Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San



tải về 0.93 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.93 Mb.
#38085
  1   2   3   4

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San






GIẢI NHÂN QUYỀN

VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011

TRONG SỐ NÀY



Ngày 3-6-2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Chúng tôi, những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (UBDTSDHP) ngày 4-2-2013, cùng với những người đã nêu những ý kiến khác với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội công bố để lấy ý kiến của nhân dân từ ngày 2-1-2013, kiên quyết phản đối bản Dự thảo Hiến pháp ngày 17-5-2013 (DTHP) do UBDTSĐHP trình tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, vì những lý do sau đây:



1- Về nội dung, trong khi nhân dân mong đợi một sự đổi mới thể chế chính trị theo hướng thật sự dân chủ, tạo sức mạnh cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, thì bản DTHP mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân, mà còn có điểm kém hơn, thậm chí thụt lùi rõ nét so với Dự thảo đã trình Ủy ban Thường vụ QH trong tháng 4-2013.

DTHP vẫn khăng khăng bám giữ thể chế toàn trị của một đảng gắn với ý thức hệ và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, một học thuyết tuy đã có vai trò lịch sử nhất định trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc nhưng nay đã bị thực tế chứng minh rõ là không tưởng và có nhiều sai lầm được coi là nguyên lý xây dựng xã hội mới, dẫn tới sự sụp đổ chế độ chính trị-xã hội ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cách đây hơn hai mươi năm, và vì vậy đã bị loài người tiến bộ bác bỏ.

Việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và nhà nước là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ; tự nó đã khiến cho những điều ghi trong DTHP về quyền lực của nhân dân và của các tổ chức do dân bầu cũng như các quyền cơ bản của con người và của công dân chỉ là cái vỏ, không có thực chất, như đã thể hiện rõ trong thực tế nước ta nhiều năm qua.

Duy trì sự độc quyền toàn trị của giới cầm quyền nhân danh ĐCSVN chi phối toàn bộ quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị là nguyên nhân cơ bản khiến cho đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và đang bị thách thức trầm trọng về nhiều mặt như hiện nay. Sự độc quyền toàn trị cũng là nguyên nhân gốc hủy hoại vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.

DTHP đi ngược lại xu thế tiến bộ của loài người về những quan điểm cơ bản của thể chế chính trị trong thời đại ngày nay như quyền lập hiến thuộc về nhân dân, nhà nước tam quyền phân lập, đa sở hữu tư liệu sản xuất kể cả đất đai… Việc giải trình DTHP nhằm phản bác những quan điểm ấy đều theo lối mòn, dựa vào những lập luận giáo điều, khoác cái áo gọi là sự đồng thuận của đông đảo nhân dân.

Trải qua nhiều thập kỷ không nề hy sinh, gian khổ đấu tranh giành độc lập, thống nhất để xây dựng xã hội tự do, dân chủ, dân tộc ta không thể chấp nhận một Hiến pháp phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ như vậy.



2- Quá trình tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, như UBDTSDHP trình bày trước Quốc hội, được đánh giá “thực sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị; đã có hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý của nhân dân với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức; ý kiến của nhân dân đã được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực”. Nhưng trong thực tế, ai cũng thấy cuộc sinh hoạt chính trị kiểu này mang nặng tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém. Mọi ý kiến về những điều cốt yếu khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. Không những các ý kiến hợp lý mang tính xây dựng của các tầng lớp nhân dân, mà cả một số quan điểm sát thực tế, hợp lòng dân từ phía Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đều bị bỏ qua.

Tóm lại có thể nói rằng: Sự bảo thủ đến ngoan cố của một bộ phận trong giới lãnh đạo đang biến công việc hệ trọng về sửa đổi Hiến pháp thành một màn kịch chính trị.

Chúng tôi mong các đại biểu Quốc hội thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về những điều quan trọng của Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau, yêu cầu UBDTSĐ HP và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với lãnh đạo ĐCSVN và Chính phủ tôn trọng các ý kiến khác với Dự thảo, thẳng thắn công bố các ý kiến ấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức thảo luận thật sự dân chủ, bình đẳng, công khai trên các diễn đàn, qua tranh luận mà xác định chân lý và tạo sự đồng thuận, từ bỏ cách lấy ý kiến theo kiểu áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện.

Chúng tôi đề nghị Quốc hội làm mọi việc cần thiết tạo ra sự đồng thuận lớn nhất trong nhân dân theo tinh thần dân chủ về những vấn đề trọng đại cần phải đạt được trong Hiến pháp sửa đổi lần này và sớm quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về những vấn đề cốt lõi của Hiến pháp để có thời gian chuẩn bị và làm tốt công việc quan trọng và mới mẻ này. Đất nước đang rất cần một hiến pháp dân chủ để sớm thoát khỏi tình trạng bế tắc đầy nguy hiểm hiện nay, mở ra một thời kỳ phát triển mới vì một Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc. Vì thế không nên câu thúc về thời gian, mà cần bảo đảm thật sự quyền quyết định của nhân dân đối với Hiến pháp. Nếu làm vội chỉ cốt thông qua DTHP như đã trình Quốc hội thì sẽ là tai họa cho đất nước. Nhân dân trông đợi các đại biểu Quốc hội hãy đại diện cho nguyện vọng của cử tri, nói lên tiếng nói của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp.

Chúng tôi tin tưởng đồng bào trong và ngoài nước nhận rõ việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội thuận lợi để cải cách thể chế chính trị, đòi hỏi phải kiên trì đấu tranh để từng bước dân chủ hóa xã hội, xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Quá trình đấu tranh này cũng là quá trình hòa giải, hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ, vượt qua mọi định kiến, hướng tới tương lai của đất nước và dân tộc. Mỗi người chúng ta, tùy theo cương vị và hoàn cảnh của mình hãy góp sức một cách thiết thực và hiệu quả vào quá trình vận động dân chủ bằng các hình thức đấu tranh ôn hòa, công khai, minh bạch.

Chúng tôi mong đợi mọi người có lương tri trong hệ thống chính trị hiện nay nhận rõ sự thật, đứng về phía nhân dân, ủng hộ nhân dân trong sự nghiệp vinh quang và khó khăn này. 



Danh sách những người ký tên:

1-Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội. 2- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh. 3- Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội. 4- Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM. 5- Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội. 6- Hoàng Dũng, PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TP HCM. 7- Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5. 8- Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM. 9- Phan Hồng Giang, TSKH, nhà nghiên cứu văn hoá, Hà Nội. 10- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh Tp. HCM, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM. 11- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội. 12- Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội. 13- Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh. 14- Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM. 15- Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM. 16- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội. 17- Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM. 18- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 19- Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM. 20- Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM. 21- Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM. 22- Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM. 23- Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An. 24- Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM. 25- Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội. 26- Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch MTTQVN TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM. 27- Hoàng Xuân Phú, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội. 28- Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội. 29- Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM. 30- Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM. 31- Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM. 32- Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội. 33- Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM. 34- Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội. 35- Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội. 36- Hoàng Tuỵ, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội. 37- Nguyễn Hữu Vinh (anhbasam), luật sư, doanh nhân, Hà Nội. 38- Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội. 39- Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM. 40- Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế

TỰ DO NGÔN LUẬN

Bán nguyệt san ra ngày 1 và 15 mỗi tháng

IN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc:

witness2005@gmail.com

Muốn đọc tờ báo trên mạng, xin mời ghé:

http://www.tdngonluan.com

www.tudodanchuvietnam.net

http://tudongonluan.atspace.com

http://www.viet.no

Trong trang mạng thứ 1 và thứ 3 trên đây, Quý vị có thể tìm thấy nhiều tài liệu đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam
Kính thưa

Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Cho đến hôm nay, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vị tù nhân lương tâm can trường bị Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN) kết án bất công 7 năm tù, đã tuyệt thực đến ngày thứ 16 nhằm phản đối việc Giám thị Lường Văn Tuyến, trưởng trại tù số 5 thuộc Bộ Công an tại Yên Định, Thanh Hóa, đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ông, thậm chí gây nguy hiểm cho sinh mạng ông, như thư ông gởi từ nhà tù ngày 01-06-2013.

Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng nhiều người yêu tự do dân chủ khắp thế giới đang lo lắng theo dõi cuộc đấu tranh đặc biệt này, cũng như rất cảm kích trước những lời lẽ đầy nghĩa khí của Tiến sĩ trong Thư tố cáo trên: “Tôi tiếp tục tuyệt thực cho đến khi nào giám thị Tuyến giải quyết đơn và các quyền lợi hợp pháp khác của tôi. Nếu tôi chết thì nhân dân Việt Nam sẽ trả thù cho tôi bằng cách đưa ra vành móng ngựa tất cả những kẻ nào đã chỉ đạo bắt, truy tố, kết án, bỏ tù tôi trái pháp luật… Tôi luôn đấu tranh vì công lý, dân chủ, nhân quyền, vì phẩm giá của con người ở Việt Nam, luôn chống chế độ độc đảng độc tài, đàn áp con người ở Việt Nam, luôn chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam… Tôi quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.



Vụ việc của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bách hại trong nhà tù, đặc biệt chỉ vì chống Trung Quốc xâm lược, làm cho đồng bào liên tưởng tới nhiều tù nhân lương tâm khác cũng đang bị đối xử tàn tệ chỉ vì họ đã từng lên tiếng cảnh báo về hiểm họa Bắc phương bành trướng vốn ngày càng to lớn và cận kề. Chúng tôi muốn nói đến :

- Nhà văn đối kháng Nguyễn Xuân Nghĩa và dân oan tranh đấu Hồ Thị Bích Khương đang lâm bệnh nặng trong nhà tù mà vẫn không được chạy chữa cách hiệu quả, thậm chí còn bị để cho vật vã đau đớn và mang thương tật lâu dài.

- Hai nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần đã bị chuyển từ Nam ra Bắc và nhốt trong những trại tù khắc nghiệt để tàn hại sức khỏe họ từ từ và gây khó khăn tốn kém cho gia đình họ trong việc thăm gặp.

- Hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vừa bị xử tù với những bản án rất nặng trong một phiên tòa hết sức bất công, vô luật và khôi hài, vì quan tòa chẳng dám trưng ra bằng cứ kết tội là những truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược của hai em.



Mới đây, tàu bè Trung Quốc trên Biển Đông liên tục tấn công ngư dân Việt Nam, làm hại đến tài sản và sinh mạng của họ, đang lúc hải quân và cảnh sát biển nước CHXHCN VN hoàn toàn vắng bóng. Trước sự kiện đau lòng này, nhiều công dân yêu nước, đặc biệt tại Hà Nội, đã xuống đường biểu tình hôm 02-06-2013, nhằm trực tiếp phản đối kẻ thù Bắc phương ngày càng lộng hành, đồng thời gián tiếp nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam về bổn phận bảo vệ Tổ quốc và nhân dân cũng như bày tỏ bản lĩnh của Dân tộc.

Thế nhưng, thay vì ủng hộ những công dân yêu nước ấy, NCQ CSVN đã thẳng tay đàn áp, bắt họ về giam tại “Trại phục hồi nhân phẩm” Lộc Hà để thóa mạ hành vi ái quốc của họ, rồi còn cướp bóc tài sản, đánh đập tàn bạo một số người.

 Trong khi đó, tại Hội nghị an ninh khu vực - đối thoại Shangri-La, Singapore ngày 31-05-2013, thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trong diễn văn đề dẫn mang tên “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á–Thái Bình Dương” một lần nữa đã cho nhân dân thấy thái độ hèn yếu bạc nhược của NCQ CSVN.

- Một mặt, bài diễn văn nêu ra các quy tắc ứng xử, các nhu cầu an ninh trong vùng Biển Đông, thậm chí còn tố cáo: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”, nhưng nó (và câu trả lời chất vấn tiếp theo) lại không dám nói đến tên cái nước cụ thể đã vi phạm các quy tắc hay thỏa hiệp đó là Trung Quốc. Vì thực tế, các tàu hải giám, chiến hạm Trung Quốc vẫn tiến vào những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; lính Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt ngư dân Việt, bắn cháy tàu hoặc đâm vỡ tàu của họ. Đang khi đó, lân bang Philippin, dù nhỏ và yếu hơn Việt Nam, đã luôn mạnh mẽ phê phán và thậm chí kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về các hành vi xâm lăng lãnh hải của họ.

- Mặt khác, dù bài diễn văn tuyên bố chắc nịch: “Cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.” Nhưng thực tế hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam thì hoàn toàn trái ngược.

Ai cũng biết trong chính trị đối nội cũng như đối ngoại, để tạo và giữ được lòng tin, cần phải giữ chữ tín và phải có sự minh bạch. Không thể đòi người khác tin mình khi chính mình lại thường xuyên bất tín. Trên phương diện này, lòng tin của người dân trong nước là cơ sở để xây dựng lòng tin nơi những quốc gia mình muốn quan hệ. Thế nhưng, NCQ CSVN lại thường lươn lẹo, dối trá với người dân trong nước, nên chắc chắn không chân thành và chân thực với nước ngoài được. Họ không ngớt tuyên truyền lừa gạt và đàn áp tàn bạo nhân dân của mình. Bằng cớ là các sự kiện tiêu biểu dẫn chứng trên đây, vô số vụ việc xoay quanh chiến dịch lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hiện thời và rất nhiều động thái quỵ lụy, ve vãn ngày càng gia tăng đối với Trung Nam Hải.

Vì những lý do trên, Khối 8406 tuyên bố:

1- Cực lực lên án hành động đàn áp tàn nhẫn của NCQ CSVN đối với các công dân yêu nước, nhất là các tù nhân lương tâm đã và đang chống Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang phải tuyệt thực trong tù.

2- Nhiệt liệt ủng hộ tinh thần đấu tranh can trường, bất khuất của các tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên v.v…

3- Cảnh báo Đồng bào VN và thế giới về “lòng tin chiến lược” mà ông Ng. T. Dũng đưa ra tại Hội nghị Shangri-La vừa qua. Thực chất, đây chỉ là chiến lược của NCQ CSVN nhằm lấy lòng tin của Bắc Kinh hòng được Bắc Kinh giúp giữ vững ách cai trị độc tài, độc ác và độc hại của họ trên đất nước VN mà thôi.

4- Kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước tiếp tục đấu tranh bằng mọi hình thức bất bạo động nhưng mạnh mẽ và hữu hiệu để đòi lại các nhân quyền và dân quyền đã bị đảng CS tước đoạt.

Làm tại Việt Nam, 10- 6-2013.

Ban điều hành Khối 8406:

1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn, VN. 2- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế, VN. 3- Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, Quảng Nam, VN. 4- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Houston, HK. 5- Bà Lư Thị Thu Duyên, Boston, HK.

Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các tù nhân lương tâm khác đang ở trong lao tù Cộng sản.





Năm nay, chính phủ Việt Nam kêu gọi người dân góp ý về việc thay đổi hiến pháp.

Chúng tôi ký tên dưới đây là chức sắc của 5 tôn giáo tại Việt Nam.

Chúng tôi muốn thực hiện quyền tự do bầy tỏ quan điểm và đưa ra ý kiến của chúng tôi là Việt Nam rất cần một hiến pháp mới. Hiến pháp mới này phải:

1- Là một trưng cầu dân ý hiến pháp mà toàn bộ dân số Việt Nam có quyền bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý cho các điều trong hiến pháp, và phải được tổ chức dưới sự giám sát của quốc tế để đảm bảo tính hợp pháp của nó;

2- Cấm mọi can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, trong các hoạt động của nhà nước;

3- Cho phép người dân Việt Nam hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản và nhân quyền thể theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền;

4- Cho phép hệ thống đa đảng nơi tất cả các đảng chính trị có quyền hoạt động;

5- Mọi đảng phái chính trị có quyền cử người đại diện cho các chức vụ khu vực và quốc hội trong một cuộc bầu cử tự do dựa trên quy tắc một-người-một-phiếu;

6- Cho phép các quan sát viên quốc tế tới giám sát cuộc bầu cử chính phủ để đảm bảo một kết quả công bằng;

7- Dựa trên học thuyết tách biệt quyền hạn dung để chia chính phủ thành ba ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp với mục đích thành lập một chính phủ công bằng.

8- Khẳng định nhiệm vụ của chính phủ để xây dựng nước Việt Nam hòa bình, không liên kết, tự do và dân chủ;

9- Khẳng định chính phủ phải do nhân dân bầu, phục vụ nhân dân, và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Chúng tôi cho rằng hiến pháp hiện hành, theo điều 4 (Hiến pháp), cho Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) độc quyền về quyền lực chính trị. Nó đặt lợi ích của VCP trước lợi ích quốc gia. ĐCSVN chống tôn giáo, chống tiến bộ và đi lệch hướng với lịch sử. Hệ tư tưởng Cộng sản đã phá hủy tất cả các giá trị tinh thần, nhân đạo và truyền thống của xã hội Việt Nam. Dưới chế độ độc tài độc đảng, quyền tự do cơ bản của người Việt Nam, bao gồm cả tự do tôn giáo, không được tôn trọng.

Một hiến pháp mới phản ánh nguyện vọng của người dân là một bước quan trọng để trả lại quyền lực xứng đáng cho nhân dân và trách nhiệm của họ, để đưa quốc gia tới dân chủ và tiến bộ, và để xây dựng một quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng, có khả năng bảo tồn độc lập quốc gia và bảo vệ biên giới của mình.

Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh của chúng tôi cho tự do và dân chủ.

Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho hòa bình, tương lai tự do và dân chủ cho đất nước của chúng tôi.

Việt Nam ngày 1-05-2013

Đồng ký tên:



1- Hòa thượng Thích Không Tánh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 2- Linh mục Đinh Hữu Thoại, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Sài Gòn. 3- Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Sài Gòn. 4- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Hội thánh Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. 5- Mục sư Hồ Hữu Hoàng, Hội thánh Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. 6- Cụ Lê Quang Liêm, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Trung ương. 7- Chánh trị sự Hứa Phi, Giáo hội Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh.




LINH MỤC, TU SĨ DÒNG CHÚA CỨU THẾ THÁI HÀ XUỐNG ĐƯỜNG: ĐẾN BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Nguyễn Hữu Vinh 29/05/13

Thời gian qua, việc đập phá tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà được nhà cầm quyền Hà Nội khẩn trương tiến hành bất chấp những lá đơn khiếu nại của linh mục, tu sĩ, giáo dân đã gửi đi khắp nơi nhưng các cơ quan công quyền câm như hến.

Cũng cần nhắc lại điều này dù đã nhiều người biết: Năm 1828, Dòng Chúa Cứu thế mua khu đất tại Nam Đồng, Hà Nội với diện tích hơn 61.000 mét vuông để kiến thiết một Tu viện tại đây nhằm phục vụ người nghèo theo linh đạo của Dòng. Từ đó, tu viện được xây dựng sau một số năm đến 1931 tạm hoàn thành với các nhà ba tầng, nhà phụ trợ. Kể từ đó, Dòng Chuá Cứu thế Hà Nội hoạt động liên tục cho đến nay.

Bỗng nhiên, khi đất nước được “giải phóng”, chính quyền “của dân, do dân, vì dân” được thành lập dưới sự lãnh đạo của đảng CS –một đảng “không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”. Nhà dòng bắt đầu những năm tháng bị cướp, chiếm tàn tệ, dù văn bản Hiến pháp và pháp luật ghi rõ: “Đất đai thờ tự được luật pháp bảo hộ”. Việc bảo hộ đó được thực hiện cho đến nay, từ hơn 61.000 m2 nay chỉ còn 2.700 m2 mà Nhà Dòng không hề bán, tặng, cho bất cứ một cá nhân hoặc tổ chức nào.

Đất đai, nhà cửa đã mất gần sạch vào tay tư nhân, dùng làm trụ sở Ủy ban Nhân dân, chia chác, bán mua… chỉ còn tu viện vì vướng mấy ngôi nhà ba tầng nên không dễ dàng xóa bỏ, nhà nước dùng cách “mượn”.

Thói đời, mượn thì dễ, trả thì khó, ai cũng biết vậy. Song với một nhà nước luôn ưỡn ngực tự hào là chánh nghĩa, là của dân, do dân và vì dân thì việc mượn xong cù nhầy để cướp là chuyện khó coi. Do vậy quá trình đó đã diễn ra dai dẳng, lỳ lợm từ nhiều năm nay, bất chấp tất cả luật pháp, lương tâm, đạo đức và những lẽ đời thường nhật.

Điều đặc biệt nguy hiểm, là họ đã lấy Tu viện đó làm nơi chữa bệnh và chứa những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất như HIV, AISD, Cúm gia cầm… để tập trung mọi mầm bệnh bên cạnh một trung tâm tôn giáo với hàng chục ngàn người sinh hoạt hàng ngày.

Câu chuyện mượn Tu viện DCCT Thái Hà điển hình cho câu chuyện “Chó sói gửi chân” trong dân gian.

Ban đầu, theo linh mục Vũ Ngọc Bích –đã quá cố– kể lại, thì một đoàn cán bộ Quận đến hỏi “mượn tu viện”. Khi được trả lời “Tôi không có quyền” thì lập tức, chủ nhà được trả lời “Ông không có quyền thì chúng tôi có quyền”. Và thế là họ khênh chủ nhà sang một ngôi nhà cấp 4 để họ “mượn” tu viện. Từ mượn làm chỗ học, sau chuyển sang làm trạm xá và khi “cứt trâu đã gần hóa bùn” thì làm Bệnh viện.



Ban đầu, bên mượn vẫn biết rằng việc “mượn” ở đây là hình thức của đám lục lâm, thảo khấu trên rừng. Thế nhưng Tu viện rành rành ra đó, tài sản của Nhà Dòng không thể nào xóa nổi. Do vậy mỗi lần chặt cây, sửa chữa… bên bệnh viện đều có giấy tờ sang xin phép hẳn hoi. Với tinh thần bác ái, yêu thương dù bị mượn theo kiểu gí dao mạng sườn, bên Nhà Dòng vẫn giúp đỡ chân thành trong các hoạt động trên tài sản của mình.

Dần dần, khi chiếc chân thứ 2, thứ 3 đã ấm dần, những vết tích đã dần dần bị phá phách mòn dần theo năm tháng, con sói đã trở mặt nghiễm nhiên coi là của mình. Việc đập phá đã không cần sự đồng ý hay không của chủ tài sản. Mặt khác họ tích cực đập phá, sửa chữa càng nhanh càng tốt nhằm biển thủ số tài sản, Tu viện này.

Và từ đó, việc đòi lại cơ sở bị mượn này đã dai dẳng bao năm qua.

Sau nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại về việc đất đai, tài sản của Dòng tại Thái Hà nhưng không được các cơ quan nhà nước trả lời, sáng nay (29-5-2013) đoàn các linh mục, tu sĩ DCCT Thái Hà đã tới Ban Tôn giáo Chính phủ.

Tiếp đoàn là hai chuyên viên của Vụ Công giáo. Các nhân viên này cho biết vì các linh mục đến bất ngờ nên các lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ đi công tác nên không thể sắp tổ chức cuộc họp với các linh mục và hẹn sẽ có một buổi làm việc khác.

Xin mọi người hiệp lòng cầu nguyện cho Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà trong công cuộc đi tìm công lý cho Giáo hội, cho đất nước quê hương, bởi đây là một hành trình đầy khó khăn và thử thách.

Ngày 29/5/2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh
CỬA QUAN”

Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong 08-06-2013

Hà Nội - Sáng nay (07.06.2013), các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tiếp tục cuộc hành trình đi tìm công lý.

Tại Trụ sở Thanh tra Chính phủ – địa chỉ Lô D29, Khu Đô thị mới, Yên Hòa, Cầu Giấy – vừa trông thấy các linh mục xuống xe, một nhân viên bảo vệ lập tức xông tới quát nạt, lớn tiếng yêu cầu các linh mục, tu sĩ dời khỏi trụ sở.

Sau khi nghe các linh mục ôn tồn giải thích cán bộ nhân viên phải lịch sự, tôn trọng và có trách nhiệm hướng dẫn dân, thì một nhân viên bảo vệ khác ngăn nhân viên kia lại và hướng dẫn các linh mục tới Văn phòng Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, số 1, Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, vì –như người này nói, tại Hà Đông, Thanh tra Chính phủ “có một Cục nó nằm ở đó”?

Theo hướng dẫn, các linh mục, tu sĩ, lập tức tới số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Đây là nơi các cơ quan của Chính phủ dùng để tiếp các dân oan. Đoàn các linh mục, tu sĩ, vừa xuất hiện, thì ngay lập tức một số an ninh mặc thường phục lượn lờ, quay phim, chụp ảnh.

Các dân oan lần đầu nhìn thấy một đoàn các linh mục tu sĩ đông đảo đã tỏ ra phấn khích. Hàng chục dân oan bật dậy, thi nhau kể nỗi oan khiên của mình. Phần lớn trong số họ là dân oan đến từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một số từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Thâm niên có người đã khiếu kiện trên 30 năm. Có những cụ già vác đơn đi kiện từ lúc mái tóc còn xanh nay đầu tóc đã bạc trắng. Có người là mẹ liệt sĩ, con cháu các gia đình có công với cái gọi là “cách mạng”.

Họ nói: “Các cha, các thầy ở đâu tới? Các cha nhớ ở đây không có Bao công. Ở đây chỉ có bao che”.

Một nhân viên bảo vệ, khi được hỏi đã làm việc bao lâu, thì anh cho biết, anh là người thâm niên, nhưng cũng mới chỉ làm việc được một năm. Anh nói, ở đây căng thẳng lắm, vì quá nhiều nỗi oan khiên!

Sau một hồi làm các thủ tục, đoàn các linh mục được ông Nguyễn Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, cùng hai viên được giới thiệu thuộc Ban Dân nguyện của Quốc hội, đón tiếp và hướng dẫn, với kết luận: “Vụ việc của giáo xứ Thái Hà vẫn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Hà Nội. Chúng tôi đã điện thoại cho Thanh tra Hà Nội và yêu cầu họ sớm có câu trả lời cho các linh mục”.

Chúng tôi ra về trong sự dò xét của các nhân viên an ninh.

Câu nói của những dân oan: “Ở đây, không có Bao công, chỉ có bao che” và câu nói của ông Vụ trưởng “vụ việc vẫn đang thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội”, cho thấy tại sao có những người dân 30 năm đi khiếu kiện mà không có kết quả nào.

Một câu nói chợt lóe lên trong đầu: “Cửa quan thì cửa quyền!”



Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, CSsR

http://www.chuacuuthe.com/2013/06/08/cua-quan/



CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------o0o-----

Đồng Tháp, ngày 21/5/2013

ĐƠN KHỞI KIỆN

(V/v Tăng sinh Thích Thiện Huệ Khóa IV (1997-2001) thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM. đã viết luận văn Tốt nghiệp mang nội dung vi phạm quyền Tự do Tín ngưỡng Tôn giáo, xúc phạm danh dự, phẩm hạnh Đức Giáo Chủ PGHH, xuyên tạc giáo lý PGHH và mạ lỵ toàn thể tín đồ PGHH. Được thông qua chữ ký Hội đồng Điều hành Học viện Khóa IV xét duyệt “Đạt yêu cầu”.)

Kính gởi:

- Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh An Giang

- Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang

Đồng kính gởi:

- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Tp. HCM

- Tòa án Nhân dân tối cao Tp. HCM

- Ủy ban Mặt trận TQ/TW/VN tại Hà Nội.

- Ban Tôn giáo Chính phủ tại Hà Nội.

- Hội đồng Trị sự TW/PGVN tại Hà Nội.

- Ủy ban Mặt trận TQ/TW/VN tại Tp. HCM.

- Hội đồng Trị sự TW/PGVN tại Tp. HCM.



Nguyên đơn (Người khởi kiện):

Họ và tên: Nguyễn Châu Lang, sinh năm 1956.

Thường trú: 489 ấp Tân An, xã Tân Bình, Châu Thành, Đồng Tháp.

Điện thoại: 0939.600138.

Là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (đủ tư cách theo qui định tại Điều 3 điểm 9 trong Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo số 21/2004 PL-UBTVQH 11 ngày 18-6-2004): “Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo Giáo lý, giáo luật của Tôn giáo mà mình tin theo”.

Bị đơn (Người bị kiện):

Họ và tên: Nguyễn Văn Huệ có pháp danh Thích Thiện Huệ.

Thường trú: chùa Phú Thạnh cổ tự.

Phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Là tăng sinh khoá IV (1997- 2001) Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM.

Họ và tên người có quyền và nghĩa vụ liên quan sau:

1/. Giáo sư Minh Chi là giáo sư hướng dẫn tăng sinh.

Địa chỉ đơn vị nơi công tác: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM.

2/. Hòa thượng Thích Giác Toàn phó viện trưởng, thay mặt Hội đồng học viện khóa IV HVPGVN tạiTp. HCM.

Địa chỉ đơn vị nơi công tác: Học viện Phật giáo Việt Nam tạiTp. HCM.

Thưa quí Viện, quí Tòa.

- Căn cứ theo điều 70 Hiến pháp nước CH XH CN VN Ban hành ngày 15/4/1992: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

- Căn cứ vào Điều 1, 2, 4, 5, 8, 9 và Điều 15 Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo (của UBTV Quốc hội 18-6-2004). Trong đó Điều 1 qui định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”.

- Căn cứ vào các điều 5, 9, 37 và điều 47 Bộ luật Dân sự 2005 (Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7). Trong đó có: Điều 5: “Nguyên tắc bình đẳng”. Điều 9: “Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền Dân sự”. Điều 37: “Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín”. Điều 47: “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”

- Căn cứ theo Bộ luật hình sự, sửa đổi bổ sung 2009 (Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ 5 ngày 19-6-2009). Trong đó có: Điều 121: “Tội làm nhục người khác”. Điều 122: “Tội vu khống”. Điều 129: “Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

- Căn cứ theo Hiến chương Phật giáo Hòa Hảo (Chứng minh tư cách pháp nhân của PGHH)

Thưa quí Viện và quí Tòa.

Căn cứ theo các điều khoản được pháp luật qui định nêu trên, và các chứng cứ vi phạm trong bản sao luận văn tốt nghiệp của tăng sinh Thích Thiện Huệ. (Có hồ sơ đính kèm)

Nay tôi làm đơn khởi kiện người vi phạm chính là tăng sinh Thích Thiện Huệ, tục danh là Nguyễn Văn Huệ MSSV A 4051 Khóa IV (1997-2001) thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM. Ngoài ra còn có những người liên quan đã ký tên nhận xét và duyệt xét tập luận văn tốt nghiệp, đề tài: Thực chất của đạo Hòa Hảo do tăng sinh Thích Thiện Huệ thực hiện sau:

1/. Giáo sư Minh Chi hướng dẫn đã nhận xét: “Luận văn đạt yêu cầu về công phu nghiên cứu và sưu tầm tài liệu. Nên tránh phê phán các tôn giáo khác với lời lẽ nặng nề” có chữ ký tên.

2/. Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại Tp. HCM thay mặt Hội đồng điều hành khóa IV xét duyệt “Luận văn đạt yêu cầu” Tp. HCM ngày 19-6-2001 có chữ ký tên.

Thưa quí Viện và quí Tòa.

Sau khi đọc kỹ tập luận văn nêu trên, nhận xét ban đầu của chúng tôi là: Toàn bộ nội dung tập luận văn tốt nghiệp, đề tài: Thực chất của đạo Hòa Hảo của tăng sinh Thích Thiện Huệ dầy 57 trang, 2 chương, có mục lục ghi rõ từng đầu đề, đã xuyên tạc với luận điệu bôi nhọ vô căn cứ, bằng kiến thức sai trái, đố kỵ, qui chụp, vu khống, thái độ hằn học kiêu căng, lời lẽ chửi mắng hết sức nặng nề xúc phạm thanh danh Đức Giáo Chủ PGHH, xuyên tạc giáo lý PGHH, khinh miệt toàn thể tín đồ PGHH và phủ nhận tư cách pháp lý của Phật giáo Hòa Hảo vốn đã được Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành từ năm 1999 và Hiến chương năm 2004.

Trong luận văn có nhiều đoạn vi phạm Hiến pháp 92, Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN được y lặp đi lặp lại nhiều lần hết sức cố ý.

Chúng tôi xin trích nguyên văn những vi phạm pháp luật trong bài luận văn tốt nghiệp của tăng sinh T. T. Huệ như sau:

1- Trang (3): Tăng sinh viết: “Đạo Hòa Hảo một hình thức Tôn giáo pha tạp”.

Đây là đầu đề lớn Chương I khởi động tiến trình miệt thị tôn giáo khác, sau đó T. Huệ ra sức tập trung diễn giải: công kích, đả phá, bài xích, vu khống... dàn trải xuyên suốt toàn bài luận văn gây chia rẽ và thù địch nặng nề với PGHH. Câu mào đầu này đã vi phạm Điều 1 Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo: “Tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau” và điều 70 Hiến pháp.

2- Trang (8): T.T. Huệ viết “Tuy nhiên theo chúng tôi, chúng ta không nên dùng danh từ Phật giáo trong Phật giáo Hòa Hảo. Bởi vì tôn giáo này: Thứ nhất: Nó không phải là một tông phái Phật giáo. Thứ hai: Tư tưởng của nó không mang tính Phật giáo, tức không phù hợp với những lời Phật dạy. Do đó, nếu chúng ta dùng đạo này với danh từ Phật giáo ắt hẳn sẽ gây ngộ nhận cho nhiều người rằng đây là một tông phái Phật giáo”.

Đoạn này T.T. Huệ phủ nhận và cắt xén danh xưng đạo PGHH, xâm hại sự toàn vẹn danh thể tôn nghiêm một tôn giáo có pháp nhân, đồng nghĩa với sự bất đồng quyết định của Ban Tôn giáo Chính phủ cấp pháp nhân cho PGHH. Y đã vi phạm điều 70 Hiến pháp 92 và bất tuân Ban Tôn giáo Chính phủ.

3/. Cũng trong trang (8) Nội dung Giáo lý, T.T. Huệ viết: “…Mà hầu như toàn bộ giáo lý của Đạo này, nói chung đều là sự vay mượn lẫn lộn, thiếu trung thực, thiếu sáng tạo từ những tư tưởng của Tôn giáo khác…. cho nên lập trường tư tưởng của Tôn giáo này không có chỗ đứng”.

Đoạn này T.T. Huệ đã trắng trợn xuyên tạc vu khống cố tình xâm hại giá trị phẩm chất và địa vị tinh thần tôn quí của một tôn phái Phật giáo Dân tộc có nền giáo lý đặc thù độc lập, sáng tạo, rất phù hợp cho nhu cầu vãn hồi đạo Nhân và chấn hưng đạo Phật trong giai đoạn tam giáo suy đồi trong thời Pháp thuộc. Việc kế thừa tinh lý Đạo Phật, Lão, Khổng... là qui luật hóa chúng tất yếu của các đấng siêu nhân dùng phương tiện rộng độ quần sanh cho phù hợp căn cơ, thích ứng thời kỳ. Dù Phật ba đời cũng không ra ngoài ảnh hưởng ngũ thừa Phật giáo, Tam giáo qui nguyên, đâu riêng gì PGHH.

Đức Huỳnh Giáo Chủ viết giáo lý thoát ly văn tự kinh điển, có tính sáng tạo khế cơ thì T.T. Huệ cho là không giống lời Phật dạy. Ngài diễn đạt giáo lý y trong kinh văn cổ xưa thì y cho rằng vay mượn lẫn lộn... không chỗ đứng. Quả thật y là người tật đố quá khích, cố tâm phá hoại uy tín đạo PGHH đến cùng. Điều này T.T. Huệ vừa vi phạm Hiến pháp 92 vừa vi phạm Điều 122 “Tội vu khống”.

4- Trang (10) với 2 câu giảng rất khiêm tốn nhân từ của Đức Huỳnh Giáo Chủ: “Khùng vâng lịnh Tây Phương Phật Tổ. Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ

Hai câu hồng ân Thánh lịnh trên là một thông điệp từ bi báo tin lành cho cư dân Nam kỳ Thánh địa, chẳng hề đụng chạm kẻ tăng người tục ở trần gian, ấy vậy mà T.T. Huệ thẳng thừng miệt thị xúc phạm rất thô lỗ đối với Đức Giáo Chủ PGHH và sỉ vả Đức Phật Di Đà là bất công. Tin hay không tin luật pháp nào có ép, cớ gì y phải chửi mắng Phật Thần cho mắc khẩu nghiệp và phạm pháp quốc gia. Bằng thái độ hằn học y viết: “Theo tôi, Đức Phật mà Huỳnh Phú Sổ {HPS} vừa diễn tả là một Đức Phật bất công…. Ở điểm này ông đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, trong Phật giáo chưa từng xảy ra… HPS tự cho mình là Thánh nhân từ cõi lạc bang xuống đây dạy Đạo cũng đồng nghĩa với quỉ ma xưng Phật”.

Phật sai Bồ tát lâm phàm mở Đạo, mắc phải tội gì mà y chửi như “tát nước”. Xưa nay ở cõi Diêm Phù Đề này Phật chưa từng giáng thế hay sao mà y cho rằng chưa từng xảy ra ? T.T. Huệ là kẻ xuất gia mà quá hung hăn cao ngạo nên đã mù quáng vi phạm Điều 129 luật Hình sự và Hiến pháp 92 Điều 121 (làm nhục người khác).

5- Trang (11): Nhằm xiển dương pháp môn Tịnh Độ để cảm hóa chúng sanh bằng những câu luận giải êm đềm ngọt dịu, Đức Huỳnh Giáo Chủ diễn tả đúng theo lời thuyết pháp của Đức Thích Ca qua hình thức phổ thơ sau: (….) “Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh độ. Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh. Nếu như ai cố chí làm lành. Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc. Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật. Dù tiên, phàm, ma quỉ, súc sanh. Nếu nhứt tâm tín, nguyện, phụng hành. Được cứu cánh về nơi An Dưỡng. (…)”

T.T. Huệ hiểu sai Thánh ý, cho rằng Đức Thầy chúng tôi viết không đúng rồi y ngông cuồng đả kích, vu khống bằng ngôn từ thô lậu, hỗn láo chửi rủa sau: “Điều đó chứng tỏ HPS là người thích nói: Nói như vẹt, nói không suy nghĩ, không căn cứ… Đã tạo nên những lỗi lầm không thể dung thứ…”. Đức Huỳnh Giáo Chủ nhắc lại lời ý của Phật Tổ trung thành như vậy mà y cho rằng không căn cứ, ví như vẹt, còn ngông cuồng ra oai buộc tội Phật thần nặng đến mức y “không thể dung thứ” trong đó có cả Đức Thích Ca cũng bị oan tình(Vì cả hai Ngài dạy không trúng ý của Huệ). Rồi đây trước phiên Tòa ai sẽ không dung thứ cho ai ? Đề nghị hòa thượng Thích Giác Toàn nhận xét đúng sai có “đạt yêu cầu” hay không trước khi Tòa phán quyết.

Đoạn hồ đồ nầy T.T. Huệ đã xúc phạm nghiêm trọng Đức Giáo Chủ PGHH và vu khống xấc xược, nên y đã phạm Điều 121 (Tội làm nhục người khác), Điều 122 (Tội vu khống), Điều 129 (Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo) Bộ luật Hình sự.

6- Trang (16): T.T. Huệ đã vu khống, chửi mắng nặng nề Đức Giáo Chủ PGHH như sau: “…. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận thái độ ngang ngược mang tính bất lương của ông khi ông cố tình lý giải sai lệch chánh tinh tấn trong Bát Chánh Đạo” (Đoạn này chúng tôi đã có phản biện kỹ trong thư phản đối.)



Trong lịch sử Phật giáo, cả 33 đời Tổ nối truyền việc diễn giải kinh pháp trên văn tự không hề rập khuông, lặp lại, kể cả bố cục thứ lớp đều tùy căn cơ, thời kỳ mà thái dụng cho thích trung, mới có thể tránh cho Phật ba đời không bị oan ức. Thế nên việc truyền thừa chân lý của Phật chỉ có bậc đắc đạo mới lĩnh hội đầy đủ sứ mạng thiêng liêng ấy. Vấn đề Đức Huỳnh Giáo Chủ thay đổi thứ tự, thay tên gọi mục chánh tin tấn cho thích hợp với thời đại văn minh vật chất, chứ không xa rời mục đích giải thoát của bát chánh đạo. Sự so sánh giữa phái vô thần luận với phái duy tâm hữu thần luận, nhằm cho thấy hai nguồn triết lý ấy luôn đối lập nhau về mặt tư tưởng, đó là sự thật hiển nhiên trong lịch sử đã có từ thời Đức Phật Thích Ca. Đức Thầy giải thích rõ thực trạng tâm lý con người của bao thời đại, không nhằm chỉ trích riêng ai, với mỹ ý khuyến tấn tín đồ giữ vững niềm tin theo trường phái căn gốc của kẻ tu hành. Viết đúng sự thật cho là ngang ngược, còn hiểu sai sự thật, nịnh hót là xuôi thuận sao? Vạch chỉ cho tín đồ tránh tội được phước là bất lương sao? Làm cho người khác lầm lẫn chao đảo là nhân từ chăng? Với thái độ sai lầm, mắng chửi ngạo mạn trên, một lần nữa T.T. Huệ đã vi phạm các Điều 121, Điều 122 và Điều 129 Bộ luật Hình sự và Điều 37 Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm Bộ luật Dân sự 2005.

Nguyễn Châu Lang

(Còn tiếp)

Muốn có một Hiến pháp đúng nghĩa, trước tiên cần có một Quốc hội đích thực. Toàn dân hãy đấu tranh để xóa bỏ cái Quốc hội gia nô hiện thời của CSVN.

Phái đoàn Quốc hội Vương quốc Anh nhân chuyến viếng thăm Việt Nam đã tiếp xúc với Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris để xin cuộc hẹn vấn an Đức Tăng thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện ở Sài Gòn.

Sau khi thỉnh ý Đức Tăng thống và được chấp nhận, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã loan báo cho Phái đoàn Quốc hội Vương quốc Anh lúc Phái đoàn còn ở Hà Nội, rằng Đức Tăng thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, sẽ tiếp phái đoàn tại Thanh Minh Thiền viện vào 10 giờ sáng ngày thứ năm 30-5-2013.

Phái đoàn cho biết chuyến viếng thăm Đức Tăng thống gồm có sáu vị Dân biểu Quốc hội Anh đại diện cho hai chính đảng Lao động và Bảo thủ, cùng với ba viên chức Đại sứ quán Anh tại Hà Nội. Tất cả chín người.

Văn phòng Viện Tăng thống đã chuẩn bị trà nước tiếp khách. Nhưng đợi mãi đến 11 giờ sáng vẫn chẳng thấy tăm hơi Phái đoàn. Mãi đến chiều thứ năm 30-5, giờ Paris, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế mới nhận được điện thoại của Phái đoàn Anh quốc xin hết lòng tạ lỗi Đức Tăng thống vì đến phút chót gặp trở ngại không đến được cuộc hẹn như mong muốn, và vì không có đường dây trực tiếp với Thanh Minh Thiền viện để thông báo và tạ lỗi.

Chúng tôi nghĩ rằng việc thất hẹn trong các cơ quan ngoại giao hay báo chí cũng là chuyện thường tình, vì những biến chuyển phút chót làm hỏng thiện chí dự trù.

Thế nhưng ngày thứ ba hôm qua, 4-6-2013, một viên chức liên hệ với Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, yêu cầu giấu tên, cho một Thượng tọa trong Giáo hội biết rằng : Lệnh từ nhà cầm quyền Hà Nội đã ngăn cấm Phái đoàn Quốc hội Vương quốc Anh đến vấn an Đức Tăng thống Thích Quảng Độ. Việc xẩy ra chỉ mấy giờ đồng hồ trước khi Phái đoàn lên xe đến Thanh Minh Thiền viện.

Lâu nay, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hà Nội cũng như đại diện họ tại LHQ luôn tuyên bố leo lẻo rằng : Ông Quảng Độ vẫn tự do hành đạo tại Thanh Minh Thiền viện cũng như tự do đi lại. Ông không hề bị quản chế ! (sic).

Mới đây, Bà Nam tước Catherine Ashton, đặc biệt quan tâm đến trường hợp Đức Tăng thống GHPG VNTN Thích Quảng Độ, mà Liên Âu đã nêu lên hai lần qua cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam tại Hà Nội tháng Giêng 2012, và tại Brussels tháng 10 năm 2012. Bà nói: “Trong hai cuộc Đối thoại Nhân quyền vừa qua, Liên Âu được thông tin là Đức Tăng thống Thích Quảng Độ không còn bị quản chế và được tự do gặp gỡ bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Năm ngoái, Đức Tăng thống đã tiếp kiến hai vị Đại sứ Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ, và hai vị đều xác nhận là Đức Tăng thống vẫn tiếp tục bị quản chế. Liên Âu sẽ tiếp tục thúc đẩy cho việc trả tự do cho những ai bị cầm tù, bị giam cầm hay bị sách nhiễu vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng”, cho đến khi “Trường hợp Đức Tăng thống Thích Quảng Độ được giải quyết trong bối cảnh lạc điệu hiển nhiên giữa những thông tin do chính quyền Việt Nam cung cấp với thực tại trước mắt”.

Giữa tuyên bố và thực thi, giữa nói và làm của Nhà nước Cộng sản Hà Nội chỉ biểu trưng cho một chế độ chỉ biết dựa vào súng đạn, dùi cui và còng số 8. Hóa ra cái mà Hà Nội gọi là “Nhà nước pháp quyền” chỉ là một Nhà nước lạm quyền và lộng quyền. Nguy biến hơn nữa, là Nhà nước này dựa vào sự chung cùng “Ý thức hệ Cộng sản” để thỏa hiệp với chủ nghĩa xâm lăng Đại Hán đang tái hồi tại Bắc Kinh lăm le chiếm đóng quê hương và biển đảo Việt Nam.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã thiết lập hồ sơ về vụ ngăn cấm trên đây gửi LHQ như một chứng cớ của Nhân quyền đã hóa thành Nhân vong tại Việt Nam.





tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương