TỨ diệU ĐẾ I. Tìm hiểu ý nghĩa



tải về 68.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích68.04 Kb.
#22098
TỨ DIỆU ĐẾ

I. Tìm hiểu ý nghĩa:

(A) Lý do đức Phật lưỡng lự chuyển vận bánh xe pháp và ý nghĩa của sự kiện Phạm thiên cầu thỉnh đức Phật thuyết pháp

(B) Hình ảnh hoa sen trong hồ:

(C) Sự hoài nghi của anh em Kiều Trần Như về sự giác ngộ của đức Phật:



II. Vị trí của Tứ Đế trong giáo lý Phật giáo:

1. “Sariputta:- Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân voi này là lớn nhất trong tất cả dấu chân về mặt to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ Thánh Đế”

2. Này các TK, do vì không như thật liễu tri tường tận về bốn chân lý vi diệu này mà chúng sanh mãi trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi.

3. “Trong cái thân dài một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng, Như Lai tuyên bố thế gian (khổ), nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt của thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt của thế gian.”



III. Các quan điểm về giáo lý Tứ Đế:

-Nikaya: Ai thấy khổ,…; …; người ấy thấy cũng thấy con đường đưa đến diệt khổ; ái thấy tập, người ấy thấy khổ…; ai thấy diệt người ấy thấy tập…; ai thấy con đường… người ấy thấy diệt…”

-Dharmagupta: Sự chứng đắc tứ đế không phải xảy ra từ từ mà xảy ra đồng thời (tương đồng với Theravada).

-Sarvastivada: cho rằng sự chứng đắc tứ để xảy ra từ từ…



IV. Những nhận định về Phật giáo qua giáo lý Tứ Đế:

- Qua lời tuyên bố “Đời là khổ”, người ta cho rằng đạo Phật mang tính bi quan, tiêu cực… Vô thỉ, này các TK, là sự luân hồi, khởi điểm không thể nêu rõ đối với những đau khổ do thương tâm, đâm chém…’ dẫu vậy, này các TK, Ta không tuyên bố rằng nhờ khổ ưu mà Tứ Thánh đế được chứng ngộ, nhưng nhờ hỷ lạc mà tứ thánh đế được chứng ngộ

- Nhận thức luận của Phật giáo qua lời khuyên từ bỏ hai cực đoan:

“Này các TK, có hai cực đoan (anta) không nên thực hành:

(1) say đắm trong dục lạc, hạ liệt, đê tiện…, không xứng đáng, không đư đến mục đích… thắng trí, giác ngộ, Niết bàn…

-Người theo chủ trương hưởng thụ dục lạc vì ảnh hưởng thuyết vật chất thời cổ đại (Pali và sankrit: lokàyata) còn gọi CARVAKAS cho rằng khi chết con người hoàn toàn tiêu diệt, chết là hết, chỉ có thế gian hiện tại là thực tiễn. Theo triết gia Sri Radhakrisnan, chủ thuyết này cho rằng đạo đức chỉ là một ảo tưởng, chỉ có khoái lạc là thực tiễn. Tôn giáo là một thác loạn điên cuồng, một chứng thần kinh. Ngờ vực tất cả những gì tốt đẹp cao cả, trong sạch và bi mẫn… không cần phải kiểm sốt khát vọng và bản năng vì đó là phần di sản thiên nhiên của con người.

(2) Hành xác khổ hạnh: không xứng đáng, không liên hệ… NB: chủ trương này cho rằng chỉ có đời sống khắc khe mới có thể đưa con người đến chỗ giải thóat.

-Người theo chủ trương này vì ảnh hưởng thuyết thường hằng…



Đức Phật dạy:” Này các TK, Ta không tuyên bố rằng nhờ khổ và ưu, Bốn thánh đế được chứng ngộ. Nhưng này TK, Ta tuyên bố rằng nhờ hỷ lạc, Bốn thánh đế được chứng ngộ”

V. Giải thích từ ngữ và nội dung tứ diệu đế:

-Sarnath: vườn nai

-Isipatana: chư tiên luận pháp

-Isipatana: chư tiên đoạ xứ: chư thiên bay ngang, thấy vũ nữ, rơi xuống

-Ariyasaccàni: ariya: thánh, cao thượng; sacca (pali) satya(sanskrit) (chân lý-sự thật); còn gọi Dhammacakkhapavatana

- Phát xuất từ động từ ‘dhri’ với ý nghĩa là ‘giữ lại, mang lại’, và trong hình thức danh từ ‘dhamma’: có nghĩa là cái được nắm giữ. Dhamma có rất nhiều nghĩa:

(a) Dhamma ở đức Phật có nghĩa là sự toàn giác, hay viên mãn (bodhi)

(b) Dhamma hay lý tưởng được đề ra cho đệ tử Phật: tức là luật nghi, giới cấm

(c) Pháp hay Lý tưởng để chứng ngộ: tức nguyên lý, chân lý, bản thể

(d) Pháp trong ý nghĩa tổng quát sẽ là thực tại, niết bàn, vô vi pháp, sự kiện, sự thể, yếu tố; VD: sắc pháp, tâm pháp, vô vi pháp

(e) Pháp có nghĩa là nguyên nhân hay năng lực đưa đến giác ngộ

(f) Tuy nhiên, pháp trong nghĩa Dhammapada có nghĩa là lời Phật dạy, giáo lý, hay lý tưởng được diễn đạt bằng ngôn từ

-Cakka: bánh xe, vương quốc

-Pavatana: chuyển vận, chuyển động, thành lập (vương quốc trí tuệ)



Nội dung của tứ đế:

I. Khổ thánh đế: sanh gìa binh chết, oán tăng hội, ái biệt ly, cầu bất đắc, chấp thủ 5 uẩn

II. Khổ tập thánh đế: chính là ái câu hữu với tham, đưa đến tái sinh chỗ này chỗ khác: dục ái, hữu ái, vô hữu ái

III. Khổ diệt thánh đế: đọan diệt, ly tham, không có dư tàn khát ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thóat không chấp thủ

IV. Khổ diệt đạo thánh đế: trung đạo= bát thánh đạo

Vì sao gọi là thánh đế: arya-sacca: tức là chân lý, một cái gì đó thật có, hiển nhiên, không cần phải tranh luận, được một bậc thánh giác ngộ gọi là thánh đế.

BA CHUYỂN-12 HÀNH”, tức tri kiến như thật về tứ thánh đế:

Ba chuyển:

(a) Thị chuyển: thấy rõ khổ đau và chỉ cho chúng sanh thấy rõ;

(b) Khuyến chuyến: hiểu rõ khổ đau và khích lệ chúng sanh nhận rõ;

(c) Chứng chuyển: chứng ngộ, đọan trừ khổ đau,

Mười hai hành:

(a) Thị chuyển: là thánh đế về khổ, này các đệ tử, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, minh sinh, quang sinh, (tương tự với tập…, diệt…, đạo;

(b) Khuyến chuyển: là thánh để về khổ, …, tập…, diệt…, đạo cần phải liễu tri;

(c) Chứng chuyển: là thánh đế về khổ…, tập…, diệt…, đạo, đã được liễu tri (chứng ngộ)



A.- KHỔ ĐẾ: : “Đời là khổ”

* Đạo Phật không bi quan cũng không lạc quan khi! Đạo Phật là con đường sống thiết thực, vì nó nhìn mọi sự thật một cách như thật: “yatha bhutam”! Vả lai, lời tuyên bố của Phật là dựa trên cảm nghiệm và sự chứng thực về cuộc đời; nó là một nhận thứ hay nhận định…; chỉ có thể ĐÚNG hay SAI, PHÙ HỢP HAY KHÔNG…; chứ không thể là bi… hay lạc…; tiêu hay tích…;

Ý nghĩa từ DUKKHA (du là khổ; kha là chịu đựng), vốn mang nhiều nghĩa:

* Khổ não, phiền muộn, khổ cực, bất an,…, nó trái với nghĩa hạnh phúc, SUKKHA, có nghĩa là an lạc, hạnh phúc, thỏa mãn…

* Dukkha có nghĩa không hòan thiện, bất tòan, vô thường, trống rỗng, không có bản chất:

* Dukkha nối kết với vô minh (avijja), từ đó ái khởi sinh…

* Dukkha gồm cả hai mặt tâm lý (mental) va vật lý (physical)

KHỔ MÀ ĐỨC PHẬT TUYÊN BỐ BAO GỒM:

1.Sanh khổ: “mỗi loại chúng sanh trong từng giới lọai, sự xuất sanh, sự sản sinh, xuất thành, xuất hiện các uẩn, sự hoặc đắc các căn gọi là sinh”. Tại sao sanh lại khổ?

2..Già khổ: “sự niên lão, hư họai, trạng thái rụng răng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn biến họai, như vậy gọi là già

3.Bịnh khổ:

4. Chết là khổ: “sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi gọi là chết”.

5. Sầu bi khổ ưu não là khổ:

6. Cầu bất đắc khổ: “Mong cầu không được thành tựu: gọi là cầu bất đắc khổ.

7.Ái biệt ly khổ: xa rời người mình yêu thương, vật yêu thương…

8. Óan tắng hội khổ:

9. Chấp thủ năm uẩn là khổ:

KHỔ (DUKKHA) biểu hiển qua ba cách:

(a) Khổ khổ (dukkha-dukkha) : mọi thứ khổ đau thông thường thuộc khổ thọ

(b) Hoại khổ (viparanama-dukkha): khổ phát sinh là do vô thường, thay đổi đột ngột; vì một cảm giác hoan lạc, hạnh phúc không bao giờ trường cửu, sớm muộn cũng sẽ thay đổi! Do biến đổi nên phát sinh khổ đau!

(c) Hành khổ (samkhara-dukkha): các pháp do duyên sinh, nên vô thường không thật, thay đổi trong từng sát na= khổ – Phật dạy “chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp”

Bát khổ là thực chất của cuộc đời; nhưng không vì vậy mà cuộc đời người Phật tử trở nên ảm đạm, u buồn, bi quan như người ta lầm tưởng! Phân tích và hiểu rõ bản chất của cuộc sống, người Phật tử không giao động với nó; vì biết có những hình thái hạnh phúc cao đẹp hơn hạnh phúc do vật chất và dục lạc đem lại bằng cách hành tì lời Phật dạy; VD: -hạnh phúc của đời sống gia đình; -hạnh phúc độc thân; -hạnh phúc của sự xả bỏ; -hạnh phúc của thiền định…

Đây là lý do tại sao ĐP không hề đề cập đến khổ mà chỉ đề cập đến lạc, hạnh phúc trong 34 kinh Trường Bộ; hoặc hai bản Trưởng Lão Tăng và Ni Kệ nói lên lạc của giải thóat!

B.- TẬP ĐẾ (SAMMUDAYA):

Theo Phật giáo, tất cả các hình thái khổ đau của cuộc sống đều có bắt nguồn từ ái (TANHA): “chính ái, đồng khởi với hỷ tham đưa đến tái sinh tìm cầu dục lạc chỗ này chỗ kia: đó là tham ái, khát ái, dục ái:

(a) Dục ái (kammatanha): tức sự tham ái về nhục dục, khóai cảm giác quan, ái luyến cõi dục, lấy dục làm gốc;

(b) Hữu ái (bhavatanha): khát ái sự hiện hữu, hiện diện và trở thành.

(c) Vô (phi) hữu ái (vibhanvatanha): không muốn hiện hữu.

Tuy nhiên, thao Phật giáo, dục có ba lọai:

(1) Kammachanda: tham dục, nhục dục, đam mê: hòan tòan bất thiện

(2) Kattuvimyatachanda: ước muốn tự nhiên (mắt thấy sắc…) không thiện ác

(3) Dhammachanda: ham thích chân lý, thúc đẩy giải thóat: thiện

Bốn nguyên nhân hay điều kiện, còn gọi là thức ăn (àhàra) làm nền tảng cho sự hiện hữu:

(a) Đòan thực (kabalinnikàràhàra): thức ăn hằng ngày

(b) Xúc thực (phassàhàra): sự tiếp xúc của căn căn và và các trần tạo ra cảm

(c) Thức thực: (vinnànàhàra)

(d) Tư niệm thực: (manosancetanahàra): ước muốn, ý chí muốn sống, muốn hành động, muốn tồn tại, tương tục, tăng trưởng- Nó tạo ra nguồn gốc củ sự sống tương tục bằng các lọai nghiệp: Nó chính là cetana=tư tâm sở.

Như vậy, ý hành, tư niệm và nghiệp đều có chung ý nghĩa; vì nghiệp (kamma) là hành động có tác, chứ không phải tất cả hành động: tác động của nghiệp quả tùy thuộc vào ý nghiệp. Tuy nhiên, khát ái, ý chí, hay nghiệp (dù thiện hay ác) đều có kết quả là một năng lực- đưa đến tái sinh; nó là kết hợp của những sức mạnh hay năng lực vật lý và tâm lý. Cái ta gọi “chết” chỉ là chấm dứt sự vận hành của cơ thể vật lý, nhưng năng lực hay ý chí tiếp tục tồn tại! Theo PG, sức mạnh này không dừng nghỉ với sự chấm dứt vận hành của thân xác (ta gọi là chết), mà nó tiếp tục biểu hiện dưới hình thức khác mà ta gọi là luân hồi.

Do vậy, một người chết ở nay và tái sinh ở một nơi khác không phải là cùng một người, nhưng cũng không khác với người ấy (na ca so na ca anno). Nó là sự tiếp tục của một chuỗi; sự khác nhau giữa sống và chết chỉ là một sát na tâm; tâ, cuối cùng đời này quyết định tâm đầu tiên đời sau, nhưng trong thực chất nó chỉ là một sự tiếp nối của một chuỗi liên tục.

Nagasena hỏi: lửa của một ngòn đèn hết dầu châm vào một ngọn đèn mới: nó không phải là lửa cũ cũng không phải là lửa mới.

ĐP cho rằng không có nguyên nhân đầu tiên, chính ái hay sự khao khát xuất hiện dưới nhiều hình thức (dục ái, hữu ái, vô hữu ái) phát sinh khổ đau sinh tử, nhưng ái không phải là nguyên nhân đầu tiên, mà là nguyên nhân dễ thấy và gần gủi nhất (vào thời đức Phật), vì vậy:

-Theravàda: ái diệt= niết bàn

-Mahàyàna: thủ diệt = niết bàn: lưu ý cả hai đều là một trong 12 chi phần nhân duyên: theo luật duyên khởi, khi một trong 12 chi phần diệt, tòan thể nhân duyên diệt.



C.- DIỆT ĐẾ (NIRODHA):

NB (nirvana) là gì ? NB ở đâu: Đây là thắc mắc lớn nhất, khó thỏa mãn được: vì:

-Ngôn ngữ bình thường của con người không đủ khả năng để diễn đạt NB!

-Ngôn ngữ của lòai người chỉ dùng để cân đo đong đếm, và chuyện thường ngày, nhưng thậm chí những chuyện rất gần gủi với con người mà ngôn ngữ cũng không thể diễn tả được, bất lực khi đề cập đến:

- Yêu, ghét: yêu là gì?

- Ngủ là gì?...

- Tao ghét mày quá (thực ra tao thương mày quá)???

Nhà vật lý nổi tiếng, giải thưởng Nobel 1920, Werner Heisenberg nói sự về giới hạn của ngôn ngữ: “vấn đề ngôn ngữ ở đây thật là nghiêm trọng; chúng ta muốn nói về cơ cấu nguyên tử, nói một cách nào đó… nhưng chúng ta không thể thông thường mà nói về nguyên tử được

Nói theo ngôn ngữ Vật lý của Elbert Einstains: “Khi tôi nắm được sự chính xác, tôi đánh mất thực tại! Ngược lại, khi tôi thể nhập thực tại thì lại không có sự chính xác”.

- Vật lý là thế giới vật chất mà ngôn ngữ không thể chuyển tải được, thì làm sao mà diễn tả thế giới phi ngôn ngữ, tức NB? NB là thế giới vượt lên trên sự diễn đạt và tưởng tượng, NB là chân lý tuyệt đối, nó chỉ có thể được chứng nghiệm! Nó không thể diễn tả bằng ngôn ngữ trần thế, nhưng không phải không có NB: chuyện con rùa kể cho cá nghe về quả đất



Schopenhauer: “Ngôn ngữ không thể diễn đạt được cảm nghiệm tâm linh

Vũ Hoàng Chương: Ngôn ngữ trần gian là túi rắc

Chở không đầy hai tiếng mẹ ơi

-Tuy nhiên, chúng ta không thể không dùng ngôn ngữ, nhưng để tránh ngộ nhận, NB thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ phủ định:

-ái là nhân; ái diệt là khổ diệt=NB; do vậy NB còn gọi là (a) Tanhakhàya: ái diệt, sự tiêu diệt dục vọng; (b) vô vi (asamkhata); (c) vô tham (viraga); (d) diệt, sự chấm dứt (nirodha), (e) tịch diệt (nibbàna)…

-Sariputta “NB là vô tham, vô sân, vô si” = vô vi

- Hữu diệt (bhavanirodha) là Niết bàn.

-NB là tịch diệt, vô vi (asamkhata): “đó là sự chấm dựt rốt ráo dục vọng, vứt bỏ, từ chối nó, thóat khỏi nó…”… “Này các đệ tử, sự tiêu tan của dục vọng là NB”

-“… trong tất cả các pháp, hữu vi hay vô vi, giải thóat, ly tham là cao nhất: ấy là giải thóat kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc rễ chấp thủ, dặp tắt khát ái, NB..” … “ sự từ bỏ, phá bỏ dục vọng, khát ái với 5 uẩn chính là sự chấm dứt khổ, tức NB.

Lưu ý: hai lọai NB: Hữu dư y và vô dư y

-Hữu dư y: dứt hết phiền não không còn luân hồi tái sinh, nhưng thân ngũ uẩn vẫn còn!

-Vô dư y: đọan tận phiền não, xã bỏ 5 uẩn!

NGHI VẤN: cái gì xảy ra cho ĐP và A la hán sau khi chết??? ĐP luôn im lặng với 10 câu hỏi siêu hình, vì nó thuộc sinh tử, NB là thế giới vô sinh va ngài thường dùng ví dụ MŨI TÊN ĐỘC; hoặc chúng ta cũng có thể dùng thí dụ: cái gì xảy ra cho một người bịnh CANCER sau khi được trị lành bịnh???

LƯU Ý: đối với phần lớn tôn giáo, hạnh phúc tối thượng chỉ có sau khi chết, được về với chúa, với Thượng đế, v.v…, trong khi ấy PG quan niệm rằng NB có thể cảm nghiệm bây giờ và tại đây (hiện tại lạc trú- hay hằng ngày chúng ta ta vào NB mà không biết), ai thực chứng chân lý người ấy đạt NB: “ sanh đã tận, phạm hanh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn tái sinh.”



Đ. ĐẠO ĐẾ (MAGGA):

Trung đạo; tránh xa hai cực đoan: khổ hạnh và hưởng thụ; nói đủ là 37 phẩm trợ đạo, gồm tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, năm căm, năm lức, bảy giác chí và tám thánh đạo; nói gọn là tám thánh đạo bao gồm: chánh kiến… chánh định



1. Chánh kiến (sammàditthi): rất nhiều định nghĩa về chánh tri kiến; tổng quát, chánh kiến là sự thấy biết mọi sự vật đúng như thật, hiểu rõ tứ diệu đế, thấy rõ pháp duyên sinh…

Có hai lọai hiểu biết: (a) hiểu biết thông thường, còn gọi là tri thức hay kiến thức, tức trí nhớ do tích lũy, lãnh hội dựa vào điều kiện, PG gọi là sự hiểu biết tùy thuộc (anubodha);

(b) sự hiểu biết do tham nhận (pativedha) nghĩa là thấy biết sự vật từ trong bản chất, mà không chỉ hình tướng, danh hiệu; thấy biết này do thiền định sanh

Định Nghĩa của Kinh Chánh Tri Kiến: “khi thánh đệ tử biết được bất thiện và căn bản của bất thiện, biết được thiện và căn bản của thiện; vị ấy có chánh kiến, tri kiến chánh trực…,”

-“Khi nào thánh đệ tử biết được gìa chết, tập khởi của…, đọan diệt của… và con đường đọan diệt của..., khi ấy vị thánh đệ tử có chánh tri kiến, tri kiến chánh trực… (TBI)

Hai loại chánh tri kiến:(a)… hữu lậu, có sinh y; (b) vô lậu, siêu thế, không sanh y

(a) Thấy có bố thí, có cúng dường, có hy sinh, có quả báo của các nghiệp thiện ác, có đời này, đời sau, có mẹ, có cha, có các lòai hóa sinh, ở đời có các bậc SM, BLM chánh hướng… như vậy gọi là chánh hiến hữu lậu -. Ngược lại là tà kiến.

(b) Phàm cái gì thuộc tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến đạo chi của một vị thành thục thánh đạo A-la-hán, có vô lậu tâm; chánh kiến như thế là chánh kiến vô lậu, siêu thế (Kinh Đại Tứ Thập III).



2. Chánh tư duy (sammasankappa): suy nghĩ, xét nghiệm một cách chân chánh- liên hệ tư tưởng ừ bỏ, giải thóat, bất bạo động đối với chúng sanh- Tương tự chánh kiến, chúng ta nhiều định nghĩa về tư duy: tư duy về tứ thành đế, duyên khởi, vô ngã, v.v.

3. Chánh ngữ (sammavaccà): lời nói chân thật, ngay thẳng, côngbình, hợp lý; gồm:

-Không nói dối,

-Không vu khống, nói xấu, nói lời gay bất hòa, hận thù giữa cá nhân, gia đình, xã hội

-Không nói lời thô ác, vô lễ, ác độc, thóa mạ người

-Không nói lời mách lẻo, vô ích, ngu xuẩn…

4. Chánh nghiệp (sammakammata): là hành động, việc làm đúng với lẽ phải, phù hợp với luân lý, đạo đức, lợi ích của tự thân và tha nhân

- Chánh nghiệp là luôn thận trọng mọi hành động của mình để khỏi tổn hại đến quyền lợi và địa vị, uy tín, hạnh phúc tha nhân.

- Chánh nghiệp làm phát sinh cách hành xử đạo đức, khả kính:

-Chánh nghiệp là từ bỏ thập ác nghiệp: sát sanh… tà kiến.

5. Chánh mạng (sammaajiva): sinh sống một cách chân chính, bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch; sống ngay thẳng, không gian tham dua nịnh, không hối lộ móc ngoặt, không làm giàu trên mồ hôi và nước mắt của đồng lọai:

-Chánh mạng là từ bỏ các nghề nghiệp sống tạo ra khổ đau cho kẻ khác, là nhân tố của chiến tranh, hận thù mà thế giới con người đang gánh chị, gồm:

*Nghề buôn bán vũ khí, khí giới (gián tiếp giết người)

*Nghè buôn bán bia ruợu, cần sa, ma túy, độc dược…

*Nghề buôn bán sanh vật,…

*Nghề đồ tể,

*Nghề buôn bán nô lệ, hoặc môi giới…

-Chánh mạng là sống đúng chánh pháp, không mê tín đoan, từ bỏ tà mạng…

6. Chánh tinh tấn (sammààyama ): là siêng năng tinh cần, ý chí mạnh mẽ để:

-Đọan trừ các điều ác bất thiện đã sinh

-Ngăn chận các điều ác chưa sinh

-Làm sinh khởi các thiện pháp chưa sanh

-Làm cho các điều thiện đã sinh trưởng được phát triển và hưng thịnh.

7. Chánh niệm (sammasati): sự để ý, chú ý, luôn biết rõ với ý thức về:

- Những họat động của thân (kaya) quán thân

-. Những cảm giác hay cảm xúc (vedana): khổ, lạc, bất khổ bất lạc, xuất hiện, tồn tại,…

-. Những họat động của tâm (citta) tâm có tham, không tham,…, sân…, si…

-.Ý tưởng, tư tưởng, quan niệm: sinh khi….biến mất; chánh niệm và bản chất của các pháp

-Niệm tưởng để đọan trừ tà từ duy… tà định; để đạt được chánh kiến… chánh định

8. Chánh định (sammasamadhi): là sự tập trung tư tưởng vầo một vấn đề để thấy rõ ràng:

-. Quán thân bất tịnh: ly tham dục

-. Quán từ bi: ly sân

-. Quán nhân duyên: ly si

-. Quán giới phân biệt: đọan trừ chấp thủ

Lợi ích của chánh định:

-. An trú trong mọi cử chỉ, hành động, việc làm: kiểm sóat thân tâm

-. Đọan trừ các dục khiến ác ma không thấy đường đi lối về

-. Đọan trừ sợ hãi, lo âu, dao động, tâm không bị uế nhiễm và được an ổn

KẾT LUẬN: TINH THẦN THIẾT THỤC CỦA GIÁO LÝ TỨ ĐẾ:

1. Phương diện cá nhân:

• Mọi hình thái khổ đau (vật chất+tinh thần) = khổ đế (cần nêu ví dụ cụ thể)

• Nguyên nhân của từng lọai (ái thủ…) = tập đế

• Đọan trừ ái thủ với… = diệt đế

• Cách đọan trì­ hay phương pháp = đạo đế

2. Phương diện xã hội:

• Trộm cướp, tham nhũng, chiến tranh, … = khổ

• Nguyên nhân của chúng: đói, nghèo, dục vọng… =tập

• Dục vọng, đói nghèo… chấm dứt = diệt

• Phương cách: cái thiện kinh tế, giúp vốn, trả lương cao cho công nhân…

3. Phương diện y học:

• Bịnh = khổ

• Nguyên nhân của bịnh tật = tập

• Lọai trù bịnh = diệt

• Phương pháp chữa trị =đạo

4 .Tứ đế với Tứ hoằng thệ nguyện:

a. Chúng sanh vô biên… dựa vào khổ đế để phát nguyện

b. Phiền não vô tận… tập đế

c. Pháp môn vô lượng… đạo đế



d. Phật đạo vô thượng… diệt đế…



tải về 68.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương