SÁng chế NƯỚc ngoàI ĐƯỢc cấp bằng đỘc quyền tại việt nam



tải về 166.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích166.89 Kb.
#32356


1


SÁNG CHẾ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM





  • Bộ ổn định tốc độ quay dùng cho động cơ điezen.

  • Giao thức và hệ thống truyền thông mạng vô tuyến bằng cách sử dụng một bộ chuyển tiếp tự động.

  • Dược phẩm chứa dipyridamol kết hợp với axit axetylsalixylic và chất đối kháng angiotensin II để phòng ngừa bệnh đột quỵ và sử dụng dipyridamol để bào chế dược phẩm này.

  • Quy trình polyme hóa một hoặc nhiều monome.

  • Màng nhựa vinyliđen clorua, bao gói dùng cho sản phẩm patê thịt và sản phẩm patê thịt được đóng gói.

  • Dược phẩm dạng viên nén giải phóng kéo dài chứa pramipexol.

  • Động cơ đốt trong lắp trên xe có cơ cấu làm mát dầu bôi trơn.

  • Chế phẩm diệt nấm để phòng trừ bệnh ở lúa nước.






3
Phục vụ cung cấp “Thông Tin Trọn Gói” 1
4


THÔNG TIN THÀNH TỰU



NHIÊN LIỆU SINH HỌC CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE HƠN XĂNG DẦU

Theo một nghiên cứu được công bố tại Mỹ, xăng ethanol chiết xuất từ ngô rất có hại cho môi trường và sức khoẻ con người. Kết luận một số nhiên liệu sinh học có thể gây bệnh ở người nhiều hơn xăng và dầu diesel được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu chi phí y tế liên quan đến các loại nhiên liệu khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy ethanol sinh học làm từ ngô hiện đang sản xuất phổ biến tại Mỹ có mối liên hệ nhiều hơn đến các vấn đề về môi trường và sức khoẻ con người so với các nhiên liệu truyền thống. Tuy nhiên, người ta đặt nhiều hi vọng vào thế hệ nhiên liệu sinh học mới làm từ chất thải hữu cơ hay các loại cây trồng ở khu vực vành đai không trồng lương thực. Loại nhiên liệu này chỉ tốn một nửa chi phí cho môi trường cũng như y tế so với xăng dầu và 1/3 so với các nhiên liệu sinh học ngày nay.

Công trình này đã đóng góp thêm vào hàng loạt các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học làm từ ngô được thực hiện từ trước đến nay. Một vài nghiên cứu năm vừa qua cho thấy ngô được trồng ngày càng nhiều phục vụ cho mục đích sản xuất ethanol sinh học, khiến giá lương thực tăng. Các nhà môi trường học đã cảnh báo một số vấn đề khác như tình trạng chặt phá rừng lấy đất trồng cây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.

Bằng việc sử dụng mô hình máy tính theo thiết kế của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã tính toán được tổng chi phí cho môi trường và y tế của xăng dầu là khoảng 71 cent/gallon, trong khi với một lượng tương tự nhiên liệu sinh học ethanol từ ngũ cốc thì chi phí này là 72 cent đến 1,45 USD, phụ thuộc vào cách thức sản xuất.

Thế hệ nhiên liệu mới còn được gọi là nhiên liệu ethanol sinh học cenllulose chỉ tốn từ 19 đến 32 cent, tùy thuộc vào công nghệ và nguyên liệu sử dụng. Đây là những nhiên liệu thử nghiệm làm từ các cây thân gỗ, về cơ bản không làm ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp truyền thống.

Giáo sư David Tilman thuộc Đại học bang Minnesota, một trong những tác giả của nghiên cứu, phát biểu: “Những tranh luận từ trước tới nay về nhiên liệu sinh học chủ yếu chỉ tập trung vào khí thải nhà kính, còn rất nhiều tác động khác nữa cả tích cực và tiêu cực chưa được tính đến. Chúng tôi muốn mở rộng thống kê từ khí nhà kính sang một phạm vi khác nữa, và chúng tôi chọn những tác động tới sức khoẻ”.

Các vấn đề về sức khoẻ liên quan đến nhiên liệu truyền thống đã được nghiên cứu cẩn thận, đặc biệt là khói bụi và các chất gây ô nhiễm khác khi đốt các nhiên liệu này. Với nhiên liệu sinh học thì các vấn đề sức khỏe gây ra bởi các chất thải ra trong quá trình trồng và sản xuất nhiên liệu. Ông Tilman cho biết: “Ngũ cốc cần phân đạm trong đó có một số loại chứa ammonia thải vào không khí. Các phần tử ammonia này thu hút bụi và kết hợp với bụi tạo thành những phân tử cỡ 2,5 micrômét rất có hại cho sức khoẻ. Một số phân tử này được gió đưa đến các khu đông dân cư khiến cho tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, đồng thời làm tăng chi phí dành cho y tế”.

Trong những vấn đề về sức khoẻ liên quan đến nhiên liệu sinh học và xăng dầu có cả các bệnh về tim mạch, các triệu chứng về đường hô hấp, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính và tử vong sớm. Nhóm nghiên cứu đã tính cả chi phí kinh tế để điều trị các bệnh này. “Đối với nền kinh tế, đấy còn là sự mất mát về nhân lực giỏi mà lẽ ra họ có thể đóng góp công sức nhiều hơn nếu không mắc bệnh,” theo ý kiến của nhà kinh tế học Jason Hill đến từ Viện môi trường của đại học Minnesota, đồng thời là một thành viên của nhóm.

Một nhà kinh tế học của Đại học Minnesota, giáo sư Stephen Polasky, đồng tác giả nghiên cứu phân tích: “Chi phí y tế và môi trường không được những người sản xuất, mua và bán xăng dầu hay ethanol thanh toán mà chính cộng đồng phải trả số tiền này”.

Một bản báo cáo do Ed Gallagher, chủ tịch Viện nhiên liệu tái chế Mỹ xuất bản năm ngoái cho rằng cần hoãn việc đưa công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học sang Anh cho tới khi Mỹ có cơ chế quản lí hiệu quả để tránh làm tăng phát thải khí thải nhà kính gây ra bởi nạn tàn phá rừng để lấy chỗ sản xuất nhiên liệu. Báo cáo của ông cho thấy nếu không kiểm tra kĩ lưỡng, mục tiêu hiện tại về sản xuất nhiên liệu sinh học đến năm 2020 sẽ làm tăng lượng khí thải nhà kính thải ra trên toàn thế giới và tăng tỉ lệ nghèo đói ở các nước nghèo nhất thế giới.

Gallagher cũng góp ý với chính phủ Mỹ về việc cần phải khuyến khích sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ mới trong nghiên cứu của các nhà khoa học bang Minnesota. Ethanol cenllulose có thể chế biến từ các loại cây như cỏ ba chẽ (switchgrass) hay cây dầu mè (jatropha). Các cây này có thể sống ở những cùng đất ít màu mỡ nhưng công nghệ chế biến chúng thành nhiên liệu thì mới chỉ đang ở giai đoạn đầu.

Ông Tilman nhấn mạnh rằng cần loại bỏ việc chuyển đất rừng thành đất trồng ngũ cốc sản xuất ethanol càng sớm càng tốt và thúc đẩy việc tìm kiếm một loại nhiên liệu sinh học phù hợp và bền vững: “Chúng ta đã tiến xa hơn cái việc chỉ nhìn vào lượng khí thải nhà kính và đã khám phá ra nhiều tác hại phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên. Tôi cho rằng trước khi đầu tư tài nguyên sản xuất nhiên liệu sinh học mới, chúng ta cần nỗ lực đánh giá và thống kê các tác hại có thể xảy ra đối với xã hội như chất lượng nước, sự đa dạng sinh học v.v…”

Theo www.agbiotech.com.vn, 01/03/2009.

**************



CO2 + HƠI NƯỚC = GA

Theo nhà phát minh Craig Grimes ở Đại học Pennsylvania (Mỹ), việc loại bỏ CO2 ra khỏi bầu khí quyển (nhằm giảm tác động lên khí hậu Trái đất) và biến khí thải gây hiệu ứng nhà kính này thành nhiên liệu hiện nay không còn là chuyện bất khả thi.

Craig và đồng nghiệp đã sáng chế một dụng cụ chứa hệ thống ống nano có khả năng chuyển hóa hỗn hợp CO2 và hơi nước thành khí đốt tự nhiên. Thiết bị này mang đến một phương pháp mới giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển và biến nó thành nhiên liệu hoặc các hóa chất khác nhằm hạn chế ảnh hưởng của các khí thải gây hiệu ứng nhà kính – hình thành từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch - đối với khí hậu toàn cầu.

Trước đây, nhiều nhóm nghiên cứu từng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ như methane, sử dụng các phân tử nano titanium dioxide làm chất xúc tác. Tuy nhiên, các phương pháp cũ đòi hỏi sử dụng ánh sáng cực tím làm năng lượng phục vụ các phản ứng. Trong khi đó, nhóm của Craig sử dụng ánh nắng làm nguồn năng lượng. Craig và các đồng nghiệp phát hiện họ có thể tăng khả năng xúc tác của titanium dioxide bằng cách biến nó thành các ống nano với mỗi ống có đường kính khoảng 135 nanomét (1 nanomét = 1 phần tỉ mét) và dài 40 micron (1 micron = 1 phần triệu mét). Cách này làm gia tăng diện tích bề mặt của titanium dioxide. Chưa hết, phủ một lớp phân tử platinum và đồng lên ống nano cũng làm tăng khả năng xúc tác của titanium dioxide.

Các ống nano titanium dioxide sau khi xử lý xong được đặt vào trong một hộp kim loại có khe hở bằng thạch anh. Sau đó, Craig và ê-kíp của mình bơm vào các ống nano hỗn hợp CO2 và hơi nước, và đặt hộp kim loại đó dưới ánh nắng trong 3 giờ (ảnh). Năng lượng từ ánh nắng đã chuyển hóa CO2 và hơi nước thành khí methane và các hỗn hợp hữu cơ cùng nhóm như ethane và propane với hiệu suất 160 microlít/giờ trên mỗi gam ống nano (1 microlít = 1 phần triệu lít).

Hiệu suất chuyển hóa trên cao hơn 20 lần so với kết quả đạt được khi sử dụng các phương pháp trước (sử dụng ánh sáng cực tím làm chất xúc tác). Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ cao để có thể triển khai sản xuất với qui mô thương mại. Craig cho rằng nhóm của ông đang nghiên cứu phủ thêm một lớp nano đồng lên ống nano titanium dioxide – cách này có triển vọng gia tăng đáng kể hiệu suất chuyển hóa CO2 và hơi nước thành ga.

Theo www.baocantho.com.vn, 23/02/2009.

**************


CÔNG NGHỆ MỚI SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC VỚI GIÁ RẺ

Các nhà khoa học Đức cho biết, họ vừa khám phá ra một công nghệ mới tổng hợp hoá chất từ nguyên liệu thực vật để sản xuất nhiên liệu lỏng với giá chỉ khoảng 0,50 euro một lít, tương đương với 2,49 USD một galông. Được các nhà khoa học của Viện Công nghệ Karlsruhe, Đức, phát triển, công nghệ mới này còn được gọi là bioliq (sinh hoá lỏng), có thể sản xuất ra các dạng nhiên liệu lỏng và các hoá chất khác nhau từ nguyên liệu thực vật như gỗ và rơm.

Quy trình sinh hoá lỏng, hay còn gọi là nhiệt phân, bao gồm việc đốt nóng nguyên liệu thực vật mà không có không khí tới khoảng 500oC. Quy trình này sẽ sản sinh ra một lớp chất lỏng dầu đặc chứa các hạt rắn của than cốc, được gọi là chất biosyncrude.

Sau đó, chất biosyncrude được làm bay hơi bằng cách cho chúng tiếp xúc với một dòng khí oxy, trước khi bị nung nóng ở áp suất cao tới mức nhiệt khoảng 1400oC. Còn được gọi là quy trình khí hoá, quy trình này chuyển hoá chất biosyncrude lỏng thành một hỗn hợp gồm cácbon một ôxit và hyđrô, được gọi là hỗn hợp syngas.

Sau khi loại bỏ các tạp chất khỏi hỗn hợp syngas, chúng được chuyển hoá thành một loạt các hoá chất và nhiên liệu, gồm metanola, hyđrô và một dạng tổng hợp của dầu điêzen.

Các nhà khoa học đã phát triển công nghệ tới giai đoạn này tương đối hoàn chỉnh, vì chất syngas được triết suất từ than và khí tự nhiên đã được sử dụng để sản xuất nhiên liệu lỏng ở quy mô thương mại ở Nam Phi. Hiện tại, nhóm nghiên cứu muốn thương mại hoá hơn nữa bioliq. Kết hợp với công ty Lurgi, nhóm nghiên cứu KIT tiến hành xây dựng một nhà máy thí điểm dựa trên công nghệ bioliq, hoạt động vào năm 2012. Để công nghệ này hoạt động hiệu quả ở quy mô nhà máy, câu hỏi làm thế nào để sản xuất bioliq ở quy mô lớn hơn để nó có thể cạnh tranh với nhiên liệu trầm tích.

Để trả lời câu hỏi, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một mô hình kinh tế đơn giản để tính toán chi phí cho việc sản xuất nhiên liệu ở một nhà máy bioliq với công suất sản lượng hàng năm là 1 triệu tấn. Quy mô này bằng một phần mười quy mô của một nhà máy lọc dầu hiện đại, nhưng tương đương với các nhà máy sản xuất nhiên liệu lỏng từ dầu và khí.

Nhóm nghiên cứu kết luận, cách thức kinh tế nhất vẫn là sinh khối được tiền xử lý ở khoảng 50 nhà máy nhiệt phân phân bố trong vùng để sản xuất ra biosyncrude rồi sau đó chúng có thể được vận chuyển một cách kinh tế để cung cấp cho nhà máy trung tâm sản xuất nhiên liệu với công suất cao. Lợi thế của phương pháp này là ở cách vận chuyển chất biosyncrude lỏng thuận tiện và rẻ hơn so với vận chuyển những khối gỗ và rơm lớn. Cách thức này càng hiệu quả nếu biosyncrude được vận chuyển bằng tầu hoả ở những đoạn đường dài.

Dựa trên mô hình này, nhóm nghiên cứu cho rằng công nghệ bioliq có tiềm năng sản xuất nhiên liệu lỏng với giá chỉ có 0,50 euro.

Theo www.automation.org.vn, 09/02/2009.

**************


CÁC CHẤM LƯỢNG TỬ SẼ LÀ MÁY PHÁT HỒNG NGOẠI TRUNG

Một nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, Mỹ vừa phát triển một thiết bị sử dụng các chấm lượng tử InAs (indi acxênit) làm các máy phát tia hồng ngoại trung. Nhóm nghiên cứu cho biết, tia hồng ngoại trung là một dải sóng bước dài rất quan trọng đối với các ứng dụng cảm ứng khí, chụp hình nhiệt, truyền thông phi không gian.

Nhóm nghiên cứu cho biết, một trong những khó khăn chính đối với các tia lade tầng lượng tử đó là chúng phát ra ở một dải tần gần với năng lượng nhiệt. Những tia lade này đôi khi tạo ra nhiệt chứ không phải ánh sáng. Nếu có thể nâng cao việc truyền quang thay vì truyền nhiệt thì chúng sẽ là những máy phát tia hiệu quả hơn, vì sẽ mất ít năng lượng cho việc tạo ra nhiệt.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, với các tia lade tầng lượng tử, cấu hình là hai chiều, có nghĩa là quá trình phát tia, không cần những kỹ thuật chế tạo phức tạp, phát ra từ các rìa của mẫu vật chứ không phải là ở bề mặt. Thiết bị của nhóm hoạt động tương tự như tia lade tầng lượng tử, nhưng do nhóm đang phát triển các chấm lượng tử, nên họ đã sử dụng một cấu hình ba chiều có khả năng phát tia từ bề mặt. Cấu hình 3 chiều cũng khiến cho việc truyền nhiệt ở chấm lượng tử khó xảy ra, một hiệu ứng được gọi là "nút cổ chai phonon".

Nhóm nghiên cứu cho biết, để thiết bị chấm lượng tử này có thể thay thế hoàn toàn được các tia lade tầng lượng tử sẽ cần phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn. Nhóm đã phát triển các mẫu chấm lượng tử không được thiết kế để cho chiếu tia lade. Kết quả là họ sẽ phải thiết kế một bước sóng để hạn định việc phát ra chấm và chiếu tia vào những cấu trúc đó. Hiện tại, những chấm lượng tử mới chỉ được phát triển trên một lớp đơn, trong tương lai nhóm sẽ phát triển chúng trên nhiều lớp.

Theo www.vista.gov.vn, 27/02/2009.

**************


TÍNH CHẤT ĐIỆN TỬ KHÁC THƯỜNG CỦA TINH THỂ BITMUT

Các nhà vật lý của trường đại học Rutgers vừa khám phá ra các tính chất điện tử khác thường ở tinh thể bitmut. Nhờ những tính chất đó, vật liệu này sẽ có tiềm năng cải thiện hiệu suất của pin năng lượng mặt trời và thiết kế chip máy tính.

Các nhà khoa học đã xác định được một tinh thể được chế tạo từ bitmut, sắt và oxy có thể thể hiện một đặc điểm điện tử kỳ lạ vốn không có ở vật liệu bán dẫn thông thường. Nó hoạt động giống như một điốt thuận nghịch, hoạt động như một cửa quay điện cho phép dòng điện vào theo một chiều ở một hoàn cảnh nhất định và theo chiều ngược lại dưới hoàn cảnh khác. Các diốt bán dẫn thông thường không thuận nghịch, chiều của dòng điện mà nó cho phép được cố định trong quá trình chế tạo.

Nhóm nghiên cứu cũng khám phá ra rằng các điốt được chế tạo từ vật liệu này tạo ra một dòng điện khi ánh sáng chiếu vào nó, khiến cho vật liệu này có tiềm năng sử dụng cho các pin mặt trời trong tương lai. Vật liệu này dường như rất nhạy với ánh sáng ở dải xanh cuối của quang phổ, một đặc tính có tiềm năng làm tăng hiệu suất của pin mặt trời.

Tinh thể mà nhóm đang tiến hành nghiên cứu là một vật liệu chứa sắt, có nghĩa là tinh thể này thể hiện sự phân cực điện. Sự phân cực này, vốn được các nhà khoa học cho là sẽ kiểm soát được khả năng phản ứng như là một điốt của tinh thể, được gọi là hiệu ứng khối, một tính chất có trên toàn bộ tinh thể. Ngược lại, các chất bán dẫn thông thường hoạt động như các điốt dựa trên các hiệu ứng điện ở các giao diện giữa hai vật liệu khác nhau.

Bằng cách cung cấp một điện thế ngoài lên tinh thể sắt điện, sự phân cực của vật liệu bị đảo ngược, cùng với chiều mà điốt cho phép dòng điện chạy qua. Nhóm nghiên cứu cho biết, điều này khiến cho việc thiết kế chip máy tính sẽ linh hoạt hơn.



Theo www.vista.gov.vn, 25/02/2009.

**************


LẮP RÁP CÁC CẤU TRÚC NANO PHỨC TẠP BẰNG NAM CHÂM

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Duke và Massachusetts, Mỹ, vừa tạo ra được một tập hợp các tình thế trong đó các hạt nhỏ bé trong một dung môi sẽ tự lắp ráp chúng một cách thích hợp lại thành các hình dạng phức tạp ở kích cỡ cực nhỏ.

Bằng cách điều khiển độ từ hoá của một dung dịch lỏng, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã khiến cho cả vật liệu từ tính và phi từ tính hình thành nên các cấu trúc nano phức tạp. Cấu trúc được tạo ra có thể được “cố định”, có nghĩa là chúng có thể được liên kết với nhau vĩnh viễn. Việc này làm tăng khả năng sử dụng những cấu trúc này làm các khối kiến tạo cho các ứng dụng đa dạng như các linh kiện tàng hình, quang học tân tiến, lưu trữ dữ liệu và kỹ thuật sinh học.

Các cấu trúc nano được hình thành bên trong một chất lỏng được gọi là chất lỏng từ, là một dung dịch chứa những hạt nano treo lơ lửng được cấu tạo từ các hợp chất chứa sắt. Một trong những tính chất độc đáo của những chất lỏng này là chúng bị từ hoá mạnh dưới các từ trường ngoài.

Nhóm nghiên cứu cho biết, giải pháp cho sự lắp ráp những cấu trúc nano này là điều chỉnh một cách linh hoạt các tương tác giữa các hạt từ hoá tích điện dương và âm. Để đạt được điều này nhóm đã làm biến đổi mật độ các hạt chất lỏng từ trong dung dịch.

Theo nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học từ lâu có thể tạo ra những cấu trúc cực nhỏ được cấu tạo từ một dạng hạt đơn, nhưng vẫn chưa đạt tới việc lắp ráp các cấu trúc phức tạp trong các dung dịch chứa nhiều dạng hạt.

Ở các thí nghiệm của trường Đại học Duke, các cấu trúc nano được tạo ra bằng cách áp dụng một từ trường đồng đều lên một chất lỏng chứa các dạng hạt keo từ tính và phi từ tính khác nhau được đựng bên trong hai lớp thuỷ tinh trong suốt để các nhà nghiên cứu có thể theo dõi quá trình lắp ráp bằng cách sử dụng kính hiển vi ở thời gian thực. Nhóm cho biết, nhóm dự định chế tạo ra những cấu trúc nano nhỏ hơn nữa để tìm ra những giới hạn của quy trình lắp ráp.

Theo www.tchdkh.org.vn, 24/02/2009.

**************


GREENDRIVE: HỆ THỐNG HỖ TRỢ LÁI XE THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Hai nhà phát minh cộng tác cùng Viện không gian châu Âu đã phát minh ra một hệ thống sử dụng dữ liệu hàng không qua vệ tinh nhằm trợ giúp việc lái xe trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Hiện nay, phần lớn các phương tiện giao thông đều được thiết kế sao cho vừa đạt được hiệu năng cao vừa hạn chế việc tiêu thụ nhiên liệu. Tuy nhiên, chỉ tiêu tiết kiệm nhiên liệu chỉ là tương đối và phụ thuộc phần lớn vào thói quen và thái độ của người điều khiển. Nhiên liệu tiêu thụ có thể tăng vọt khi người cầm lái có khuynh hướng muốn trở thành “tài xế tốc độ”.

Hai nhà phát minh người Thuỵ Điển và Israel là Alex Ackerman và Yossef Shiri đã phát minh ra một hệ thống thông minh được đặt tên là GreenDrive. Nó có thể cung cấp các thông tin về vị trí của phương tiện, tình trạng giao thông và các loại ô tô đang lưu thông trên đường để đưa ra tính toán và lời khuyên dành cho người lái xe về cách thức điều khiển phương tiện sao cho phù hợp nhất nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu. Ví dụ như, GreenDrive có thể gợi ý cho người tài xế bắt đầu hãm phanh trước khi đến nơi gặp biển báo dừng lại hay tín hiệu đèn giao thông.

“Hệ thống của chúng tôi cho phép giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện một cách rất trực giác đối với người lái xe. Nó có thể hoạt động trên điện thoại di động hay trên một thiết bị định vị cá nhân, và đặc biệt là rất chú trọng tới yếu tố môi trường”, Yossi Shiri giải thích.

GreenDrive sử dụng các thông tin định vị qua Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS). Hiện nó đang hoạt động với thiết bị GPS, nhưng trong tương lai, nó sẽ có khả năng khai thác các dữ liệu của Galileo - Hệ thống định vị tương lai thong qua các vệ tinh châu Âu. Hệ thống này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và nằm trong giai đoạn thực nghiệm. Theo hai nhà phát minh, GreenDrive cho phép tiết kiệm trung bình từ 15 tới 20% nhiên liệu.

Dự án GreenDrive được ESA - Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình chuyển giao công nghệ. Hệ thống được thiết kế bởi hai nhà phát minh Ackerman và Shiri đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Vệ tinh định vị châu Âu. Thời gian tung sản phẩm ra thị trường hiện vẫn chưa ấn định.



Theo www.vnn.vn/khoahoc, 02/03/2009.

**************


KHÁM PHÁ MANG LẠI ỨNG DỤNG MỚI TRONG LĨNH VỰC ĐÓNG GÓI

Các nhà khoa học trường Đại học Case Western Reserve, Mỹ vừa có một khám phá mới, góp phần giữ cho thực phẩm và dược phẩm tươi và an toàn hơn; các thiết bị điện tử được khô ráo và chắc chắn hơn mà chỉ với chi phí rất nhỏ.

Khám phá này liên quan tới việc sử dụng một kỹ thuật dựa trên công nghệ nano để phong toả sự di chuyển của các luồng khí gây hại trong suốt chất polime, khiến cho nó bền hơn. Nhóm nghiên cứu cho biết, công trình nghiên cứu là một bước tiến trong việc phát triển các polime vỏ bọc siêu hiệu quả, trong suốt và dẻo để sử dụng cho nhiều ứng dụng.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy khi bị giới hạn ở cỡ các lớp nano, ôxit politen (PEO) kết tinh thành một lớp đơn, giống như các tinh thể đơn, không thấm nước, rất lớn, có khả năng làm giảm tới 100 lần lượng thẩm thấu khí ở tất cả các dạng ứng dụng dựa trên polime. Khi một polime có thể kết tinh được giới hạn ở các lớp mỏng như vậy, chúng làm các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi tự tổ chức thành một vật liệu chèn tinh thể gần như hoàn hảo đối với các chuỗi polime ở mỗi một lớp mỏng. Các vùng kết tinh ở các polime là các vùng trong đó các nguyên tử ở các chuỗi polime xếp thẳng hàng theo một mô hình trật tự và được xác định rõ, giống như các nguyên tử nước liên kết với nhau ở trạng thái đóng băng với cấu trúc được xác định (trên thực tế là nước kết tinh). Do các nguyên tử được liên kết chặt chẽ với nhau trong một mô hình thông thường, các vùng kết tinh của polime không chấp nhận sự di chuyển thậm chí của các phân tử khí nhỏ nhất xuyên qua chúng, ví dụ như ôxy hoặc cácbon điôxit. Vì vậy, các vùng kết tinh của polime làm giảm mức độ thẩm thấu của khí vào các polime này, cải thiện các tính chất rào cản của polime.

Các polime kết tinh, ví dụ như politen, polipropilen và nilông được sử dụng rộng rãi làm các màng bọc thực phẩm, thuốc và đóng gói linh kiện điện tử, nhờ giá thành rẻ, dễ sản xuất và có độ dai cơ học cao.

Theo www.vista.gov.vn, 11/02/2009.

***************


CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN NANO SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ LỰC CƠ SINH

Liệu những con chuột cảnh có giúp giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng của thế giới? Có lẽ là không, nhưng một chuột cảnh được đeo một chiếc áo phát điện cũng có thể góp một phần nhỏ để tạo ra một nguồn điện tái tạo mới cho thế giới. Đó là một sáng chế mới của các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ Georgia. Sử dụng công nghệ nano họ cũng có thể tạo ra điện từ lực ngón tay ấn phím, khiến cho những người sử dụng điện thoại di động và các thiết bị cầm tay khác tiến gần hơn tới việc tự cấp điện cho mình từ việc ấn phím.

Công trình nghiên cứu của nhóm chứng tỏ rằng các máy phát điện cỡ nano có thể được điều khiển bằng hoạt động cơ học thông thường, ví dụ như rung động của âm thanh, vẫy cờ, ấn các ngón tay hoặc các con chuột cảnh chạy trên các bánh xe. Thu thập năng lượng tần số thấp như vậy từ chuyển động thông thường rất quan trọng bởi vì phần lớn năng lượng cơ sinh rất khác nhau, không giống như chuyển động cơ học thông thường được sử dụng để sản xuất điện với quy mô lớn hiện nay.

Máy phát điện nano sản sinh ra điện dựa trên hiệu ứng áp điện, một hiện tượng trong đó các vật liệu nhất định như các dây kẽm ôxít, tạo ra hạt tích điện khi chúng bị bẻ cong và sau đó được duỗi ra. Các dây này có đường kính từ 100 tới 800 nano mét và có chiều dài từ 100 tới 500 micron.

Để chế tạo ra các máy phát điện này, nhóm nghiên cứu đã nhồi các dây kẽm ôxít vào trong một chất nền polime dẻo, các dây này móc mỗi đầu cuối với một công tắc điện và với một Rào Shottky tại điểm cuối để kiểm soát dòng điện. Sau đó, họ gắn một trong những máy phát điện dây đơn này với vùng khớp của một ngón trỏ, hoặc kết nối bốn thiết bị dây đơn này vào một chiếc áo khoác màu vàng mặc cho một con chuột.

Lực chạy và cào của con chuột cảnh hoặc lực đập nhẹ của ngón tay sẽ uốn cong chất nền bên trong có nhồi các dây nano, làm sản sinh ra những lượng điện xoay chiều cực nhỏ. Tích hợp 4 máy phát điện nano vào một chiếc áo khoác cho một con chuột cảnh sản sinh ra lượng điện lên tới 0,5 nano ămpe. Máy phát điện đơn từ ngón tay sản sinh ra lượng điện thấp hơn.

Nhóm nghiên cứu dự đoán, để tiếp điện cho một thiết bị cầm tay ví dụ như một tai nghe Bluetooth sẽ cần ít nhất hàng ngàn máy phát điện đơn có thể được chôn trong các môđun ba chiều. Các môđun này cũng có thể được cấy vào cơ thể để thu thập năng lượng từ các nguồn như chuyển động cơ hoặc rung động của mạch máu để tiếp năng lượng cho các thiết bị nano đo áp lực máu hoặc các dấu hiệu quan trọng khác.

Theo www.vista.gov.vn, 16/02/2009.

**************


ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHẠY BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Hãng Samsung vừa công bố loại điện thoại di động chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên của thế giới tại một hội chợ công nghiệp được tổ chức vào ngày 16/02/2009.

Nhà chế tạo cho biết, thiết bị này sẽ được chào hàng tại thị trường châu Âu vào giữa năm 2009. Được đặt tên là "Trái đất xanh", chiếc điện thoại di động này có các tấm pin mặt trời mini gắn ở đằng sau. Thời gian xạc từ 10 tới 14 tiếng dưới ánh nắng mặt trời sẽ mang lại 4 giờ sử dụng. Chiếc điện thoại này cũng có thể được xạc một cách thông thường thông qua một giắc cắm, bằng cách sử dụng các tấm pin mặt trời để làm đầy ắc quy nhằm kéo dài thời gian sử dụng.

Theo www.congnghemoi.com.vn, 19/02/2009.

**************


BỘ XỬ LÝ XÁC SUẤT ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Trường Đại học Rice (Mỹ), rất nổi tiếng với các công trình trong lĩnh vực công nghệ nano, mới giới thiệu tại hội nghị quốc tế về hệ bán dẫn một bộ vi xử lý xác suất đầu tiên trên thế giới. CPU mới này tiết kiệm năng lượng 30 lần và hoạt động nhanh gấp 7 lần so với CPU thường.

CPU này không hoạt động theo nguyên tắc nhị phân (đúng/sai) như thông thường mà thực hiện phép tính xác suất trong phần lớn các câu trả lời. Như vậy bộ xử lý xác suất không đưa ra câu trả lời chính xác trong những trường hợp không cần thiết vì vậy sẽ tốn ít năng lượng hơn khi thực hiện một phép tính nếu so với CPU hiện nay. Sự tiêu thụ năng lượng của mẫu CPU được giới thiệu ít hơn 30 lần và tốc độ nhanh gấp 7 lần so với CPU thông thường.

Việc nghiên cứu bộ xử lý xác suất có sự hợp tác của các bác học từ trường Đại học Nanyang (Singapore). Các nhà nghiên cứu cho biết, CPU này có thể ứng dụng cho điện thoại di động, video card và các thiết bị có bộ xử lý trong. Theo giáo sư sáng chế Krishna Palem, công trình nghiên cứu này mới ở giai đoạn đầu nhưng có thể sẽ được đưa vào sản xuất trong 4 năm nữa.



Theo www.thanhnien.com.vn, 20/02/2009.

***************



CHẾ TẠO PIN MẶT TRỜI NĂNG LƯỢNG CAO LẤY Ý TƯỞNG TỪ CÁNH BƯỚM

Khám phá về việc cánh bướm có các vảy hoạt động giống như những bộ máy thu thập năng lượng mặt trời đã giúp các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản thiết kế ra một loại pin mặt trời hiệu suất cao hơn, có thể được sử dụng để cung cấp điện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và sử dụng trong các ứng dụng khác trong tương lai.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu nhận thấy các nhà khoa học đang tìm kiếm những vật liệu mới để cải thiện việc hấp thụ ánh sáng ở các loại pin mặt trời nhạy màu, còn được gọi là pin Gratzel (đặt theo tên nhà phát minh Michael Gratzel). Những loại pin này có hiệu suất chuyển hoá ánh sáng cao nhất trong số các pin năng lượng mặt trời, lên tới 10%.

Trong nghiên cứu nhằm cải tiến hơn nữa loại pin này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các vảy hấp thu năng lượng mặt trời cực nhỏ trên cánh bướm. Sử dụng cánh bướm làm khuôn, họ chế tạo các bộ máy hấp thu năng lượng mặt trời và chuyển giao những cấu trúc hấp thụ ánh sáng này vào pin Gratzel. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các bộ máy hấp thu năng lượng mặt trời mô phỏng từ cánh bướm hấp thụ ánh sáng hiệu quả hơn nhiều so với pin nhạy màu thông thường. Quy trình chế tạo này đơn giản và nhanh hơn các phương pháp khác và có thể được sử dụng để chế tạo các loại thiết bị thương mại có giá trị khác.



Theo www.vista.gov.vn, 13/02/2009.

***************


THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG CƠ HỘI MỚI CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ

Nhóm các nhà nghiên cứu y học ở vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã phát hiện phản ứng tích cực của thuốc trị bệnh tiểu đường Rosiglitazone đối với các bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não.

Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu y học của Đài Loan cho biết thuốc Rosiglitazone có chức năng làm giảm đáng kể tỷ lệ tế bào não bị hoại tử, cũng như làm giảm tới 50% số mô thần kinh bị phá hủy khi xảy ra đột quỵ xuất huyết não.

Thông thường, khi bệnh nhân bị một cơn xuất huyết não, các mạch máu sẽ không cung cấp được máu lên não, khiến các tế bào não và mô thần kinh bị phá hủy, gây ra các bệnh tim mạch.

 Những kết quả trên đã được kiểm chứng qua thử nghiệm trên chuột. Theo Viện nghiên cứu y học của Đài Loan, thời gian tốt nhất để tiêm thuốc Rosiglitazone đạt hiệu quả là trong vòng 2 giờ kể từ khi bị đột quỵ.

Hiện viện này đang lên kế hoạch phối hợp với các viện nghiên cứu y khoa khác để tiến hành giai đoạn tiếp theo là thử nghiệm lâm sàng.

 Theo www.vnn.vn, 23/02/2009.

***************


BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC

Trong 2 bài báo trên tạp chí Nature ngày 1-3, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Andras Nagy ở Bệnh viện Mount Sinai (Canada) và nhóm của tiến sĩ Keisuke Kaji ở Đại học Edinburgh (Anh) công bố việc phát triển một phương pháp tạo và cung cấp tế bào gốc gần như vô hạn mà không gây tranh cãi về mặt đạo đức như khi sử dụng tế bào gốc phôi thai, mở ra khả năng điều trị các căn bệnh hiểm nghèo như tổn thương tủy sống, thoái hóa điểm vàng, tiểu đường, Parkinson...

Năm 2007, ba nhóm nghiên cứu Anh và Mỹ thông báo có thể tạo tế bào gốc từ tế bào da trưởng thành bằng cách tiêm vào một virus mang thêm 4 gien. Do virus có thể thúc đẩy gien ung thư, các tế bào này không đủ an toàn để sử dụng ở người.

Mới đây, nhóm của tiến sĩ Nagy cũng sử dụng phương pháp tương tự, tái lập trình các tế bào da trưởng thành, biến đổi chúng trở lại trạng thái như tế bào gốc phôi thai. Tuy nhiên, thay vì sử dụng virus, nhóm dùng một “gien nhảy” có tên piggyBac.

Được phát hiện lần đầu tiên ở côn trùng, những “gien nhảy” này là một đoạn DNA ký sinh, có thể nhảy từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác, ngẫu nhiên chèn vào hệ gien, dẫn đến kiểu biến đổi gien có thể giúp các loài thích nghi với điều kiện thay đổi. Nhóm của tiến sĩ Nagy đã phát hiện một phương pháp mới để tạo các tế bào gốc đa hiệu nghiệm (tế bào có thể phát triển trong phần lớn loại tế bào khác) mà không phá hủy các gien lành.

Đầu tiên, nhóm đưa 4 gien tái lập trình vào trong một “gien nhảy” của loài bướm. PiggyBac biến đổi được đưa vào trong các tế bào da của chuột và người, “cắt và dán” gien tế bào gốc vào trong một nhiễm sắc thể.

Trong nhiều trường hợp, nhóm phát hiện “gien nhảy” sau đó lại nhảy lần hai sang một nhiễm sắc thể khác. Nhưng trong 60% thời gian, hoạt động “cắt và dán” lần hai không thành công, nghĩa là 4 gien lập trình không được đưa trở vào hệ gien của tế bào da và biến mất cũng như “gien nhảy”.

Bằng cách sử dụng các tế bào iPS và kích hoạt, các nhà nghiên cứu có thể làm piggyBac nhảy khỏi nhiễm sắc thể và sau đó ngăn không cho nhảy trở vào, để lại các tế bào nguyên vẹn và khỏe mạnh.

Một trong các thành phần chủ yếu trong công trình của Nagy đã được phát triển trong phòng thí nghiệm của tiến sĩ Kaji.

Theo tiến sĩ Nagy, phương pháp mới tạo tế bào gốc không cần phôi thai và có thể sử dụng để sản sinh tế bào từ nhiều mô trưởng thành như tế bào da của chính bệnh nhân. Nhóm của ông đã thí nghiệm trên cả tế bào chuột và người và đang sử dụng kỹ thuật này để phát triển tế bào gốc từ tế bào trưởng thành của bệnh nhân nhiều bệnh khác nhau, trong đó có u nang.

Trong tương lai, các nhà khoa học có thể sáng tạo những phương pháp đơn giản hơn mà không cần gien tái lập trình. Như nhà khoa học Sheng Ding ở Viện Nghiên cứu Scripps, bang California, đang thực nghiệm tái lập trình bằng loại thuốc phân tử nhỏ.

Theo www.sggp.org.vn, 02/03/2009.

***************


PHƯƠNG PHÁP MỚI GIÚP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TỐT HƠN CHO NGƯỜI CẤY GHÉP THẬN

Một phương pháp thử nước tiểu mới phát hiện nguyên nhân thất bại trong cấy ghép thận có thể giúp chẩn đoán và điều trị tốt hơn cho bệnh nhân bị thận do polyomavirus. Hiện nay, 9% trong số các ca cấy ghép thận thường bị thất bại.

Polyomavirus nguy hiểm đối với những người trung niên khỏe mạnh và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người có hệ miễn dịch kém. Những người cấy ghép thận sử dụng thuốc để kích thích hệ miễn dịch này phản ứng tốt hơn với việc đào thải thận cấy ghép.

Hiện chưa có phương pháp điều trị nào đối với bệnh thận do polyomavirus, vì vậy việc chẩn đoán bệnh sớm và giảm thiểu các liều thuốc bảo vệ hệ miễn dịch là vô cùng quan trọng với hy vọng giúp các hệ miễn dịch đào thải được loại virus này. Hiện nay, các bác sĩ phải dựa vào phương pháp sinh thiết để chẩn đoán bệnh thận do polyomavirus và các thí nghiệm đôi khi mang lại những kết quả không chuẩn xác.

Phương pháp thử nghiệm mới do tiến sĩ Volker Nickeleit và các đồng nghiệp ở trường Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill phát triển có thể đo được mức Haufen, một thuật ngữ bằng tiếng Đức mô tả về tập hợp virus hình thành trong thận của những người bị thận do polyomavirus và đào thải qua đường nước tiểu.

Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp thử nghiệm này chỉ mất 3 giờ với chi phí gần 400 USD và dễ dàng thực hiện với các thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệm Khi phương pháp này được sử dụng với 160 người, trong đó có 21 người bị bệnh ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối, các nhà nghiên cứu đều có thể phát hiện Haufen trong các mẫu nước tiểu ở 21 đối tượng này có chứa virus, trong khi không phát hiện thấy virus ở 139 người còn lại không mắc bệnh thận.

Nghiên cứu này sẽ được đăng trên Tạp chí Journal of the American Society of Nephrology số ra tháng 2/2009.

Nhóm nghiên cứu phát biểu: “Phương pháp thử nghiệm chẩn đoán bệnh của chúng tôi rất đặc biệt và có tác dụng y học vô cùng to lớn. Việc chẩn đoán sớm và chính xác bệnh thận do polyomavirus sẽ giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cải thiện tốt hơn quá trình điều trị cho bệnh nhân”.



Theo www.vista.gov.vn, 03/02/2009.

***************



PHÁT MINH KÍNH VIỄN VỌNG NHỎ NHẤT THẾ GIỚI

Một nhóm các nhà khoa học của Học viện Đào tạo và Nghiên cứu Các hệ Sinh học Tích hợp Vanderbilt, Mỹ, vừa phát minh ra một phiên bản kính viễn vọng nhỏ nhất thế giới và sử dụng nó để quan sát các tế bào và các vi sinh vật. Nhóm nghiên cứu cho biết, với một chiếc kính hiển vi phòng thí nghiệm hiện đại, các nhà khoa học chỉ quan sát các tế bào ở một mặt, đó là đỉnh. Còn với dụng cụ mới của nhóm, các nhà khoa học không chỉ quan sát các đỉnh của tế bào mà còn có thể quan sát mọi mặt của chúng, việc mà trước đó không thể thực hiện được.

Được gọi là "các giếng kim tự tháp gương", chiếc kính này bao gồm những lỗ hổng dạng kim tự tháp được đổ khuôn trong nền silic có bề mặt bên trong được bọc bằng một lớp vàng hoặc bạch kim phản chiếu. Những chiếc kính này có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng bề dày của một sợi tóc người, và có thể được chế tạo ở một loạt kích thước để quan sát các vật thể có kích cỡ khác nhau. Khi một tế bào được đặt trong một giếng như vậy và được quan sát bằng một kính hiển vi quang học thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ có thể quan sát được vài mặt của tế bào cùng một lúc.

Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ này rất hữu dụng bởi vì có thể chế tạo các giếng gương với giá thành rất thấp, không giống như những phương pháp chế tạo các loại kính 3 chiều khác, phức tạp hơn.

Mặc dù không phải là nhóm đầu tiên chế tạo ra các giếng kim tự tháp hiển vi, nhưng nhóm Vanderbilt là nhóm nghiên cứu đầu tiên áp dụng chúng để tạo ra các hình ảnh 3 chiều về vi sinh vật. Cho tới nay, nhóm đã sử dụng các giếng gương để khảo sát quá trình phân chia của các tế bào và sự di chuyển của động vật nguyên sinh.

Theo www.vista.gov.vn, 27/02/2009.

***************


GIỐNG LÚA “SỐNG CHUNG VỚI LŨ”

Một giống lúa mới có khả năng sống sót lâu ngày trong điều kiện ngập úng hứa hẹn có thể cứu hàng triệu người trên thế giới khỏi nguy cơ chết đói.Lúa là nguồn thực phẩm chính của hơn một nửa dân số thế giới. Nhưng với tình hình thời tiết diễn biến bất thường cộng thêm xu hướng mực nước biển dâng cao, lũ lụt đã và đang trở thành nguyên nhân chính gây mất mùa, nhất là ở các quốc gia Nam Á như Bangladesh và Ấn Độ. Ước tính mỗi năm, lũ lụt gây thiệt hại khoảng 4 triệu tấn lúa, lượng lương thực đủ nuôi sống khoảng 30 triệu người. Vì thực trạng này, giáo sư Pamela Ronald chuyên nghiên cứu bệnh cây trồng ở Đại học California-Davis (Mỹ) cùng các cộng sự ở Đại học California-Riverside và Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ở Philippines hợp tác nghiên cứu giống lúa có khả năng sống sót trong điều kiện ngập lụt. Thành tựu trên được cho có thể cứu hàng triệu người khỏi cảnh thiếu ăn.

Tuy là loại cây cần nước nhưng nếu bị ngập sâu dưới nước trong thời gian dài, cây lúa sẽ chết - trung bình sau 3 ngày bị ngập úng hoàn toàn. Nguyên nhân là do cây thiếu khí CO2, ánh sáng và qui trình trao đổi chất bị hủy hoại hoàn toàn. Tình trạng ngập úng cũng triệt tiêu chất diệp lục, yếu tố quan trọng trong quá trình cây quang hợp. Và cho dù cây có thể sống sót thì trữ lượng đường trong hạt lúa cũng không còn.

Cách đây 13 năm, David Mackill ở IRRI phát hiện gien chịu lụt trong một giống lúa Ấn Độ có năng suất thấp. Ông gửi thông tin này cho giáo sư Pamela. Sau đó, bà phân lập ra gien có tên Sub 1 và nghiên cứu tạo ra những giống lúa bình thường nhưng có khả năng chịu ngập sâu trong nước đến 17 ngày. Nhóm ứng dụng phương pháp “tạo giống chính xác” - đưa gien đặc trưng vào những loại cây không chứa các gien khác. Bằng kỹ thuật này, cách đây 3 năm, các nhà khoa học đã đưa giống lúa chứa gien Sub 1 vào trồng thử nghiệm ở Bangladesh và Ấn Độ, hai quốc gia thường bị mất mùa do ngập lụt. Cuộc thử nghiệm cho kết quả mỹ mãn. “Thật tuyệt vời. Nông dân thu hoạch với năng suất tăng 4-5 lần nhờ giống lúa chịu lụt. Họ có thể trồng và thu hoạch theo phương pháp thông thường trong khi hương vị của hạt gạo thì ngon tương đương các giống lúa khác. Mặt khác, nhà nông còn có thêm thực phẩm để dùng và bán nhằm tăng thu nhập cho gia đình”, giáo sư Pamela cho biết. Trong một báo cáo đăng trên trang web IRRI, Mackill cũng cho rằng giống lúa này có tiềm năng rất lớn. “Tại Bangladesh, quốc gia có 20% diện tích đất trồng lúa bị ngập lụt và thường xuyên hứng chịu nhiều trận lũ lớn mỗi năm, các giống lúa chịu lụt hứa hẹn có thể làm nên cuộc cách mạng lớn nhằm đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực ở quốc gia Nam Á này”, Mackill nêu ví dụ.

Dự đoán giống lúa chịu lụt sẽ đến tay nông dân ở Bangladesh và Ấn Độ trong vòng 2 năm nữa. Với công trình lai tạo giống lúa chịu ngập, nhóm của giáo sư Pamela vinh dự được Bộ Nông nghiệp Mỹ trao tặng một trong những giải thưởng nghiên cứu cao quý nhất vào cuối năm 2008. Pamela cho biết bà và các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu phát triển những giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu mặn và kháng sâu bệnh.

Theo www.congnghemoi.com.vn, 19/02/2009.


**************


SÁNG CHẾ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM





1-0007136: Bộ ổn định tốc độ quay dùng cho động cơ điezen

Tác giả: Shinkichi Iwasaki (JP)

Quốc gia: Nhật

Sáng chế đề cập đến bộ ổn định tốc độ quay của động cơ điêzen bao gồm lò xo cuộn kéo hoạt động ở tốc độ cao (10) có móc (13) ở đầu trước của nó và móc (14) ở đầu gốc của nó. Móc (13) lắp vào tay bắt lò xo (5) để không thể chuyển động tịnh tiến được. Móc (14) lắp vào cần điều khiển tốc độ (6) để chỉ có thể chuyển động tịnh tiến được trong khoảng định trước. Chốt lắp lò xo (16) được định vị vào cần điều khiển tốc độ (6). Móc (14) được tạo ra có dạng hình ô van dõi theo chiều lò xo (10) giãn ra và thu lại. Móc dạng hình ô van dài (14) có đường kính nhỏ (17) về cơ bản bằng với đường kính cong (18) của móc (12). Cả hai móc (12) và (14) lắp vào chốt lắp lò xo (16) và được bố trí song song với nhau.










**************

1-0007137: Giao thức và hệ thống truyền thông mạng vô tuyến bằng cách sử dụng một bộ chuyển tiếp tự động

Tác giả: Ashleigh Glen Quick (AU), Donald Murray Terrace (AU)

Quốc gia: Úc

Sáng chế đề xuất hệ thống mạng truyền thông tần số vô tuyến (10) và giao thức để cho phép sự phân bố dữ liệu cần được dùng chung bởi các thiết bị (A, B) trong mạng. Sáng chế đặc biệt hữu ích khi các thiết bị đều nằm ngoài phạm vi truyền với nhau. Mạng (10) bao gồm việc sử dụng các bộ chuyển tiếp (40) được đặt giữa các thiết bị (A, B) để quản lý việc truyền dữ liệu trong mạng. Sáng chế cũng đề xuất phương pháp quản lý dữ liệu khi xuất hiện các xung đột giữa các cục truyền dữ liệu xung đột.

**************


1-0007138: Dược phẩm chứa dipyridamol kết hợp với axit axetylsalixylic và chất đối kháng angiotensin II để phòng ngừa bệnh đột quỵ và sử dụng dipyridamol để bào chế dược phẩm này

Tác giả: Hilbrich, Lutz (DE), Riedel..

Quốc gia: Đức

Sáng chế đề cập đến dược phẩm chứa hỗn hợp gồm dipyridamol, axit axetyl salixylic (ASA: acetylsalicylic acid) và chất đối kháng angiotensin II, và đến việc sử dụng dipyridamol để bào chế dược phẩm tương ứng chứa hỗn hợp gồm dipyridamol, axit axetyl salixylic và chất đối kháng angiotensin II dùng để phòng ngừa bệnh đột quỵ hoặc làm giảm nguy cơ bị bệnh đột quỵ ở bệnh nhân cần điều trị, đặc biệt là bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh đột quỵ hoặc bệnh đột quỵ thứ phát.

**************
1-0007140: Quy trình polyme hóa một hoặc nhiều monome

Tác giả: WESTMIJZE, Hans (NL), MEULENBRUGGE, Lambertus (NL)

Quốc gia: Netherlands

Sáng chế đề cập đến quy trình polyme hoá một hoặc nhiều monome, trong đó chất khơi mào thứ nhất được sử dụng với lượng sử dụng an toàn tối đa là 90% trọng lượng và chất khơi mào thứ hai được định lượng ít nhất là sau khi bắt đầu quá trình polyme hoá, với lượng sao cho về cơ bản lò phản ứng polyme hoá sử dụng được hết công suất làm nguội, do vậy quy trình sản xuất polyme này cụ thể là polyme chứa vinyl clorua được polyme hóa có hiệu quả về chi phí.

**************
1-0007168: Màng nhựa vinyliđen clorua, bao gói dùng cho sản phẩm patê thịt và sản phẩm patê thịt được đóng gói

Tác giả: Sugeno, Katsuhiko (JP)

Quốc gia: Nhật Bản

Sáng chế đề cập đến màng nhựa vinyliđen clorua được tạo thành từ chế phẩm nhựa chứa nhựa vinyliđen clorua với lượng là 100 phần trọng lượng và este của axit béo có từ 19 đến 25 nguyên tử cacbon với polyglyxerol với lượng nằm trong khoảng từ 0,05 đến 1,5 phần trọng lượng, đến bao gói dùng cho các sản phẩm patê thịt được tạo thành từ màng nhựa vinyliđen clorua và sản phẩm patê thịt đóng gói thu được bằng cách đóng bao và bao gói sản phẩm patê thịt vào trong bao gói này.

**************
1-0007142: Dược phẩm dạng viên nén giải phóng kéo dài chứa pramipexol

Tác giả: Gregory E. Amidon (US), Loksidh D. Ganorkar (MU), …

Quốc gia: Mỹ

Sáng chế đề cập đến dược phẩm giải phóng kéo dài ở dạng viên nén có thể phân phối qua đường miệng chứa muối pramipexol tan trong nước được phân tán trong chất nền bao gồm polyme ưa nước và tinh bột có sức căng ít nhất 0,15kNcm-2 ở phân đoạn rắn đặc trưng của viên nén.

**************
1-0007145: Động cơ đốt trong lắp trên xe có cơ cấu làm mát dầu bôi trơn

Tác giả: Sawamura Yoshinobu (JP), Funayama Yoshihiro (JP), …

Quốc gia: Nhật

Sáng chế đề cập tới động cơ đốt trong lắp trên xe cộ có đường trục xi lanh của động cơ nghiêng một góc lớn về phía trước xe, bộ trao đổi nhiệt (40) là bộ làm mát dầu bôi trơn được lắp gần và ở phía trước hoặc phía sau của động cơ đốt trong, đường dẫn dầu bôi trơn tạo ra trong cụm xi lanh (23) của động cơ có các miệng nằm trong cụm xi lanh (23), và các ống (50) và (55) kéo dài từ bộ trao đổi nhiệt (40) được nối với các miệng nằm trong cụm xi lanh (23). Kết cấu này có thể sử dụng chiều dài tối ưu của các ống, do đó tạo ra mức độ tự do theo yêu cầu trong việc bố trí bộ trao đổi nhiệt và không làm tăng chi phí sản xuất động cơ.





**************


1-0007162: Chế phẩm an toàn với môi trường chứa hỗn hợp các chất điều tiết sinh trưởng thực vật và phương pháp điều chế

Tác giả: Hiromoto, Bryan, Tokuichi (US)

Quốc gia: Mỹ

Sáng chế đề cập đến hỗn hợp hầu như không có vi khuẩn, hỗn hợp này gồm các chất điều tiết sinh trưởng thực vật được tạo ra bằng cách nuôi cấy hệ sợi nấm trong môI trường có hàm lượng hydrat cacbon cao trong các điều kiện thích hợp. Dịch lọc nuôi cấy được khử trùng, tạo thành chế phẩm và sử dụng để tăng cường quá trình sinh trưởng của thực vật.

**************

1-0007163: Chế phẩm diệt nấm để phòng trừ bệnh ở lúa nước

Tác giả: Teraoka Takeshi (JP), Matsumura Makoto (JP)

Quốc gia: Nhật Bản

Sáng chế đề cập đến chế phẩm diệt nấm chứa hợp chất có công thức (1):

làm thành phần hoạt tính, trong đó R là nguyên tử hydro; -COR1 hoặc -COOR1, trong đó R1 là nhóm alkyl có từ 1 đến 4 nguyên tử cacbon; -COCH2OCH3 hoặc - COCH2OCOH3 hoặc muối cộng axit của chúng, và ít nhất một hợp chất được chọn từ nhóm bao gồm thuốc diệt nấm strobilurin. Chế phẩm diệt nấm này là hữu dụng để phòng trừ bệnh ở lúa.

**************
1-0007151: Hệ thống máy phát điện quay

Tác giả: Takeshi Yanagisawa (JP), Hiroyuki Nakajima (JP)

Quốc gia: Nhật Bản

Sáng chế đề xuất máy phát điện quay, máy này được thay đổi sao cho lực dẫn động khi được dùng như động cơ và lượng phát điện khi được dùng như máy phát có thể được làm thích hợp theo cách riêng biệt. Hệ thống máy phát điện quay có thể tạo kết cấu một cách đơn giản và dễ dùng.

Hệ thống máy phát điện quay (10) có rơle (162) cấu tạo gồm các cuộn dây stato từ (163a) đến (163c) nối ở một đầu của nó là các phần đầu vào và đầu ra từ (164U) đến (164W) và có thể vận hành để làm ngắn mạch và ngắt các đầu còn lại của hai cuộn dây stato với từng pha với và ra khỏi nhau, và ECU (100) nối với các phần đầu vào/đầu ra và phần vận hành (162a) của rơle (l62). Khi rôto ngoμi (72) quay, ECU (100) sẽ làm ngắn mạch các tiếp điểm từ (161a) đến (161c) qua phần vận hành (162a) và cấp điện tới các phần đầu vào/đầu ra. Khi điện năng được sinh ra, ECU (100) sẽ ngắt các cuộn dây ra khỏi tiếp điểm (161a) qua phần vận hành (162a) và cấp điện thu được từ các phần đầu vào/đầu ra tới tải hoặc ăcquy 97.




**************
1-0007152: Chế phẩm nhựa dày polyetylen terephtalat làm chậm ngọn lửa

Tác giả: Takayoshi Numata (JP)

Quốc gia: Nhật Bản

Sáng chế đề cập đến chế phẩm nhựa dãy polyetylen terephtalat làm chậm ngọn lửa chứa, trong 100 phần khối lượng nhựa dãy polyetylen terephtalat (A), từ 5 đến 60 phần khối lượng chất làm chậm ngọn lửa chứa brôm (B) trong đó việc giảm 5% khối lượng khối lượng ban đầu của nó đạt được ở nhiệt độ không thấp hơn 360oC trong điều kiện nung nóng chất làm chậm ngọn lửa ở tốc đó nung nóng là 10oC/phút trong dòng khí nitơ; (C) từ 0,01 đến 20 phần khối lượng chất thúc đẩy kết tinh; (D) từ 0,01 đến 20 phần khối lượng chất tạo màu; và (E) từ 0,01 đến 5 phần khối lượng là chất chống oxy hoá. Chế phẩm nhựa có độ chịu nhiệt /ẩm rất tốt, và sự sai khác màu được biểu thị bằng giá trị ΔE không tốt hơn 15 trong điều kiện nung nóng thành phần ở 210oC trong 24 giờ. Chế phẩm nhựa có thể chứa chất hỗ trợ làm chậm ngọn lửa chứa antimon và/hoặc chất độn vô cơ. Chế phẩm nhựa này đảm bảo hiệu quả hạn chế sự bạc màu, và lập cân bằng giữa các tính chất cơ học và độ chống biến màu do nhiệt.

**************
1-0007156: Thực phẩm có năng lượng cao, giàu protein và quy trình sản xuất thực phẩm này

Tác giả: Sridevi Annapurna SINGH (IN), Thirumakudalu Chikkaraja Sindhu KANYA (IN),…

Quốc gia: Ấn độ

Sáng chế đề cập đến quy trình sản xuất thực phẩm ăn nhẹ dùng ngay có năng lượng cao, giàu protein bằng cách trộn bột mì tinh chế chứa ít nhất 10% protein, hạt lạc rang vụn (18-22%), bột đậu nành đã được tách chất béo (6-10%), kê chân vịt đã tách vỏ được mạch nha hoá (6-10%), vừng rang đã tách vỏ (1-3%), muối (1-2%), gia vị là hỗn hợp của ớt, hạt tiêu, omum, thìa là Ai Cập và fennel (0,2-0,7%), natri bicacbonat (0,1-0,3%), amoni cacbonat (0,1-0,3%), canxi cacbonat (0,15-0,2%), vitamin hỗn hợp (0,08-0,12%) để thu được hỗn hợp khô, sau đó hỗn hợp này được trộn với chất béo lỏng chứa lexitin đậu nành (0,3 - 0,5%), cà chua nghiền nhuyễn được lọc chứa đường không tinh chế hoà tan, tạo ra bột nhào không dính, nhuyễn, bột nhào này được tạo hình bằng khuôn hoặc tạo dải, cắt để thu được hình dạng và độ dày mong muốn, tiếp theo nướng ở nhiệt độ nằm trong khoảng từ 180 đến 220oC trong thời gian từ 4 đến 6 phút để cuối cùng thu được thực phẩm ăn nhẹ dùng ngay có hàm lượng protein (15%), hàm lượng ẩm (4,6%), hàm lượng calo khoảng 450kcal/100g sản phẩm.

**************
1-0007189: Phương pháp sản xuất axit amin kiềm

Tác giả: Masaki Kobayashi (JP), Tsuyoshi Itoyama (JP),

Quốc gia: Nhật Bản

Phương pháp sản xuất axit amin kiềm bằng cách nuôi cấy vi sinh vật có khả năng sản sinh axit amin kiềm trong môi trường lỏng trong điều kiện hiếu khí để sản sinh và tích luỹ axit amin kiềm trong môi trường này trong đó, độ pH của môi trường được điều chỉnh nằm trong khoảng từ 6,5 đến 9,0 trong quy trình nuôi cấy, và nằm trong khoảng từ 7,2 đến 9,0 khi kết thúc quy trình nuôi cấy, và chu kỳ nuôi cấy mà tại đó các ion hyđrocacbonat và/hoặc các ion cacbonat tồn tại với lượng bằng hoặc lớn hơn 2g/L trong môi trường được duy trì trong khi nuôi cấy bằng cách điều chỉnh áp suất trong bình lên men cần đạt áp suất dương trong khi lên men, hoặc cung cấp khí cacbon đioxit hoặc hỗn hợp khí chứa khí cacbon đioxit vào môi trường, sao cho các ion hyđrocacbonat và/hoặc các ion cacbonat trở thành các ion trái dấu của các cation bao gồm chủ yếu axit amin kiềm.

**************
1-0007183: Thiết bị cấp nhiên liệu cho xe cộ

Tác giả: Mitsuyuki Nakagawa (JP), Michio Onuma (JP),…

Quốc gia: Nhật Bản

Sáng chế đề cập đến thiết bị cấp nhiên liệu cho xe cộ, trong đó để ngăn ngừa việc tắc nghẽn bộ lọc do các bụi tích tụ ở đáy của bình nhiên liệu, ngăn không cho lượng xả ra của bơm điện giảm đi, và ngăn không cho bộ lọc biến dạng và hư hỏng, bộ lọc (F) được lắp vào đường hút của bơm (PA3) của bơm điện (P), bơm điện (P) được bố trí cố định bên trong bình nhiên liệu (T), nắp bộ lọc (20) có miệng (20A) bao quanh hầu như toàn bộ chu vi của bộ lọc (F) và được mở vào bên trong bình nhiên liệu (T) được bố trí ở mặt theo chu vi ngoài của bộ lọc (F), và miệng phía sau (8B) của đường dẫn nhiên liệu quay trở lại (8) trong van điều chỉnh áp suất (R) được bố trí sao cho mở ra về phía mặt rong (20G) của nắp bộ lọc (20).











**************


1-0007185: Thuốc diệt nấm chứa dầu có nguồn gốc thực vật có khả năng làm mau khô cao

Tác giả: Duvert, Patrice (FR), Martinon,…

Quốc gia: Pháp

Sáng chế đề cập đến thuốc diệt nấm hữu ích để điều trị bệnh nấm cho cây trồng và cụ thể chứa ít nhất một dầu thực vật có khả năng làm mau khô cao, cũng như phương pháp điều trị bệnh cho cây trồng bằng cách sử dụng thuốc này.



**************

Theo Công báo Sở hữu công nghiệp tháng 8/2008.


Каталог: Download -> 2009
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Thịt chế biến không qua xử lý nhiệt Qui định kỹ thuật
2009 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1037
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam và phát triển nông thôN Độc lập Tự do Hạnh phúc CỤc thú Y
2009 -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2009 -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 47/2006/tt-btc ngàY 31 tháng 5 NĂM 2006
2009 -> TIÊu chuẩn mới tháng 1/2009

tải về 166.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương