Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San


Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại giam và bị đánh đập trong tù



tải về 0.84 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.84 Mb.
#36471
1   2

Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại giam và bị đánh đập trong tù


Cách nay khoảng 1 tuần, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, chiến sĩ tranh đấu cho Công nhân, thành viên Khối 8406, đã bị chuyển nơi giam từ trại Z30D Bình Thuận về trại Z30A Long Khánh (phân trại 5), huyện Xuân Lộc - Đồng Nai. 

Thông tin từ những người thăm nuôi tù nhân và những người tù hết án được trả tự do cho biết là tình hình của Đỗ Thị Minh Hạnh hiện nay rất đáng báo động. Hạnh bị đau yếu thường xuyên nhưng quản giáo trại vẫn bắt buộc phải ra hiện trường lao động. Khi Hạnh báo là bệnh, CA trại giam cho là Hạnh chống đối lao động và ra điều kiện phải ký bản nhận tội rồi mới được giải quyết cho nghỉ bệnh.

Đỗ Thị Minh Hạnh nhất quyết không ký nhận tội, CA trại giam liền ra lệnh cho các tù nhân nữ tội hình sự vây đánh Hạnh với lý do Hạnh chống lao động làm cho cả đội bị CA quản giáo phạt phải ngồi phơi nắng ngoài sân. 

Từ ngày chuyển tới trại Long Khánh đến nay, Hạnh đã bị đánh như thế 2 lần. Đây là đòn trả thù rất đê tiện của nhà cầm quyền CSVN đối với những tù nhân lương tâm. 

Xin nhắc lại là Đỗ Thị Minh Hạnh (28t) đã bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010, cùng với hai người bạn đồng chí hướng là Nguyễn Tấn Hoành (Đoàn Huy Chương) và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (cũng là người yêu) và hơn một năm sau, vào ngày 19 tháng 3 năm 2011, cả 3 bị ra tòa với mức án: Hùng 9 năm, Hoành và Hạnh mỗi người 7 năm.

Qua thông tin này mong các kênh truyền thông trong và ngoài nước lên án hành động của kẻ bạo quyền đang hành hạ anh thư Đỗ Thị Minh Hạnh trong nhà tù. 

Trương Minh Đức 16-05-2013

Đảng Cộng sản Việt Nam không có đối thủ và sẽ tiếp tục duy trì tình trạng yếu kém của đất nước vài chục năm nữa?

Niềm tin này dựa trên lập luận so sánh những con số về số lượng đảng viên, đoàn viên Cộng sản Việt Nam và gia đình họ với số lượng của lực lượng đối lập "đếm được" vào thời điểm hiện nay.

Lập luận này rất yếu bởi vì nó không dám nhìn nhận 4 yếu tố thiết yếu sau:



1. Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị chia rẽ dẫn đến phân rã với tốc độ ngày càng nhanh và đang tiến đến giai đoạn quyết định.

2. Sự yếu kém về mọi mặt của đất nước trong gần một thập kỷ qua đã đẩy đảng Cộng sản Việt Nam vào vị thế đối lập với cả dân tộc và đang tiến nhanh đến vị trí là kẻ thù của sự phát triển dân chủ, thịnh vượng của đất nước.

3. Sự thay đổi nhận thức của nhân dân hướng về cái mới, cái đúng đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết nhờ internet và sự thúc đẩy về quyền con người đang lớn mạnh từng ngày.

4. Tính quy luật của tiến trình phát triển là các nhân tố mới đến thay thế cho các cái cũ đang bị đào thải. Quy luật này đang thúc đẩy sự hình thành một lực lượng chính trị mới một cách chắc chắn và nhanh chóng, tỷ lệ thuận và cộng hưởng với tốc độ của 3 yếu tố trên.

Chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng yếu tố.

Yếu tố thứ nhất: sự chia rẽ và phân rã của đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu so sánh hiện trạng của nó với các đảng Cộng sản khác ở Liên Xô và ĐôngÂu trước đây thì có thể thấy rằng mức độ chia rẽ và phân rã của nó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Trước khi tan rã và sụp đổ thì các đảng Cộng sản Liên Xô và Đông Âu cũng không bị đấu đá tranh giành nội bộ với nhau ở mức độ như đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Quyền lợi kinh tế gần như không xuất hiện trong các cuộc đấu tranh nội bộ của các đảng này. Nhưng quyền lợi kinh tế đã trở thành đối tượng tranh giành chủ yếu trong cuộc đấu tranh giành quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Vì vậy mà nó được thúc đẩy bởi một động lực mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều nhóm lợi ích nằm cả bên ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Sự chia rẽ của đảng Cộng sản Việt Nam còn được thúc đẩy bởi sự phân hoá giữa cái tốt và xấu, cái cũ và mới, cái tiến bộ và phản động.

Kết quả cuối cùng đã hình thành nên các phe nhóm rõ rệt là thủ cựu, cấp tiến và cơ hội với mục tiêu và quyền lợi hoàn toàn khác nhau. Nếu trước đây lý tưởng chủ nghĩa đã giúp đảng này quy tụ và thống nhất vào một mối thì bây giờ lý tưởng đó đã trở thành sự lừa mị, gây sụp đổ niềm tin dẫn đến tan rã. Trên thực tế, đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một tập hợp rệu rã về lý tưởng. Thay vào đó là quyền lợi và tha hoá. Do vậy không lâu nữa nó sẽ phân rã thành những tổ chức khác nhau.



Cách duy nhất để nó chống lại sự tan rã hiện giờ là “19 điều đảng viên không được làm” và sự đe doạ đến sổ hưu và sự bình yên của cuộc sống của họ. Nhưng đó là một tuyến phòng thủ rất chênh vênh. Trước khi các phong trào quần chúng nổi lên lật đổ các chế độ độc tài ở Ai Cập, Lybia thì các chính quyền ở đó cũng không bị chia rẽ và phân rã đến mức như ở Việt Nam hiện nay.

Nhìn vào thực trạng của đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam, không thể nào không nghĩ rằng có một sự tính toán và thúc đẩy của một lực lượng nào đó để đưa đảng này đến chỗ phân rã và suy yếu nhanh chóng như hiện nay. Từ những đường lối kinh tế liên tục sai lầm đến những giải pháp chỉnh đốn nội bộ bế tắc. Từ những đối sách ngoại giao nhu nhược trước nguy cơ đe doạ chủ quyền quốc gia đến sự đàn áp thẳng tay những người yêu nước, bất đồng chính kiến. Tất cả dường như được phối hợp rất đồng bộ để cộng hưởng vào một thời điểm của "Điểm đông đặc".

Chắc chắn là có rất nhiều “Trần Bình” đang xúc tiến quá trình này mà không lộ diện. Nhớ lại câu chuyện HánSở tranh hùng: Lưu Bang theo kế sách Trương Lương phất ngọn cờ nhân nghĩa chỉ ra những cái sai của Hạng Vũ và những cái đúng cái tốt cần phải theo. Vậy là trong lòng lực lượng Hạng Vũ xuất hiện Trần Bình, dù là quân sư của Hạng Vũ, nhưng hiến những kế sách đẩy Hạng Vũ dần vào chỗ chết. Lưu Bang từ chỗ chỉ là một nhóm bé xíu dưới trướng Hạng Vũ nhờ vậy mà nhanh chóng lớn mạnh rồi cuối cùng đánh bại lực lượng của Hạng Vũ và thống nhất thiên hạ.

Đảng Cộng sản Việt Nam như đang rơi vào mê hồn trận, chẳng biết đâu là “Trần Bình”. Chỉ thấy là có rất nhiều những chính sách ngớ ngẩn mất lòng dân lại liên tục ra đời trong thời gian qua. Hội nghị trung ương 6 nhằm đốn hạ Nguyễn Tấn Dũng thì hội nghị trung ương 7 tới đây sẽ là sự phản công của ông này nhắm vào các đối thủ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang. Cuộc chiến này đã đến giai đoạn quyết định, một mất một còn.

Cho dù phần thắng thuộc về ai đi nữa thì đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ suy yếu nặng sau đó. Với sự tác động của các yếu tố thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ được phân tích dưới đây, nó sẽ nhanh chóng rơi vào thế bị động. Khi đã đến điểm đông đặc, những biến cố quan trọng xảy ra dẫn đến sự tan rã trong chốc lát của các đảng toàn trị. 20 triệu đảng viên đảng Cộng sản Liên Xô trả thẻ đảng chỉ trong 1 đêm. Lực lượng an ninh –một công cụ “chuyên chính vô sản” để đàn áp nhân dân ở nước này và các nước Đông Âu đã không thể làm gì được và sụp đổ nhục nhã. Lực lượng này có những lúc đông đến 3% dân số lại mau chóng trở cờ, quay đầu vào bờ để tránh sự trừng phạt của nhân dân. Chỉ vài tháng trước khi sụp đổ, nếu lấy các con số này để chứng minh cho sức mạnh không đối thủ của các đảng đó thì chúng phải tồn tại tiếp 50 –60 năm nữa.



Yếu tố thứ hai: đảng Cộng sản Việt Nam đã ở vị thế đối lập với cả dân tộc bởi những yếu kém và tha hóa của nó. Điều trớ trêu là tiến trình này đã bắt đầu chính vào lúc đảng này tiến hành đổi mới đường lối kinh tế nhưng cự tuyệt với cải cách chính trị từ 20 năm trước. Sự bất cập này đã dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan, nạn cường quyền cướp đoạt tài sản nhất là đất đai của nhân dân trở thành bình thường và nhan nhản. Đặc biệt chính tư duy đổi mới này đã dẫn đến hội nghị Thành Đô 1992 biến Việt Nam chính thức trở thành một chư hầu của Trung Quốc.

Từ đó dẫn đến sự đàn áp những tư tưởng và các nhà hoạt động dân chủ nhưng lại thần phục hoàn toàn tư tưởng “đại Hán” và thẳng tay trừng trị bất kỳ người dân nào chống lại tư tưởng này. Tiến trình này đang diễn ra ngày càng nhanh dưới tác động của suy sụp kinh tế, của tinh thần yêu nước và của sự “thức tỉnh” của một vài nhân vật chóp bu trước sự xâm lấn của Trung Quốc. Sự bất mãn đang diễn ra ngay chính trong hàng ngũ đảng viên và gia đình họ đối với sự nhu nhược, bất lực của đảng trước Trung Quốc và nạn tham những, cường quyền và sự suy thoái đạo đức quan chức. Nên họ đều mong muốn có sự thay đổi. Đảng Cộng sản Việt Nam đang cản trở sự phát triển của đất nước, tự biến mình thành kẻ thù của sự tiến đến dân chủ thịnh vượng của dân tộc. Đây đã trở thành nhân thức phổ biến áp đảo trong xã hội. Tình thế này bắt buộc đảng này phải lựa chọn. Một là phải chấp nhận cải cách chính trị để trả quyền lực nhà nước về cho nhân dân và chấp nhận cạnh tranh với các chính đảng khác. Hai là sẽ bị nhân dân đào thải và trừng phạt nghiêm khắc. Diễn biến này sẽ không quá lâu vì nó đang ở vào giai đoạn cuối của một tiến trình đang tiến dần đến điểm đông đặc. Tức là sẽ có những đột biến xảy ra. Nó sẽ càng nhanh hơn nữa vì đảng Cộng sản Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối cùng của sự chia rẽ, phân rã.



Yếu tố thứ ba: Sự thay đổi nhận thức của nhân dân về quyền. Có thể nói phong trào dân chủ Việt Nam đã có một sự chuyển biến sâu sắc, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ lên tiến trình dân chủ hóa đất nước từ khi các cuộc đấu tranh dân chủ hướng vào nhân quyền. Được phát động bởi phong trào Con Đường Việt Nam chưa đầy một năm trước nhưng giờ đây Quyền con người đang thành một mục tiêu chung của hầu hết các lực lượng, tôn giáo và tầng lớp nhân dân. Không chỉ các quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, biểu tình, lập hội… như thường thấy trước đây mà các quyền được sống đàng hoàng, quyền không bị tước đoạt tài sản đã được người dân ý thức rõ đó là những quyền con người cơ bản, bất khả xâm phạm. Lần đầu tiên sau vài chục năm tranh đấu đòi đất, những người dân oan Việt Nam đã biết hướng sự khiếu kiện của mình thành những yêu cầu đòi quyền con người – quyền sở hữu tài sản. Cũng là lần đầu tiên

Nghị viên Châu Âu ra nghị quyết lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà có đề cập đến tình trạng nông dân bị tước đoạt quyền sở hữu đất đai của mình. Cũng là lần đầu tiên đảng Cộng sản Việt Nam phải đối mặt với một lực lượng mạnh mẽ đòi quyền con người trong việc sửa đôi hiến pháp làm cho việc này vượt ngoài tầm kiểm soát của đảng này. Người dân ý thức được quyền con người cũng tự nhiên như những hạt giống được gieo vào đúng môi trường tự nhiên của chúng. Rồi đây chúng ta sẽ chứng kiến sự nở rộ nhanh chóng của các hạt giống này thành những cây tùng cây bách. Rồi thành cả rừng. Không có thế lực nào đủ sức đối đầu với những cánh rừng đó cả. Chế độ toàn trị biết rõ điều đó cho nên an ninh Việt Nam mới ra sức để ngăn cản việc phổ biến cuốn sách “Câu chuyện Quyền con người” của phong trào Con Đường Việt Nam phát hành. Nhưng đó là một việc làm phản tác dụng. Quyền con người rất tự nhiên và dễ hiểu, chỉ cần khơi dậy thì người ta sẽ tự ý thức được các quyền thiêng liêng đó của mình.

Càng ngăn cản thì nó càng sinh sôi nảy nở. Trong bối cảnh diễn biến nhanh chóng của yếu tố thứ hai nêu trên cùng với tốc độ thay đổi nhận thức về quyền của nhân dân như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đối mặt với một vài lực lượng đối lập mà là cả hàng triệu con người không khuất phục.

Yếu tố thứ tư: Quy luật phát triển tất yếu sẽ hình thành nên một lực lượng chính trị mới. Lâu nay có người vẫn theo quan điểm cho rằng tổ chức là nhân tố quyết định cho các cuộc cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng theo quan điểm như vậy. Vì thế mà họ kiên quyết dập tắt mọi nỗ lực hình thành nên các tổ chức chính trị. Cũng vì thế mà lâu nay các lực lượng đấu tranh chống lại sự độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam chưa làm được vì trông chờ vào tổ chức như một nhân tố quyết định.

Nếu dựa vào mô hình này thì rất khó thắng được đảng Cộng sản Việt Nam.

Họ hiểu rõ điều đó và kiên quyết giữ tử huyệt này. Có một quan điểm khác cho rằng tổ chức dù rất cần thiết nhưng chỉ là hệ quả được hình thành từ các nhân tố cơ bản như là các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba nêu trên. Tức tổ chức không phải là nhân tố quyết định. Đây chính là mô hình cách mạng từ dưới lên, ngược với mô hình từ trên xuống (xem tổ chức là nhân tố quyết định). Mô hình từ dưới lên đòi hỏi sự hiểu biết về quy luật phát triển tự nhiên của sự vận động xã hội của con người. Sự thay đổi này rất chắc chắn và tốt đẹp vì nó xây dựng từ các nền tảng cơ bản. Sự thay đổi của mô hình từ trên xuống không chắc dẫn đến điều tốt đẹp. Đất nước Việt Nam dưới chế độ Cộng sản là một minh chứng. Những cuộc cách mạng được quyết định bởi nhân tố quyết định là các tổ chức, nếu có sắp tới ở Việt Nam, thì cũng không có gì đảm bảo tốt đẹp. Hoàn toàn có thể có một kiểu độc tài khác thay thế Cộng sản.

Nhưng mô hình này khó thể xảy ra ở Việt Nam.

Cuộc cách mạng ở Việt Nam đang diễn ra theo mô hình từ dưới lên một cách kín đáo nhưng nhanh chóng. Những chất xúc tác quan trọng đã được gieo vào những môi trường phù hợp để thúc đẩy các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba nêu trên gần một thập kỷ qua. Rồi nó tự diễn biến theo quy luật. Lúc đầu thì âm thầm lặng lẽ khiến giới cầm quyền không hề nhận ra. Đến khi bắt đầu thấy nguy cơ thì hô hào chống lại nó. Nhưng càng hô hào thì càng thúc đẩy quá trình tự diễn biến, tự chuyển hoá. Càng chống nó lại càng nhanh. Đến hiện giờ quá trình này cũng đã đi vào giai đoạn cuối quyết định. Khi các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư cùng hội tụ thì sẽ tất yếu hình thành nên các lực lượng chính trị mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Đầu tháng 4 rồi, Nguyễn Tấn Dũng đến thăm một đơn vị thuộc Quân khu III đã phát biểu rằng: "Cần kiên quyết chống lại việc hình thành các lực lượng chống đối mưu toan bạo loạn lật đổ". Thông điệp này rất khác với trước đây là: "Kiên quyết không để hình thành các lực lượng chính trị đối lập đi ngược lại lợi ích dân tộc". Rõ ràng đây là bước lùi để chuẩn bị cho việc hình thành nên một lực lượng chính trị mới theo ý đồ của Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thực chất đây là nước cờ buộc phải đi trong một ván cờ đã được bày ra từ nhiều năm trước. Nguyễn Tấn Dũng không còn lựa chọn nào khác vì đó là đường thoát duy nhất. Nước cờ này sẽ mở ra một thế trận mới. Cơ hội có thuộc về Nguyễn Tấn Dũng không hãy chờ thời gian trả lời. Nhưng một điều có thể tin tưởng là vận hội mới này đã được kiến tạo nên bởi một lực lượng tinh hoa của dân tộc với những nước cờ tiến thoái đã được tính toán cẩn thận. Vì vậy mà chắc rằng họ sẽ không đánh mất cơ hội để tạo ra một lực lượng chính trị dân tộc yêu nước để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc và tiến đến dân chủ thịnh vượng.



Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi

Phó Tổng Thư ký đảng Dân Chủ Việt Nam

Phó Ban Quản trị Phong trào Con Đường Việt Nam.





Sự đấu đá và tranh giành quyền lực của các quan chức chóp bu CS đã tạo ra những khoảng trống quyền lực. Khoảng trống này ngày càng to và quyền lực của nhân dân đang lấp vào đó.

Nói như vậy không phải là tùy hứng hay chủ quan.

Trong một nền chính trị đa đảng luôn có những lực lượng đối lập sẵn sàng thay thế đảng cầm quyền, cho nên những sai lầm và thiếu sót của chế độ sẽ kịp thời sửa chữa và bổ sung. 

Còn trong chế độ độc tài đảng trị, lực lượng đối lập đã bị đàn áp và thủ tiêu, cho nên những sai lầm của đảng cầm quyền ngày càng trở nên nghiêm trọng và không thể nào sửa chữa được. CSVN đang đi đến thời điểm chết. 

Quan sát xã hội VN trên nhiều mặt, chúng ta thấy đất nước VN đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện. Đây là hậu quả của chính sách CS.

Tiền bạc trong ngân hàng không có người vay; doanh nghiệp phá sản hàng loạt; công nhân thất nghiệp tràn lan; chính phủ lẩn quẩn và sai lầm trong việc ra quyết sách; đảng tiếp tục giáo điều và trở thành thế lực chống lại lợi ích của dân tộc...

Điều nguy hiểm là đạo đức suy đồi, tinh thần người dân trở nên bạc nhược, tệ sùng bái đồng tiền ngày càng gia tăng. 

Đảng CSVN bước đến giai đoạn tập trung quyền lực cao độ, dẫn đến sự chia rẽ gay gắt trong nội bộ đảng. Các phe phái đang gằm gè, đe dọa, kình chống và hạ bệ lẫn nhau.

Bức tranh của xã hội CS: quan chức tham nhũng, giàu sụ, ăn thừa mặc thãi; đối lập với cuộc sống của đa số người lao động ngày càng khó khăn trong thời buổi kinh tế lạm phát, đình đốn.

Đảng CS bây giờ là tập hợp một bọn tiểu nhân, lừa thầy phản bạn, nịnh trên đạp dưới, mua quan bán chức, vắt chanh bỏ vỏ, đàn áp dân lành. Một lũ cướp ngày không thỏa lòng tham lam!

Một chế độ mà nền chính trị cai trị dân chúng bằng sự mị dân và khủng bố, nền kinh tế nằm trong một nhóm người quyết định bởi lợi ích của nhóm ngân hàng, nền hành chính sinh ra không phải phục vụ nhân dân mà để tham nhũng. Chế độ đó ắt sụp đổ. 

Nạn mua quan bán chức đã trở thành phổ biến trong bộ máy CS. Làm quan cũng là cách làm giàu. Đầu tư cho con đường quan lộ của mình là cách đầu tư chụp giựt và lưu manh nhất. Một vị thế trong guồng máy được bảo đảm bằng sự che chở của quan trên và sự tung hê của quan dưới. 

Nền hành chính CS đã trở thành cái chợ, trong đó quan lại có thể mua bán và trao đổi vị trí cho nhau. Đặc điểm của cái chợ này là không có người lỗ vốn. Chưa thấy ông quan nào phá sản cả!

Sự giàu có của quan chức lấy từ đâu? Nếu không từ lợi nhuận của doanh nghiệp, từ các dự án thì cũng từ tài nguyên của đất nước và tiền thuế của người dân.

Hệ thống CS gắn bó, câu kết với nhau cũng chỉ vì tiền. Đồng tiền hủy hoại cả một dân tộc. Thật là khủng khiếp! Cho nên, nếu hệ thống CS sụp đổ, thì nó sẽ sụp đổ cái rụp.

Ngày trước đảng kêu gọi công nhân, nông dân làm cách mạng giải phóng dân tộc. Sau cách mạng, đảng vơ vét của cải, tài sản dồn về bè lũ của mình. Giai cấp nông dân, công nhân trở thành những kẻ đói khổ, khốn cùng hơn dưới thời thực dân, phong kiến.

Sống ở VN hiện nay, ai không có tiền sẽ chết. Con đi học, tốn tiền. Vô bệnh viện, tốn tiền. Xin vào làm trong guồng máy nhà nước, tốn nhiều tiền hơn... Trong tranh chấp dân sự, ai nhiều tiền hơn sẽ thắng. Xã hội không còn trật tự, luật lệ, luật pháp, công minh gì cả!

Kẻ nào chơi dao ắt có ngày sẽ chết vì dao. Kẻ nào dùng tiền sẽ chết vì tiền, Nguyễn Đức Kiên là một ví dụ.

Đến bây giờ mà ông Trọng vẫn lấy những quan điểm và đường lối của đảng cách đây 30-40 năm để lãnh đạo đất nước. Ông ta không hiểu là cái đám đảng viên ngày nay chẳng theo lý tưởng của đảng, mà chỉ lo vơ vét đổ đầy túi tham. Không một ông đảng viên CS nào đi theo đường lối của đảng mà trở nên giàu có được.

Nền kinh tế VN đã khác trước. Xã hội phát triển, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng cao. Đầu óc họ đã giải phóng khỏi miếng cơm manh áo. Đi đây đi đó, truy cập tin tức trên mạng, họ hiểu được sự thối nát và tham nhũng của chế độ. 

Những người yêu nước lo lắng cho đạo đức xã hội xuống cấp và chủ quyền quốc gia đang bị xâm phạm. 

Con người ta càng giàu thì càng khôn ra. Có mấy người giàu chịu nghe ông Trọng nói? Họ không có thời gian để nghe những lời tầm bậy. Họ nghe theo cái thằng ban cho họ chức quyền và tiền bạc. 

Quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết giữ điều 4 của hiến pháp, 19 điều đảng viên không được làm… đã trở thành lỗi thời. Ông Trọng trở thành con người thiếu thực tế, không còn tin vào những gì mình nói và chẳng biết mình nói gì. 

Hiến pháp không còn phù hợp với thực trạng của đất nước. Đảng muốn thay đổi nhưng không biết thay đổi từ đâu và bằng cách nào! Đảng muốn giữ điều 4 ư? Nhưng giữ làm gì khi đã mất quyền lãnh đạo đất nước. 

Hiến pháp cần phải đơn giản và dễ hiểu để mọi công dân có thể hiểu và làm theo cách của mình. Đảng cầm quyền không được phép dẫn dắt dân tộc đi sai đường. 

Sự mâu thuẫn trong các tổ chức chính trị là điều luôn tồn tại. Sự đối lập của các nhóm lợi ích ở quốc gia nào cũng có. Đất nước càng giàu có thì sự xung đột của các nhóm lợi ích ngày càng lớn. Sự đấu đá, triệt phá, lật đổ nhau trong nội bộ CS là điều đương nhiên. 

Quyền lực không phải bao giờ cũng nhượng bộ và chia sẻ với nhau được. 

Sai lầm lớn nhất của CS là không chấp nhận dân chủ trong một thế giới ngày càng tự do. CS đã dốc hết ý chí và tiền bạc để đàn áp phong trào dân chủ trong nước, nhưng lại không biết làm cách nào để ngăn chặn những mâu thuẫn lợi ích trong nội bộ của họ. 

Nhóm lợi ích sinh ra trong chế độ độc tài, sống bằng tài nguyên của quốc gia và mồ hôi nước mắt của nhân dân. Nhóm lợi ích ngày càng lớn mạnh, đến thời điểm nào đó, nó sẽ làm thối rữa cái chế độ đã sinh ra nó. 

Nhóm lợi ích, con quái vật của nền kinh tế thị trường sẽ dẫm nát, tàn phá cái định hướng XHCN mà lâu nay đảng cố gắng tuyên truyền. 

Các nhóm lợi ích đang cắn xé lẫn nhau và hủy hoại đất nước. Người dân đã trở thành nạn nhân của cuộc đấu đá này. Thân phận bọt bèo chịu khổ trăm bề. Sau bao nhiêu năm cai trị, đảng CS đã biến dân chúng thành những tên nô lệ của ý thức hệ, và những con vật tế thần cho các chính sách.

Trong một xã hội dân chủ, người dân sẽ là trọng tài trong những cuộc tranh giành, đấu đá quyền lực. Lá phiếu của cử tri sẽ bỏ cho phe mà họ cho là mang lại lợi ích cho đất nước và dân tộc. 

Trong chế độ CS không có vị trọng tài này. Phần thắng trong cuộc tranh giành quyền lực thuộc về những kẻ có nhiều quyền và tiền. 

Hơn 2.000 năm trước, Mạnh Tử đã dạy: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Mọi chế độ trước hết là bảo vệ nhân dân, sau đó bảo vệ chủ quyền và tài nguyên quốc gia. Quan lại chỉ là thứ cỏ rác.

Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh từ bỏ bí thư thành ủy nhưng không đắc cử vào BCT là đề tài đáng để bàn cãi. Điều đó cho thấy đảng đang mất quyền lãnh đạo. 

Ông Thanh được cho là một gương mặt sáng của CSVN, có tài xây dựng Đà Nẵng (ĐN) trở thành một thành phố văn minh, sạch đẹp và đáng sống...

Đảng rất muốn có nhiều người như Bá Thanh để chứng tỏ cho dân chúng thấy rằng đảng còn thực tâm xây dựng và phát triển đất nước, chứ chẳng phải là “một bộ phận không nhỏ đang thoái hóa, biến chất”. 

Đảng đưa ông Thanh ra TW để đánh bóng lại hình ảnh đã hoen ố của mình. Hy vọng Bá Thanh là trụ cột để chống đỡ triều đình khỏi sự sụp đổ.

Bỏ ĐN ra Hà Nội, Bá Thanh coi như mãn nguyện. Ông ta đã có chỗ để “hạ cánh an toàn”. Làm được gì chưa biết, nhưng dư luận nhìn ông ta đang đi lên chứ đâu có xuống! 

Người dân Đà Nẵng hoan hô Bá Thanh. Quan chức Đà Nẵng sợ Bá Thanh, bởi vì sự nghiệp của mình, xe hơi nhà lầu, vợ đẹp con ngoan là nhờ ơn mưa móc của ông ta. Một tên độc tài, có tài trong một đám vừa ăn, vừa phá.

Ra Hà Nội là gần mặt trời, quan chức ở Đà Nẵng muốn có người che chở, và các doanh nghiệp Đà Nẵng muốn có người ở TW để chạy dự án. Bá Thanh là người khôn ngoan, vì ông ta biết rằng có lại cũng chẳng làm được gì hơn. 

Đất đai Đà Nẵng coi như đã bán hết: từ bờ biển Mỹ Khê cho đến làng cùi Phong Vân, từ sân vận động Chi Lăng cho đến trường học Phan Châu Trinh... Những chiếc cầu đã xây xong, tiền bạc đã chung đều, chia đủ. 

Nhưng nợ thuế nhà nước đến 3.434 tỉ, chưa trả. Nợ dân chúng hàng vạn lô đất tái định cư... Chưa kể ân oán giang hồ trước đây với Trần Văn Thanh và Đinh Công Sắt chưa thanh toán sòng phẳng.

Một tên gian hùng và quỷ quyệt. Trước bà con cử tri quận Sơn Trà mà ông ta còn lêu lểu rằng: gia đình ông ta khá giả, nhưng không có 100 USD gửi ngân hàng. Đó là nguyên tắc của các lãnh đạo Đà Nẵng. Láo toét... Ông ta không gửi thì hàng trăm doanh nghiệp và hàng vạn công chức ở ĐN sẵn sàng gửi hộ ông ta.

Họp cử tri ở quận Liên Chiểu, có người hỏi: Tại sao đến bây giờ ĐN vẫn chưa có bí thư thành ủy? Nguyên bí thư né tránh câu trả lời. Nói ra, sẽ lòi xì những thối nát, độc tài, tham nhũng và có thể là tội ác ghê gớm của chiếc ghế này. 

Quan điểm của CSVN từ trước đến nay là đảng lãnh đạo, chẳng có chuyện đảng nói không ai nghe. Bỏ chức bí thư thành ủy nhưng lại không đắc cử vào BCT cho thấy đảng đã lúng túng và mất quyền chỉ huy trong điều hành nhân sự.

Ủy viên BCT là một một ông vua trong triều đình nhà đảng, một vị trí cần phải có để thực thi chức vụ trưởng ban Nội chính.

Tổng bí thư Trọng là người nắm quyền, nhưng trong hội nghị lần trước ông ta không kỷ luật được đảng viên của mình. Lời phát biểu nghẹn ngào, uất ức trong phiên kết thúc hội nghị TW 6 thể hiện sự bất lực và bế tắc của ông ta.

Vai trò lãnh đạo của đảng và cả uy tín ông ta không còn nữa. Đây là điều đáng mừng, vì đảng CS bây giờ đã có một chút không khí dân chủ, nhiều đảng viên không chấp hành quyết định của đảng trưởng. Tổng kết hội nghị TW lần này, chắc Tổng Trọng sẽ cay đắng, nghẹn ngào và uất ức hơn lần trước.

Dưới chế độ CS, cuối cùng ai cũng là nạn nhân, kể cả Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... và bây giờ đến lượt Tổng Trọng.

Sự sụp đổ của CS là điều không thể tránh khỏi. Nó có thể sụp đổ vào tháng sau hay năm sau, không ai biết trước được. Tất cả công dân VN, từ dân đen cho đến quan chức, đều cảm nhận đang có sự thay da đổi thịt nhưng không biết đến từ đâu?

Chế độ dân chủ đến sớm hay muộn phụ thuộc vào lòng can đảm của dân chúng. Phải thoát ra khỏi sự khiếp sợ và đứng lên để tiêu diệt cường quyền. 



Sài Gòn ngày 11-05-2013 

Nguyễn Hoàng Long

danlambaovn.blogspot.com



Hiện nay ở Việt Nam đang bàn tán xôn xao về việc sửa đổi hiến pháp. Công nhận đây là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là quyết định tất cả, vì hiến pháp chỉ là một phần trong một chế độ. Một hiến pháp tốt đẹp, mà những yếu tố khác như quan niệm đạo đức, triết lý chính trị, vai trò lãnh đạo của giới cầm quyền và giai tầng sĩ phu trí thức không tốt, thì hiến pháp cũng chỉ là mớ giấy lộn, không thể nào tạo nên được một chế độ tốt đẹp, có hiệu quả để phục vụ dân.

Vậy chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ để xem thế nào là một chế độ tốt đẹp, cùng đồng thời định rõ vai trò của một hiến pháp.



Thế nào là một chế độ tốt đẹp

Mạnh Tử có nói : «Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Bên trời tây, ông Abraham Lincoln cũng nói một chế độ tốt đẹp là một chế độ : «Vì dân, do dân và bởi dân”.

Ngày hôm nay, không ai chối cãi rằng một trong những chế độ tốt đẹp nhất của thế giới là chế độ Hoa Kỳ. Chính nhờ chế độ này mà tất các sắc dân trên thế giới từ da đen, đa đỏ, da vàng đến da trắng có thể chung sống hòa bình và hơn thế nữa có thể phát triên để thực hiện giấc mơ của mình. Người ta thường nghĩ rằng được như vậy là nhờ Hoa Kỳ có một bản hiến pháp tốt. Điều này không phải là sai. Nhưng không hoàn toàn như thế.

Chế độ Hoa Kỳ được như vậy là nhờ ở chỗ :



1- Hoa Kỳ được dựa trên một nền tảng triết lý, đạo đức tốt, mang đến từ những người của chiếc thuyền Mayflower

Mayflower là tên một con tàu đi từ Southampton (Anh quốc), qua châu Mỹ, vùng đất mới. Trên con tàu này có 102 “Thuyền nhân”, phần lớn là những người theo đạo “Puritains”, một trường phái đạo, theo tư tưởng Calvin, theo đạo Tin lành (Protestan-tisme), đường hướng Anh-Đức (An-glo Saxon), xuất hiện ở nước Anh vào thời của nữ hoàng Elisabeth I, khoảng năm 1560. Những người này được gọi là “Presbytériens” (Trưởng Lão), mà cách tổ chức, lãnh đạo, hướng dẫn, từ cấp nhỏ, ở mức độ nhà thờ, cho tới cấp lớn, quốc gia, quốc tế, đều được bầu cử qua một hội đồng của những giám mục và những người theo đạo.

Nhánh đạo này đã được truyền vào nước Anh, nhất là vùng Ecosse, bởi John Knox, năm 1560, và đã trở thành quốc giáo năm 1688, nhưng lại bị từ chối bởi Giáo hội Anh giáo (Eglise Anglicane).

Những người “Puritains”, trên con thuyền Mayflower, đã truyền đạo của mình qua Hoa Kỳ.

Sau một cuộc hành trình đầy gian lao và cực khổ, có người đã chết vì thiếu ăn, thiếu uống, vì bệnh tật, những người còn lại, đại diện bởi 41 trưởng gia đình, đã cùng thề ước với nhau qua một khế ước, được gọi là Khế ước Mayflower (Mayflower Com-pact), theo đó họ nhất quyết xây dựng lên một xã hội, một chế độ tốt đẹp, tự do, dân chủ, mà theo đó:

- Mọi người đều có quyền tự do tôn giáo, muốn theo đạo nào thì theo, tùy sở thích của họ.

- Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận.

- Chính quyền là do mọi người bầu ra, với mục đích duy nhất là để phục vụ con người và cộng đồng. Nếu chính quyền đi ngược lại mục đích này, thì người dân có quyền hủy bỏ chính quyền và thiết lập ra một chính quyền khác.

Một điều rất quan trọng đã ảnh hưởng về sau này tới giới lãnh đạo và dân tộc Hoa Kỳ, đó là những người “Puritains” sống một cuộc đời rất đạo đức, khắc khổ. Chữ “Purita-nisme” dịch tiếng Việt Nam ta thành ra là Thanh giáo, chủ nghĩa khắc khổ, khó khăn, nghiêm khắc với chính mình, nhưng độ lượng và thương người. Dân Hoa Kỳ một dân tộc thương người khác và là một dân tộc theo đạo và đi nhà thờ rất đông: gần 30% theo đạo Công giáo (Catholicis-me), gần 60% theo đạo Tin lành (Pro-testantisme).

Những người, những tổ chức thiện nguyện ở Hoa Kỳ giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật trên thế giới rất đông. Một thí dụ cụ thể, đó là ông Bill Gates, giầu nhất nhì thế giới và tiền bạc ông bỏ ra giúp đỡ người khác cũng đứng đầu thế giới.

Đây cũng là tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ năm 1776, và cũng là ý nghĩa câu nói của Abraham Lincol: “Chính quyền vì dân, do dân và bởi dân”

Bởi lẽ đó, có người nói rằng, nền tảng đạo đức, triết học, chính trị để tạo ra chính thể hiện nay của Hoa Kỳ là tinh thần Mayflower. Điều này không sai. Và cũng chính vì thế, hàng năm dân tộc Hoa Kỳ làm lễ “Thanks-giving day”, ngày lễ Tạ Ơn, để tưởng nhớ đến cuộc hành trình đi tìm dân chủ, tự do, nhớ đến “Mayflower Com-pact”, của 102 người “Thuyền nhân” là như vậy.

2- Hoa Kỳ có một hiến pháp tốt

Người ta có thể nói hiến pháp Hoa Kỳ là hiến pháp thành văn, đầy đủ nhất của nhân loại. Có người bảo rằng có những hiến pháp lâu đời như những giao ước giữa những chiến quốc thời Xuân ThuChiến Quốc bên tàu (722–256 trước Tây lịch), hay những giao ước, hiệp ước quân sự giữa những Pharaons (vua Ai Cập) với dân hay với những nước chung quanh, hoặc hiến pháp của thái tử Shotoku vào thế kỷ thứ 6 bên Nhật. Tuy nhiên những giao ước, hiệp ước hay hiến pháp này còn quá thô sơ và chỉ nói nhiều đến quyền lợi của người cầm quyền, ít nói hay không nói đến bổn phận của người cầm quyền và nhất là quyền lợi của dân. Người ta cũng có thể nói đến hiến pháp của Anh, nhưng đây là hiến pháp bất thành văn, đất nước và chính quyền theo truyền thống, tập tục mà hành xử dân chủ, vua từ từ mất quyền và trở thành một biểu tượng, quyền hành thực sự là ở một quốc hội do dân bầu ra qua bầu cử dân chủ thực sự chứ không phải lừa bịp, giả dối.

Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ có thể nói lược qua một vài đặc tính của Hiến pháp Hoa Kỳ. Và khi người ta nói đến bản Hiến pháp, thì người ta nhắc luôn đến bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ.

Đó là một bản hiến pháp thành văn, nhắc tới quyền của công dân, đến bổn phận của chính quyền, có sự phân quyền rõ rệt, có sự quân bằng quyền lực (counter balances), được dựa trên một nền tảng triết lý đạo đức rõ rệt.

Về quyền của công dân và bổn phận của chính quyền, theo bản Tuyên ngôn Độc lập, thì:

“Chúng tôi cho rằng có những chân lý hiển nhiên như sau: Mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Đấng Tạo Hóa trao cho những quyền bất khả nhượng, trong những quyền này, có quyền sinh sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Những chính quyền được thiết lập lên bởi con người là để bảo vệ những quyền này. Một khi một hình thức chính quyền nào đó trở nên nguy hại cho mục đích trên, người dân có quyền thay đổi hay phế bỏ nó và tạo lên một chính quyền mới, bằng cách dựa trên những nguyên tắc và tổ chức nó như thế nào để nó có thể cống hiến cho người dân an ninh và hạnh phúc”.

Nói đến phân quyền, thì ai cũng phải công nhận rằng Hiến pháp Hoa Kỳ có sự phân quyền rõ ràng : quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mỗi quyền có những lãnh vực hoạt động và đặc quyền riêng, không có quyền nào lấn áp quyền nào.

Nhưng một đặc điểm rất quan trọng của Hiến pháp Hoa Kỳ là sự quân bằng và sự kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền, mà nếu chúng ta đếm, chúng ta thấy vào khoảng 50 điểm nhằm mục đích quân bằng quyền lực. Tôi xin kể sơ một vài đặc điểm mà chúng ta thường thấy : như sự quân bằng giữa quyền trung ương và quyền địa phương, được đại diện bởi những thống đốc và những chính quyền cùng quốc hội tiểu bang. Chúng ta thấy, ngay trong lãnh vực luật pháp đơn giản là quyền kết hôn hay ly dị, mỗi tiểu bang có một luật lệ riêng, mà chính quyền trung ương cũng như chính quyền địa phương khác không thể can thiệp.

Một thí dụ khác về sự quân bằng và kiểm soát quyền lực lẫn nhau, đó là chẳng hạn trong lãnh vực ngoại giao và quốc phòng. Đồng ý là Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng có nhiều quyền hạn trong lãnh vực này. Tuy nhiên ngân sách nói chung và ngân sách quốc phòng và ngoại giao nói riêng là do quyền lập pháp quyết định.

Nhưng người ta hỏi tại sao có các đặc điểm này. Như chúng ta đã rõ những người soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập và bản Hiến pháp đều bị ảnh hưởng sâu đậm bởi 2 nền văn hóa quan trọng Âu châu lúc bấy giờ: Văn hóa Anglo–Saxon (Anh Đức) và Văn hóa Pháp.

Đứng tên dưới bản Tuyên ngôn Độc lập người ta thấy có 57 người, dưới bản Hiến pháp có Đại diện các Tiểu bang chính lúc bấy giờ, 12 tiểu bang. Nhưng người ta có thể nói phần lớn những người này đều bị ảnh hưởng bới 2 luồng văn hóa tư tưởng như vừa nói, mà đại diện cho văn hóa Pháp là Thomas Jefferson; đại diện cho văn hóa Anglo–Saxon là Benja-min Franklin và Alexander Hamilton.

Chúng hãy cùng nhau xem xét kỹ vấn đề :

Để nói về văn hóa Pháp và Anh Đức thì rất dài, phải nói đến nhiều nhân vật, nhiều tác giả, trong khuôn khổ bài này, và vì liên quan đến những tư tưởng tự do, dân chủ, tôi chỉ xin nêu ra một vài nhân vật tiêu biểu, trước cuộc Cách mạng Hoa Kỳ 1776 không lâu. Những nhân vật tiêu biểu đại diện cho văn hóa Pháp thời đó, chúng ta phải kể đến J.J Rousseau (1712–1778), với quyển sách “Khế ước xã hội” (Le Contrat social) ; người thứ hai là Montesquieu (1689–1755). Thomas Jefferson, tác giả chính của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ là người bị ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa Pháp, nhất là bởi 2 người trên.

Theo Rousseau, trong quyển Khế ước xã hội, thì con người lúc mới sinh ra rất là tự do, tự tại, nhưng vì để chống với thiên nhiên, để chống lại loài thú dữ, con người đã kết đoàn lại, tổ chức thành nhân xã, hy sinh một phần tự do của mình, bầu lên người đại diện để lo về vấn đề an ninh và hạnh phúc cho con người. Nhưng đây chỉ là khế ước giữa người dân và người đại diện, nếu người đại diện không làm đủ bộn phận của mình là lo đủ về an ninh và hạnh phúc, thì người dân có thể hủy bỏ khế ước, lập lên một người đại diện khác. Đây cũng là lời mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ mà tôi vừa mới trích dẫn ở trên.

Ngoài ra quan niệm tất cả mọi quyền hành đều ở trong tay một người, một tổ chức, họ vừa làm ra luật pháp, vừa xử án và vừa thi hành án, thì chắc chắn là đi đến độc tài, độc tài cá nhân hay độc tài tổ chức, đảng đoàn. Chính vì vậy mà cần phải có quan niệm tam quyền phân lập, tư tưởng của Montesquieu trong quyển “Esprit des Lois” (Tinh thần luật pháp). Tinh thần này đã được đặc biệt tôn trọng bởi những người soạn thảo ra bản Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ngoài ra còn có ảnh hưởng văn hóa AnhĐức (Anglo–Saxon). Ở đây tôi cũng chỉ nêu 2 tác giả chính là Shakespeare (1564–1616) và Goethe (1749–1832).

Shakespeare, nhà viết kịch người Anh, mà đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802–1885), đã thốt lên “Le divin Shakespeare” (Ông thần Sha-kespeare). Tác phẩm của ông đủ loại, vô cùng phong phú, từ thế thái nhân tình, tình yêu qua vở kịch Roméo và Juliette, tới lịch sử qua những triều đại, với những vở như César et Cléopatre, Antoine et César v.v… Nhưng đặc biệt là ông chống lại những chế độ và những bạo chúa độc tài, mà theo tôi nghĩ một trong những vở kịch tiêu biểu là Macbeth :

Vở tuồng này được trình diễn vào năm 1606. Do vợ xúi giục, Macbeth đã ám sát Duncan, vua Ecosse và là chủ của ông, rồi ông trở thành vua. Nhưng vì tính nghi kỵ, độc tài, do vợ xúi giục thêm, ông giết hại từ người xa đến kẻ gần, trong đó có một người gần nhất, thân thiết nhất tên Banquo, bạn của ông. Từ đó ông bị mọi người xa lánh, trở nên cô độc, rồi điên loạn. Trong một bữa tiệc, ông thấy xuất hiện bóng ma của Banquo. Trong một đêm mộng du, ông thấy xuất hiện vợ ông, bà đã hối hận vì những việc làm của mình, vì bàn tay nhúng máu, sau đó bà tự vẫn chết. Còn ông, sau đó, bị quân của Malcolm, con của vua Duncan cũ, vây chặt trong thành. Sau cùng ông điên loạn, một mình chạy ra khỏi thành, lao vào đám đông, rồi bị giết chết.

Đây là một vở kịch rất nổi tiếng của Shakespeare, nói lên lòng tham vọng, quyền lực, sự hối hận và cái chết, nổi tiếng cả Âu lẫn Á, được nhà thi sĩ kiêm nhạc sĩ Đức Richard Strauss (1864–1949) làm thành thơ và phổ nhạc sau này; cũng như được nhà đạo diễn Nhật Akira Kurosawa (1910–1998) làm thành phim, với tên đề “Le Château de l’Araignée” (Lâu đài của con Nhện).

Những người làm ra bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa Anh, mà tiêu biểu là Shakespeare, chống độc tài, chống chuyên chế cá nhân. Chính vì thế mà trong một buổi họp soạn thảo Hiến pháp, một đại diện tiểu bang, đã tuyên bố: “Bản chất con người là tham lam, tham vọng, tham quyền, tham tiền. Nếu không có gì ngăn cản thì nó sẽ trở nên độc tài, ác ôn, ma quái. Tôi chấp nhận bất cứ một bản hiến pháp nào, với điều kiện có những giới hạn về quyền hành”. Đây cũng chính là tinh thần của 50 nguyên tắc quân bình quyền hành mà chúng ta tìm thấy trong hiến pháp Hoa Kỳ mà tôi đã nói ở trên.

Ngoài ra bản Tuyên ngôn và bản Hiến pháp còn mang tính cách lãng mạn, nhân bản, đi tìm, đi xây dựng một thế giới mới, tự do, dân chủ, công bằng hơn. Đó là tinh thần Saxon, mà tiêu biểu bởi nhà văn hào lãng mạn, nhân bản, độ lượng, yêu người, yêu vật, yêu thiên nhiên, Johann Wolfgang von Goethe (1749–1832), mà Napoléon đã gặp và nhận định về ông: “Đó là một con người” (Voilà un homme). Goethe, mà tư cách, sự suy nghĩ, việc làm đã ảnh hưởng sâu đậm đời sống văn hóa, văn chương Đức.

Một đặc điểm nữa của hiến pháp Hoa Kỳ là có rất nhiều cuộc bầu cử, tỏ rõ tinh thần dân chủ. Người ta thường chỉ biết tới bầu cử tổng thống, nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Nhưng ở Hoa Kỳ, ngay cả một ông cảnh sát trưởng, một người lo về vấn đề giáo dục, hay ông thẩm phán một vùng cũng được bầu.

Quả thật những người viết, làm ra bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp, cũng như giới trí thức và lãnh đạo, lúc đầu thời lập quốc Hoa Kỳ, phần lớn đều bị ảnh hưởng bởi những tinh hoa của văn hóa Pháp và Anglo–Saxon. Họ không những hiểu thấu triệt, nắm vững và biến ra thành hành động để áp dụng, chứ không có nghĩa là hiểu như con vẹt, chỉ biết nhắc lại, không hiểu ý nghĩa, chẳng muốn áp dụng hay không thèm áp dụng hoặc áp dụng ngược lại.

3- Hoa Kỳ có một số người lập quốc và lãnh đạo giỏi như Was-hington, Jefferson, Lincoln v.v...

Chế độ Hoa Kỳ tốt đẹp là nhờ ở giai tầng lãnh đạo tốt, khá, ngay từ lúc đầu. Không cần phải quá đi vào chi tiết trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài này, chúng ta chỉ lấy thí dụ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ Georges Washington, và những người tiếp đó, không tham quyền cố vị. Đây đã là một điểm quan trọng của một chế độ tốt, vì ngay dù có một hiến pháp tốt, mà giới lãnh đạo tham quyền cố vị, chỉ nghĩ đến bản thân hay gia đình, không thèm áp dụng, không nghĩ đến tu bổ, thì cũng chỉ là vô giá trị.

Thật vậy, nếu chúng ta đọc kỹ hiến pháp Hoa Kỳ, thì không có một đạo luật nào cấm người tổng thống ra tái ứng cử lần thứ ba. Nhưng bắt đầu từ Washington, ông chỉ ra tái ứng cử lần thứ nhì rồi thôi, và từ đó gần như tất cả những vị tổng thống kế tiếp cũng chỉ ra tranh cử hai lần, ngoại trừ ông Franklin Roosevelt ra tranh cử 4 lần, lần thứ tư vào năm 1944, vừa mới thắng cử xong thì ông chết. Phải đợi mãi đến năm 1967, dưới thời tổng thống Johnson, mới có tu chỉnh Hiến pháp, mang số XXII, theo đó “Nul ne pourra être élu à la présidence plus de deux fois…” (Không ai có thể ra tranh cử tổng thống hơn 2 lần…)

Đây là một điểm rất quan trọng cho tinh thần dân chủ của một chế độ, ngược lại những chế độ độc tài, giới lãnh đạo cố bám víu vào quyền hành cho đến chết, vì bệnh hoạn hay vì bị lật đổ như chúng ta thấy qua những chế độ độc tài hiện tại, hơn thế nữa còn có tính cách cha truyền con nối như ở Bắc Hàn, Cuba, hay qua cảnh “Gia tộc”, như ở Trung cộng và Việt Nam.



4- Nhờ Hoa Kỳ có một nền giáo dục tốt ngay từ lúc đầu

Chế độ Hoa Kỳ tốt đẹp là ngay từ lúc đầu lập quốc, đã có một nền giáo dục khá, mà người chính tạo lên nền giáo dục đó, không ai hơn là tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập, Tho-mas Jefferson.

Thật vậy, như trên đã nói, ông là người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Pháp thời trước Cách mạng Pháp. Ông là bạn thân với rất nhiều người trong nhóm soạn ra quyển Tự điển Bách Khoa như Voltaire, Diderot, d’Alembert và đặc biệt với Marquis de Condorcet (1743–1794).

Condorcet, quí tộc, hầu tước, nhưng theo Cách mạng Pháp 1789, tuy nhiên bị ruồng bỏ sau đó. Ông là triết gia, nhà toán học lúc 25 tuổi, được bầu vào Hàn lâm viện Khoa học Pháp vào tuổi này và trở nên Thư ký vĩnh viễn. Ông chống luật tử hình, chống chế độ nô lệ và tranh đấu cho quyền bình đẳng của con người. Nhưng ông cho rằng: “Bình đẳng không phải là cào bằng từ trên xuống dưới” như quan niệm của Marx và những người Cộng sản, mà là xây dựng từ dưới lên trên, dựa vào khoa học, giáo dục và giới trẻ. Trong thời gian đầu của Cách mạng Pháp, là nghị sĩ, ông đã đề nghị một đạo luật về giáo dục, theo đó một nền giáo dục tốt phải là một nền giáo dục hướng thượng, nhân bản, toàn cầu và đại chúng; tất cả mọi trẻ em, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đến tuổi đi học, đều được đi học, ít nhất đến bậc phổ thông. Nhà nước có bổn phận thi hành luật lệ này. Chính vì vậy mà ông được coi như là cha đẻ của nền giáo dục hiện đại.

Người áp dụng luật lệ này cho Hoa Kỳ chính là bạn của ông, ông Thomas Jefferson và cũng là người đã vẽ kiến trúc và lập ra Đại học Virginie. (1)

Ngày hôm nay, nền giáo dục Hoa Kỳ đã bắt đầu xuống dốc, nhất là ở bực tiểu học và trung học, nhưng Hoa Kỳ vẫn đứng đầu trên bực đại học, vẫn là nơi qui tụ nhiều nhân tài và bác học nhất.



5- Hoa Kỳ có một giai tầng sĩ phu, trí thức tốt.

Từ một nền tảng triết lý, đạo đức tốt đẹp, đến từ tinh hoa của Âu châu, dựa trên những nguyên lý đạo đức nhân bản, toàn cầu, cổ truyền, đúng với cả đông và tây, nhờ một hiến pháp tốt, một giai tầng lãnh đạo tốt và một nền giáo dục tốt, tất nhiên nẩy sinh ra một giai tầng trí thức tốt.

Để nói về lịch sử giai tầng trí thức và những nhân vật trí thức Hoa Kỳ thì rất dài dòng, ở đây, chỉ xin phép nói đến trí thức hiện đại, nhất là từ thời gian sắp chấm dứt Chiến tranh lạnh cho tới ngày hôm nay; và tôi chỉ xin mạo muội, có thể là chủ quan, kể một vài người.

Từ gần sau Chiến tranh Lạnh đến giờ, có 4 tên tuổi ảnh hưởng mạnh đến thời cuộc là: Paul Kennedy với quyển sách The Rise and Fall of the great Powers, Francis Fukuyama với quyển sách The End of History and the Last Man, Samuel Hungtington với quyển The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, và Gene Sharp với quyển From Dictator-ship to Democracy.

Chúng ta cùng nhau đi sâu vào 4 tác giả với 4 quyển sách này:

Paul Kennedy với quyển Sự Hình thành và Kết thúc của những Đế quốc, với tiểu đề “Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000” (Sự thay đổi kinh tế và tranh chấp quân sự từ năm 1500 đến năm 2000).

Cái nhìn của Paul Kennedy cũng là cái nhìn của Karl Marx. Theo Marx thì hạ tầng cơ sở kinh tế bao gồm sức sản xuất (Forces productives) và tương quan sản xuất (Rapports de production) quyết định thượng tầng, bao gồm hình thái tổ chức xã hội hay thể chế chính trị, văn hóa, triết lý và tôn giáo. Paul Kennedy đã thay thế hạ tầng cơ sở kinh tế bằng tổng sản lượng kinh tế quốc gia và thượng tầng là hình thức đế quốc. Theo ông, thì có một sự liên hệ, chữ ông dùng là “Corrélation”, giữ sự tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia và sự hình thành hay sụp đổ của những đế quốc mà ông đã bỏ công nghiên cứu từ thế kỷ thứ 16 đến hết thế kỷ 20, theo đó, nhất là đối với những quốc gia lớn, nếu tổng sản lượng quốc gia tăng đều trong một thời kỳ, thì sẽ xuất hiện “đế quốc”; có nghĩa là quốc gia đó sẽ có ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Ông ví tổng sản lượng quốc gia như nền móng, trên đó được xây dựng lên hình thái đế quốc, tức sự tiêu xài về chính trị, quân sự. Nếu sự tiêu xài này quá lớn và tăng quá nhanh, khiến sự tăng trưởng kinh tế theo không kịp, thì sẽ đè nặng lên hạ tầng, đưa đến sự sụp đổ của đế quốc, điển hình và rõ nhất là sự sụp đổ của đế quốc Pháp thời Napoléon (1804–1815).

Quyển sách này được nhà xuất bản Random House phát hành vào năm 1988 và đã trở thành quyển sách bán chạy nhất thế giới vào lúc bấy giờ và người ta có thể nói là nó đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến 2 đại cường quốc lúc bấy giờ là Hoa Kỳ và Liên Sô.

Thực vậy, ngoài việc phân tích sự hình thành và sự sụp đổ của những đế quốc trên thế giới dựa trên tổng sản lượng kinh tế quốc gia, ông còn mang theo một thông điệp là cảnh cáo 2 chính quyền của 2 đại cường quốc Hoa Kỳ và Liên Sô là nếu cứ tiếp tục chạy đua vũ trang, thì đế quốc sẽ sụp đổ.

Chính vì lẽ đó, mà người ta thấy chính quyền Hoa Kỳ của Reagan, nhiệm kỳ đầu (1980-84) chủ trương chạy đua vũ trang với cả chương trình Chiến tranh các vì sao (Starwar); nhưng vào nhiệm kỳ nhì (1984-88), thì chủ trương hoàn toàn trái ngược lại là tài giảm binh bị.

Chính quyền Liên Sô của Gorbat-chev cũng vậy. Tuy nhiên có người đưa ra giả thuyết rằng đây là một trong những lý do chính đưa đến sự sụp đổ của Liên Sô. Họ ví nước này như một anh lực sĩ yếu, cố thi đua chạy với Hoa Kỳ, đến khi ngừng chạy, thì kiệt sức, rồi chết.

Không ai chối cãi rằng quyển sách này có một ảnh hưởng rất lớn trên thế giới, cho tới cả ngày hôm nay, như một số nhà bình luận cho rằng với sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng, thì nước này sẽ “dẫn đầu thế giới” trong tương lai.

Thực ra thì sự tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong nhiều yếu tố để tạo thành hay đưa đến sự thành hình của một đế quốc. Đó là điều kiện tất yếu, nhưng chưa đủ để quyết định.

Tôi xin lấy ngay những con số của quyển sách để chứng minh, như vào năm 1830, tổng sản lượng của Tàu là 29,8% so với tổng sản lượng thế giới (gần 1/3) (Paul Kennedy–The Rise and Fall of the Great Powers, trang 190. Nhà xuất bản Random House–1988), thế mà đế quốc Tàu (nhà Thanh) đang trên đà sụp đổ. Chỉ 10 năm sau thì Liệt Cường xâu xé nước Tàu, trước đó đã chèn ép ở những vùng duyên hải như Quảng Đông.



Ngày hôm nay chỉ dựa vào sự tăng trưởng sản lượng kinh tế để tiên đoán sự trỗi dậy của Tàu thì cũng chưa đủ, còn cần những yếu tố khác.

Paris ngày 25/04/2013

(1) Xin đọc thêm bài Công bằng không phải là cào bằng từ trên xuống dưới và những bài về Hoa Kỳ, và về phê bình lý thuyết của Marx, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

(còn tiếp một kỳ)
Xin mời ghé xem và ghi tên gia nhập Khối 8406 tại http://khoi8406vn.blogspot.com



Nhân mấy hốm nay có nhiều bài viết về hiến pháp Việt Nam trên mạng, tôi đọc và sửa lại đôi chút bài viết này để xin phát biểu cái nhìn của mình. Tôi chỉ chú trọng đến những thay đổi cơ bản và đột ngột của các văn bản hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 và tôi sẽ không bàn đến tính cách hợp hiến hay không hợp hiến cũng như giá trị pháp lý của những văn bản nêu trên.

Trước tiên tôi cũng xin được phép nói qua về hai chữ “hiến pháp”. Theo một số các chuyên gia về luật và các nhà soạn thảo hiến pháp, hiến pháp của một quốc gia là một hợp đồng hay có thể gọi nôm na là giao kèo giữa người dân và nhà cầm quyền. Giao kèo này quy định việc gì mỗi bên được làm và không được làm, nhưng quan trọng hơn hết là giao kèo đó giới hạn quyền lực của nhà cầm quyền trong khi quản lý việc nước. Nhìn trên phương diện ba quyền biệt lập (tam quyền phân lập) theo cấu trúc của sự phân chia quyền lực minh bạch ở những nước dân chủ Tây phương (những quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp), quốc hội là cơ quan lập pháp quy tụ toàn thể dân biểu đại diện dân có quyền soạn thảo, sửa đổi và bổ sung hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây phải nói ngay là hiến pháp dù có hay cách mấy mà không được tôn trọng thì tính cách dân chủ hay việc giới hạn quyền lực của nhà nước cũng bị lung lay.

Đi ngược dòng lịch sử, chúng ta biết rằng tư tưởng dân chủ và các cố gắng nhằm xây dựng một hiến pháp dân chủ cho Việt Nam đã manh nha từ những năm đầu của thế kỷ thứ 20 (xin đọc lại những tác phẩm của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, v.v…) và những tư tưởng này đã từng là ngọn đuốc soi đường cho nhiều đảng phái chính trị Việt Nam. Văn bản hiến pháp 1946 ra đời vào cuối tháng 11 năm 1946 có thể coi là một điểm son trong quá trình xây dựng dân chủ ở nước ta.

Hiến pháp 1946 đã được xây dựng trên 3 nguyên tắc dân chủ có thể cho là tiến bộ vào thời điểm đặc biệt của cuộc tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam: đoàn kết dân tộc, bảo đảm các quyền tự do căn bản và xây dựng một nhà nước pháp trị. Bản hiến pháp này có đủ những điều khoản ghi rõ quyền tự do bầu cử và ứng cử, quyền tư hữu của công dân và nhất là quyền phúc quyết của người dân (trưng cầu dân ý) về văn bản hoặc bất cứ điều khoản nào của hiến pháp. Văn bản 1946 ghi rõ các quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ngoài nước. Ngoài ra khi tòa án (tức là quyền tư pháp) chưa quyết định thì nhà nước không được bắt bớ và giam cầm người dân. Nhà ở và thư tín của công dân VN không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.

Tuy nhiên hiến pháp 1946 cũng có vài kẽ hở. Một trong những kẽ hở quan trọng, theo các nhà chuyên soạn thảo luật, là Hiến pháp 1946 đã không đề ra một cơ quan có thẩm quyền phán quyết về tính cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật hoặc những nghị quyết do nhà cầm quyền ban hành.

Kẽ hở thứ hai của Hiến pháp 1946 là điều khoản “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc”. Điều khoản này đặt Chủ tịch nước lên trên cả hiến pháp và hình như có tính cách sửa soạn sự “lên ngôi” của một lãnh tụ đảng.

Và sự ra đời của hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể được xem như kết quả của một tư duy Cộng sản vẫn từng nhen nhúm âm ỉ từ lâu nhưng nay mới có cơ hội thành hình. Các từ ngữ như đảng Cộng sản Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, v.v... đã đột ngột xuất hiện trong hiến pháp 1959. Và hiến pháp 1946 hoàn toàn không còn dấu tích trong văn bản hiến pháp 1959. Xin chép lại dưới đây một phần của văn bản 1959:

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiến đã giành được thắng lợi vĩ đại… Nhưng đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức lại gây chiến tranh xâm lược hòng cướp nước ta và bắt nhân dân ta làm nô lệ một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn thể nhân dân ta đoàn kết một lòng đứng lên đánh giặc cứu nước… Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam DCCH và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà”…

Rồi việc gì đến sẽ đến, sau năm 1979, tức là sau cuộc xung đột đẫm máu giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho ra đời hiến pháp 1980 với những lời nhập đề hoàn toàn mới. Xin chép lại đây một đoạn của lời mở đầu:

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đi con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân ta đã lần lượt chiến thắng bọn đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân… nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây-Nam và chống bọn bá quyền TQ ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình….”.

Năm 1986, Tổng Bí Thư (TBT) đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn qua đời. Cùng năm đó đại hội 6 của đảng Cộng sản Việt Nam bầu ông Nguyễn Văn Linh làm TBT. Ông Nguyễn Văn Linh là một thành viên kỳ cựu của chi nhánh Nam Bộ của đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Linh đã từng bí mật sang Trung Quốc (TQ) gặp gỡ Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông trong thời kỳ chiến tranh Nam Bắc Việt Nam trước 1975. Từ năm 1986 ông Linh đã có những cuộc gặp gỡ với đại sứ TQ ở Việt Nam tại Hà Nội (Đại sứ Trương Đức Duy) ngay sau khi lên chức TBT. Những cuộc gặp gỡ này không ngoài mục đích sửa soạn cho một cuộc gặp gỡ bí mật giữa ông Nguyễn Văn Linh và TBT Đảng Cộng sản TQ là ông Giang Trạch Dân vào năm 1991 tại Thành Đô (Tứ Xuyên, TQ). Một năm sau cuộc gặp gỡ ở Thành Đô, TBT mới của Việt Nam (thay ông Linh) là ông Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt chính thức công du Trung Quốc.

Hiến pháp 1992 ra đời ngay sau chuyến công du này và từ nay các từ ngữ ám chỉ đến bọn bá quyền TQ đã được hoàn toàn lấy đi:

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… nhân dân các dân tộc nước ta đã liên tục chiến đấu, với sự giúp đỡ quí báu của bè bạn trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và đế quốc, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân”.

Tháng 2 năm 1999, lãnh tụ hai nước Việt Nam và TQ công bố một tuyên cáo chung xác định mối giao hảo mới giữa TQ và Việt Nam trong đó 16 chữ vàng xuất hiện. Từ nay hai nước sẽ có một mối quan hệ mới có tính cách “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, và hợp tác toàn diện”.

Những sự kiện xảy ra gần đây, từ chuyện lấn áp của TQ trong việc chia cắt biên giới Việt Trung, cho đến những cuộc xâm lấn biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy người bạn láng giềng phương Bắc không phải là một người bạn tốt. Mộng bành trướng của đế quốc TQ là một hiện thực.

Sự rụt rè và thiếu cứng rắn trong việc chống đối những thao túng của TQ ở Biển Đông hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy có điều gì không ổn và vô cùng bí ẩn. Đó là chưa kể việc cấm dân không được biểu tình chống đối TQ cũng như việc dùng công an và côn đồ xã hội đen đàn áp những người tham dự các cuộc xuống đường này. Về phía Bắc Việt Nam, những bia mộ tưởng niệm những chiến tích của quân đội Việt Nam sau trận chiến đẫm máu với TQ năm 1979 cũng dần dà bị nhà nước VN xóa đi.

Bản báo cáo hàng năm của cơ quan Human Rights Watch năm 2012 (World Report 2012) về Việt Nam ghi nhận rõ ràng nhà nước Việt Nam có sách nhiễu và khủng bố những người lên tiếng kêu gọi dân chủ và nhân quyền cũng như những người xuống đường chống việc xâm chiếm biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam bởi TQ:

Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa. Các nhà văn, blogger và các nhà vận động nhân quyền độc lập – những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, phát hiện quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ thường xuyên bị công an sách nhiễu, theo dõi gắt gao, bị giam giữ biệt lập trong thời gian dài đồng thời không được tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, và bị xử với các mức án ngày càng nặng hơn với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia. Công an thường tra tấn can phạm để ép nhận tội và, trong một số vụ việc, đã sử dụng vũ lực quá mức khi đối phó với những cuộc biểu tình đông người phản đối việc cưỡng chiếm nơi ở, thu hồi đất đai hay bạo hành của công an. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 bị công an giải tán, những người tham gia biểu tình bị đe dọa, sách nhiễu, và một số trường hợp bị tạm giam trong một vài ngày. Đại hội đảng CSVN lần thứ 11 tổ chức vào tháng 01 năm 2011 và cuộc bầu cử Quốc hội do nhà nước dàn dựng vào tháng 05 đã xác lập các vị trí lãnh đạo của đảng Cộng sản và chính phủ trong năm năm tiếp theo. Qua cả hai sự kiện nói trên, không hề thấy có dấu hiệu của bất kỳ một sự cam kết nghiêm túc nào nhằm cải thiện thành tích nhân quyền kém cỏi của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình vào tháng Bảy, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Công an và những nhân tố bảo thủ khác.


NGÀY MAI CÁC EM RA TÒA

Tôi biết chắc vẫn nụ cười rạng rỡ
Mắt trong veo và dũng cảm đầy lòng
Ngày mai các em ra tòa
Có thể người ta nói “các em nhận tội”
Để cho lũ chó nó “khoan hồng”


Nhưng yêu nước thì làm gì có tội
Yêu tự do và chấp nhận gông cùm
Các em thắp đuốc để soi đường lú lẫn,
Chỉ một nụ cười làm sáng lại non sông.

Vì tương lai đất nước, Chống tham nhũng. 


Vì danh dự dân tộc, Chống giặc Tầ
u"
Những tấm truyền đơn mang lời hiệu triệu
Để người và quê hương 
Mãi mãi tựa nương nhau.


Bọn lang sói sẽ làm trò đạo mạo
Lại vì nhân dân, vì đoàn kết…lu bu
Thứ láo toét cứ đong đầy cáo trạng
Và các em hiên ngang đi vào chốn lao tù.


Vũ Bất Khuất  15-05-2013


Chỉ cần một đoạn văn ngắn của cơ quan Human Rights Watch cho năm 2012 cũng đủ để nói lên một chuỗi liên tục những ngày sống trong kềm kẹp và sợ hãi của người dân trong nước. Một bất hạnh lớn cho cả một dân tộc.

Sự thao túng độc quyền về cách cai trị cũng như những đàn áp đầy bạo lực gần đây nhất với các vụ cưỡng chế đất đai cho thấy Độc lập–Tự do–Hạnh phúc là những khát vọng vẫn còn rất xa vời.

Khảo sát sự thay đổi đột ngột của những văn bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, chúng ta có thể kết luận hiến pháp Việt Nam hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh chính trị có tính cách nhất thời. Sự thay đổi xoành xoạch này cho thấy hiến pháp Việt Nam là một giao kèo lỏng lẻo và hời hợt. Thêm vào đó, cách quản lý độc đoán với một nền cai trị pháp quyền dưới sự kiểm soát của nhà nước hiện nay trong nước chắc chắn sẽ đưa đến những cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng hơn trong tương lai.

Và nếu chúng ta đọc kỹ bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng (TBT NPT), đọc trước hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 02-05-2013 tại Hà Nội, chúng ta có thể tiên đoán rằng những thay đổi sắp đến của Hiến pháp 1992, nếu có, như nhà nước vẫn đang kêu gọi dân chúng đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, sẽ chỉ đi vào những chi tiết nhỏ thôi. Phần quan trọng nhất mà đa số các nhà trí thức trong và ngoài nước kêu gọi (tỉ dụ Kiến nghị 72), cũng như đa số các hội đoàn Công giáo và Phật giáo trong và ngoài nước kêu gọi, sẽ không được nhà nước coi trọng và bàn đến. Tôi xin chép lại một phần của bài phát biểu của ông TBT NPT dưới đây để chứng minh cho điều tôi vừa viết:



Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng CSVN lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản HP trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao. Đối với những vấn đề mới hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, Trung ương cần xem xét, trao đổi thật kỹ để có phương án tiếp thu, giải trình phù hợp.

Những ai còn mơ về một cơ chế chính trị đa nguyên đa đảng, trong đó không có chỉ một đảng cai trị như ở Việt Nam hiện nay, xin cứ tiếp tục mơ. Vì lấy đi “Điều 4 của Hiến pháp 1992” sẽ không được đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay chấp nhận.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của nhà nước Việt Nam nghe thì kêu to nhưng trong ruột thực ra trống rỗng. Ai không tin chỉ việc đọc lại lời phát biểu của TBT NPT trước hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản VN khóa 7 tại Hà Nội.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.





1- Quyết định bỏ thi môn sử năm nay

Ngày 29-3-2013, Bộ Giáo dục Đào tạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố quyết định về các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, theo đó sẽ không thi môn lịch sử.

Đây là một quyết định hết sức quan trọng chẳng những trong việc học hành mà cả về phương diện chính trị, vì ai cũng biết chủ nghĩa Cộng sản (CS) rất chú trọng đến ngành sử học. Các ông tổ CS đã xây dựng cả một hệ thống duy vật sử quan để giải thích sự biến chuyển của lịch sử nhân loại, sự phát triển của xã hội loài người. Cộng sản Việt Nam (CSVN) tất nhiên rất chú trọng đến duy vật sử quan và đặc biệt chú trọng đến lịch sử cận và hiện đại, từ khi Hồ Chí Minh gia nhập đảng CS Pháp năm 1922 cho đến ngày nay.

Cộng sản thành lập nhiều tổ chức chuyên môn nghiên cứu lịch sử do đảng CSVN điều khiển, như Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Viện Sử học, Hội Khoa học Lịch sử, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam… Ở mỗi địa phương, còn có ban Nghiên cứu Lịch sử địa phương.

Cộng sản sử dụng lịch sử và môn lịch sử ở trường học làm phương tiện tuyên truyền với dân chúng, nhồi sọ học sinh về chủ nghĩa CS, về lý thuyết Mác-Lê, về Đệ tam Quốc tế CS, về các lãnh tụ CS, nhất là Hồ Chí Minh, về phong trào CS thế giới và Việt Nam, về công cuộc phát động quần chúng đấu tranh giai cấp, từ đấu tranh chính trị tiến tới võ trang khởi nghĩa giành chính quyền…

Để tuyên truyền, CSVN không ngần ngại sửa đổi, bóp méo lịch sử Việt Nam một cách bài bản, có hệ thống theo nhu cầu chính trị của đảng CSVN, bịa ra những sử liệu giả để lừa dối quần chúng. Vì vậy, các sách lịch sử CS hay sách giáo khoa môn lịch sử CS phải do những đảng viên CS soạn.

Vì tính cách quan trọng về chính trị của môn học lịch sử, nên chắc chắn bộ GD-ĐT không dám và không thể tự mình quyết định việc bỏ thi môn lịch sử năm nay, mà quyết định nầy phải phát xuất từ một cấp cao hơn, như ban Tuyên giáo (Tuyên truyền, giáo dục) Trung ương đảng CSVN, ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đảng CSVN, hay ban Bí thư Trung ương đảng CSVN, và ngay cả bộ Chính trị đảng CSVN. Như thế, phải có một lý do quan trọng hoặc chưa giải quyết được nên lãnh đạo CSVN mới quyết định bỏ thi môn lịch sử năm nay.

Việc bỏ thi môn lịch sử ở trung học năm nay kéo theo nhiều hệ lụy cho môn lịch sử trong các năm kế tiếp, ví dụ sang năm học 2013-2014, có thi môn lịch sử hay không? Thi hay không thi đều phải báo cho học sinh biết từ đầu năm học để học sinh lo học thi. Học mà không thi thì học làm gì? Nếu không thi mà bắt buộc phải học, chắc chắn học sinh chẳng những không học mà còn kiếm cách trốn học giờ lịch sử.

Giả thiết như sang năm học mới, bộ GD-ĐT ra lịnh thi lại môn lịch sử, thì việc buộc học sinh học lại giờ lịch sử cũng sẽ rất khó khăn, bởi vì các em sẽ tiếp tục nghi ngờ tự hỏi có thi hay không mà học? Học cho mệt rồi không thi thì sao?

Một vấn đề nữa là môn lịch sử các lớp dưới sẽ như thế nào? Học hay không học? Học sinh Việt Nam hiện nay trong nước nổi tiếng là kém môn lịch sử vì các em không chịu học môn nầy. Sau vụ bộ GD-ĐT bất ngờ bỏ thi môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay, chắc chắn môn lịch sử sẽ bị xem thường hơn nữa, xuống cấp hơn nữa.

Cuối cùng, chúng ta thử tưởng tượng một đất nước mà từ trên xuống dưới không học môn lịch sử của nước mình thì sẽ như thế nào? Công dân không biết lịch sử nước mình thì chuyện gì sẽ xảy ra? Lúc đó lấy gì để rèn luyện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tự hào tổ quốc? Điểm đáng nói, trên thế giới ngày nay, không có một nước nào mà học sinh không học môn lịch sử nước mình cả. Và cũng không có nước nào trên thế giới mà học sinh không thi tốt nghiệp môn lịch sử nước mình như VN năm nay.

2- Giáo khoa là pháp lệnh.

Nói đến thi cử là nói đến giáo dục. Giáo dục ở đây là giáo dục của chế độ CSVN. Nói đến giáo dục CSVN là phải nói đến ba phạm trù quan trọng: 1) Giáo dục phục vụ nhân dân, phục vụ chính trị tức phục vụ chế độ. 2) CS chủ trương giáo dục con người trở nên “hồng hơn chuyên”, tức đào tạo con người nặng tính đảng, biết vâng lời đảng CS hơn là giỏi chuyên môn, biết tự do suy nghĩ. 3) Sách giáo khoa là pháp lệnh; giáo viên bắt buộc phải giảng dạy theo đúng sách giáo khoa, không được đi ra ngoài giáo khoa. Học sinh cũng chỉ học đúng theo giáo khoa, không bàn cãi những gì chẳng nằm trong giáo khoa. Chủ trương nầy nằm trong chính sách độc tài toàn trị của CSVN.

Trong nền giáo dục phục vụ chính trị, ngoài giờ chính trị (học về chủ nghĩa CS), thì môn lịch sử liên hệ nhiều đến chính trị, nhất là lịch sử cận và hiện đại liên hệ đến hoạt động của đảng CSVN, nên chủ trương “giáo khoa là pháp lệnh” càng được áp dụng triệt để với môn học lịch sử trung học. Giáo viên và học sinh dứt khoát không được ra khỏi sách giáo khoa. Những bộ giáo khoa sử CS có những đặc tính sau đây:

Thứ nhất, ứng dụng duy vật sử quan, các sách sử CS giải thích rằng đấu tranh giai cấp là động lực làm cho xã hội biến chuyển và tiến bộ, nên các sách sử CS rất chú trọng đến việc đấu tranh giai cấp. Do ảnh hưởng của Mao Trạch Đông, CSVN luôn luôn đề cao vai trò của nông dân, mà CS xem là giai cấp tiên phong trong các cuộc cách mạng xã hội VN. Hầu như những biến động trong lịch sử Việt Nam đều được các bộ sử CS gán cho nhãn hiệu nông dân, kể cả nhà Tây Sơn cũng được gọi là nông dân khởi nghĩa, trong khi thực chất gia đình nầy sống bằng nghề buôn trầu giữa miền núi và miền đồng bằng, và Nguyễn Nhạc là một viên chức thâu thuế của chúa Nguyễn ở rừng núi Tây Sơn.

Thứ hai, các sách sử CS luôn luôn phê phán, chỉ trích, chê trách các nền quân chủ Việt Nam là phong kiến, đàn áp, bóc lột nhân dân và nông dân Việt Nam. Đặc biệt các bộ sử CS lên án nặng nề và kết tội triều đại nhà Nguyễn, quan chức nhà Nguyễn là đã bán nước, đầu hàng Pháp, làm tay sai và bù nhìn cho Pháp... Ngoài ra, các bộ sử nầy kết án các chính thể quốc gia Việt Nam, VN Cộng hòa, công chức và quân nhân hai chính thể nầy là Việt gian, phản động, tay sai ngoại bang, tay sai đế quốc Mỹ...

Thứ ba, xuyên suốt trong các sách sử CS, các soạn giả CS luôn luôn ca tụng chủ nghĩa CS, chủ nghĩa Mác-Lê, đấu tranh giai cấp, ca tụng Hồ Chí Minh, đảng CSVN... Các soạn giả, giáo sư đại học, giáo viên trung tiểu học, học sinh đại học và trung tiểu học chỉ nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong khung lịch sử mà Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đảng CSVN vạch ra. Họ tự do ca tụng đảng CS, chủ nghĩa CS, tự do đả kích chế độ quân chủ, đả kích chủ nghĩa tư bản, và không được bước ra khỏi giới hạn đã định.

Từ khi đảng CSVN cầm quyền năm 1945, đến cuối thế kỷ 20, CSVN chỉ có một bộ thông sử duy nhất là bộ Lịch sử Việt Nam do Ủy ban Khoa học Xã hội soạn. Bộ nầy gồm hai tập. Tập I không đề tên tác giả, Nxb. Khoa học Xã hội ấn hành năm 1971, ghi ngay ở trang 2 rằng: “Sách biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam”. Sách nầy soạn lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương đến thời Pháp thuộc. Tập II do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, cùng 4 tác giả. Mở đầu “Lời nhà xuất bản” có câu sau đây: “Nội dung tập II viết theo đề cương của đồng chí Chủ biên Nguyễn Khánh Toàn và được đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho những ý kiến và tư tưởng chỉ đạo.” Cả hai ghi chú nầy cho thấy CSVN rất chú trọng và kiểm soát gắt gao việc soạn thảo và viết lại lịch sử Việt Nam.

Ngoài Trường Chinh, Nguyễn Khánh Toàn là đảng viên CS kỳ cựu, từng theo học tại Học viện Đông phương ở Moskow (Liên Xô) từ năm 1928 đến 1931. Nguyễn Khánh Toàn là người đã du nhập triết lý giáo dục của Liên Xô vào VN là giáo dục phục vụ nhân dân, phục vụ chính trị tức phục vụ chế độ, khi ông làm thứ trưởng Bộ Giáo dục năm 1946. Lịch sử VN tập II viết về những cuộc tranh đấu chống Pháp cho đến năm 1945.

Vào cuối thập niên 90, xuất hiện thêm bộ Đại cương Lịch sử Việt Nam gồm ba tập do Nxb. Giáo Dục ấn hành. Tập I do GS Trương Hữu Quýnh chủ biên; tập II do giáo sư Đinh Xuân Lâm chủ biên và tập III do Phó giáo sư Lê Mậu Hãn chủ biên. Riêng tập III viết từ 1945 đến 1995, xuất bản năm 2001, hết lời ca tụng những thành quả to lớn của “cách mạng” CS, những “chiến công thần thánh” của quân đội nhân dân, ca tụng đảng CSVN tài tình, các lãnh tụ CSVN sau Hồ Chí Minh đã thống nhất đất nước (?).

Ngoài hai bộ sách trên đây, còn có vài sách sử viết về một số giai đoạn do nhu cầu của đảng CS. Dựa trên các bộ sử nầy, giáo sư, giáo viên soạn sách giáo khoa sử các lớp cho học sinh đại học và trung tiểu học. Ai được cho phép soạn thì mới được soạn và phải được kiểm duyệt thật chặt chẽ. Nếu không đúng đường lối đảng thì không được phép in, và đã lỡ in mà bị phát hiện sai trái thì bị tịch thu ngay.



3- Thông tin rộng mở, sự thật tái hiện.

Chế độ CS là chế độ độc tài toàn trị, kiểm soát gắt gao tất cả các thông tin liên lạc. Sách vở báo chí trong nước đều viết theo chỉ thị đảng, dưới sự “chỉ đạo” chặt chẽ của ban Tuyên giáo, ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đảng hay ban Bí thư Trung ương đảng, nhằm phục vụ chính sách, chủ trương của đảng CSVN. Các sách giáo khoa sử liên hệ đến thời sự chính trị chắc chắn còn bị kiểm soát gắt gao hơn.

Từ giữa thập niên 80 thế kỷ qua, một số biến chuyển quan trọng diễn ra làm cho việc tuyên truyền của CS gặp khó khăn: 1) CSVN gặp khó khăn về kinh tế nên phải dần dần đổi mới, mở cửa từ khoảng từ năm 1985 trở đi. 2) Khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên 90. 3) Sự bùng nổ của mạng lưới thông tin quốc tế (Internet). Thông tin thế giới tràn vào Việt Nam qua nhiều cách khác nhau. 4) Cộng đồng Người Việt Hải ngoại càng ngày càng lớn mạnh, đưa đến ba tác động quan trọng: Gởi tiền về giúp thân nhân trong nước. Một số người Việt về Việt Nam du lịch. Người Việt Hải ngoại chuyển thông tin về trong nước. Sự giao lưu trong ngoài là cơ hội làm cho người trong nước hiểu rõ hơn tình hình đất nước. 5) VN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) ngày 11-1-2007, mở rộng giao thương với các nước trên thế giới.

Từ đó, tin tức, sách báo, thông tin từ nước ngoài càng ngày càng tràn ngập vào Việt Nam, nhất là qua đường Internet. Dầu CSVN hết sức cố gắng thiết lập bức tường lửa để ngăn chận, nhưng đây là công việc “lấy thúng úp miệng voi”, không thể nào ngăn chận hết các nguồn tin tức. Internet thường trực trên không gian, mọi người đều có thể truy cập nếu có điều kiện hoặc cơ hội. Máy computer và các loại máy thông tin liên lạc khác, kể các loại phone tối tân chụp hình, thâu âm, càng ngày thông dụng ở Việt Nam.

Các sự kiện lịch sử đã bị CS bóp méo, dối trá, bịa đặt dần dần tái hiện nguyên hình, trở lại với sự thật trong quá khứ. Từ đó những tuyên truyền, bịa đặt trong các sách sử CS hoàn toàn trở nên vô giá trị, từ những chuyện nhỏ như chuyện “đuốc sống” Lê Văn Tám, đến chuyện lớn như chuyện Hồ Chí Minh chẳng những không còn tuyên truyền được, mà CS cũng không còn che giấu được. Tất cả những biến cố lớn nhỏ đều được đưa lên Internet. Thậm chí tấm hình ngày 30-3-2007, công an CS bịt miệng Lm Nguyễn Văn Lý trước Tòa án Huế, mà vẫn du lịch khắp thế giới trên Internet nhanh chóng dễ dàng.

Sự thật lịch sử làm cho dân chúng trong nước bừng tỉnh, nhất là giới thanh niên, sinh viên, học sinh, khiến họ hết tin tưởng ở chế độ CS, ở những tuyên truyền của CS, và ở sách sử CS cũng như giáo khoa sử CS. Đó là lý do chính khiến học sinh Việt Nam ngày nay chán học môn lịch sử. Theo phát biểu của giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tại Lễ vinh danh học sinh đoạt giải quốc gia môn sử được tổ chức sáng ngày 5-4-2013 tại Văn miếu Quốc Tử giám (Hà Nội), thì chưa đến 10% học sinh giỏi môn lịch sử ở bậc trung học trên toàn quốc chọn học môn lịch sử ở bậc đại học. (http://giaoduc.net.vn ngày 4-5-2013.)

Gần đây, lại xảy một số sự kiện càng làm cho CSVN thêm khó khăn. Đó là việc CSVN đầu hàng CS Trung Quốc, ký mật ước Thành Đô (Trung Quốc) năm 1990, rồi ký các hiệp ước nhượng đất (ải Nam Quan), nhượng biển (vịnh Bắc Việt) cho Trung Quốc, Khi Hải quân Trung Quốc ngang ngược vi phạm hải phận Việt Nam, tấn công ngư dân Việt Nam, người Việt Nam biểu tình phản đối thì bị CSVN đàn áp, bắt bớ, tù đày. Điều nầy đi ngược với truyền thống chống Trung Quốc xâm lăng từ thời Hai Bà Trưng đến thời vua Quang Trung. Làm sao mà thanh niên Việt Nam chịu đựng được?

4- Vì sao bỏ thi môn sử?

Khi được tin Bộ GD-ĐT CSVN bỏ thi môn lịch sử năm nay, nhiều người nghĩ ngay đến bàn tay của Trung Quốc trong quyết định nầy, nhằm xóa bỏ lịch sử Việt Nam, làm cho người Việt mất gốc. Sở dĩ người ta nghĩ đến bàn tay Trung Quốc vì gần đây nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp, bắt giam, tù đày những thanh niêu yêu nước biểu tình phản đối âm mưu xâm lược của Trung Quốc, và nhất là mới xảy ra một hiện tượng không chấp nhận được là việc in cờ Trung Quốc trong sách học vần cho các em thiếu niên Việt Nam do cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hà soạn. Liên tưởng đến sự can thiệp của Trung Quốc tuy có phần hữu lý, nhưng chưa phải là yếu tố quyết định việc bỏ thi môn lịch sử.

Yếu tố chính là đã qua rồi thời kỳ che giấu, bóp méo, xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền cho chế độ CS. Những tuyên truyền xuyên tạc lịch sử không còn hiệu nghiệm. Một khó khăn lớn lao là viết sai các môn khác thì có thể sửa đổi dễ dàng, nhưng viết sai, xuyên tạc lịch sử một cách có hệ thống thì rất khó điều chỉnh. Người ta có thể sửa đổi tương lai chứ không ai có thể sửa đổi quá khứ.

Ngày nay, CSVN không còn lợi dụng lịch sử để tuyên truyền được nữa, mà lại còn bị phản ứng ngược, có hại cho CS. Phải chăng vì vậy bộ GD-ĐT được lệnh bỏ thi môn lịch sử năm nay để chờ đợi tìm kiếm lối thoát? Lệnh nầy phát xuất từ cấp cao hơn bộ GD-ĐT vì bế tắc của ngành lịch sử CSVN không phải chỉ là bế tắc của bộ GD-ĐT, mà còn là bế tắc chính trị của ban Tuyên giáo, ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đảng CSVN, hay ban Bí thư Trung ương đảng, và cả cấp cao nhất nước là bộ Chính trị đảng CSVN.

Bộ Chính trị đảng CSVN hiện nay (năm 2013) đang phải đối phó với quần chúng về kiến nghị đòi hỏi phải hủy bỏ điều 4 hiến pháp 1992. Nguyên văn điều 4 hiến pháp nầy như sau: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật” (Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Những văn bản pháp quy của Nhà nước Việt Nam liên quan đến người VN ở nước ngoài (đến ngày 31-5-1995), 1995, tr. 13.)

Đáp lại, bộ Chính trị đảng CSVN ra lệnh cho các địa phương lấy chữ ký của dân chúng để chống lại kiến nghị trên đây. Với công an trong tay, bộ Chính trị đảng CS muốn bao nhiêu chữ ký cũng có thể có được để chống lại kiến nghị trên, nhưng điều 4 HP 1992 có phần liên quan đến lịch sử thì dù có nhiều chữ ký cách mấy đi nữa cũng không thể sửa được, vì lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, không trở lui được nữa.

Phần lịch sử đó là “...Theo chủ nghĩa Mác-Lênin”, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị Nga vứt vào sọt rác sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991; theo “tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sản phẩm giả hiệu tưởng tượng, mà ngày nay ai cũng biết rồi. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” không khác gì trẻ em đi theo chú Cuội vào đêm trăng rằm. Thầy cô giáo giảng dạy điều nầy ở các lớp trung học còn ngượng miệng, huống gì là các quan lớn trong bộ Chính trị đảng CSVN như giáo sư tiến sĩ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bỏ điều 4 hiến pháp 1992 là một việc hoàn toàn hợp lý, vì từ trước đến nay, chẳng ai cho đảng CSVN được cái quyền là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Chuyện chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như chuyện “tư tưởng” Hồ Chí Minh đã là chuyện cổ tích. Tuy nhiên nếu bỏ điều 4 hiến pháp 1992, nghĩa là bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và bỏ “tư tưởng Hồ Chí Minh” thì còn gì là nền tảng ý thức hệ của CSVN? Còn gì là đảng CSVN? Ngược lại, nếu không bỏ điều 4 Hiến pháp thì đảng CS ăn nói thế nào với dân chúng? Đây là miếng gân gà khó nuốt của CSVN hiện nay.

Tuy chưa tìm ra lối thoát, xem ra các lãnh tụ CSVN vẫn đang còn gân. Trong điều 3 diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương đảng CSVN ngày 2-5-2013, tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo...” Như thế có nghĩa là “vũ như cẩn”. Vẫn như cũ thì CSVN vẫn bế tắc, vì vốn liếng ý thức hệ CS đã hoàn toàn bị phá sản, CS đang lâm vào con đường cùng.

Đảng CSVN gặp bế tắc ý thức hệ, đi vào con đường cùng là chuyện của đảng CSVN. Dân tộc Việt Nam là nạn nhân của CS và phải gánh chịu tai ương độc tài toàn trị của CS quá lâu, đã đến lúc phải vùng lên, tự mình cởi trói và trở lại con đường dân tộc, tự xây dựng tương lai đất nước. Chỉ khi nào đất nước tự do dân chủ, không còn chủ nghĩa CS thì Việt Nam mới có thể tiến bộ được.

(Toronto, 5-5-2013)
Chu Vũ Vương sai người đi quan sát động tĩnh của triều đình vua Trụ. Người quan sát trở về bảo: Triều đình nhà Thương đã loạn rồi.

Vũ Vương hỏi: Loạn đến mức nào? Người quan sát đáp: Người tốt thì không thấy mà người xấu thì đầy đường. Vũ Vương nói: Vẫn chưa phải là thời cơ đã đến.

Người quan sát đi sang nước Thương, ít lâu sau về bảo: Thương triều càng loạn. Vũ Vương hỏi: Loạn đến mức nào ? Người quan sát đáp: Những người hiền đức đều phải bỏ trốn. Vũ Vương nói: Vẫn chưa phải là thời cơ đã đến.

Người quan sát quay lại nước Thương một lần nữa. Ít lâu về bảo rằng: Thương triều loạn lớn rồi. Vũ Vương hỏi: Loạn đến mức nào? Người quan sát đáp: Dân chúng oán ghét thâm gan tím ruột mà không ai dám hé răng. Vũ vương vỗ tay cười nói: Đã đến lúc rồi đó.

Chu Vũ vương tìm đến ông Lã Thái Công bàn mưu phạt Trụ. Lã Thái Công bàn: Tiểu nhân đầy đường thì nhân mạng rẻ rúng, người hiền trốn chạy thì kỷ cương bắt đầu tan vỡ, dân oán mà không dám oán than là chính trị hà khắc đã quá mức, ta đem binh đánh sẽ thắng lớn.

Chu Vũ Vương điểm trên ba ngàn tinh binh tiến đánh nhà Thương, thế như chẻ tre, vài ngày bắt giết được Trụ vương, tiêu diệt nhà Thương.

Xét tình hình chế độ CS hiện nay chẳng khác gì nhà Thương trước đây, người hiền tài muốn bỏ nước ra đi, tiểu nhân đắc chí hoành hành làm xã hội nhiễu nhương, chính trị độc tài hà khắc không có đối lập, xã hội dân sự bị đàn áp, người dân sống trong sợ hãi chỉ lo tìm miếng ăn không màng quốc sự, đất nước an nguy mặc kệ coi như không phải việc của mình, đến đâu thì đến. Nguyên khí quốc gia đã suy vong đến cùng kiệt, xã hội chết lâm sàng vì độc tài, tham nhũng, bất công và nghèo đói lạc hậu, thế hệ trẻ không có tương lai không lý tưởng phục vụ quốc gia dân tộc vì không coi quốc gia dân tộc là của mình chỉ sống bằng hiện tại, não trạng thực dụng ấu trĩ. Tầng lớp lãnh đạo thì sống xa hoa phè phỡn, coi khinh dân chúng như cỏ rác, biến quân đội (lực lượng bảo vệ quốc gia, quyết định sự an nguy của dân tộc và đất nước) thành gia nô cho đảng CS.

Đảng CS coi đất nước này như của riêng mình thì làm sao người dân có ý thức bảo vệ quốc gia, sống và làm việc để phụng sự dân tộc vì một lẽ dể hiểu không ai muốn cống hiến tài năng và xương máu để bảo vệ cái không thuộc về mình, chỉ là bị bắt buộc trong một tình thế nào đó mà thôi.

Danh dự quốc gia và lòng tự hào dân tộc bị xói mòn đến mức phá sản nên mới có những hiện tượng người phụ nữ đi làm điếm khắp nơi nào có thể, công nhân xuất khẩu lao động bỏ trốn không muốn về nước, ai cũng nghĩ và hành động vì chính mình mà không hề nghĩ đến thể diện quốc gia dân tộc.

Lãnh đạo thì hành xử vô liêm sỉ, chính sách đối ngoại mơ hồ nhận thù làm bạn, đem chiêu bài 16 chữ vàng và 4 tốt chụp lên đầu cả dân tộc, biến 85 triệu dân thành một bầy cừu, tầng lớp trí thức thì chỉ biết ăn theo đảng cầm quyền mà không ý thức vai trò cao quý của mình trong xã hội.

Tầng lớp trí thức cũng vàng thau lẫn lộn, những người có thực tài, thực học cũng ngang bằng (thường thường là lép vế) so với những quan chức xài bằng giả, “học giả”. Trí thức bị đối xử như gia nô của đảng, phải quỵ lụy để được tiến thân, trí thức chỉ biết sống vì cơm áo, trí thức bị làm nhục thì tìm đâu ra nhân tài hào kiệt để dẫn đạo nhân dân.

ĐCS giành lấy vai trò độc tôn lãnh đạo, biết lòng dân không phục đảng dùng nhà tù, công an và quân đội để khuất phục dân, khủng bố dân bằng nhiều thủ đoạn cả tinh vi lẫn thô thiển khiến người dân căm giận nhưng không dám hé răng phản kháng. Lâu dần gần 70 năm ở miền Bắc và 38 năm ở miền Nam VN, ĐCS đã biến một dân tộc anh hùng thành một bầy cừu ngoan ngoãn nhẫn nhục, điều này giúp cho ĐCS yên vị trên ngai vàng nhưng đã hủy diệt hào khí quốc gia và niềm tự hào dân tộc, mà hào khí quốc gia và niềm tự hào dân tộc là 2 cột trụ để bảo vệ đất nước và chấn hưng dân tộc. CSVN đã đi theo lộ trình của thực dân Pháp nhưng tàn bạo và hà khắc hơn rất nhiều.

Chính vì vậy mà nguy cơ bị cuốn vào quỹ đạo của Trung hoa là khó tránh được vì một dân tộc một đất nước nhu nhược cầm đầu bởi một đảng cầm quyền không có viễn kiến, không có mưu lược, không có tâm thức và ý chí phục vụ đất nước và cực kỳ tham nhũng, thực dụng thì làm sao có thể tham gia vào cuộc chơi quốc tế đầy rủi ro?

Thế giới là một trường đua, không ai đợi ai, không ai nhường ai, sự thất bại của dân tộc này là cơ hội thành công cho dân tộc khác, chỉ cần chậm chân, sai lầm là phải trả giá, bị vượt qua và chịu thiệt thòi.

CSVN chỉ chạy theo những con số ảo, những thứ danh hão nhằm mục đích tuyên truyền mỵ dân để biện hộ và tìm kiếm sự chính danh và chính đáng cho một đảng cầm quyền độc tôn, độc đoán không được lòng dân như :

– Bằng mọi giá CSVN chiếm cho được vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới (nhưng chưa được). Ai cũng biết rằng xuất khẩu gạo không mang lại nhiều ích lợi cho quốc gia. Bằng chứng cụ thể là người nông dân trở nên nghèo hơn từ vị trí số 1, số 2 này, người nông dân cần giá lúa cao hơn để có thể tiếp tục sản xuất.

Hiện nay chế độ CSVN có số Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ nhiều nhất Đông nam Á, tính bình quân theo đầu người số lượng Giáo sư,Tiến sĩ, Thạc sĩ xếp vào hạng nhiều nhất thế giới?! Điều này không làm thế giới nể phục, chỉ tạo nên sự mỉa mai và cay đắng cho dân tộc khi người cải tiến chiếc máy cắt cỏ thành máy gặt lúa lại là một nông dân!

Chưa bao giờ trong lịch sử, người VN cảm thấy tủi nhục như ngày hôm nay!

CSVN đàn áp mọi ý tưởng và hành động muốn thay đổi sang thể chế dân chủ để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc, họ ngụy biện rằng “dân chủ sẽ dẫn đến hỗn loạn” như Thái Lan, như Đông Âu trước đây.

Nhưng ngày hôm nay Đông Âu đã phát triển ngoạn mục và bền vững, Thái Lan cũng đã ổn định và phát triển tốt đẹp hơn thì họ không nói gì về điều này!

CSVN biện minh rằng VN cần sự ổn định để phát triển kinh tế, nhưng hiện nay tình hình kinh tế sa sút, khủng hoảng, thất nghiệp tràn lan và không có một cơ may nào để thoát khỏi trong những năm sắp tới thì họ lờ đi.

Nhìn thấy sự bế tắc trong lộ trình và chiến lược giữ nước và phát triển lâu dài, nhóm 72 Nhân sĩ trí thức đã góp ý để sửa đổi Hiến pháp sang thể chế dân chủ, Hội đồng Giám mục VN, Giáo hội PGVN thống nhất, Giáo hội PGHHTT đều có cùng một đòi hỏi, một ý chí v.v...

Đặc biệt là những người trẻ chủ xướng Tuyên ngôn công dân Tự do đã thể hiện lòng dân hiện nay, nhân dân VN đã gởi đến đảng CS một Thông điệp rất rõ ràng và mạnh mẽ chưa từng thấy rằng: Chúng tôi muốn đất nước đi theo con đường Dân chủ, có tự do chính trị, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí, tự do biểu tình và lập hội. Nhân dân muốn hành xử quyền làm chủ đất nước và vận mệnh của mình bằng quyền lực của lá phiếu để thay đổi chính phủ.

Nhưng cho đến nay đảng CSVN vẫn bỏ ngoài tai những nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng đó, họ còn dùng những thủ đoạn lố bịch để biện minh cho thái độ ngoan cố bất chấp lòng dân.

CSVN đang chơi một nước cờ liều lĩnh, họ vẫn cố bám quyền lực và đi ngược lòng dân khi biết rằng lịch sử đã nhiều lần chứng minh một nguyên tắc “Dân chính là nước, nước có thể nâng thuyền và nước có thể lật thuyền”.

Những người CS cấp trung và cấp thấp là một bộ phận của nhân dân, họ có những quyền lợi tương đồng với đại chúng. Điều này giúp họ dễ dàng hội nhập với phong trào quần chúng để cô lập ban lãnh đạo đảng CSVN là Bộ chính trị và Trung ương đảng.

Người nào đứng về phía nhân dân thì tương lai sẽ mở cửa ra với họ, còn ai chống lại nhân dân là tự sát vì những ủy viên Bộ chính trị và Trung ương đảng có hàng trăm triệu đến vài tỷ đôla nên họ có cơ hội để đào thoát sang một nước Châu Phi nào đó hy vọng tránh được sự trừng phạt của nhân dân và luật pháp (chỉ là hy vọng thôi), còn những đảng viên không có những điều kiện đó phải ở lại và chung sống cùng nhân dân, nếu gây tội ác chẳng khác nào tự đào hố chôn mình để phục vụ kẻ khác.

Lòng dân chính là ý trời không ai có thể chống lại được. Đó là luận thế lúc thời bình, còn một khi thế giới và khu vực có biến thì sẽ là thảm họa cho ĐCS và tất cả những đảng viên ăn theo vì lúc đó mọi việc đã quá muộn, mọi cơ hội đã mất. Lòng dân tạo nên thế nước là vậy.



© Đàn Chim Việt

Việt Nam đang nắm giữ danh hiệu đầy quang vinh “Quốc gia Vi phạm Nhân quyền Tồi tệ nhất Đông Nam Á,” theo lời điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ. Các công ty xuất khẩu lao động có liên quan đến chính quyền là những nhà cung cấp chính về nam, nữ và trẻ em cho các thị trường cưỡng bức lao động và buôn bán tình dục, trong khi các quan chức chính quyền kiếm lợi từ việc lại quả.

Dữ kiện thống kê về nạn buôn người của Việt Nam thì có nhiều dạng, mặc dù thông tin chính xác về quốc gia CS thì khó mà tìm được. Bộ Công an VN công bố con số chính thức 2.935 người Việt là nạn nhân buôn người trong giai đoạn 2004-2009. Tuy nhiên các tổ chức quốc tế lại cho biết con số này cao hơn nhiều, có đến hơn 400.000 nạn nhân kể từ năm 1990. Ngay cả con số này chỉ bao gồm những nạn nhân được ghi nhận, chưa kể hàng chục nghìn trường hợp bị lạm dụng không được lưu ý, đặc biệt là trong giới lao động.

Xuất khẩu lao động không là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Sau khi Cộng sản chiếm đóng vào năm 1975, hàng trăm nghìn lao động đã bị gửi đi Liên Xô và những quốc gia thuộc khối Đông Âu như một hình thức trả nợ chiến tranh. Nhiều người lâm vào cảnh mất việc, nợ nần và cùng quẫn. Việt Nam nhanh chóng chuyển từ tình trạng cung cấp lao động cưỡng bức sang việc mua bán phụ nữ và trẻ em như những nô lệ tình dục.

Buôn bán nô lệ tình dục được nhà nước cho phép

Việt Nam là nhà cung cấp chính cho công nghệ khai thác tình dục cũng như cưỡng bức lao động  và một số người xuất thân là lao động rồi trở thành nô lệ tình dục. Hôn nhân giả hiệu hoặc lường gạt là một phương pháp được dùng để lợi dụng phụ nữ Việt. Viễn cảnh một cuộc hôn nhân với một người đàn ông tại một quốc gia tương đối giàu có, cộng thêm lời hứa chi trả đến 5 nghìn Mỹ kim (gấp mười lần mức lương trung bình tại Việt Nam) thì thường quá hấp dẫn đối với phụ nữ miền quê cũng như gia đình nghèo khổ của họ. Phụ nữ và trẻ em bị đưa sang Cambodia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Macau, Trung Đông và châu Âu. Ngược lại trẻ em Cambodia bị buôn sang những trung tâm thị tứ ở Việt Nam. Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, nơi những kẻ lạm dụng tình dục tới từ Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, châu Âu và Hoa Kỳ. Phụ nữ cũng bị đưa đến những quốc gia khác để mang thai hộ. Một số bị cưỡng ép để sinh con cho các gia đình hiếm muộn, trong khi con những kẻ khác bị bán làm con nuôi cho người nước ngoài, chủ yếu từ các quốc gia phương Tây.

Nga: một trường hợp điển hình

Vừa qua cô Danh Hui đã ra điều trần về đường dây buôn bán tình dục và tống tiền chuyên lôi kéo thiếu nữ Việt đến Nga với lời hứa sẽ có những công việc tiếp viên với lương cao (theo tiêu chuẩn VN). Thay vì thế họ bị bán vào các nhà chứa ở Moscow. Đường dây này được điều hành bởi những công ty môi giới lao động có giấy phép nhà nước, chuyên đưa tiền lại quả cho quan chức chính quyền. Các thiếu nữ này bị giữ hộ chiếu, bị trả lương rẻ mạt, không được chăm sóc y tế và không có cách nào để quay lại quê nhà. Một số cô gái bị giữ lại Nga hơn 4 năm, họ bị đánh đập tàn nhẫn nếu tìm cách thoát khỏi nhà chứa. Ngay cả khi bị giam giữ ngoài ý muốn, họ vẫn phải trả tiền trọ cũng như tiền khẩu phần và quần áo ít ỏi.

Bé Hương, em gái của cô Danh, là một nô lệ tình dục. Sau vài tháng, cha mẹ nghèo khổ của cô nhận được điện thoại yêu cầu họ phải trả tiền cho chi phí y tế. Họ thu vén được 300 Mỹ kim và gửi sang cho cô. Vài tuần sau cô gọi lại bảo rằng cơ quan môi giới việc làm tại Việt Nam đồng ý để cô về nước, nhưng cô phải cần 2000 Mỹ kim mua vé máy bay. Cô Danh, lúc ấy đang sống tại Hoa Kỳ, đã mượn tiền và gửi cho cơ quan môi giới. Không bao lâu sau, số tiền này được nâng lên đến 4000, sau đó lên đến 6000; rõ ràng đây là một vụ tống tiền.



Vào tháng 2 năm nay, 13 tháng sau khi bị cầm giữ, bé Hương đã trốn khỏi nhà chứa cùng với ba nạn nhân khác. Cô đã tìm cách tiếp xúc với Đại diện Sứ quán tên Nguyễn Đông Triều tại Đại sứ quán VN ở Moscow và năn nỉ được giúp đỡ. Triều nói với cô rằng nghề mãi dâm thì hợp pháp ở Nga, và “ai đưa sang thì kêu người đó đưa về.” Hai ngày sau, bé Hương và ba nạn nhân kia đã bị bảo vệ nhà chứa bắt lại, và ba cô gái đi với cô bị đánh đập tàn nhẫn. Sau đó bé Hương biết được rằng tú bà của nhà chứa ở Moscow là bạn thân của viên Đại diện Sứ quán, người đã phụ lòng tin của các cô gái.

Khi cô Danh biết tin về tình cảnh của em mình, cô đã liên lạc với hai tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ là Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân và Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á Châu, họ giúp cô liên lạc với Dân biểu Al Green và Bộ Ngoại giao. Với nỗ lực của họ và sự giúp đỡ từ giới truyền thông, bé Hương đã quay về VN, nhưng với những cái giá phải trả. Trước tiên, cô bị ép buộc rút đơn tố cáo công ty môi giới lao động với công an Việt Nam. Cô Danh cũng phải viết một thư xin lỗi đối với tú bà vì đã vu cáo bà ta tội buôn bán tình dục. Cuối cùng, cô bị ép buộc phải viết một lá thư gửi cho các quan chức đại sứ Việt ở Moscow để cám ơn họ đã giúp bé Hương về nước. Lúc ấy cô mới được về nước.

Cuối cùng, bé Hương được phép đến Đại sứ quán Việt Nam; ông Kiên tại sứ quán bảo cô rằng cô được tự do với vài điều kiện. Cô phải viết thư nói rằng những gì cô kể với thân nhân về tú bà Thuý An là sai sự thật, và một lá thư khác cám ơn các nhân viên sứ quán và tú bà Thúy An đã giúp đỡ cho cô hồi hương.

Đương nhiên là Đại sứ quán Việt Nam cũng như tú bà Thúy An đã chẳng làm gì cả, vì chỉ qua áp lực ngoại giao và truyền thông mà bé Hương đã được phép về nước. Qua áp lực liên tục, 6 nạn nhân khác cuối cùng cũng được trả tự do và quay về Việt Nam. Tám người khác vẫn còn bị tú bà Thúy An giam cầm với sự tiếp tay của Đại sứ quán VN ở Moscow.



Xuất khẩu lao động

Việt Nam bắt đầu quá trình xuất khẩu lao động của mình bằng cách học hỏi từ Thống chế Tito, người từng dùng xuất khẩu lao động thặng dư như chiếc van xả để xoa giảm phản kháng trong giới trẻ Nam Tư. Tito là một kẻ độc tài cực đoan và tàn bạo (mặc dù rất nổi tiếng ở phương Tây), người đã mang chức “Chủ tịch vĩnh viễn” cho đến khi ông qua đời vào năm 1980.

Giờ đây Cộng sản Việt Nam xuất khẩu một phần lớn lực lượng lao động của mình nhằm cố gắng giảm thiểu sự bất ổn đang âm ỉ trên đất nước ngày cũng như để tăng cường thu nhập. Năm 2007 người Việt lao động ở nước ngoài đã gửi lượng tiền tương đương với 2 tỉ Mỹ kim. Việt Nam có một lực lượng lao động hơn 51,4 triệu và 70% dân số dưới tuổi 30. Bất chấp việc xuất khẩu lao động, vẫn có 12% 10 triệu người lao động Việt Nam không có việc làm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.

Chính quyền Việt Nam đặt mục tiêu đưa 500 nghìn lao động ra nước ngoài vào năm 2005, và con số này đã không ngừng tăng lên. Năm 2008, Việt Nam đã đạt được thoả thuận với Qatar để tăng con số lao động gửi sang Trung Đông từ 10 nghìn lên gấp 10 lần vào năm 2010.



Nghệ thuật xuất khẩu lao động

Nhiều công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam là bộ phận của các đường dây băng đảng buôn người và tống tiền đầy phức tạp, và các quan chức chính quyền lẫn các nhà băng cũng thường xuyên dính líu. Những người nộp đơn bị lừa gạt hợp đồng còn được gọi là hợp đồng nội, trong đó nêu rõ loại công việc, điều kiện làm việc tốt và lương bổng phải chăng; tuy nhiên, họ có thể phải trả đến 10 nghìn Mỹ kim chỉ để được nộp đơn. Những người nộp đơn thường được khuyến khích vay tiền, ví dụ như từ một ngân hàng nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để trả cho chi phí, dùng tài sản của cha mẹ mình để thế chấp. Nếu số tiền vay vẫn không đủ, cha mẹ họ phải cầm cố hoặc bán đi phần tài sản còn lại.

Sau khi món tiền lệ phí không hoàn lại đã được đóng, các lao động thường được nhận một hợp đồng thực để ký vào một ngày trước khi lên đường. Hợp đồng này thường đưa ra các điều kiện khác với hợp đồng gốc với những từ ngữ pháp lý mà họ không hiểu được. Sau khi đặt chân đến nước ngoài (có thể không phải là quốc gia mà họ đồng ý), họ bị tịch thu hộ chiếu và giấy tờ tuỳ thân và bắt buộc phải ký một hợp đồng khác, hợp đồng ngoại bằng thứ tiếng nước ngoài mà hoàn toàn không hiểu. Vì thế họ lâm vào hoàn cảnh phải làm việc nhiều giờ hơn trong điều kiện lao động dưới tiêu chuẩn với số lương thấp hơn nhiều so với lời hứa trước đây và có rất ít hoặc không được chăm sóc y tế. Nhiều khi người lao động không được trả hết lương và bị trói buộc vào nợ nần, trong khi bắt buộc hằng tháng phải trả tiền góp cho công ty môi giới. Hệ quả là người lao động không thể trả dứt được số nợ vay, không có tiền để về nước và gia đình họ bị mất đất đai và tài sản.

Các Đại sứ quán Việt Nam chỉ giúp đỡ rất ít hoặc không giúp gì cho những con người bị lợi dụng này. Đúng là nhà nước Việt Nam đã thông qua các luật lệ chống nạn buôn người, thỉnh thoảng cũng truy tố vài trường hợp; nhưng đây chỉ là kiểu tô vẽ bề ngoài. Thật là một tấn trò trước việc lừa gạt Liên Hiệp quốc, Hoa Kỳ và những quốc gia viện trợ ngây thơ để họ tin rằng chính quyền Cộng sản VN đang giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, nạn buôn bán lao động và tình dục vẫn tiếp tục với cú nháy mắt gật đầu của các quan chức ăn hối lộ. Nhân tiện, bạn có biết là việc tố cáo hối lộ là bất hợp pháp ở VN không?

Và ban nhạc vẫn tiếp tục chơi…

Michael Benge từng là nhân viên ngoại giao tại VN 11 năm và là người nghiên cứu chính trị Đông Nam Á. Ông rất tích cực trong việc khuyến khích nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ cho người dân trong khu vực và đã viết rất nhiều về những vđ này.



Nguồn: American Thinker

Diên Vỹ chuyển ngữ
Tình trạng bị bắt bớ và đàn áp đã xảy ra với những người tham gia buổi dã ngoại nhân quyền ở Sài gòn. Những nạn nhân này đã trải qua nhiều khốn khó, cụ thể các sự việc này gồm có những gì ?

Xịt nước, bắt bớ


Trong số những người bị công an Việt Nam bắt giữ tại công viên 30 tháng 4 vào ngày 5 tháng này, có blogger Hoàng Vi. Chúng tôi tiếp xúc qua điện thoại và được chị ấy cho biết như sau:

“Hôm qua, như thông báo thì đúng 8g30’ tôi bắt đầu cuộc dã ngoại chia sẻ về nhân quyền. Gặp rất nhiều bạn bè trong công viên, họ đã cùng tham gia với chúng tôi.

Tình hình sáng ngày 5 tháng 5 trong công viên, là họ cưa cây và xịt nước. Khi nhóm người chúng tôi đi đến đâu thì họ xịt nước đến đó, để nhằm gây khó khăn cản trở việc trao đổi chia sẻ nhân quyền.

Tới khoảng 9g30’, họ bắt Quốc Anh trước, sau đó là đến lượt tôi bị bắt lên xe. Họ đưa tôi về công an phường Phú Thạnh quận Tân Phú.

Tại công an phường, họ tự động lục lọi đồ đạc của tôi và khám xét người tôi. Khám xét giống y chang như lần trước, hồi phiên tòa phúc thẩm Điếu Cày, chỉ khác là không có quay camera.

Sau đó họ bắt tôi viết tường trình. Tôi mới trả lời họ rằng, tôi sẽ viết tường trình nếu anh cho biết lý do gì mà đem bắt tôi về công an phường. Họ hỏi rằng, sáng nay tôi đã làm gì ở công viên.

Tôi trả lời, sáng nay tôi đi dã ngoại chia sẻ về vấn đề nhân quyền; đồng thời đã phát cho mọi người Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền để mọi người hiểu hơn về quyền của mình.

Khi tôi mới nói như vậy, họ đã trả lời: đây chính là lý do bắt đem tôi về công an phường. Tôi đã quay ngược lại hỏi, có phải chính việc tôi đi dã ngoại để chia sẻ về vấn đề nhân quyền, phát Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là nguyên nhân tôi bị bắt và bị khám xét đồ lẫn người một cách tự tiện hay sao?

Khi tôi hỏi như vậy thì họ bắt đầu im lặng, họ nói rằng không cần lý lẽ gì nữa hết.”

Một khi lý lẽ không được dùng trong đối thoại thì hành vi bạo quyền sẽ được đem ra cư xử. Sự việc bị công an có những đối xử thô bạo không chỉ xảy ra với blogger Hoàng Vi mà cả mẹ của chị ấy cũng là nạn nhân:



Mẹ tôi và cả nhà tôi lên công an phường đòi lại cho bằng được tài sản của tôi. Nhưng khi hỏi thì họ bảo rằng không giữ tài sản gì của tôi cả.

Khi họ chối như vậy thì chúng tôi một mực ở lại đòi cho bằng được, vì tôi rất nhiều lần đã bị mất tài sản vào tay của họ.

Khi tôi và mẹ tôi quyết tâm như vậy, họ đã nhào vào lôi, nắm cổ nắm đầu mẹ của tôi để kéo đi, mặc kệ mẹ của tôi là người già và đang có bệnh trong người, làm cho mẹ tôi trở nên khó thở và cảm thấy khó chịu về mặt sức khỏe.

Tôi cũng bị họ nhào vào đánh đập. Họ làm một hồi thì mẹ tôi khó thở nên phải nằm xuống.

Mấy chị em tôi không sẵn tiền mua nước cho mẹ uống để qua cơn. Trong công an phường cũng có nước nhưng họ đã giả lơ, họ không cho mẹ tôi một miếng nước, để cứu tính mạng của mẹ tôi lúc đó.

Cho đến khi chúng tôi phải lên tiếng, họ mới bắt đầu đi kiếm ly rót nước cho mẹ tôi uống.

Hành hung, đánh đập


Blogger Hoàng Vi cũng cho chúng tôi biết thông tin về những trường hợp bị bắt khác, như sau:

“Theo như thông tin tôi biết thì có blogger Hành Nhân (tức Vũ Sỹ Hoàng) bị bắt và một trường hợp bị bắt khác là bạn nữ tên Ánh Hiền, một sinh viên của Đại học Luật.

Bạn Quốc Anh bị họ đánh đập, cho đến lúc đưa về đồn công an phường Cầu Kho quận I thì hình như là bạn ấy bị xỉu luôn. Tức là nó đánh ngay lúc bị bắt, nó đánh người ta tới mức họ bị ngất đi.”

Blogger Vũ Quốc Anh (August Anh) sinh năm 1985, hiện đang làm việc ở Sài Gòn. Để xác minh sự việc, chúng tôi có liên hệ với anh và được cho biết như sau:

Tôi đến công viên để chia sẻ với mọi người về vấn đề nhân quyền. Nhân viên ở công viên đã xịt nước vào những người đi trao đổi về nhân quyền, họ phá không cho chia sẻ.

Lúc đó có một cô gái bị ướt và tôi đã lên tiếng: Các anh không được xịt nước vào người, hãy xịt nước vào cỏ vào đất. Tại sao các anh lại xịt nước vào người khác?

Lúc ấy, có 5–6 người nhào vô người tôi, bắt đầu đánh đập tôi để đưa lên xe. Tôi đã chống cự lại, không chấp nhận lên xe.

Lại có thêm vài người nữa áp lại để bắt tôi. Lúc đó họ đánh vào đầu, vào mặt, vào cổ của tôi. Cuối cùng thì họ bắt tôi vào xe, đưa về công an phường Cầu Kho quận I.

Sự việc không chỉ dừng lại ở đây, blogger Vũ Quốc Anh còn tiếp tục chịu đựng những tổn thương khác:



Nhiều người xúm vô đánh tôi, tôi không biết là ai cả vì lúc đó tôi không còn biết gì nữa rồi. Lúc mà đưa về đồn, tôi không còn sức để đi được nữa. Khi ấy họ lôi tôi, kéo tôi và khiêng tôi vào.

Một lúc sau tôi mới tỉnh lại được và họ bắt đầu ghi biên bản.

Trong quá trình ghi biên bản thì họ tiếp tục nạt nộ, chửi bới, chửi tục. Họ có những hành động không phải là để con người đối với nhau.

Bởi vì tôi không chịu hợp tác với họ để lập biên bản, họ lại đánh tôi, tát vào mặt của tôi, rồi không cho tôi ăn. Mua cơm về để đó, họ nói rằng chừng nào mày khai để ghi biên bản xong thì mới được ăn.

Tôi cũng không chịu hợp tác, họ tiếp tục đánh, họ tát. Có khi họ dùng cây viết ghi biên bản để quất vào đầu, vào mặt, vào vai và quất vào đùi nữa.

Bên cạnh đó, họ liên tục chửi bới, mắng nhiếc tôi. Kêu tôi là đồ hèn, dám ra đó mà không dám nhận. Rồi thậm chí, họ còn chửi tục rằng “nhân cái l…”.

Tôi chỉ nói rút lại thôi, chứ thực ra họ nói còn trắng trợn hơn nữa. Tôi nói về nhân quyền thì họ nói là như vậy.

Nhân quyền tại Việt Nam?


Sau những sự việc được tường thuật, chúng tôi vẫn thắc mắc đâu là lý do khiến các hoạt động nhân quyền ôn hòa như của blogger Hoàng Vi và Vũ Quốc Anh phải hứng chịu những ngược đãi khốc liệt từ phía nhà cầm quyền. Blogger Vũ Quốc Anh đã cho biết như sau:

Tôi có hỏi họ về lý do vì sao mà họ bắt tôi về đây, họ trả lời là tôi đã gây rối đến trật tự tự do của người khác. Họ cũng cho rằng, bởi vì tôi không xin phép nhà nước trước khi làm điều đó.

Tôi đã trả lời là những điều này là bình thường, không bị pháp luật ngăn cấm, tôi có quyền làm. Nhà nước đã ký kết vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp quốc năm 1977 và cam kết thực hiện, ở đây tôi nghĩ chẳng có gì phải xin phép nữa.

Những sự việc này rất tự nhiên và bình thường giống như tôi ăn, tôi uống. Chẳng lẽ khi tôi ăn, tôi uống, tôi ngủ thì tôi cũng phải đi xin nhà nước? Vậy còn cái gì là quyền cơ bản của con người chứ?

Họ chửi tôi: mày là thằng nhãi thì mày biết cái gì mày nói! Rồi họ lồng lên, vì cùng lý rồi thì họ chỉ biết nạt nộ tôi mà thôi.

Sau khi trải qua cách hành xử của nhà cầm quyền trước nhu cầu muốn thể hiện quyền con người của các công dân, blogger Hoàng Vi đã chia sẻ những suy nghĩ với thính giả của đài Á châu Tự do như sau:



Chính khi Việt Nam đang làm cái đơn ứng cử vào chiếc ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, họ lại ngang nhiên chà đạp nhân quyền một cách dã man.

Họ mặc tình đánh đập các công dân chỉ vì những người này chia sẻ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Điều này là đủ bằng chứng để tố cáo sự chà đạp nhân quyền ở Việt Nam và họ không xứng đáng ngồi vào chiếc ghế ủy viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, việc những con người đi quảng bá về quyền con người quả là đang gặp nhiều khó khăn.

Trước những sự việc vừa mới xảy ra tại Sài Gòn, liệu Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc sẽ có những suy nghĩ gì trong cuộc họp tại Thụy Sỹ, tổng xét về vấn đề thực thi nhân quyền của Việt Nam vào tháng 1 năm 2014 sắp tới?

CÔNG AN HÀNH HUNG 2 BLOGGERS THAM GIA DÃ NGOẠI NHÂN QUYỀN


Tường An, RFA, 06-05-2013

Chủ nhật 5/5 vừa qua, cả ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam đã diễn ra những cuộc dã ngoại để chia sẻ cho nhau nghe về bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Thông tin từ trong nước cho biết tại Sài Gòn có trường hợp của blogger Nguyễn Hoàng Vy và bạn Quốc Anh bị tịch thu tài sản cá nhân và bị đánh đập.



Luật rừng ở thành phố

Theo lời kêu gọi từ suốt mấy tuần qua trên các trang mạng xã hội về những buổi dã ngoại từ Bắc chí Nam, với 3 địa điểm tập trung để trao đổi với nhau về bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền mà VN đã ký vào ngày 20-9-1977 và cùng chia sẻ những điều liên quan đến quyền làm người.

Ngày chủ nhật 5-5 vừa qua, đông đảo các bạn trẻ đã đáp ứng lời kêu gọi này. Tuy nhiên, các cuộc dã ngoại đã không tiến hành suôn sẻ, khắp nơi vẫn diễn ra những cuộc đàn áp của công an với cường độ nặng nhẹ khác nhau.

Riêng tại Sài Gòn, blogger Ng. Hoàng Vi người thứ 5 trong số 7 phụ nữ được tổ chức IFEX (International Freedom of Expression Exchange network) có trụ sở tại Canada vinh danh vì đã có những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do phát biểu– cũng lại bị công an phường Phú Thạnh bắt về đồn và tước đoạt các vật dụng cá nhân mà cô mang theo. Hoàng Vy cho biết : «Khi em đi dã ngoại về Nhân quyền thì họ bắt em đưa về đồn công an phường Phú Thạnh, họ giữ ở đó cho tới chiều tối luôn. Họ tự làm biên bản, họ tự làm việc với nhau. Họ giữ đồ của em trong khi em không đồng ý cho họ giữ đồ của em : điện thoại, một cái thẻ nhớ và cái bóp tiền của em. Sau đó họ kêu em đi về, em nói không, tài sản của em ở đâu thì em ở đó chứ em không đi về, họ phải trả lại đồ thì em mới đi về. Họ không chịu trả lại đồ, em không đi về thì họ khiêng em, họ cưỡng chế em về nhà»

Sau khi về đến nhà, Hoàng Vi cùng mẹ trở lại đồn công an phường Phú Thạnh để đòi tài sản lại thì công an tại đây nói rằng những người bắt cô đã tịch thu đồ của cô, còn tại đồn thì họ không biết ai là người đã lấy tài sản cá nhân của cô. Hoàng Vi nói tiếp: «Về đến nhà thì em, mẹ em và cả nhà mới lên đồn CA phường lên đòi lại tài sản. Lúc đó thì tại đồn công an chỉ có gia đình em với phía công an thôi, cho nên khi đòi thì họ chối phăng đi, họ nói là không có giữ cái gì hết đó. Khi mẹ em nói họ này nọ, bắt đầu họ đánh em và nắm đầu mẹ em lôi làm cho mẹ em rất là mệt. Sau đó có rất nhiều bạn bè kéo đến hỗ trợ gia đình em thì bị CA đuổi về, nhưng em phản kháng, cuối cùng các bạn cũng được ở lại chung với tụi em».

Mặc dù công an phường Phú Thạnh nói không biết ai đã tịch thu tài sản cá nhân của Hoàng Vi, nhưng sau đó họ lại nói Hoàng Vi ngày mai trở lên đồn để lấy lại vật dụng của mình. Tuy nhiên Hoàng Vi nghi ngờ không biết mình có lấy lại được tài sản cá nhân không vì khi họ tịch thu, họ không đưa cho cô một biên bản nào cả: «Họ chưa trả lời, họ đổ cho phía công an thành phố, có gì thì 2 giờ chiều ngày mai lên công an thành phố lấy đồ lại nhưng họ không đưa biên bản gì cả».

Người thứ hai bị hành hung trong buổi dã ngoại này là blogger Vũ Quốc Anh (August Anh). Sáng ngày 5-5 Quốc Anh ra công viên để nói về bản Tuyên ngôn Nhân quyền cũng như chia sẻ những điều mình biết với các bạn trẻ thì có nhiều người cầm vòi xịt nước, nói là tưới công viên, nhưng không xịt nước lên cỏ hay vào công viên mà thực tế là xịt vào các bạn tham gia dã ngoại.

Quốc Anh lên tiếng phản đối và bỏ đi thì thì bị một nhóm người ùa vào bắt lên xe.

Khi Quốc Anh chống cự thì bị họ thì bị đánh vào mặt, vào cổ và vào đầu. Quốc Anh ngất đi, và bị nhóm người đó khiêng về đồn công an. Sau khi tỉnh dậy tại đồn công an, Quốc Anh không đồng ý hợp tác vì cho rằng công an đã bắt người vô cớ.

Bạn Quốc Anh kể lại diễn tiến sự việc xảy ra trong đồn công an như sau : «Trong đồn, khi tỉnh lại thì họ bắt đầu làm việc với em. Lúc đầu em không hợp tác với họ vì họ bắt người vô cớ. Tự nhiên đi ngoài công viên chia sẻ bỗng nhiên bắt vào đồn. Dù không có một văn bản hay giấy mời nào cả, họ vẫn cứ nói là bọn tao có quyền, chắc chắn mày có cái gì sai nên tụi tao mới bắt vào đây. Họ lên tiếng nạt nộ, thậm chí là chửi thề em, hăm doạ em».

Khi Quốc Anh không chịu hợp tác thì công an chửi mắng, hăm doạ, sau đó Quốc Anh đòi phải sửa chữa lại biên bản cho đúng và chỉ ký vào biên bản với điều kiện phải được giữ 1 bản sao của biên bản này.

Công an đã làm một bản sao như yêu cầu, nhưng đến khi thả Quốc Anh ra về thì họ giữ lại tất cả : từ bản sao biên bản điều tra, những vật dụng cá nhân như điện thoại, chứng minh nhân dân, chìa khoá xe cho đến tài liệu về Nhân quyền v.v… Quốc Anh cho biết tiếp : «Cuối cùng, trước khi về, họ đã lấy hết cả lại trong đó có photocopy của tờ biên bản, một tờ biên bản ghi những số điện thoại trong danh bạ, biên bản tạm giữ điện thoại, tài liệu về Nhân quyền; giấy chứng minh nhân dân của em họ cũng lấy luôn, vì vậy em không có giấy gì để ngày mai em đi lấy những vật sở hữu của em cả. Em bị mất luôn chìa khoá xe lúc họ bắt em lên xe. Bây giờ em không còn gì trong tay nữa cả».

Tại đồn công an, Quốc Anh bị công an hành hung bằng những hành vi và ngôn từ thô bạo : «Lúc em không chịu hợp tác thì họ tát vào mặt em, vào cổ vào đầu. Lúc đó em la lên là : công an ở đâu mà để cho họ đánh tôi. Họ nói là ở đây tụi tao là công an chứ không có ai hết cả, tụi tao có quyền. Lúc chiều tối thì họ mới cho em ăn, nhưng em không ăn. Lúc đó em không chịu làm việc nữa và em không chấp nhận ăn uống gì nữa nếu họ không chịu thả em ra. Đến 8 giờ tối họ mới chịu thả em ra khi họ đã lấy được cái biên bản có chữ ký của em. Họ cũng lấy lại cái bản photo mà họ photocopy cho em».

Bị giữ nhiều giờ tại đồn công an, bị đánh đập, bị hăm doạ, hai người bạn trẻ ra về mà vẫn không đòi lại được các tài sản cá nhân của mình.

Sau một ngày mệt mỏi, một số bạn trẻ cùng an ủi nhau bên một quán nước ven đường để chờ sáng. Họ không dám trở về nhà khi trời đã quá khuya vì biết rằng công an vẫn còn rình rập đâu đó. Hoàng Vi cho biết :

«Bây giờ thì em và 10 bạn nữa đang ở gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, hiện giờ tụi em mệt mỏi và đói và cũng là do an ninh theo dõi nhiều quá cho nên tụi em không dám tách ra để mà đi về nên tìm một cái quán ăn nào đó để ngồi cùng với nhau. Chứ còn đi riêng thì có thể mỗi người bị bắt thế này, thế kia trong đêm nguy hiểm. Thiệt ra đang đêm như vậy và an ninh đi theo như vậy thì tụi em không dám tách riêng ra để về nhà, chắc có lẽ tụi em sẽ ngồi cùng với nhau cho tới sáng rồi tụi em mới về»



Để có được quyền làm người, một thứ quyền mà trên các quốc gia Dân chủ là một chuyện đương nhiên, nhưng tại Việt Nam, người dân đã phải trả một giá quá đắt. Đã hơn nửa đêm mà 11 người bạn trẻ vẫn còn ngồi đó sau một ngày sóng gió, xa mái ấm gia đình. Trong tâm trạng lo sợ trước sự rình rập đâu đó của công an, họ vẫn mơ ước được một ngày không còn nổi sợ hãi khi nói lên hai chữ Nhân quyền.

GIẢI PHÓNG VIÊN VỈA HÈ 19 (THÁNG NĂM 2013)

Chúng tôi hân hạnh thông báo : Tài liệu phóng sự Dã ngoại Nhân Quyền 5-5-2013 tại Sài Gòn (ảnh Hoàng Vi và gia đình bị thương sau khi bị công an đánh đập dã man http://danlambao vn.blogspot.fr/2013/05/human-rights-picnic -follow-up-report.html#more và Tài liệu phóng sự Dã ngoại Nhân Quyền 5-5-2013 tại Hà Nội http://dan lambaovn.blog spot.ca/2013/05/video-toan-canh-buoi-da-ngoai-trao-oi.html#. UYk9-LUqY1J đoạt giải Phóng Viên Vỉa Hè 19 do Viet Nam Infos sáng lập (www.vninfos.com).

Mỗi nhóm sẽ nhận 2.000.000 VNĐ

Hai vidéos đã ghi lại một sự kiện lịch sử, diễn tả được sự nhận thức của người tham dự Dã ngoại Nhân Quyền và sự đàn áp tàn nhẫn của Công an.

Giải Phóng Viên Vỉa hè do Viêt Nam Infos sáng lập ngày 8-4-2011 (5 năm Khối 8406) với mục đích khuyến khích tinh thần trách nhiệm công dân.




S 171 * Trang


tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương