TỪ chỉ VỊ trí trong tiếng nhật và tiếng việT



tải về 6.42 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích6.42 Mb.
#37198
  1   2   3   4   5   6   7   8

TỪ CHỈ VỊ TRÍ TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT









T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






õ CHØ VÞ TRÝ TRONG TIÕNG NHËT Vµ TIÕNG VIÖT

Adachi Mayumi*


Đặt vấn đề

Cả tiếng Nhật lẫn tiếng Việt đều có 3 loại từ chỉ vị trí (TCVT). Mục đích của bài báo cáo này là so sánh chức năng của TCVT trong cả hai ngôn ngữ. Trước tiên, chúng tôi sẽ nói về đặc trưng hình thái học của TCVT tiếng Nhật (ví dụ: kore, sore, are) và tiếng Việt (ví dụ: đây, đó, kia). Sau đó, chúng tôi sẽ phân loại cách dùng TCVT làm 2 nhóm trực chỉ (deixis) và hồi chỉ (anaphora) thông qua việc khảo sát các ví dụ.

1. Đặc trưng hình thái học của TCVT

1.1. Đặc trưng hình thái học của TCVT tiếng Nhật

Tiếng Nhật có 3 loại TCVT. (Xem Bảng 1.)



Bảng 1. TCVT tiếng Nhật




ko- (gần)

so- (trung)

a- (xa) 

TCVT

đồ vật

kore

sore

are

nơi chốn

koko

soko

asoko

TCVT + danh ngữ (DN)

kono + DN

sono + DN

ano + DN

Sau đây, TCVT tiếng Nhật sẽ được viết tắt là: ko- (gần), so- (trung) và a- (xa).

1.2. Đặc trưng hình thái học của TCVT tiếng Việt

TCVT tiếng Việt cũng được phân loại làm 3 nhóm (Bảng 2). Trong nhiều trường hợp, đó có thể thay thế được đấy hoặc ấy nhưng trong bài viết này chúng tôi chỉ sử dụng đó để việc lập luận được dễ dàng hơn.



Bảng 2. TCVT tiếng Việt




đây (gần)

đó (trung)

kia (xa)

TCVT

đây

đó

kia

TCVT + danh ngữ (DN)

DN + này

DN + đó

DN + kia

2. Trực chỉ

Trực chỉ là cách dùng TCVT để chỉ đối tượng mà người nói có thể nhận thức được một cách trực tiếp, đặc biệt là chỉ đối tượng mà người nói có thể nhìn thấy được.



2.1. Trực chỉ trong TCVT tiếng Nhật

2.1.1. Phân biệt theo ngôi hoặc khoảng cách

Phần lớn những nhà nghiên cứu tiếng Nhật đều nhất trí rằng: ko- chỉ đối tượng gần người nói, và a- chỉ đối tượng xa người nói. Tuy vậy, về chức năng của so- có hai lý thuyết như sau:

a) Phân biệt theo ngôi: so- chỉ đối tượng gần người nghe.

b) Phân biệt theo khoảng cách: so- chỉ đối tượng hơi xa người nói.

Kinsui và nnk (2002) dựa vào (1) và (3) mà cho rằng “không thể xác định được lý thuyết nào là cơ bản hoặc lý thuyết nào là phái sinh” (p.219).

(1) Người nói và người nghe gần nhau. Nếu cả hai người sờ được đối tượng thì người nói sử dụng ko- (thích hợp với a).

(2) Khi hai người xa nhau thì người nói sử dụng so- để chỉ đối tượng gần người nghe. Nếu không có người nghe thì người nói sử dụng a- (thích hợp với b).

(3) Ví dụ: Khách nói với người lái xe taxi:



Sono kado-de tomete kudasai.
(Xin dừng lại ở góc đó. )

Trong trường hợp này, hai người cùng nhìn một chiều cho nên không phải là “sono kado” gần người nghe. Hơn nữa, người nói tiếng mẹ đẻ có cảm giác là chắc chắn “sono kado” nằm giữa “kono kado” và “ano kado” (thích hợp với a).



2.1.2. Chỉ phạm vi mơ hồ

So- được sử dụng để chỉ nơi chốn không rõ ràng như trong các ví dụ sau:

(4) A: Watashi-no megane, shiranai

(Anh có biết kính của tôi ở đâu không?)

B: Dokoka, sono hen-ni aru-n-jya-nai-no?

(Ở đâu đó thì phải.)

(5) A: Odekake-desu-ka?

(Anh đi ra ngoài à?)

B: Ee, chotto soko-made.

(Vâng, tôi đi đằng kia đó một chút.)

[Trích dẫn các ví dụ tiếng Nhật từ Kinsui và nnk (2002: 219)]



2.2. Trực chỉ của TCVT trong tiếng Việt

2.2.1. Những nghiên cứu về TCVT trong tiếng Việt trước đây

Từ trước đến nay, cách phân loại và lý thuyết về chức năng TCVT trong tiếng Việt chưa được thống nhất. Thompson (1987) đã phân TCVT làm hai nhóm: đây chỉ đối tượng “gần người nói hoặc mới được đem vào ngữ cảnh (close to speaker or newly introduced)”; đấy chỉ đối tượng “ở xa hoặc đã được xác định rồi (remote or already identified) (pp.142-143)”. Kia bị loại ra khỏi các TCVT cơ bản và được giải thích là “xa hơn đấy” (more remote than đấy) (p.253).

Nguyễn Hữu Quỳnh (2001) phân TCVT làm ba nhóm: này chỉ đối tượng gần hoặc hiện tại; nọ, kia chỉ đối tượng xa; ấy, đó chỉ đối tượng đã được nói đến trước rồi (p.153). Tuy nhiên, ông không nói về trực chỉ của ấy đó.

Tomita (1988) cũng phân TCVT làm hai nhóm: đây chỉ thời gian hoặc không gian gần người nói; đấy, đó chỉ đối tượng xa người nói, gần người nghe; kia chỉ đối tượng xa cả người nói và người nghe, với lời chú thích: phân biệt giữa đókia không rõ ràng (pp.778 - 779).



2.2.2. Kết quả điều tra

Sau đây là kết quả điều tra do tác giả đã thực hiện ở Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008. Tác giả đã hỏi một người phụ nữ sinh ra ở Hà Nội vào năm 1968, đang sống ở Hà Nội về các câu hỏi về TCVT tiếng Việt. Vì thế, đối tượng nghiên cứu của mục này là phương ngữ miền Bắc.

2.2.2.1. Phân biệt giữa đókia

Về đâykia, kết quả của tác giả giống ý kiến của các nhà nghiên cứu trên: đây chỉ đối tượng gần người nói; kia chỉ đối tượng xa người nói. Mặc dù vậy, về đó, tác giả đã quan sát thấy những điều khác với các nghiên cứu trước đây.



Thứ nhất, tuy Nguyễn Hữu Quỳnh (2001) cho rằng đó chỉ đối tượng đã được nói đến trước nhưng đó có thể chỉ đối tượng chưa được nói đến trước như ví dụ (6).

(6) (Người nói trỏ chỗ xa:) Chị ngồi đó nhé.

Thứ hai, kia được sử dụng trong trường hợp người nói muốn so sánh với đây. Ví dụ như “bên này” và “bên kia”. Trong trường hợp này, đó không thể thay thế kia.

(7) (Tay này) giữ cái chai, tay {kia / *đó} mở nút chai.

(8) Anh có thể viết tiếp ở mặt {kia / *đó} tờ giấy.

[Trích dẫn (7) (8) từ Hồ Hải Thuỵ và nnk (2006: 1726)]



Thứ ba, “hiện tại người nói có thể nhìn thấy được đối tượng hay không” có thể là một trong những tiêu chuẩn để phân biệt đó kia. Trong khi đây kia chỉ đối tượng mà người nói có thể nhìn thấy được thì đó còn chỉ được đối tượng mà người nói không thể nhìn thấy được. Ví dụ, người nói xa người nghe 100m và muốn chỉ đối tượng giữa hai người. Nếu có thể nhìn thấy được đối tượng thì người nói sử dụng được cả đó lẫn kia. Nếu không thể nhìn thấy được thì người nói chỉ sử dụng đó thôi. Người nói nhìn thấy được đối tượng mới sử dụng kia. Tuy Thompson (1987: 253) cho rằng kia chỉ đối tượng xa hơn đấy nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Thứ tư, việc tồn tại của người nghe là điều kiện rất quan trọng đối với tiếng Nhật nhưng với tiếng Việt thì không như vậy. Shoho (1981: 111-112) cho rằng khi người nói tiếng Nhật tự nói về đối tượng mà mình nhìn thấy được ở gần mình thì dùng ko-, nếu xa thì sử dụng a-. Vì trong trường hợp này không có người nghe (người nói là người nghe) cho nên người nói không sử dụng so-. Còn trong tiếng Việt thì khi tự nói về đối tượng mà người nói nhìn thấy được thì người nói có thể sử dụng cả đây, đókia.

Trong tiếng Việt, nếu người nói có thể nhìn thấy được đối tượng thì kia có thể thay thế đó. Tuy nhiên, ta chỉ có thể sử dụng được đó để chỉ nhà C trong ví dụ (9). Khoảng cách giữa ngôi nhà và người nói dần dần trở nên xa hơn theo thứ tự A, B và C. Người nói đang ở nhà A. Người nghe đang ở nhà C. Đối với người nói tiếng Nhật, vị trí của người nghe quan trọng hơn khoảng cách giữa ngôi nhà và mình, cho nên người nói có thể gọi được nhà C mà người nghe đang ở là “sono ie”, gọi được nhà B gần mình hơn nhà C là “ano ie”. Tuy tiếng Việt gọi được nhà B là cả “nhà đó” và “nhà kia” nhưng chỉ gọi được nhà C là “nhà đó” trong cả hai trường hợp người nói có thể nhìn thấy được nhà B và C hay không.

(9) nhà A nhà B nhà C

người nói người nghe

Tiếng Nhật: kono-ie ano-ie sono-ie

Tiếng Việt: nhà này nhà {đó / kia} nhà {đó /*kia}

[Trích dẫn ví dụ tiếng Nhật từ Shoho (1981:67)]

Nguyễn Phú Phong (2002:139) cho rằng khi cặp đây - đó được nhân cách hoá trở thành đại từ nhân xưng thì có khả năng biểu thị người nói - người nghe, như (10)
và (11).

(10) Đó để đây làm cho.

(11) Đấy vàng, đây cũng đồng đen,

Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ.

Tuy thế, việc phân biệt theo ngôi của TCVT tiếng Việt không có tiêu chuẩn rõ ràng như TCVT tiếng Nhật. Theo trực giác của người nói tiếng Việt, đối tượng của đó không những xa theo khoảng cách địa lý mà lại còn mới, lạ và sơ đối với mình. Kia không gây ra cảm giác như vậy mà chỉ dùng để chỉ đối tượng xa theo khoảng cách địa lý thôi. Vì thế, không phải là đó luôn luôn chỉ đối tượng gần người nghe.

2.2.2.2. Chỉ phạm vi mơ hồ

TCVT trong tiếng Việt có thể được dùng để biểu thị đồ vật, người, nơi chốn, v.v… không rõ ràng bằng hình thức “từ nghi vấn + đó”, trong khi TCVT tiếng Nhật chỉ biểu thị được nơi chốn không rõ ràng như ví dụ (4) và (5) trong 2.1.2.

(12) Trước khi đi ngủ, em ấy thường bắt mẹ kể một câu chuyện nào đó.

(13) Chiều nay có ai đó đến tìm anh đấy.

(14) Cậu có rỗi không? Đi đâu đó cho mát đi.

(15) Chiều nay mẹ nấu món gì đó thật ngon nhé.

[Trích dẫn từ (12) đến (15) từ Nguyễn Đình Hoà (1997: 140)]



3. Hồi chỉ

Hồi chỉ là cách dùng từ để biểu thị đối tượng đã được nói đến trước đó.



3.1. Hồi chỉ trong TCVT tiếng Nhật

3.1.1. Hồi chỉ của so-

So- chỉ được đối tượng chưa được xác định.

(16) Moshi tokkyuu-ni maniae-ba, {*kore / sore /*are }-ni notte ikou.

(Nếu kịp tàu siêu tốc thì chúng ta đi tàu đó nhé.)

Trong những ví dụ sau, đối tượng của so- được xác định dựa vào các từ đã được nói trước.



(17) Kaijyou-ni dono-gakusei-ga kite-mo, kono-syoryou-wo {*kono / sono / *ano}

hội trường nào sinh viên đến này giấy

-gakusei-ni watashite kudasai.

(Có Sinh viên nào đến hội trường, xin đưa tài liệu này cho học nhé.)

(18) 55% -no-kaisya-ga {*koko / soko / *asoko} -no komon-bengoshi-wo kaikoshi-ta.

(55% công ty đã sa thải luật sư cố vấn ở đó.)

[Trích dẫn các ví dụ tiếng Nhật từ Kinsui và nnk (2002: 220)]

3.1.2. Chỉ đối tượng trong ký ức do a-

Tiếng Nhật sử dụng a- để chỉ đối tượng trong trí nhớ của người nói như (19).

(19) (Cảnh sát vào phòng hỏi:

Sakki kono-heya-ni 40-sai-gurai-no otoko-ga ita-darou. Aitsu-ha doko-da.



(Lúc nãy có người đàn ông khoảng 40 tuổi đều phòng này chứ? Người đó ở đâu?)

Trong trường hợp này, người nói không cần nói đến đối tượng trước.

(20) (Đột nhiên cảnh sát vào phòng hỏi:

Oi, aitsu-ha doko-da.

(Này, thằng đó ở đâu?)

Khi sử dụng so- thì người nói cần nói đối tượng trước.

(21) Oi, *soitsu-ha doko-da.

[Trích dẫn các ví dụ tiếng Nhật từ Kinsui và nnk. (2002: 220-221)]



3.1.3. Hồi chỉ của ko-

Khi sử dụng ko- thì người nói lại cần nói đến đối tượng trước như so-.

(22) (Đột nhiên vào phòng hỏi:) Oi, {*koitsu / *soitu / aitsu} -ha doko-da.

Ko- chỉ được đối tượng chưa được xác định như so- trong khi a- không chỉ được.

(23) Watashi-ha, dare-demo ii-kara shisanka-no seinen - jitsugyouka -to

kekkonsuru-no. Soshite, {kono / sono / *ano} hito-to, sekai-jyuu-wo ryokousuru-no.

(Tôi thì ai cũng được, chỉ cần kết hợp với một thanh niên trẻ giàu có. Sau đó tôi sẽ đi du lịch khắp thế giới với người đó.)



Ko- chỉ được ký hiệu, ngữ, câu,… trong ngữ cảnh một cách trực tiếp.

(24) “$”, kore-ha amerika-no tsuuka-kigou-desu.

(Đây là ký hiệu tiền của Mỹ: “$”. )

(25) “Furuike-ya kawazu tobikomu mizu-no oto”, kore-ha Bashou-no yuumeina ku-desu.



(Đây là một bài thơ nổi tiếng của Basho: “Tiếng nước con ếch nhảy vào ao cũ”.)

Có thể để đối tượng biểu thị sau TCVT.

(26) Kore-ha amerika-no tsuuka-kigou-desu, “$”.

(27) Kore-ha Bashou-no yuumeina-ku-desu, “Furuike-ya...”.

[Trích dẫn các ví dụ tiếng Nhật từ Kinsui và nnk (2002: 224-225)]

3.2. Hồi chỉ trong TCVT tiếng Việt

Trong TCVT tiếng Việt, đó có chức năng hồi chỉ điển hình, và đây cũng có khả năng hồi chỉ. Bình thường kia không có chức năng hồi chỉ nhưng trong trường hợp đặc biệt, kia có thể chỉ được đối tượng đã được nói đến trước trong đàm thoại.



3.2.1. Hi ch ca đó”

Như so-, đó chỉ được đối tượng chưa được xác định như (16)’ và đối tượng được xác định dựa vào các từ đã được nói trước như (17)’, (18)’. Đâykia không thể chỉ được như vậy. Vì đối tượng biểu thị được xác định dựa vào các từ đã được nói trước cho nên cách dùng hồi chỉ của đó được gọi là cách sử dụng điển hình.

(16)’ Nếu kịp tàu siêu tốc thì chúng ta đi tàu {*này / đó /*kia } nhé.

(17)’ Sinh viên nào đến hội trường, xin đưa tài liệu này cho sinh viên {*này / đó /*kia }.

(18)’ 55% công ty đã sa thải luật sư cố vấn ở {*đây / đó / *kia}.

Trong khi tiếng Nhật sử dụng a-, tiếng Việt sử dụng đó để chỉ đối tượng trong trí nhớ của người nói.

(19)’ Lúc nãy đàn ông khong 40 tuổi ở đây chứ?

  Người {*này / đó /*kia } ở đâu?

Trong trường hợp này, người nói không cần nói đến đối tượng trước.

(20) (Đột nhiên cảnh sát vào phòng hỏi:) Này, thằng {*này / *kia / đó } ở đâu?

Đó có cả hai chức năng hồi chỉ điển hình của so- và chức năng chỉ đối tượng trong trí nhớ của a-. Mặc dù vậy, trong trường hợp sau, ta có thể sử dụng đókia để chỉ đối tượng trong trí nhớ.

(28) Chuyện {kia / đó} thế nào?



Kia được sử dụng khi người nói muốn giữ bí mật giữa mình với người nghe hoặc trong nhóm nhỏ và không muốn cho người thứ ba biết điều đó. Đối tượng thường trừu tượng, chẳng hạn như “chuyện” hoặc “vấn đề”. Tuy đối tượng cụ thể ví dụ như “quyển sách” hoặc “cái bút” cũng được sử dụng nhưng ít hơn. Ngoài hội thoại ra, “chuyện kia” được sử dụng trong báo chí khi viết về những điều cấm kỵ trong xã hội. Trong trường hợp này, kia không chỉ đối tượng xa người nói mà người nói có thể nhìn thấy được, hơn nữa, không đi đôi với đây. Khi không nhớ được tên của đối tượng thì người ta chỉ sử dụng đó thôi. Cho nên kia được sử dụng khi người nói có ý định làm đối tượng không rõ ràng.

3.2.2. Hi ch ca đây

Khi sử dụng đây thì người nói cần nói đến đối tượng trước như đó.



(20) (Đột nhiên cảnh sát vào phòng hỏi:) Này, thằng {*này / *kia / đó } ở đâu?

Đâyđó chỉ được đối tượng chưa xác định nhưng kia không chỉ được1.

(23)’ Tôi sẽ kết hôn với nhà doanh nghiệp trẻ có nhiều tài sản. Người nào cũng được. Và, tôi sẽ đi du lịch khắp thế giới với người {này / *kia / đó}.



Cả đây lẫn đó chỉ được ký hiệu, ngữ, câu, trong ngữ cảnh một cách trực tiếp.

(24)’ “$”, { này / đó / *kia} là ký hiệu tiền của Mỹ.



(25) “Furuikeya...”, {này / đó / *kia} là một bài thơ nổi tiếng của Basho.

Để đối tượng chỉ thị sau TCVT cũng được.

(26)’ {Đây / Đó / *Kia} là ký hiệu tiền của Mỹ: “$”.

(27) {Đây / Đó / *Kia} là một bài thơ nổi tiếng của Basho: “Furuikeya...”.

Kết luận

Trong bài viết này, cách dùng TCVT tiếng Nhật (ko-, so-, a-) và tiếng Việt (đây, đó, kia) được phân loại làm 2 nhóm, trực chỉ (deixis) và hồi chỉ (anaphora), để so sánh chức năng của TCVT trong cả hai ngôn ngữ. Sau đây là những kết luận chính của bài báo cáo này:

1) TCVT gần

Chức năng của ko- giống như đây. Cả hai TCVT đều chỉ đối tượng gần người nghe mà người nói có thể nhìn thấy được. Hơn nữa, ko- và đây chỉ được đối tượng đã được nói đến trước trong đàm thoại. Đối tượng đó có thể là chưa xác định. Đây được đi đôi với kia.

2) TCVT xa

A- chỉ được đối tượng xa người nói mà hiện tại người nói có thể nhìn được hoặc không thể nhìn thấy được. Nếu nói chính xác thì a- không có cách dùng hồi chỉ nhưng a- chỉ được đối tượng trong trí nhớ của người nói. Lúc đó, không nói đến đối tượng chỉ thị cũng được.

Kia chỉ đối tượng xa người nói mà hiện tại người nói có thể nhìn thấy được. Kia thường đi đôi với đây. Mặc dù không có chức năng hồi chỉ nhưng kia có thể chỉ được đối tượng trong trí nhớ của người nói.

3) TCVT trung

Chức năng trực chỉ của so- được phân loại làm hai nhóm: Thứ nhất là chỉ đối tượng gần người nghe, thứ hai là chỉ đối tượng giữa ko- và a-. Ngoài ra, so- có chức năng chỉ nơi chốn không rõ ràng, chỉ đối tượng chưa được xác định và đối tượng được xác định dựa vào các từ đã được nói đến.

Đó chỉ đối tượng xa người nói mà hiện tại người nói có thể nhìn thấy được hoặc không thể nhìn thấy được. Tiếng Việt không tính khoảng cách giữa đối tượng và người nghe như tiếng Nhật. Đó không thường xuyên chỉ đối tượng giữa đâykia. Đó tạo cho người nói cảm giác đối tượng mới, lạ và sơ đối với mình. Đó chỉ được đối tượng không rõ ràng cùng với từ nghi vấn. Đó bình thường không được đi đôi với TCVT khác. Tuy nhiên khi được sử dụng như đại từ nhân xưng thì đó chỉ người nghe và đây chỉ người nói. Đó có chức năng hồi chỉ điển hình giống như so-, có thể chỉ được đối tượng chưa được xác định và đối tượng được xác định dựa vào các từ đã được nói đến trước trong đàm thoại. Hơn nữa, đó dùng để chỉ đối tượng trong trí nhớ (kinh nghiệm quá khứ) của người nghe giống như a-.

Tuy nhiên, trong bài viết này có hai điều chưa được giải thích, đó là: 1) Phân biệt giữa đókia trong trường hợp đối tượng xa người nói mà hiện tại người nói có thể nhìn thấy được một cách trực tiếp. 2) Quan hệ giữa người nghe và đó. Tôi muốn tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trên cơ sở kết quả của bài này để trình bày tiêu chuẩn phân biệt ba loại TCVT một cách rõ ràng hơn.




TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Hải Thuỵ và nnk, Từ điển Anh-Việt, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2006, 2421 trang.

[2] Kinsui Satoshi và nnh, Shijishino rekishiteki - taisyougengogakuteki kenkyuu: Nihongo, Kankokugo, Torukogo [Nghiên cứu lịch sử và đối chiếu về chỉ thị từ: tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ] Ogoshi Naoki (Chủ biên) và nnk, Taishougengogaku [Ngôn ngữ đối chiếu học]. Tokyo daigaku shuppankai [NXB Đại học Tokyo]. Tokyo 2002, 310 trang, pp. 217-247.

[3] Nguyễn Đình Hoà, Vietnamese - Tiếng Việt không son phấn. John Benjamins Publishing Company. Amsterdam, Philadelphia, 1997, 289 trang.

[4] Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2001,
397 trang.

[5] Nguyễn Phú Phong, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt – Loại từ và chỉ thị từ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, 234 trang.

[6] Shoho Isamu, “Ko-so-a”no taikei [Hệ thống của “ko-so-a”]. Kokuritsu kokugo kenkyuujyo [Viện Nghiên cứu tiếng Nhật quốc gia], Nhihongono sijishi [Chỉ thị từ của tiếng Nhật]. Kokuritsu kokugo kenkyuujyo. Tokyo 1981, 122 trang, pp.51-122.

[7] Thompson, Laurence C, A Vietnamese Reference Grammar, University of Hawaii Press, Hawaii, 1987, 386 trang.




tải về 6.42 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương