Tự do Hạnh phúc Số: /bc-nnh hà Nội, ngày tháng 11 năm 2011 “Dự thảo”



tải về 107.47 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích107.47 Kb.
#22000
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-NNH Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2011



“Dự thảo”

BÁO CÁO


Tổng kết năm học 2010 – 2011

và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2011 - 2012

I. KẾT QUẢ NĂM HỌC 2010 - 2011

Năm học 2010 – 2011 diễn ra trong bối cảnh hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường (12/10/1956 – 12/10/2011). Bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao, toàn trường đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ chính trị năm học 2010 – 2011 với các nội dung cụ thể như sau:



1. Công tác chính trị, tư tưởng

Tiếp tục triển khai các nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” .

Triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 2010 – 2012, các đơn vị trong toàn trường đã cụ thể hóa bằng các chương trình hành động cụ thể gắn với chức năncg, nhiệm vụ của đơn vị và cơ bản đạt kết quả tốt.

Nhà trường đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường (12/10/1956 – 12/10/2011). Các hoạt động diễn ra dịp Lễ hội đã tạo khí thế mới, động lực mới, động viên toàn thể CBVC, sinh viên thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu tốt. Lễ kỷ niệm đã thu hút được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Các địa phương, các tổ chức quốc tế đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Thay mặt Đảng và Nhà nước đồng chí Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng đã về dự và phát biểu chỉ đạo các mặt hoạt động của Nhà trường.

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước bằng các hình thức mít tinh, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Trường đã cử sinh viên tham gia lễ hội do Thành đoàn – Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội tổ chức.

Triển khai bộ tiêu chí thi đua “Mùa thi nghiêm túc, chất lượng và không có tiêu cực” , đánh giá công bằng, nghiêm túc chất lượng học tập của sinh viên.

Xây dựng và rèn luyện phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trong văn hoá công sở, văn hoá học đường, trong sinh hoạt đời thường của đội ngũ nhà giáo và CBVC và sinh viên, xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường.

Trong sinh viên số vi phạm quy chế thi đã giảm đáng kể: năm học 2008 – 2009 có 197 sinh viên vi phạm, năm học 2009 – 2010 có 87 sinh viên vi phạm, năm học 2010 – 2011còn 60 sinh viên vi phạm quy chế thi.

Phong trào tu dưỡng, phấn đấu trở thành Đảng viên tiếp tục được quan tâm phát triển trong đội ngũ CBVC và sinh viên. Trong năm học đã có 111 đảng viên mới được kết nạp (CBVC 40, sinh viên 71, ) tăng 10% so với năm 2010. Các lớp tìm hiểu về Đảng đã có 1148 người tham dự (sinh viên 1026, cán bộ 122.), mở lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 92 đảng viên mới (sinh viên 52, cán bộ 40).

Công tác đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên được triển khai có kết quả tốt, thu hút, tập hợp được sinh viên đông đảo sinh viên tham gia, tạo động lực để động viên sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội trong sinh viên. Đoàn trường và Hội sinh viên đã tổ chức tốt hoạt động thanh niên sinh viên tình nguyện, giúp đỡ có hiệu quả một số đơn vị cơ sở tại các địa phương Hà Nội, Bắc Giang phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Trường đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác tuyển sinh của Nhà trường thông qua hoạt động “Tiếp sức mùa thi” năm 2011.

Công đoàn trường đã triển khai nhiều hoạt động phối hợp với chính quyền động viên đoàn viên công đoàn nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, thực hiện Bộ quy định về quản lý các hoạt động, Bộ quy trình giải quyết công việc của Trường.

Bên cạnh đó, việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CBVC ngày càng được quan tâm, như tổ chức tặng quà CBVC nhân các ngày lễ, tổ chức thăm hỏi, động viên CBVC ốm đau, hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình đối tượng chính sách ..tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, các giải bóng đá, bóng chuyền khối cán bộ viên chức; tổ chức động viên thăm hỏi gia đình các công đoàn viên.

Phát động và triển khai thực hiện tốt các phong trào hoạt động xã hội từ thiện, chia xẻ với đồng bào các vùng bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ giáo dục vùng sâu, xa, miền núi khó khăn....cụ thể: toàn Trường đã quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt 150 triệu đồng(10/2010); ủng hộ Pác Nậm và các xã huyện Quảng Uyên Cao Bằng 124,295 triệu đồng (3/2011); ủng hộ nhân dân Nhật Bản trong trận động đất và sóng thần được hơn 100 triệu đồng (3/2011); ủng hộ Sinh viên Lê Thị Kim Thư 71 triệu đồng (8/2011)....

2. Công tác đào tạo

a. Công tác tuyển sinh

Tuyển sinh bậc đại học năm 2011:

- Hệ chính quy đã có 50.834 thí sinh đăng ký dự thi, số đến dự thi 40.018 (chiếm 78,7%); số thí sinh trúng tuyển nhập học hơn 7.143 sinh viên (Đại học: 6806 sinh viên/ 26 ngành, Cao đẳng 337 sinh viên/ngành)

- Hệ vừa làm vừa học: 1450 SV/7 ngành đào tạo.

- Hệ liên thông: 980 SV/8 ngành đào tạo

Tuyển sinh bậc sau đại học, năm 2011 đã tuyển được 45 nghiên cứu sinh và hơn 1.100 học viên cao học. Tổ chức thi tuyển chọn học viên đi đào tạo công nghệ sinh học nước ngoài do Bộ NN&PTNT ủy quyền, chương trình AST đã tuyển 15 học viên cao học, 2 thực tập sinh; chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp năm 2011 đã tuyển 48 ứng viên làm tiến sỹ và 57 ứng viên cao học.

Công tác thi tuyển sinh của Nhà trường được triển khai nghiêm túc, đúng quy trình, bảo đảm chất lượng không để xảy ra sai sót trong các khâu.

b. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo

Năm học 2010 – 2011 là năm thứ 3 thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Thực hiện rà soát nội dung chương trình đào tạo, nội dung chương trình môn học. Xây dựng các chương trình đào tạo mới trình Bộ phê duyệt. Đẩy mạnh việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đã ký hợp đồng biên soạn trên 200 giáo trình/bài giảng.

Các thầy, cô giáo đã nâng cao trách nhiệm và tích cực thực hiện các quy định, các nội dung giảng dạy phù hợp với đào tạo theo tín chỉ. Phòng Đào tạo đại học và Viện Sau đại học đã tổ chức các buổi phổ biến, hướng dẫn cho sinh viên, học viên về đào tạo theo tín chỉ. Xuất bản các tài liệu danh mục chương trình đào tạo, sổ tay sinh viên để hướng dẫn sinh viên đăng ký học theo mã các môn học...

Nhà trường đầu tư xây dựng thêm giảng đường, mua thêm trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như Projecter, micro; trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, thực hành, phòng máy tính, thư viện..., tăng cường đầu tư mua các tạp chí chuyên ngành, liên thông các cổng thông tin khoa học với nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo. Đầu tư cho 10 khoa chuyên môn phòng tư liệu chuyên ngành phục vụ cán bộ viên chức, học viên, sinh viên tham khảo tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu. Thư viện Trường nhận thêm trên 2.600 tên sách và tạp chí, tài liệu, 1.000 tên giáo trình và cung cấp các nguồn thông tin điện tử: cơ sở dữ liệu ProQuest, Agora, Hinary, INASP, CABI, Ebooks Mylibrary. Trung tâm TTTV trường cung cấp trên 200.000 lượt tài liệu luân chuyển cho cán bộ, sinh viên (bình quân khoảng 1000 lượt mượn/ngày).

Trong năm học vừa qua Nhà trường đã xây dựng mới 2 chuyên ngành đại học, (Kế toán kiểm toán, Kinh tế phát triển), 3 chuyên ngành cao học: Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường và Quản lý Tài nguyên môi trường, và 6 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ: CNSH, Côn trùng, Rau hoa quả đã trình Bộ phê duyệt; 3 chuyên ngành đang hoàn chỉnh: Công nghệ sau thu hoạch, Bệnh cây, Nuôi trồng thủy sản..

Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo tiên tiến ngành Khoa học cây trồng và Quản trị kinh doanh với sự hợp tác giảng dạy của giáo sư các trường đại học Hoa Kỳ. Chương trình đào tạo tiên tiến của Nhà trường luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá có kết quả cao.

Nâng cấp tốc độ đường truyền internet, tăng cường hiệu suất sử dụng phần mềm Edusoft để quản lý đào tạo, quản lý điểm, thời khóa biểu, hồ sơ sinh viên, học phí, giúp sinh viên đăng ký học tập các môn học và triển khai thu học phí sinh viên qua thẻ ATM.

Trong năm học toàn trường đã hoàn thành trên 600.000 giờ học quy chuẩn (đại học trên 450.000 giờ, sau đại học 150.000 giờ); bình quân số giờ giảng dạy/1giảng viên là trên 850 giờ, mời giảng viên thỉnh giảng ngoài trường gần 40.000 giờ giảng.

Thực hiện công tác rèn nghề cho sinh viên tại Viện, Trung tâm nghiên cứu cho gần 6.000 lượt sinh viên đạt kết quả tốt. Một số khoa đã cải tiến các đợt khảo sát thực tế, thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp tại các địa phương và cơ sở sản xuất, giúp sinh viên thu nhận kiến thức thực tế và áp dụng vào làm luận văn, khóa luận tốt nghiệp.

Tổ chức các Hội thảo rút kinh nghiệm công tác đào tạo tín chỉ (10/2010). Hội nghị lấy ý kiến về đổi mới phương pháp giảng dạy trên cơ sở nâng cao khả năng tư duy và tự nghiên cứu của người học, tăng tiết thực hành, giảm lý thuyết để rèn kỹ năng cho sinh viên. Các thày, cô giáo ngoài việc chuẩn bị tốt bài giảng theo phương pháp mới đã quan tâm giới thiệu tài liệu tham khảo, giúp sinh viên tra cứu tìm nguồn thông tin bổ sung kiến thức và cập nhật thông tin.

Kết quả học tập của sinh viên đại học, cao đẳng toàn trường năm học 2010 – 2011: có 16 sinh viên đạt kết quả xuất sắc, 328 sinh viên đạt loại giỏi, 3143 sinh viên đạt loại khá, còn lại trung bình và sinh viên loại yếu. Tổ chức thi tốt nghiệp ra trường cho 2350 sinh viên chính quy và 1409 sinh viên hệ vừa làm vừa học và 221 sinh viên liên thông.

Trong số gần 2000 học viên sau đại học thuộc các ngành đào tạo, kết quả thi các môn có 85% đạt điểm khá giỏi. Trong năm học 2010 – 2011 đã có 12 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sỹ và trên 450 học viên Cao học khóa 18 bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ. Với sự giúp đỡ của Chính phủ Vương quốc Bỉ, nhà trường đã mở lớp đào tạo cao học ngành Kinh tế xã hội học nông thôn học bằng tiếng Anh do các giáo sư Bỉ và Việt Nam giảng dạy, khóa 2 có 17 học viên đã bảo vệ luận văn nhận bằng tốt nghiệp, khóa 3 tuyển 21 học viên đã bắt đầu vào học tập.

Xây dựng hoàn thiện được chuẩn đầu ra tốt nghiệp, chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên đại học, học viên sau đại học và tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo với 8 tiêu chuẩn và 30 tiêu chí kiểm định. Trong năm học, nhà trường đã tổ chức 15 buổi tập huấn về kỹ năng mềm, tổ chức 2 hội chợ việc làm cho sinh viên và tiếp đón 40 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đến trường tổ chức tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Tạo nhiều điều kiện giúp sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Trong năm học có 26 sinh viên được nhận học bổng tài trợ, trên 1.200 sinh viên được học bổng khuyến khích học tập, gần 900 sinh viên được hưởng trợ cấp xã hội, có gần 2.000 sinh viên được miễn học phí 100% và trên 1.000 sinh viên được miễn giảm học phí 50%.

Về khen thưởng thành tích học tập của sinh viên, năm qua đã có 03 tập thể lớp xuất sắc; 47 tập thể lớp tiên tiến, 16 sinh viên xuất sắc, 328 sinh viên giỏi, 3143 sinh viên khá, tỷ lệ sinh viên khá giỏi toàn trường đạt trên 26,36%, trung bình và trung bình khá là 57,65%, tỷ lệ yếu kém là 15,99%.

Đào tạo đảm bảo chất lượng, phát triển đào tạo đa ngành đã nâng cao uy tín của nhà trường với xã hội, qua đó tăng cường sức thu hút của trường với người học. Số thí sinh đăng ký dự thi đại học và sau đại học vào trường ta ngày một đông, sinh viên ra trường đại đa số tìm được việc làm. Nhiều địa phương và doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng sản phẩm đào tạo của trường ta.

3. Công tác khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

3.1. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Năm học qua, toàn trường thực hiện 265 đề tài, dự án khoa học công nghệ các cấp cụ thể: 03 dự án thuộc Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp; 04 đề tài Độc lập cấp Nhà nước; 03 nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với Nhật Bản, Trung Quốc; 04 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; 03 nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen cấp Bộ; 03 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ; 21 đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ, trong đó có 09 đề tài thực hiện năm 2011; 30 đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ chuyển tiếp; 32 đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường; 55 đề tài hỗ trợ nghiên cứu sinh; 107 đề tài nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học, với tổng kinh phí trên 16.000 triệu đồng. Đã tổ chức nghiệm thu 04 đề tài/dự án cấp Nhà nước, kết quả 01 đề tài đạt xuất sắc, 03 đạt khá; 24 đề tài cấp bộ/trọng điểm cấp bộ với kết quả trên 85% đạt loại tốt; 41 đề tài cấp trường chiếm 58.5% đạt kết quả tốt; 44.5% đạt kết quả khá và tổng số 163 đề tài sinh viên NCKH có 21.8% kết quả nghiệm thu đạt tốt; 72.2% khá và 6% kết quả nghiệm thu ở mức đạt. Sinh viên trường tham dự giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học VIFOTEC” đạt 1 giải ba, 5 giải khuyến khích, 32 công trình được nhà trường khen thưởng tại tuần lễ sinh viên nghiên cứu khoa học.

Tiếp tục ký kết các chương trình hợp tác về đào tạo và khoa học công nghệ với các địa phương như Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sơn La,.. các nhà khoa học của Trường đã triển khai 23 đề tài/hợp đồng chuyển giao công nghệ với các địa phương và 11 chương trình khuyến nông của Bộ NN và PTNT với nguồn kinh phí trên 5.560 triệu đồng; Tham gia Hội trợ Techmart và tổ chức nhiều Hội thảo về khoa học công nghệ cấp trường và cấp khoa. Tổ chức tập hợp và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học trên Tạp chí Khoa học và Phát triển, Chợ công nghệ online của Trường.

Đã phát hành được 6 số tiếng Việt và 2 số tiếng Anh Tạp chí Khoa học và Phát triển của trường với tổng số 190 bài báo. Các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy và NCS của Trường đã công bố 165 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, 32 bài báo trên các tạp chí quốc tế.

Một số kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nổi bật trong năm: Được Bộ NN và PTNT công nhận đưa vào sản xuất thử nghiệm các giống lúa lai 2 dòng: TH8-3, VL50, NV91, NV1; giống đu đủ VNĐ9, VNĐ10; giống hoa cẩm chướng Hồng Ngọc và cẩm chướng Hồng Hạc; Công nhận chính thức giống cà chua HT42; HT144; HT160.

Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, các thành tích nghiên cứu và kết quả đạt được đã góp phần nâng cao uy tín của nhà trường và năng lực nghiên cứu của cán bộ.



3.2. Công tác hợp tác quốc tế

Nhà trường và các viện, các khoa đang triển khai 9 chương trình/dự án/đề tài hợp tác quốc tế: TRIG, JICA, Uplands, MEKARN, PROFED, Việt – Bỉ, Czech, Nauy, Trung tâm Đông Tây (Hoa Kỳ). Phối hợp với các tổ chức quốc tể Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Thai Lan, CHLB. Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ tổ chức 8 Hội thảo quốc tế đạt kết quả tốt. Các hội thảo đã thu hút 587 lượt cán bộ giảng dạy, các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự.

Tổ chức cho trên 200 lựợt cán bộ đi học tập, nghiên cứu, tập huấn, dự hội thảo ở nước ngoài. Hiện đang có 25 cán bộ trường đi học tiến sỹ và 20 người đi học thạc sỹ tại nhiều nước trên thế giới. Trong năm có 46 đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc và giảng dạy tại Trường, ngoài ra còn đón tiếp 72 đoàn khác quốc tế với 357 khách đến tham quan, tìm hiểu để thiết lập quan hệ với Trường. Nhà trường cũng đã ký 04 biên bản ghi nhớ trao đổi cán bộ, sinh viên và phối hợp nghiên cứu với ĐH Kyungpook (Hàn Quốc), ĐH Vân Nam (Trung Quốc), ĐH Melbourne (Úc) và ĐH Putra (Malaysia). Nhà trường hợp tác quản lý 9 chương trình học bổng quốc tế cho sinh viên: Happel (Đức), JICF (Nhật Bản), Kitano, Viettel, Quỹ Hans’ Animal life science foundation (Hàn Quốc), Samsung, ĐH Tokyo, Saga (Nhật Bản)... với tổng kinh phí tài trợ 2,14 tỷ đồng. Tạo điều kiện tiếp nhận và quản lý 41 lưu học sinh Lào, Camphuchia, Mozambic và Mông Cổ học tập dài hạn trình độ đại học, cao học và NCS. Trong năm qua có 3 NCS Trung Quốc, Lào và Campuchia bảo vệ thành công án tiến sĩ tại trường, tổ chức 1 khóa học hè cho 30 sinh viên Czech. Công tác hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao uy tín của trường không chỉ ở trong nước mà cả trên trường quốc tế, khai thác được nhiều học bổng song phương, nhiều dự án quốc tế.

4. Xây dựng đội ngũ và thi đua khen thưởng

a. Công tác xây dựng đội ngũ

Toàn trường hiện có 1.268 cán bộ viên chức và lao động hợp đồng. Số cán bộ giảng dạy là 695 người chiếm tỷ lệ 56,0% trong đó có 172 tiến sĩ chiếm 24,85%, 251 thạc sĩ chiếm 36,27% và 75 Giáo sư, Phó Giáo sư chiếm 10,41%.

Trong năm học vừa qua Nhà trường đã tuyển mới được 63 cán bộ trong đó có 60 giảng viên, 3 cán bộ quản lý và phục vụ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và công khai minh bạch. Đã có 53 cán bộ viên chức được xét hết tập sự đúng hạn, làm thủ tục kéo dài thời gian công tác cho 13 cán bộ có chức danh giáo sư và phó giáo sư. Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận 01 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2011.

Triển khai xây dựng đề án định biên cán bộ theo từng chức danh tại các đơn vị trong toàn Trường. Nhà trường luôn xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ bằng việc quy hoạch đào tạo và bố trí công việc là công việc quan trọng, cử cán bộ trẻ đi đào tạo trong và ngoài nước bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Năm học vừa qua, Ban Giám hiệu Nhà trường đã cử 36 CBVC đi đào tạo tiến sỹ, 27 CBVC đi đào tạo thạc sỹ ở nước ngoài, cử 263 lượt CBVC đi hội thảo, bồi dưỡng ngắn hạn ở nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, cử 06 CBVC đi đào tạo tiến sỹ, 12 CBVC đi đào tạo thạc sỹ trong nước, cử 112 lượt CBVC tham gia học tập, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo khoa học trong nước. Trong năm học cũng đã tổ chức các lớp về nghiệp vụ sư phạm cho 57 giảng viên trẻ.

Nhà trường đã tổ chức và thực hiện tốt các chính sách đối với CBVC nghỉ hưu theo chế độ cho 48 người (trong đó 29 CBVC nghỉ hưu theo chế độ 132) với tổng số tiền hỗ trợ sau khi nghỉ hưu là 1,198 tỷ đồng. Đã làm thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội cho 191 CBVC và hợp đồng lao động. Thanh toán tiền vượt giờ năm học là 12,004 tỷ đồng. Có 498 lượt CBVC được nâng bậc lương (trong đó 289 CBVC nâng bậc lương thường xuyên, 119 CBVC hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, 61 CBVC được nâng bậc lương trước thời hạn do có thành tích xuất sắc, 29 CBVC nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu), 731 CBVC được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành với tổng số tiền là 6,432 tỷ đồng.

b. Công tác thi đua khen thưởng

Công tác thi đua khen thưởng của Trường năm học vừa qua đã góp phần quan trọng vào việc động viên toàn thể CBVC, người lao động hăng hái thi đua, hoàn thành nhiệm vụ tốt nhiệm vụ được giao.

Năm học vừa qua, đã có 04 Nhà giáo của trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3; 04 CBVC được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, 13 CBVC nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, 12 CBVC đạt danh hiệu CSTĐ cấp Bộ, 15 tập thể được công nhân danh hiệu lao động xuất sắc cấp Bộ, 14 CBVC được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục; 8 cán bộ viên chức được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 37 CBVC được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường; 344 cán bộ đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 621 cán bộ đạt danh hiệu Lao động tiến tiến, 84 tập thể lao động tiên tiến.

5. Quản lý tài chính và tăng cường cơ sở vật chất

a. Công tác quản lý tài chính

Triển khai đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý thu chi của các đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi tiêu và cải thiện, nâng cao thu nhập cho cán bộ theo tinh thần Nghị định 43 và 49 của Chính phủ.

Tiếp tục triển khai công tác thu học phí của học viên, sinh viên qua thẻ ATM của ngân hàng Vietinbank để giảm tải việc thu học phí và tạo điều kiện cho sinh viên nộp học phí thuận tiện.

Tổng nguồn thu tài chính của Trường trong năm 2010 là 160,324 tỷ đồng, trong đó số dư năm 2009 chuyển sang 15,791 tỷ đồng, thu từ học phí: 65,439 tỷ đồng; lệ phí: 6,678 tỷ đồng , các nguồn thu khác: 17,928 tỷ đồng. Phần chi năm 2010; 136, 484 tỷ đồng, trong đó, thanh toán cho cá nhân: 85,754 tỷ đồng; chi cho nghiệp vụ chuyên môn: 37,936 tỷ đồng; chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ: 6,877 tỷ đồng; chi khác: 5,917 tỷ đồng.

Ước thực hiện tổng nguồn thu tài chính của Trường trong năm 2011 là 203,900 tỷ đồng trong đó NSNN cấp là 58,61 tỷ; thu từ học phí: 92,871 tỷ đồng; lệ phí: 6,493 tỷ đồng; thu các nguồn khác 22,086 tỷ đồng (có báo cáo tài chính kèm theo).

b. Công tác tăng cường cơ sở vật chất

Các dự án xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm học: Dự án khu sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai hai dòng, ký túc xá Lưu học sinh, Gói thầu 2 Dự án đường gom , 11 giảng đường cấp 4 với tổng kinh phí đầu tư cho các dự án khoảng 60 tỷ đồng,.

Các dự án XDCB đang triển khai tiếp: dự án lúa thuần, dự án giống Lợn chất lượng cao, ký túc xá sinh viên, gói thầu 1 dự án Đường gom tổng vốn đầu tư các dự án 134 tỷ đồng. Ngoài ra còn đầu tư cải tạo, nâng cấp và sửa chữa các công trình nhỏ như nhà làm việc, nghiên cứu, điện, nước khoảng 1.5 tỷ đồng, từng bước đáp ứng yêu cầu phòng hoc, phòng thí nghiệm, nơi làm việc cho các đơn vị trong trường.

Trong năm học 2010 – 2011, Nhà trường triển khai các dự án mua thiết bị phòng thí nghiệm công nghệ sinh học với tổng kinh phí là 17 tỷ đồng; dự án thuộc chương trình mục tiêu chống xuống cấp và chương trình CNTT là 8 tỷ đồng; các gói thầu ICB thuộc dự án TRIG 800.000 USD; mua thiết bị và dụng cụ văn phòng trị giá gần 1,5 tỷ đồng...Qua đó đã tăng cường thêm trang thiết bị cho giảng dạy, thực tập và tăng cường năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học.

Công tác quản lý tài chính và tăng cường cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng vào việc hiện đại hóa trang thiết bị của Nhà trường, phục vụ tích cực và có hiệu quả vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, đảm bảo các điều kiện phục vụ đời sống, sinh hoạt, học tập của sinh viên.

6. Các công tác khác

Năm học 2010 – 2011, toàn Trường tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính, đảm bảo cho các hoạt động đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, chi phí cho CBCV và người học. Nhà trường đã xây dựng và ban hành kế hoạch năm 2011 chung trong toàn trường, xây dựng lịch công tác tuần để phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của Ban Giám hiệu. Nhiều đơn vị đã xây dựng và công bố bản mô tả công việc cho từng cá nhân.

Tiếp tục thực hiện chủ trương về 3 công khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các kết quả đào tạo; chất lượng đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, cơ sở vật chất và thu chi tài chính... đã được công bố rộng rãi trên website của Trường.

Nhà trường đã tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra các lớp trong và ngoài Trường nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quy chế đào tạo để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh việc thực hiện đúng quy chế đào tạo.

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của Trường được thực hiện theo đúng Bộ quy định về quản lý các hoạt động của Trường, Bộ quy trình giải quyết công việc bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công chức và sinh viên trong trường được quan tâm và duy trì tốt, vệ sinh phòng dịch bảo đảm an toàn, giải quyết kịp thời các trường hợp cấp cứu. Trạm Y tế đã tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ viên chức năm 2011 với 820 CBCCVC tham gia; khám sức khỏe đầu khóa cho học viên và sinh viên; tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt.

Công tác an ninh trật tự được đổi mới và tăng cường, phối hợp với lực lượng an ninh thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm và thị trấn Trâu Quỳ bảo vệ an toàn tài sản nhà trường, bảo vệ các đợt thi tuyển sinh, bảo đảm an toàn các hội thảo, hội nghị lớn và an ninh cho các đoàn khách quốc tế đến làm việc với Trường.

Công tác huấn luyện dân quân tự vệ và giáo dục quốc phòng đảm bảo đúng chương trình và nội dung huấn luyện, làm tốt chính sách nghĩa vụ quân sự và chính sách hậu phương quân đội.

Các tổ chức đoàn thể chính trị, các đơn vị chức năng đã tham mưu tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày lễ hội của các đơn vị và nhà trường. Đông đảo cán bộ viên chức, học viên và sinh viên tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động đoàn thể, tạo không khí vui tươi phấn khởi để học tập và làm việc có hiệu quả hơn. Các đội tuyển của trường tham gia thi đấu các giải thể thao do Bộ GD&ĐT, TW Đoàn, TW Hội sinh viên tổ chức đạt kết quả và nhiều giải cao: Đội bóng bàn, cầu lông và quần vượt đạt 2 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba, 5 giải nhì đồng đội; đội khiêu vũ thể thao đạt 3 giải ba; giải chạy báo Hà Nội lần thứ 36 đạt giải nhất đồng đội nữ, giải ba đồng đội nam, giải 3 toàn đoàn. Trung tâm Thể thao – Văn hóa đã tham mưu tổ chức cho các đoàn vận động viên tham dự các giải thể thao khu vực Hà Nội và toàn quốc, đã đạt được 13 huy chương vàng, 25 huy chương bạc và 39 huy chương đồng, Huy chương Bạc trong cuộc thi “Tiếng hát Giáo viên toàn quốc lần thứ 3 năm 2011”, Ban Giám hiệu Nhà trường đã kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân đạt thành tích và huy chương các loại.

7. Những tồn tại, yếu kém cần khắc phục

Việc triển khai các đợt thảo luận theo Chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học, Nghị quyết 05 của Ban cán sự Đảng Đại học và các cuộc vận động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động chưa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ để CBVC thi đua hoàn thành nhiệm vụ, một số cán bộ viên chức, sinh viên mức độ tham gia còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu đặt ra.

Trong điều hành quản lý và tổ chức các hoạt động của trường, sự phối hợp công tác của các đơn vị đôi lúc chưa đồng bộ, một số hoạt động chung ở phạm vi cấp Trường chỉ tập trung vào một số Khoa, Phòng, Ban. Công tác tham mưu, đề xuất các nội dung hoạt động của các đơn vị trực thuộc Trường còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng trông chờ, ỷ nại vào cấp trên.

CBVC ở một số đơn vị chưa thật tận tụy và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, còn có những ứng xử chưa văn minh, lịch sự với CBVC và sinh viên.

Việc tăng nhanh quy mô sinh viên chính quy, học viên sau đại học dẫn đến quá tải về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo như giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành, làm ảnh hưởng tới chất lượng học tập của sinh viên.

Một bộ phận sinh viên và học viên chưa thực sự say mê và có ý thức cao trong học tập; tính tự giác học tập chưa cao, chưa chấm dứt triệt để tình trạng vi phạm quy chế thi cử. Kết quả học tập của sinh viên nhất là sinh viên năm thứ nhất còn thấp, chưa đạt mong muốn. Nhìn chung sinh viên trường ta còn yếu về ngoại ngữ, còn nhiều sinh viên chưa chủ động, tích cực, chăm chỉ học tập, chưa thật năng động. Năm học vừa qua đã xử lý kỷ luật 2 sinh viên với hình thức khiển trách, 1 bị cảnh cáo, đình chỉ một năm học 04 sinh viên và đình chỉ hai năm học 02 sinh viên do vi phạm các quy định của Trường.

Công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo tuy đã được cải tiến và thống nhất thời khóa biểu, song vẫn còn sự chồng chéo về phân công giảng dạy giữa đào tạo đại học và sau đại học, giữa đào tạo chính quy và hệ vừa làm vừa học các địa phương, một số thày cô đảm nhiệm quá nhiều giờ dẫn đến dạy dồn, dạy bù...chưa phù hợp với việc đào tạo theo học chế tín chỉ.

Công tác biên soạn, biên dịch giáo trình, tài liệu tham khảo, tổ chức in ấn còn chậm, chưa đáp ứng đủ tài liệu, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo cho học tập của sinh viên, học viên nhất là đào tạo sau đại học. Việc quản lý và khai thác giáo trình in và giáo trình điện tử chưa đồng bộ và hiệu quả.

Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp bộ còn dàn trải, hiệu quả ứng dụng vào trong thực tiễn còn hạn chế. Năng lực xây dựng các dự án lớn về đầu tư và khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp.

Công tác hợp tác quốc tế mặc dù được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Nhà trường.

Việc khai thác sử dụng thiết bị, vật tư thí nghiệm, đặc biệt là các thiết bị mới hiện đại ở một số đơn vị chưa thực sự có hiệu quả, tần suất sử dụng thiết bị thấp, còn xảy ra tình trạng lãng phí , thiếu tinh thần hợp tác và chia xẻ.

Công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định chưa thường xuyên. Ý thức tiết kiệm trong sử dụng vật tư, điện nước của một số cán bộ và sinh viên chưa cao, xảy ra tình trạng lãng phí.

Việc triển khai các dự án xây dựng cơ bản đôi khi còn tình trạng kéo dài, công tác quyết toán các công trình xây dựng và giải quyết tồn đọng còn chậm, có công trình quyết toán kéo dài chưa dứt điểm như giảng đường trung tâm.

Công tác sửa chữa tài sản, mua sắm vật tư chưa thực sự kịp thời, đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của CBCV và người học.

Việc chấp hành các quy định chế độ làm việc, hội nghị đôi lúc chưa nghiêm túc, một số đơn vị cử cán bộ không đúng thành phần dự họp, hội nghị hoặc đi muộn, vắng họp không có lý do.

Những tồn tại, hạn chế trên tuy không phổ biến nhưng cần được nhìn nhận và rút kinh nghiệm để khắc phục, đưa các mặt hoạt động của Nhà trường và các đơn vị vào nề nếp, phấn đấu xây dựng và phát triển trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xứng tầm là một trường đại học trọng điểm quốc gia.



II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011 - 2012

1. Công tác chính trị tư tưởng

Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, “Mỗi thày cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đến toàn thể cán bộ viên chức và người học.

Toàn trường chuẩn bị tổng kết nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2006 – 2011 và bước vào nhiệm kỳ Hiệu trưởng mới 2011 – 2016.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, kỷ luật làm việc tại các đơn vị, thực hiện công tác kế hoạch hoá trong toàn Trường, tăng cường hơn nữa cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy tổ chức.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 theo chủ đề: “Đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động

3. Công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng

Tổ chức tốt công tác tuyển sinh đại học và sau đại học năm 2012 theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Tiếp tục triển khai sâu rộng nội dung 3 công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDT ngày 7/5/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, tiếp tục cụ thể hóa Chương trình hành động của Trường thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 296 về đổi mới quản lý giáo dục giai đoạn 2010 – 2012 vào thực tiễn các hoạt động của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của 100% học viên, sinh viên toàn trường đối với giảng viên.

Triển khai công tác kiểm định chất lượng trường đại học theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đạo học mới được ban hành theo quyết định số 65/2007/QĐ-BGD&ĐT.

Tiếp tục phổ biến rộng rãi các quy định dạy và học, các văn bản hướng dẫn đối với giảng viên, sinh viên về đào tạo theo học chế tín chỉ.

Năm học 2011 – 2012, Nhà trường thực hiện chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, chuẩn đầu ra cho cho tất cả các ngành/chuyên ngành đào tạo, ở các cấp đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, đại học – cao đẳng và THCN.

Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học và sau đại học; tiếp tục mở thêm một số ngành/chuyên ngành mới theo hướng đại học đa ngành tiếp cận với chương trình tiên tiến. Trong năm 2012 dự kiến tuyển sinh 60 NCS; 1.200 học viên cao học; 7.000 sinh viên chính quy; 1.000 sinh viên vừa làm vừa học, bằng 2, liên thông, hoàn thiện kiến thức; 500 sinh viên Cao đẳng và 200 học sinh trung học.

Tiếp tục tổ chức biên soạn, xuất bản giáo trình/bài giảng và liên kết với các trường trong khối để khai thác nguồn tư liệu mở phục vụ giảng dạy và học tập. Đầu tư biên soạn giáo trình/bài giảng cho bậc sau đại học; phấn đấu có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo cho người học.

Tiếp tục thực hiện các khóa đào tạo chương trình tiên tiến đối với ngành Khoa học cây trồng, và Quản trị kinh doanh nông nghiệp, tiếp tục mở rộng ngành Rau hoa quả và cảnh quan theo chương trình POHE. Tăng cường hợp tác với các trường đại học có uy tín của nước ngoài thực hiện một số chương trình đào tạo liên kết theo tỷ lệ 1- 3; 2-2 hoặc 3-1.

Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra giáo dục, giữ gìn nền nếp, kỷ cương trong dạy và học; kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong dạy, học và thi, kiểm tra, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa trong sinh viên và trong Nhà trường, đánh giá rèn luyện của sinh viên theo học chế tín chỉ đảm bảo công bằng, hiệu quả.

4. Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội và thu hút các nguồn tài chính phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao uy tín của nhà trường, năng lực nghiên cứu cho cán bộ giảng dạy. Mở rộng và thúc đẩy chương trình trao đổi cán bộ, sinh viên và học viên với các trường đại học trong khu vực và thế giới;

Tổ chức tốt việc xây dựng hồ sơ đấu thầu đề tài cấp Nhà nuớc, đề tài các Bộ, ngành, địa phương, nhất là các đề tài, dự án có hướng chiến lược dài hạn, chương trình trọng điểm quốc gia, nghiên cứu chính sách và hợp tác quốc tế. Triển khai các các đề xuất nghiên cứu khoa học năm 2012 với các bộ ngành, tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước, KH&CN trọng điểm, dự án sản xuất thử và nhiệm vụ nghiên cứu theo nghị định thư.

Ngoài những đề tài chuyển tiếp từ năm học 2009 – 2010, Nhà trường tiếp tục triển khai thêm 9 đề tài cấp bộ, 50 đề tài cấp trường, 60 đề tài hỗ trợ nghiên cứu sinh và 150 đề tài sinh viên NCKH.

Dự kiến năm 2012 thu từ các hợp đồng liên kết khoa học công nghệ với các địa phương, cơ quan, tổ chức bên ngoài cao hơn 02 lần so với năm 2011.

Tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ để tăng số lượng bài báo có chất lượng cao được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Tạp chí Khoa học và Phát triển trong năm 2012 sẽ phát hành 6 số tiếng Việt và 02 số tiếng Anh. Mở rộng liên kết xuất bản với nước ngoài.

Đẩy mạnh việc tìm kiếm các dự án hợp tác với nước ngoài. Triển khai tốt các dự án hợp tác quốc tế hiện có để làm tiền đề thu hút đầu tư quốc tế, liên kết hợp tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ;

Triển khai các đề xuất hợp tác và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ bằng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư phát triển (ODA), nguồn vồn từ dự án giáo dục đại học 3 và đề án xây dựng trường đại học nghiên cứu...

Phát triển các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài ở các bậc đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ và đại học.

5. Công tác tổ chức, quản lý tài chính và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Triển khai thực hiện quy hoạch, chuẩn hoá đội ngũ CBGD, cán bộ quản lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục thực hiện công tác tuyển dụng giảng viên, viên chức đảm bảo tính công bằng và chất lượng.

Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng tạo động lực cho cán bộ viên chức phấn đấu trong công tác.

Dự toán 2012: tổng thu: 253 tỷ đồng, tổng chi: 223,959 tỷ đồng, số dư chuyển qua năm 2013 30,027 tỷ đồng (chi tiết tại phần báo cáo tài chính).

Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án: TRIG, xây dựng ký túc xá sinh viên, Giống lợn chất lượng cao, Lúa thuần, Trung tâm thủy sản nước ngọt, trang thiết phục vụ đào tạo và NCKH...Xây mới thêm phòng học và phòng thực tập, rèn nghề cho sinh viên.

Xúc tiến đầu tư một số dự án mới: Thư viện điện tử, Trung tâm nghiên cứu cây ôn đới tại Sa Pa, Bệnh viện Thú y, các dự án thuộc Chương trình giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2011 – 2015, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Trường, Dự án giáo dục đại học 3, Trung tâm Công nghệ sinh học và Trung tâm Quan trắc môi trường biển, xây dựng cơ sở 2 của Trường tại Hưng Yên..

Phát huy truyền thống vẻ vang 55 năm xây dựng và trưởng thành, toàn thể cán bộ viên chức, học viên và sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đoàn kết chặt chẽ với sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2011 - 2012.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Bộ GD&ĐT (để b/cáo);

- Các đơn vị trong Trường (T/hiện);

- Lưu VTHC.








Каталог: vie -> userfiles -> file -> thongbao
thongbao -> Ngày Quốc tế Lao động ở một số nước trên thế giới Tại Đức
thongbao -> Danh mục tài sản năM 2011 CŨ, HƯ HỎng không còn sử DỤng đƯỢc của cáC ĐƠn vị trong trưỜng đỀ nghị thanh lý
thongbao -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
thongbao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triểNNÔng thôN
thongbao -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chqs huyện gia lâM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
thongbao -> HÌnh thứC ĐÀo tạo trong nưỚc I. Điều kiện và hồ sơ đăng ký theo Đề án 911 đào tạo trong nước
thongbao -> HỌc viện nông nghiệp việt nam dự thảo lầN 2 BÁo cáo tự ĐÁnh giá

tải về 107.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương