Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang21/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

101. NHƯỢC NHỤC CƯỜNG THỰC

Điền Thị của nước Tề, trong vườn thường mở tiệc, thực-khách lên đến ngàn người, trong yến-tiệc, có người dâng lên ngư ông (chim Cốc), Điền Thị nhìn thấy, cảm-khái than rằng:

Thượng Đế đối-đãi với vạn dân thật là ơn dày, được mùa ngũ cốc, sinh dưỡng cá chim, lại cung-cấp cho con người đồ dùng”.

Lúc nầy, các tân khách đều đồng-thanh hưởng-ứng lời ông ta. Nhưng Bào Thị có một đứa con trai mới 12 tuổi, nghe vậy thì cảm thấy không bình-thường, nói:

“Lời nầy nói không đúng ! Thiên Địa Vạn vật cùng Chúng ta tồn-tại ở thế-gian nầy chỉ là các loại không giống nhau và không phân-biệt cao sang và thấp hèn, chỉ vì hình-thể to nhỏ, trí-tuệ cao thấp, lực-lượng có hay không, chổ nầy ít thịt chổ kia nhiều thịt, chớ không phải sinh vật nầy sống vì sinh vật khác. Nhân loại trí-tuệ cao, nên tất cả những gì có thể ăn đều lấy để làm đồ ăn, sao lại nói Thượng Đế đã chuẩn-bị sẳn cho con người chớ ? Theo lời cha nói như vậy, con muỗi hút máu người , con hổ ăn thịt người cũng là Thượng Đế vì con muỗi mà tạo ra Nhân-loại để cung-cấp thức ăn cho nó sao ? Vì con hổ mà tạo ra con người làm thức ăn cho nó sao ?

LIỆT TỬ 430-349 trCN

SỰ SUY GẪM CỦA TIỀN NHÂN

@

Hai thế-hệ Cha - Con luôn luôn tồn-tại cùng với 2 hướng nhìn ngược chiều nhau: Cha hướng ngoại, hào-phóng mến khách đến độ nhất hô bá ứng, thường ngày chúc-tụng Thượng-đế hằng tuôn ban phúc lộc dồi-dào cho loài người thừa-hưỡng,… Con thì hướng nội, với một tâm-thức sâu-rộng, một thái-độ ôn-hòa, biết định-vị trung-dung con người mình trong khối Thiên Địa Vạn-vật nhất-thể vốn không ngừng thiên biến vạn hoá thiên sai vạn biệt về mặt hình-dạng-tướng-sắc-thanh-âm, nhưng xét về bản-thể Vạn vật thì không loại nào cao sang hay thấp-hèn hơn loại nào,…



Trong công-tác làm Đời làm Đạo đều có những bước tiến thăng-trầm giống nhau: Ăn uống thiếu đủ, Làm việc siêng biếng, chi thu, lời lổ, hơn thua, cao thấp, may rủi, thành bại, thông dốt, quý tiện, vinh nhục, sang hèn. khôn dại,… đó toàn là những cặp Âm-Dương mâu-thuẩn luôn luôn đan-dệt chèo-kéo tương-tác lẩn nhau xét cả về mặt tiêu-cực lẩn tích-cực, vậy mà chúng cứ tồn-tại trong các loại cơ-chế xã-hội cũng như hằng âm-ỉ ngay trong nội-tâm bất cứ ai ai đâu đâu thời nào,… nhưng chắc chắn rằng, những mâu-thuẩn đó không thể tiêu-diệt con người hay triệt-hạ xã-hội, mà trái lại chúng còn có tác-dụng phát-huy Trí-tuệ loài ngưới hầu như vô-tận vô-biên !

Thật ra, ai cũng biết tùy duyên mà hướng-nội để tu-chỉnh nội-tâm và nội-bộ mình sao cho đúng Nội-thánh rồi mới hướng-ngoại để Ngoại-vương đắc-lực và hữu-hiệu. Chẳng hạn, trước kia Đức cố Giáo hoàng Yoan XXIII khi vừa lên ngôi ngài nhìn ra Thế-giới, thấy:” Thế-giới nầy hầu như đang vắng bóng Giáo-hội!”, để rồi nhìn lại chỉnh-đốn Giáo-hội mình qua Công-đồng Vatican II, thì nay, ĐHY Ratzinger niên-trưởng Hồng Y Đoàn – khi ngai Giáo hoàng còn tróng ngôi - đã nhận ra chính Giáo-hội mình rằng: “quá nhiều Kytôhữu không có đức tin trưởng-thành” (ngài giảng trong Thánh lễ khai-mạc Cơ Mật Viện). Phải chăng, đây là cơ-hội ngàn năm một thuở, như Đức Yêsu đã bảo : “Nhưng khi Con Người giáng-lâm, liệu Người còn thấy lòng Tin trên mặt đất nầy nữa chăng?”(Lc 18, 8).

 Vậy, theo La Rochefoucauld thì :

Giá trị một Quốc-gia



đi từ giá-trị mỗi Gia-đình.
Giá-trị từng Gia-đình

được hun-đúc từ giá-trị mỗi Thành-viên”;

vả lại : ‘Đèn nhà ai nấy sáng’,

cho nên nội-dung “Tin-Cậy-Mến” nhau giữa các thành-viên trong Gia-đình: như giữa Đôi Bạn Vợ-chồng, Cha và Mẹ với Con Nam Cái Nữ, giữa Anh Chị Em ruột thịt, v.v. . . . là đều cần tự-vấn-tâm và tự-huấn lẩn nhau.

@

Đã bao lần hỏi từng cá-nhân :



- Anh Chị có TIN . . . ?

là bấy nhiêu lần thưa : + Dạ thưa TIN !!!

Với đôi bạn Dự hôn, có những câu hỏi thừa và không thừa :

- Danh có yêu Lợi ? - Hùng có yêu Tài ?

- Anh Chị có yêu nhau ?

+ Ở cương-vị sống đời Đôi bạn, Anh và Chị tự trang-bị cho riêng mình những tài-năng và đức-độ nào cần-thiết để đôi Bạn mình Tin-Cậy-Mến lẩn nhau ?

+ Ở cương-vị Cha và Mẹ, Anh và Chị tự trang-bị cho nhau những Tư-cách, Tâm-tình, Tư-tưởng thiện-hảo nào, để chia sẻ cho các con nam cái nữ dài dài về sau ?

 Nếu ai nói : Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu-thương anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4, 20).

 “Căn-cứ vào điều nầy, chúng ta biết được Tình-yêu = Tin-Cậy-Mến”là gì, đó là Đức Kytô đã thí-mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí-mạng vì anh em” (1 Ga 3, 16)

Con muỗi hút máu người, người dập chêt tại chổ, con hổ ăn thịt người, nằm ngủ tỉnh-bơ; người giết muỗi giết hổ, người không sát-sinh.

Nhưng, “Nhân loại trí-tuệ cao, nên tất cả những gì có thể ăn (*) đều lấy để làm đồ ăn, sao lại nói Thượng Đế đã chuẩn-bị sẳn cho con người chứ !

Thì đâu là Nhân Đạo ?

 Thi hào Bạch Cư Dị đến hỏi thiền Sư Ô Sào:

- Thế nào là căn bản Phật Pháp ?

Ô Sào đáp: +Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.



tức là ‘làm lành lánh dữ’.

Bạch Cư Dị thưa: - Câu nầy con nít ba tuổi cũng thuộc.

Ô Sào bảo: + Con nít ba tuổi cũng thuộc,

nhưng ông già tám mươi tuổi

làm cũng không xong.

Nhặt Lá Bồ Đề THÍCH THANH TỪ

NXB TP.HCM 1994

…………………………

(*)Ăn không chỉ bằng Miệng mà còn bằng Tai-Mắt-Mũi-Thân-Ý !

9. 2005


ĐÔNG LĂNG ĐI COI BÓI

Đông Lăng bị phế,

đến Tư Mã Quý Chủ coi bói.

Quý Chủ hỏi: Quân hầu hỏi việc gì ?

Đông Lăng nói: “Nằm lâu muốn dậy; bị giam lâu thì muốn thong-thả; buồn-bực lâu rồi thì muốn ngáp hơi… Tôi nghe rằng: Sự chứa-đựng lâu rồi thì phải tiết ra; sự bế-tắc đến cùng-cực rồi thì phải được thông-đạt; sự nóng đến cùng-cực rồi thì nổi gió; bị ứ-động đến cùng-cực rồi thì lại thông Đông qua Xuân đến; không gì co rồi mà không duỗi ra rồi thì trở lại; một đi, một về. Tôi còn có điều nghi, xin tiên-sinh chỉ-bảo”.

Quý Chủ đáp: ‘Nếu vậy thì quân hầu đã biết cả rồi, vậy còn coi bói làm gì”!

Đông Lăng nói: Tôi chưa biết rỏ lẽ áo-diệu ấy, xin tiên-sinh dạy lại cho.

Quý Chủ đáp: “Ôi ! Đạo Trời thân với gì ? Chỉ thân với Đức mà thôi. Quỷ-thần linh nhờ đâu ? Nhờ người mà linh.



Cỏ thi là thứ cỏ khô, mai rùa là thứ xương khô đều là vật vô-tri. Quân sao không nghĩ đến ngày trước ? Có NHÂN ngày trước tất phải có QUẢ ngày nay. Cho nên đây bây giờ là tường xiêu gạch nát, thì biết đâu ngày trước đây là ca lâu tửu quán; bây giờ đây là bụi hoang cành gãy, thì ngày trước biết đâu đây là hoa quỳnh cây ngọc; bây giờ đây là tầm giãi dưới sương, ve kêu trong gió, thì ngày trước biết đâu đây là những khúc Phượng sênh Long địch; bây giờ đây là ma trơi, đom đóm, thì ngày trước biết đâu đây là đèn vàng nến bạc; bây giờ đây là rau đắng rau má mùa xuân thì ngày trước, biết đâu đây là cao lương mỹ vị; bây giờ đây là lá phong hồng bông địch trắng, thì ngày trước, biết đâu đây chẳng là gấm xứ Thục, lụa xứ Tề. Trước kia không có mà nay có, đâu phải dư; trước kia có mà nay không, đâu phải thiếu. Vậy nên, hết ngày tới đêm, hoa nở lại tàn, xuân qua thu đến, vật cũ rồi mới; dưới giòng nước chảy mạnh tất có vực sâu, dưới chân núi cao tất có hang thẳm. Quân hầu đã biết rỏ - lẽ áo diệu - ấy rồi, còn coi bói làm gì ?”

LƯU BÁ ÔN

Cái CƯỜI của thánh nhân NGUYỄN DUY CẦN
  

Có thể bất-ngờ và bất-ưng bị phế, khiến cuộc đời danh vọng mình như bị hụt-hẫn nên Đông Lăng muốn bày-tỏ nỗi lòng cơ-cực riêng mình, - mà cũng là chung nơi bất cứ ai lâm vào cùng cảnh-ngộ - thế là bao nổi niềm ấm-ức ông tuôn hết ra cho được nhẹ lòng, chỉ ‘còn có điều nghi’, đó là cái lẽ áo diệu mà ông chưa rỏ, nên được Quý Chủ giải-bày: đây là chân-lý về con người, là lẽ sinh-tồn nơi từng kiếp sống có sinh có tử, sinh ở tại vùng Đất nên xa cỏi Trời, tử là bỏ Đất mà vào lại cỏi Trời, Đạo Trời Đất là như vậy (1), hằng bung rộng bao la, tác-sinh Vạn-hữu, đùm-bọc, nuôi-nấng, bổ-dưỡng cho Vạn-hữu triển-trưởng mà không kể công-lao để được tưởng-thưởng, hoặc chiếm-hữu danh-vọng cho riêng mình (ĐĐk 51; ch.10), lẽ áo-diệu là đó ? Vậy mà suốt giòng lịch-sử mình, nhân-loại vẫn cố lèo-lái Thiên-nhiên theo ý hẹp-hòi nong-cạn nhất-thời mình, mà gây ra bao trạng-huống ‘bể dâu’ bất-ổn tỗn-thất, hể vật-chất thịnh thì tâm-linh suy, rỏ là bấp-bênh y như ‘dưới chân núi cao tất có hang thẳm,…’ vậy thì đời người một thuở đã mấy bận vào ra cửa quan, nay có khác chi cái mai rùa rỏng ruột với cọng rác cỏ thi vô-tri vô-giác, còn tác-dụng chi khi mà cái phần anh-linh nơi chúng đã ra đi ! “Quân sao không nghĩ đến ngày trước, mà cả đến ngày sau nữa chứ ?

@

Các bậc đại-nhân chính-nhân hiền-nhân minh-triết ngày xưa luôn luôn biết trải rộng Tâm-linh mình bao-quát cả ba giới Thiên-Nhân-Địa vốn đồng nhất thể nên không trọng nầy khinh nọ, ngỏ hầu tự tạo cho nhau cái nhìn chính-trung cùng với thái-độ trung-dung khi đối-nhân xử-thế trước mọi xung-khắc mâu-thuẩn không chỉ giữa Đất với Trời mà còn đặc-biệt là giữa con người với con người,….



Vào những ngày Giáo-hội công-giáo thời cao điểm, cả thế-giới tề-tựu Phân-ưu rồi lại Hoan-hỷ tiếp-đón tin Vui cùng với những luồng ‘Vox Dei = Ý Thượng’ xen lẩn với luồng ‘Ý Dân = Vox Populi”, đặc biệt về thân-phận nghiệt-ngã con người hiện-đại:” …50% trong số trên 6 tỷ người thường xuyên thiếu nước sạch, hơn 1 tỷ 3 đang ở mức sống dưới 1 USD / ngày. Mỗi năm có khoảng 40 triệu người chết đói; khoảng cách giàu nghèo gia-tăng như vực-thẳm,…”(3), nói chung, nạn ô-nhiễm môi-sinh đa-dạng-diện-cấp ngày càng ồ-ạt tấn-công đâu chỉ ở Mũi Miệng… mà là cả Toàn-thân lẩn Toàn-cầu…! Đây là điều gây nhức-nhối từng cái đầu làm Cha làm Mẹ Gia-đình, và cả đội-ngũ Phụ-Mẫu chi Dân Đạo-Đời toàn Thế-giới.

Có thể chăng, khi nhìn vào nhà Đời rồi nghĩ qua nhà Đạo mà thấy cảnh người người thế-giới như vậy nên thần-học-gia Fernando Sergovia (2) nẩy-ý: “Vị Giáo-hoàng có trách-nhiệm thẩm-định lại:

Giáo-hội có nghĩa là gì

và tín-hữu Công-giáo

trong thế-giới hiện-đại là gì”.

@

Một thoáng ôn cố từ 40 năm về trước:



Đêm 9.10.1958: Đức Piô XII băng-hà.

Ngày 28.10.1958 Đức Yoan XXIII kế-vị: “Trong cuộc đàm-thoại riêng với ĐHY Quốc-vụ-khanh Tardini, Ta có đặt câu hỏi, và do câu hỏi đó Ta và ĐHY đều xác-nhận tình-hình thế-giới đang chìm ngập trong lo-âu và giao-động. Một điểm đáng lưu-ý là người ta hằng tuyên-bố muốn Hòa-bình và thỏa-hiệp với nhau; nhưng buồn thay, nhiều khi rốt cuộc, lại chỉ gia-tăng chia-rẽ và đe-dọa trầm-trọng Vậy GIÁO-HỘI SẼ LÀM GÌ ?”. . .

Thì đây 25.01.1959, ngày công-bố mở:

“CÔNG ĐỒNG CHUNG”

Thế là 3 năm ròng rả Chuẩn-bị; 3 năm căng thẳng Làm việc; kết-quả 08.12.1965 công-bố 16 văn-kiện, trong đó có 2 văn-kiện :

+ GIÁO-HỘI = Lumen Gentium

+ GIÁO-DÂN=ApostolicamActuositatem

Cùng một GIÁO-HỘI Công-giáo nhưng hai hệ GIÁO DÂN xa-cách nhau những 40 năm trời, đồng-thời hiện-tượng Đông-Tây-Nam-Bắc hòa-trộn nhau như Muối như Men,…nói lên bao dạng-thức dị-biệt từ nội-diện đến ngoại-cảnh,… 16 Văn-kiện Công-đồng Vatican II mà nằm trong dĩa CD là bảo-đảm trường-tho, nhưng nếu được cấy vào từng Ổ Tư-duy thì… thì sao (4)? Một loại Xe Đời Mới hôm nay đánh đổ 5–7 chục chiếc hôm qua chưa hẳn Cũ mà đã vào danh sách đồ Cổ,… nhưng con người khá hơn chiếc Xe là nhờ biết theo Vua Thang (1783-1754 trCN):”Cẩu nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân”, cho nên Trời càng long Đất càng lở, thì con người bất kể ai ai đâu đâu bất phân Đời nầy Đạo nọ đều chung chí-quyết phát-huy sáng-suốt can-đảm tích-cực vận-dụng Tài-năng và Đức-độ dấn-thân Cứu-hộ: y như con người Samaritan nhân-hậu nọ (Lc 10, 29-37); y như người Cha nhân-hậu đối-xử đúng mực trung-dung với cả hai đứa con đều ‘trật-búa’ (Lc 15, 11-32); y như người Mẹ rất mực yêu-thương Con mình mà ngôn-sứ Yêsu đã dùng biện-pháp hạ-nhục khắc-nghiệt để trắc-nghiệm, cho thấy giá-trị niềm Tin-yêu cần được thẩm-định như thể nào (Mt 15, 21-28; Mc 7, 24-29). Không lực-lượng nào phổ-cậpbền-vững bằng đội-ngũ ‘Huynh-Đệ như Thủ-Túc’ ở cấp đồng-loại.
……………………………..

(1) “Đạo chính Đạo, Đạo vô-song, khôn-sánh, khôn-ví; Danh chính Danh, ắt Danh vô-nhị,…(cf ĐĐk ch 1).

(2) giáo-sư thần-học tại ĐH Vanderbin,… nguyên chủ-tịch Hàn-lâm-viện các thần-học-gia Công-giáo Spanish ở Hoa Kỳ.

(3) Mục: tìm một THẾ GIỚI MỚI

Báo: An ninh cuối tháng Số 50 Tháng 9-2005

(4) Gaudium et Spes số 62

10.2005

  


  


103. ĐOÀN THIÊN NGA
Một hôm, Bách Trượng Hoài Hải (724-814) và thầy là Mã Tổ Đạo Nhất (709-788) đi dạo. Dọc đường, nhìn thấy bầy thiên nga bay ngang, Mã Tổ hỏi:

+ Gì thế ? - Đoàn thiên nga.

+ Bay đi đâu vậy ? - Bay mất hết rồi .

Mã Tổ chợt nắm lấy chóp mũi Bách Trượng vặn tréo. Đau quá Bách Trượng la oái-oái. Mã Tổ liền nói :

+ Có bao giờ bay mất được sao ?

Hôm sau, lúc Mã Tổ lên Pháp-đàn, toan nói pháp, thì Bách Trượng xuất-hiện, cuốn chiếu dẹp, coi như bãi bỏ giờ Mã Tổ thuyết-pháp. Mã Tổ xuống đàn, trở vào phương-trượng, gọi Bách Trượng vào hỏi: - Ta vừa thượng-đường, sắp nói pháp, sao ông cuốn chiếu dẹp đi ?

Trượng thưa:

+ Hôm qua Hòa thượng véo mũi đau quá.

Mã Tổ: - Ông nói tầm ruồng gì đó ?

Trượng : + Hôm nay chóp mũi hết đau.

Phải, hôm nay Bách Trượng trở thành Sư vì đã đổi khác với hôm qua rồi ! Khi chưa bị véo mũi, thì không biết thiên-cơ là gì. Giờ đây, Sư là kim mao sư tử, Sư là Chủ, Sư hành-động tự-do ngang dọc như chúa-tể trần-hoàn, không ngại đẩy lui cả vị Sư-phụ vào hậu-trường (1)

Hai Sư Đệ với hai cách nhìn: Đệ nhìn bằng Trần-nhản thì chỉ thấy lớp Vỏ hình-dạng Vạn-vật hữu-hình hữu-hạn vừa xuất-hiện lại khuất-dạng ngay như ‘bóng câu qua cửa’; trái lại, Sư thì nhìn bằng Tâm-nhản nên đạt mức xuyên-thâu Bản-thể nội-tâm từng Vạn-hữu Sinh-Linh và đồng-thời thấu-suốt tận cõi Vĩnh-hằng : Có bao giờ bay mất được sao ?

Phải chăng, cuộc sống các giống loại chim chóc bay bay rợp khắp bầu trời, dường như thách-thức loài người tại mặt Đất hãy cố mà vươn lên để nhập-cuộc cùng chung vui sống với chúng? Đúng vậy, chẳng hạn : Liệt tử (380–320 trCN) phải tu-luyện đến 24 năm trời, thì “… tâm trí tôi mới ngưng-tụ lại, hình-thể tôi mới tiêu-tan, thịt xương tôi mới hóa ra sương khói, tôi không còn biết thân-hình tôi dựa vào đâu, hay chân tôi đứng chổ nào, tôi cỡi gió mà đi khắp chốn, Đông Tây, như chiếc lá lìa cành; tôi không rỏ tôi cỡi gió hay gió cỡi tôi” (sách LIỆT TỬ). Trang Châu (370–298 trCN) chiêm bao thấy mình là Bướm, vui phận làm Bướm, tự thấy thích-chí. Chợt tỉnh giấc, lại thấy mình là Trang Châu. Thế rồi, Châu không rỏ Châu chiêm bao là Bướm, hay Bướm chiêm bao là Châu (Thiên Tề vật). Trẻ em mừng Tết Trung Thu mong được làm Chú Cuội ôm cây Da lên du-ngoạn Cung Hằng. Các Phi-hành-gia tươi cười toại-chí không chỉ vì vừa được đi suông về suốt, mà đặc-biệt là có được cái nhìn từ cao xa mà thấy được những cảnh-tượng Thiên-Địa chi-giao với Quỉ Thần chi hội tạo nên những Vở bi-hài-kịch, thuộc đủ dạng diện cấp: từ Đơn-vị Cá-thể, lây sang Gia-đình, Gia-tộc, Dân-tộc, Khu-vực, đến Toàn-cầu,… qua các loại Đám :

Đám Cưới sản-sinh Đồng-loại,

Đám Giặc triệt-tiêu Đồng-loại,

Đám Táng chôn xác Đồng-loại,

để rồi sau đó lại tưởng nhớ Đồng-loạivới mình qua những Đám Giỗ Cầu siêu ,…

Tháng XI hằng năm theo tập-tục công-giáo là tháng tưởng-niệm Các Đẳng Linh-hồn, là mùa Giỗ đại-trà,… tức là tổ-chức Cầu-siêu cho các bậc Tiền-nhân Toàn-cầu đã ra đi từ xưa đến nay,…

Có Dụ ngôn nói về Ông phú-hộ và Anh hành-khất Lazarô (Lc 16,19-31) vẽ ra một cảnh-tượng thật bi-hùng:

+ Tại Trần-thế, ai đã cầu-cứu ai ? Anh hành-khất cầu-cứu ông Phú-hộ, nhưng anh bị từ chối !

- Còn trong cõi chết thì sao ? Ông phú-hộ cầu-cứu Tổ-phụ Abraham và anh Lazarô, nhưng được trả lời:“Thật thì giữa chúng tôi đây và các anh bên kia, đã có một vực-thẩm vĩ-đại, đến nỗi -trong tình-thế hiện nay- bên nầy vô phương sang qua bên đó, cũng như bên đó cũng vô phương sang qua bên nầy”,

Như vậy là giữa các Bậc Tiền-nhân đã ra đi sang đến tận Bờ bên kia,… còn lại thành-phần Hậu-thế chúng ta hôm nay -trên 6 tỷ rưởi Sinh-linh đồng loại- đang đóng-đô bên nầy Bờ Vực-thẩm đó,… tất cả đều là con dòng cháu giống thuộc cả hai dòng dõi Phú-hộ và Lazarô, tất cả đều cùng chung kiếp sinh-tử, đều đang lo-âu đủ thứ tai-họa gây cảnh “Tử kỳ bất-định” ! Như vậy, làm cách nào để có thể vượt qua cái vực thẩm vĩ-đại nói trên ?

Đây, có tiếng Đức Yavê gọi:



- “Nầy Abraham, con hãy rời khỏi xứ sở, xa gia-đình con, xa Thân-phụ con, xa cách quê-hương con, để đi đến xứ sở Cha sẽ chỉ cho con” (St 12, 1…).

Đây không phải là một lời mời gọi bứng gốc bật rể Trần-nhân ra khỏi mặt Đất để cho Thần-khí Tinh-khôn tự-do bền vững bay bay trên không-trung hay sao ?

Làm sao có thể bay bay được khi còn “mang cái tấm thân vô tri vô giác” chỉ là cái giá treo áo, rồi lại máng thêm cái túi đựng cơm, cái thứ mà tông-đồ Phaolô bực-bội đòi quăng đi (Rm 7, 24); cũng như tranh-chấp làm gì cái vụ:“Hơn nhau cái áo tấm quần” khi đã biết : Đến lúc cỡi trần (2) ai cũng như ai” ca dao VN.

Phải chăng, xứ sở mà Cha sẽ chỉ cho con là nơi Abraham đang ở với anh hành-khất Lazarô bên kia Bờ Vực-thẩm?

Khi còn tồn-tại ở Bờ Vực-thẩm bên nầy, dầu có lo-âu hay hoang-mang, không rỏ ngày nào giờ nào là đúng ‘Tử kỳ hữu định’ tức là khi hai thành-phần Verbum và Caro (3) [cũng như Spiritus-Sapiens và Homo] phải tách-rời nhau, để ‘gì ra nấy’, ‘đâu ra đó’: của Trời thì tự nó bóc lên Trời, của Đất thì tự nó tuộc xuống Đất,… của Người thì cứ chất đống đống trên Bờ dành cho Hậu-thế,… yên trí ! Bay Bay.

Từng Bản-thân Cá-thể, từng Gia-đình, các Gia-tộc, Dân-tộc và Đồng-loại cứ mãi nối dài và nới rộng không chỉ về số lượng mà còn nhất là về phẩm-chất Tài-năng và Đức-độ,… thì tương-quan song-phương thuộc hai hệ Sư và Đệ luân-lưu Đào-tạo Tài-năng và Giáo-dục Đức-độ cho nhau tất cũng cần được nối dài và nới rộng đúng mức để liệu sao cho ‘trăm chổ lệch cũng kê cho bằng’, hầu giúp cho Hậu-thế ứng-tiếp tiến-hành theo nhịp-độ Tiền-hô y như “Đoàn thiên nga” cứ bay bay… trên nẻo đường tiến về Vĩnh-cửu, cho nên “có bao giờ mất được…?”

Số lượng Trần-nhân còn lại trong bất kể trận Giặc nào mà cố tình loại trừ bất cứ một Trần-nhân Tinh-khôn nào ra khỏi vùng Đất Nhân-sinh nầy nhằm chiếm-hữu vai-trò vị-trí phận-vụ nơi các ngài,… thì đúng là thất-nhân thất-đức vì như vậy là triệt-tiêu một Thiên-sứ ra khỏi vùng Đất nhân-sinh nầy trước giờ “Tử Kỳ Hữu Định” vậy…!

“Hữu đức tư khế, vô đức tư triệt = có đức nhân thì hoà-hợp, không đức nhân thì loại-trừ” ĐĐk ch 79.

………………………….

(1) Thiền Luận SUZUKI

(2) cỡi trần: cỡi bỏ 5-7 chục kýlô xác thể mình.

(3) Ga 1, 14

11. 2005



tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương