Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu



tải về 120.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích120.87 Kb.
#11669
LỜI GIỚI THIỆU
Hà Tây là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hiến lâu đời. Vùng đất Sơn Tây xưa kia vốn thuộc trấn Sơn Tây, Hà Đông thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Do địa thế liền kề với kinh thành Thăng Long nên được tinh hoa của trời đất hội tụ. Vùng đất này càng trở nên tươi đẹp hơn nhờ bao thế hệ người Hà Tây tài trí thông minh, cần cù sáng tạo gây dựng nên. Theo thần điện Việt Nam và trong tâm thức của người Việt, nước Nam ta có bốn đấng thánh nhân được xếp vào hàng tứ bất tử là: Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh thì Hà Tây có hai là Tản Viên Sơn Thánh và Chử Đồng Tử. Tản Viên Sơn Thánh là Chủ Sơn núi tổ Ba Vì, là Thượng đẳng tối linh thần, đệ nhất phúc thần, đứng đầu tứ bất tử. Người là hiện thân cho truyền thống chống thiên tai, gây dựng và bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân và giang sơn thời các Vua Hùng dựng nước. Từ những truyền thống lịch sử văn hóa tốt đẹp đó, người xưa đã soạn thảo ra các bộ địa chí ghi chép về lịch sử, con người, cuộc sống ở vùng đất này, như: Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu,… Gần đây các huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Thạch Thất, Phú Xuyên, thành phố Hà Đông và một số địa phương khác của tỉnh cũng đã tiến hành sưu tập, biên soạn, xuất bản các cuốn địa chí của địa phương mình. Đây là những công trình có ý nghĩa và tác dụng thiết thực trong việc tìm hiểu xã hội, cuộc sống, con người xưa và nay.

Ý thức được giá trị của loại sách địa chí, từ năm 1995 Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây tổ chức biên soạn bộ Địa chí Hà Tây. Nhiều nhà khoa học ở Trung ương và địa phương có kinh nghiệm thực tế và uy tín khoa học đã tham gia soạn thảo. Tháng 9/1999 công trình Địa chí Hà Tây dày hơn 400 trang khổ lớn đã ra mắt bạn đọc. Sách tập trung giới thiệu 9 nội dung chính là: 1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và dân số; 2. Lịch sử; 3. Kinh tế; 4. Du lịch và danh lam thắng cảnh; 5. Y tế - Giáo dục; 6. Thành tựu văn hóa – khoa học kỹ thuật; 7. Một vùng văn học; 8. Tôn giáo và tập quán văn hóa; 9. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hà Tây. Bộ sách đã ghi chép giới thiệu các hoạt động của người dân Hà Tây trong tiến trình lịch sử xây dựng quê hương. Ngay từ khi mới được xuất bản, Địa chí Hà Tây đã được đông đảo độc giả trong và ngoài tỉnh trân trọng, đón đọc.

Từ năm 1999 đến nay, tỉnh Hà Tây đã có bước phát triển mới. Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đạt được những thành tựu quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của tỉnh. Trên các lĩnh vực nghiên cứu cũng phát hiện nhiều tư liệu mới đòi hỏi phải có sự nhìn nhận mới về địa chí cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Do vậy từ năm 2006, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây đã triển khai biên soạn, chỉnh lý, bổ sung bộ Địa chí Hà Tây xuất bản năm 1999. Công trình được thực hiện với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, quản lý của tỉnh phối hợp với các nhà nghiên cứu của Viện Hán Nôm, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Kế thừa kết quả công trình được xuất bản trước, lần này Địa chí Hà Tây được cấu trúc theo 5 phần lớn:


  1. Đất và người Hà Tây

  2. Lịch sử truyền thống.

  3. Kinh tế

  4. Văn hóa – xã hội

  5. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hà Tây.

Biên soạn Địa chí là một công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi phải vừa cẩn trọng, công phu, tỉ mỉ lại phải vừa có sự tư duy sáng tạo. Các soạn giả trong nhóm biên soạn đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, tập trung dành nhiều thời gian công sức hoàn thành bản thảo Địa chí Hà Tây dày gần 900 trang khổ lớn. Hy vọng tập sách sẽ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của các nhà nghiên cứu, quản lý, bạn đọc gần xa, đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Trong quá trình biên soạn, tái bản Địa chí Hà Tây, nhóm biên soạn và Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây đã nhận được sự giúp đỡ, cổ vũ của các cơ quan ban, ngành của tỉnh, của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm tạ chung.



Địa chí Hà Tây được xuất bản lần này chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong được bạn đọc gần xa và các Quý vị quan tâm lượng thứ.

Hà Đông, ngày 15 tháng 3 năm 2008

ĐẶNG VĂN TU

Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây


Chương I

THIÊN NHIÊN VÀ DÂN CƯ

____________________________________________________________



I. ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH

I.1. Tọa độ địa lý (1)

Đất Hà Tây nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng có sắc thái riêng do vị thế của tỉnh nằm ở đỉnh chóp và rìa phía Tây của tam giác châu sông Hồng:

Điểm cực Bắc thuộc xã Tân Đức, huyện Ba Vì, ở tọa độ 21o18' vĩ độ Bắc và 105o22' kinh độ Đông.

Điểm cực Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, ở tọa độ 20o33' vĩ độ Bắc và 105o 47' kinh độ Đông.

Điểm cực Tây thuộc xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì , ở tọa độ 21o10' vĩ độ Bắc và 105o17' kinh độ Đông.

Điểm cực Đông thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, ở tọa độ 20o42' vĩ độ Bắc và 106o00' kinh độ Đông.

Đường ranh giới phía Bắc giáp sông Hồng, từ xã Tân Đức, huyện Ba Vì đến xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, bên kia sông là đất tỉnh Vĩnh Phúc, dài khoảng 52 km.

Đường ranh giới phía Nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, dài khoảng 42 km.

Đường ranh giới phía Tây giáp đoạn của sông Thao và sông Đà từ Trung Hà đến Tu Vũ, bên kia sông là đất tỉnh Phú Thọ. Tiếp đến vùng núi đồi trải dài từ núi Ba Vì, núi Viên Nam, qua thị trấn Xuân Mai, dãy núi đá từ Miếu Môn xuống đến Hương Sơn, dài khoảng 156km, bên kia vùng núi là đất của tỉnh Hòa Bình.

Đường ranh giới phía Đông giáp hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì của Hà Nội ở phía trên. Phía dưới giáp sông Hồng từ xã Ninh Sở, huyện Thường Tín xuống đến xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên. Bên kia sông là đất của tỉnh Hưng Yên, dài khoảng 70 km.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tây là 2.192,95km2 thời điểm tính năm 1995. (Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Tây).

Phân theo tính chất sử dụng:



Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1. Đất nông nghiệp

2. Đất lâm nghiệp

3. Không có rừng cây

4. Ao hồ đầm

5. Sông suối

6. Thổ cư, làng mạc

7. Đường giao thông

8. Đất chuyên dùng khác

9. Đất chưa sử dụng

Tổng cộng:


117.309

15.221


3.336

8.772


11.186

12.773


10.282

29.026


11.390

219.295

53,6

6,9


1,5

4,0


5,1

5,8


4,7

13,2


5,2

100

I.2. Thay đổi vị trí, quy mô, ranh giới của tỉnh Hà Tây qua các thời đại (1)

Các tư liệu lịch sử như Hán thư, Đường thư của Trung Quốc, hoặc Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục... của Việt Nam cho biết, một số đơn vị hành chính thời cổ có liên quan đến đất Hà Tây là quận Giao Chỉ, và huyện Gia Ninh.

Quận Giao Chỉ có từ đời nhà Hán, qua các thời Tam Quốc, Nam Bắc Triều, đến Tùy, vị trí vẫn ở hữu ngạn sông Nhĩ Hà, sang đến đời Đường vị trí của Giao Chỉ có dời về phía Tây Bắc một ít, song vẫn ở miền hữu ngạn sông Cái.

Huyện Gia Ninh, trị sở của Phong Châu đời Tùy, Đường là đất Mê Linh thời Hán; quận Tân Xương đặt từ đời Tần và cũng là tên huyện Gia Ninh đời Tùy.

Ở đất Gia Ninh, đời Chu Trang Vương, có người thuyết phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang nên gọi tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương, dân cư gọi là Lạc Việt, Lạc dân. Như vậy hai bộ Phong Châu và Văn Lang có quy mô tương đương với Hà Tây và Phú Thọ, Vĩnh Phúc ngày nay, nằm dọc theo hai bờ sông Hồng, lấy Bạch Hạc làm điểm xuất phát là trung tâm sinh tụ của Tổ tiên chúng ta từ thời Hùng Vương dựng nước, là tụ điểm dân cư thứ nhất.

Bậc thềm Sơn Tây - Ba Vì thời cổ (thuộc xã Cổ Đông, huyện Tùng Thiện) nay thuộc thành phố Sơn Tây, là thành Mê Linh, quê hương của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chiến khu cuối cùng của Hai Bà ở chân núi Viên Nam hay núi Vua Bà là làng Yên Lệ cổ ở thượng nguồn suối Đồng Mô bên đất Hòa Bình.

Lúc bấy giờ Bạch Hạc, miền đỉnh chóp của đồng bằng Bắc Bộ, cao ráo, trước sông sau núi với thế rồng chầu hổ phục xứng đáng là trung tâm của nước Văn Lang. Bởi vì miền châu thổ sông Hồng lúc bấy giờ còn là đất sình lầy, thủy triều dâng lên vẫn còn dấn sâu vào nhiều nơi, rừng rậm còn phủ kín khắp chốn, cho nên đất Hà Tây ngày nay là một bộ phận của huyện Gia Ninh cổ đại, mà trị sở là Phong Châu.

Nhiều di chỉ khảo cổ học quanh Phong Châu thuộc hậu kỳ đồ đá mới, cho đến những di chỉ của nền văn hóa đồ đồng có liên quan mật thiết với thời đại Hùng Vương: Phùng Nguyên, Đông Sơn... đã tàng ẩn trong lưu vực sông Hồng, sông Đáy, sông Tích thuộc Hà Tây.

Thục Vương chiếm nước Văn Lang, đổi tên là nước Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê; dân cư cũng gọi là Lạc Việt, hậu duệ là người Mường ở mạn Ba Vì. Kể từ khi kinh đô ở Bạch Hạc (Phong Châu), cho đến khi Thục Phán thôn tính nước Văn Lang, và dời đô về Phong Khê đã trải qua hơn 400 năm. Bốn trăm mùa nước lũ phù sa của các sông Hồng, sông Đáy đã bồi đắp thêm nhiều vùng, bờ cõi càng mở rộng, sự kiện lịch sử càng thêm phong phú và cư dân làng mạc cũng tiến dần về xuôi.

"Địa lý là lịch sử trong không gian cũng như lịch sử là địa lý theo thời gian"(1) Đồng bằng ổn định dần, ngã ba Hạc thời Hùng Vương là tụ điểm thứ nhất và ngã ba Hát Môn trở thành tụ điểm thứ hai.

Vừa khẳng định vị trí, vai trò dựng nước của đất tổ Phong Châu vừa nói rõ bờ cõi ngày càng phát triển rộng ra. Theo sử cũ sau khi diệt Triệu Quang Phục, vua Hậu Nam Đế đã chọn đất Ô Diên làm kinh đô, tức là đất Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng ngày nay, trên bến dưới thuyền, nơi giao lưu lên ngược về xuôi rất thuận lợi. Sau đó lại dời về Phong Châu.

Nền cũ Ô Diên mờ mịt dấu

Rêu phong cỏ lấp mảnh bia tàn.

Đến thời Thập nhị sứ quân cát cứ xây thành đắp luỹ, trên đất Hà Tây cũng có hai vùng cát cứ: Ngô Lệnh Công đóng ở Đường Lâm và Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động.

Thời Đinh và Tiền Lê, đất Hà Tây thuộc đạo Quốc Oai.

Đến đời Lý, năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) vua Lý Thái Tổ đổi "Thập Đạo" của thời Đinh - Lê thành 24 lộ và đất Hà Tây thuộc lộ Quốc Oai.

Sang đời Trần đất Hà Tây thuộc :

- Châu Quốc Oai, trong lộ Đại La Thành hay Đông Đô gồm các huyện:

+ Huyện Sơn Minh, còn có tên là Sơn Định, địa giới tương đương với huyện Ứng Hòa ngày nay.

+ Huyện Ứng Thiên tương đương với một phần huyện Ứng Hòa và một phần huyện Chương Mỹ ngày nay.

+ Huyện Thanh Oai tương đương với huyện Thanh Oai ngày nay, tên Thanh Oai có từ thời Lý.

+ Huyện Đại Đường ở vào khoảng huyện Mỹ Đức này nay.

+ Huyện Thượng Phúc, tương đương với huyện Thường Tín ngày nay.

+ Huyện Phù Lưu, tương đương với huyện Phú Xuyên ngày nay.

- Châu Đà Giang, trong Lộ Tam Giang, gồm có huyện Long Bạt hay Bất Bạt, nay thuộc huyện Ba Vì.

- Trấn Quảng Oai gồm các huyện :

+ Huyện Ma Lung tên cũ của huyện Tùng Thiện, nay thuộc huyện Ba Vì.

+ Huyện Mỹ Lương gồm một phần huyện Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức, huyện Quốc Oai và một phần huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình.

Sau khi đánh đuổi quân Minh, khôi phục nền độc lập, Lê Lợi chia đất nước làm 5 Đạo, đất Hà Tây thuộc Tây Đạo. Đến năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông lại chia đất nước làm 12 Thừa Tuyên. Đất Hà Tây thuộc 2 thừa tuyên: Sơn Nam và Quốc Oai. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469) định lại bản đồ cả nước để thống thuộc các phủ, huyện vào các Thừa Tuyên.

Sơn Nam trên đất Hà Tây gồm có :

- Phủ Thường Tín gồm các huyện :

+ Huyện Thượng Phúc, nay là Thường Tín.

+ Huyện Phú Xuyên, đời Quang Thuận là Phù Vân, đời Lê Chiêu Tông, niên hiệu Quang Thiệu đổi làm Phú Nguyên; đời Mạc đổi làm Phú Xuyên, nay vẫn là huyện Phú Xuyên.

+ Huyện Thanh Trì, phần lớn nay thuộc Hà Nội, còn một phần thuộc Thường Tín gồm các xã Ninh Sở, Duyên Thái, Hồng Vân..v.v.

- Phủ Ứng Thiên(1), gồm các huyện :

+ Huyện Thanh Oai, nay phần lớn thuộc huyện Thanh Oai, một phần thuộc vào Thành phố Hà Đông như xã Phú Lương, Phú Lãm,...

+ Huyện Chương Đức, phần lớn thuộc huyện Chương Mỹ, một phần thuộc vào huyện Ứng Hoà như các xã Viên Nội, Viên Ngoại.

+ Huyện Sơn Minh, nay là huyện Ứng Hòa.

+ Huyện Hoài An, tương đương với miền Nam huyện Ứng Hòa và một phần huyện Mỹ Đức này nay.

Sơn Tây trên đất Hà Tây có :

- Phủ Quốc Oai gồm 5 huyện :

+ Huyện Từ Liêm, nay phần lớn là huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội.

+ Huyện Ninh Sơn sau đổi gọi là Yên Sơn, nay là huyện Quốc Oai.

+ Huyện Thạch Thất nay vẫn là huyện Thạch Thất

+ Huyện Đan Phượng, nay một phần là huyện Đan Phượng, một phần thuộc huyện Hoài Đức

+ Huyện Mỹ Lương gồm một phần ở huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ, huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình (như thời Trần)

+ Huyện Phúc Lộc nay là huyện Phúc Thọ và một phần thành phố Sơn Tây.

- Phủ Quảng Oai gồm các huyện :

+ Huyện Minh Nghĩa, sau đổi là huyện Tùng Thiện, nay thuộc huyện Ba Vì và một phần thành phố Sơn Tây.

+ Huyện Tiên Phong, sau đổi là huyện Quảng Oai, nay thuộc huyện Ba Vì.

+ Huyện Bất Bạt, nay thuộc huyện Ba Vì.

Vùng Hoài Đức của Hà Tây là đất ven đô cho nên diên cách nhiều lần theo tổ chức của kinh đô, trong các thời trước vẫn thuộc thành Thăng Long, lại gọi là Nam Kinh, sau đổi làm Đông Đô. Đời Trần năm Thiệu Bảo gọi là Trung Kinh, sau đổi làm Đông Đô. Nhà Lê gọi là Thăng Long. Năm Quang Thuận thứ bảy đặt phủ Trung Đô. Đời Tây Sơn gọi là Bắc Thành.

Đời Gia Long đặt tổng trấn Bắc Thành cho phủ Phụng Thiên lệ vào, đến năm Gia Long thứ tư đổi phủ Phụng Thiên làm phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 trích huyện Từ Liêm của phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây đem lệ vào phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Nội; đặt tỉnh Sơn Tây(1)

Triều Nguyễn đất Hà Tây gồm :



Trấn

Phủ

Huyện

Tổng



Ghi chú

Sơn Tây

Quốc Oai

Đan Phượng

Yên Sơn


Thạch Thất

Mỹ Lương
Từ Liêm



9

8

7



60

51

43



Nay vẫn là Đan Phượng

Nay là Quốc Oai

Nay vẫn là Thạch Thất

Thuộc Chương Mỹ, Mỹ Đức và Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Thuộc Hà Nội


Quảng Oai

Phúc Lộc

Minh Nghĩa

Bất Bạt

Tiên Phong



11

6

6



6

55

43

15



47

Nay là Phúc Thọ, TP Sơn Tây

Sáp nhập thành huyện

Ba Vì


Sơn

Nam


Thượng

Thường Tín

Thượng Phúc

Thanh Trì

Phú Xuyên


12
11

81
85

Nay là Thường Tín

Thuộc Hà Nội

Nay vẫn là Phú Xuyên


Ứng Thiên

Thanh Oai

Sơn Minh


Hoài An
Chương Đức
Hoài Đức

12

8

4


9


91

75

55


68



Nay vẫn là Thanh Oai

Nay là Ứng Hòa

Nay là Mỹ Đức, một phần Ứng Hòa

Nay là Chương Mỹ, một phần Mỹ Đức.

Lúc bấy giờ thuộc Hà Nội


Tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc thành lập năm 1892 có hai phủ và 4 huyện(1)

Hai phủ: Phủ Quốc Oai và phủ Quảng Oai

Sáu huyện: Huyện Phúc Thọ, huyện Tùng Thiện, huyện Bất Bạt, Tiên Phong, Thạch Thất, Yên Sơn.

Tỉnh lỵ Sơn Tây thời Lê ở xã La Phẩm, thuộc huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai. Đời Gia Long dời đến xã Mông Phụ. Đời Minh Mệnh chuyển đến xã Thuận Nghị thuộc huyện Minh Nghĩa và đến năm Nhâm Ngọ (1822) xây thành Sơn Tây bằng đá ong, chu vi 326 trượng (1 trượng = 10 thước mộc, 1 thước mộc bằng 0,333m), cao 1 trượng 1 thước, có 4 cửa mở ra 4 hướng, thành hình vuông, tọa tại hai xã Thuần Nghệ và Mai Trai, huyện Tùng Thiện(2). Nay thành cổ Sơn Tây nằm ở giao điểm của ba phường trong nội thành, phía Bắc là phường Lê Lợi, phía Tây là phường Ngô Quyền và phía Đông là phường Quang Trung.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Hà Nội chia nhỏ thành: tỉnh Hà Nam (1890); tỉnh Cầu Đơ (1902) tức là tỉnh Hà Đông và thành phố Hà Nội (1888).

Đất Hà Đông cũ thuộc Hà Nội gồm 3 phủ, 11 huyện :

- Phủ Hoài Đức với 4 huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Đan Phượng.

- Phủ Thường Tín với 3 huyện: Thượng Phúc (Thường Tín), Thanh Trì, Phú Xuyên.

- Phủ Ứng Hòa với 4 huyện: Sơn Lãng (Ứng Hòa), Thanh Oai, Chương Mỹ, Yên Đức (Mỹ Đức).

Quá trình thay đổi diễn ra như sau :

- Năm 1888 Nam triều nhượng đất Hà Nội cho Pháp làm “đất nhượng địa”.

- Năm 1890 tách 3 huyện: Nam Xang, Bình Lục, Thanh Liêm nhập vào tỉnh Nam Định.

- Năm 1902 dời lỵ sở tỉnh Hà Nội về Cầu Đơ rồi đổi làm tỉnh Cầu Đơ.

- Năm 1904 đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông.

- Năm 1915 sáp nhập huyện Hoàn Long vào tỉnh Hà Đông.

Tỉnh Hà Đông có 4 phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Và 6 huyện: Đan Phượng, Hoàn Long, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thanh Trì và những vạn chài sống trên các triền sông trong tỉnh.

Toàn tỉnh có 105 tổng và 820 xã (3)

Sau Cách mạng tháng 8 - 1945 hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông vẫn như thời Pháp thuộc.

Đến năm 1965, Ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn hợp nhất tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Tây (Quyết định số 103NQ-TVQH ngày 21 tháng 4 năm 1965). Các cơ quan lãnh đạo của tỉnh đóng tại thị xã Hà Đông .

Năm 1976, tại kỳ họp lần thứ tư của Quốc Hội khoá VI, quyết định sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành một đơn vị hành chính, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1979 chuyển 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây sáp nhập vào Hà Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình là thị xã Hà Đông.

Đến năm 1991, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VIII quyết định chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình, định lại ranh giới của Hà Nội, chuyển trả lại cho tỉnh Hà Tây các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây, ngày 12 tháng 8 năm 1991.

Trong phạm vi ranh giới của tỉnh cũng có nhiều trường hợp diên cách về địa lý hành chính :

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 57/TTg ngày 16 tháng 10 năm 1950, sáp nhập xã Hồng Thái thuộc huyện Thường Tín vào huyện Phú Xuyên.

- Quyết định của Chính phủ số 120/CP, ngày 26 tháng 7 năm 1968, hợp nhất ba huyện Bất Bạt, Quảng Oai và Tùng Thiện thành lập huyện Ba Vì .

- Quyết định của Chính phủ số 178/CP, ngày 15 tháng 9 năm 1969, mở rộng địa giới của thị xã Hà Đông, sáp nhập xã Kiến Hưng của huyện Thanh Oai và xã Văn Khê của huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông,

- Quyết định của Chính phủ số 49CP, ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển giao các xã Phụng Châu và Tiên Phương của huyện Chương Mỹ vào huyện Hoài Đức quản lý. Các xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành của huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức quản lý.

- Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 101 - HĐBT, ngày 2 tháng 6 năm 1982, sáp nhập xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông và Cổ Đông của huyện Ba Vì vào thị xã Sơn Tây.

- Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 103 - HĐBT, ngày 6 tháng 9 năm 1986 thành lập thị trấn Phú Xuyên, giải thể xã Liên Hòa, thành lập thị trấn công nghiệp Phú Minh thuộc xã Văn Nhân với khu nhà máy đường Vạn Điểm.

- Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 49 - HĐBT, ngày 19 tháng 3 năm 1988 thành lập thị trấn Tế Tiêu thuộc huyện Mỹ Đức và thị trấn Thường Tín gồm khu nhà ga Thường Tín và một phần xã Văn Phú.

- Nghị quyết của Bộ Nội vụ số 24 - NV, ngày 27 tháng 1 năm 1965 cho thành lập ba xã Văn Yên, Vạn Phúc và Hà Cầu thuộc thị xã Hà Đông; Vạn Phúc gồm thôn: Vạn Phúc; Hà Cầu gồm hai thôn: Hà trì và Cầu Đơ; Văn Yên gồm các thôn Mỗ Lao, Văn Quán, Yên Phúc và Sa La. (4)

Đến năm 1995 số đơn vị hành chính huyện, xã trong toàn tỉnh như sau (Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Tây)

- Thị xã Hà Đông có 4 xã, 5 phường:

- Thị xã Sơn Tây có 9 xã, 5 phường.

- Huyện Ba Vì có 31 xã, 1 thị trấn.

- Huyện Phúc Thọ có 22 xã, 1 thị trấn.

- Huyện Đan Phượng có 15 xã, 1 thị trấn Phùng.

- Huyện Hoài Đức có 21 xã, 1 thị trấn.

- Huyện Thạch Thất có 19 xã, 1 thị trấn.

- Huyện Quốc Oai có 19 xã, 1 thị trấn Quốc Oai.

- Huyện Chương Mỹ có 31 xã, hai thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn.

- Huyện Thanh Oai có 24 xã, 1 thị trấn.

- Huyện Thường Tín có 28 xã, 1 thị trấn Thường Tín.

- Huyện Phú Xuyên có 26 xã hai thị trấn Phú Xuyên và Phú Minh.

- Huyện Ứng Hòa có 29 xã, 1 thị trấn Vân Đình.

- Huyện Mỹ Đức có 22 xã, 1 thị trấn Tế Tiêu.

Ngày 26 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định 52/CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, thị xã Hà Đông: thành lập các phường Văn Mỗ, Phúc La thuộc thị xã Hà Đông (trên cơ sở diện tích, dân số của 4 thôn thuộc xã Văn Yên); thành lập thị trấn Liên Quan (trên cơ sở diện tích và nhân khẩu của xã Liên Quan) huyện Thạch Thất; thành lập thị trấn Kim Bài (thị trấn huyện lỵ) thuộc huyện Thanh Oai; thành lập thị trấn Trạm Trôi (thị trấn huyện lỵ) thuộc huyện Hoài Đức.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số 107CP về việc thành lập xã Thạch Hòa thuộc huyện Thạch Thất; thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ (thị trấn huyện lỵ); sáp nhập thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì thành thị trấn Tây Đằng.

Thực hiện nghị định số 52CP và 107 CP của Chính phủ, số đơn vị hành chính thuộc huyện, thị xã của tỉnh Hà Tây đến tháng 11 năm 1997 như sau :

S TT

Tên huyện, thị xã

Số xã

Số thị trấn

Số phường

Tổng số đơn vị hành chính cơ sở

1

2

3



4

5

6



7

8

9



10

11

12



13

14


Hà Đông

Sơn Tây


Ba Vì

Thạch Thất

Phúc Thọ

Đan Phượng

Quốc Oai

Hoài Đức

Chương Mỹ

Thanh Oai

Thường Tín

Ứng Hòa


Mỹ Đức

Phú Xuyên



4

9

31



19

22

15



19

21

31



24

28

29



22

26


-

-

1



1

1

1



1

1

2



1

1

1



1

2


5

5

-



-

-

-



-

-

-



-

-

-



-

-


9

14

32



20

23

16



20

22

33



25

29

30



23

28





Cộng :

300

14

10

324

Đến năm 1997, tỉnh Hà Tây có 2 thị xã, 12 huyện, 10 phường, 300 xã và 14 thị trấn :

1. Thị xã Hà Đông có 5 phường và 4 xã, diện tích 16,41 ha

- Phường: Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Văn Mỗ và Phúc La.

- Xã : Hà Cầu, Vạn Phúc, Văn Khê và Kiến Hưng.

2. Thị xã Sơn Tây có 5 phường và 9 xã, diện tích 141,55 km2 .

- Phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc và Xuân Khanh.

- Xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn và Viên Sơn.

3. Huyện Ba Vì có 31 xã và 1 thị trấn, diện tích 424,34 km2 .

- Xã: Ba Trại, Ba Vì, Cam Thượng (có thôn Nam An xưa là Nam Nguyễn, quê của Bà Man Thiện mẹ của Hai Bà Trưng và có di chỉ hậu kỳ đồ đá mới ở đồi Cúc); Cẩm Lĩnh, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Hòa Thuận (sáp nhập với xã Vân Sơn thành xã Vân Hòa theo quyết định số 1508 TT-CP ngày 18 tháng 12 năm 1976 của Văn phòng phủ Thủ tướng); Khánh Thượng, Phú Châu, Minh Quang, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Tân Đức, Tây Đằng, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vạn Thắng (có di tích gò Hến thuộc hậu kỳ đồ đá mới), Phong Vân, Vân Sơn, Vật Lại và Yên Bài.

- Thị trấn: Tây Đằng.

4. Huyện Đan Phượng: có 15 xã và 1 thị trấn; diện tích 76,59 km2

- Các xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ (xưa có thành Ô Diên thời hậu Lý Nam Đế); Hồng Hà (có di chỉ Phùng Nguyên ở Bá Dương), Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng (có thôn Thụy Ứng xưa là phủ lỵ phủ Quốc Oai 1809-1823), Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ và Trung Châu.

- Thị trấn Phùng ở huyện lỵ Đan Phượng.

5. Huyện Hoài Đức: có 21 xã và 1 thị trấn, diện tích: 124,04 km2

- Các xã: An Khánh, An Thượng (có di chỉ Cánh đồng Chùa với 617 hiện vật), Cát Quế (có di chỉ thuộc văn hóa Gò Mun); Cộng Hòa, Dị Trạch, Dương Liễu, Dương Nội, Đại Thành, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn Đồng, Tân Hòa, Tân Phú, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa và Yên Sở.

- Thị trấn Trạm Trôi

6. Huyện Phúc Thọ: có 22 xã và 1 thị trấn, diện tích 113,25 km2

- Các xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Xuân Phú, Võng Xuyên và Vân Phúc.

- Thị trấn huyện lỵ Phúc Thọ.

7. Huyện Thạch Thất: có 19 xã và 1 thị trấn, diện tích 104,32 km2.

- Các xã: Bình Phú, Bình Yên, Canh Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc (đào được hai trống đồng loại Hêgơ 2 và 3), Hạ Bằng (tại gò Giếng Sãi đào được 44 chiếc rìu đá), Hương Ngải (tìm thấy giống lúa cổ là lúa Ngái), Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã và Thạch Xá (có núi Câu Lậu cao 50m với 239 bậc cấp bằng đá ong lên chùa Tây Phương) và xã Thạch Hòa.

- Thị trấn Liên Quan.

8. Huyện Quốc Oai: Có 19 xã và 1 thị trấn, diện tích 109,25 km2

- Các xã: Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Thạch Thán, Ngọc Mỹ, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát và Phú Mãn.

- Thị Trấn Quốc Oai tại huyện lỵ Quốc Oai.

9. Huyện Thanh Oai: có 24 xã và 1 thị trấn, diện tích 142,31 km2

- Các xã: Bích Hòa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Dân Hòa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Cự Khê, Mỹ Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn và Xuân Dương.

- Thị trấn huyện lỵ: Kim Bài.

10. Huyện Chương Mỹ: có 31 xã và 2 thị trấn, diện tích 211,84 km2

- Các xã: Đại Yên, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hợp Đồng, Đồng Lạc, Hồng Phong, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hoà, Ngọc Sơn, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Quảng Bị, Tân Tiến, Tốt Động, Trần Phú, Thanh Bình, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Thượng Vực, Trung Hoà, Trường Yên, Văn Võ, Phụng Châu và Tiên Phương.

- Hai thị trấn: Xuân Mai và Chúc Sơn.

11. Huyện Thường Tín:có 28 xã và 1 thị trấn, diện tích 130,29 km2

- Các xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hòa Bình, Hồng Vân, Hiền Giang, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Ninh Sở, Nhị Khê, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Quất Động, Tân Minh, Tô Hiệu, Tiền Phong, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo và Văn Tự.

- Thị trấn huyện lỵ Thường Tín.

12. Huyện Phú Xuyên: có 26 xã và 2 thị trấn, diện tích 170,89 km2

- Các xã: Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Thụy Phú, Tri Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Văn Nhân và Vân Từ.

- Hai thị trấn: Phú Xuyên và Phú Minh.

13. Huyện Ứng Hòa: có 29 xã và 1 thị trấn, diện tích 183,13 km2

- Các xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tân, Đồng Tiến, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hoa Sơn, Hồng Quang, Hòa Xá, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Tân Phương, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An và Viên Nội.

- Thị trấn Vân Đình.

14. Huyện Mỹ Đức: có 22 xã và 1 thị trấn, diện tích 226,97 km2.

- Các xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đại Nghĩa, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh, Hương Sơn, Hùng Tiến, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim và Xuy Xá.

- Thị trấn: Tế Tiêu.

Thành phố Hà Đông là tỉnh lỵ, nơi các cơ quan lãnh đạo của tỉnh đóng trụ sở, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... của tỉnh, ở vào vị trí rất thuận tiện; từ Hà Đông đến Trung Hà là điểm cực Tây cũng chỉ khoảng 60km, xuống Cầu Giẽ điểm cực Nam vào khoảng 40km; Vào Xuân Mai khoảng 25km, Vân Đình khoảng 28km, Tế Tiêu trên 30km,...

Địa thế Hà Tây gần giống chiếc quạt mà Hà Đông là nhài quạt, lại nằm trên trục quốc lộ 6A và các trục đường khác toả xuống các huyện trong tỉnh.

Ngoài ra còn có thành phố Sơn Tây cũng là một trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng và trong tương lai không xa, các thị trấn Tế Tiêu, Vân Đình, Phú Xuyên, Thường Tín ... đều trở thành những trung tâm kinh tế lớn, bổ sung cho quy hoạch phát triển của tỉnh được đồng bộ, đa dạng và hài hòa trong tương lai.




(1) Theo bản đồ tỷ lệ 1:100.000UTM tờ Hà Nội F48-104 và tờ Hà Đông F48-116 của Cục bản đồ bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, in năm 1991.

Bản đồ tỷ lệ 1:100.000 Gauss tờ Hà Tây F48-103, tờ Hòa Bình F48-115 và tờ Phủ Lý F48-128 của Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước, in năm 1976.

1() Sự diên cách về địa lý hành chính

(1) E. Reclus - 1905.

(1) Năm Giáp Tuất (1814) niên hiệu Gia Long thứ 13 đổi làm phủ Ứng Hòa.

(1) -Đào Duy Anh: Đất nướcViệt Nam qua các đời. Nxb. KH. - H,1964

- Theo Hoàng Đạo Thúy. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. - Hội văn nghệ Hà Nội. - H, 1969

- Theo Nguyễn Văn Uẩn - Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. - NXB. Hà Nội. - H, 1995



-Đại Nam nhất thống chí. NXB. KHXH. - H, 1972


(1) - Theo Phạm Xuân Độ - Sơn Tây Tỉnh - 1941

- Province de Sơn Tây - Tài liệu đánh máy bằng tiếng Pháp của tòa sứ tỉnh Sơn Tây

2 Đại Nam nhất thống chí. NXB. KHXH. - H, 1972

- Theo André Masson. La Citadelle de SonTay, de forme carrée de 500m environ de côté... 1929

3() Theo J.Rouan- Hà Đông tỉnh - 1925

- Tài liệu đánh máy của tòa sứ tỉnh Hà Đông cũ "Province de HaDong"

4() Tất cả các Quyết định và Nghị định của Chính phủ theo "Công báo" của nước C.H.X.H.C.N. Việt Nam từ 1950 - 1988





tải về 120.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương