Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang11/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25
53. “Xã-hội ĐẠI ĐỒNG

Toàn bộ hành-tinh Địa cầu nầy có trọng-lượng 5.976 x 1024 kg, là một chiếc Phi-thuyền không-gian đang có tuổi thọ 4.500.000.000 năm, đã không-ngừng hoạt-động đúng theo chức phận mình là tự quây đúng tua\24 giờ\ngày, đồng thời chạy maraton vòng\năm\365 ngày. Nguyên cả cái xác ngũ hành thô của nó, cùng với khoảng hằng chục triệu giống-loại Thực-Động-vật và kể cả loài người chúng ta đang cùng tồn-tại, tất cả đều cùng chung vận-mệnh tồn-vong.
Diện-tích lục Địa và hải Đảo là 149.000.000 km2 cùng với của nổi của chìm trong đó, đã không ngừng là những món mồi béo bở cho biết bao cuộc tranh-chấp, và “Tứ hải –đã không còn- chỉ nội giai Huynh Đệ”(Tử Hạ). Thế là, những ước mơ, những nguyện-vọng, những tư-tưởng về một ‘xã-hội Đại-đồng’ được xáo đi xáo lại triền-miên dưới dạng nầy dạng khác cả đời lẩn đạo, nên có thể cùng nhau rút kinh-nghiệm . . .

@

A. Xã-hội đại-đồng: “Vào thời-kỳ xã-hội đại-đồng, thì Thiên-hạ là của chung mọi nhà. Các vua chúa thì lựa chọn vị hiền-đức và tài-năng, mọi người giảng cho nhau điều Tín, và cư-xử với nhau hoà-mục. Người ta không chỉ riêng thân-yêu cha mẹ mình, không chỉ riêng chăm sóc con cái mà thôi. Người già có chổ nuôi trọn tuổi già, người trai tráng có chổ dùng, trẻ em có chổ lớn. Người cô, quả, bồ-côi, tàn-tật được săn-sóc. Đàn ông có chức-phận của mình, phụ-nữ có gia-thất. Tài-sản, không bỏ phí dưới đất, cũng không cất giấu làm của riêng; sức lực, không muốn để vô dụng, nhưng cũng không hẳn chỉ dùng riêng cho mình. Đó gọi là đại đồng’ (Lễ ký, thiên Lễ vận).


B. Xã-hội Tiểu-khang : a) “Nay thời-kỳ Đại-đồng đã hết rồi, Thiên-hạ là của riêng một số họ. Người ta chỉ biết cha mẹ riêng mình, săn-sóc con cái riêng mình. Tài-sản và sức-lực chỉ để vì mình. Một giòng quý-tộc xuất-hiện lấy tục cha truyền con nối làm chế-độ.
b) Các nước chư-hầu xây thành quách, đào hào đắp lủy để bảo-vệ những nguyên-tắc của Lễ và Nghĩa hầu quy-định kỷ-luật xã-hội. Mục-đích của nó là để duy-trì quan-hệ chính-đáng của Vua – Tôi, khuyến-khích tình Cha – Con, mối hòa-mục giữa Anh – Em, Vợ – Chồng, để thiết-định chế-độ xã-hội và thiết-lập ruộng làng, để đặt người có sức lực có mưu trí vào địa-vị người hiền, để thu công về mình. Bởi vậy mà có việc dùng đến mưu trí và binh-sĩ.
c) Vua Võ, Vua Thang, Vua Văn, Vua Vũ, Thành Vương, Chu Công là ở thời kỳ nầy được tuyển chọn. Sáu bậc Quân-tử ấy đều chuyên vào vấn-đề Lễ, nhờ đó mà Công-lý được tôn-trọng, lòng tin được thử-thách, lầm-lỗi được tố-cáo. Người ta nêu cao lý-tưởng Nhân-đạo, và tu sửa phép nhường-nhịn, tỏ cho dân Luân thường, Đạo lý. Nếu như có nhà Vua nào không tuân theo nguyên-tắc ấy thì sẽ truất ngôi và coi như tai-họạ cho nhân-dân. Đó là xã-hội tiểu khang”.

&

Thật ra, hai hình-thể ‘Xã-hội đại-đồng và Xã-hội Tiểu-khang’ nêu trên, không bao giờ tồn-tại y như vậy trước sau hay đây đó trong suốt dòng lịch-sử nhân-loại nầy. Ai cũng biết rằng: lý-tưởng thì bao giờ cũng cao đẹp, còn thực-tế thì vẫn cứ phủ-phàng. ‘Vàng thau cứ lẩn lộn’, còn tỷ-lệ bao giờ cũng gia – giảm, mà đó là hướng đào-tạo công-tác bồi ưu bổ-khuyết, do các bậc Thánh-hiền ngày xưa, đã lưu lại biết bao kinh-nghiệm hiểu biết với những tấm gương yêu thương thật rộng-rải và rất thâm-sâu, như:


Khổng tử:”Chim chóc không thể sống cùng đàn với người, vậy thì ta đây chẳng cùng ở với xã hội loài người, thì ta sống với ai đây ?

Trang Tử:”Trời - Đất với ta cùng sinh tồn, Vạn vật với ta là một”.

+ “Chí nhơn vô kỷ, chơn nhơn vô công, thánh nhơn vô danh”.

Huệ Thi thì định nghĩa Cực đại là “Không còn có gì ở bên ngoài”, cho nên ông:”Rộng yêu muôn loài, Trời - Đất với ta là một vậy”

Lão tử bao quát được cái Thể của Đạo và cái Dụng của Đức trong Vũ-trụ. “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất” (Ch. 73.) cho nên tâm-tư ông cởi-mở chớ không buộc-trói : ’hữu đức tư khế, vô đức tư triệt = có đức nhân thì hòa hợp, không đức nhân thì loại trừ” ch. 79.

Dương Vương Minh trả lời cho câu hỏi:

- Đại-nhân là gì?



= Đại-nhân là nói về con người xem :

Trời–Đất và muôn vật làm một thể,

coi Thế-giới làm một Nhà,

coi Trung Hoa làm một người . . .

Cụ-thể là các vị đều chú-tâm đến “nhân”, tức là Đạo thành Nhân, thực-hiện Đức Nhân : “Đạo lý không xa loài người. Người xây-dựng Đạo-lý mà xa Nhân-loại thì không có thể xây-dựng Đạo-lý được” (Trung Dung); bởi Nhân đây, xét mặt cá-thể, là hạt Giống Siêu-việt vượt trên vạn-hữu nhờ phẩm-chất Tâm-linh tinh-khôn Trời cho.


Vì thế, bảo Tu thân là bảo làm sáng cái Bản-thể tự-thân Tâm-Nhân-linh mình trước đã, kế đến là trang-bị hiểu biết về Vai-trò mình có thể đảm-nhiệm trong xã-hội, như những vai-trò với các tương-quan liên-hệ: cha-mẹ-con nam-cái nữ – vợ-chồng – bầu-bạn, . . . tức là đóng vai-trò nào ra vai-trò ấy, làm gì ra nấy, làm đâu ra đó . . .
Chắc hẳn là không một ai Tu thân cho mình, mà cũng không vì danh vì lợi, vì mộng bá-chủ bành-trướng chinh-thắng mà trèo cao, nhưng chỉ vì công-thiện-ích nên can-đảm nhận-lãnh Vai-trò nào đó mang trách-nhiệm rộng rải hơn, như Phu phu, Phụ phụ, Tử tử để cùng Tề gia, và nếu hội đủ tài-năng đức-hạnh thì kế vị các bậc Quân quân Thần thần để cùng Trị quốc, thế là Thiên-hạ tất nhiên Bình thôi. Đó là một ‘xã-hội đại đồng’ rất quen thuộc đối với khát-vọng người đời Hán [206 tr CN - 220 CN], mà không lẽ nó lại xa lạ với bất cứ con người ngày nay sao ?
  

54. “TÔNG-TRUYỀN” TRONG GIÁO-HỘI

Huệ Năng (638-713), họ Lư, người ở Tân-Châu xứ Lãnh Nam, sớm mất cha, nhà nghèo, mẹ con sinh sống bằng nghề bán củi ở chợ. Một hôm ông gánh củi giao tận nhà cho khách hàng, lúc ra về, bỗng nghe có ai đó tụng kinh Kim Cương đến câu ‘Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm = Không nên trụ thân mình vào đâu kẻo sinh tâm’. Cảm-kích lời kinh gây chấn-động mạnh tinh-thần mình, ông liền hỏi người tụng kinh ấy đã học và thỉnh kinh nầy ở đâu, thì được chỉ dẫn là tại Chùa Đông Thiền, trên Núi Hoàng Mai tại Kỳ Châu, do Ngũ tổ Hoằng Nhẫn (602-675) trụ trì. Huệ Năng liền quyết-định chuẩn-bị lên đường tầm sư cầu đạo . . .

Ngũ Tổ hỏi: Ngươi từ đâu đến? và muốn gì đây ?

Huệ Năng đáp: Con là thường dân ở Lãnh Nam,

đến đảnh lể ngài, lòng chỉ cầu làm Phật,

chớ không gì khác.

Tổ hỏi: Ngươi, người Lãnh Nam, là dân mường mán, sao mà làm Phật được ?

Huệ Năng đáp:”Đành là con người có Nam có Bắc, tánh Phật vốn không Bắc không Nam, tấm thân con tuy là mường mán, không giống như thân Sư Tổ, nhưng Phật tánh thì có gì khác biệt ?
Sư Tổ ưng ý lời Huệ Năng ứng-đáp, liền cho nhập-viện làm cư-sĩ, phân công vào việc bửa củi giã gạo công đức cho nhà chùa, như vậy suốt 8 tháng. Đến lúc Sư Tổ định chọn người kế–tục ngôi Tổ, nên ra thông-báo cho biết ai làm được bài kệ nào tự-chứng thấy được thực tánh thì sẽ được truyền Y Bát (*) làm Lục Tổ.
Thế là có được 02 bài kệ ra mắt trong Thiền-viện, một của Thần Tú (tịch năm 706) là người uyên bác, cao-thâm đạo học nhất Thiền đường, kệ rằng :

Thân là cây Bồ Đề

Tâm như chiếc gương sáng

Luôn luôn cần lau chùi

Không cho chút bụi bám.
Tiếp đến, bài của Huệ Năng, vì ông không biết đọc biết viết, nên phải nhờ đến quan Biệt Gia viết giùm :

Không có cây Bồ Đề,

Cũng không có gương sáng,

Vốn chẳng có vật chi,

Thì ở đâu bụi bám ?”
Bài kệ nầy gây xôn-xao khắp Thiền-viện, bởi ai cũng biết Huệ Năng chỉ mới nhập viện hơn 8 tháng nay thôi, ngày ngày lo tạp dịch quanh nhà bếp, bửa củi, đạp chầy giã gạo cho chùa; vả lại, ông chỉ là một Cư-sĩ chớ chưa phải là Tăng, thế mà sao lại tự-chứng được Đạo, ngộ được như vậy! Về phần mình, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã nhận ra nơi con người Cư-sĩ nầy một Pháp Khí có khả-năng thống-lãnh tăng chúng về sau, nhưng ông lo sợ cho Huệ Năng có thể bị kẻ ác hãm-hại, nên thừa lúc Huệ Năng đang giã gạo, Ngũ Tổ đến hỏi:”Gạo giã kỹ chưa?”. Huệ Năng đáp:”Gạo giã đã kỹ rồi, chỉ còn thiếu cái sàn”. [ngầm hiểu: = Tu hành tới trình độ nào rồi? + Tu đã tới nơi rồi, nhưng chưa có thầy giúp Ấn-chứng]. Tổ Sư liền cầm gậy gỏ vào cối ba cái rồi lẳng-lặng quay đi. Hiểu ý Sư tổ, nên vào lúc canh ba Huệ Năng đến phòng Sư Tổ. Sư tổ Hoằng Nhẫn âm-thầm trao Y Bát (*) cho Huệ Năng làm Lục Tổ, đoạn Sư tổ thúc hối:”Ngươi nên lập-tức rời khỏi Chùa, kẻo có người tác hại ngươi đó !"
Mà đúng vậy, sau ba ngày vụ việc mật truyền Y Bát đó lại đổ bể, gây tị-hiềm tranh-chấp, một số tăng phẩn-uất do Huệ Minh cầm đầu chạy đuổi theo gây sự; đến một hẻm núi cách Chùa khá xa, thấy nhiều người đuổi theo kịp, Huệ Năng dừng lại, ném chiếc áo Pháp lên tảng đá gần đó, nói với Huệ Minh:”Áo nầy là vật làm tin cho Chư tổ, há dùng sức-lực mà tranh giành được sao? Muốn lấy thì cứ lấy đi !” Huệ Minh nắm áo cố dở lên, nhưng áo nặng như núi. Ông ngừng tay, bối rối, sợ hải.
Tổ hỏi: Ông đến đây cầu gì ? Cầu áo hay cầu Pháp ?

Huệ Minh: Chẳng đến vì áo, chính vì Pháp đó.

Tổ nói: Vậy thì tạm dứt tưởng niệm lành dữ.

Giờ đây, ông hãy đưa cho tôi xem cái bổn lai diện mục (**) của ông ngay trước khi cha mẹ ông sinh ra ông.
Thoạt nghe, Huệ Minh bỗng Ngộ ngay, ông cảm động làm toát mồ hôi trào nước mắt, đến bên Tổ cung-kính chấp tay đảnh lễ và bạch :

- ”Ngoài lời mật ý mật như trên, còn có ý mật nào nữa không?

Huệ Năng : Điều tôi nói với ông chẳng phải là mật. Nếu ông mà quay về lại để tự-soi thì sẽ thấy điều mật ý mật tồn-tại nơi ông.

*

Trở về với Kinh Thánh, để tìm hiểu giá-trị tinh-thần qua chiếc Áo pháp công-truyền giữa ngôn-sứ Êlia đời Vua Achab 874-853 tr CN và đồ-đệ Êlisê đời vua Gioram 852-841 tr CN (X. 1 Vua 17 - 21; 2 Vua 1-2 –13 ).


Từ trên núi Carmel xuống, ngôn-sứ Êlia tìm đến ông Êlisê, thì lại gặp ông nầy đang dẫn đôi bò cày thứ 12. Khi đến gần bên, Êlia ném chiết áo choàng mình cho Êlisê, hẳn là Êlisê hiểu ngay ý Thầy đi chiêu-mộ môn-sinh, nên ông liền rời khỏi đôi bò, đến thưa:”Xin thầy cho tôi về hôn giả-từ cha mẹ, rồi trở lại tôi theo thầy luôn”. Êlia bảo:”Anh cứ đi đi, rồi trở lại, tôi đã làm gì anh đâu?”. Trở về nhà, Êlisê giết đôi bò làm lễ-tế, lấy cày làm cũi nấu thịt đãi gia-nhân. Ông liền trở lại theo Thầy Êlia với quyến tâm làm một đệ-tử thành-tín (1 Vua 19, 19-21), mãi cho đến khi “một cổ xe đỏ như lửa và những con ngựa cũng đỏ như lửa tách hẳn hai người rời xa nhau. Và Êlia lên trời trong một cơn gió lốc, . . .còn Êlisê thì lượm lấy áo choàng từ Êlia rơi xuống. Ông trở về lại bờ sông, vượt trở lại bờ bên nây, nơi các anh em ngôn-sứ tại Giêricô cùng với các bạn đồng-môn đang chờ. Tất cả đều biết rỏ “Thần khí của Êlia đã ngự xuống trên Êlisê”, nên cùng tiếp đón và cúc cung bái lạy. . .(x. 2 vua 2, 1-18).

*

Đến lượt mình, Đức Yêsu bảo:”Ai chiếm đoạt cái áo ngoài của anh, thì anh cũng đừng cản nó lấy luôn cái áo trong” (Lc 6, 29), đó là Ngài chủ-trương, còn khi đi vào thực-tế thì sao ? “Vua Herođe khoác cho Người một chiếc áo rực-rở để chế-giễu (Lc 23, 11), . . . Tiếp đến là “toán lính khoác cho Người một tấm áo điều, . . . chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc lại áo như trước(Mt 27, 28-30), Ngài vẫn bình tĩnh, tâm bất động; cuối cùng, “toán lính lột trần Người ra rồi đóng đinh, sau đó thì bắt thăm chiếc áo”(Ga 19, 23-24). Hẳn là Philatô đã có hảo ý khi giới-thiệu cho Dân thấy mà thương hại, đây:“Ecce HOMO”(Ga 19, 5), cái ‘thân trụi mình trần, cái ‘thân tàn ma dại’ đó, dầu có đáng thương thật, nhưng đó đâu phải là cái điểm dừng muôn thuở chỉ thích-hợp với giới phụ-nữ cứ khóc-lóc cho đã nư (Lc 23, 27-31), rồi quay lại sau lưng trách-cứ oán-hận từ bậc Giuđà Íscàriớt trở lên !


Vậy mà, vào một buổi chiều, trên một ngọn đồi, trên cây thập-tự-giá do một con người tự vác đi, con người ấy không mảnh áo che thân, vào một phút giây cao điểm, đã thốt lên một âm-giọng trầm-ấm như những tiếng chuông chùa vào mỗi buổi chiều tàn:”Cha ơi! Cha, Con mong Cha bỏ qua hết mọi chuyện nầy đi, cho chúng nó nhờ, mà thật vậy, chúng nào có biết chúng đang làm gì đâu !” (Lc 23, 34). Phải chăng, đây là một Ngai-toà Hoà-giải giữa Đồng-loại, hoặc có thể gọi là một Công-án, một bài kệ cho thiền Thượng trụ (***).

*

Điều gì, hay nói đúng hơn, cái gì đã khiến vị Tông-đồ các Dân-tộc rất năng-nổ như Phaolô mà phải bực-bội la lên như thế nầy:“Nào ai có khả năng giúp tôi giải thoát khỏi cái tấm xác-thân khốn-nạn nầy !”(Rm 7,24) ?



Phải chăng là vì cái Bình sành, cái lớp áo tro bụi trần-nhân đã từng o-ép cái nội-lực “Sinh-Linh-Khí”nơi ngài (x. St 2, 7; 2 Cr 4, 7; Eph 4, 30), ”nó hằng rên siết đợi chờ ngày giải-thoát . . .”(Rm 8, 23).

*

Và cũng vậy, sau nầy Lục tổ Huệ Năng (638-713) đã tự-chứng được cái “bổn lai diện mục” nơi chính mình nên đã quăng cái áo pháp cho Huệ minh, và cũng may cho ông nầy, vì ông cũng không còn cần chiếm-đoạt nó nữa.

*

Đây là sứ-mạng nơi đứa con được đẻ bọc điều:“Ngay khi còn trong dạ mẹ, em bé nầy đã được tràn đầy thần-khí. Em sẽ đưa nhiều con cái Israel về với Đức Chúa của chúng. Em sẽ tiến bước trước nhan Ngài, tràn đầy thần-khí và dũng lực như ngôn-sứ Êlia, hầu có khả-năng khiến lòng cha ông quay về với con cháu, khiến tâm-tư kẻ ngổ-nghịch hướng về lại chính lộ, để chuẩn-bị một cộng-đồng dân-chúng sẵn-sàng đón-nhận vị Chúa Tể mình”(Lc 1, 16-17; Mt 11, 14; 17, 9-13).



(*) Y Bát : Y là Áo cà sa, đại từ đại bi y, như lai y; Bát là cái thố đựng thức ăn bố thí. Cần hiểu rộng là gồm bất cứ dạng diện loại y bát nào thông dụng hằng ngày.

(**) Bổn lai diện mục là khuôn mặt muôn đời có từ vô thủy vô chung của từng con người, tức là “Thần khí” tồn-tại nơi mỗi mọi cá-thể.

(***) hiểu là một bản án công khai: xử chết đứng trên cây thập-tự





55. “KHO-TÀNG & KHAI-THÁC”
Bá Lạc nổi tiềng về xem tướng mà biết tài-năng sức-lực ngựa, nhưng tuổi ông đã cao, nên Vua Tần Mục Công lo-lắng vì không biết tìm đâu ra người kế-tục ông về sự-nghiệp trị ngựa đó.
Một hôm tìm gặp Bá Lạc, Vua Tần Mục Công hỏi :“Tuổi ông đã cao, đáng lẽ nên để ông về hưởng tuổi già, nhưng tìm cho ra người như ông biết xem tướng ngựa, thì đâu phải dễ ! Có thể tìm trong số người dân tộc ông, xem có được nhân tài nào không ?”
Bá Lạc thưa :”Ngựa tốt bình thường thì có thể dễ dàng nhận ra qua tướng dạng của nó, nhưng nó chẳng giá-trị gì; còn loại danh mã thì sau khi trải qua đợt huấn-luyện, nó có thể chạy như bay trên đường thiên lý mà không mệt, loại thiên lý mã nầy thì người dân tộc thần chẳng ai có tài tuyển lựa được. Nhưng thần có một người bạn tên là Cửu Phương Cao chăm làm những việc tầm thường như hằng bửa đốn củi hái rau bán, nhưng anh ta lại thuộc hạng cao nhân bậc nhất về khả-năng đánh giá ngựa, để thần đi tìm anh ta về yết-kiến hoàng thượng”.
Sau khi yết-kiến hoàng thượng, Cửu Phương Cao nhận việc đi tìm thiên lý mã. Sau ba tháng trở về báo cho Mục Công biết là đã tìm thấy một con ngựa rất tốt ở Sa Khâu. Tần Mục Công hỏi về con ngựa ấy như thế nào, Cửu Cao Phương nói : “Đó là một con ngựa cái, màu vàng”. Nhưng khi cho người đưa ngựa về, thì nó lại là con ngựa đực, mà là ngựa ô.
Thất-vọng vô cùng, Mục Công cho gọi Bá Lạc đến trách: “Tệ thật, tương mã nhân mà ngươi đề cử, thì ngay cả cái màu sắc của ngựa cũng như nó đực hay cái mà cũng không phân-biệt được, thì làm sao có thể biết được thế nào là thiên lý mã chứ ?”
Bá Lạc nghe xong, thở dài, nói :”Thật là ngoài ý thần muốn, thần lại không ngờ là Cửu Cao Phương có nghệ-thuật xem tướng ngựa thật tuyệt-diệu cao-vời đến như vậy, đây đúng là bậc cao-minh hơn thần gấp vạn lần. Theo như thần biết, cách anh ta xem ngựa được gọi là ‘thiên cơ khán mã’, bởi vì anh ta có cái nhìn nội-tại sâu-thẳm, nên không để ý đến ngoại hình thô-tục như sắc lông hay giới tính ! Mà đúng vậy, khi cởi thử, thì quả nhiên là con ngựa nổi tiếng trong thiên-hạ. [ * ]

*

Vua Sở hỏi Điền Cưu (một Mặc gia sống sau Mặc tử khoảng 100 năm) :



  • Mặc tử (480-379 tr CN), là một học giả nổi danh, suốt đời tận-lực làm việc, đáng khen lắm, nhưng lời nói thì rườm mà không văn nhã, tại sao vậy ?

Điền Cưu đáp: “Xưa Tần Bá (Vua Tần Mục Công) gả con gái cho Công tử nước Tấn (Trùng Nhĩ), trang sức cho cô dâu, đưa theo 70 thiếu-nữ vận áo gấm làm nàng hầu. Tới Tấn, người Tấn yêu những người thiếp đó mà coi thường con gái Tần Bá. Như vậy, có thể bảo là khéo gả các nàng thiếp (1) mà không khéo gả con gái.


Nước Sở có người bán hạt Châu qua nước Trịnh, làm cái hộp bằng gỗ mộc-lan, xông bằng quế, tiêu cho thơm, điểm xuyết bằng châu ngọc, trang sức bằng ngọc mai khôi (một loại ngọc màu đỏ), lót bằng lông chim trả. Người nước Trịnh mua cái hộp mà trả lại hạt châu. Như vậy có thể bảo là khéo bán cái hộp mà không khéo bán hạt châu”.
Ngày nay khi bàn-luận, ai ai cũng đều thích dùng lời khéo-léo, văn-hoa, bậc vua chúa thấy cái văn-hoa mà quên rằng lời đó vô dụng. Thuyết của Mặc tử truyền cái Đạo của tiên vương, luận lời của thánh-nhân để tuyên cáo cho mọi người. Nếu dùng những lời văn nhã thì sợ người ta chỉ nhớ cái văn hoa mà quên cái hữu dụng của học-thuyết, như vậy tức là lấy văn hoa làm hại cái hữu-dụng. không khác việc người nước Sở bán hạt châu, Tần Bá gả con gái. Vì vậy, lời của Mặc tử đã rườm lại không văn-nhã”. [**]

*

Và đây thử xem ‘rườm’ đến thể nào :

Nay có một kẻ vào vườn người ta hái trộm đào, mận, ai nghe thấy cũng chê, nhà cầm quyền biết được thì trừng phạt. Tại sao vậy? Tại kẻ ấy lấy của người làm lợi cho mình.

Đến khi cướp gà, chó, heo của người ta thì việc bất nghĩa còn nặng hơn vào vườn hái trộm đào mận. Tại sao vậy? Tại làm thiệt-hại cho người ta nhiều hơn thì bất-nhân nhiều hơn, tội nặng hơn.
Đến khi vào chuồng bò chuồng ngựa bắt bò ngựa của người ta thì việc bất nhân, bất nghĩa lại nặng hơn là cướp gà chó heo của người ta. Tại sao vậy? Tại làm hại cho người ta nhiều hơn. Làm hại cho người ta nhiều hơn thì sự bất-nhân nhiều hơn, tội nặng hơn.
Đến như giết người vô tội để lột áo vải áo da, lấy ngọn mác, thanh kiếm của người ta thì việc bất nghĩa còn nặng hơn vào chuồng bò chuồng ngựa của người ta. Tại sao vậy? Tại làm hại cho người ta nhiều hơn. Làm hại cho người ta nhiều hơn thì sự bất-nhân nhiều hơn, tội nặng hơn.
Những việc đó, các bậc quân tử trong thiên hạ đều biết là quấy mà chê, bảo là bất nghĩa; nay các việc đại bất nghĩa là đánh chiếm nước người lại không biết chê là quấy, còn khen nữa, bảo là nghĩa. Như vậy có thể bảo là phân-biệt được nghĩa với bất nghĩa không ? . . .”

@

Văn đã được bình, Nghĩa đã được luận dài dài suốt từ trên 2000 năm qua, mà nay đây chỉ ra khơi (Lc 5, 4) dọ dẫm cầu-âu quăng ít mẻ chài xuống cái biển Thái Bình Dương nầy rồi kéo lên, tiền vàng tiền bạc đồ cổ đâu chẳng thấy, chỉ một đống hỗn-mang làm rối mù cả mắt, rườm là phải, nhưng làm gì có sẳn Mialism, . . . lo mà đãi Ý như đãi Vàng thôi; thế mà không ngờ gặp phải loại lưới kỳ-diệu mà các bậc tiên-sinh ngày xưa đã đan thắt thế nào đến nổi thành một thứ lưới mà Lão tử bảo-đảm là:‘ . . . sơ nhi bất thất’ (ch. 73), vô phương loại trừ, dẫu đó là một hạt Khí Hydro!



Mặc tử không cầm bút, ngài chỉ thuyết, như Đức Yêsu sau nầy, và giống nhau cả về giáo-thuyết bằng dụ-ngôn. Tính ẩn-dụ qua các nền văn-hóa cổ kim Đông Tây trong các lãnh-vực cầm kỳ thi họa cũng như Tôn-giáo nói chung, đều chất-chứa không biết bao tình-tiết tế-nhị sắc-bén mà dí-dỏm trào-phúng trào-lộng chọc-quê chọc-tức và cả chọc cười luôn, có nghĩa là nó gom đủ ngũ vị trộn vào các thứ thực phảm để đưa vào lục phủ ngũ tạng của bất cứ ai, chung quy chỉ giúp con người thức-tỉnh mà tự cải-lương, canh-tân, đổi mới, hoàn-thiện ‘. . . hựu nhật tân’. Thật vậy, suy cho kỹ nghĩ cho sâu, thì đặc-biệt đối với loại cổ văn, nó rất khó đọc, nhưng càng đọc càng sáng ra và càng thấm-thía, đã một lần nắm bắt được nội-dung nào đó là nhớ cả đời. Đâu đâu thời nào cũng ‘vàng thau lẩn lộn’, vất vả ‘đãi vàng’ lại lý-thú hơn ‘ngồi nhà mát, đợi . . .’, và việc nầy nào ai thay thế ai ?
Hoàng thượng Tần Mục Công cần nhân tài biết luyện ngựa tài thì phiền chi cái vụ anh chàng chẳng rỏ ngựa vàng đen đực cái! Và chổ nầy mới thật lý-thú, là Bá Lạc ở vào vị-trí trên Vương như búa, dưới Dân như đe, hai bên ngựa cũ ngựa mới o-ép; đó là 4 góc 4 cạnh mà ông phải vo cho tròn nhờ những lời nói đi đôi với thái-độ trung-dung mà thành công, tức là vương mãn ý, Cửu Phương Cao đạt công-tác, và điều quan-trọng cuối cùng là thiên lý mã đạt đúng chuẩn. Còn vua Tần Mục Công gây cho con gái ông mắc cái ‘bệnh công chúa’ bởi được tô chuốt đến rườm rà, kết-quả là con vua thua con dã. Châu ngọc chính là cái Nhân-bản thiên-phú (x. Mt 13, 45-46) thì tự nó đã có giá, trao chuốt bao bì cho lắm như cây Vả xùm-xoè hoa lá cành mà không trái, . . . (x. Lc 13, 6-9); và cũng chẳng khác nào 5 cô phù-dâu lo sắm sửa cái bình đèn thật đẹp thật cao giá đến độ hết tiền mua dầu, cho nên ánh-sáng ngoại-chiếu phản-xạ từ ngoại-nhân thì thấy rực-rở lắm, nhưng khi cần đến ánh-sáng nội-soi phát-huy ra Trí-tuệ thì chàng rể đã có ý-kiến. . . (Mt 25, 1-13) !
Từ việc mua-bán lên đến việc trọng-hệ cả đời người là cưới-gả, nhưng do tô chuốt rườm rà đến độ cưới-gả thành ra mua-bán, rồi mua-bán trọng hơn cưới gả, mà các giá trị đạo nghĩa và danh-lợi bị đảo ngược, nên Mặc tử dùng khẩu-thuyết [langage parlé] để thiết-lập một cái thang ngược đời, khác hẳn chiếc Thang mà Tổ-phụ Yacób nhìn thấy (St 28, 12), ‘đầu trộm thì chấm đất mà đuôi cướp lại chỉ thiên’, nên không hẳn là để leo, mà là để giúp từng con người biết cách tự rà tự-vấn và tự tuột xuống từng nấc danh lợi cho đến mức phẩm-giá mình cân-bằng với Nhân-bản đại-đồng. Toàn-bộ triết-học Đông-phương tất nhiên là có tương-quan đến bộ Kinh Thánh, được đánh-giá là bất-hủ, có nghĩa là nó có khả-thể ứng-dụng rộng sâu vào cuộc sống Trần-nhân Tinh-khôn suốt khắp các thời-đại thuộc mọi lãnh-vực sinh-hoạt cá-nhân lẩn tập-thể.



[*] Liệt Tử. Mục Thuyết phù.

[**] Mặc học tr. 68-70. Hàn Phi: Ngoại trừ thuyết, tả thượng.




56. “VỀ ĐI THÔI ! . . .”
Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang-vu, sao không về ? Đã tự đem LÒNG cho HÌNH sai khiến, sao còn Một MÌNH buồn-bã, đau-thương ? Hiểu dĩ-vãng không can nổi, biết tương-lai có thể theo. Chưa thực đi xa trên đường mê; thấy hôm nay phải, còn hôm qua trái. Thuyền phơi-phới nhẹ đưa; gió hiu-hiu thổi áo. Hỏi khách chinh-phu về con đường phía trước; giận ánh-sáng ban mai còn mờ-nhạt.
Rồi trông thấy nhà, vui tươi rong-ruổi. Tiểu-đồng ra chào mừng, trẻ nhỏ đợi ngoài cổng. Ra lối nhỏ đến vườn hoang. Hàng tùng, cúc hãy còn đây. Dắt con vào nhà. Có rượu đầy ly. Cầm nậm, bối tự chuốc; ngắm cây săn, mặt vui. Dựa cửa sổ nam, lòng phóng-khoáng; thấy nơi chật-hẹp dễ an-nhàn. Ngày ngày dạo qua vườn rồi thành-thú; cửa tuy có lắp đặt nhưng thường đóng. Chống cây gậy, thơ-thẩn nghỉ-ngơi; thường ngẩn đầu, trông ra phía xa. Mây vô-tâm bay ra hang núi; chim bay mỏi biết quay trở về. Cảnh mờ mờ sắp vào trong bóng đêm. Vỗ cây tùng lẻ-loi, lòng bồi-hồi. Về đi thôi hề, hãy đoạn-tuyệt giao-du. Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa ? Ưa lời nói chứa-chan tình-cảm của người thân-thích; vui với cây đàn, cuốn sách để khuây lo.
Nhà nông bảo ta mùa Xuân đến, sắp có việc làm tại cánh đồng Tây. Hoặc đi chiếc xe giăng màn, hoặc chèo con thuyền lẻ-loi. Đã len-lỏi tìm khe suối, lại gập-ghềnh đi qua gò. Cây hớn-hở hướng đến màu tươi; suối êm-đềm bắt đầu trôi chảy. Ngợi-khen cho muôn vật đắc-thời; cảm-khái đời ta xưa làm, nay nghỉ. Thôi hết rồi ! Gửi hình trong vũ-trụ được bao lâu ? Sao không thả-lỏng mặc ý ở đi ? Tại sao còn thắc-mắc, muốn đi đâu ? Giàu sang chẳng phải điều ta nguyện; chốn đế hương không thể ước-ao. Nghĩ buổi sáng đẹp trời, một mình dạo chơi, hay dùng gậy làm cỏ, vun mạ. Lên bãi Đông, ngâm-nga thư sướng; đến giòng suối trong, làm bài thơ. Hãy thuận theo sự biến-hóa của âm dươngvề chốn tận-cùng. Vui mệnh Trời, còn nghi-ngờ chi ?” [* ]

@

. . .như cậu Út lúc tỉnh ngộ dừng bước giang-hồ (x Lc 15, 17-19), bụng bảo dạ:“ “Về đi thôi hề “!. . . như Mạnh tử (371-289 tr CN) bảo:”Vạn-vật đầy-đủ ở ta, thành-thật quay về chính mình thì còn có gì tâm-đắc hơn. Cố-gắng làm theo lòng trắc-ẩn để cầu lấy đạo nhân thì không đường nào gần hơn”, cũng như Đức Yêsu vừa đột-xuất lại đột-biến qua một cuộc cách-tân long trời lở đất, khi Ngài vào thăm ổ tư-duy đạo-lý hiện-hành, thì không ngờ gặp cảnh chiếm lòng giáo-đường lập chợ búa nên phải ra tay tém dẹp; bị phản-kháng, Ngài thẳng-thừng công-bố:”Các ông cứ phá-hủy Đền thờ nầy đi, trong ba ngày, tôi sẽ xây-dựng lại”, là tại sao ? phải chăng là vì cộng-đoàn tế-tự nầy (Ga 2, 13-22) “Đã tự đem LÒNG cho HÌNH sai khiến....”


Nên chăng, chúng ta ngày nay có nên lột xác Đào Tiềm để khai-phóng cái Tâm-linh năng-động của tiên-sinh hầu đem làm của chung theo ý Đại Học chủ-trương mong muốn:“Từ thiên-tử cho đến thứ-nhân, hết thảy đều lấy tu-thân làm gốc”, bởi tu-thân là bổn-phận và là quyền-lợi riêng thuộc từng cá-nhân, thân ai nấy tu, ‘quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử’, đạo ai nấy đắc..., cũng như ruộng ai nấy khám-phá, kho-tàng ai nấy khai-thác và xử-dụng (Mt 13, 44); còn cỏ lùng cỏ dại cũng chính cái Lòng tham mở cổng nhỉ cổng nhản cổng khẩu cổng tay cổng chơn quơ quào vào hết, chớ có kẻ thù nào ngoại xăm được (x Mt 13, 24-30, 36-43), . . .
Đào Tiềm là mô hình cho bất cứ ai ai, biết tự làm cái công-tác Đào sâu vào Tiềm-thức thâm-nội Tâm-linh mình, để xem cái tâm-trạng đời mình đã tự-thực-hiện ra sao khi đã trải qua một kiếp sinh-tồn mà nay sắp kết-thúc, để tự-nhận-thức và tự-bạch:

Đã tự đem LÒNG cho HÌNH sai khiến,



sao còn Một MÌNH buồn-bã, đau-thương?”

(x Rm 7, 14-25).

Thật ra, cái ‘...một mình buồn bã, đau-thương’ nầy, đâu chỉ riêng ở một ai ! Nhưng đặc-biệt là ở một Con Người khi đứng trên cây Thập-tự ở đỉnh đồi Sọ, ôn lại dỉ-vãng từ lúc chào đời, đã không được một ai, từ đồng loại, đồng-bào, đến đồng-đạo, không được một ai nhìn-nhận (Ga 1, 10-11), và đây là những giọng nói cuối cùng Ngài nghe được:”Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài César” (Ga 19, 15), vẫn ‘...một mình buồn bã, đau-thương’ khi nhìn vào nhân-thế suốt dọc thời-gian ! Song đối với cá-nhân Đào tiên-sinh thì vẫn còn may mắn là vì chưa lố bước trên đường mê mà đã mỏi cánh bành-trướng thôn-tính thống-trị, đã biết chùng bước chinh-phục lợi danh chinh-thắng nhất-thời, nên còn kịp quay trở về:
Về đi thôi hề !...”
về lại với chính bản-thân mình để tu-chỉnh cái bản-thể Tâm-linh mình, còn cái Bản-thân trần-nhân nhân-sinh chỉ nặng 5-6 chục kýlô thì đã ra như mảnh ruộng vườn sắp hoang vu, như cái nhà trọ ọp-ẹp cho một kiếp sống tạm-trú thật quá vắn-vỏi: Thôi hết rồi ! Gửi hình trong vũ-trụ được bao lâu ? Thế rồi: Hãy thuận theo sự biến-hóa của âm dương mà về chốn tận-cùng . . .

*

Tháng 11, tháng tất niên Phụng-vụ, ngày đầu tháng mừng lễ các Thánh nam nữ, trọn tháng thì dành niệm-kính các Đẳng linh-hồn, cuối tháng mừng lễ Đức Kytô Vua, Vua Công-lý (Ga 18, 36), một Thiên-triều chan-chứa Tâm-linh sáng Trời soi Đất như vậy, chắc hẳn là không ngừng thấu-suốt khắp mặt Địa Cầu để rỏ nhóm nào còn tự đem Lòng cho Hình sai-khiến, và nhóm nào thuộc ‘bậc Thiên-dân’ biết đem Hình cho Lòng điều-khiển như Mạnh tử nói đến “Có thứ phẩm-tước của Trời, có thứ phẩm-tước của người. Điều Nhân điều Nghĩa điều Trung điều Tín, vui với những điều thiện ấy chẳng mỏi chán, ấy là thứ phẫm-tước của Trời. Còn ngôi Công, Khanh, Đại phu, ấy là thứ phẩm-tước của người”. . .




Đào Tiềm (372 - 427): người đất Tầm Dương, đời Tần, tự là Uyên Minh, hiệu là Ngũ Liễu tiên-sinh. Khi làm quan lệnh tại Bành Trạch, phải đứng đón chào viên đốc bưu do quận thú phái đến. Đào Tiềm than rằng:”Tại sao lại vì năm đấu gạo mà chịu gẫy lưng?” Bèn trả ấn, từ quan.




57. “Thân-phận Con Người

làm Người CON! . . .”
+ “Một HÀI NHI đã được sinh-hạ

cho nhân-loại chúng ta,

một Người CON đã tự-hiến cho chúng ta”

(Is 9, 6; Ga 3, 16).


+ “Vì loài người chúng ta và để Cứu-rỗi chúng ta Người đã từ Trời xuống Thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần Người đã Nhập-thể trong lòng Trinh Nữ Maria : và đã Làm NGƯỜI” (Credo). Một Con Người, một Trần-nhân Tinh-khôn như bất cứ ai thuộc hệ huyết-thống Nguyên-tổ Ađam – Êvà [x. gia-phả: Lc 3, 23-38], vốn là Ngôi Lời tự nguyên nguồn, tại vị Chúa-tễ càn-khôn, đích-thực là Chúa-tễ càn-khôn, bởi chính Ngài là Nguyên-nguồn Vạn-hữu Sinh-Linh thiện-hảo ” (X. Ga 1, 1-5), vậy mà Ngài tự-nguyện dấn-thân nhận lấy thân-phận làm Con trong khung-cảnh một Gia-đình trần-thế với Mẹ ruột là Maria(x. Lc 1, 31-33), còn Cha Yuse thì chỉ là Cha nuôi (x. Mt 1, 18-28); lúc Giáng-sinh, Ngài đã chào đời giữa cảnh màn trời chiếu đất, mặc dầu là chào đời ngay tại nơi quê Cha đất Tổ thuộc Hoàng-tộc Đavid – Salomon:“. . . khi đến Bêlem, Maria tới ngày sinh nở, sinh hạ được Em Bé trai, dùng khăn bọc Em lại và đặt nằm trong máng cỏ, vì các nhà quán không còn chỗ trọ” (x. Lc 2, 1-7), để rồi sau đó, tuần-tự mặc-khải cho tất cả đều nhận-thức mình là con cái của Vị Cha Chung duy-nhất, làm nền-tảng cho tình Huynh-Đệ đại-đồng (x.Mt 23, 8-9).

Thế rồi, không rõ may hay rủi, mà một số Đạo-sĩ từ phương Đông xa xôi lặn lội đến tận Yêrusalem thăm hỏi:“Vị Vua dân Dothái mới chào đời, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì Sao chiếu mạng Ngài xuất-hiện ở phương Đông, nên chúng tôi đến triều-bái Ngài” (x Mt 2, 1-2). Lời thăm hỏi:“Vị Vua dân Dothái mới chào đời, hiện ở đâu” đáng lý là một Tin Mừng từ phương Đông mang đến Giáo-đô Yêrusalem, nơi mà Đức Chúa đã từng công-bố:’Đây là nơi Ta vui thích ở với phàm nhân; Ta sẽ ngự giữa họ. Ta sẽ làm Chúa của họ, và họ sẽ là dân Ta (Ezé. 37, 27), Vì Đền Thờ Chúa đặt tại Giê-ru-sa-lem. Các bậc vua chúa sẽ tựu về đó tiến dâng phẩm vật (Tv 68, 29), . . . vậy mà Lời thăm hỏi nói trên lại trở thành Hung Tín ! Cho nên cả Kinh-thành cùng Giáo-đô Yêrusalem đều chấn-động, chấn-động vì đất nước Yuđê đang bị đặt dưới quyền Lamã thống-trị, vậy mà từ đâu đây lại xuất-hiện một tên nào đó muốn làm Vua! Đúng là chuyện trong nhà không rỏ mà ngoài ngỏ đã hay!


Đúng là một Hung Tín, bởi luồng Tin nầy gây nên bao hậu-quả đáng tiếc:”Khi biết mình bị các nhà bác học đánh lừa, vua Hêrođe vô cùng giận dữ, bèn ra lệnh giết tất cả các con trai tại Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở lại, . . . đồng thời, khi được Sứ-thần báo mộng cho Yuse biết về lệnh Hêrođe định tìm sát-hại Hài Nhi, thì Yuse liền chổi dậy, giữa đêm khuya bế Hài Nhi và dìu Mẹ Người di-cư xuống Ai-cập . . .(Mt 2, 14-18),

*

Theo Kinh Thánh, thì Cộng-đồng Dân Chúa chủ-trương Độc Thần từ khởi thủy thì chỉ có Quan-án và Ngôn-sứ lãnh-đạo chớ không có Vua, nhưng vì Dân muốn đua đòi theo như các dân-tộc lân bang -‘Vox populi vox Dei’, - cho nên Đức Chúa bảo Samuel:"Con cứ thực hiện điều họ yêu cầu mà lập cho họ một Vua" tất nhiên là theo mô-hình Vua xã-hội Trần-thế [X.1 Sam 8, 4-21]; và sau ba trào Vua Saulê – Đavid – Salomon bị sụp đổ thì trở lại chế-độ Ngôn-sứ. Và suốt thời-gian “Một HÀI NHI đã được sinh-hạ . . .” cho đến lúc chết trên Thập-giá, thì Đất nước Dothái đã bị Lamã thống-trị! Các Đạo-sĩ từ phương Đông đến thì gọi HÀI NHI mới chào đời là “Vua dân Dothái”, nhưng 30 năm sau nầy chính Hài Nhi đó, xuất-hiện và hoạt-động công-khai, thì sao ?


Phúc-âm theo Thánh Yoan tường thuật như sau : từ 5 ổ bánh mì và 2 con cá, Đức Yêsu chiêu-đãi cho cả 5.000 người đàn ông không kể phụ nữ và trẻ em, dùng no-thỏa, mà còn dư được 12 thúng. Dân chúng khoái-chí hồ-hởi, định bầu Ngài lên làm Vua, - thứ Vua bánh mì - Ngài liền bỏ đi, một mình lên núi cao. Qua hôm sau, dân-chúng lại tìm đến, đúng ra là tìm bánh mì, Ngài cho một bài học sáng giá gấp trăm ngàn lần giá bánh mì, đó chính là Thịt và Máu Ngài làm nên Bánh nuôi-dưỡng và kiện-cường tâm-linh vĩnh-hằng dành cho bất cứ ai, tuy là một thứ cao lương mỷ vị, nhưng chắc chắn đối với một số người thì nó không ‘thực-tế’ chút nào, vừa nghe nói tới là đã chói tai rồi...(x. Ga 6, 6-71).
Vào ngày cuối đời, Đức Yêsu khẳng-định với Philatô đại-diện chính-quyền Lamã:“Nước tôi không thuộc vào Trần-thế nầy. Nếu Nước tôi thuộc vào Trần-gian nầy, thì những thuộc hạ tôi đã chiến-đấu không để tôi bị nộp cho người Dothái. Nhưng Nước tôi không thuộc về chốn nầy. Sở dĩ tôi đã vào trần-thế nầy là để tác-chứng Công-lý. Ai sinh-xuất từ Chân-lý thì tiếp-nhận lời tôi” (Ga18, 36-37; Cf. 1, 12-13; 3, 6; 4, 24; 20, 22-23).
Thánh Phaolô Vị Mục-tử Đại-đồng đã định nghĩa Thiên-quốc như sau:“ Vương-quốc Ngài thống-trị không gồm những thực-khách ăn nhậu, nhưng hội-tụ những con người công-chính, sống hòa-hợp đại-kết trong niềm vui tâm-linh” (x. Rm 14, 17). Còn Đất nước thiên-hạ thì đã từ lâu được chuyển quyền cho các thứ Bệ Hạ: 'Trời, ngai Ta, Ta sở-hữu; Đất, Bệ Chân Ta, Ta ban tặng cho loài người' (Is 66, 1 ;Tv 113, 16; x.1 Sam 8, 10-18), như Nghiêu, Thuấn, Kiệt, Trụ, hay César (x. Mt 22, 21) là những vị vua mà các thượng-tế đã công-khai chọn trước mặt quan Philatô đại-diện chính-quyền Lamã tại Dothái (Ga 19, 15).


tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương