Software Defined Radio sdr



tải về 425.7 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích425.7 Kb.
#14175
1   2   3   4   5

2.1.2. Đặc điểm của máy thu

Các tham số quan trọng chính cần tính toán khi thiết kế máy thu SDR là :



  • Độ nhậy đầu vào

  • Mức tín hiệu cần thu lớn nhất

  • Biểu đồ khối

  1. Mức tín hiệu lớn nhất và độ nhậy máy thu

Bảng 2.2 sau đây tổng hợp các yêu cầu độ nhậy của nhóm nghiên cứu các chuẩn giao diện vô tuyến.

Bảng 2.2 Yêu cầu về độ nhậy cho các giao diện vô tuyến

Chuẩn giao diện vô tuyến

Mức độ nhậy chuẩn (dBm)

Mức đầu vào lớn nhất

GSM 900

MS nhỏ

MS khác


- 102

- 104


- 15

DCS 1800

Lớp 1 hoặc lớp 2

Lớp 3


- 100/-102

- 102


- 23

PCS 1900

Normal

Other


- 102

- 104


- 23

DECT




- 86

- 33

UMTS (FDD)

12.2 kbps

64 kbps


144 kbps

384 kbps


- 92

- 99.2


- 102.7

- 107





UMTS (TDD)




- 105




Bluetooth




- 70

- 20

2.1.3. Các dải tần số sử dụng

Các dải tần số sử dụng được liệt kê trong bảng 2.3 sau:



Bảng 2.3 Các dải tần sử dụng cho các giao diện vô tuyến

Chuẩn giao diện

Vô tuyến


Kênh đường lên

(MHz)


Kênh đường xuống ( MHz)

Khoảng song công (MHz)

GSM 900

890 - 915

935 - 960

45

E - GSM 900

880 - 915

925 - 960

45

R - GSM 900

876 - 915

921 - 960

45

DCS 1800

1710 - 1785

1805 - 1880

95

PCS 1900

1850 - 1910

1930 - 1990

80

DECT

1881.792 - 1897.344

1881.792 - 1897.344

Không sử dụng

UMTS FDD

Châu Âu


1920 - 1980

2110 - 2170

190

UMTS FDD

(CDMA 2000)



1850 - 1910

1930 - 1990

80

UMTS TDD

(Châu Âu)



1900 - 1920

2010 - 2025



1900 - 1920

2010 - 2025






UMTS TDD

(CDMA 2000)



1850 - 1910

1930 - 1990

1910 - 1930


1850 - 1910

1930 - 1990

1910 - 1930





Bluetooth

2400 - 2483.5

2400 - 2483.5




HIPERLAN/2

5150 - 5350

5470 - 5725



5150 - 5350

5470 - 5725







2.2. Nghiên cứu thiết kế máy thu

2.2.1. Những nghiên cứu cơ bản

Chức năng chính của máy thu là thu tín hiệu cao tần thực, công suất thấp và chuyển nó xuống thành tín hiệu băng gốc phức (đồng pha, vuông pha, I/Q). Trong suốt quá trình này, mức công suất tín hiệu được tăng lên. Sau đây là các thông số miêu tả các đặc tính của tín hiệu thu từ máy thu SDR trên lý thuyết và tín hiệu đầu ra từ máy thu đó.



  • Các đặc tính của tín hiệu thu đầu vào là:

+ Loại tín hiệu: thực

+ Công suất thấp: < -107 (dBm)

+ Dải động cao: > -15 (dBm)

+ Phổ: qua dải với tần số trung tâm biến thiên từ 876 ÷ 5725 (MHz)



  • Các đặc tính của tín hiệu đầu ra (với một phân hệ số) là:

+ Loại tín hiệu: phức (I/Q)

+ Phổ: băng gốc, với dải thông hơn 20 (MHz)

+ Dải động: được giảm nhờ điều khiển hệ số tự động để đáp ứng các yêu cầu của bộ chuyển đổi tương tự số.

Trong đó, máy thu phải:


  • Đảm bảo công suất tín hiệu phải đủ lớn hơn công suất công suất tạp âm, để đảm bảo đầu ra có tỉ số tín hiệu/tạp đủ lớn nhằm cho phép sử dụng sơ đồ điều chế với chất lượng tỉ lệ lỗi bit (BER) thích hợp.

  • Đảm bảo rằng các tín hiệu đầu vào với công suất cao, không làm quá tải các thành phần của máy thu.

  • Đảm bảo rằng các tín hiệu lân cận công suất cao (các khối) không tác động đến việc tách tín hiệu mong muốn.

  • Các tín hiệu với tần số mong muốn có thể được tách ra khỏi các tín hiệu tần số ảnh.

Nhìn chung, hai điểm đầu trong danh sách trên đạt được từ việc thiết kế đúng và chính xác. Hai điểm sau đó là những vấn đề có thể đạt được bằng cách chọn lựa một cấu trúc thích hợp và ứng dụng các công nghệ phù hợp như: trộn lọc ảnh, tuyến tính hóa và các bộ lọc chọn trước tùy biến.

    • Các yêu cầu thương mại cần phải đạt được trong thiết kế là:

  • Khả năng sản xuất IC hóa, với số lượng các thành phần bên trong nhỏ nhất.

  • Công suất tiêu thụ thấp để cho phép sử dụng các máy di động với thời gian chờ lớn.

Phần sau đây miêu tả các cải tiến tương đối của các cấu trúc máy thu khác nhau:

2.2.2. Các cấu trúc máy thu

Ban đầu, điểm khác biệt giữa các máy thu là số tầng thực hiện hạ tần tín hiệu thu xuống băng gốc. Đối với máy thu chuyển đổi trực tiếp thực hiện một lần hạ tần; máy thu siêu ngoại sai thực hiện hai lần hạ tần hay nhiều hơn. Nhìn chung, sự phức tạp càng tăng với số lần hạ tần. Khi chúng ta khảo sát các cấu trúc tùy chọn đơn giản như đổi tần trực tiếp sẽ xuất hiện các vấn đề kỹ thuật khác nhau làm cho cấu trúc chuyển đổi trực tiếp không phù hợp với một máy thu SDR.



2.2.2.1. Cấu trúc chuyển đổi trực tiếp

Cấu trúc máy thu chuyển đổi trực tiếp có sơ đồ khối cơ bản như hình 2.1. Máy thu này bao gồm một bộ khuyếch đại tạp âm nhỏ (LAN) với hệ số khuyếch đại vừa phải cùng mức tạp âm nhỏ. Tín hiệu đầu ra từ bộ khuyếch đại tạp âm nhỏ được lọc trong một bộ lọc chọn lọc trước, hạ tần nhờ bộ trộn phức (I,Q).





Hình 2.1 Cấu trúc máy thu chuyển đổi trực tiếp

Phần lớn các bộ khuyếch đại băng gốc đều có hệ số khuyếch đại cao và được điều khiển tự động (AGC).



    • Ưu điểm của nó là:

  • Độ phức tạp thấp.

  • Phù hợp với việc thực hiện IC hóa.

  • Các yêu cầu lọc đơn giản.

  • Việc khử tín hiệu ảnh đơn giản hơn (so sánh với cấu trúc đổi tần nhiều lần).

    • Nhược điểm của nó là:

  • Yêu cầu một bộ dao động nội với hai tín hiệu đầu ra phải đảm bảo vuông pha và có biên độ cân bằng, dải tần số bằng với tần số của tín hiệu ra.

  • Các bộ trộn phải là bộ trộn cân bằng và có thể hoạt động trong cả dải tần rộng.

  • Tín hiệu qua bộ trộn và khuyếch đại tạp âm nhỏ sẽ được phát xạ từ anten và phản xạ trở lại máy thu từ anten đó. Tín hiệu phản xạ sẽ thay đổi theo môi trường vật lý đặt anten. Sai lệch một chiều thay đổi theo thời gian (time varying DC) do chính bộ trộn, là một vấn đề.

  • Hầu hết hệ số khuyếch đại tín hiệu cao thực hiện trong một dải tần số đều tạo ra điện áp cao không ổn định.

  • Tạp âm (1/f) là một vấn đề chính.

  • Méo bậc hai sinh ra do bộ trộn xuống trong dải.

2.2.2.2. Cấu trúc đổi tần nhiều lần

Sơ đồ khối của cấu trúc đổi tần nhiều lần được chỉ ra trong hình sau:





Hình 2.2 Cấu trúc đổi tần nhiều lần

  • Ưu điểm của cấu trúc này là:

  • Độ nhậy cao (do sử dụng các bộ lọc chọn trước và bộ lọc kênh).

  • Hệ số khuyếch đại được phân phối qua các bộ khuyếch đại khác nhau thực hiện trong các dải tần số khác nhau.

  • Việc chuyển đổi từ tín hiệu thực sang tín hiệu phức được thực hiện tại một tần số cố định, do đó tín hiệu dao động nội với biên độ cân bằng, vuông pha chỉ yêu cầu tại một tần số độc lập.

  • Nhược điểm của cấu trúc này là:

  • Độ phức tạp cao.

  • Yêu cầu các tín hiệu dao động nội khác nhau.

  • Yêu cầu các bộ lọc trung tần chuyên dụng, điều này gây khó khăn cho việc hiện thực hóa chip riêng cho máy thu siêu ngoại sai.

Mặc dù cấu trúc đổi tần nhiều lần trong hình 2.2 chỉ trình bày hai lần hạ tần (một trong phần cứng cao tần và một trong bộ xử lý tín hiệu số - DSP), song việc chuyển đổi nhiều hơn có thể được thực hiện trong bộ xử lý tín hiệu số qua các quá trình “chia mười - decimation” và/hoặc “phân mẫu, sub-sampling”. Vì thế ngày nay, việc thiết kế một máy thu SDR với sự lựa chọn tốt nhất có thể đại diện cho cấu trúc máy thu dựa vào hai nhược điểm chính của cấu trúc chuyển đổi trực tiếp (cân bằng dao động nội và sai lệch một chiều) là không khắc phục được cho ứng dụng SDR dải rộng với công nghệ hiện nay. Với cấu trúc này, việc chuyển đổi lần đầu có thể được thực hiện trong phần cứng cao tần, còn tất cả những lần chuyển đổi khác được thực hiện trong bộ xử lý tín hiệu số.

2.2.2.3. Cấu trúc trung tần thấp

Sử dụng cấu trúc chuyển đổi tần số với tần số trung gian thấp, thực tế nhằm kết hợp các ưu điểm của cấu trúc siêu ngoại sai và cấu trúc chuyển đổi trực tiếp. Với việc dùng tần số trung gian thấp nghĩa là loại bỏ các yêu cầu phức tạp của cấu trúc siêu ngoại sai và thành phần tín hiệu dao động nội có tần số khác tín hiệu mong muốn, cực tiểu hóa các vấn đề sai lệch một chiều vốn có trong cấu trúc chuyển đổi trực tiếp.



  • Ưu điểm của nó là:

  • Những vấn đề sai lệch một chiều trong cấu trúc chuyển đổi trực tiếp có thể được khắc phục trong khi giữ lại hầu hết những ưu điểm của cấu trúc này.

  • Độ phức tạp thấp hơn cấu trúc siêu ngoại sai (nhưng vẫn phức tạp hơn không đáng kể so cấu trúc chuyển đổi trực tiếp).

  • Nhược điểm của cấu trúc này là:

Yêu cầu loại bỏ thành phần ảnh (nhiễu ảnh) trong máy thu với tần số trung gian thấp lớn hơn so với máy thu chuyển đổi trực tiếp.

2.2.3. Tính toán và các kết quả dải động

Phần này tôi xin trình bày những biểu thức cơ bản cho việc thiết kế các máy thu và máy phát cho các ứng dụng SDR.



2.2.3.1. Thành phần méo bậc ba và phần mặt phẳng bị chắn bậc ba

Hình 2.3 sau đây, biểu diễn mối quan hệ giữa công suất ra của thành phần tín hiệu cơ bản và thành phần méo bậc ba của một thiết bị vô tuyến khi mức công suất đầu vào tăng. Đồ thị này đặc trưng cho hầu hết các thiết bị máy thu hoặc máy phát phi tuyến (mặc dù tất nhiên các mức công suất sẽ khác nhau).

Đường thứ nhất biểu diễn thành phần méo bậc ba tăng theo tỉ lệ 3:1, khi đó thành phần cơ bản tăng. Điều này là do công suất của thành phần méo bậc ba tỉ lệ với lũy thừa bậc ba của công suất đầu vào.

Đường thứ hai thể hiện đầu ra không bão hòa, song cuối cùng thì sản phẩm méo bậc ba cũng tiến gần công suất thành phần cơ bản, điểm này được gọi là mặt phẳng bị chắn bậc ba ‘third-order intercept’ (TOI). Trong hình 2.3, phần mặt phẳng bị chắn có thể được tính khoảng: + 44 (dBm).

Một bộ phân tích phổ đặc thù trình bày các kết quả biểu diễn của việc kiểm tra hai tone “two - tone” (chỉ hai tín hiệu đầu vào tại tần số f1, f2) được đưa ra trong hình 2.4. Các thành phần bậc ba sẽ xuất hiện trong dải tại các tần số (2f1 – f2) và (2f2 – f1). Các thành phần này tăng 3 lần so với các thành phần cơ bản. Theo hình 2.4, ta có :



Hình 2.3 Minh họa khái niệm phần mặt phẳng bị chắn bậc ba

TOI (dBm) = P (dBm) + (2.1)

Theo biểu thức (2.1), chúng ta dễ dàng tính được TOI dựa vào bộ hiển thị phổ phân tích các kết quả của việc kiểm tra “two - tone”. Khi đó yêu cầu tính công suất của các tín hiệu kiểm tra two - tone, P (dBm), độ sai lệch giữa các tín hiệu kiểm tra và các thành phần méo bậc ba, A (dB).





Hình 2.4 Bộ hiển thị phân tích phổ đặc thù được dùng để tính TOI

2.2.3.2. Phương pháp phân tầng dựa vào tạp âm và TOI

Chất lượng tạp âm của máy thu sẽ không bao giờ tốt hơn giá trị tạp âm tầng đầu vào và chất lượng méo sẽ không thể tốt hơn TOI đầu ra tầng cuối. Khi thiết kế chuỗi máy thu, khó có thể biết được vị trí đưa vào tốt bên trong nhằm cải thiện giá trị tạp âm và TOI. Ví dụ, mặc dù biết giá trị tạp âm tầng đầu là quyết định nhưng giá trị tạp âm cho phép của các tầng tiếp theo sau là bao nhiêu để khi giảm giá trị mà không làm giảm đáng kể chất lượng tạp âm toàn bộ của máy thu ? Bằng cách đưa ra tương tự, mặc dù chúng ta thấy rõ rằng chất lượng méo của bộ khuyếch đại cuối quyết định chính toàn bộ chất lượng méo của máy thu, song chất lượng méo yêu cầu của các tầng đầu trong tuyến thu là bao nhiêu ?

Các bộ khuyếch đại kết nối với nhau thành tầng và được chỉ ra trong hình 2.5 dưới đây:

Hệ số tạp âm của toàn bộ tầng khuyếch đại được tính theo biểu thức (2.2) sau:



F = F1 + + (2.2)



Hình 2.5 Sơ đồ kết nối tầng của các bộ khuyếch đại

Trường hợp giá trị TOI đầu ra xấu nhất của tầng khuyếch đại được tính theo biểu thức (2.3) sau đây.



TOI = (2.3)

Biểu thức (2.2) được dùng phổ biến và được đưa ra trong một số chuẩn. Còn biểu thức (2.3) ít được dùng hơn, dùng cho trường hợp các bộ khuyếch đại trong tuyến thu có chất lượng méo xấu nhất. Mặc dù các biểu thức (2.2) và (2.3) đã được áp dụng nhiều cho các bộ khuyếch đại, nhưng chúng cũng được ứng dụng cho các thành phần tiêu thụ nguồn nhỏ như bộ lọc và bộ trộn.



2.2.4. Tỉ số công suất kênh lân cận (ACPR) và tỉ số công suất tạp âm (NPR)

Băng rộng ban đầu của các tín hiệu được dùng trong các hệ thống vô tuyến hiện đại, được kết hợp với các kênh có giãn cách nhỏ (kênh lân cận), đã đưa ra các thay đổi quan trọng trong cách biểu diễn méo. Hệ số tạp âm (TOI) thường được thay thế, hoặc với đối số nhỏ nhất, bởi các tham số nhằm tận dụng các kỹ thuật đo trực tiếp hơn, liên quan tới hệ thống đang đề cập. Tỉ số công suất kênh lân cận (ACPR) là một tham số như vậy. Tham số này đo hiệu ứng của tín hiệu sinh ra từ một kênh lân cận. ACPR là tỉ số của công suất trung bình trong kênh lân cận trên công suất trung bình trong kênh mong muốn. Hình 2.6, chỉ ra cách đo ACPR được tính toán. Việc này được thực hiện một cách thuận lợi nhờ bộ phân tích phổ, PDC và PAC được tính bằng tích các công suất kênh lân cận và công suất kênh mong muốn trên toàn bộ dải thông kênh.

Tỉ số công suất tạp âm (NPR) là một cách thay đổi việc biểu diễn méo. Tín hiệu tạp trắng với vết khía thông thường trong mặt phẳng phổ được ứng dụng cho hệ thống dưới chuẩn kiểm tra. Các thành phần méo được tạo bởi hệ thống nhằm làm đầy vết khía phổ (xem hình 2.6). NPR là tỉ số công suất trung bình trong dải tín hiệu trên công suất trung bình trong vết khía, NPR càng nhỏ thì méo càng lớn.

Các tham số TOI, ACPR và NPR là không khác nhau nhiều trong cách biểu diễn méo. Ví dụ, một hệ thống với các thành phần bậc ba lớn hơn ngưỡng two-tone sẽ kéo theo ACPR lớn và NPR nhỏ. Chú ý rằng ACPR và NPR là các tham số mà giá trị của chúng thay đổi theo mức công suất đầu vào, trong đó TOI là giá trị cố định cho một hệ thống cụ thể. Điều này tạo ra công cụ vô giá cho việc tính toán và thiết kế.





Hình 2.6 Các cách khác nhau để xác định méo IMD cho các tín hiệu đa kênh hoặc tín hiệu được điều chế băng rộng

2.2.5. Biến đổi tín hiệu thu

Việc thiết kế bất kỳ một loại máy thu nào, để hiểu sâu sắc kỹ lưỡng hoạt động bên trong của máy thu cần vẽ sơ đồ khối với các mức tín hiệu lớn nhất và nhỏ nhất khi biến đổi tín hiệu tuyến thu xuống, hướng theo bộ chuyển đổi tương tự - số (ADC). Mức tín hiệu sẽ tăng khi nó qua các bộ khuyếch đại và các bộ trộn tích cực, đồng thời giảm khi qua các bộ lọc, bộ trộn và các bộ phối hợp thụ động.

Mức tín hiệu đầu vào thấp nhất sẽ được xác định với một chuẩn giao diện vô tuyến đặc biệt như một “mức độ nhậy chuẩn”. Mức tín hiệu lớn nhất cũng cần được định nghĩa. Đối với mức tín hiệu mức cao cần yêu cầu bộ điều khiển tự động hệ số khuyếch đại (AGC) nhằm giảm mức tín hiệu cho thích hợp để cân bằng cùng với khoảng trống bên trên của bộ ADC. Còn với tín hiệu mức nhỏ để đạt được tỉ lệ lỗi bit yêu cầu cần phải duy trì mức đủ lớn bên trên nền tạp âm. Khoảng cách này sẽ thay đổi tùy theo loại điều chế đã sử dụng. Các loại tạp âm hữu hạn nghĩa là xuất hiện sự vượt trội (sự tăng quá mức) trong nền tạp âm, xuất hiện bên trên toàn bộ quá trình khuyếch đại. Như sơ đồ biến đổi tín hiệu cho máy thu theo giả định đã được chỉ ra trong hình 2.7 (để đơn giản, tín hiệu đầu vào lớn nhất và các bộ AGC hỗ trợ đã được loại bỏ khỏi sơ đồ).

Hình 2.7 Các mức tín hiệu và tạp âm qua tuyến thu giả định

Trong máy thu này, coi dải thông tín hiệu là 100 (kHz), khi đó hiệu quả của tạp âm nhiệt đầu vào là (-174 + 10 log(105)) (dBm). Mức tín hiệu này sẽ tăng một lượng bằng với lượng khuyếch đại hoặc giảm một lượng chính bằng lượng suy hao, khi tín hiệu được biến đổi xuống trong tuyến thu. Mức tạp âm tăng hoặc giảm một lượng bằng tổng lượng khuyếch đại và suy hao dựa vào việc tăng lượng tạp âm (xem biểu thức (2.2)). Độ sai lệch giữa tỉ số tín/tạp đầu vào và tỉ số tín/tạp đầu ra sinh ra trên toàn bộ lượng tạp âm thu trong ví dụ này là: 4.62 (dBm).

Mỗi bộ ADC sẽ có nền tạp âm đúng bằng tạp âm lượng tử hóa của chính bộ biến đổi. Tạp âm lượng tử hóa xuất hiện do đầu ra bộ chuyển đổi bao giờ cũng chỉ sự biến đổi tương đối tín hiệu tương tự. Ta có thể biểu diễn tỉ số tín/tạp của một bộ ADC theo biểu thức (2.4) sau:

SNRQF (dB) = (6.02b + 1.76 + 10 log()) (dB) (2.4)

Trong đó:

+ b: là độ phân giải của bộ ADC theo các bit.

+ FS : là tần số lấy mẫu.

+ BC : là dải thông của kênh đang được lấy mẫu.

Bây giờ, chúng ta sẽ vẽ lại hình 2.7 để tập trung vào một số kết quả kết hợp với bộ ADC và bộ AGC (xem hình 2.8).

Trong đó, bỏ qua suy hao xuất hiện trong các bộ trộn, bộ lọc và các bộ duplexer. Đồng thời, chỉ tập trung vào sự chuyển đổi tương tự - số (ADC), cùng với chuẩn cho sơ đồ này theo các điểm sau đây:


  • Hệ số khuyếch đại lớn nhất của máy thu chính là độ sai lệch giữa công suất tín hiệu đầu vào và công suất của tín hiệu được đặt tại vị trí thích hợp bên trên nền tạp âm của bộ ADC để đảm bảo tỉ lệ lỗi bit của loại điều chế đang được sử dụng. Nền tạp âm của bộ ADC chính là độ phân giải của bộ ADC, được kết hợp tín hiệu đầu vào lớn nhất của bộ ADC.

  • Dải tự động điều khiển hệ số khuyếch đại yêu cầu là độ sai lệch giữa công suất lớn nhất của tín hiệu đầu vào và công suất nhỏ nhất của tín hiệu đầu vào thiết bị vô tuyến: ( P­in(max) - Pin(min) ) (dB), trừ đi độ sai lệch giữa công suất đầu vào bộ ADC lớn nhất và nền tạp âm của bộ ADC (PADCmax - nADC) (dB), cộng với tỉ số Eb/N0 được dùng theo sơ đồ điều chế. Khi đó, dải ADClà:

AGC range = [( P­in(max) - Pin(min) ) - (PADCmax - nADC) + Eb/N0 ] (dB)



Hình 2.8 Các mức tín hiệu thu

  • Nền tạp âm tại đầu ra của máy thu có thể được quyết định bởi hoặc nền tạp âm của bộ ADC hoặc nền tạp âm nhiệt. Với các hệ thống dải hẹp, coi nền tạp âm của bộ ADC là quyết định nền tạp âm của máy thu. Còn với các hệ thống dải rộng, thì nó lại là nền tạp âm nhiệt (trong trường hợp này, bộ ADC có độ phân giải lớn hơn yêu cầu).

2.2.5.1. Phương pháp thiết kế máy thu

Để thiết kế máy thu, chúng ta cần biết được chính xác các tham số. Từ đó để tính toán và thiết kế máy thu, được liệt kê như sau:



  1. Mức tín hiệu lớn nhất vào bộ ADC. Mức này được tính tại điểm A theo hình 2.8.

  2. Mức khối tín hiệu lớn nhất có khả năng có mặt trong bộ ADC đã được biểu diễn theo (dB), có liên quan đến mức tín hiệu nhỏ nhất (thường là mức tín hiệu chuẩn cộng 3 (dB)). Đại lượng này được tính theo khoảng cách từ điểm A tới điểm B và do đó tính tại điểm B theo hình 2.8. Khi đó, hệ số khuyếch đại toàn mạng của tuyến thu có thể được tính.

  3. Tỉ số tín/tạp nhỏ nhất theo chuẩn giao diện vô tuyến băng hẹp nhất đang được dùng. Đại lượng này được tính theo khoảng cách từ B tới C trong hình 2.8, do đó cần tính tại điểm C. Khi đó, có thể tính được độ phân giải yêu cầu của bộ ADC.

  4. Dựa vào việc tính hệ số khuyếch đại của máy thu và tín hiệu đầu vào nhỏ nhất (theo điểm (2)), khi đó có thể nhận được vị trí của điểm D bằng cách cộng thêm vào hệ số khuyếch đại này (theo (dB)) với mức tín hiệu đầu vào lớn nhất (theo (dBm)). Dải AGC yêu cầu có thể được tính theo độ sai lệch giữa điểm D và điểm A.

  5. Dựa vào hệ số khuyếch đại thu lớn nhất, vị trí nền tạp âm cho bộ khuyếch không tạp có thể được tính để đưa ra điểm E.

  6. Gần vị trí nền tạp âm nhiệt, thấp hơn hoặc bằng tạp âm lượng tử hóa của bộ ADC, điểm F có thể được tính. Trừ giá trị của điểm E (theo (dBm)) từ giá trị của điểm F (theo (dBm)) sẽ tính được lượng tạp âm lớn nhất cho tuyến thu (theo (dB)).

Phương pháp này sẽ cho phép thiết kế từng thành phần của tuyến thu.


tải về 425.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương