh, vị thiền-sư sai người đệ-tử đi kiếm thêm củi để bỏ vào lò sưởi. Nhưng đường ra núi đã bị tuyết bít lại rồi. Người đệ-tử đi tìm quanh trong động nhưng tuyệt không còn lấy một thanh củi.

Vị thiền-sư tỏ vẻ khó chịu:”Chú hãy kiếm bất cứ thứ gì bằng gỗ cũng được”. Sau một hồi tìm kiếm, vị đệ-tử không thấy còn thứ gì trong hang đá cả. Bàn, ghế,v.v… tất cả đều bằng đá. “Bạch thầy, không có đồ vật gì bằng gỗ nữa cả”.

Vị thiền-sư tỏ vẻ khó chịu thêm và nói:”Thì chú hãy vào chính-điện thử xem”. Sợ hãi, người đệ-tử vào phía hang chính-điện và cũng không thấy đồ-vật gì bằng gỗ cả, trừ tượng Phật đang thờ trên bàn thạch. Run rẩy ông trở về báo-cáo:“Bạch thầy, chỉ có tượng Phật là bằng gỗ thôi”.

Vị thiền-sư quắc mắt:”Tôi đã bảo bất cứ đồ gì bằng gỗ !”

Chưa từng bao giờ thấy thiền-sư nổi giận, vị đệ-tử hoảng-kinh run lập-cập hạ-bệ tượng Phật xuống. Trước cặp mắt vô-cùng ngạc-nhiên của người đệ-tử, vị thiền-sư lấy búa chẻ tượng Phật làm 4 mảnh liệng vào lò lửa. Tưỡng Phật bốc cháy.

  


Cái “vỏ vô-minh” nó thế nào mà một đệ-tử kiên-trì thiền-định cả 20 năm trời vẫn “chưa đập vở nổi”, lạ thật !

Có thể chăng đệ-tử nầy rất sùng bái bức tượng hơi quá đáng cách nào đến nỗi sơ-xuất một vài bổn phận khá quan-trọng nào đó chăng ? Bởi Thiền-nhân cũng như bất cứ ai ai chỉ có phận-sự căn-bản là “Phản quan Tự-kỷ: tự mình soi-xét mình đến tận thâm-nội tâm-linh mình, bằng cách “Trực chỉ Nhân Tâm mình để “kiến Tánh” mình, tức là tự-nhận-thức đích-thực Tự-kỷ”: MÌNH là AI ? là GÌ ?

Thế rồi mùa Đông đến, lại thiếu cũi đun lửa sưỡi ấm nên cực chẳng bằng đã phải hạ bức tượng Phật bằng gỗ xuống, đốt,…. cứu nguy cả Sư lẩn Đệ. Tạm kết-thúc một bức tượng Phật bằng Gỗ, như thí một mạng quý-kính để cứu cả hai mạng người !

Vẫn tồn-tại biết bao hạng loại Thần-tượng bằng Bạc bằng Vàng cao-cấp, nẩy lên từ cổ chí kim khắp nơi trong vạn quốc thì sao? Chúng cũng có đủ tai mắt mũi miệng tay chơn, nhưng hoàn-toàn vô-dụng bởi chúng vô-hồn vô-tâm vô-trí (Kn 15, 1-19; Tv 115, 1-18).

Thánh kinh Tân-ước đã lưu-truyền cho hậu-thế một cái nhìn tổng-quát về Tình-trạng Tinh-khôn bất-túc bất-toàn, nơi mỗi Trần-nhân, -tuy có thể rất mực tinh-khôn với vạn-sự vạn-loài, -nhưng lại không đũ tinh-khôn với nhau giữa người với người khi giao-lưu, do các khuyết tật: = Mù mờ, Điếc lác, Nghẹt thở, Ngọng nghệu, Bại Xuội, Bất-toại, Phù-thủng,… Dẫu sao, suốt dòng lịch-sử nhân-loại Trí-tuệ về Văn-học Văn-chương Văn-hóa Văn-minh đủ sắc màu Trắng Đen Xanh Đỏ vẫn còn tồn-trử trong biết bao cụm rừng Từ cùng với số biển Ngôn khắp Đông Tây Nam Bắc,… rất cần ‘được đánh bắt xa Bờ’ như chính Thầy Yêsu-Kytô đôn-thúc:

+ “Nầy các anh em, Ra khơi đi !”(Lc 5, 4)

Thế giới nầy hiện đang xu-hướng giao-lưu rộng-rãi có tính toàn-cầu-hóa về mọi mặt, tuy có phần bị xáo-trộn vì các lớp Võ Tập-Tục Tây-Ta dị-biệt mà các ngôn-từ-nghĩa-ý không thông-thoáng khít-khao nhau được ! Vả lại cũng có phần được hòa-trộn nhờ biết thích-nghi bằng tương-thông tương-túc,… Chắc chắn rằng, giữa Thiên thời và Địa lợi, NHÂN sẽ được hiện-tướng HÒA minh-bạch khi Trí-tuệ loài người bốn biển tránh được cái cảnh “Gà nhà bôi mặt…” để biết “chỉ nội” thì giai Huynh – Đệ (Tử Hạ) mới đạt mức Thủ Túc (Trang Tử)

Có người hỏi:PHẬT TÁNH là gì ?”

Một Thiền sư đáp::

-”Thùng sơn lủng đáy”.

Nói đến Sơn là liên nghĩ ngay đến một trên Sáu Trần:‘Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc-Pháp” (kinh Kim Cang). Đó là những tầng lớp Tập Tục Vỏ Da đắp tháp thêm vào cái tấm-thân Tứ Đại chỉ làm cản-án Tự Tâm Tự Tánh Tự Giác phát-huy nơi vạn-hữu chúng-sinh sinh-linh mà thôi,… Khi thùng rỗng Sơn, thùng sẽ đầy Thanh Khí, tức Tánh Tánh Tánh tất nhiên sẽ Cận Cận Cận nhau thôi,… và khi đánh bẹp chiếc Thùng rỗng, thì đơn-vị Khí được chan-hòa cùng Bầu Khí khắp vũ-trụ bao la. Tất cả trở về 1 thôi.

Còn Kytô-hữu thì nhắc bảo nhau “Tỉnh Thức” mà “Thiền định” kẻo phải Sụp-đổ, bởi tấm-thân Tứ-Đại thì ù-lì, mà Tánh Giác thì năng-động” (Mt 26, 36-41)

THIÊN Ý

(*) GIAI THOẠI THIỀN. VIÊN ĐỨC



LỄ NHẠC
Nam Vinh Trừ bọc lương ăn, đi bảy ngày,

bảy đêm đến nơi Lão Tử.

Lão Tử nói:

- “Ngươi từ bên Sở lại đây phải không?”

Nam Vinh Trừ thưa: Phải.

Lão Tử nói:- “Ngươi sao cùng tới đây với



đông người vậy ?”

Nam Vinh Trừ sửng-sốt, nhìn lại phía sau.

Lão Tử nói:

- “Ngươi không hiểu lời ta nói sao?”

Nam Vinh Trừ cả thẹn, cúi mặt…(*)




Vừa thấy dạng Nam Vinh Trừ xuất-hiện là Cụ Lão Tử nhắc xéo cho y cái bí-quyết biết tự-tẩy dứt-khoát cái tâm-não vong-thân vọng-ngoại! ’

- “Ngươi sao cùng tới đây với đông người vậy ?”tức là gồm cả bộ tim óc chứa-chấp bầy bầy ‘tâm viên khôn dò, ý mã nan truy’ vô-định để rồi đánh mất đi cái chính Tâm thành Ý”, tức là cái “Tự-kỷ Chân Tâm mình, hay là cái “Bản Lai Diện Mục khi cha mẹ mình chưa tiếp-nhận vào Bào Thai,…”

Xin được trở lại với thiền-sư Duy Chiếu (?-1128), bài ‘…Đồng với Đại Đạo’ [số12 tháng 8.2006] với câu vấn tâm:“ngay bây giờ hãy nói là người nào san Thi thơ định Lễ Nhạc, lại thấu hiểu chăng ? Lễ rằng lễ rằng lụa ngọc là thế ư ? Nhạc rằng nhạc rằng chuông trống là thế ư ?”

Hẳn chính là Khổng Tử đã san Thi thơ và định Lễ Nhạc với thiện-ý là chỉnh-đốn cái tư-thế Sinh-sống Tình Huynh-Đệ sao cho Trật-tự và Hoạt-động Nghĩa Thủ Túc sao cho Hài-hòa không chỉ giữa tôi với mọi người, mà còn là và nhất là giữa Nội-tâm tôi với Ngoại-thể tôi,… chớ Lễ Nhạc đâu chỉ là trình-diễn lụa ngọc cho đẹp mắt với chuông trống cho xuôi tai khán-thính-giả,… !

Sư Duy Chiếu thượng đường:“Ngày xưa Phật đã nói: “Khi ta mới thành Chính Giác thì Chính Kiến được toàn-thể Chúng sinh trên đại địa thảy đều thành Chính giác”, tức là bất cứ ai ai một khi đã Tự-giác thì cũng Giác-tha luôn, và nhờ đó mà chấp-nhận nhau chúng sinh bình-đẳng”.

Phải chăng Thiền-đạo soi-dẫn Thiền-nhân “quán chiếu Tự-kỷ,… đồng thời Trực chỉ Nhân Tâm, kể cả Trực chỉ Địa-TâmThiên-Tâm luôn,… hầu có khả-năng “Kiến Tánh cả Tam TÀI: Thiên-Tánh Nhân-Tánh và Địa-Tánh đều Đồng-Nguyên và Đồng-Nhất-Thể với Bản-Vị,...

Sau đó Duy Chiếu lại ân-cần lưu-ý:“Sâu thẩm xa xôi không người hay đến,“ tức là mỗi cái TÔI đều nằm ở độ sâu thâm-thẩm công-tâm mình, nên hiếm người thường-xuyên lui tới đó để gặp-gở Kho Báu Bản Tâm Linh-quang Mình !

Mà phải chăng, đó lại là “món Quà Cốt lỏi Trời cho” (Mạnh Tử, 371-289 trCN), vừa cho riêng từng Cá-vị vừa cho chung cả đại-đồng chúng-sinh, chẳng khác từng Kho-tàng tiềm-ẩn trong mổi tấm-thân Tứ-đại 5-7 chục kýlô (Mt 13, 44-46),… Vì thế, Quà Tặng cho Ai thì nấy tự làm chủ, tự Khám-phá, tự-khai-thác và xử-dụng lấy, vừa cho chính mình vừa cho mọi người,… như Galilea Galilei (1564-1642) đã bảo:

Chúng ta không thể ai dạy bảo ai

-bất cứ điều gì-

mà chỉ có thể giúp nhau

biết cách tự-khám-phá chính mình thôi”.

Thì đây, Tim-Óc Sư Cụ Lão Tử, vốn không chứa-chấp bất cứ một mảy-may giọt Ngôn hay lá Từ nào, bởi khi Trực chỉ Thiên Đạo, ngài kiến Tánh Thiên Đạo, Tánh Thiên Đạo là Làm mà không Nói, đúng là :

Thiên hà ngôn tai, tứ thời hành yên,

bách vật sinh yên, Thiên hà ngôn tai”.

* Luận ngữ -Dương Hóa *

cho nên cái Thư-viện Đạo Đức, là thứ “Đạo khả Đạo…”(ĐĐk. ch 1-81) đâu phải là của ngài, mà chỉ là do ngài khám-phá ra thôi, bởi tiềm-ẩn trọn vẹn trong cả cái khối Vũ Trụ “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”(ch.73) mà ngài không ngừng chiêm-niệm và chiêm-ngắm Nó từ Vĩ mô cho đến Vi mô. Nhờ vậy mà ngài đã có thể giới-thiệu Nó cho bất cứ ai tiếp-nhận qua ngỏ Tâm truyền Tâm. tức là mỗi Cá-vị đều tự lo Giản-nở cái TÂM Đạo Linh-quang mình đúng đũ chiều-kích “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo.…” đồng thời, cũng đúng đũ chiều-kích Vũ-Trụ “Thiên võng khôi khôi,…”mà không phải là bành-trướng thôn-tính chiếm-hữu thủ-đắc bất cứ gì,… dành cho riêng cá-nhân mình, hoặc giùm cho môn-phái nào,…

Đây, hai Vị Ngôn-sứ YêsuNicôđem, hai chiếc Bình Luân-thông - khác hẳn Bồn chứa Château d’eau bao-cấp – lúc nào cũng êm-ái nhẹ-nhàng san Nước Trời từ Cao chuyển qua bên Nước Đất thấp cho đến mức cân-bằng là tự-nhiên ngưng (Ga 3, 1-36).

Thiên Ý

- - - - - - - -



(*) Trang Tử. th. Canh Tang Sở.


TÁNH SÁNG LÀ GÌ ?

. . . . . . . . .

Thiền-sư Hoshin khi thấy mình đã già và sắp ra di, nên đã ngỏ lời với nhóm đệ-tử mình như sau:“Một thiền-sư không cần phải nói trước việc mình từ-giả cõi đời, nhưng nếu anh ta thực-sự muốn làm thế, ông ta có thể làm được”.

Một đệ-tử hỏi: “Thầy làm được ?”

Hochin đáp: “Được. Ta sẽ nói cho các con biết những gì ta có thể làm được trong bảy ngày sắp tới kể từ bây giờ đây”.

Không một đệ-tử nào tin lời Hoshin nói. Hầu hết họ đã quên mất câu chuyện hôm trước khi Hoshin gọi họ đến quanh mình.

Hoshin nhắc :

- “Bảy ngày qua, thầy đã nói thầy sẽ giã biệt các con. Theo thường lệ, thầy phải viết một bài thơ để vĩnh-biệt, nhưng thầy không phải là thi-sĩ cũng không phải là người viết chữ đẹp. Vậy một anh nào trong các con hãy viết lại những lời cuối cùng của thầy”.

Các đệ tử cho rằng Hoshin đùa, nhưng một người trong bọn bắt đầu viết.

Hoshin hỏi: “Con sẳn sàng chứ ?”

Người viết đáp: “Vâng, bạch thầy”.

Hoshin đọc:

Ta đến từ TÁNH SÁNG

và trở về với TÁNH SÁNG

TÁNH SÁNG là gì ?

Bài thơ là một dòng ngắn gồm bốn hàng như thường lệ, vì thế người đệ-tử nói:

Bạch thầy,

Chúng conmột dòng ngắn”.

Hoshin hét lên một tiếng: ‘Kaa !’ như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng, rồi RA ĐI. (1)

Thiền-sư Hoshin vốn là người Nhật Bản, đã từng học-tập và sinh-hoạt thiền-đạo lâu năm ở Trung Hoa, khi trở về Nước sư dạy nhiều đệ-tử, tất nhiên cường-độ thiền-đạo nơi sư hẳn là thâm-đậm, nên sư mới cho các đệ tử “biết những gì sư có thể làm được trong bảy ngày sắp tới



Chắc chắn rằng “trong bảy ngày” nói đây không còn là thời-gian dành cho việc lột ‘Vỏ Quýt Dày’ nữa, bởi các thiền-nhân suốt đời hành đạo chỉ kết-toán bằng toán Trừ và Chia thôi,… thì sư đây, vốn ‘không phải là thi-sĩ cũng không là người viết chữ đẹp’, mà lại mong biến Tánh Sáng mình vào khung Thơ, tròn hay khuyết không đáng kể, miễn là nó ngắn gọn mà sáng nghĩa thôi. đồng thời được kết-nối thế nào với nhóm đệ tử:

Tánh Sáng mà thiền sư Hoshin sắp hiển-lộ thì đang trụ tại điểm “QUY, là điểm cuối cùng trong ‘Chu-trình Dịch-lý viên-mãn’, gồm “Sinh – Ký – Tử – QUY”.

 Còn Một dòng ngắn” đây chỉ rỏ từng mảnh Xác-thân Tứ-Đại nơi Hoshin nơi các đệ-tử cũng như nơi bất cứ ai,… đều sẽ lần-lược diệt tịch.

Mạnh Tử (372-289 trCN) đã thẩm-định Trần-nhân Tinh-khôn là Nhất-thể mà Lưỡng-Vị, tức gồm hai Thành-phần:

Con-dân Nước Trời chính là TÁNH Thiên-tử: là Thiên-bản do Thiên-phú:”Dùng Nhân-Nghĩa-Trung-Tín mà làm điều lành thì không mệt-mỏi”, đó là Thiên-bản, vốn duy-nhất-Thể, nên bình-đẳng và phổ-cập,…

Công-dân Trần-thế chính là TẬP Trần-tử : là Nhân-tước do Trần-nhân tặng, đó là Công-khanh Đại-phu”, rất đa dạng-diện về công Dụng. tùy từng cá-nhân,… chẳng hạn: “Người đời xưa lo tu-bổ cái Thiên-tước, thì cái Nhân-tước nối tiếp theo sau. Người đời nay lo tu-bổ cái Thiên-tước để cầu vọng lấy được cái Nhân-tước, khi đã được Nhân-tước rồi, thì bỏ rơi Thiên-tước, như thế thật là sai-lầm lắm vậy, sau thành ra mất hết cả”.



Từ Nguồn SỐNG Bản-thể Ngài khởi-xuất

chúng con nhận ra TÁNH SÁNG nhau.

“Quoniam apud te est fons Vitae,

et in lumine tuo videbimus lumen

(Tv 35, 10)

 Đúng vậy:“Mỗi người là một Hạt SÁNG: nếu không như ánh sao, thì chí ít cũng là đóm lửa, nếu biết dày công nhen nhóm từ thế mạnh tích-cực của mình. Đó là cách để tự xác-định giá-trị Bản-thân, chớ không vay mượn hào-quang của người khác”. [ ? ]

 “Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ,



nhất trí nhi bách lự “

= Thế-giới cùng tiến về một đích bằng nhiều đường-lối khác nhau, cùng tới một kết-luận mà tư-tưởng không giống nhau”.

Ra đi từ cùng nơi Về cùng chổ bằng nhiều tuyến đường khác nhau, tới cùng một điểm mà trăm ý khác nhau. (Hệ Từ)

 “Ta là mối dây hiệp-thông tất cả



các Tư-tưởng khác nhau ,mà mỗi ý-tưởng đều là một Hạt Ngọc” Thần KRISHMA

 “Từ Cha Tôi đến, Tôi đã vào Trần thế.



Giờ đây: (xong Tác-vụ: Ga 19, 30),

Tôi lại về cùng Cha (Ga 16, 28).

Cha Tôi, Cha các Anh Em” (Ga 20, 17).

Thiên Ý


- - - - - - - - -

(1) Bài Thơ cuối cùng của Hoshin

Giai thoại Thiền. VIÊN ĐỨC
 *  * 

* ** *

*  *

tháng 12. 2006



NHÂN TÂM
Alexandre Đại-đế (356-323 trCN) (1), người đã chinh-phục thế-giới, vì mục-đích xây-dựng hòa-bình cho HyLạp, ông đã càn-quét tất cả những nước láng-giềng mà ông nghi-ngờ có nguy-cơ đe-dọa xứ ông, chinh-thắng xong trận nào là gầy ngay trận khác, có vậy mà cuộc chiến kiến-tạo hòa-bnh cứ kéo dài mãi. Ông là một người thông-minh, theo học với nhà hiền-triết Platon [đích danh là Aristotle] (427-347 trCN). Khi vừa lên ngôi Hoàng-đế, ông đến tâm-sự với thầy:

+ Con sẽ chiến-thắng AiCập và Thổ-Nhĩ-Kỳ.

Rồi sao nữa ?” Aristotle hỏi.

+ Con sẽ đem quân đánh Ba Tư, nêu cao ngọn cờ Hy-Lạp.

Rồi sao nữa ?”

+ Con sẽ càn-quét A Phú Hãn và Ấn Độ.

Rồi sao nữa ?”

+ Sau đó con có thể ngủ một giấc bình-an.

Aristotle mỉm cười:“Nầy con, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nầy có hơn không ?”

Mà đúng vậy, vốn là vị Hoàng-đế bách-chiến bách-thắng, đã từng chinh-phục thế-giới, dẹp tan AiCập, quét sạch BaTư, Alexandre xứ HyLạp nay lại nới rộng bờ cõi đến cả Ấn-Độ-dương.

Khi dẹp tan các đạo-binh của Hoàng-đế ẤnĐộ, Alexandre cho tập-trung tất cả tướng chỉ-huy xứ Ấn đến trình-diện:

- “Thua trận như vậy, các ngươi đã thần phục ta chưa !”

Đại tướng Ấn dõng-dạc trả lời:

- Nhà ngươi chỉ là một kẻ tàn-ác, sao ta phục được. Ngươi chỉ có thể chiến thắng ta bằng vũ-lực, thì làm sao đũ khả-năng cai-trị nhân-dân Ấn ta đây !

Alexandre nỗi giận:

- Ta đã cai-trị cả thế-giới, nước nào không phục tài ta, ta giết sạch, cả Ai Cập, Ba Tư đều thần-phục ta, huống hồ cái Ấn Độ yếu-đuối nầy !

Vị Đại tướng Ấn cương-trực đáp ý:



+ Ngài đã chiến-thắng bằng Vũ-lực dễ-dàng, đúng, nhưng chưa chắc ngài đủ khả-năng chinh-phục Nhân Tâm trên khắp dải Đất Nước Ấn Độ nầy ?

Nghe lời đối-đáp thẳng-thừng, vị Đại đế giật mình, chẳng khác bị một ‘cú sốc’, ngài im-lặng, có thể như ngài đang bừng tỉnh, không nỗi trận lôi-đình, chỉ trầm-ngâm,… cuối cùng, ngài nêu vấn-đề “Nhân Tâm” lên, muốn đem ra thảo-luận, trước tiên là với các vị tướng Ấn; kế đến ngài cho ngưng chiến-dịch tiến sâu vào nội-địa xứ Ấn, để tranh-thủ thời-gian cho dời các bậc hiền-triết thánh-nhân Xứ Ấn đến thảo-luận với các học giả Hy Lạp còn đang tháp-tùng theo hoàng-đế.

Các cuộc thảo-luận thường kéo dài suốt cả tuần lễ, có khi cả tháng trời,… Dầu chỉ một thời-gian giới-hạn, hoàng-đế Alexandre đã nhận ra các triết-gia Hy Lạp không sánh kịp với bậc hiền-giả Ấn.

Nhà vua bèn thay đổi thái-độ, thủ lễ cách đối-xử với các hiền-giả Ấn, thay vì thống-trị các nước trước đây bằng dũng-lực, ông ghi-nhận những lời các bậc hiền-triết Ấn dẫn-giải, nên ông rất tôn-trọng uy-quyền Dân-chúng nơi Đất Nước nầy.

Sau đó ông ra lệnh rút binh trở về HyLạp vì giấc-mộng bá-vương không còn lý-do tồn-tại. Ông còn dự-định khi trở về, sẽ cải-tổ guồng-máy chính-trị thế-giới theo như ẤnĐộ chủ-trương. Tiếc thay, nhà vua lại băng-hà sớm khi mới 33 tuổi [356-323 trCN] (2).



Nhân Tâm, Nhân Tâm là gì ? là thể nào ? là sao ?… mà một vị Hoàng-đế bách-chiến bách-thắng, đã từng chinh-phục thế-giới, nay vừa đánh-bại cả Xứ Ấn cách vẻ-vang, vậy mà ông không thôn-tính, không chiếm-hữu, nhưng trái lại, ông ra lệnh rút binh trở về HyLạp, vất hẳn mộng bá-vương bá-chủ,… ngay sau khi diện đối diện với một Đất Nước, một cộng-đồng Dân-tộc gồm những con người già-dặn Nhân Tâm. Như vậy, con đường mòn Nhân-Tâm song-phương giữa Đông-Tây nói chung, mà đặc-biệt là giữa hai chốt Tây-Hy và Đông-Ấn nói riêng đây, đã có Tuổi thọ trên dưới 2.500 năm qua, đã không ngừng vừa thực-thi Huynh-Đệ Thủ-Túc vừa nâng cấp Bằng-Hữu (cf. Ga 15, 14-15), do Tâm truyền Tâm tạo lối sống cân-bằng Chúng sinh bình đẳng,… bằng cách vượt-qua những đoạn đường được tóm-gọn như sau: 1. “bất tùng tha đắc”, tức là lùa đám “tâm Viên khôn dò Ý mã nan truy” trở về với “chính-Tâm thành-Ý”, 2. quyết-tâm “Phản quan Tự-Kỷ…,” 3. để .“Trực chỉ Nhân Tâm mình” hầu có khả-năng “kiến Tánh mình Tánh người ai ai bất cứ, tất cả đều Phật = là Tiên = là Thiên-sứ = gốc Thiên-tử,… tuy Tên khác nhau mà Thể vẫn Đồng.

Chắc chắn rằng, xác-thân Tứ-đại Alexandređang ngủ giấc bình-an”, còn Nhân Tâm = Tánh-sáng = Linh-quang thuộc tầm cở Đại-đế (Alexandre le Grand) đã từng Tự-giác tại Đông-Ấn, sẽ mãi mãi Giác-tha cho Nhân Tâm toàn-cầu Bung Nở chan-hòa suốt khắp tứ phương bát hướng,…

Tiện đây, tôi xin mạn phép ghi lại lời Tâm-quyết của một triết gia Ấn hiện-đại:

Lời Giới thiệu triết học ẤnĐộ,

do triết gia Ấn hiện-đại viết như sau:

TỰA

Triết-học của chúng tôi đã gàn 3000 năm lịch-sử còn ghi và đã lập cước trên một số nguyên-lý trọng-tâm chi phối đất nầy hằng bao thế-kỷ. Trong số ấy có một nguyên-lý là sự thành-tựu tối cao của Nhân-loại cốt ở tại sự mở mang đầy đủ các phương-diện của Nhân-Tính, Thân-thể, Trí-thức và Tâm-linh. Chỉ có sự nẩy-nở Vật-lý hay lanh-lợi Trí-thức thì không đủ. Thực-hiện Tâm-linh mới là mục-đích của sự cố-gắng của nhân-loại. Để đạt tới mục-đích ấy thì không làm gì có những con đường chỉ-định cả. Bởi vậy cho nên kể từ bước đầu trong lịch-sử văn-hóa ẤnĐộ, trên đất Nước nầy đã có nhiều tôn-giáo sống chung. Dân ARYEN và dân DRAVIDEN, Ấn-giáo và Phật-giáo, Dothái và Cơ đốc, BaTư-giáo và Hồi-giáo, tất cả đều được Nhân-dân ẤnĐộ giăng tay đón lấy, và các hệ-thống tư-tưởng và thực-hành đều có thể phát-triển tùy theo thiên-tài tự-nhiên của chúng. Trên trường quốc-tế ngày nay, chúng tôi cũng đang bênh-vực cho cái chính-sách tương-tự:“Hãy sống và hãy để cho người khác sống với” (3 ).

Thiên Ý

- - - - - - - - -



(1) Hành-trình về phương Đông –SPALDING-

(2) Triết học HyLạp Cổ đại.

PTS Phan Đinh Ngọc Thạch.

… khi mới 33 tuổi (356-323 trCN). tr 21.

(3) LSTHPĐ – Nguyễn Đăng THỤC. tập 3/5 tr 5

&

Post scriptum: ALEXANDRE LE GRAND : 336-323



353: conquête de la Syrie

332: prend Tyr et Gaza; entre en Egypte.

331:Fonde Alexandrie.

331: par la victoire d’Arbèles il met fin à l’empire perse

330-326: conquiert les satrapies orientales et l’Inde.

323: meurt à Babilone.

Cf. BIBLE YÊRUSALEM: page 1647
 *  * 

*  *


VERBUM DEI

(PÂ Ga 1, 1-5)



Giáo sư JAMES CRONIN (Giải thưởng NOBEL về VẬT-LÝ năm 1980) thừa-nhận chủ-đề thuyết-trình “Vật-chất và Phản Vật-chất trong Vũ-trụ” tuy không gần-gủi với sinh-viên Việt Nam, nhưng điều ông không ngờ được là ngoài việc đem đến những kiến-thức cơ-bản về một lãnh-vực khoa-học, ông đã khơi được tình-yêu khoa-học tiềm-ẩn trong những con người trẻ tuổi đầy nhiệt-huyết. James nói:“Vũ-trụ còn rất nhiều điều bí-ẩn. Đây là thời-điểm thích-hợp để các bạn trẻ đi tìm câu trả lời” (*) K.HƯNG. tuổi trẻ Thú Bảy 5-8-2006
  

Xin tạm dùng “VIP = VERBUM” và chuyển ý câu (PÂ Ga 1, 5) như sau:“Tự VIP mà vạn-vật được hình-thành, và nếu đã không là VIP thì chẳng có gì được hình-thành. Tâm-lực sinh-động là Tác-nhân Chủ-Đạo tiến-trình tăng-trưởng VIP đạt mức chí-thành, như ‘chủng Đậu đắt Đậu’ vậy.

Xin chọn Thái-dương-hệ làm Đại VIP trong tầm Óc-Tim-tai-mắt-mũi-miệng-lưỡi-tay-chân Khoa-học hiện-đại. Chính Khoa-học đã cho thấy và biết về Thái-dương-hệ nầy đã nẩy-sinh 9 VIP Hành-tinh, và riêng VIP 7.Địa Cầu lại nẩy-sinh muôn vật hữu-hình và vô-hình, trong đó có dòng-giống Homo-Sapiens là thuộc giống VIP thượng-thặng tại Địa Cầu nầy..

Nhận được luồng Thông-tin từ Thiên-thượng yêu-cầu Abram rời khỏi gia-đình song-thân cùng với nguyên-quán mình, để chuẩn-bị tiếp-nhận con cái từ các Dân-tộc đông-đảo như Sao trên nền Trời và Cát khắp Bờ biển tại Địa Cầu nầy (St 22, 17),… tất cả đều thuộc về hai giới Thiên-thượng và Thiên-hạ.

Và Abram đã chấp-hành ngay (Xh 12, 1-5). Đó là đặc-ân đặc-quyền, danh-dự và vinh-quang phù-phiếm chăng,… hay là một thách-thức, một thử-nghiệm, một tác-vụ… ?

Về sau tên Abram được chuyển thành Abraham có nghĩa là Tổ-phụ các Dân-tộc, ngài đúng là vị Đại VIP cở VIP Thái-dương-hệ (Xh 17, 5)

Các Dân-tộc mà Abraham lãnh-đạo, tiên vàn thì mỗi Vì Sao cũng như từng Hạt Cát đều tự-khẳng-định như nhau rằng:“tôitôi” = ego SUM qui sum (x. Xh. 3, 14 )= Sum ENS = I am Being = je suis l’Étant = “tôi hiện-hữu, hằng-hữu, hằng-tại, tự-tại,… [en participe présent] mặc dầu với những vị-trí vai-trò và phận-vụ tuy dị-biệt nhưng tất cả đều nhất-thống nhất-quán.

Cứ xem Cát Vàng Bãi Dâu Vũng Tàu, Cát Trắng Nha Trang, Cát Bỏng Samạc Châu Phi,… chúng không ngừng đùa-bởn xào-xáo lẩn nhau hằng tỷ tỷ năm mà Cát Nước vẫn hoàn Cát Nước,… ngoại-trừ khi có ngoại-nhân nào đó xen vào,…! Cứ xem Trời Đất táo-bạo quần-quật quần-thảo nhau rất phức-tạp, vậy mà Ngày-Đêm Tháng Năm,… với bốn Mùa tám Tiết vẫn rất chính-xác.

Riêng về Cát, Cát Bãi Biển, = hệ Homo-Sapiens, -thì đã được khẳng-định rằng:”Dii estis”=De-us được ứng-dụng vào Trần-nhân=être en deux… (Ga 10, 24) = Vous êtes Doubles: các anh em cũng như nhiều Vật Việc đều gồm 2 thành-phần:

“Xác thô & Hồn thiêng”,

“Vật-chất & Phản Vật-chất

Xác Cát thô & Lỏi Photon


Hydro & Phản-hydro

Tập =Vỏ & Tánh=Ruột

Khẩu & Tâm bất-nhất

Ngôn & Hành tương phản

Videtur sed non est

Science sans Con-science…

=Biết 1 mà không biết 10…

=Rả được Ráp không được: Hỏng

=Phân-tách rỏ mà Tổng-hợp rối

= Ôn Cô Tri Tân hay là Ôm Cổ Trì Tấn



v.v… & v.v…

Tiểu Linh-quang trong Hạt Cát bỏng tại Samạc Châu Phi cùng với Đại Linh-quang nơi Thái-dương-hệ đều nối mối tương-quan song-phương với nhau mà mỗi bên đều đạt mức chí-thành theo như Thánh-sử Luca kỳ-vọng:“Anh em hãy phát-huy tấm lòng Từ-bi Nhân-hậu như Cha các anh em hằng Nhân-hậu Từ-bi” (Lc 6, 36).

Thiên Ý




tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương