Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San giải nhân quyềN



tải về 0.88 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích0.88 Mb.
#39275
  1   2

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San







GIẢI NHÂN QUYỀN

VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011

TRONG SỐ NÀY



Kính gởi

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

- Giới dân oan tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Các chính phủ dân chủ năm châu và các cơ quan nhân quyền quốc tế

Phiên sơ thẩm xử 12 dân oan tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An với hai tội danh “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” theo điều 257 và 104 Bộ luật Hình sự đã kết thúc sau một ngày rưỡi (15-16/09/2015) với mức tổng án là 26 năm rưỡi tù giam và 7 năm rưỡi tù treo cho tất cả các bị cáo (Riêng bị cáo thứ 13, Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, sẽ đem xử vào một dịp khác).

Đây là một vụ án hết sức bất công dành cho các thành viên của hai gia đình đã từng đứng lên phản đối việc chính quyền huyện Thạnh Hóa đền bù rẻ mạt cho tài sản của họ (300.000 VNĐ/mét vuông trong khi giá thị trường là 22.000.000 VNĐ. Lời con của bị cáo Phùng Thị Ly, RFA 16-09-2015) cũng như việc dùng một lực lượng cưỡng chế đông đảo (100 người với dùi cui và lựu đạn cay vào ngày 14-04-2015) để trấn áp họ.



Tội ác mới này của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phát xuất từ những nguyên nhân tà ác như sau:

1- Đó là điều 5 Luật Đất đai 2003: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” và điều 53 Hiến pháp 2013: “Đất đai, tài nguyên… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đây là một nguyên tắc luật pháp vừa bất công, vì đã tước đoạt quyền tư hữu đất đai của công dân vốn hết sức tự nhiên và phổ quát, vừa đểu giả lường gạt, vì che giấu ý đồ của đảng CS muốn nắm lấy các phương tiện vật chất quan trọng hàng đầu này để duy trì quyền lực dài lâu.

2- Đó là chính sách tự gọi là “thu hồi” những đất đai nhà cửa mà cá nhân thừa hưởng từ tiên tổ hay chính mình gầy dựng từ lâu, và tự hào là “đền bù” theo giá thị trường (Luật đất đai 2003 và Điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP). Nhưng đó là để lòe mắt! Đại đa số trường hợp, các Ủy ban nhân dân dùng nhiều chiêu trò để ép dân nhận đền bù giá rẻ mạt kiểu ăn cướp và giết dần mòn. Đến lúc nhân dân đi tìm công lý nơi Quốc hội, viện kiểm sát và tòa án thì từ trung ương đến địa phương, từ tỉnh xuống huyện đều bênh vực chính quyền, và cuối cùng, tất cả dựng nên một phiên tòa giả tạo, tống người dân vào ngục nhiều năm để họ hết nghị lực tinh thần và khả năng tài chánh mà kiện tụng.

3- Đó là biện pháp dùng công an đủ loại, kết hợp cùng dân phòng và côn đồ với số lượng áp đảo và hung khí đầy tay, với đầu óc mù quáng trước lệnh trên và đôi mắt tối mờ trước tiền thưởng, để trấn áp những người dân vô tội không tấc sắt trong tay một cách hết sức dã man tàn bạo. Thành ra, khi bị dồn đến bước đường cùng, chẳng còn nẻo sống, người dân có dùng hung khí đáp trả (như súng hoa cải và bình ga vụ Đoàn Văn Vươn, bom xăng và a-xít trong vụ Nguyễn Trung Can) thì cũng chỉ là cách tự vệ hoàn toàn chính đáng trước một đám người dù mang uy danh chính quyền và khoác sắc phục công lực nhưng thực chất cũng chỉ là một bọn cướp.

Ngoài ra, trong vụ án nói trên, cũng phải lưu ý đến chi tiết nhà cầm quyền không những bỏ tù cả cha lẫn mẹ (ông bà Nguyễn Trung Can và Mai Thị Kim Hương, với án nặng nhất) mà còn tống ngục cả một đứa con mới 15 tuổi của họ là em học sinh Nguyễn Mai Trung Tuấn và rồi sẽ đem xử em trong một vụ riêng lẻ. Việc truy nã, giam giữ và xử tòa một trẻ vị thành niên như thế -trong mục đích đày đọa trả thù và giết chết tương lai- đã gây phẫn nộ cho dư luận quần chúng, làm nhức nhối lương tâm con người và càng bộc lộ bộ mặt phi nhân tính của chế độ và nhà cầm quyền CSVN.

Do đó các xã hội dân sự và cá nhân ký tên dưới đây

- cực lực phản đối vụ án 13 dân oan Thạnh Hóa, nhất là bản án bất công ngút trời được tuyên ra cho họ do chính những kẻ đang từng ngày tước đoạt tài sản tư của nhân dân cũng như tài sản công của đất nước, để đem về cho bản thân gia đình hoặc bán cho ngoại nhân, nhất là ngoại nhân Hán tộc. Nhà cầm quyền phải lập tức trả tự do vô điều kiện cho 13 tù nhân vô tội.

- mạnh mẽ kết án các nguyên nhân tà ác nói trên. Các nguyên nhân ấy đang đẻ ra tệ nạn viên chức nhà nước hứa hão lường gạt, bóc lột tham nhũng, tệ nạn công an cảnh sát đồng lõa với cường quyền, bạo hành với nhân dân; đẻ ra thảm trạng dân oan chưa từng có trong Việt sử mà con số lên tới cả triệu người, dở sống dở chết và mất cả tương lai, kéo theo thảm trạng suy thoái kinh tế, bấp bênh an sinh và đình trệ phát triển.

- tha thiết kêu gọi Đồng bào hải ngoại, các chính phủ dân chủ và các cơ quan nhân quyền, một lần nữa hãy nhận ra bộ mặt đích thật của đảng và nhà cầm quyền CSVN, để giúp nhân dân VN sớm khôi phục chân lý, công bình, tình thương và tự do.



Làm tại VN ngày 20-09-2015

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên: 01- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Th.s Phạm Bá Hải. 02- Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao-Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng. 03- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc. 04- Cao Trào Nhân Bản. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế. 05- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Gs Phạm Xuân Yêm. 06- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Ts Nguyễn Quang A. 07- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa. 08- Giáo hội PGHH Thuần tuý. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển. 09- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ông Phạm Văn Trội. 10- Hội Bầu bí tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.11- Hội Nhà báo Độc lập VN. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. 12- Hội thánh Tin lành Chuồng bò. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng. 13- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Linh mục Phan Văn Lợi. 14- Lao Động Việt. Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh. 15- Nhóm Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: Ông Huỳnh Trọng Hiếu. 16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải. 17- Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh. 18- Phòng Công lý-Hoà bình DCCT Sài Gòn. Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại. 19- Sài Gòn báo. Đại diện: Lm Lê Ngọc Thanh. 20- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: HT Thích Không Tánh.

Một số cá nhân ký tên: 1- Mục sư Phạm Ngọc Thạch, cựu TNLT. 2- Nhà thơ Hoàng Hưng, cựu TNLT. 3- Nhà báo tự do Lư Văn Bảy, cựu TNLT. 4- Nhà báo tự do Lê Anh Hùng. 5- Sinh viên Đậu Văn Dương, cựu TNLT. 6- Sinh viên Trần Hữu Đức, cựu TNLT. 7- Dân oan Trịnh Bá Khiêm, cựu TNLT. 8- Dân oan Cấn Thị Thêu, cựu TNLT. 9- Dân oan Trịnh Bá Tư. 10- Dân oan Trịnh Bá Phương. 11- Ông Nguyễn Trung Trực, cựu TNLT
Về việc ĐCSVN định kết án 15 năm tù cho thiếu niên dân oan Nguyễn Mai Trung Tuấn 15 tuổi và bắt buộc bồi thường 61.016.000 đồng cho lực lượng cảnh sát cướp đất, chiếm nhà.

Kính thưa đồng bào và các thân hữu trong và ngoài nước,

Phong trào chúng tôi vừa được Luật sư Nguyễn Văn Miếng là người bào chữa cho cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn thông tin như sau:

Sáng ngày 21-9-2015, tại trại tạm giam tỉnh Long An, Cơ quan Cảnh sát, điều tra Công an huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã tống đạt "Bản kết luận điều tra" đến cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn (sinh ngày 31-3-2000). Trong nội dung truy tố cháu Tuấn về tội "Cố ý gây thương tích" theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự, mức hình phạt 15 năm tù.

Sau khi nghe đọc Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn đã phản biện 6 vấn đề:

1- Tôi không bị ảnh hưởng tư tưởng từ cha mẹ.

2- Tôi chỉ bảo vệ tài sản hợp pháp của gia đình.

3- Tôi không gây rối mà chỉ biểu tình theo Điều 25 Hiến pháp.

4- Tôi không cố ý gây thương tích cho ai, tôi đã cảnh báo trước.

5- Khi nhà tôi phát nổ và bốc cháy, mọi người chạy tán loạn, tôi tạt đại để thoát thân, tôi không biết ai là công an tên Thủy.

6- Tôi mặc áo có dòng chữ: "Trả lại quyền làm người cho dân".

Nay chúng tôi kính gửi đến công luận, có đính kèm 5 trang giấy A4 (Bản kết luận điều tra) của cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Thạnh Hóa đã tống đạt đến cháu Tuấn đương trong tù.

Kính thưa đồng bào và thân hữu,

Phong trào chúng tôi khẳng định một lần nữa rằng hai (2) gia đình Dân oan Mai Thị Kim Hương và Phùng Thị Ly cùng các thân nhân của họ chỉ tự vệ để gìn giữ nhà đất là nguồn sống duy nhất. Khi nhà cầm quyền huyện Thạnh Hóa xua đại quân tới cướp đất chiếm nhà của họ bất hợp pháp, tất nhiên phải có phản ứng để tự vệ.

Và quyền tự vệ đó là chánh đáng như Phong trào chúng tôi đã từng tuyên bố: khi người dân bị tà quyền ác đảng cướp quyền sống thì người dân có quyền kháng cự lại bằng mọi phương tiện.

Và chính vì kháng cự để bảo vệ tài sản như nguồn sống mà các Dân oan Mai Thị Kim Hương và Phùng Thị Ly cùng thân nhân trong gia tộc của họ đã đồng phản kháng lại tà quyền ác đảng. Không vì tự vệ của nhân dân,mà Công an huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An ghép vào tội "Cố ý gây thương tích".

Nhất là khi cả gia đình Dân oan Mai Thị Kim Hương bị đưa đẩy đến hoàn cảnh thảm khốc, công an huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An đã thay mặt đảng CSVN thực hiện chính sách "đuổi cùng diệt tận" nhân dân. 

Vì lý do nào nhà nước "hèn với giặc, ác với dân" không cho gia đình Mai Thị Kim Hương một con đường sống, cả nhà bị tù và đọa đày trong lao lý. Nhà nước đã cướp quyền sống, quyền làm người của gia đình Mai Thị Kim Hương, sau đó bắt giam và buộc nạn nhân phải bồi thường cho quân cướp 61.016.000 đồng... Xem ra vụ án này quá phi lý.

Phong trào chúng tôi khẩn khoản xin đồng bào trong và ngoài nước cùng thân hữu, nhất là xin các Luật gia có lòng thương Dân tộc Việt Nam, thương Dân oan khốn cùng, hãy ra tay giúp chúng tôi trong cuộc tranh đấu đòi lại công lý, đòi lại quyền làm người, nhất là trong vụ án của cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn sắp mở ra nay mai.

Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu kính loan truyền bản tin báo chí đến quý vị, và chân thành cảm tạ đồng bào cùng với các thân hữu về sự vận động tranh đấu bảo vệ Dân Oan trong thời gian qua. Xin quý vị tiếp tục bằng tinh thần và nhiều phương tiện khác để bênh vực cho dân oan Nguyễn Mai Trung Tuấn, là nạn nhân trong vụ ĐCSVN cướp đất chiếm nhà của nhân dân, vào ngày 14-4-2015 tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.



Việt Nam ngày 26-9-2015

Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu Việt Nam

Trần Ngọc Anh

Kính thưa

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

- Các chính phủ dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế.

Lương Tâm TV là một chương trình thực hiện các video clip ngắn do Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm (CTNLT) và Hội Anh Em Dân Chủ (AEDC) đồng thực hiện rồi gởi lên mạng Internet theo định kỳ qua YouTube của Quốc tế. Chương trình này nhắm trình bày sự thật về hiện tình của VN, đưa ra nhận định về các vấn đề của đất nước, nhằm khơi gợi ý thức, soi sáng lương tâm cho Đồng bào, để toàn dân cùng chung tay xây dựng một xã hội có công lý và tự do, dân chủ.

Thế nhưng, chỉ sau 3 video clip (bắt đầu từ ngày 19-08-2015), nhà cầm quyền Cộng sản VN đã ra tay trấn áp. Ngày 23-09-2015, công an quận Hai Bà Trưng và Cầu Giấy, Hà Nội, đã cưỡng bức bắt cóc nhóm chuyên viên 5 người thực hiện chương trình đến nhiều đồn phường để thẩm vấn hăm dọa, bao gồm nhà báo Nguyễn Vũ Bình, các anh Phạm Đắc Đạt và Nguyễn Mạnh Cường, các cô Lê Thị Yến và Lê Thu Hà. Sau đó tịch thu các phương tiện tác nghiệp của của Lương Tâm TV và các phương tiện thông tin của cá nhân họ, bao gồm 3 máy quay phim cầm tay, 1 camera Sony Anpha 58, bộ đèn chiếu studio 4 chân 4 đèn, 3 laptop chuyên dụng, 1 máy tính bảng, 2 điện thoại, 3 USB và 100 USD. Đứng trước vụ việc nghiêm trọng này

1- Hội CTNLT và Hội AEDC nhận định:

a- Chương trình Lương Tâm TV hoàn toàn phù hợp với điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà VN đã ký kết tham gia: “1- Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. 2- Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”.

b- Chương trình Lương Tâm TV hoàn toàn phù hợp với pháp luật VN. Theo Hiến pháp, hoạt động này nằm trong quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà người dân được hưởng. Còn theo luật báo chí vốn qui định đài truyền hình hay đài phát thanh mà có trụ sở, có phát sóng trên không gian, qua vệ tinh hay qua Internet, phải xin phép chính quyền, thì Lương Tâm TV chỉ là những video clip ngắn từ 7-12 phút được đưa lên mạng qua nhà cung cấp dịch vụ Youtube của Hoa Kỳ- nên không phải xin phép và không thể bị cấm chỉ.

c- Chương trình Lương Tâm TV cũng nằm trong tinh thần của 182/227 khuyến nghị UPR của cộng đồng quốc tế về nhân quyền ở Việt Nam mà vào tháng 6-2014, tại kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên bố ủng hộ và cam kết thực hiện. Trong số khuyến nghị được chấp thuận, có nhiều điều liên quan trực tiếp đến quyền tự do ngôn luận như: Thực thi hơn nữa các biện pháp nhằm thúc đẩy tự do biểu đạt và tự do truyền thông phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế tiến bộ nhất (Italy); Tiến hành các biện pháp cho phép tiếp cận cùng sử dụng Internet không hạn chế đối với mọi công dân, đồng thời đảm bảo tự do quan điểm và biểu đạt của mỗi người, cũng như tự do báo chí và truyền thông (Estonia); Dành không gian cho truyền thông phi nhà nước và làm cho các Điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự cụ thể hơn và nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế về tự do biểu đạt (Úc).



2- Hội CTNLT và Hội AEDC lên án

a- Nhà cầm quyền VN vì đã trắng trợn chà đạp Công pháp quốc tế, Luật pháp quốc gia, khinh thường nhân dân và Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khi đàn áp chương trình Lương Tâm TV. Họ đã vận dụng một thứ luật pháp được giải thích cách tùy tiện, được áp dụng cách rừng rú để áp đặt những tội danh vu vơ, hòng duy trì quyền lực độc tài toàn trị của đảng Cộng sản.

b- Nhà cầm quyền Hà Nội và Công an quận Hai Bà Trưng cùng Cầu Giấy vì đã hành xử một cách vô luật khi dùng những trò phi pháp, đê tiện (chặn bắt giữa đường, dàn dựng tai nạn giao thông, huy động một lực lượng đông đảo…) để cưỡng bức công dân đến đồn thẩm vấn, sau đó tịch thu mọi phương tiện làm việc của nhóm thực hiện, thậm chí còn tước đoạt cả tài sản riêng vài người đang mang theo.

Đến khi vài chục thân hữu của họ tới đồn để ôn hòa phản đối chuyện bắt người trái phép thì cả trăm công an, dân phòng, bảo vệ (đa số mặc thường phục) lên tiếng chửi bới thô tục và đánh đập họ cách dã man. Nay thì công an tiếp tục theo dõi canh chừng và cưỡng bức Nhóm thực hiện đến đồn để hăm dọa, áp lực họ nhận tội và tìm lý cớ để hợp pháp hóa việc tịch thu phương tiện tác nghiệp và tài sản cá nhân của họ.

Qua hành động đàn áp dân chủ mới nhất này, người ta thấy công an ngày càng giỏi nghiệp vụ của bọn thảo khấu chặn đường để ngang nhiên cướp bóc hơn là giỏi nghiệp vụ của người bảo vệ luật pháp chính đáng và che chở nhân dân vô tội.

3- Hội CTNLT và Hội AEDC tuyên bố:

a- Tiếp tục chương trình Lương Tâm TV trong sự hợp tác với nhiều tổ chức xã hội dân sự khác, vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, là cách thức sống theo lương tâm và truyền bá dân chủ của chúng tôi, là nhu cầu cấp thiết của mọi giới đồng bào VN đang phải từng ngày từng giờ gánh chịu một nền thông tin mang tính tuyên truyền, đầy dẫy dối trá, phục vụ sự thống trị của đảng và nhà cầm quyền Cộng sản chứ không phục vụ sự thật và thiện ích của đất nước.

b- Đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN chấm dứt ngay sự sách nhiễu, hăm dọa đối với những người đã và đang thực hiện chương trình Lương Tâm TV, đồng thời trả lại trong nguyên trạng các phương tiện tác nghiệp của họ cũng như tài sản riêng của họ vốn đã bị tịch thu cướp đoạt.

c- Kêu gọi đảng CSVN –giữa lúc đất nước đang rơi vào đủ thứ khủng hoảng, tệ nạn và thảm trạng từ chính trị tới kinh tế, dân sinh tới môi trường, văn hóa tới giáo dục, an ninh tới quốc phòng- hãy để tâm lắng nghe tiếng nói của nhân dân, xét đến thiện chí của phong trào dân chủ, công nhận sự đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự, thay cho việc cấm cản tùy tiện, trấn áp dã man, bắt bớ điên cuồng.



Việt Nam ngày 01-10-2015

Hai tổ chức xã hội dân sự khởi xướng: Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh Em Dân Chủ

(xem tiếp trang 10, cột 3)

Một hội nghị về tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á đang được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ 29-9 đến 1-10-2015 do Ủy hội Luật gia Quốc tế, Diễn đàn Á châu cho Nhân quyền và Phát triển (có sự hiện diện của Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Đặc phái viên LHQ về Tôn giáo).

Hội đồng Liên tôn Việt Nam được mời tham dự với một đại diện (Chánh trị sự Hứa Phi, thuộc Hội thánh Cao Đài Chân truyền). Vị này sẽ trình trước hội nghị bảng trả lời câu hỏi (xin xem dưới). Nhưng để các tham dự viên nắm bắt rõ hơn về hiện tình tôn giáo tại VN, HĐLTVN cũng đã soạn một văn bản và sẽ phát cho họ trong hành lang.

Tiếc thay, nhà cầm quyền CSVN đã ngăn chận chuyến xuất ngoại của vị đại diện HĐLTVN (xem dưới). Dù sao, cả hai bản văn (bằng tiếng Anh) đã kịp thời gởi đến Hội nghị.
BẢN TRẢ LỜI VỀ TỰ DO TÔN GIÁO/TÍN NGƯỠNG

TRÌNH CHO HỘI NGHỊ

Quốc gia: Việt Nam

Tên tổ chức: Hội đồng Liên tôn

Người liên hệ: Lm. Đinh Hữu Thoại, Điều phối viên

A. Khung pháp lý

- Những điều luật nào ở quốc gia bạn đảm bảo cho quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng?

Điều 24, Hiến pháp 2013

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28814

- Những điều luật nào ở quốc gia, mà bạn nghĩ rằng vi phạm hoặc đe dọa đến sự hưởng thụ những quyền này?

Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18-6-2004; Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08-11-2012, Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2015, Dự thảo 5 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2015.



- Có những cơ chế chính thức nào (ví dụ: các tổ chức nhân quyền quốc gia, các cơ quan nhà nước v.v...) ở quốc gia, bạn giải quyết các vi phạm về quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không?

Hoàn toàn không có, vì ở Việt Nam tam quyền không phân lập.



B. Các trường hợp:

- Vui lòng cung cấp thông chi tiết về 3 trường hợp, trong đó thể hiện hoặc là biểu tượng điển hình của tình trạng/hoàn cảnh hiện tại về quyền tự do tôn giáo/tín ngưỡng tại quốc gia bạn.

1. Ngày 14-04-2015, Thánh thất Cao Đài Tuy An, tỉnh Phú Yên bị giải toả, nhằm xóa sạch các cơ sở thờ tự của Đạo Cao Đài Chơn truyền.

2. a. Từ năm 2014 đến nay, Giáo hội Tin Lành Menonite tại Bến Cát và Hội thánh Chuồng bò tại Dĩ An, Bình Dương vẫn liên tục bị đàn áp. Mới đây, tháng 9-2015 Ms Nguyễn Hồng Quang cùng con trai và một số tín đồ về Bến Cát thu dọn đồ đạc bị côn đồ tấn công, dùng cả kiếm đâm tại đồn công an. Ms Quang gọi điện thoại báo cho công an sở tại và CS 113 nhưng không ai tới vãn hồi trật tự.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Hội thánh Chuồng bò tại Dĩ An cũng liên tiếp bị côn đồ dùng gậy gộc tấn công, đập phá đồ đạc và ném đá vào nhà. Ms Nguyễn Mạnh Hùng nhiều lần gọi điện thoại báo công an sở tại nhưng không có ai tới vãn hồi trật tự.

b. Giáo hội Tin Lành Liên hữu Lutheran VN-HK vẫn không được tự do sinh hoạt vì bị nhà nước cho là chưa được công nhận. Mục sư Nguyễn Công Chính là Hội trưởng thì đang bị tù với mức án rất nặng 11 năm theo Điều 87 BLHS. Ông thường xuyên bị hành hạ trong tù. Ngày 18-8-2015 ông có gửi thư ra ngoài cầu cứu khắp nơi.

3. a. Các tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý luôn bị đàn áp, nhất là vào các dịp lễ của Đạo. Chính quyền đàn áp, ngăn chặn, đánh đập tín đồ mỗi khi họ tổ chức lễ. Đó là các ngày Đại lễ 25/2 al (Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH vắng mặt), Đại lễ 18/5 al (Khai Đạo), Đại lễ 25/11 (Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH). Các năm qua Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy và tín đồ PGHH độc lập tổ chức lễ đều bị công an an ninh ngăn cản và sách nhiễu. Thậm chí một số lãnh đạo GHPGHH Thuần túy các cấp bị công an bao vây nhà nội bất xuất ngoại bất nhập.

b. Các giảng viên truyền bá Giáo lý của Giáo hội Phật giáo Hòa Thuần túy khi thuyết trình giáo lý bị cấm đoán và gây khó dễ khi đi lại: điển hình cụ Nguyễn Văn Điền Hội trưởng Giáo hội Trung ương PGHH Thuần túy thường xuyên bị ngăn cản ra khỏi nhà khi có dịp đi thuyết trình giáo lý, từ đầu năm 2015 đến nay có hơn 30 lần ngăn cản ra khỏi nhà.

c. Ngoài ra còn có an ninh giả côn đồ hành hung tín đồ PGHH độc lập và các lãnh đạo Giáo hội PGHH Thuần túy: ví dụ ông Lê Văn Sóc phó Hội trưởng Giáo hội Trung ương PGHH và ông Bùi Văn Luốt Hội trưởng Giáo hội PGHH Thuần túy tỉnh Vĩnh Long… nhiều lần bị công an an ninh huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long giả dạng côn đồ hành hung.

- Tình trạng hiện thời của 3 trường hợp trên, và nếu những trường hợp đó liên quan đến việc vi phạm quyền tự do tôn giáo/tín ngưỡng thì biện pháp khắc phục nào đã được ban hành?

Hiện thời, tình trạng của các trường hợp trên vẫn chưa có gì khả quan. Chính quyền hoàn toàn không muốn cho họ được tự do sinh hoạt tôn giáo, mà chỉ cho phép khi chịu sự chi phối của chính quyền.



C. Bị cáo trong những vụ việc vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng

Ai là những bị cáo (ví dụ: các cơ quan nhà nước cụ thể, các nhân tố phi nhà nước, các nhóm cực đoan và/hoặc những người khác) vi phạm hoặc đang đồng lõa với hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở quốc gia bạn?

Các cơ quan nhà nước, cụ thể: Chính quyền, công an, ban tôn giáo các cấp, cùng với các tổ chức tôn giáo quốc doanh do nhà nước dựng lên trong các tôn giáo cũng đồng lõa với hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.



D. Các nhóm chính hoạt động cho quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng

Ngoài nhóm của bạn, xin vui lòng liệt kê các nhóm/cá nhân khác đang tích cực hoạt động về vấn đề quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đã làm việc này kể từ năm 2000 và hiện nay có thêm Hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo nữa (Facebook: https:// www.facebook.com/quyentongiao).


BẢN TRÌNH BÀY VỀ HIỆN TINH TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM
Kính thưa

- Quý Ủy hội Luật gia Quốc tế

- Quý Cơ quan đồng tổ chức

- Ngài Heiner Bielefeldt, Đặc phá viên Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

- Quý Quan khách tham dự.

Trước hết, trong tư cách đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự quy tụ nhiều chức sắc thuộc 5 tôn giáo lớn tại Việt Nam đang đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, chúng tôi xin kính chào toàn thể Quý vị và xin cảm ơn Ban tổ chức đã vì quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam mà cho chúng tôi được đến diễn đàn quan trọng này để trình bày hiện tình tôn giáo tại đó.

Để mở đầu, chúng tôi xin khẳng định một điều mà chắc Quý vị đã rõ nhưng chúng tôi cũng xin phép nhắc lại. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (VN) đang sống trong chế độ vô thần, độc tài và toàn trị, dưới sự cai trị của đảng Cộng sản (CS). Vì là vô thần, chế độ đó luôn nhìn các tôn giáo với ánh mắt nghi ngờ, thiếu thiện cảm. Vì là độc tài, chế độ đó không muốn có bất cứ quyền lực nào ở trên quyền lực của đảng CS, dù đó là quyền lực của lẽ phải, của tôn giáo. Vì là toàn trị, chế độ đó không để bất cứ cái gì trên đất nước VN, từ cá nhân đến tập thể, từ lương tâm bên trong đến hoạt động bên ngoài, thoát được sự kiểm soát gắt gao, tinh vi và thâm độc của đảng CS.

Chính vì thế, các luật lệ hiện hành tại VN, từ Hiến pháp trở xuống, đều chỉ nhằm mục tiêu củng cố và duy trì dài lâu quyền lực độc tôn của đảng CS. Việc sửa đổi các luật này -mà nhà cầm quyền hiện đang biến thành một chiến dịch do sự thúc bách của Quốc tế và với cái gọi là “sự góp ý của toàn dân”- cũng không ra ngoài mục tiêu ấy. Hà Nội tìm đủ chiêu trò, mánh khóe, để dù có sửa đổi bao nhiêu, các luật đó vẫn giữ bản chất là sức mạnh pháp lý củng cố chế độ cũng như đảng cầm quyền. Và dĩ nhiên, pháp luật nhà nước thế nào, tình trạng xã hội cũng thể ấy! Do đó chúng tôi xin trình bày hai điểm: luật pháp áp dụng và thực trạng hình thành từ đó.



1- Về Luật Tín ngưỡng Tôn giáo

Cụ thể đối với các Giáo hội, nhà cầm quyền VN đã đưa ra Dự thảo Luật tín ngưỡng Tôn giáo mà nay tới bản thứ 5 và đã yêu cầu mọi tổ chức tôn giáo được họ công nhận hãy đóng góp ý kiến. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo này là bàn tay ngày càng siết chặt, thay thế cho Sắc lệnh về Tự do tín ngưỡng năm 1955, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004. Hội đồng Liên tôn chúng tôi –dù không được hỏi ý kiến- cũng đã lên tiếng về Dự thảo thứ 4, và nay với Dự thảo thứ 5, vốn chỉ có một vài thay đổi râu ria, chúng tôi cũng tái khẳng định:

a- Một Nhà nước vô thần với những chuyên viên không có kinh nghiệm sống tôn giáo –thậm chí thuộc bộ Công an- lại lập luật cho niềm tin tôn giáo và cho người có tín ngưỡng. Đó chỉ có thể là một luật kiểm soát sự hình thành và hoạt động của các tôn giáo mà thôi. Dự thảo Luật Tín ngưỡng tôn giáo dài gấp đôi Pháp lệnh 2004, do đó tinh vi hơn và siết chặt hơn.

b- Dự thảo LTNTG vẫn tiếp tục cơ chế “xin-cho”, nghĩa là buộc phải xin phép đối với mọi hoạt động lớn nhỏ của các Giáo hội, từ việc tổ chức cơ cấu, huấn luyện nhân sự, thủ đắc tài sản, đến việc sinh hoạt phụng thờ, truyền bá giáo lý và liên hệ quốc tế… Mục đích là kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn các tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa và hình sự hóa mọi quyền liên quan đến tự do tôn giáo (nghĩa là không xin phép, tức vi phạm luật).

c- Dự thảo LTNTG có rất nhiều từ ngữ và điều khoản mơ hồ (như hầu hết mọi bộ luật tại VN; quý vị Luật gia hẳn có kinh nghiệm về chuyện này). Điều đó tạo cơ hội để nhà cầm quyền và các viên chức địa phương tha hồ giải thích tùy tiện nhằm cấm cản tôn giáo hay thậm chí đòi hối lộ. Ngoài ra, Dự thảo cũng có rất nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau, đặc biệt mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự (điều 18 và nhiều điều khác).

d- Thành thử Dự thảo đã bị phê bình gắt gao hay bị đòi phải hủy bỏ hoàn toàn hoặc một phần, bởi nhiều tổ chức, cộng đoàn tôn giáo tại Việt Nam (Hội đồng Giám mục VN chẳng hạn).



2- Về hiện tình tôn giáo tại Việt Nam

a- Các Giáo hội đều bị nhà nước khống chế, lũng đoạn và xâm nhập.

Nhà cầm quyền Cộng sản chưa bao giờ cho các tôn giáo có quy chế pháp nhân (trong Dự thảo không hề có chữ này, các luật về tôn giáo trước đây cũng thế). Đây là một sự vô thừa nhận gây ra muôn vàn khó khăn cho chúng tôi về mặt luật pháp và giao dịch dân sự. Muốn xuất hiện rồi muốn sinh hoạt, các tôn giáo phải làm đơn xin phép cùng tuân thủ rất nhiều điều kiện khắt khe, rồi phải ngóng chờ sự cho phép đầy tùy tiện của nhà cầm quyền. Đây là kiểu buộc tôn giáo lệ thuộc để trở nên ngoan ngoãn và cuối cùng biến thành công cụ. Rồi vì muốn lũng đoạn các tôn giáo, nhà cầm quyền CS đã và đang thành lập các giáo hội do họ điều khiển, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Chưởng quản Cao Đài, Ủy ban Đoàn kết Công giáo và một số hệ phái Tin Lành. Đây là đòn chia rẽ tôn giáo, đồng thời là trò lừa gạt quốc tế về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.

b- Các quyền tự do tôn giáo thứ yếu (có 3) được ban cho với điều kiện.

Đó là quyền xây dựng các nơi thờ phượng, các trường đào tạo, các cơ sở xã hội; quyền tổ chức các lễ hội tôn giáo lớn hay nhỏ; và quyền của chức sắc, tín đồ được ra nước ngoài để hội nhập với cộng đồng tôn giáo quốc tế hay với đồng đạo hải ngoại. Các quyền thứ yếu đó được nhà nước CS ban có điều kiện, nghĩa là chỉ cho những ai không “có vấn đề” với chế độ mà thôi: thành viên của các giáo hội nhà nước, những chức sắc và tín đồ im lặng trước sai lầm và tội ác của đảng CS, hay dửng dưng trước sự vi phạm nhân quyền và dân quyền. Đến VN, quý vị có thể thấy nhiều nơi thờ phượng được xây cất, nhiều lễ hội hoành tráng được tổ chức, nhiều tập hợp đông đảo tín đồ được hình thành. Nhưng đó là những nơi mà chế độ cảm thấy an toàn, bảo đảm.

c- Các quyền tự do tôn giáo chính yếu (có 6) bị hoàn toàn cấm cản.



Mọi tôn giáo không được độc lập trong việc tổ chức nội bộ. Nhà cầm quyền tìm cách kiểm soát và ảnh hưởng lên việc chiêu sinh, huấn luyện, tấn phong, bổ nhiệm và thuyên chuyển hàng ngũ chức sắc lãnh đạo.

- Mọi tôn giáo không được tự do trong sinh hoạt phụng thờ. Các sinh hoạt này chỉ được thực hiện trong những nơi thờ tự đã được nhà nước công nhận. Các lễ nghi hay lễ hội lớn đều phải xin phép nhà cầm quyền. Bằng không sẽ bị cấm cản và dẹp bỏ.

- Mọi tôn giáo không được truyền bá giáo lý bên ngoài các cơ sở của mình, ra xã hội, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, lên mạng thông tin toàn cầu. Chúng tôi không được có báo in, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình.

- Mọi tôn giáo không được góp phần giáo dục giới trẻ qua hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học. Hiện thời, các giáo hội chỉ được mở trường mẫu giáo nhưng vẫn dưới sự kiểm soát đủ mặt của chế độ. Có được mở học viện thì cũng bị nhà nước kiểm soát.

- Mọi tôn giáo không được có tín đồ giữ các chức vụ cao trong bộ máy cai trị (Quốc hội và chính quyền), trong hàng ngũ công an, quân đội cũng như trong hệ thống giáo dục độc quyền của đảng CS. (Có thể đưa ví dụ nếu cần).

- Mọi tôn giáo đều bị nhà cầm quyền CS ngay từ 1954, tước đoạt vô số tài sản vật chất (điện thờ, trường học, nhà in, ruộng đất, cơ sở xã hội và tài khoản ngân hàng…) mà không bao giờ trả lại. Hiện nay, các giáo hội đều không được sở hữu đất đai, và không dễ dàng mở rộng cơ sở.



Kết luận

Trong tư cách những lãnh đạo tinh thần đang đấu tranh cho tự do độc lập của tôn giáo cũng như cho nhân quyền và dân quyền của đồng bào, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản LTNTG mà nhà cầm quyền Việt Nam đã soạn thảo bất chấp ý kiến của các tôn giáo, nhằm mục đích dùng luật pháp tiêu diệt các giáo hội ngõ hầu củng cố quyền lực độc tài toàn trị của đảng CS.

Chúng tôi cũng tố cáo trước Quý vị và toàn thế giới chính sách bất biến của đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện nay là nếu lúc nào và nơi nào không dùng được bạo lực vũ khí (sách nhiễu, cầm tù, thủ tiêu) thì sẽ dùng bạo lực hành chánh để làm cho các tôn giáo đánh mất bản chất (là tiếng nói bênh vực lẽ phải và nhà giáo dục lương tâm con người) và cuối cùng trở thành vật trang sức hay công cụ cho chế độ. Nói tóm, các tôn giáo tiếp tục bị bách hại tại VN bởi nhà cầm quyền CS, vừa trên lý thuyết luật pháp, vừa trên thực tế hành xử.

Xin cảm ơn toàn thể Quý vị đã lắng tai nghe. Nguyện cầu các Đấng Thiêng liêng chúc lành cho tất cả Quý vị và cho toàn thể Hội nghị này.



Đại diện Hội đồng Liên tôn

5 đồng Chủ tịch:

1. Linh mục Đinh Hữu Thoại, Công giáo, Điều phối viên. 2. Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành. 3. Hoà thượng Thích Không Tánh, Phật giáo Thống nhất. 4. Chánh trị sự Hứa Phi, Hội thánh Cao Đài Chân truyền. 5. Ông Lê Văn Sóc, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý.





CHỨC SẮC ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN BỊ CẤM XUẤT CẢNH

Huyền Trang

GNsP (28.09.2015)

Một vị chức sắc Cao Đài trong Hội đồng Liên tôn, sống tại Lâm Đồng, bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu vào sáng ngày 28-09-2015, khi ông –thay mặt Hội đồng Liên tôn- đáp lại lời mời tham dự hội thảo về tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á do ông Heiner Biele-feldt, Đặc phái viên về Tôn giáo của LHQ, chủ tọa cùng với Ủy hội Luật gia Quốc tế (ICJ, International Commission of Jurists).

Cuộc hội thảo diễn ra tại Thái Lan từ ngày 29-09 đến 01-10-2015.

Người bị ngăn chặn xuất cảnh là ngài Chánh trị sự Hứa Phi, đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn, cho GNsP biết: “Nguyên do cấm tôi xuất cảnh là lý do ‘an ninh’ được quy định tại Khoản 6, Điều 21, Nghị định 136/NĐ-CP. Tôi nói với cán bộ rằng, phải làm rõ chữ an ninh này, nghĩa là tôi vi phạm an ninh ở sân bay hay tôi vi phạm an ninh quốc gia, thì họ trả lời tôi rằng, tôi vi phạm an ninh chung nên bị cấm xuất cảnh. Tôi phản ứng lại là [lý do] an ninh phải cụ thể, chứ không được dùng những từ ngữ chung chung để lừa người dân, tôi yêu cầu phải ghi rõ nguyên nhân tôi bị cấm xuất cảnh.”

“Tôi làm việc với họ hai tiếng đồng hồ. Họ đưa cho tôi một văn bản, yêu cầu tôi đến phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh Lâm Đồng để giải quyết vụ việc. Tôi nói với họ rằng, công an tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất ngăn cấm tôi xuất cảnh, thì tại sao lại bắt tôi về Lâm Đồng để giải quyết sự việc?”. Ngài Chánh trị sự cho biết thêm.

Ngài Chánh trị sự Hứa Phi nhận định: “Tôi khẳng định rằng, nhà cầm quyền ngăn cấm tôi xuất cảnh là điều họ nói với quốc tế rằng, họ đang chà đạp quyền tự do đi lại và quyền tự do tôn giáo của công dân”.

Ngài Chánh trị sự Hứa Phi kiên quyết không kí biên bản ‘chưa giải quyết xuất cảnh đối với ông Hứa Phi’ do công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất soạn thảo.

Được biết, có một số vị chức sắc tôn giáo trong Hội đồng Liên tôn như Hoà thượng Thích Không Tánh, Mục sư Lê Quang Du, Linh mục Đinh Hữu Thoại, LM Lê Ngọc Thanh… đã ra sân bay đưa và… đón Ngài chánh trị sự Hứa Phi.

Cách đây mấy tháng, vào tháng 03-2015, một thành viên khác trong Hội đồng Liên tôn là Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế, cũng bị nhà cầm quyền ngăn chặn xuất cảnh.

Trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền cs xem thường các quyền cơ bản của người dân và tùy tiện áp dụng luật khi cấm xuất cảnh công dân mà không xuất trình được lệnh, lý do vì sao bị cấm xuất cảnh… Những người bị cấm xuất cảnh chỉ biết không được xuất cảnh khi họ làm thủ tục tại sân bay, khi đã mua vé máy bay, khi đã thu xếp công ăn việc làm…



Huyền Trang, GN
CÔNG AN TP. VĨNH LONG BẮT CÁC CHỨC SẮC THUỘC HỘI ĐỒNG LTVN

GNsP (29.09.2015) –

Vĩnh Long – Theo tin từ Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, đạo Cao Đài cho biết: chiều hôm qua 28-09-2015, Hoà thượng Thích Không Tánh, CTS Hứa Phi và CTS Bạch Phụng xuống Tp. Vĩnh Long thăm CTS Nguyễn Kim Lân, thành viên HĐLTVN mới hồi phục sau phẫu thuật cơ tim. Các chức sắc đã thông báo lưu trú với địa phương.

Sáng nay khi mọi người đang dùng cơm tại tư gia CTS Kim Lân, gần trăm công an sắc phục, thường phục và dân địa phương do công an huy động kéo đến bao vây nhà và yêu cầu “những người lạ mặt” rời khỏi địa phương! Họ lao vào lôi kéo khiến CTS Hứa Phi bị tăng huyết áp ngất xỉu. Họ đưa y tá phường đến kiểm tra và đúng như vậy nên để yên CTS.

Còn CTS Bạch Phụng khi được yêu cầu về đồn CA phường 4, Tp. Vĩnh Long làm việc thì đã kiên quyết không đi. Công an đã lôi HT Không Tánh đưa về đồn.

Hiện nay CTS Hứa Phi bị ngất xỉu do bị lôi kéo, xô đẩy mạnh. Hoà Thượng Không Tánh đang bị câu lưu tại đồn công an phường 4, 197 Trần Phú. Xin cấp báo đến các tổ chức nhân quyền và tôn giáo.

Hoà thượng Thích Không Tánh đã ra khỏi đồn công an lúc 16g00 và cho GNsP biết ông bị công an Tp. Vĩnh Long bắt cóc đưa về đồn giam giữ hơn 3 tiếng. Hoà thượng phản đối hành vi bắt người trái pháp luật và không trả lời bất cứ vấn đề gì. Đang khi ở đồn CA thì nhân viên Toà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn gọi điện thoại cho HT và HT cho biết đang bị công an Vĩnh Long giam giữ. Công an ép Hoà thượng viết giấy cam kết không làm gì trái pháp luật và yêu cầu HT rời khỏi địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nhưng HT phản đối không viết.

Không khai thác được gì, công an đề nghị HT ra thẳng bến xe về Sài Gòn, HT không đồng ý vì còn phải ghé nhà CTS Kim Lân báo tin đã ra khỏi đồn công an, cám ơn CTS Kim Lân và lấy đồ đạc đang để ở nhà CTS Kim Lân. Công an cho người chở Hoà thượng về nhà CTS Kim Lân.
(Bản tin bổ túc về CTS Hứa Phi)

HT Không Tánh đã trở về Sài Gòn, nhưng hiện nay công an rất đông đang bao vây nhà CTS Kim Lân yêu cầu CTS Hứa Phi phải ra khỏi địa bàn Vĩnh Long.

CTS Hứa Phi đang trong tình trạng huyết áp cao không thể đi lại, và là một chức sắc tôn giáo với đầy đủ quyền con người, nhưng công an Vĩnh Long hành xử như côn đồ, không tuân thủ pháp luật.

Không biết đêm nay tình hình của CTS Hứa Phi sẽ ra sao dưới sự bao vậy của CA Tp. Vĩnh Long?



Pv. GNsP

Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình gánh sau lưng một nền kinh tế bất ổn khi viếng thăm Hoa Kỳ tuần này. Điều này cũng là nỗi lo lắng của lãnh đạo từ nhiều quốc gia khác đang giao thuơng kinh tế với Trung cộng, trong đó có Hoa Kỳ, và chắc chắn đây sẽ là vấn đề được đàm đạo khi họ Tập gặp Tổng thống Obama vào thứ Năm (24-9-2015).

Các quốc gia giao thương kinh tế với Trung cộng có lý do để lo lắng: Trung cộng có thể vượt qua nổi khủng hoảng hay sụp đổ thê thảm hoàn toàn tùy thuộc vào giới lãnh đạo độc tài của Trung cộng. Họ cần phải tiến hành cải cách kinh tế sâu rộng bao gồm thúc đẩy cạnh tranh, thúc đẩy tư nhân hóa nền kinh tế và điều chỉnh đầu tư tài lực nếu Trung cộng thật sự muốn cải thiện và phục hồi tốc độ tăng trưởng, cũng như muốn tạo được sự ổn định & phát triển lâu bền cho nền kinh tế của mình.

Kinh tế Trung cộng chưa đi vào suy thoái, nhưng phát triển chậm lại trong hai năm qua và đặc biệt lộ ra những dấu hiệu khủng hoảng vào những tháng gần đây. Kinh tế Trung cộng tăng trưởng 7% theo loan báo của giới chức chính phủ Trung cộng vào năm 2015. Hầu hết giới chuyên gia phân tích kinh tế phương Tây cho rằng tốc độ phát triển thật sự của Kinh tế Trung cộng thấp hơn rất nhiều. (Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng hiện nay của kinh tế Trung cộng là dưới 4.5% hoặc còn thấp hơn nữa!)

Tăng trưởng 7% là một tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao so với những nước đã phát triển. Như kinh tế Hoa Kỳ chẳng hạn, tăng trưởng chỉ đạt ở mức 2% kể từ năm 2010. Tuy nhiên, Trung cộng cần duy trì lâu dài mức tăng trưởng kinh tế cao như thế để giúp 500 triệu dân của họ thoát khỏi đói nghèo kể từ năm 1978 và hiện nay, Trung cộng vẫn còn 100 triệu người sống trong đói khổ.

Bởi vì nền kinh tế Trung cộng là một nền kinh tế lớn đứng hàng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ, chỉ cần nền kinh tế này tăng trưởng chậm lại một chút thôi thì cũng tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung cộng khiến kinh tế của nhiều quốc gia khác như Brazil, Argentina, Chile, Canada và Úc lao đao vì nền kinh tế những nước này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu nhiên liệu khoáng sản tăng hay giảm của nền kinh tế Trung cộng. 

Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Lo lắng về viễn cảnh suy sụp kinh tế tại Trung cộng và ảnh huởng của sự suy sụp này lên kinh tế các nước khác như Brazil đã gây ra tình trạng bán tháo tại thị trường chứng khoáng của Hoa Kỳ vào tháng Tám. Chính Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã quyết định không tăng lãi suất vào thứ Năm tuần trước cũng vì quan ngại đến bất ổn kinh tế tại Trung cộng. 

Nguyên nhân trước mắt khiến kinh tế Trung cộng chậm lại là do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu. Kinh tế Trung cộng phát triển chậm lại vì nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra thế giới từ Trung cộng giảm. Khu vực sản xuất lắp ráp của Trung cộng tăng trưởng xuống thấp nhất trong 3 năm qua tính vào tháng 8 này.

Nhìn một cách khách quan, tăng trưởng bị chậm lại là một điều không thể tránh khỏi khi kinh tế Trung cộng đã ở tột đỉnh tăng trưởng từ khả năng của mình và đến lúc phải đi xuống. Tiến sĩ Nicholas Hope, một chuyên gia phân tích kinh tế Trung cộng và là giám đốc “Stanford Center for International Developmet” thừa nhận: "Trung cộng có một nền kinh tế lớn mạnh" nhưng ông lại khẳng định "Không thể nào duy trì mãi tốc độ tăng trưởng 10 %”

Ai cũng thấy nguyên nhân sâu xa hơn cho sự khủng hoảng kinh tế của Trung cộng là quốc gia này đang trong giai đoạn chuyển đổi đầy khó khăn từ một nền kinh tế thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu sang một nền kinh tế tiêu thụ nội địa. Nếu mức tiêu thụ ăn xài tại nội địa Trung cộng tăng mạnh đủ bù đắp lại nhu cầu xuất khẩu giảm thì đây là một huớng phát triển vững chắc cho Trung cộng.

Trong lúc sự chuyển đổi nêu trên là cần thiết thì Trung cộng cũng cần phải gạt bỏ bớt sự kiểm soát của chính phủ lên nển kinh tế, tạo ra một thị trường cạnh tranh tự do. Khu vực dịch vụ chiếm một tỷ lệ lớn hơn khu vực sản xuất trong tổng giá trị sản phẩm quốc dân (GDP) đối với các quốc gia đã phát triển, vì lương bổng và mức sống thu nhập trong khu vực này trong những quốc gia đã phát triển cao hơn trong khi sản xuất kỹ nghệ đem đến thu nhập thấp hơn. Giới lao động trung lưu và có bằng cấp tay nghề luôn tập trung nhiều vào khu vực dịch vụ chuyên môn của nền kinh tế (trong những quốc gia đã phát triển.)

Trong một nền kinh tế cạnh tranh tự do, tài lực tự động được chuyển đổi theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ chuyên môn một cách tự nhiên, cạnh tranh bao giờ cũng điều khiển hướng đi của đầu tư.

Nhưng sự kiểm soát can thiệp của nhà nước lên nền kinh tế tại Trung cộng đã phá vỡ khả năng chuyển đổi cần thiết này của nền kinh tế cho hậu sự lâu dài. Từ năm 2008 trở đi, chính quyền tại trung ương và địa phương của Trung cộng đã bơm thẳng tay quá mức tài lực vào khu vực sản xuất và xây dựng, tung vốn đầu tư xây nhà máy, xi nghiệp, đường xá nhà cửa, xe điện một cách bừa bãi không đúng với nhu cầu thật sự của nền kinh tế và xã hội, khiến tổng trị giá khu vực này bị thổi phồng quá mức vượt qua giá trị thật sự quy định bởi thị trường.

Thay vì đi theo quy luật cung cầu của thị trường, những đầu tư kể trên hoàn toàn được thực hiện vì mục tiêu chính trị. "Thông thường ngân hàng chỉ cho mượn tiền đối với các dự án có triển vọng thành công", tiến sĩ Hope trình bày, "nhưng Trung cộng coi thường nguyên tắc quan trọng này và cho mượn tiền bởi mệnh lệnh các viên chức chính phủ".

Hậu quả là nền kinh tế Trung cộng suy kiệt bởi xây quá nhiều xí nghiệp, thành phố và các cấu trúc cơ sở hạ tầng ngoài nhu cầu xã hội.

Trưởng nhóm kinh tế gia của hãng tư vấn đầu tư Mesirow Financial (có trụ sở tại Chicago ở Hoa Kỳ), bà Diane Swonk than phiền rằng: "Họ (giới cầm quyền Trung cộng) cho xây quá nhiều những cái cầu ở những nơi không người và (Trung cộng) ngập chìm trong nợ nần bất động sản."

Khi nền kinh tế bắt đầu yếu đi năm 2014, nhà cầm quyền Trung cộng bèn cho thổi phồng thị trường chứng khoán để gỡ gạt những khoảng lỗ vốn (khổng lồ) của các doanh nghiệp quốc doanh; nhà cầm quyền hô hào khuyến khích giới trung lưu Trung cộng đem tiền dành dụm đầu tư vào chứng khoán, nhưng sự thổi phồng giá chứng khoán (một cách giả tạo) cũng đổ bể thê thảm, làm cả ngàn tỷ Mỹ kim thặng dư (tiền để dành của người dân) bị tiêu tan mây khói.

Những công ty độc quyền làm ăn chỉ thua lỗ của chính phủ trong lãnh vực truyền thông, hóa dầu cũng kéo nền kinh tế đi xuống hố, cản trở tăng trưởng.

Trung cộng cũng nhận thức được sự cần thiết phải cởi trói nền kinh tế ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước trong cuộc họp Trung ương của Đảng cầm quyền tổ chức hàng năm lần thứ ba vào tháng 11-2013.

Nhưng những kiến nghị cởi trói nền kinh tế từ cuộc họp này đã không được thực thị sau đó. Chính quyền và các ngân hàng tiếp tục tài trợ những dự án mờ ám không cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Không có một công ty nhà nước nào được tiến hành tư nhân hóa. Tình hình càng thêm tệ hại cho đất nước khi những công ty nhà nước này gian dối lấp liếm về tình hình tài chánh thua lỗ của mình.

Cũng theo lời tiến sĩ Hope, "ngân hàng không chịu duy trì mức vốn an tòan, tôi lấy làm quá thất vọng là mặc dù kinh tế đi xuống, ngân hàng vẫn tung vốn cho những dự án chẳng ra gì!"

Mặc dù vậy, ông Hope vẫn tin rằng chính phủ Trung cộng có đầy đủ phương tiện và quyền lực để vãn hồi kinh tế trong giai đoạn trước mắt bằng cách kích thích nhu cầu. Chính phủ Trung cộng đã giảm lãi xuất nhiều lần trong giai đoạn rất ngắn, thậm chí sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để giữ vững giá Nhân dân tệ đang tuột dốc thảm hại. Trung cộng cũng đã bơm 236 tỷ Mỹ kim để ổn định thị trường chứng khoán.

Tiến sĩ Hope nhấn mạnh rằng nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, chính phủ Trung cộng có thể gia tăng ngân sách chi tiêu cho các công trình phúc lợi công cộng để kích thích nhu cầu nội địa.

Nhưng nếu Trung cứ kích cầu theo kiểu đã làm trước đây -bằng cách tung tiền cho những dự án bất động sản tào lao- mà không chịu cởi trói nền kinh tế ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước thì hiểm họa đổ vỡ của một nền kinh tế bị thổi phồng quá đáng còn nguyên đó. Hàng loạt các chương trình kích thích nhu cầu trong ngân sách để thu hút đầu tư ngoại quốc tiến hành sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 đã đẩy kinh tế Trung cộng ngày nay bị thổi phồng như bong bóng chờ đổ bể.

Tiến sĩ Hope cho rằng "Ăn xổi ở thì thì hại đường dài", và ông Hope còn tiếp: "Tôi thật lòng muốn thấy Trung cộng đừng chạy theo những cái lợi trước mắt mà hãy tập trung vào những cải cách quan trọng cho lâu dài."



Nguyễn Trọng Dân lược dịch 

Ghi chú:

http://www.huffingtonpost.com/entry/why-chinas-economic-problems-may-be-worse-than-we-think_5601 9559e4 b00310edf8c1de?ncid=txtlnkusaolp00000592 

Tác giả Daniel Marans là một cây bút của tạp chí The Huffington Post. Ông tốt nghiệp đại học Johns Hopkins lừng danh của Hoa Kỳ tại Baltimore, tiểu bang Maryland.

Bà Diane Swonk, trưởng nhóm kinh tế gia của công ty tư vấn đầu tư Mesirow Financial, có trụ sở tại thành phố Chicago. Bà từng là cố vấn của Cục Dự trữ Liên bang. Bà có bằng MBA về Kinh tế-Kinh doanh tại đại học Chicago. Bà được đánh giá là một kinh tế gia xuất sắc lỗi lạc trong lãnh vực nghiên cứu về ngành kinh tế quốc dân -mà ngôn ngữ Cộng sản gọi là kinh tế vĩ mô.

Tiến sĩ Nicholas Hope, giám đốc viện nghiên cứu kinh tế Stanford Center for International Development (SCID) đặc trách về các vấn đề kinh tế Trung cộng tại đại học lừng danh Stanford ở tiểu bang California, Hoa Kỳ. Ông làm việc 20 năm tại Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) với cương vị sau cùng là giám đốc điều hành chi nhánh của WB tại Indonexia. Tiến sĩ Nicholas Hope là một chuyên gia phân tích và cố vấn phát triển kinh tế cho Ấn Độ và đặc biệt là cho Trung cộng. Ông lấy luận án tiến sĩ tại đại học Princeton.

---------------------------------------
(tiếp trang 5)

Các tổ chức xã hội dân sự ủng hộ Bản Lên tiếng về Lương tâm TV

1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đd: Phạm Bá Hải. 2- Cao trào Nhân bản. Đd: Bs Nguyễn Đan Quế. 3- Con đường Việt Nam. Đd: Ông Hoàng Văn Dũng. 4- Giáo Hội PGHH Thuần túy. Đd: Lê Quang Hiển. 5- Hội Ái hữu TNCT và TG VN. Đd: Nguyễn Bắc Truyển. 6- Hội bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đd: Cô Hà Thị Vân. 7- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Đại diện: Nguyễn Lê Hùng. 8- Hội nhà báo độc lập VN. Đd : Phạm Chí Dũng. 9- Hội Phụ nữ Nhân quyền VN. Đd: Cô Huỳnh Thục Vy. 10- Hội thánh Tin lành Chuồng Bò. Đd: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, 11- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đd: Kỹ sư Đỗ Nam Hải. 12- Lao động Việt. Đd: Cô Đỗ Thị Minh Hanh. 13- Người Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam. Đd: Ông Vũ Quốc Ngữ. 14- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đd: Linh mục Nguyễn Hữu Giải. 15- Sài Gòn báo. Đd: Lm. Lê Ngọc Thanh. 16- Tăng đoàn GHPGVNTN. Đd: Ht Thích Không Tánh.

Cá nhân:

- Nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

- Nhà thơ Hoàng Hưng, cựu TNLT
(Cập nhật tối ngày 01-10)

Trong khi Trung Quốc đi lại một cách vô hại quanh các đảo thật của Mỹ ở Alaska, Mỹ rõ ràng không thể làm như vậy xung quanh các đảo giả của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông. Sự qua lại vô hại của tàu chiến TQ xuyên qua lãnh hải của đảo Attu, trong dãy đảo Aleutian, đã cộng thêm một vết hằn nữa cho chính sách ở Biển Đông của Mỹ.

Vào ngày 12 tháng 5, báo Wall Street Journal tường thuật rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu các thuộc cấp “xem xét các lựa chọn” để thực hiện quyền và tự do hàng hải và hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), gồm bay máy bay tuần tra hàng hải bên trên các đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trong khu vực, và gửi các tàu chiến của Mỹ tới bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo đó. Cuối tháng đó, một máy bay do thám P-8 mang theo một đội phóng viên của CNN, đã bị cảnh cáo liên tục từ đá Chữ Thập phải “rời khỏi ngay lập tức”, ngay cả khi họ đã bay ở ngoài khu vực 12 hải lý của bãi đá. Đá Chữ Thập là một hòn đá nhô lên giữa biển do Trung Quốc chiếm đóng, đã được củng cố bằng một diện tích đất bồi đắp rộng 2,7 triệu mét vuông để trở thành một hòn đảo nhân tạo với một đường băng dài 3.110 mét và bến cảng, có khả năng phục vụ các tàu chiến lớn.

Tàu chiến và tàu thương mại của tất cả các nước có quyền qua lại một cách vô hại trong lãnh hải của một tảng đá hay đảo của một quốc gia ven biển, trong khi máy bay không được hưởng quyền như vậy. Mỉa may thay, trang báo mạng Politico tường thuật vào ngày 31 tháng 7, rằng Tòa Bạch Ốc đã ngăn kế hoạch của Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, để gửi tàu chiến vào khu vực 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc – là những thực thể biển thậm chí không đủ điều kiện để có một vùng lãnh hải. Với sự ngăn chặn việc quá cảnh như vậy, các viên chức quân sự nhận biết rõ rằng Tòa Bạch Ốc đã ngầm chấp nhận tuyên bố bất hợp pháp của TQ để kiểm soát di chuyển hàng hải xung quanh các thực thể do họ chiếm đóng ở Biển Đông. Thượng nghị sĩ John McCain phàn nàn rằng Hoa Kỳ đang phạm một “sai lầm nguy hiểm” bằng cách thừa nhận trên thực tế các tuyên bố “chủ quyền” của TQ trên các đảo nhân tạo.

Hiện chưa rõ các thực thể biển như rạn san hô Chữ Thập là đá hay chỉ đơn thuần là bãi chìm bị ngập nước khi thủy triều lên cao, và sau khi Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ, bây giờ khó có thể xác định trạng thái thiên nhiên của chúng. Theo các điều khoản của luật biển, các quốc gia sở hữu các bãi đá tự nhiên được quyền đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý. Mặt khác, các bãi chìm ở giữa đại dương không đủ điều kiện cho bất kỳ loại chủ quyền biển nào. Tương tự như vậy, các đảo nhân tạo và các cơ sở trên đó cũng không tạo ra vùng biển chủ quyền nào hay quyền chủ quyền theo luật pháp quốc tế, mặc dù chủ sở hữu các thực thể có thể duy trì một vùng quản lý giao thông hàng hải 500 mét để bảo đảm an toàn hàng hải.

Bất kể vị trí địa lý tự nhiên của các thực thể biển do TQ chiếm đóng ở Biển Đông, TQ không có quyền pháp lý với chúng. Mỗi thực thể do TQ chiếm đóng đều được một nước khác tuyên bố chủ quyền, thường với chủ quyền rõ ràng hơn từ sự cai trị thuộc địa của Tây Ban Nha, Anh hay Pháp. Quốc gia, chứ không phải đất, có chủ quyền, đó là lý do tại sao không có lãnh hải xung quanh Nam Cực – Nam Cực không thuộc chủ quyền của bất kỳ nước nào, mặc dù là một lục địa. Khi Hoa Kỳ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu một vùng lãnh hải trên lý thuyết. Bởi vì lãnh hải là chức năng chủ quyền quốc gia đối với mỗi hòn đá, hải đảo, và không phải là một chức năng địa lý đơn giản, nếu Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ quốc gia nào có quyền sở hữu đối với một thực thể, thì Hoa Kỳ không có nghĩa vụ tôn trọng vùng lãnh hải lý thuyết và có thể xem thực thể đó như “vô chủ”. Không những tàu chiến Hoa Kỳ có quyền qua lại trong vòng 12 hải lý của các thực thể do TQ chiếm đóng, họ còn được tự do để làm như thế như là thực hành tự do biển khơi theo Điều 87, Công ước Luật Biển, thay vì theo điều khoản hạn chế hơn của sự qua lại vô hại. Hơn nữa, trong khi sự qua lại vô hại không cho phép máy bay bay ngang qua, tự do biển khơi cho phép như thế, và máy bay hải quân Mỹ có thể hợp pháp bay ngang qua các thực thể đó.

Để đáp lại, có thể gợi ý rằng trong khi Hoa Kỳ có thể không công nhận quyền sở hữu của Trung Quốc đối với những tảng đá, Hoa Kỳ phải ý thức rằng một số quốc gia, có lẽ một trong những quốc gia ven biển thực sự nằm trong vùng lân cận của các thực thể, có chủ quyền hợp pháp, và vì thế hải quân Mỹ bắt buộc phải nhìn nhận một vùng lãnh hải giả định.

Tuy nhiên, có thể không nước nào có chủ quyền hợp pháp, và có thể cuộc tranh luận lòng vòng và sự ít ỏi bằng chứng của các bên yêu sách chủ quyền đưa ra cho thấy đây là trường hợp. Trước Thế chiến thứ Hai, rất ít, nếu có, các thực thể được một nước nào đó điều hành một cách hiệu quả, ngoại trừ Nhật Bản đã chiếm đóng bất hợp pháp trong thời kỳ chiến tranh. Tokyo đã từ bỏ yêu sách của họ sau Thế chiến thứ Hai. Tương tự như vậy, hành động của các quốc gia sau năm 1945 để chiếm lấy các thực thể biển bằng cách xâm lược vũ trang, trước mắt là bất hợp pháp theo Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, những hành động của một quốc gia để củng cố yêu sách sau khi có sự tranh chấp, cũng như thế, không có hiệu ứng pháp luật. Trong mọi trường hợp, những tuyên bố chủ quyền mạnh nhất xuất phát từ học thuyết “possidetis uti” [chủ quyền thuộc về sở hữu chủ thực sự], trong đó quy định rằng sở hữu hợp pháp sẽ thuộc về các thuộc địa sau khi họ trở thành quốc gia độc lập. Trước năm 1945, chinh phục là phương cách hợp pháp để thu nhận quyền lãnh thổ, do đó, các cường quốc thực dân Âu châu chắc chắn có quyền sở hữu hợp pháp đối với các thực thể mà họ kiểm soát. Philippines, Malaysia và Brunei, Indonesia, và Việt Nam lấy lại chủ quyền đối với các thực thể từ Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Pháp.

Quan trọng hơn, thậm chí giả định rằng một nước nào đó có thể có chủ quyền hợp pháp đối với một thực thể, các nước khác không bị bắt buộc phải trao cho quốc gia đó quyền đơn phương áp dụng và thực thi các biện pháp can thiệp vào giao thông hàng hải, cho đến khi chủ quyền hợp pháp được giải quyết. Thật vậy, thừa nhận luật lệ của bất cứ quốc gia nào liên quan đến các thực thể đang có tranh chấp là hợp pháp hóa tuyên bố của quốc gia đó và chọn bên. Điểm này đặc biệt quan trọng đối với các chuyến bay ngang của hàng không dân sự bởi vì các nước đã quản lý không lưu quốc tế thông qua Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc tế và các khu vực kiểm soát không lưu trên toàn thế giới. Cuối cùng, có 1 lý do về chính sách hỗ trợ tiêu chuẩn này. Với sự gia tăng các tuyên bố chủ quyền đối với hàng trăm tảng đá, rạn san hô, đá ngầm và cồn ở Biển Đông, nếu cộng đồng quốc tế công nhận quyền lý thuyết tối đa được tạo ra bởi các thực thể đó, các đại dương và vùng trời sẽ trở nên giống như pho mát Thụy Sĩ (ám chỉ vùng trời có những khu vực cấm rải rác khắp nơi) và thực tế là sẽ đóng cửa đối với tự do hàng hải và tự do bay qua.



Sử gia nổi tiếng người Mỹ Sa-muel Flagg Bemis gọi học thuyết về tự do trên biển là “quyền bẩm sinh cổ đại” của nước Cộng hòa Mỹ. Quyền bẩm sinh này phải đối mặt với nguy cơ trầm trọng nhất kể từ chiến tranh tàu ngầm không hạn chế. Woodrow Wilson đã đưa Hoa Kỳ vào Thế chiến Thứ nhất để minh định chương trình 14 điểm cho hòa bình. Điểm số 2 là cho “tự do hàng hải… trong thời bình và chiến tranh”. Tương tự như vậy, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill đã ký Hiến chương Đại Tây Dương vào năm 1941, là hiến chương đặt ra các nguyên tắc cho một trật tự thế giới mới – các quốc gia liên hiệp. Nguyên tắc thứ bảy ràng buộc họ với tự do trên biển. Quyền tự do hàng hải và luật biển đang ở bước ngoặt. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ để hoạt động với sự đều đặn trên, dưới và trên mặt nước ở Biển Đông, kiên trì và thường xuyên trong vùng lân cận đảo nhân tạo của TQ. Chỉ có sự hiện diện bình thường ngay hôm nay mới bảo đảm được tương lai và ổn định trong ngày mai. 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang công du chính thức Hoa Kỳ. Trong dịp này ông có những phát biểu liên quan đến hoạt động xây đảo nhân tạo mà Bắc Kinh gấp rút tiến hành gần đây và bị cộng đồng quốc tế lên án. Trước những tuyên bố mới của cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc như thế, phía VN có những động thái ra sao và cần phải tiếp tục đấu tranh thế nào để giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.

Những tuyên bố mới

Tờ The Wall Street Journal vào ngày 22-09 vừa qua cho đăng bài phỏng vấn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong đó khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, người đứng đầu đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc nói rằng nước ông có chủ quyền tại khu vực Biển Đông, theo cách gọi của họ là Nam Hải, kể từ thời cổ đại.

Lập luận này từng được Bắc Kinh sử dụng lâu nay. Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc, phó đô đốc Viên Dự Bách hồi ngày 14-09 ở London cũng lên tiếng tại một hội nghị về quốc phòng rằng Biển Đông là thuộc Trung Quốc vì trong tên tiếng Anh gọi là South China Sea. Tuy nhiên theo giới chuyên gia quốc tế thì những lập luận của Trung Quốc không có cơ sở, mà có thể gọi đó chỉ là lối ngụy biện của một nước lớn.

Nhà văn Nguyễn Viện từ thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến về những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với chủ quyền tại Biển Đông: “Thực ra người Trung Quốc xưa nay họ vẫn lập luận theo cách như là ‘ngụy biện’. Tôi nghĩ Việt Nam về chứng cử chủ quyền ở Biển Đông có đầy đủ tư liệu, rất đầy đủ. Tư liệu kể cả của Việt Nam cũng như của Pháp, hoặc tư liệu xưa kia của các nhà truyền giáo vào thế kỷ trước cách đây mấy trăm nay họ đều nhìn nhận vùng Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. Thậm chí còn đươc ghi nhận trên bản đồ thế kỷ thứ 16, 17… Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó chính xác hơn sự ngụy biện của Trung Quốc hiện nay mà theo tôi nghĩ là phát xuất từ tham vọng về Đường lưỡi bò.



Động thái của truyền thông VN

Vào hai tối 22 và 23-09 vừa qua, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, HTV, phát chương trình nói đến việc Trung Quốc cho cải tạo, bồi đắp xây dựng những đảo nhân tạo tại Trường Sa.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói về chương trình đó như sau: “Trước lời tuyên bố về chủ quyền một cách trắng trợn, mà cụ thể là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Tập Cận Bình phát biểu trên báo chí Mỹ vào ngày 22-09 vừa qua, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trong hai đêm liên tiếp 22 và 23-09 phát hai bộ phim tài liệu nhằm tố cáo Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và tôn tạo 7 đảo trên trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tôi đây là những bộ phim tài liệu rất có giá trị vì đã phỏng vấn và được các học giả nghiên cứu về Biển Đông trên khắp thế giới trả lời, chỉ rõ rat ham vọng lãnh thổ của TQ từ xưa cho đến nay, đặc biệt trong 20 năm gần đây.

Tôi nghĩ rằng việc HTV phát hai bộ phim tài liệu để giới thiệu cho công chúng thấy được tham vọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, đó là một điều hết sức đáng hoan nghênh, một điều hết sức nhạy bén trước phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ.

Nhà văn Nguyễn Viện có đánh giá về chương trình nói về hoạt động tôn tạo, xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành tại Biển Đông được HTV trình chiếu vào hai đêm 22 và 23 tháng 9 như sau: “Tôi thấy HTV đã làm một hành động mà tôi cho là dũng cảm khi mà lên một chương trình khẳng định về tính bá quyền của Bắc Kinh, gọi đích danh những kẻ mang tham vọng đó. Tôi nghĩ đây là cách thể hiện gần như mạnh bạo hơn cách mà họ đã làm trước đây. Thái độ dứt khoát hơn, mãnh liệt hơn.”



Chứng cứ và lập trường của VN

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, cho rằng lập trường của Việt Nam về Biển Đông từ trước đến nay không có gì thay đổi cả. Theo ông tùy thực tế tình hình mà Hà Nội có những bước đi linh hoạt khác nhau. Ông phát biểu:



Lập trường của chúng tôi, của người Việt Nam từ trước đến nay không có gì thay đổi, luôn khẳng định rằng nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này từ thế kỷ thứ 17 khi còn là đất vô chủ. Chúng tôi quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó, mặc dù trong thực tế hiện nay Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và dùng vũ lực đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang bồi lấp, cải tạo thành căn cứ quân sự.

Chúng tôi luôn có những tuyên bố về mặt nguyên tắc chúng tôi phản đối những hành động đó.

Đương nhiên (như các bạn thấy) cũng tùy theo tình hình mà chúng tôi nghĩ rằng để có thể thu hút, lôi kéo tất cả các bên và Trung Quốc ngồi lại để bàn bạc, giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp, xây dựng COC- qui tắc ứng xử làm thế nào kiềm chế, khống chế cho được những mầm mống những tranh chấp có thể xảy ra làm nguy hại đến hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới. Chúng tôi phải có những bước đi rất mềm mỏng, luôn kiên nhẫn, cố gắng hết sức mình để tranh thủ sự giải quyết hòa bình các tranh chấp đó. Chứ không phải chúng tôi có thay đổi thái độ. Lần này, việc Trung Quốc vẫn có lập trường cứng rắn thì người Việt Nam hiểu rất rõ, chứ không phải chúng tôi bị bất ngờ hay có gì khác cả. Việt Nam sẽ cùng các nước trong khu vực và quốc tế phải tìm mọi cách để đấu tranh, ngăn chặn tất cả những bước đi nguy hiểm của họ.

Trong khi đó thì nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nêu ra một số việc mà chính quyền Hà Nội cần phải làm trong tình thế hiện nay:



Nếu như từ trước đến nay vấn đề tranh chấp lãnh thổ, thì việc khẳng định chủ quyền từ ngàn xưa đối với hai quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa chỉ là phát biểu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, của các tướng lĩnh Trung Quốc hoặc cấp chính phủ; ta thấy đây là lần đầu tiên người giữ chức vụ cao nhất của đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc đã chính thức phát biểu như thế. Tôi thấy rằng đối với lãnh đạo Việt Nam: tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng phải đáp lại để lật ra tất cả những chứng cứ mà VN đã từng tuyên bố khẳng định chủ quyền của VN để phản bác lại những lời phát biểu vu vơ, vô căn cứ làm cho thế giới không hiểu rõ bản chất của việc tranh chấp hiện nay trên Biển Đông.

Vấn đề thứ hai nữa theo tôi thấy Tập Cận Bình đã phát biểu công khai trên báo chí Mỹ về cái gọi là Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc, thì đây là dịp may để cho các vị lãnh đạo của Việt Nam thách thức Trung Quốc ra tòa án quốc tế để phân xử chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc ai. Tôi thấy đây là một cơ hội ‘ngàn năm có một’ mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải tận dụng cơ hội này để đấu trí với Trung Quốc.

Tôi cho rằng hiện nay trong tất cả các giải pháp thì giải pháp dùng đến pháp lý quốc tế, đó là giải pháp ưu tiên nhất mà VN phải tiến hành.”

Khi TQ đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hoạt động trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, nhiều người cũng cho rằng đó là cơ hội tốt để Hà Nội tỏ rõ thái độ với Bắc Kinh và đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để phân xử. Tuy nhiên đến nay biện pháp đó vẫn chưa được tiến hành như mong mỏi của nhiều người 






KHU NGHỈ DƯỠNG BÃI CHUỐI-HẢI VÂN: MƯU ĐỒ THÂM ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC?

Lê Anh Hùng, 07.09.2015

Cuối năm 2014, giữa lúc dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Thừa ThiênHuế cấp gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, TQ) thực hiện dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, người ta mới phát hiện ra rằng, ngay từ năm 2009 tỉnh này cũng đã cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô) cho Cty TNHH MTV Bãi Chuối để xây dựng khu nghỉ dưỡng.

Bãi Chuối nằm kế bên khu vực được cấp cho Cty CP Thế Diệu; cả hai đều thuộc khu vực đèo Hải Vân, một khu vực đặc biệt trọng yếu về an ninh–quốc phòng. Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Bãi Chuối là ông Lim Kam Lo, một người dân tộc Hoa. Dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối có vốn đầu tư 102 triệu USD, thời hạn thực hiện 50 năm. 

Trước phản ứng gay gắt của dư luận, UBND tỉnh Thừa Thiên–Huế đã phải tạm dừng thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng World Shine. Tuy nhiên, không hiểu sao, dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối lại không hề hấn gì và vẫn đang trong quá trình triển khai.

Khu vực Bãi Chuối có hình dạng giống như một cái âu tàu tự nhiên khổng lồ –một bãi biển hoang sơ nằm lọt thỏm giữa hai dải núi hai bên. Nhờ địa hình đặc biệt như vậy nên Bãi Chuối rất kín gió. Đây là nơi tránh trú bão rất an toàn và tiện lợi cho tàu thuyền đánh cá của ngư dân quanh vùng. Trước kia, đây là khu vực tập kết của những người Việt Nam vượt biên trước khi lên đường đi tìm tự do trên những con thuyền mong manh giữa đại dương.

Tỉnh Thừa ThiênHuế đã bỏ ra đến 50 tỷ VNĐ để làm “đường du lịch Bãi Chuối” dài hơn 6km nhằm phục vụ dự án. Chỉ cần hình dung cả thị trấn Lăng Cô mà không có lấy một trường cấp 3 khiến bao thế hệ con em trong vùng phải học hành lỡ dở là đủ thấy lãnh đạo địa phương đã “sốt sắng” với dự án này đến mức nào.

Rõ ràng, Bãi Chuối là vị trí mà người Trung Quốc vốn đầy toan tính đã nhắm đến từ lâu. Đây là địa điểm hết sức lý tưởng cho tàu bè đổ bộ và neo đậu. Khi có biến, đội quân nằm vùng và lực lượng đổ bộ có thể nhanh chóng cơ động về hướng quốc lộ 1A, gây ách tắc giao thông Bắc Nam, khống chế các cao điểm quân sự trên đèo Hải Vân và chia cắt Việt Nam thành hai phần.

Với một dự án như thế thì cho dù do ai đầu tư đi nữa thì cuối cùng nó cũng khó lòng thoát khỏi tay các “nhà đầu tư” Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (nguyên Tư lệnh Quân khu 5) từng cho hay: “Trước đây tôi chịu trách nhiệm với Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ khu vực đèo Hải Vân, Sơn Trà và Phước Tường. Không thể để mất một trong ba điểm này. Nếu Đà Nẵng mất Sơn Trà mà giữ được Hải Vân thì còn có thể lấy lại được Sơn Trà. Nhưng nếu Đà Nẵng mất Hải Vân thì coi như thua chắc, khó lấy lại được.”

Giới quan chức VN thường loá mắt trước những khoản “lại quả” của các nhà đầu tư, bất chấp những hệ lụy tai hại mà đất nước và người dân phải gánh chịu, còn người Trung Quốc thì xưa nay luôn biết cách làm hài lòng các quan chức sở tại, không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ ở đâu họ đặt chân đến.

Tuy nhiên, những dự án đầu tư nước ngoài lên đến hàng trăm triệu dollar lại liên quan đến an ninh–quốc phòng chắc chắn phải có ý kiến từ các bộ ngành liên quan và lãnh đạo chính phủ.

Câu hỏi đặt ra ở đây là ai đã chỉ đạo hay nhắm mắt làm ngơ cho một dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh – quốc phòng như dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối ở Hải Vân?


AI ĐÃ ‘RƯỚC’ MỘT CÔNG TY TQ TRÁ HÌNH VÀO CẮM CHỐT NHỮNG VỊ TRÍ HIỂM YẾU Ở ĐÀ NẴNG?

Lê Anh Hùng, 14.09.2015

Tháng 6-2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.

Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà–Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.

30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là 1 địa điểm hết sức nhạycảm về an ninh quốcphòng.

Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu TQ đảm trách. Người VN không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô-tô của người VN chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.

Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Quốc

Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân–Sơn Trà–Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.

Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết: các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Quốc” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.

Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Cty của Mỹ hay của Trung Quốc?

Theo trang Bizapedia và trang Businesses California thì Silver Shores Ltd. được thành lập ngày 22-11-2004 tại California; địa chỉ: 1440 142Nd Ave., San Leandro Ca 94578; hiện đã giải thể. Trụ sở chính của Cty: Unit D, 12/F., Sea-bright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.

Trang California Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22-11-2004; địa chỉ: 1440 142Nd Ave., San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.

Theo trang AMFIBI  thì Cty Sil-ver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.

Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores. gồm… 2 người.

Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một Cty ma của TQ, không điện thoại, không email, không website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.

Việc các ông chủ Tàu cố che giấu lai lịch TQ của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.

Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Cty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited, chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày 26-9-2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trang Integrated Companies Regis-try Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành chính Hồng Kông:

Như vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Quốc), Cty mẹ của Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) cũng là Cty ma nốt. Đằng sau chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.

Điều tra nguồn gốc một Cty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Cty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.



Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai đã “rước” một Cty Trung Quốc trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?

Ghi chú:

[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng. Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.

Ngày 14-4-2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores. 

Tháng 9-2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng… thì sợ gì thiếu tiền để trả.”

Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Xem ra, giống như dự án For-mosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp TQ chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở VN cũng chính là các quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.

Hôm 26/8 diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Đỗ Văn Đương lại có phát biểu về quyền im lặng, ông dẫn ra ví dụ về vụ thảm án 6 người chết ở Bình Phước rồi đặt vấn đề rằng nếu nghi can đòi quyền im lặng thì sẽ ra sao?

Ông Đương là người phản đối quyền im lặng, ông đã nhiều lần phát biểu đưa ra đủ mọi lý do phản đối. Với khẩu khí hùng hồn và kiến thức am hiểu, những phát biểu của ông đã tạo được ảnh hưởng tới nhận thức của nhân dân lao động.

Không chỉ vấn đề quyền im lặng, ông cũng phản đối đề xuất quy định ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can, ông cho rằng việc ghi âm ghi hình để chống bức cung nhục hình là lạc quan tếu.

Từng là cán bộ ngành kiểm sát nên ông Đương là đại biểu đại diện cho giới cán bộ tư pháp. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ông hiểu rõ các vấn đề của nền tư pháp. Mặc dù vậy ông lại phản đối những chế định pháp lý tiến bộ giúp cho nền tư pháp được công minh.

Điều này là vì những ý kiến của ông xuất phát từ động cơ quyền lợi của nhóm người mà ông đại diện.

Ví như giới cán bộ điều tra chẳng hạn, những đề xuất mới về quyền im lặng hay quy định buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung sẽ là những kiểm soát trói buộc khiến việc làm của họ không được tùy tiện phóng túng như trước, cho nên hẳn là họ không thích.

Và chính đại biểu Đỗ Văn Đương là người đại diện nói lên thay quan điểm cho giới cán bộ điều tra về những vấn đề này.

Cho nên cải cách tư pháp sẽ gặp phải trở lực từ chính giới cán bộ tư pháp, nhg người muốn giữ nguyên trạng và không muốn thay đổi vì quyền lợi. Không nhận ra điều này là nể nang tránh né sự thật, không thừa nhận điều này là không trung thực trước các v/đ của nền tư pháp.

Từ một vụ án thực tế

Năm 2005 ở Bắc Giang xảy ra vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em, bị can là Hàn Đức Long đã nhiều lần bị tuyên tử hình và nay vụ án đang trong quá trình điều tra lại. Thời điểm xảy ra vụ án vào lúc chập tối và không ai nhìn thấy hung thủ, cơ quan điều tra thu giữ được ở hiện trường một số lông tóc và tinh trùng nhưng giám định lại không cho ra kết quả.

Vụ án do vậy không có nhân chứng vật chứng, cơ quan điều tra kết tội chỉ dựa vào lời khai nhận của bị can. Hồ sơ vụ án trước đây thể hiện bị can đã khai nhận và tự viết đơn xin đầu thú, nhưng đến khi ra tòa lần đầu và cho tới bây giờ bị can kêu oan khai rằng đã bị đánh đập buộc phải nhận tội.

Bản thân tôi là luật sư bào chữa, trong khi cố gắng xác định đâu là sự thật của vụ án đã nhiều lần tiếc rẻ, giá mà lúc bị can tự thú được ghi âm ghi hình lại thì tốt biết mấy. Khi đó sẽ biết được ngay việc tự thú có phải tự nguyện không, bị can có phải thủ phạm không, vụ án có lẽ đã không kéo dài tới 10 năm, các cơ quan tố tụng đã không vất vả xác định sự thật như hiện nay.

Đó là điều nhận thấy từ thực tế một vụ án cho thấy tác dụng hữu ích cần thiết của việc ghi âm ghi hình khi hỏi cung, chỉ một việc làm không tốn kém bao nhiêu nhưng có khả năng giúp ích rất nhiều. Những trang thiết bị cơ sở vật chất trở thành nguồn bổ trợ cho hoạt động điều tra, bù đắp cho năng lực có giới hạn của con người.

Tác dụng hữu ích cần thiết của việc ghi âm ghi hình là không thể phủ nhận, song nền tư pháp hiện nay mặc dù còn tồn tại nhiều bất cập dễ chỉ ra nhưng vẫn có những người muốn giữ nguyên trạng từ chối mọi thay đổi.

Chính mối bận tâm quyền lợi nội tại nằm trong giới cán bộ tư pháp là chướng ngại cản trở những cải cách đổi mới, những chính sách trái quyền lợi rất khó được những người bị ảnh hưởng chấp nhận triển khai.

Ngay khi chính sách còn đang trong giai đoạn xây dựng đã có những ý kiến lên tiếng ngăn cản thông qua những đổi mới cải cách. Là những người am hiểu ngành lĩnh vực của mình nên tiếng nói phản đối không dễ gì phản bác.

Đến khi quyết sách đã thành luật rồi thì việc triển khai thực hiện cũng phải qua những người phản đối. Với thẩm quyền lớn họ có thể tự ban hành thêm những văn bản như thông tư, đưa thêm những quy định bổ sung khiến những tiến bộ tích cực theo tinh thần của luật bị méo mó xóa bỏ.

Bản chất của cải cách tư pháp

Các quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp xét cho cùng cũng chỉ bao gồm một cơ số các quyền nhất định, nhưng lâu nay việc phân bổ thực hiện các quyền không hợp lý dẫn đến nền tư pháp còn xộc xệch.

Ví như quyền bắt giam giữ nằm trong tay cơ quan cảnh sát điều tra, điều này dẫn đến tình trạng lạm dụng bắt bớ khiến quá tải ở những trại giam giữ.

Cải cách tư pháp thực chất nhằm căn chỉnh phân bổ lại việc thực hiện các quyền sao cho hợp lý, điều này tất yếu dẫn đến hệ quả là cơ quan nào lâu nay nhiều quyền thì phải giảm bớt (như cơ quan điều tra), cơ quan nào yếu quyền thì tăng lên (như luật sư và tòa án).

Cần phải nhận thấy điều này để giới luật sư và cán bộ tòa án có động lực tích cực tham gia vào cải cách tư pháp, không chỉ vì quyền lợi của giới mình mà đó còn vì sự nghiệp chung, vì một nền tư pháp được trở lên công minh tiến bộ.

Từng thẩm phán và thư ký tòa án cần tích cực tham gia tránh tình trạng thụ động tiêu cực trông chờ sự thay đổi đến từ bên ngoài, ỉ lại vào cấp trên, tự nguyện đặt vận mệnh của giới mình vào tay người khác.

Ngoài việc hành nghề chuyên môn xét xử, các thẩm phán và thư ký tòa án cần chịu khó học hỏi xem những vướng mắc bất cập hiện nay có nguyên nhân từ đâu, giải pháp thế nào. Vì thực tế trong nền tư pháp hình sự hiện nay, tòa án có vai trò rất yếu trong việc phán quyết hình phạt cho bị cáo, lẽ nào không nhận ra?

Một mặt tòa án làm việc phụ thuộc vào kết quả hồ sơ điều tra (quá trình này không được tham gia kiểm soát), nên khi hồ sơ xây dựng theo hướng kết tội thì tòa án hầu như không thể làm gì khác ngoài việc tuyên có tội.

Tòa án yếu kém nên ít dám tuyên án vô tội, khi vụ án có điểm chưa rõ thay vì tuyên án không kết tội bị cáo thì tòa lại trả trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Điều này không chỉ bộc lộ yếu kém mà còn thể hiện nhận thức coi trọng theo đuổi xử lý tội phạm mà xem nhẹ quyền công dân. Tòa án phải dám tuyên vô tội mới giữ được ‘phẩm giá’ của mình.

Mặt khác, phán quyết về hình phạt của tòa án lại bị làm suy yếu ở khâu thi hành án bởi hoạt động ân xá thả tù trước thời hạn, hoạt động này cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát của tòa án.

Ví như dịp Quốc khánh 2 tháng 9 vừa rồi, cả nước có tới 18.000 phạm nhân được đặc xá tha tù trước thời hạn. Hoạt động này bản chất là cơ quan khác đã lấy đi một phần quyền phán quyết hình phạt của tòa án, tranh giành một phần quyền phán quyết hình phạt với tòa án, làm suy yếu vai trò của tòa án.

Giới cán bộ tòa án cần nhận ra điều này và thúc đẩy cho loại hình phạt tù không giảm án, có như thế mới giữ được vị thế của mình. Còn nhiều v/đ khác nữa, giới cán bộ tòa án cần nhìn sâu vào bản thân mình nghĩ xem cần cải cách những gì.



Đẩy lùi ý kiến không thích

Cải cách tư pháp là thay đổi nguyên trạng, có người mừng ủng hộ có người lo chống đối vì ảnh hưởng quyền lợi. Vậy làm thế nào để thúc đẩy tiến bộ gạt bỏ đi những ý kiến thiên lệch xuất phát từ quyền lợi hẹp hòi?

Có thể đạt được thông qua bàn luận công khai. Bàn luận công khai giúp lộ rõ động cơ đằng sau mỗi ý kiến, giúp phơi bày các vấn đề bị che giấu. Ánh sáng của sự công khai giúp công luận thấy được nguyên nhân và giải pháp cho mỗi vấn đề. Bàn luận công khai giúp những người liên quan nhận ra mối quyền lợi của mình được mất như thế nào trước những đổi mới. Khi những điều mất là mối quyền lợi không chính đáng nó sẽ bị bộc lộ đẩy lùi, ngược lại những mối quyền lợi chính đáng sẽ có động lực để thúc đẩy cho đổi mới.

Kết quả cuối cùng đúc rút ra sau khi đã trải qua thử thách tranh luận công khai, chính là những điều hợp lý đúng đắn là cơ sở xây dựng nên các thiết chế mới.

Bàn luận công khai cũng giúp lưu chuyển dòng tri thức, tránh tình trạng tự che mắt, tự ngu hóa mình do thiếu vắng bàn luận công khai. Trong khi cải cách tư pháp là làm mới làm khác, đòi hỏi những tư duy tri thức mới vượt quá những khuôn khổ tri thức chật hẹp trong hiện tại.

Bàn luận công khai còn giúp nâng cao hiểu biết của cộng đồng, giáo dục và khơi dậy tinh thần trách nhiệm của công chúng, hình thành thói quen quan tâm tham gia thảo luận các vấn đề sự nghiệp chung.



Khi cộng đồng có hiểu biết sẽ tăng cường khả năng kháng ngừa, tạo sức mạnh đẩy lùi các luận điệu ngụy biện mị dân của những người không thích cải cách tư pháp.
Ngày hôm nay 14-9-2015, một số tờ báo lớn ở VN như tờ Thanh Niên có đưa bài báo với tiêu đề: Có thể bỏ tù nếu xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Bài báo tường thuật uỷ ban thường vụ của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam họp bàn về cải cách tư pháp.

Bài báo có đoạn uỷ ban tư pháp Quốc hội Việt Nam cân nhắc bỏ điều 88 để thay thế bằng điều 117. 

Điều 88 là điều luật quy định về tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước CHXCN Việt Nam. Rất nhiều blogger, nhà báo tự do đã bị nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay dùng điều luật này để truy tố và bỏ tù họ. Điển hình là CLB nhà báo tự do với 3 thành viên là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải đã bị khép vào điều 88.

Điều 88 trong bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam là điều luật bị quốc tế lên án và đòi hỏi gỡ bỏ. Trước sức ép của quốc tế trong việc đòi hỏi cải cách nhân quyền, pháp luật để hội nhập các khối thương mại chung rộng lớn. Quốc hội VN cân nhắc gỡ bỏ điều 88 này. Nhưng đó không phải là sự tiến bộ, nhân nhượng. Trái lại điều 117 còn vô nhân đạo hơn điều 88 cũ.

Điều 117 này còn tàn bạo hơn cả điều 88 vì bổ sung thêm cái mà điều 88 không có. Đó là nội dung ở điều 117 ghi rằng kể cả người chuẩn bị phạm tội làm ra, tàng trữ, tán phán tài liệu phỉ báng chính quyền, làm hoang mang trong nhân dân nhằm chống nhà nước... cũng bị kết án tù từ 1 đến 5 năm. Đây là chi tiết mà điều 88 trước đó vốn bị lên án nặng nề không quy định.

Có nghĩa CSVN thay 1 điều 88 mà thế giới cho là bất nhân, bằng 1 điều khác có tên 117 còn bất nhân hơn vì diện xét đối tượng vào điều luật này còn rộng hơn, mơ hồ hơn và khắc nghiệt hơn đến mức độ chỉ có ý ''chuẩn bị'' cũng phải vào tù.

Nếu điều 88 quy định hình phạt lớn nhất là 20 năm thì điều 117 cũng chẳng kém gì, vẫn y nguyên 20 năm cho tội gọi là đặc biệt nghiêm trọng.

Sự ác ôn trong việc sửa luật là có thật, thế còn sự tử tế có không ?

Trong chương về quyền con người, Quốc hội Việt Nam bàn bạc lần này có một điều luật mới, đó là điều luật mang số 166. Điều luật này quy định: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.

Mặc dù nhiều tờ áo lớn của Việt Nam đưa điều luật này làm nội dung tiêu đề với chữ ''có thể''. Nhưng toàn bộ các bài báo không hề nói đến chi tiết thảo luận, bàn bạc nào của các thành viên Quốc hội Việt Nam đến điều luật này.

Chúng ta thử phân tích xem đây có phải là một điều luật tử tế, bảo vệ quyền tự do ngôn luân, tự do báo chí ở Việt Nam hay không.?

Báo chí VN là cánh tay của ĐCS VN, thuộc sự lãnh đạo của ĐCSVN và báo chí Việt Nam luôn luôn có quyền tự do lớn. Đó là tự do ca ngợi chế độ Việt Nam, ca ngợi lãnh đạo Việt Nam, ca ngợi Đảng CSVN theo chỉ đạo tuyên truyền của Ban tuyên giáo trung ương Đảng.

Có nghĩa rằng nếu ngôn luận, báo chí Việt Nam cứ ca tụng đảng ĐCSVN, chế độ VN sẽ được hoàn toàn tự do. Kẻ nào ngăn cản sự tự do ca ngợi chế độ ấy của báo chí, ngôn luận sẽ bị khép vào tội 166 và có thể bị bỏ tù.

Còn ngược lại báo chí, ngôn luận mà nói xấu Đảng đã có điều 117 chờ sẵn để khép tội.

Điều 166 này là sự tử tế dành cho các nhà báo phục vụ ĐCSVN. Nó chỉ có giá trị thực sự khi Việt Nam không có ban tuyên giáo trung ương và Việt Nam có báo chí tư nhân. Với hiện trạng như ngày nay chỉ có báo chí của ĐCSVN quản lý thì điều luật này chỉ là trò mập mờ, lừa đảo đánh lận con đen.

Sự giả tạo trong điều 166 này còn có điểm trơ tráo trắng trợn, là quy định việc xâm phạm quyền biểu tình của công dân.

Công dân Việt Nam có được phép biểu tình đâu mà bị xâm phạm, mọi hoạt động biểu tình của công dân như đình công, phản đối TQ xâm lược, phản đối chặt hạ cây xanh... đều bị quy là gây rối trật tự công cộng. Mặc dù hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền biểu tình, nhưng đến nay Quốc hội Việt Nam nhiều lần trì hoãn không thông qua luật biểu tình. Biểu tình không được công nhận thì lấy ai xâm phạm mà kết tội?

Thực tế những công dân có hành động biểu tình đều bị bắt tù, điển hình như Bùi Thị Minh Hằng hai lần liên tiếp bị kết tội là gây rối trật tự công cộng, lần đầu 5 tháng tù giam, lần thứ hai 36 tháng tù giam.

Quốc hội VN hôm nay bàn về bảo vệ tư do ngôn luận, báo chí trong khi nhà báo tự do Tạ Phong Tần vẫn còn đang trong nhà tù. Quốc hội VN bàn về bảo vệ quyền biểu tình trong khi người biểu tình Bùi Thị Minh Hằng đang ở trong nhà tù. Quốc hội VN bàn về quyền con người, phụ nữ, trẻ em này nọ trong khi bao nhiêu phụ nữ đang bị cầm tù vì đòi hỏi quyền con người, quyền tự do báo chí, ngôn luân.

Trong phiên họp của uỷ ban thường vụ QH hôm nay 14-9-2015, các báo chí giật tiêu đề nghe như tràn trề hy vọng chờ đón sự tử tế thật của chế độ cộng sản VN. Nhưng phân tích kỹ ra, chả có sự tử tế mới nào trong phiên họp này cả.

Chỉ có sự ác ôn và thủ đoạn là vẫn có thật mà thôi.



Quyền tự do hội họp, lập hội của công dân được qui định trong điều 10 bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam vào năm 1946. Và cho tới ngày 20-5-1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ký sắc lệnh số 102/SL/L004 để ban hành Luật về Hội. Tiếp theo các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều ghi nhận quyền tự do lập hội. Và bản Hiến pháp mới năm 2013 qui định quyền tự do lập hội tại điều 25.

Trải qua gần 70 năm kể từ khi quyền lập hội được xác nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên thì công dân Việt Nam vẫn chưa được tự do và tự nguyện thành lập lên các hội đoàn, các tổ chức, đảng phái chính trị của mình.

Có rất nhiều tổ chức hội đã được thành lập trong thời gần 70 năm, nhưng đó là các tổ chức hội đoàn của nhà nước, do nhà nước thành lập để thực hiện các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền, không phải theo mục đích và ý chí của Nhân dân. Các tổ chức này nhận sự tài trợ từ ngân sách, chịu sự kiểm soát về hoạt động cũng như về nhân sự của cơ quan nhà nước và đảng cầm quyền. Cơ quan quản lý nhà nước có quyền can thiệp vào hoạt động cũng như nhân sự lãnh đạo của các tổ chức hội đoàn. Điều này làm mất đi bản chất của tổ chức hội là tự do, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của các thành viên.

Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã đưa dự thảo Luật về Hội ra xin ý kiến Nhân dân. Với tư cách là một công dân, một luật sư đã hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền từ năm 2000. Tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá riêng của mình về các qui định trong bản dự thảo Luật về hội.

Theo đó, Dự thảo Luật về hội đã trao cho cơ quan quản lý nhà nước quyền can thiệp quá sâu vào quá trình thành lập, nhân sự và hoạt động của hội. Dự thảo luật đã không tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của tổ chức hội, và nhằm mục đích hạn chế, kiểm soát quyền tự do thành lập hội.

Đồng thời các qui định này cũng đi ngược với luật pháp quốc tế. Theo đó, lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền khẳng định: “Quyền tự do lập hội là một trong những thành tố thiết yếu của xã hội dân chủ."


‘Các qui định xâm phạm trực tiếp đến quyền tự do lập hội’


1/ Khoản 3 điều 9 qui định về điều kiện thành lập Hội: “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.”

Qui định này sẽ hạn chế các tổ chức mới được thành lập sau này. Bởi các hội do chính quyền thành lập trước đó đã bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qui định này cũng không tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động hợp pháp của các tổ chức hội. Qui định này tạo ra sự độc quyền và độc đoán của các tổ chức hội do nhà nước thành lập. Qui định này đã tước quyền tự do lựa chọn hay thành lập tổ chức hội theo nhu cầu của công dân.

Bởi vậy, cần phải loại bỏ khoản 3 điều 9.

2/ Khoản 1 điều 10: “Công dân, tổ chức VN có nhu cầu thành lập hội phải dự kiến danh sách những người tham gia ban vận động hội, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban thành lập hội.”

Ban vận động thành lập hội có ý nghĩa quyết định đến việc thành lập hội. Ban vận động thành lập hội mà không được chính quyền công nhận thì hội sẽ không bao giờ được thành lập. Qui định này buộc ban vận động thành lập hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là vô lý. Đây sẽ là điều kiện để chính quyền loại bỏ ngay từ đầu những người tham gia thành lập hội mà chính quyền không ưa thích.

Để đảm bảo quyền tự do thành lập hội thì Ban vận động thành lập hội chỉ cần gửi danh sách đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mà không cần có văn bản chấp thuận.

Bởi vậy, khoản 1 điều 10 phải được sửa lại như sau: “Công dân, tổ chức VN có nhu cầu thành lập hội phải dự kiến danh sách những người tham gia ban vận động hội, danh sách được gửi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mà không cần có văn bản chấp thuận.”

3/ Khoản 4 điều 21 qui định: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.”

Việc bầu người đứng đầu hội là do đa số các thành viên của hội tự do lựa chọn và quyết định. Cơ quan quản lý nhà nước không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của hội. Và không có quyền công nhận hay bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.

Bởi vậy, cần phải hủy bỏ khoản 4 điều 21 ra khỏi dự thảo luật.


‘Các qui định can thiệp thô bạo vào thủ tục, hồ sơ và quá trình thành lập hội’


4/ Khoản c điều 11 qui định: “Trong hồ sơ đăng ký thành lập hội phải có Quyết định công nhận danh sách thành viên ban vận động thành lập hội”.

Khoản 1 điều 10 đã được sửa đổi, nên phải loại bỏ khoản c điều 11.

5/ Khoản d điều 11 qui định: “phải có danh sách và đơn đăng ký tham gia hội của công dân, tổ chức.”

Qui định này là không cần thiết, đơn đăng ký tham gia hội thuộc quyền lưu trữ của tổ chức hội. Cơ quan quản lý nhà nước không cần giữ các đơn đăng ký tham gia hội của công dân. Nên loại bỏ khoản d điều 11.

6/ Khoản 3 điều 13 qui định: “Ban lãnh đạo hội phải gửi báo cáo kết quả đại hội, đề nghị công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Khoản 4 điều 13 qui định: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội.”

Qui định này cho phép cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào tổ chức hội. Điều lệ hội và người đứng đầu hội là do đa số các thành viên của hội thông qua và bầu lên. Bởi vậy không cần cơ quan quản lý nhà nước công nhận.

Qui định tại khoản 3 của điều 13 này cần phải sửa lại: “Ban lãnh đạo hội phải gửi thông báo kết quả đại hội, điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Hủy bỏ qui định tại khoản 4 điều 13.

7/ Vì khoản 3 của điều 13 phải được sửa đổi và khoản 4 phải bị hủy bỏ, do vậy phải bỏ qui định về thẩm quyền công nhận điều lệ và người đứng đầu hội trong khoản 1 điều 14.

Các qui định tiếp theo dưới đây can thiệp vào quá trình hoạt động của hội.

8/ Khoản 6 điều 20 qui định: “30 ngày trước khi đại hội, ban lãnh đạo hội phải gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được tổ chức đại hội khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Qui định này cho phép cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào các hoạt động nội bộ của tổ chức hội. Qui định này vi phạm nguyên tắc hoạt động độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức hội.

Ban lãnh đạo hội chỉ cần gửi thông báo về thời gian, địa điểm diễn ra đại hội của tổ chức hội. Không cần phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước.

Do vậy phải hủy bỏ khoản 6 điều 20 ra khỏi dự thảo.

9/ Trong khoản 7, 8 điều 20 lập lại qui định theo khoản 3,4 của điều 13. Do vậy phải hủy bỏ khoản 7,8 của điều 20.

10/ Điều 27 qui định việc tạm đình chỉ hoạt động của hội: Khoản d điều 27 qui định việc tạm đình chỉ hoạt động khi hội tổ chức đại hội mà chưa có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do khoản 6 điều 20 phải hủy bỏ, nên khoản d điều 27 cũng phải hủy bỏ.

Khoản đ, điều 27 qui định: “Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu hội giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhưng hội không giải quyết để tranh chấp kéo dài.”

Việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ hội sẽ do ban lãnh đạo và các thành viên tự giải quyết. Việc không thể giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hòa giải nội bộ thì sẽ chuyển sang giải quyết tại tòa án theo thẩm quyền.

Cơ quan quản lý nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề này. Do vậy cần phải hủy bỏ khoản đ điều 27 ra khỏi dự thảo luật.

11/ Điều 31. Nội dung quản lý nhà nước về hội.

Bỏ thẩm quyền công nhận điều lệ và người đứng đầu hội ở khoản 2;

Bỏ thẩm quyền quản lý việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế của hội, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp nhận viện trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Bởi qui định này cho phép cơ quan quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động độc lập của hội.

12/ Điều 32. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hội

Qui định này trao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trong khoản 4 và UBND cấp huyện trong khoản 5 về việc công nhận điều lệ và người đứng đầu hội.

Các qui định này cần phải bãi bỏ vì nó cho phép cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào nội bộ của tổ chức hội. Vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của tổ chức hội.

Kết luận: Các phân tích trên cho thấy dự thảo Luật về hội chưa tôn trọng quyền tự do lập hội của Nhân dân.

Các qui định trong dự thảo Luật về hội hạn chế các công dân, tổ chức Việt Nam thành lập các hội mới có lĩnh vực hoạt động chính trùng với các hội thành lập trước đó. Bởi chỉ khi có nhu cầu thì công dân và tổ chức Việt Nam mới tiến hành thành lập hội nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt của mình. Trong khi các hội đã được thành lập trước đó không phù hợp hay không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của họ.

Dự thảo Luật về hội đã trao cho cơ quan quản lý nhà nước quyền can thiệp quá sâu vào quá trình thành lập, nhân sự và hoạt động của hội. Dự thảo Luật về hội đã không tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của tổ chức hội.

Rất rõ ràng, dự thảo Luật về hội nhằm mục đích hạn chế, kiểm soát quyền tự do thành lập hội của công dân. Đồng thời các qui định này cũng đi ngược với luật pháp quốc tế.

Lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền có viết: “Quyền tự do lập hội là một trong những thành tố thiết yếu của xã hội dân chủ. vì nó cho phép các thành viên "bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các mục tiêu văn học và nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa khác, tham gia vào việc thờ phụng tôn giáo và các niềm tin khác, hình thành và gia nhập các tổ chức công đoàn và hợp tác xã, bầu chọn những người lãnh đạo đại diện cho mình và buộc họ phải chịu trách nhiệm"

Đồng thời chính sự tác động qua lại và phụ thuộc giữa quyền tự do hội họp và lập hội với các quyền khác khiến chúng trở thành những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ nhà nước tôn trọng việc hưởng thụ các quyền con người khác của công dân.

Vì vậy để đảm bảo quyền tự do lập hội của công dân, dự thảo luật cần phải loại bỏ, sửa đổi những điều luật không phù hợp.

Chú thích: Luật sư Nguyễn Văn Đài là một nhà hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền từ năm 2000. Năm 2006, ông đã giúp phục hoạt đảng Dân chủ Việt Nam; thành lập tổ chức Công đoàn Độc lập; thành lập Ủy ban Nhân quyền Việt Nam. Ông là sáng lập viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức XHDS được thành lập một cách tự do, tự nguyện từ tháng 4 năm 2013. Trong hơn 2 năm qua, ông cũng đã tư vấn và giúp đỡ cho nhiều tổ chức XHDS độc lập khác ra đời.





Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,

Thưa các vị khách quý,

Thưa toàn thể các đồng chí đại biểu Đại hội,

Hôm nay, trong những ngày đầu năm 2016, khi đất nước và Đảng ta bước vào nửa cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với nhiều cơ hội thu vét và lắm thách thức sống còn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc trọng thể tại Hà Nội –thủ đô văn hiến và anh hùng vừa mới được khai quang thông thoáng mọi con đường.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, với tình cảm trân trọng và tình đồng chí thân thiết nhất, tôi xin nhiệt liệt chào mừng tất cả đại biểu, những đại biểu ưu tú tiêu biểu cho trí trá của toàn Đảng, đại diện cho gần 4 triệu đảng viên về dự Đại hội trong thời điểm lịch sử rất quan trọng và nhiều ý nghĩa sinh tồn của đảng.

Trong giờ phút trọng thể này, với lòng biết ơn vô hạn, Đại hội chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, người Anh hùng Quốc tế III, một Doanh nhân văn hóa thế giới, người Chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng các nước thuộc địa và bị áp bức trên toàn thế giới, bằng mã tấu và máu dân.

Thực tiễn và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta hơn 80 năm qua đã khẳng định tư tưởng vĩ đại của Người, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, cho tới giờ này vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng ta; đã dẫn dắt chúng ta đi từ thu vén này đến thắng lợi khác; còn là ngọn cờ tập hợp và đoàn kết toàn đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ từng gia tộc thân yêu của chúng ta… Nghĩa là rất xứng đáng được đúc tượng tầm 1400 tỷ đồng ở mọi tỉnh nghèo để làm gương vượt đói trên toàn quốc.

Đại hội chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với các thế hệ cách mạng tiền bối, với đồng bào, chiến sĩ, đồng chí đã cống hiến, hy sinh xương máu hay chân tay mắt mũi vì sự nghiệp cao cả giải phóng giai cấp bần nông, bảo vệ và xây dựng đảng, để hôm nay mỗi cán bộ chúng ta đều có một gia sản to lớn, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội tư bản đỏ.

Đại hội chúng ta nồng nhiệt chào mừng sự có mặt của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiều khóa trước, các Mẹ Việt Nam anh hùng; các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo và đại diện thế hệ trẻ là khách mời của Đại hội. Sự có mặt của các đồng chí, các vị khách quý, tuy tốn kém, nhưng vẫn là những bông hoa trang điểm cho niềm tự hào của chúng ta. Đại hội kính chúc các đồng chí tràn đầy sắc màu hạnh phúc.

Đại hội chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng các vị đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã lịch sự ghé dự phiên khai mạc trọng thể này.

Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh, đánh giá cao và trân trọng sự hy sinh cao quý vì đại cục của các cố đồng chí Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, cùng các nguyên hay cố Tư lệnh quân khu… không chỉ ở ý nghĩa lấy sinh mệnh chào mừng Đại hội, mà còn giúp cho việc thống nhất xu thế cơ cấu nhân sự là phần xưa giờ gay cấn nhất của Đại hội. Tức là góp phần thiết thực cho thành công của Đại hội.

Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh và chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình, đầy mưu lược và những đóng góp tuy giả vờ nhưng không kém phần quý báu của các tổ chức đảng, của toàn thể đảng viên, của các đoàn thể chính trị các cấp, của các vị lão thành cách mạng, trí thức, nhân sĩ, các nhà khoa học và đông đảo đồng bào ở trong nước và ngoài nước vào các dự thảo văn kiện và vào các công việc chuẩn bị Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Thưa các đồng chí,

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta diễn ra trong một thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã trải qua 30 năm. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện ròng rã 85 năm. Riêng 5 năm qua (2011-2015), trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, như trường hợp người anh em Cuba bỏ gác, đặc biệt là ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế-chính trị-nội an của Trung Quốc và VN, nhưng toàn Đảng và toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu gia tộc quan trọng rất đáng tự hào.

Những thành tựu đạt được trong 85 năm qua là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. To lớn nhất chính là chuyến công du Đế quốc Mỹ và Phát xít Nhật của đồng chí Tổng bí thư vừa qua. Cho dù nước ta vẫn còn đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau và diễn biến phức tạp, không thể xem thường, nhưng chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu của công cuộc đổi mới, đã đưa đất nước vào kỷ nguyên không chịu phát triển, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi; tài nguyên quốc gia về mọi mặt được tăng cường thâu tóm; độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được bạn vàng giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao lên hàng 124 trên 125, trân trọng nhường bước cho cả Miên-Lào; tạo tiền đề hiển nhiên là thế nước đang lên, để nước ta tiếp tục lùi sâu mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới.

Trong những năm trước mặt, tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình Trung Quốc, sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường với những tác động to lớn và sâu rộng, vừa tạo ra thời cơ cuối cùng, vừa đặt ra những thách thức ngày càng gay gắt đối với tất cả các quốc gia trong vùng, nhất là các nước chậm phát triển hoặc không chịu phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Do đó, mọi thế xoay chiều đổi trục của chúng ta đều đã được tính toán kỹ lưỡng, nhất định để toàn đảng không bị bất ngờ trước mọi tình huống.

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có trách nhiệm sống còn to lớn trước toàn đảng. Chúng ta cần nhìn thẳng vào tương lai, nói đúng tầm sở nguyện, đề cao tinh thần tự phê bình nghiêm túc, để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu cá nhân và khuyết điểm tập thể, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm kín hở qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, thực hiện nhiệm vụ thu vén kinh tế-xã hội 5 năm, tổng kết Chiến lược tái cơ cấu nợ xấu, nợ công 10 năm, và 25 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tư bản đỏ.

Về xây dựng Đảng, Đại hội có trọng trách kiểm điểm sâu sắc, toàn diện công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời kỳ cuối; bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gồm những đồng chí thực sự chưa bị lộ về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và trí trá đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cào vét, đủ sức lãnh đạo hoàn thành mọi nhiệm vụ hủy hoại nặng nề trong những năm không mấy bằng phẳng trước mắt.

Thưa các đồng chí,

Với những nhiệm vụ to lớn nêu trên, Đại hội lần thứ XII của Đảng có ý nghĩa trọng đại, định hướng và động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân ta tiếp tục phát huy sức mạnh toàn đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc nạo vét, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cung ứng dịch vụ trên mọi lãnh vực theo hướng gia công hiện đại và xuất khẩu nhân lực, nam lẫn nữ. Nhất định trong 5 năm tới Việt Nam ta sẽ sản xuất được nhiều ốc vít gấp năm gấp mười lần nhiệm kỳ trước. Nhất định trong 5 năm tới Việt Nam ta sẽ tự phá kỷ lục Guinness về tổng số phụ nữ xuất dương ở mọi độ tuổi.

Chúng ta nguyện làm hết sức mình, tự kềm chế mọi hành động đấu đá lộ liễu gây hại cho sự đoàn kết; thống nhất cao để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ của Đại hội, mở ra một thời đại rực rỡ mới của đất nước, quảng bá bằng được mục tiêu tuy mơ hồ nhưng cao cả, xây dựng bằng được khẩu hiệu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội tư bản đỏ.

Với niềm tin sâu sắc lấy hạnh phúc nhân dân làm lẽ sống đó, thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, tôi long trọng tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần cuối cùng này của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kính chúc các đồng chí đại biểu và các vị khách quý thu gom được thật nhiều hạnh phúc.

Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.



14/9/2015 – Kỷ niệm sinh nhật thứ 57 Bức Công Hàm Uế Sử.

  https://www.danluan.org

Khi Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng ra lệnh Quân đội phải kiên định với hai ông lạ hoắc người nước ngoài Mác-Lênin và tư tưởng CS Hồ Chí Minh để “bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” thì nhân dân mạt vận là hệ qủa “tất yếu của lịch sử”.

Tuyên bố của hai người đứng đầu Quân ủy Trung ương được đưa ra tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (từ 21-24/9/2015) ở Hà Nội.

CSVN có trên 5 triệu quân chính quy và trừ bị, nhưng chỉ có 450 đại biểu dự Đại hội, đại diện cho 250.000 đảng viên trong tòan bộ Quân đội. Như vậy đại đa số quân nhân không phải là đảng viên cũng phải chấp hành quyết định của Đại hội, trong đó có việc đồng ý Danh sách 43 đại biểu đi dự Đại hội đảng tòan quốc XII dự trù diễn ra đầu năm 2016. Danh tính và cấp bậc của 43 Đại biểu không được tiết lộ sau cuộc bầu chọn ngày 23/09 (2015).

Trong Diễn văn tại Đại hội, ông Trọng nói một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quân đội là : “Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào Quân đội cũng phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quân đội; củng cố và phát triển mối quan hệ máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân.” (Báo Quân đội Nhân dân 22-09-2015)

Chủ trương này xưa như trái đất, càng nghe càng nhàm tai. Có điều là đến bây giờ, sau 26 năm thế giới CS tan rã ở Đông Âu và Nga, sào huyệt của thế giới Cộng sản, mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn bắt Quân đội phải đội lên đầu 3 cái xác Cộng sản vô hồn để tung hô thì nước tụt hậu và dân tiếp tục chậm tiến là chuyện phải có như gieo gió thì gặt bão.

Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quan Thanh cũng nói như vòi nước máy của người mới ra từ hang động: “Kiên định quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.” (báo Quân đội Nhân dân, 21-09-2015)

Thù địch hay bị ma ám ?

Bên cạnh những thành qủa 5 năm của khoá đảng XI mà đảng bộ Quân đội đã đóng góp, ông Trọng cảnh giác đất nước vẫn đang phải đối phó với tình trạng mà ông gọi là: “Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, thúc đẩy phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, phi chính trị hóa quân đội để chống phá sự nghiệp cách mạng, phá hoại sự ổn định của đất nước.”

Nhưng thù địch là ai, ít hay nhiều, đàn ông hay đàn bà, hình thù như thế nào mà ghê gớm thế ? Không một đầu óc thông thái nào (nếu có) của Hội đồng Lý luận TW hay Ban Tuyên giáo, kể cả TBT Trọng, biết chúng là ai, mặt mũi là dân nước nào trên thế giới. Đảng chỉ biết phát điên lên khi thấy sau 30 năm gọi là “đổi mới nhưng không đổi màu, hội nhập mà không hòa tan” đã có một số không nhỏ đảng viên và nhân dân chẳng muốn dính dáng gì với đảng nữa mà còn bài bác cái chủ nghĩa thoái trào CS khiến Lãnh đạo run chân, đảng viên dao động gây rạn nứt trong nội bộ nên gọi đại là “các thế lực thù địch” chứ biết nói sao bây chừ ?

Tuy nhiên ông Trọng lại biết rõ mục tiêu chống đảng của kẻ thù khi nói rằng: “Đối với nước ta, mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của các thế lực thù địch là tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, đưa Việt Nam đi theo ý đồ, quỹ đạo của họ. Thủ đoạn của họ là tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", tăng cường sử dụng các biện pháp "tấn công mềm", tập trung làm chuyển biến về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa " từ trong nội bộ ta ; kích động, chia rẽ, thực hiện âm mưu phi chính trị hóa quân đội; hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; xóa bỏ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội…

Nhưng “họ” là ai mà cứ cáo buộc vu vơ như thế cả chục năm rồi ? Chẳng nhẽ kẻ thù lại đang nằm ngay trong tay áo đảng mà lãnh đạo không dám nói ra ?

Điển hình như chuyện đảng càng nói dai nói dài chống tham nhũng-lãng phí “đã tiến một bước” thì tình hình lại tiếp tục “vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi và phức tạp” năm này qua năm khác ? Nếu lãnh đạo thật tâm muốn diệt thì cũng chẳng khó, nhưng đàng này lại nể nang nhau, sợ bứt dây sẽ động đến rừng nên tham nhũng mới có đất thăng hoa.

Hay như “truyện dài” cải tổ hành chính thì càng cải lại càng hành dân hơn. Một số không nhỏ cán bộ, đảng viên cấp lãnh đạo cũng chỉ biết “phép vua thua lệ làng” hay chỉ biết “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” nên chuyện đâu vẫn còn nguyên đó.

Còn hàng ngàn chuyện tréo cẳng ngỗng khác cũng đang diễn ra trong lĩnh vực kinh tế như chủ trương giở người gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, hay tiếp tục khăng khăng “kinh tế nhà nước” (hay khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước) phải “giữ vai chủ đạo” nền kinh tế, dù khối quốc doanh này đã ăn hại đái nát hết năm này qua năm khác khiến nhân dân phải gánh nợ khốn đốn.

Trước những bất mãn, bất công, trì trệ trong phát triển và vướng mắc trong hành động, bộ máy điều hành việc nước đã rơi vào tay các phe nhóm có quyền trong đảng khiến quân đội, thành phần có kỷ luật nhất cũng bị hoang mang mất định hướng.

Vì vậy ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới yêu cầu Quân đội phải “Chủ động, nhạy bén đấu tranh với các quan điểm, nhận thức sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội, góp phần làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; chủ động phòng, chống có hiệu quả "tự diễn biến", "tự chuyển hóa ", "phi chính trị hóa quân đội". Tuyệt đối không được mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác.

Cũng đã lâu lắm không thấy lãnh đảo đảng gọi những cán bộ xao lãng việc học tập chính trị đã “chệch hướng tư tưởng”. Bây giờ những người này chẳng những “suy thoái tư tưởng” mà còn mất cả “đạo đức, phẩm chất đảng viên” và làm nhiều gương mù trong đời sống khiến đảng mất dần cán bộ trong Quân đội, lực lượng rường cột tựa lưng của đảng.

Tưởng bấy nhiêu thôi cũng đã đủ cho tòan quân học tập mệt nghỉ. Nào ngờ Phùng Quang Thanh lại rút kíp cho nổ tiếp qủa lựu đạn khói để phụ họa lấy điểm: “Đối với nước ta, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội. Cùng với đó, tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; nền kinh tế còn khó khăn, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi… đã tác động trực tiếp đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.



Khi cả Tổng Bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng cùng nói một ngôn ngữ “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và “phi chính trị hóa” trong quân đội thì vấn đề không còn là chuyện nhỏ mà đã nan giải đe dọa đến sự sống còn của đảng và chế độ.

Do đó không lạ khi thấy Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã kêu gọi trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội: “Trước những diễn biến phức tạp của tình hình và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ Quân đội và toàn quân luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi khó khăn; là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; chấp hành tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nội bộ đoàn kết thống nhất, có chuyển biến quan trọng về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao



Viển vông để ngủ mê

Nhìn chung, các điểm nhấn từ 3 diễn văn của các ông Trọng, Thanh và Lịch tại Đại hội X của đảng bộ Quân đội chỉ tập trung vào cảnh giác đề phòng “diễn biến hòa bình”, “các thế lực thù địch” và phải ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa lực lượng võ trang” để quân đội tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ bảo vệ Chế độ và tuyệt đối trung thành với Đảng.

Tuyệt nhiên không thấy lãnh đạo nói gì đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đang bị đàn anh Trung Quốc lăm le chiếm thêm ở Biển Đông hay giành lại Hòang Sa bị quân Tầu chiếm từ tay Việt Nam Cộng hòa tháng 1-1974, hoặc lấy lại 6 bãi đá và đảo Gạc Ma bị quân Trung Quốc chiếm ở vùng Trường Sa từ năm 1988.

Trung Quốc đã biến Hòang Sa thành một thành phố hành chính và các vùng chiếm được ở Trường Sa thành các đảo tân tạo kiên cố để xây dựng căn cứ quân sự, xây sân bay và bến cảng.

Ông Trọng bảo Quân đội phải “kiên quyết, không để tình hình diễn biến phức tạp, không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp.

Kẻ thù địch nào mà có thể “tạo cớ can thiệp ngoài láng giềng Trung Quốc vì ông Nguyễn Phú Trọng đã rất hài lòng với kết qủa trong chuyến thăm Mỹ đầu tháng 7-2015 để đưa quan hệ hai nước Việt-Mỹ lên tầm cao mới.

Đối với nước Nga thì chả có vấn đề gì phải lo vì Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định coi Việt Nam là đồng minh “quan trọng nhất” của Nga ở vùng Á Châu. Quan hệ Quốc phòng Việt-Nga là một bằng chứng. Việt Nam đã trao việc trang bị khí tài, tân trang, mua vũ khí và để Nga huấn luyện quân đội Việt Nam. Hai nước cũng đã đồng ý thiết lập nhà máy sản xuất vũ khí chung tại Việt Nam, tiếp theo sau các chuyến thăm Nga và thăm VN của Lãnh đạo cấp cao nhất và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.

Nhưng Việt Nam lại đang chuẩn bị đón Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình dự kiến sang thăm Việt Nam cuối năm 2015, ngay trước thềm Đại hội đảng kỳ XII.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng rất có thể sẽ thăm Việt Nam vào tháng 11/2015, sau Hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) tại thủ đô Manila, Phi Luật Tân từ 18 đến 19-11-2015.

Như vậy, thật khó mà hiểu được hậu ý của ông Tổng Bí Thư đảng CSVN khi nói đến “các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp, tất nhiên phải từ ngoài vào Việt Nam. Và khi đã nói đến hai chữ “can thiệp” thì cũng nên hiểu đó phải là nước “mạnh hơn Việt Nam”.

Vậy quốc gia nào mạnh hơn và đang trực tiếp đe dọa Việt Nam, nếu không phải là Trung Hoa phiá bắc ?

Vì vậy, trong diễn văn, ông Trọng đã chỉ thị Bộ Quốc phòng phải “Tập trung chăm lo xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... đi đầu trong đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.… bảo đảm cho Đảng thường xuyên nắm chắc và lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội.

Ông nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Đảng ta chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc và bảo vệ nền văn hóa dân tộc; củng cố quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong nhận thức của ông Trọng thì không ai nhìn thấy ông có tư tưởng dùng Quân đội để bảo vệ chủ quyền và sự tòan vẹn lãnh thổ Tổ quốc lại có cùng kế họach chống lại âm mưu mở rộng chủ nghĩa bá quyền và bành trướng lãnh thổ bất hợp pháp vào Việt Nam của “anh bạn “16 vàng” và “4 tốt” Trung Quốc. (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”)

Nhưng khi ông Trọng muốn có sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ thì liệu ông có biết rằng ông sẽ trắng tay nếu ông và tướng P.Quang Thanh chỉ biết buộc Quân đội phải kiện định Chủ nghĩa đã bị ruồng bỏ Mác-Lênin và tư tưởng CS Hồ Chí Minh và phải tuyệt đối trung thành, bảo vệ đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội và nhân dân dù mọi người có muốn hay không.

Nếu ông Trọng cứ tiếp tục viển vông và tiếp tục vùi đầu ngủ mê với chủ nghĩa Cộng sản đã bị nhân loại lên án, ruồng bỏ và chôn vùi để áp đặt lên quân đội và nhân dân thì đất nước và nhân dân sẽ mãi mãi đói nghèo, lạc hậu. 


Đàn áp bất đồng chính kiến của giới cai trị đất nước ngày càng thông minh và có mục tiêu hơn.

Vào ngày 19-09 (nguyên bản ghi nhầm là 19-07), Việt Nam trả tự do cho một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất, Tạ Phong Tần, người cựu sĩ quan công an đã thay đổi trở nên một blogger về pháp lý và trục xuất cô đến Hoa Kỳ.

Đây rõ ràng là một sự nhượng bộ trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào tháng 11-2015 và nêu bật tình trạng khó khăn ngày càng tăng về nhân quyền của VN.

Cuộc viếng thăm chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN tới Washington DC và Tokyo là dấu hiệu rõ ràng rằng Hà Nội nhìn thấy cả phát triển kinh tế và an ninh đều gắn với phương Tây.

Hy vọng ngây thơ của phe muốn đi theo nước hàng xóm xã hội chủ nghĩa anh em Trung Quốc, trong nỗ lực mong thỏa mãn nỗi thèm muốn thống trị biển Đông của họ đã được đảng cho yên nghỉ. Đảng đã cam kết một chính sách đối ngoại đa phương.

Nhưng sự hội nhập lớn hơn vào quốc tế sẽ đến với sự xét nét hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam.

Trên nhiều phương diện, việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam vẫn còn rất không thỏa đáng; đất nước này đứng hạng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á về các quyền tự do dân sự, chính trị, bảo vệ pháp lý, tự do tôn giáo và tự do lập hội.

Kiểm soát chặt chẽ

Đảng CSVN không cho phép bất cứ ý kiến bất đồng hoặc thách thức nào đối với độc quyền quyền lực của mình. Việt Nam có một trong những môi trường truyền thông bị kiểm soát nhất trên thế giới và là một trong những tên cai ngục hàng đầu của thế giới đối với các nhà báo và blogger.

Chính phủ đã từng đóng cửa các toà báo, chẳng hạn tờ Người Cao Tuổi, vì những bài báo tích cực của họ về tham nhũng của chính phủ, sa thải và bắt giữ các biên tập viên, dẫn đến sự tự kiểm duyệt tràn lan. Gần đây nhất, 1 nhà báo nổi tiếng đã bị sa thải khỏi tờ Thanh Niên, nhật báo tiến bộ nhất của đất nước vì những ý kiến châm biếm Hồ Chí Minh của ông.

Giới lãnh đạo VN cũng đã cố gắng để kiểm soát Internet, mặc dù họ đã không theo kịp với sự phát triển của công nghệ 3G, 4G và sự hiện diện khắp nơi của truyền thông xã hội. Xã hội dân sự vẫn còn yếu và đã bị suy giảm rộng rãi. Chính phủ vẫn dựa vào những ngôn từ mơ hồ của luật an ninh quốc gia, chẳng hạn như các Điều luật hình sự 88 và 258 lấn át các quyền thiêng liêng của Hiến pháp.

Tuy nhiên, về cơ bản, Việt Nam là một nơi chốn khác hơn so với chỉ 5 năm trước đây, với những thay đổi sâu sắc trong việc tiếp cận thông tin, quyền tự do kinh tế, sự phát triển của xã hội dân sự, quyền thực hành đức tin, và những cải cách gần đây để chấm dứt các hành xử tra tấn ép cung buộc tội phổ biến của công an.

Và điều này thực đáng nản lòng: rất nhiều chỉ trích từ phương Tây, đặc biệt là từ các chính trị gia và các nhóm người Việt ở nước ngoài, vẫn không thay đổi kể từ các năm 1990.



Cam kết thực hiện các quyền con người?

Trong chuyến đi hồi tháng bảy tới Washington DC, Tổng Bí thư Trọng khẳng định: “Việt Nam rất coi trọng quyền con người”, mặc dù ông thừa nhận có “những hạn chế”.

Dù nhận ra rằng nhân quyền là một chất kích thích trong mối quan hệ Mỹ-Việt, ông vẫn nói rõ ràng rằng nó “không nên cản trở đà phát triển của mối quan hệ song phương cũng như không nên ảnh hưởng đến việc xây dựng lòng tin giữa hai nước”.

Với việc Đảng hiện tụt hậu sau những cải thiện quan hệ với phương Tây, CP đã phải tìm cách để kềm chế bất đồng quan điểm trong khi giảm thiểu các tác động bất lợi về ngoại giao. Lực lượng an ninh đang hoạt động với sự kềm chế bất cập phi lý.

Các giải pháp hòa bình của một cuộc đình công chưa từng có trong tháng 3 và tháng 4-2015 là dấu hiệu của áp lực quốc tế đối với Hà Nội khi cuộc đàm phán TPP đi vào giai đoạn cuối cùng. Tương tự, trong năm 2015 VN đã chỉ bắt giữ hai nhà bất đồng chính kiến, giảm mạnh từ năm 2014. Lực lượng an ninh đã trở nên khôn ngoan và có mục tiêu rõ hơn.

Nhưng giới bất đồng quan điểm lại ít được khoan dung hơn trước Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.

Mặc dù không có một ai phạm tội vi phạm an ninh quốc gia được tha trong lệnh ân xá 18.298 người dịp kỷ niệm 70 năm độc lập của VN, và mặc dù các lựa chọn nhân sự vẫn chưa hoàn tất trước Đại hội Đảng, rõ ràng có những giới hạn trong sự nhượng bộ mà Chính phủ sẽ thực hiện,

Các cuộc tấn công vào luật sư, nhà hoạt động và các blogger:

Vì việc bắt giữ và xét xử các blogger và các nhà hoạt động như Tạ Phong Tần và Phạm Thanh Nghiên thu hút các chú ý bất lợi về truyền thông và ngoại giao, Chính phủ đang thực hiện 5 chiến thuật để bịt miệng các nhà phê bình và ngăn chặn những người khác.

Đầu tiên, họ nhắm mục tiêu đến những luật sư đại diện cho các tù chính trị. Trong khi Trung quốc bắt giữ hơn 100 luật sư gần đây đã được báo chí đưa tin thì Việt Nam đã thực hành việc này trong nhiều năm. Việc sẵn sàng bắt giữ Lê Công Định, một luật sư nổi tiếng nhất từng thắng kiện trong vụ án thương mại lớn chống lại Hoa Kỳ tại WTO của họ là quyết liệt.

Định bị cầm tù từ năm 2009-2013 vì đã không làm gì ngoài việc bảo vệ những người bất đồng chính kiến khác. Bây giờ mặc dù được tự do, ông bị tước quyền luật sư, như lời nhắc nhở rõ ràng đến các luật sư khác khi muốn bảo vệ cho các trường hợp về nhân quyền.

Các luật sư khác như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và Võ An Đôn đã hoặc bị bắt, giam giữ, hoặc bị tước quyền luật sư cho các công việc bảo vệ nhân quyền của họ, dẫn đến tình trạng thiếu các đại diện pháp lý cho những người khác.

Chiến thuật thứ hai là việc sử dụng các tội hình sự khác để làm chệch hướng lời chỉ trích rằng những người bị kết án là tù chính trị. Lê Quốc Quân, người Luật sư vừa được thả ra, cũng như Nguyễn Văn Hải, người từng bị kết án tù vì vi phạm Điều 88 Bộ luật hình sự vào năm 2008 đều đã bị buộc tội trốn thuế.

Tương tự như vậy, chính phủ đang bắt đầu sử dụng điều luật về tội phỉ báng để bịt miệng các nhà phê bình. Trong tháng 7-2012, một phiên tòa đã kết án ba nhà hoạt động về tội phỉ báng ĐCSVN. Một khi luật được đưa vào hiệu lực, Chính phủ có thể lập lại những vụ kiện phỉ báng của Singapore và Malaysia để trấn áp các đối thủ chính trị.

Chiến thuật thứ ba, vì các phiên toà sẽ thu hút chú ý quốc tế, các cuộc tấn công đả thương bạo hành của công an không sắc phục đã trở nên phổ biến hơn so với các quy kết chính thức. Trong tháng 11-2014, một nhà báo tự do đã gần như bị đánh đến chết ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Trong tháng 12-2014, Nguyễn Hoàng Vi, một nữ blogger, nhà hoạt động dân chủ đã bị đánh đập bởi những phụ nữ tình nghi là công an.

Và không chỉ đối với các blogger độc lập: trong tháng 9-2014, bốn nhà báo thuộc truyền thông nhà nước bị hành hung trong quá trình điều tra tại tỉnh Quảng Ngãi. Human Rights Watch báo cáo rằng trong năm 2014 có 14 nhà báo bị đánh đập.

Rồi còn có cả các cuộc tấn công vào các nhà hoạt động xã hội. Mặc dù chính quyền thành phố Hà Nội đã nhượng bộ một chiến dịch công khai bởi các nhóm kiến nghị trực tuyến, như “Vì một Hà Nội xanh” và “6.700 người vì 6.700 cây xanh” để cứu 6.700 cây xanh không bị cưa đốn và thậm chí còn sa thải một vài quan chức chính phủ, nhưng một số người tổ chức biểu tình đã bị đánh đập dã man. Gần đây nhất, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog với bút danh “Mẹ Nấm”, bị đánh trọng thương trong khi bị tạm giam – mặc dù không bị quy tội gì – vào tháng 07-2015.

Hai nhà hoạt động đã bị giam giữ tại sân bay khi từ nước ngoài trở về là Đoan Trang, một nhà báo, công dân của VN Right Now, mạng thông tin nhân quyền và Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Mặc dù không bị buộc tội gì, vẫn đã bị giam giữ và thẩm vấn kéo dài với mục đích là để đe dọa.

Chiến thuật thứ tư là tập trung giám sát trực tuyến của Chính phủ vào các trọng điểm. Đội quân kiểm duyệt trực tuyến của Hà Nội hầu như không thể bắt kịp với 30 triệu tài khoản Facebook, cũng như các blog và phương tiện truyền thông xã hội khác ngày càng được nhân đôi trên các máy chủ ở nước ngoài. Do đó, chính quyền phải sử dụng các thuật toán riêng của họ để tìm các điểm mấu chốt. Cách tìm này dựa vào việc người sử dụng mạng tham gia vào các nhóm gì, hoặc những bài đăng nào được like, chia sẻ, bình luận, đọc nhiều nhất.

Chiến thuật cuối cùng là Chính phủ tập trung sức mạnh cưỡng chế của mình trên các trang web đang cố gắng chuyển đổi từ blog cá nhân thành các cổng thông tin đa biên tập, một chuyển đổi quan trọng cho sự phát triển nền báo chí độc lập.

Dập tắt các cơ sở nền tảng của bất đồng chính kiến

VN có rất nhiều blogger dũng cảm, nhưng chính là việc tổ chức, chứ không nhất thiết là những bài viết, dễ đưa các cá nhân vào những rắc rối pháp lý nhất. Ng. Ngọc Như Quỳnh đã bày tỏ nhiều lo ngại rằng Mạng lưới Blogger của cô đe dọa nhà nước nhiều hơn là các bài viết thực tế của mình. Cô ấy nói đúng. Nhà nước đang bị ám ảnh về sự phát triển của các tổ chức truyền thông độc lập.

Điều này được thể hiện trong các bản án tù của họ. Án tù trung bình cho 16 trong 23 blogger và nhà báo bị giam giữ trong năm 2014 là 8.1 năm. Các án trung bình đối với bốn blogger /nhà báo chủ yếu viết về các vấn đề tôn giáo và tham gia vào các hoạt động dựa trên đức tin là 11.3 năm.

Các án tù cho ba người từng cố gắng tổ chức xã hội dân sự độc lập, những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là 13.5 năm. Bất đồng chính kiến là một tội phạm nhưng tổ chức bất đồng chính kiến là một tội phạm lớn hơn.

Trong bối cảnh đó, quyết định ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam của 20 người cầm bút vào tháng 5-2015 và thành lập Ban vận động Văn đoàn Độc lập của mình là vô cùng dũng cảm. Sự phát triển của một xã hội dân sự mạnh mẽ và độc lập là mối đe dọa lớn nhất của chế độ.

Có hy vọng rằng sẽ có những cải thiện rõ rệt. Bất chấp những nỗ lực của mình, Chính phủ chỉ đơn giản là không thể theo kịp tốc độ và không thể giám sát tất cả các phương tiện truyền thông xã hội. Thâm nhập Internet của Việt Nam là 44 phần trăm, ở thành phố còn cao hơn nhiều – cao hơn các nước giàu và phát triển kinh tế khác trong khu vực.



Có không gian cho sự cải cách?

Mặc dù việc lựa chọn nhân sự cho Đại hội Đảng XII vẫn chưa được định hình, hiện nay tình hình vẫn sáng sủa cho những người chủ trương tiếp tục cải cách và hội nhập với phương Tây. Thật khó nhìn thấy những người có tư tưởng bảo thủ có thể nổi lên như một thế lực thống trị. Như vậy, sẽ có những tiến triển dần dần của tinh thần thượng tôn pháp luật.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đang liên tục nói về tham nhũng như một “mối đe dọa sống còn” đến quyền lực độc quyền của Đảng. Tuy nhiên những nỗ lực hạn chế tham nhũng của họ bằng cách bắt giữ một vài khuôn mặt nổi cộm đã thất bại trong việc ngăn chặn tham nhũng trong một nền kinh tế vốn đa phần là bị mắc kẹt giữa kế hoạch và thị trường.

Hơn nữa, các nhà báo còn phàn nàn rằng khi được phép điều tra những nhân vật nổi cộm, chắc chắn có câu kết với một quan chức cấp cao nào đấy, thì đúng là họ đang bị sử dụng để hạ gục các đối thủ về chính trị chứ không phục vụ việc thanh tra thực sự.

Dù không phải là thuốc chữa bách bệnh cho tham nhũng, như Philippin rất tế nhị cho thấy, một nền báo chí tự do vẫn là một điều kiện tiên quyết. Nếu muốn duy trì tính hợp pháp của mình, Đảng phải cởi trói cho báo chí, vốn ngày càng phải đối diện với sự cạnh tranh từ con số ngày càng tăng của các blog và các trang web độc lập mới.

Cuối cùng, đã có những lời kêu gọi nhũn nhặn cho việc cải cách từ các cấp cao nhất. Ví dụ, vào giữa năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tác giả viết sai tên là Trần Trường Sang trong nguyên tác) lên tiếng chống lại việc thực hành tra tấn ép cung. Kể từ đó, nó đã được ưu tiên sửa đổi.

Đã có một số trường hợp trả tự do, bồi thường cho các án oan sai và kết tội công an và thẩm phán. Việt Nam có một chặng đường dài để đi tới, nhưng trong năm qua đã có một sự cải thiện có ý nghĩa.

Trong tháng này, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch QHVN và là thành viên Bộ CT, công khai kêu gọi sửa đổi các luật mơ hồ về an ninh quốc gia, những công cụ đàn áp chính: “Không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được”. Nói quá đúng, nhưng để xem hành động như thế nào và để xem tất cả các blogger có được trả tự do hay không.



Lê quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

http://asiapacific.anu.edu.au

Trong niềm tự hào về sự vững chắc của thành trì Liên Xô do mình tạo ra, Lênin khẳng định: một chế độ XHCN nếu có sụp đổ thì chỉ có thể do chính bàn tay của những người cộng sản gây ra mà thôi; không một thế lực nào bên ngoài đảng có thể làm nổi việc đó. Mầm loạn chỉ có thể có từ bên trong. Thế là Stalin, người nối nghiệp Lênin, đặt ưu tiên tối hậu cho hệ thống công an-mật vụ của ông là gieo kinh hoàng liên tục trong đội ngũ đảng viên, đặc biệt là hàng ngũ tướng tá quân đội, kể cả cấp chính ủy. Chính sách giết và bỏ tù đảng viên theo các con số chỉ tiêu hàng tháng, hàng năm, không cần biết có tội gì hay không, được áp dụng chặt chẽ trong thời bình để "diệt trước" các vùng ảnh hưởng và các mối liên kết trong hàng ngũ có thể phát sinh tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ đến gần cuối thế kỷ 20 và đặc biệt vào thập niên đầu của thế kỷ 21, lãnh đạo các nước cộng sản đều đã quay ngược hẳn lại với khẳng định của Lênin. Nay giới lãnh đạo tin rằng một chế độ XHCN chỉ có thể bị sụp đổ khi dân chúng ngoài đảng "bị xúi giục đứng lên", sử dụng cái gọi là "sức mạnh nhân dân" để đòi lại các quyền con người của họ. Và thế là tất cả mọi loại công an (CA), kể từ ngày Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, đã chuyển sang tập trung hết mọi mũi dùi vào nhân dân. Để đủ lực bao trùm toàn bộ dân số, lãnh đạo sẵn sàng gia tăng ngân sách, vũ khí, dụng cụ, và nhất là nhân lực cho CA lên gấp 5, có khi gấp 10 lần, so với thời còn thế giới CS..

Nhưng điều oái oăm và khá hiển nhiên mà lãnh đạo đảng, đặc biệt đảng CSVN, chưa nhận ra là: chính công cụ CA mà họ đang cậy dựa là mầm loạn lớn nhất cho chế độ. Nói cách khác, CA là nơi đang chất chứa mối hiểm họa cao nhất và có khả năng làm sụp đổ chế độ CHXHCN VN nhanh nhất.

Tại sao lại như vậy?

1. Mỗi người công an là một cỗ máy hút thâm thù về cho chế độ

Chính vì lãnh đạo muốn kiểm soát mọi mặt xã hội mà mọi ngõ ngách trong cuộc sống đều có CA; và ở ngõ ngách nào CA cũng tìm cách nặn cho ra tội phạm để "kiếm ăn", từ CA giao thông đến CA khu vực, CA phường, CA quận, CA sân bay, CA cửa khẩu, CA tòa án, CA điều tra, v.v... Cảnh tra khảo dân đến chết để đòi tiền hối lộ đang tăng nhanh tại các đồn CA và ngay trên đường phố. Ngày càng nhiều các gia đình nhận tin từ CA rằng người thân của họ đã "tự thắt cổ trong tư thế ngồi", "tự thắt cổ nhưng lại vỡ sọ", "tự nhảy lầu qua cửa sổ nhưng lại bầm tím toàn thân",... hoặc nhận các kết luận điều tra thuộc kiểu: "vừa bị CA chận xe lại, thì lăn ra ngủ, rồi chết."

Các căm hận ấy càng nhân lên khi người dân bắt quả tang các cảnh CA vội vã bỏ đi đường khác khi thấy có nạn nhân giao thông nằm hấp hối trên mặt đường; các cảnh CA xịt hơi cay xối xả vào ngay sát mặt những người dân tay không, đứng chịu trận; các cảnh CA đánh đập phụ nữ bất kể những vùng hiểm yếu trên cơ thể;... và nhất là bắt quả tang màn biểu diễn của CA dắt dân qua đường, đẩy xe lăn người tàn tật trước máy quay phim của đài truyền hình đang chờ sẵn.

Cái núi căm hận của dân đối với lãnh đạo cứ bồi cao thêm hàng ngày, hàng giờ bởi mấy trăm ngàn cái máy hút như vậy trên khắp mọi miền đất nước. Người dân biết rất rõ CA không thể hành xử như thế nếu không có sự cho phép hay làm ngơ của lãnh đạo đảng.



2. CA được phép đứng trên pháp luật

Để CA làm tròn nhiệm vụ tối cao là bảo vệ chế độ, lãnh đạo đảng thực sự không muốn CA bị ràng buộc bởi pháp luật, hay ngay cả rụt rè không dám xuống tay vì sợ sẽ bị pháp luật trừng trị. Lãnh đạo đã gởi thông điệp rất rõ rằng nếu CA làm theo lệnh của họ thì cũng được đứng trên pháp luật như họ. Thông điệp đó không chỉ được xác quyết qua bài bản huấn luyện "Chỉ biết còn đảng còn mình" mà còn qua nhiều hành động cụ thể:



  • Khi lãnh đạo ra lệnh cho CA thản nhiên phạm pháp, như giả dạng côn đồ đánh dân, đập phá các cơ sở tôn giáo, dàn dựng chứng cớ để kết tội các nhà dân chủ v.v.., lãnh đạo muốn hàng ngũ CA xem việc đứng trên pháp luật là quyền đương nhiên của các công cụ của đảng. Chính vì thế mà cảnh CA hét vào mặt dân "Luật là tao! Tao là luật" không còn là chuyện hiếm nữa.

  • Ngay cả khi CA đánh chết dân với các chứng cớ không thể chối cãi và phải đưa ra tòa để làm nguôi giận dân chúng, lãnh đạo vẫn gởi thông điệp đến hàng ngũ CA với những bản án nhẹ tới mức vô nghĩa. Chính vì thế mà khi ra tòa về tội giết người, các "cựu chiến sĩ CA" vẫn nhoẻn miệng cười thách thức trước ống kính báo chí.

  • Vẫn chưa đủ, lãnh đạo nay còn ban hành thêm nghị quyết chính thức cho phép CA bắn dân trên đường phố. Hiển nhiên, nghị quyết đó dư thừa vì trước khi có nghị quyết, CA vẫn rút súng thường xuyên. Tuy nhiên, đó là một thông điệp nữa để CA thấy lãnh đạo luôn đứng sau che chắn cho họ nếu có "lỡ tay" trong việc trị dân.

Tóm lại, lãnh đạo muốn duy trì mức độ sẵn sàng và mạnh bạo của CA để trấn áp dân chúng lập tức theo lệnh đảng khi hữu sự, không chút e dè hay đắn đo gì về hậu quả.

3. CA được phép lấn át tất cả

Với trách nhiệm bảo vệ chế độ, CA được lãnh đạo giao cho (hay thưởng cho) thẩm quyền ngày càng lớn và đang lấn át mọi ban ngành trong hệ thống Đảng và mọi bộ phận trong cơ cấu Nhà nước:



  • CA nay lấn luôn Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Truyền thông Thông tin với việc ra lệnh trực tiếp cho từng báo, đài về các bài vở phải đăng hay cấm không được đăng.

  • CA sẵn sàng dùng hoặc đóng vai côn đồ để dằn mặt các quan chức "không biết điều".

  • CA cũng cung cấp luôn dịch vụ thuê bao côn đồ này cho các phe phái đang kình nhau về chính trị hay kinh doanh. Mọi phe phái đều cần thuê mướn người bảo vệ mình và tấn công đối phương, bên cạnh những nhu cầu "đòi nợ", "dằn mặt", "bảo vệ lãnh thổ làm ăn"...

  • CA có khả năng hăm dọa mọi quan chức, ban ngành nhờ có các phương tiện nghe lén điện thoại, đọc lén email, lẻn vào các máy vi tính, v.v... để biết các sinh hoạt riêng tư của từng quan chức. Nhưng vũ khí quan trọng nhất của CA là bộ phận điều tra các cấp. Trong hệ thống pháp luật hiện nay, khâu điều tra mang tính quyết định tối hậu. Còn các khâu sau đó như tung lên báo đài, rồi đem ra tòa xử chóng vánh với bản án có sẵn, rồi bỏ tù, v.v… đều chỉ là những bước thứ yếu để thực hiện "kết quả điều tra" mà thôi. Và CA là nơi định đoạt "kết quả điều tra" đó.

  • CA cũng đang tăng nhanh số ghế của ngành này trong Quốc hội và Trung ương Đảng. Vây cánh của CA đang ngày càng đông ngay tại Bộ Chính trị.

4. CA trở thành lực lượng vô địch

Hiện nay không còn một lực lượng nào trên cả nước có khả năng kềm hãm hay chống trả lại CA, kể cả quân đội. Thật vậy, vài so sánh sau đây cho thấy ai mạnh hơn ai:



  • Với mức tăng trưởng gấp rút trong suốt thập niên qua, nay quân số chính thức của CA đã ngang ngửa với quân đội, tức mỗi ngành có khoảng 400 vị tướng và nửa triệu nhân sự. Nhưng quân số không chính thức của CA lại đông gấp 10 lần quân số quân đội. Nó bao gồm nhiều loại lực lượng mà CA đang nuôi dưỡng và điều động như dân phòng, trật tự, dư luận viên, côn đồ.

  • Hầu hết các loại vũ khí lớn của quân đội như tàu nổi, tàu ngầm, hỏa tiễn, máy bay, đại pháo, hoàn toàn vô ích trong khung cảnh đô thị, nơi có cả gia đình của quân đội đang sinh sống. Ngược lại, CA trong các năm gần đây lại được "quân đội hóa" với nhiều loại vũ khí, phương tiện vận chuyển, máy móc phá sóng đặc thù cho chiến tranh đô thị.

  • Và quan trọng hơn cả, CA biết rõ gia đình các sĩ quan quân đội đang sống trong vùng của họ. Đó là loại vũ khí làm tê liệt bàn tay quân đội.

5. CA đang xa dần bàn tay Trung ương

Thoạt nhìn vị trí vô địch như trên của CA, người ta dễ đi đến suy luận: Thế thì ai nắm CA, người đó sẽ làm vua, đặc biệt là tại Đại hội Đảng XII sắp đến?

Thực tế không hẳn như thế, vì hiện nay chẳng ai thực sự đang nắm toàn bộ CA trên toàn quốc, kể cả Bộ trưởng CA Trần Đại Quang. Quyền lực thật nay nằm trong tay các trùm CA tại từng tỉnh và từng thành phố trực thuộc trung ương. Mỗi giám đốc CA là một ông vua tại tỉnh của mình và các ông vua này tương trợ với nhau qua các đại biểu CA tại các cơ chế Trung ương đảng.

Các trùm CA tỉnh cũng đang lấn lướt mọi quan chức của tỉnh nhà, kể cả các bí thư tỉnh ủy, nhờ có trong tay các phương tiện theo dõi những bí mật đời tư, ăn chơi, hối lộ, làm ăn. Chỉ với chừng đó vũ khí thôi, các ông trùm CA đã dư các nguồn thu nhập ồ ạt từ nhiều phía. Và vì vậy chẳng ông vua CA nào muốn bỏ ghế này để về trung ương dù có được lên chức. Vị trí lý tưởng trong giấc mơ của giới quan quyền hiện nay là nắm bí thư tỉnh ủy và đặt con em thân tín nắm CA tỉnh. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, các "bố già" chỉ cần nắm CA tỉnh là đủ và để đàn em thân tín ngồi ghế tỉnh ủy để tránh bớt sự chú ý của trung ương. Nhưng dù dưới mô thức nào thì các trùm CA tỉnh đều có lãnh thổ riêng, lực lượng riêng, và nguồn thu nhập riêng. Họ lệ thuộc trung ương ngày càng ít đi.

Ngay cả các CA cấp thấp tại các tỉnh cũng không còn lệ thuộc vào trung ương như trước nữa. Với số lượng CA gia tăng quá nhanh khắp nơi, Trung ương chỉ còn có thể trả lương chính thức - một con số mà ai cũng biết không đủ sống - và làm ngơ để CA tự "kiếm ăn" thêm. Với tình trạng kinh tế của người dân tiếp tục xuống dốc, tình trạng đông thêm CA cùng xông vào "kiếm ăn", tình trạng phải mua các ghế CA với giá cao hơn, và tình trạng phải tiếp tục "nộp thuế" cho cấp trên, ít còn người CA nào hài lòng với chính sách đãi ngộ của Trung ương. Họ càng bất mãn khi thấy hình ảnh cuộc sống cực kỳ xa hoa của các quan chức trung ương mà nhờ CA như họ chống đỡ mới đứng vững được.

6. CA đang nhích dần đến chủ mới

Sự nguy hiểm không chỉ cho lãnh đạo đảng mà còn cho cả đất nước Việt Nam nằm ở chỗ: trong lúc Hà Nội chật vật không nuôi nổi những miệng ăn càng lúc càng đông thêm của lực lượng CA, thì đối với Bắc Kinh đó là số tiền quá nhỏ.

Thật vậy, Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào hàng ngũ CA cấp tỉnh và đặc biệt các giám đốc CA tỉnh qua đủ loại hợp tác công ty làm ăn công và tư. Tính đến nay Bắc Kinh đã khá thành công trong việc biến CA cấp tỉnh thành những "thanh kiếm và lá chắn" bảo vệ hữu hiệu cho các khu biệt lập của "công nhân" Trung Quốc trên khắp đất nước Việt Nam. Người dân sống gần các khu này kể lại vô số trường hợp CA lập tức lánh đi chỗ khác khi biết có công nhân Trung Quốc trong các vụ gây gổ hay say rượu đập phá trong vùng. Đặc biệt trong vụ bạo loạn ở Bình Dương năm 2014, không có lệnh chính thức nào nhưng CA tỉnh vẫn án binh bất động một cách kỳ lạ trong suốt khoảng thời gian dài xảy ra sự việc; và sau đó cũng từ chối điều tra những kẻ cầm đầu mà dân chúng đã chụp được hình cả mặt mũi lẫn số xe. Thay vào đó, CA đem nhiều người Việt vô tội ra làm dê tế thần trong các vụ "xử án tập thể".

Chưa cần nói gì đến những lúc nguy cấp của đất nước, thực tế hiện nay cho thấy Bắc Kinh đã và đang lấy dần từng hệ thống CA cấp tỉnh ra khỏi tay lãnh đạo Hà Nội. Cứ đà này, sẽ chẳng còn bao lâu nữa, Bộ Công an ở trung ương chỉ còn nắm một cái thùng rỗng.

* * *

CA rõ ràng đang là mầm loạn đe doạ sự tồn vong của chế độ và đặt giới lãnh đạo đảng vào tình trạng khó xử: Không dùng thì chắc chết nhưng dùng thì chết chắc. Liệu còn con đường nào khác nữa không?




XUẤT KHẨU TÙ: CHỦ TRƯƠNG SÁNG SUỐT CỦA ĐẢNG TA ĐÃ THÀNH CÔNG!

Mai Tú Ân, 21/09/2015

Việc đưa em Tạ lên đường sang Mỹ vừa rồi, tiếp theo việc đưa tên Cù và Điếu trước đó, chỉ là bước đi nhỏ nhưng đã mở ra bước đi lớn lao và vĩ đại : Xuất khẩu tù. Một hướng xuất khẩu mới đầy tiềm năng để đem ngoại tệ về xây dựng đất nước và đem lại hạnh phúc cho nhân dân, là một chủ trương đẹp tuyệt vời của Đảng ta...

Thứ nhất là trong tình hình kinh tế bèo nhèo như hiện nay, chẳng xuất được cái gì kể cả cái ốc vít thì việc đưa xuất thành công liên tiếp lô hàng thử thứ ba này là một bước đột phá, sáng tạo của Đảng ta, vận dụng linh hoạt đường lối CM, là dựa vào nhân dân, lấy của nhân dân để xây dựng CNXH...

Thứ hai là mặt hàng tù này thì hiện nay đất nước ta có rất nhiều, và tiềm năng. Vì bọn đấu tranh dân chủ bây giờ đông như quân Nguyên. Bọn này bị bắt thì bọn khác lại đứng lên tiếp lấy ngọn cờ đấu tranh. Nên Đảng ta cần phải tống khứ càng nhiều càng tốt bọn chúng sang Mỹ, hay bất cứ đâu kể cả địa ngục. Vì để chúng tự do bên ngoài, chúng léo nhéo chống phá tai hại lắm. Mà bắt nhốt chúng thì làm sao bắt cho hết được và nuôi lại tốn cơm...

Thì nay, sau những chập chững thăm dò đầu tiên của lô Cù và lô Điếu thì việc xuất thành công lô hàng Tạ này đã chứng tỏ rằng đây là một chủ trương đúng hướng của Đảng ta. Bọn tư bản giãy chết, và bọn Mỹ đã chịu món hàng độc đáo này của ta rồi. Giờ là lúc ta lựa trong cái bọn đấu tranh dân chủ tiếp theo những tên béo nhất, tiếng tăm nhất được giá nhất và cho nhập kho. Gán cho chúng những con số như 258, 87 hay số cặp đẹp 88 để lưu kho chờ lúc hàng lên giá sẽ xuất.

Rồi đôla, ngoại tệ sẽ đổ vào nước ta như nước ngập thành và sẽ ngập dài dài. Vì sau khi bắt và xuất hết bọn đấu tranh dân chủ thì ta sẽ bắt và xuất bọn đấu tranh phi dân chủ, phản dân chủ kể cả bọn DLV cờ đỏ sao vàng, ta cũng xuất luôn. Miễn là có người mua.

Sau đó nếu ta xuất hết rồi mà bên Mỹ vẫn cần hàng thì ta sẽ trà trộn, đánh tráo để đưa các đợt tiếp theo là tù hình sự, bọn giết người cướp của, buôn lậu ma túy... thứ này thì ở ta nhiều và đông gấp vạn lần quân Nguyên. Với lại có gì khác đâu, nhìn mặt hàng nào, tù chính trị hay tù hình sự thì cũng giống y nhau. Cũng là thằng Annammít và cũng là tù 100% cả. Mà lại tù VN chất lượng cao, đậm đà bản sắc dân tộc. Và là thế mạnh có một không hai, thế giới không thể sánh bằng.

Thế là cùng với việc xuất khẩu biển đảo quê hương, xuất gái và osin, giờ VN ta lại có một món hàng xuất khẩu đầy tiềm năng là xuất khẩu tù nhân. Và trở thành ba mặt hàng chiến lược, ba gọng kìm xung kích trên mặt trận xuất khẩu con người để dựng xây đất nước ngày càng đàng hoàng hơn và to đẹp hơn. Và cũng chứng tỏ rằng đất nước ta tuy rừng biển bạc, nhưng yếu tố chính để xây dựng Tổ quốc vẫn là con người. Con người VN được định hướng XHCN. Nó cũng chứng tỏ sự sáng suốt của Đảng ta khi biết trồng cây gì, nuôi con gì. Và giờ thì biết xuất cái gì...

Thế mới biết Đảng ta chủ trương tính toán như thần, biết gieo hạt tốt nên giờ này được hưởng quả ngon...

Đảng ta tài tình thật ! Tài đến thế là cùng! Tiên sư Đảng ta...



https://www.danluan.org/



tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương