SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI


Các thiên thần trong đời sống Hội Thánh



tải về 4.7 Mb.
trang9/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   68

Các thiên thần trong đời sống Hội Thánh
334. Cho tới ngày Chúa quang lâm, tất cả đời sống Hội Thánh hưởng nhờ sự trợ giúp âm thầm và hữu hiệu của các thiên thần

(x. Cv 5,18-20; 8,26-29; 10,3-8; 12,6-11; 27,23-25).


335 1138. Trong phụng vụ, Hội Thánh liên kết với các thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa ngàn trùng Chí Thánh (x. MR "Sanctus"). Hội Thánh khẩn cầu các thiên thần trợ giúp trong bài "Xin các thiên thần Chúa dẫn đưa bạn về thiên đàng..." của phụng vụ cầu cho tín hữu qua đời, hoặc trong "Thánh Thi Thiên Thần" của phụng vụ Bi-dan-tin, và đặc biệt kính nhớ một số thiên thần như Thánh Mi-ca-e, Gáp-ri-en, Ra-pha-en, các thiên thần hộ thủ.
336 1020. Các thiên thần gìn giữ (x. Mt 18,10) và cầu bàu cho ta (x. Lc 16,22) từ lúc khởi đầu (hiện hữu) (x. Tv 34,8;91,10-13) cho đến lúc chết (x. G 33,23-24; Gia. 1,12; Tb 12,12). "Mỗi tín hữu đều có một thiên thần hộ thủ để bảo trợ, và hướng dẫn đến sự sống đời đời (Th.Ba-si-li-ô, Eun 3,1"). Ngay tại thế, trong đức tin, đời sống Ki-tô hữu được tham dự vào cộng đoàn diễm phúc của các thiên thần và loài người được hợp nhất trong Thiên Chúa.
II. THẾ GIỚI HỮU HÌNH
337 290 293. Chính Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới hữu hình với sự phong phú, đa dạng và trật tự của nó. Thánh Kinh trình bày cách biểu trưng công trình của Đấng Sáng Tạo như một chuỗi sáu ngày "lao động" của Thiên Chúa và hoàn tất với sự "nghỉ ngơi" vào ngày thứ bảy (St 1,1-2,4). Về việc sáng tạo, Thánh Kinh dạy những chân lý đã được Thiên Chúa mặc khải vì ơn cứu độ chúng ta ( x.DV 11), giúp chúng ta "nhận ra bản chất sâu xa cũng như giá trị và cùng đích của sáng tạo. Cùng đích nầy là vinh quang của Thiên Chúa" (LG 36).
338 297. Không có gì hiện hữu mà không do Thiên Chúa sáng tạo . Vũ trụ bắt đầu khi Lời Thiên Chúa tạo dựng nó từ hư không. Tất cả mọi hiện hữu, toàn bộ thiên nhiên, toàn bộ lịch sử loài người đều bắt nguồn từ biến cố tiên khởi đó: đây là khởi điểm hình thành thế giới và bắt đầu thời gian ( x.Th. Âu-cơ-tinh, Gen.Man.1,2,4).
339 2501 299 226. Mỗi thụ tạo, đều có sự tốt lành và hoàn hảo riêng. Về mỗi công trình của "sáu ngày", Sách Thánh viết : "Và Thiên Chúa thấy thế là tốt". Chính vì được sáng tạo, mà mọi vật đều có sự vững chãi, chân thật và tốt lành cùng những định luật và trật tự riêng" (GS 36,2). Theo ý Thiên Chúa, các thụ tạo khác nhau đều phản chiếu một chút sự khôn ngoan và sự tốt lành vô biên của Thiên Chúa, mỗi thụ tạo một cách. Chính vì thế con người phải tôn trọng sự tốt lành riêng của từng thụ tạo để tránh sử dụng nó một cách bừa bãi, nếu không con người sẽ coi thường Đấng Tạo Hóa và kéo theo nhiều hậu quả nguy hại cho mình và môi sinh .
340 1937. Thiên Chúa muốn các thụ tạo lệ thuộc lẫn nhau. Mặt trời, mặt trăng, cây cối với bông hoa, phượng hoàng và chim sẻ: cảnh thiên hình vạn trạng của sự vật lớn nhỏ khác nhau nói lên rằng không thụ tạo nào có thể tự túc, nhưng tùy thuộc vào nhau, để bổ túc và phục vụ lẫn nhau.
341 283 2500. Vẻ đẹp của vũ trụ: Trật tự và sự hài hòa của thế giới xuất phát từ sự đa dạng và mối liên hệ giữa các thụ tạo. Con người dần dần phát hiện những điều ấy như là quy luật của thiên nhiên. Chúng làm các nhà thông thái phải thán phục. Vẻ đẹp của thụ tạo phản chiếu vẻ đẹp vô biên của Đấng Sáng Tạo. Vẻ đẹp này phải gợi lên nơi trí khôn và ý chí của con người sự kính trọng và phục tùng .
342 310. Phẩm trật các thụ tạo được diễn tả qua thứ tự của "sáu ngày", từ vật kém hoàn hảo tới bậc hoàn hảo hơn. Thiên Chúa thương yêu tất cả các thụ tạo ( x.Tv 145,9) và chăm sóc mỗi vật, ngay cả những con chim sẻ bé nhỏ. Về con người, Chúa Giê-su nói : "Chúng con còn đáng giá hơn cả muôn ngàn chim sẻ" (Lc 12,6-7), "Người thì quí hơn chiên biết mấy" (Mt 12,12).
343 355. Con người là chóp đỉnh của công trình sáng tạo. Trình thuật Sáng Thế diễn tả điều đó, khi phân biệt rõ ràng việc sáng tạo con người với việc sáng tạo các loài khác ( x.St 1,26).
344 293, 1939 2416. Tất cả các thụ tạo liên đới với nhau, vì xuất phát từ một Đấng Sáng Tạo, và vì tất cả đều được sắp đặt để làm vinh danh Thiên Chúa:
Chúc tụng Ngài, lạy Chúa, nơi tất cả các thụ tạo của Ngài; đặc biệt là anh Mặt Trời. Nơi anh, Chúa cho chúng con ánh sáng ban ngày, Anh rất đẹp, tỏa chiếu ánh huy hoàng lớn lao. Anh cho chúng con một biểu tượng về Ngài, lạy Đấng Tối Cao.
1218. Chúc tụng Ngài, lạy Chúa, vì chị Nước, Chị rất hữu ích và rất khiêm tốn. đáng quí và thanh khiết...
Chúc tụng Ngài, lạy Chúa, vì người mẹ chúng con là Trái Đất, cưu mang và nuôi chúng con, sản xuất các loài trái khác nhau. với bông hoa lóng lánh và rực rỡ cỏ xanh...

Hãy chúc tụng và ngợi khen Chúa, Hãy tạ ơn Người và phụng sự Người với lòng khiêm tốn ( Th. Phan-xi-cô thành A-xi-xi, Trường ca tạo vật ).


345 2168. Ngày Sa-bat kết thúc "sáu ngày" làm việc. Sách Thánh nói : "Ngày thứ bảy, Người kết thúc công việc đã làm", như vậy "trời và đất đã hoàn tất". Ngày thứ bảy Thiên Chúa "nghỉ việc", Người thánh hóa và chúc lành cho ngày đó (St 2,1-3). Những lời được linh hứng trên đây chứa đựng rất nhiều giáo huấn có giá trị cứu độ :
346 2169. Trong công trình sáng tạo, Thiên Chúa đặt một nền móng và những qui luật trường tồn ( x. Dt 4,3-4). Người tín hữu có thể tin tưởng nương tựa vào đó. Đó là dấu chỉ và bảo chứng về lòng trung tín không hề lay chuyển của Thiên Chúa đối với Giao Ước ( x. Gr 31,35-37;33,19-26). Về phần mình, con người phải trung thành với nền móng này và tôn trọng những qui luật mà Đấng Sáng Tạo đã khắc ghi trên đó.
347 1145-1152. Công trình sáng tạo hướng về ngày sa-bát, tức là nhắm đến việc phụng thờ và tôn vinh Thiên Chúa. Việc phụng thờ được khắc ghi trong trật tự của công trình sáng tạo. Luật dòng Thánh Biển Đức có ghi : "Việc phụng thờ Thiên Chúa là việc tối thượng không còn việc gì quan trọng hơn". Đấy là trật tự đúng đắn cho mọi bận tâm của con người.
348 2172. Ngày sa-bát là tâm điểm của lề luật Ít-ra-en. Tuân giữ các giới răn là sống theo sự khôn ngoan và ý muốn của Thiên Chúa được diễn tả trong công cuộc sáng tạo
349 2174 1046. Ngày thứ tám, một ngày mới đã rực sáng cho chúng ta : ngày Đức Ki-tô Sống Lại. Nếu ngày thứ bảy hoàn tất cuộc sáng tạo thứ nhất, thì ngày thứ tám khởi đầu cuộc sáng tạo mới. Như vậy, công trình sáng tạo chỉ đạt tới tột đỉnh trong công trình còn lớn lao hơn nữa là ơn cứu chuộc. Cuộc sáng tạo thứ nhất đã tìm ra ý nghĩa và đạt tới đỉnh cao trong cuộc sáng tạo mới nơi Chúa Ki-tô, sự rực rỡ của sáng tạo mới này vượt xa vẻ huy hoàng của sáng tạo trước ( x. MR, Vọng phục sinh 24: lời nguyện sau bài đọc I ).
TÓM LƯỢC
350. Thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng hằng tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ các ý định cứu độ của Người dành cho các thụ tạo khác : "Các thiên thần cộng tác trong mọi việc lành cho chúng ta" ( Th. Tô-ma A-qui-no tổng luận. 1,114,3 ad 3).
351. Các thiên thần vây quanh Đức Ki-tô là Chúa mình. Các vị phục vụ Người, đặc biệt trong việc hoàn thành sứ mạng cứu độ nhân loại.
352. Hội Thánh tôn kính các thiên thần, vì các ngài trợ giúp Hội Thánh trong cuộc lữ hành trần thế và bảo vệ hết mọi người.
353. Thiên Chúa muốn có các thụ tạo khác biệt nhau, mỗi loài có sự tốt lành riêng của mình. Chúng phải lệ thuộc nhau và tuân theo trật tự của chúng. Tất cả các thụ tạo vật chất là để mưu ích cho con người. Con người, và tất cả vạn vật, nhờ con người, phải làm vinh danh Thiên Chúa.
354. Tôn trọng các qui luật được ghi khắc trong công trình sáng tạo và những tương quan xuất phát từ bản tính muôn vật, là một nguyên tắc của sự khôn ngoan và là một nền tảng của luân lý.

TIẾT 6: CON NGƯỜI
355 1700, 343. "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình; Người sáng tạo họ theo hình ảnh Thiên Chúa. Người sáng tạo họ có nam có nữ" (St 1,27). Con người giữ một địa vị độc tôn trong công trình sáng tạo: con người là "hình ảnh của Thiên Chúa" (I); trong bản tính của mình, con người hợp nhất thế giới thiêng liêng và thế giới vật chất (II); con người được tạo dựng "có nam có nữ" (III); Thiên Chúa cho họ sống thân tình với Người (IV).
I. "GIỐNG HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA"
356 1703 2258, 225. Trong tất cả các thụ tạo hữu hình, chỉ con người là "có khả năng hiểu biết và yêu mến Tạo Hóa" (x.GS 12,3). Con người là "thụ tạo duy nhất trên trái đất được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ" (x.GS 24,3) ; chỉ con người, nhờ sự hiểu biết và tình thương, được mời gọi chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Con người được tạo dựng vì mục đích ấy, và đó là lý do căn bản của phẩm giá con người :

295
Vì sao Ngài đã dựng con người với phẩm giá cao trọng như vậy ? Với tình thương vô biên, Ngài đã nhìn ngắm thụ tạo nơi chính mình và say mê nó. Vì thương yêu, Ngài đã tạo ra nó; vì thương yêu, Ngài cho nó khả năng hưởng phúc vĩnh cửu ( Th. Ca-ta-ri-na thành Si-en-na, dial 4,13).


357 1935 1877. Vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên có phẩm giá là một nhân vị. Không phải là một sự vật mà là một con người. Con người có khả năng tự biết mình, tự làm chủ chính mình và tự do tự hiến và thông hiệp với những người khác. Do ân sủng, mỗi nguời được mời để giao ước với Đấng Sáng Tạo, dâng lên Người một lời đáp trả tin yêu mà không ai có thể thay thế được.
358 299, 901. Thiên Chúa đã sáng tạo mọi sự cho con người ( x. GS 12,1; 24,3; 39,1); còn con người được sáng tạo để phụng sự, yêu mến Thiên Chúa và dâng lên Người tất cả thụ tạo :
Hữu thể nào trong cõi dương gian được quan tâm dường ấy? Đó là con người, một khuôn mặt sống động lớn lao, kỳ diệu, mà dưới mắt Thiên Chúa còn quí giá hơn cả toàn thể vạn vật. Đó là con người, vì con người mà trời, đất, biển rộng và toàn thể vạn vật được hiện hữu, và vì tha thiết muốn cứu độ con người, nên Thiên Chúa đã không tiếc ban cả Con duy nhất của Người cho họ. Thiên Chúa không ngừng điều động mọi sự để nâng con người lên tới Thiên Chúa và đặt con người ngồi bên hữu Thiên Chúa ( Th. Gio-an Kim khẩu, bài giảng St 2,1).

359 1701. "Chỉ có mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể mới có thể làm sáng tỏ mầu nhiệm con người" (GS 22,1):
388 ,411. Thánh Phao-lô cho chúng ta biết có hai người là nguồn gốc của nhân loại : A-đam và Đức Ki-tô... "A-đam thứ nhất được tạo dựng như là một con người lãnh nhận sự sống. Còn Người kia là Đấng thiêng liêng ban sự sống. Người thứ nhất được tạo dựng do bởi người kia, do Đấng này, người thứ nhất lãnh nhận linh hồn làm cho sống... Khi tạo thành A-đam thứ nhất, A-đam thứ hai đã khắc ghi hình ảnh mình trong đó. Do đó A-đam thứ hai đã lãnh nhận vai trò và tên của A-đam thứ nhất, để không bỏ mất những gì đã được tạo dựng theo hình ảnh của mình. A-đam đầu, A-đam cuối : người trước đã có khởi đầu, người sau sẽ tồn tại mãi mãi. Vì Người sau mới thực là Người đầu, như chính Người đã nói về mình: "Ta là Đầu và là Cuối" ( T.Phê-rô Kim Ngôn, bài giảng 117).
360 225, 404, 775, 831 842. Vì cùng xuất phát từ một nguồn gốc chung, nhân loại tạo thành một thể thống nhất. "Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại" (Cv 17,26) ( x.Tb 8,6):
Thật là kỳ diệu, khi ta nhìn ngắm nhân loại cùng có chung một nguồn gốc nơi Thiên Chúa...; cùng có chung một bản tính, được cấu tạo như nhau và một thể xác vật chất và một linh hồn thiêng liêng; cùng có chung một mục đích trực tiếp và một sứ mệnh trong thế giới; cùng có chung một nơi cư ngụ là trái đất với những của cải, mà mọi người, do quyền tự nhiên của mình đều có quyền sử dụng để nuôi dưỡng và phát triển sự sống; cùng có chung về một cùng đích siêu nhiên là chính Thiên Chúa, mà tất cả đều phải qui hướng về Người; cùng có chung những phương thế để đạt tới cùng đích đó; cùng có chung ơn cứu độ mà Đức Ki-tô đã thực hiện cho mọi người ( Pi-ô XII enc." summi pontificatus"; x.NA 1).

361 1939. "Luật liên đới và bác ái này đảm bảo rằng mọi người thực sự đều là anh em" ( Ibid) cho dù có nhiều khác biệt phong phú giữa các con người cá nhân, các nền văn hóa, các dân tộc.

II. "CON NGƯỜI LÀ MỘT THỰC THỂ ĐƠN NHẤT GỒM HỒN VÀ XÁC "
362 1146,2332. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người là một hữu thể vừa thể xác vừa tinh thần. Trình thuật Thánh Kinh diễn tả thực tại đó với một ngôn ngữ biểu tượng khi khẳng định rằng "Thiên Chúa lấy đất sét nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật"(St 2,7). Con người toàn diện được dựng nên do ý muốn của Thiên Chúa.
363 1703. Thánh Kinh thường dùng thuật ngữ linh hồn để chỉ sự sống con người ( x. Mt 16,25-26; Ga 15,13) hoặc toàn diện con người (Cv 2,41). Nhưng cũng dùng để chỉ cái thâm sâu nhất (Mt 26-38), giá trị nhất nơi con người ( x. Mt 10,28; 2Mca 6,30), nhờ đó con người là hình ảnh Thiên Chúa cách đặc biệt : "linh hồn" là nguyên lý thuần linh nơi con người.
364 1004. Thân xác cũng được dự phần vào phẩm giá của con người là "hình ảnh của Thiên Chúa": nó là thân xác con người chính vì được linh hồn thiêng liêng làm cho sinh động. Và chính con người toàn diện được đặt định trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần, trong Thân Thể Chúa Ki-tô

( x. 1Cr 6,19-20; 15, 44 - 45).


2289. Tuy gồm xác và hồn, nhưng là một thực thể duy nhất, con người, nhờ có thể xác, qui tụ nơi mình những yếu tố thuộc thế giới vật chất. Nơi con người, các yếu tố ấy đạt tới tuyệt đỉnh của chúng và có thể tự do dâng lời ca tụng Đấng Tạo Hóa. Vậy con người không được khinh miệt đời sống thể xác, nhưng trái lại, con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng vì thân xác ấy do Thiên Chúa tạo dựng và phải được sống lại ngày sau hết ( GS 14,1).
365. Sự thống nhất xác hồn thâm sâu đến độ ta phải coi linh hồn như là "mô thể" của thân xác ( x. Cđ Vienne 1312: DS 902); nghĩa là, nhờ linh hồn thiêng liêng mà thân xác được cấu tạo từ vật chất, thành một thân xác của con người sống động. Trong con người, tinh thần và vật chất không phải là hai bản tính được nối kết lại, nhưng sự kết hợp của chúng tạo thành một bản tính duy nhất.
366 1005 997. Hội Thánh dạy rằng mỗi linh hồn thiêng liêng được Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng ( x. Pi-ô XII,trong. "Humani Generis",1950: DS 3896;SPF 8 ) chứ không phải do cha mẹ "sản sinh": Hội Thánh cũng dạy rằng, linh hồn bất tử ( x. Cđ La-tran năm. 1513; DS 1440), không hư mất khi lìa khỏi xác trong giờ chết, và sẽ tái hợp trở lại với thân xác trong ngày phục sinh cánh chung.
367 2083. Đôi khi linh hồn được phân biệt với tinh thần. Thánh Phao-lô cầu nguyện để "trọn con người chúng ta: tinh thần, linh hồn và thân xác" được hồng ân nâng đỡ, giữ gìn, không có điều gì đáng chê trách vào ngày Chúa Quang Lâm (1Th 5,23). Hội Thánh dạyrằng sự phân biệt này không đem lại sự nhị phân trong linh hồn ( x. Cđ Con-tan-ti-nô-pô-li IV năm 870: DS 657). Thuật ngữ "tinh thần" muốn nói là con người, ngay từ khi tạo dựng, đã được Thiên Chúa qui hướng về cùng đích siêu nhiên ( x. Cđ Va-ti-can I:DS 3005;x.GS 22,5), và linh hồn nhờ ơn sủng được nâng lên để kết hợp với Người (x. Pi-ô XII, Enc "Humari Generis", 1950; DS 3891).
368 478, 582 1431, 1764 2517,2562. Truyền thống linh đạo của Hội Thánh cũng nhấn mạnh đến tim. Theo nghĩa Kinh Thánh, tim là "đáy lòng con người" (Gr 31,33), từ nơi đó họ sẽ quyết định chọn Thiên Chúa hay không ( x. Dt 6,5; 29,3; Is 29,13; Ed 36,26; Mt 6,21; Lc 8,15; Rm 5,5).
III."THIÊN CHÚA SÁNG TẠO CON NGƯỜI CÓ NAM CÓ NỮ"
Thiên Chúa muốn có sự bình đẳng và khác nhau
369. Người nam và người nữ được sáng tạo, nghĩa là họ hiện hữu do ý muốn của Thiên Chúa : một mặt họ hoàn toàn bình đẳng với tư cách là những nhân vị; mặt khác, họ là nam và là nữ theo cách hiện hữu riêng. "Là nam", "là nữ" đều là thực tại tốt lành do ý muốn của Thiên Chúa : người nam và người nữ có một phẩm giá không thể mất được, do Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo trực tiếp ban cho ( x. St 2,7.22). Người nam và người nữ có cùng một phẩm giá "là hình ảnh của Thiên Chúa". "Là người nam" hay "là người nữ", họ đều phản ánh sự khôn ngoan và sự tốt lành nhân hậu của Đấng Sáng Tạo .
370 42, 239. Đừng diễn tả Thiên Chúa theo hình ảnh loài người. Người không là nam, cũng không là nữ. Thiên Chúa thuần linh, không có sự phân biệt phái tính. Những "nét hoàn hảo" của người nam và người nữ, của người me ( x. Is 49,14-15; 66,13; Tv 131,2-3), người cha, của đôi vợ chồng ( x. Hs 11,1-4; Gr 3,4-19) phản ánh phần nào sự trọn hảo vô biên của Thiên Chúa.
"Cho nhau" _ "Tuy hai mà một"
371 1605. Khi tạo dựng con người "có nam có nữ", Thiên Chúa muốn họ sống cho nhau. Chúng ta biết điều này qua một số câu Sách Thánh : "Người nam ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó" (St 2,18). Không một con vật nào có thể tương xứng với con người (St 2,19-20). Thiên Chúa lấy xương sườn người nam tạo thành người nữ và dẫn đến cho người nam; vừa trông thấy người nữ, người nam phải thốt lên một tiếng thán phục, một lời reo mừng đầy yêu thương và thông hiệp : "Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi" (St 2,23). Người nam nhận ra người nữ như một " cái tôi" khác, một đồng loại.
372 1652,2366. Người nam, và người nữ được tạo dựng "cho nhau": không phải Thiên Chúa đã sáng tạo họ "chỉ có một nửa" hay "không đầy đủ " nhưng tạo dựng họ để hiệp thông với nhau, để mỗi người có thể thành "trợ tá" cho nhau; vì một đàng, họ là những con người bình đẳng với nhau ("xương của xương tôi...") và đàng khác, bổ túc cho nhau vì là nam và là nữ. Trong hôn nhân, Thiên Chúa kết hợp họ, để khi thành"một xương một thịt" (St 2,24), họ có thể truyền lại sự sống con người : " Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, cho đầy mặt đất" ( St 1,28). Khi truyền lại sự sống con người cho dòng dõi mình, người nam và người nữ với tư cách là vợ chồng và cha mẹ, cộng tác một cách độc đáo vào công trình của Đấng Sáng Tạo (GS 50,1).
373 307 2415. Theo ý định của Thiên Chúa, người nam và người nữ được đặt "làm chủ" trái đất (St 1,28) như những "người quản lý" của Thiên Chúa. Quyền làm chủ này không được trở thành một sự thống trị độc đoán và phá hoại. Vì là hình ảnh của Đấng Sáng Tạo, "Đấng yêu thương tất cả những gì hiện hữu"(Kn 11,24), người nam và người nữ được gọi tham dự vào sự quan phòng của Thiên Chúa đối với các thụ tạo khác. Do đó, họ có trách nhiệm với thế giới mà Thiên Chúa giao phó cho họ.
IV. CON NGƯỜI TRONG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG
374 54. Con người đầu tiên không phải chỉ được sáng tạo tốt lành mà thôi, nhưng còn được đặt trong tình thân với Đấng Tạo Hóa, hài hòa với chính mình và với vạn vật xung quanh. Tình thân và sự hài hòa này chỉ thua kém vinh quang của sáng tạo mới trong Đức Ki-tô.
375 1997. Khi dùng quyền giải thích một cách chân chính ngôn ngữ biểu tượng của Thánh Kinh dưới ánh sáng Tân Ước và Truyền Thống Hội Thánh, Hội Thánh dạy rằng : nguyên tổ A-đam và E-và đã được sáng tạo trong một tình trạng "thánh thiện và công chính nguyên thủy" ( x. Cđ Tren-te: DS 1511). Sự thánh thiện nguyên thủy ấy là "ơn được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa"( LG 2).
376 1008, 1502. Mọi chiều kích của đời sống con người được củng cố nhờ sự chiếu tỏa ân sủng này. Bao lâu còn sống mật thiết với Thiên Chúa, con người sẽ không phải chết ( x.St 2,17; 3,19), cũng không phải đau khổ ( x.St 3,16). Sự hài hòa nội tâm nơi mỗi con người, sự hài hòa giữa người nam và người nữ ( x.St 2,25 ), sau hết sự hài hòa giữa đôi vợ chồng đầu tiên với toàn thể vạn vật, tạo nên tình trạng được gọi là "sự công chính nguyên thủy".
377 2514. Quyền làm chủ trái đất mà Thiên Chúa đã ban cho con người ngay từ thuở ban đầu, được thực hiện trước tiên nơi con người, là việc làm chủ chính bản thân mình. Con người còn nguyên tuyền và hài hòa trong chính bản thân, vì còn tự do đối với ba thứ dục tình thường làm con người nô lệ các lạc thú của giác quan, sự ham mê của cải thế gian và đề cao "cái tôi" bất chấp những đòi hỏi của lý trí.
378 2415, 2427. Dấu hiệu của sự thân thiện với Thiên Chúa là việc đặt con người trong vườn địa đàng ( x. St 2,8). Con người sống ở đó "để canh tác và canh gìn giữ đất đai"(St 2,15). Lao động không phải là một hình khổ ( x. St 3,17-19), nhưng là sự cộng tác của người nam và người nữ với Thiên Chúa trong việc kiện toàn vạn vật hữu hình.
379. Đó là tất cả sự hài hòa của tình trạng công chính nguyên thủy mà ý định của Thiên Chúa đã dành sẵn cho con người. Sự hài hòa này sẽ mất đi vì tội của nguyên tổ chúng ta.
TÓM LƯỢC
380. "Lạy Cha, Cha đã dựng nên con người giống hình ảnh Cha, và giao cho họ trách nhiệm trông coi vũ trụ, để khi phụng sự một mình Cha là Đấng tạo hóa, con người làm chủ mọi loài thọ sinh" ( MR, kinh Tạ ơn IV, 118) .
381. Con người được tiền định để họa lại hình ảnh của Con Thiên Chúa làm người - "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" ( Cl 1,15) hầu Chúa Ki-tô trở nên trưởng tử của muôn vàn anh chị em ( x. Ep 1,3-6; Rm 8,29).
382. Con người là "một thực thể đơn nhất gồm hồn và xác" (GS 14,1). Giáo lý đức tin khẳng định : linh hồn thiêng liêng và bất tử, được Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo .
383. "Thiên Chúa không tạo dựng con người đơn độc : từ khởi nguyên, "Người đã tạo nên họ có nam có nữ" (St 1,27); sự liên kết giữa họ đã tạo nên xã hội đầu tiên của con người” (GS 12,4).
384. Mặc khải cho chúng ta biết tình trạng thánh thiện và công chính nguyên thủy của người nam và người nữ trước khi phạm tội: cuộc sống hạnh phúc của con người trong vườn địa đàng bắt nguồn từ tình thân với Thiên Chúa.

TIẾT 7: SA NGÃ
385 309 457 1848 539. Thiên Chúa vô cùng tốt lành nên mọi công trình của Người đều tốt đẹp. Tuy nhiên, không ai thoát được kinh nghiệm về đau khổ, về những sự dữ trong thiên nhiên, những sự dữ này hình như gắn liền với các giới hạn riêng của loài thụ tạo, và nhất là sự dữ luân lý. Sự dữ từ đâu đến? Thánh Âu-tinh nói : "Tôi đã tìm căn nguyên của sự dữ và tôi không thấy có giải đáp nào" ( x. Conf 7,7,ll), và cuộc tìm kiếm đau thương của thánh nhân chỉ tìm được lối thoát lúc người hoán cải trở về với Thiên Chúa hằng sống. Vì "mầu nhiệm của sự gian ác" (2 Tx 2,7) chỉ được sáng tỏ qua "mầu nhiệm của lòng thành tín" (l Tm 3,l6). Tình yêu của Thiên Chúa được mặc khải trong Đức Ki-tô đã biểu lộ một trật cả trương độ của sự dữ và sự vĩ đại của ân sủng (x. Rm 5,20). Vậy chúng ta phải nghiệm xét vấn đề căn nguyên sự dữ với đôi mắt đức tin hướng về Đấng duy nhất đã chiến thắng nó (x. Lc.ll,2l-22; Ga l6,ll; lGa 3,8).
I. NƠI ĐÂU TỘI LỖI NGẬP TRÀN, Ở ĐẤY CHỨA CHAN ÂN SỦNG
Thực tại của tội lỗi
386 1847. Tội lỗi hiện diện trong lịch sử loài người. Thật là vô ích khi kiếm cách làm ngơ hoặc tránh né thực tại bi đát này bằng cách gán cho nó những tên khác. Muốn hiểu tội là gì, trước tiên phải nhận chân mối tương quan mật thiết giữa con người với Thiên Chúa. Bởi vì, ngoài mối tương quan đó, chúng ta không thể hiểu căn tính đích thực của tội là chối bỏ và chống đối Thiên Chúa, cho dù tội lỗi vẫn đè nặng trên đời sống và lịch sử của con người.

387 1848 1739. Thực tại của tội lỗi, nhất là của nguyên tội, chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng mặc khải của Thiên Chúa. Mặc khải này giúp ta nhận biết Thiên Chúa; không có mặc khải này ta không thể nhận chân tội lỗi là gì và sẽ tìm cách giải thích nó như một khiếm khuyết trong quá trình phát triển, một nhược điểm tâm lý, một sai lầm hoặc là hậu quả tất yếu của một cơ cấu xã hội không tương xứng v.v... Chỉ khi nào nhận biết được ý định của Thiên Chúa về con người, lúc đó người ta mới hiểu tội là lạm dụng sự tự do Chúa ban cho con người được sáng tạo để yêu mến Chúa và yêu mến nhau.
Tội Nguyên tội - một chân lý chính yếu của đức tin
388 431 208 359 729. Qua quá trình mặc khải, người ta hiểu rõ thực tại của tội hơn. Mặc dầu trong Cựu ước, dân Thiên Chúa đã đề cập đến thân phận đau thương của kiếp người qua ánh sáng lịch sử của sự sa ngã được thuật lại trong sách Sáng Thế, họ vẫn không thể nắm bắt được ý nghĩa tối hậu của lịch sử đó; lịch sử này chỉ được bày tỏ trong ánh sáng của sự chết và phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô mà thôi. Phải biết Đức Ki-tô là nguồn ân sủng mới nhận ra A-đam là căn nguyên của tội lỗi. Được Đức Ki-tô Phục sinh cử đến, Chúa Thánh Thần - Đấng Bào Chữa đã "tố cáo tội lỗi thế gian" (Ga l6,8) bằng cách mặc khải Đấng Chuộc Tội.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương