SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI


Mục 1 “TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI



tải về 4.7 Mb.
trang6/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68

Mục 1
TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI

LÀ CHA PHÉP TẮC VÔ CÙNG DỰNG NÊN TRỜI ĐẤT”
TIẾT 1: TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI
199 2083. "Tôi tin kính Đức Chúa Trời": lời khẳng định đầu tiên của bản tuyên xưng đức tin cũng là lời cănbản nhất. Trọn tín biểu đều nói về Thiên Chúa. Tất cả các tín điều trong Kinh Tin Kính đều tùy thuộc vào tín điều thứ nhất, cũng như các giới răn làm rõ ý giới răn thứ nhất. Những tín điều còn lại, giúp chúng ta hiểu biết Thiên Chúa hơn, như Người đã từng bước mặc khải cho con người. "Điều đầu tiên người tín hữu tuyên xưng là tin vào Thiên Chúa" ( Giáo lý Rô-ma 1,2,2.).
I- "TÔI TIN KÍNH MỘT THIÊN CHÚA "
200 2085. Kinh Tin Kính của Công Đồng Ni-xê-a Con-tan-ti- nô-pô-li bắt đầu bằng những lời trên đây : Lờituyên xưng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, bắt nguồn từ mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước, liên kết chặt chẽ với lời tuyên xưng về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và có cùng một giá trị căn bản như vậy. Thiên Chúa là Đấng duy nhất : chỉ có một Thiên Chúa. "Đức tin Ki-tô giáo tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa, xét theo bản tính, bản thể và yếu tính" ( Ibid).
201 2083. Thiên Chúa tự mặc khải là Đấng Duy Nhất cho dân It-ra-en, dân được tuyển chọn : "Nghe đây, hỡi It-ra-en! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng, hết dạ, hết sức anh em" (Đnl 6,4-5). Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa kêu gọi Ít-ra-en và các dân nước quay về với Người là Đấng Duy Nhất : "Nào muôn dân khắp cõi địa cầu, hãy hướng về Ta, thì các ngươi sẽ được cứu độ vì Ta là Thiên Chúa, chẳng còn Thiên Chúa nào khác. Trước mặt Ta, mọi người sẽ quỳ gối, và tuyên xưng : Chỉ nơi Thiên Chúa mới có ơn phù trợ và cứu độ (Is 45,22-24) (x.Pl 2,10-11).
202 446 152. Chính Đức Giê-su xác định Thiên Chúa là "Đức Chúa Duy Nhất," và phải yêu mến Người "hết lòng, hết linhhồn, hết tâm trí và hết sức lựcngươi" ( x.Mc 12,29-30). Đồng thời, Người cũng ngầm cho ta hiểu chính Người là "Đức Chúa" ( x.Mc 12,35-37). Tuyên xưng "Đức Giê-su là Đức Chúa" là đặc tính của đức tin Ki-tô giáo. Điều này không trái ngượcvới đức tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất. Tin vào Chúa Thánh Thần là "Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống" không đưa đến một sự phân chia nào nơi Thiên Chúa Duy Nhất:
42. Chúng tôi tin vững vàng và khẳng định đơn giản chỉ có một Thiên Chúa chân thực, vô hạn và bất biến, vô phương thấu hiểu, toàn năng và khôn tả, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần : ba ngôi vị, nhưngchỉ có một bản thể hay bản tính đơn thuần( Cđ La-tran IV: DS 800).
II- THIÊN CHÚA MẶC KHẢI DANH THÁNH NGƯỜI
203 2143. Thiên Chúa tự mặc khải cho Ít-ra-en, dân Người, bằng cách mặc khải Danh Thánh Người. Trong Thánh Kinh, tên của một người diễn tả yếu tính, căn tính và ý nghĩa đời họ. Thiên Chúa không phải là một sức mạnh vô danh. Thiên Chúa có tên. Cho biết tên tức là cho người khác biết mình; là cởi mở để người ta dễ dàng đến với mình, liên hệ mật thiết hơn và gọi được tên nhau.
204 63. Thiên Chúa đã từng bước mặc khải chính mình ra cho dân Người dưới nhiều danh thánh khác nhau. Tuy nhiên, việc mặc khải danh thánh cho Mô-sê trong cuộc thần hiện nơi bụi gai bốc lửa, trước cuộc Xuất Hành và Giao Ước tại Xi-nai, đã được nhận là mặc khải căn bản cho Cựu và Tân Ước.
Thiên Chúa hằng sống
205 2575 268. Thiên Chúa gọi Mô-sê từ giữa bụi gai đang cháy nhưngkhông tàn lụi. Thiên Chúa nói với Mô-sê : "Ta là Thiên Chúa của cha ông ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp" (Xh 3,6). Thiên Chúa là Thiên Chúa của tổ tiên.Đấng kêu gọi và hướng dẫn các tổ phụ trong các cuộc hành trình của họ. Người là Thiên Chúa trung tín và giàu lòng thương cảm, luôn nhớ tới họ và các lời Người đã hứa; Người đến để giải thoát con cháu họ khỏi ách nô lệ. Người là vị Thiên Chúa có khả năng và muốn thực hiện ý định đó bất chấp không gian và thời gian; Người sẽ dùng quyền năng vô tận để thực hiện chương trình này.
"Ta là Đấng Hiện Hữu"
Mô-sê thưa với Thiên Chúa: "Bây giờ con đến gặp con cái Ít-ra-en và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em, sai tôiđến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì ? thì con sẽ trả lời cho họ làm sao?"Thiên Chúanói với ông Mô-sê : "Ta là Đấng Ta là".Và Người bảo : "Ngươi nói với con cái Ít-ra-en thế này: "Đấng Ta là" sai tôi đến với anh em". Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia". (Xh 3,13-15).
206 43. Khi mặc khải danh thánh huyền bí của Người, YHWH (Gia-vê), có nghĩa : "Ta là Đấng Hiện Hữu" hoặc "Ta là Đấng Tự Hữu" hoặc nữa "Ta là Ta", Thiên Chúa nói Người là ai và phải gọi tên Người như thế nào. Danh Thánh Thiên Chúahuyền bí cũng như Thiên Chúa là huyền nhiệm. Đó vừa là một mặc khải danh thánh, vừa là một khước từ danh xưng. Do đó, qua danh thánh này, chúng ta hiểu rõ về Thiên Chúa, Đấng nghìn trùng vượt trổi mọi khả năng hiểu biết và diễn tả của con người : Người là "Thiên Chúa ẩn mình" (Is 45,15); danh thánh Người khôn tả ( x.Thp 13,18); và Người là vị Thiên Chúa trở nên gần gũi với con người:
207. Khi mặc khải danh thánh, Thiên Chúa đồng thời mặc khải lòng trung tín của Người từ muôn thuở và cho tới muôn đời, có giá trị trong quá khứ ("Ta là Thiên Chúa cha ông ngươi": Xh 3,6) cũng như trong tương lai ("Ta sẽ ở vớingươi": Xh 3,12). Thiên Chúa mặc khải danh thánh mình là "Đấng Hiện Hữu" thì cũng tự mặc khải mình như vị Thiên Chúa luôn hiện diện, có mặt bên cạnh để giải cứu dân mình.
208 724 448 388. Trước sự hiện diện hấp dẫn và huyền bí của Thiên Chúa, con người nhận ra sự nhỏ bé của mình. Đứng trước bụi gai bốc cháy, Mô-sê cởi dép và che mặt ( x. Xh 3,5-6)khi đối diện với Thiên Chúa Chí Thánh. Đứng trước vinh quang của Thiên Chúa Chí Thánh, ngôn sứ I-sai-a thốt lên : "Khốn thân tôi, tôi chết mất, vì tôi là một người môi miệng ô uế" (Is 6,5). Trước những dấu thiêng Chúa Giê-su làm, Phê-rô thốt lên : "Lạy Thầy. xin tránh xa tôi, vì tôi là kẻ tội lỗi" (Lc 5,8). Nhưng bơ<150)i Thiên Chúa là Đấng Thánh, Người có thể tha thứ cho kẻ nhận biết mình tội lỗi trước mặt Ngườ i: "Ta không hành động theo cơn nóng giận vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm; ở giữangươi,Talà Đấng Thánh" (Hs 11,9).

Sau này Thánh Gio-an Tông đồ cũng nói : "Trước mặt Người, chúng ta sẽ an tâm, nếu lòng chúng ta có lên án chúng ta, vì Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta và Người biết hết mọi sự" (1Ga 3,19-20).


209 446. Vì tôn kính Thiên Chúa Chí Thánh, dân Ít-ra-en không nêu danh thánh Người khi đọc Thánh Kinh; danh thánh mặc khảiđược thay thế bằng tước hiệu của Thiên Chúa : "Đức Chúa" (tiếng Hip-ri làAdonai; tiếng Hy lạp là Kyrios). Để tuyên xưng thiên tính của Đức Giêsu, các tín hữu cũng sử dụng tước hiệu đó : "ĐỨC GIÊ-SU là CHÚA".
"Thiên Chúa của tình yêu thương và từ bi"
210 2116, 2577. Sau khi dân Ít-ra-en phạm tội, chối bỏ Thiên Chúa để thờ con bê bằng vàng ( x.Xh.32), Thiên Chúa nghe lời cầu khẩn của Mô-sê và chấp nhận đồng hành giữa đám dân bất trung, để tỏ lòng yêu thương của Người ( x.Xh 33,12-17). Khi Mô-sê xin được thấy vinh quang Thiên Chúa, Người trả lời : "Ta sẽ cho ngươi thấy Ta nhân từ như thế nào và Ta sẽ xưng danh thánh Gia-vê trước mặt ngươi"(Xh 33,18-19). Đức Chúa đi qua trước mặt Mô-sê và nói : "Gia-vê, Gia-vê, Thiên Chúa trìu mến và xót thương, chậm bất bình, giàu ân sủng và thành tín" (Xh 34,5-6). Bấy giờ, Mô-sê tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa thứ tha ( x.Xh 34,9).
211 604. Danh thánh "Ta Hiện Hữu" hoặc "Đấng Hiện Hữu" diễn tả sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng "vẫn giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn" (Xh 34,7), cho dù con người có bất trung, tội lỗi đáng phải trừng phạt. Thiên ChúatỏchothấyNgười"giàulòngthương xót" (Eph 2,4)đến nỗi trao ban chính Con củaNgười. Khi hiến mạng sống mình để giải thoát chúngta khỏi tội lỗi, Đức Giê-su sẽ mặc khải cho thấy, chính Người mang danh thánh của Thiên Chúa : "Khi các ông đưa Con Người lên cao, bấy giờ các ông sẽ biết là "Ta Hiện Hữu""(Ga 8,28).
Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng HIỆN HỮU
212 42 469,2086. Trải qua các thời đại, đức tin của Ít-ra-en đã khai triển và đào sâu sự phong phú chứa đựng trong mặc khải danh thánh này. Thiên Chúa là duy nhất, ngoài Người ra không có thần nào hết. Người siêu vượt thế giới và lịch sử. ChínhNgười tạo dựng trời đất. "Chúng tiêu tan, Chúa còn hoài; chúng như áo cũ thay rồi mòn hao ... Nhưng chính Ngài tiền hậu y nguyên, tháng năm Ngài vẫn triền miên" (Tv 102, 27-28). Nơi Người, "không có thay đổi, không hề biến thái" (Gc 1,17). Người là "Đấng Hiện Hữu" từ muôn thuở đến muôn đời, và như vậy Người luôn trung tín với chính mình và với các lời Người hứa.
213 41. Vì thế, măc khải danh thánh khôn tả "Ta là Đấng Hiện Hữu" chứa đựng chân lý : chỉ mình Thiên Chúa là Đấng HIỆN HỮU. Bản dịch Bảy Mươi và kế đó là truyền thống Hội Thánh đã hiểu danh thánh của Thiên Chúa theo nghĩa đó : Thiên Chúa là sự viên mãn của hiện hữu và của mọi sự trọn hảo, không khởi nguyên, không cùng tận. Trong khi các thụ tạo là gì, và có gì, đều phải lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa, thì duy chỉ mình Người là tự hữu và Người thế nào là do chính Người.
III- THIÊN CHÚA : "ĐẤNG HIỆN HỮU" LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ TÌNH THƯƠNG
214 1062. Thiên Chúa, "Đấng Hiện Hữu", đã tự mặc khải cho Ít-ra-en như là Đấng "giàu ân sủng và thành tín"(Xh 34,6). Hai từ ngữ đó diễn tả một cách cô đọng những gì là phong phú của danh thánh. Trong mọi công trình của Người, Thiên Chúa biểu lộ lòng ưu ái, lòng nhân hậu,ân sửng và tình thương; Người cũng cho thấy mình là Đấng đáng tin, bền vững, trung tín, chân thật: "Xin cảm tạ danh Chúa, vì Ngài thành tín và yêu thương" (Tv138,2; Tv 85,11). Thánh Gio-an Tông Đồ dạy : Người là Sự Thật, vì "Thiên Chúa là Ánh Sáng, nơi Người không có một chút bóng tối nào"(1Ga 1,5); Người là "Tình Thương" (1Ga 4,8).
Thiên Chúa là Sự Thật

215 2465 1063,156 397. "Nguyên lý lời Người là chân lý, mọi quyết định công minh của Người tồn tại muôn năm" (Tv 119, 160). "Lạy Chúa Thượng là Đức Chúa, chính Ngài là Thiên Chúa, những lời Ngài phán là chân lý" (2 Sm 7, 28); vì vậy những lời Thiên Chúa hứa luôn luôn được thực hiện( x.Dnl7,9). Thiên Chúa là chính Sự Thật, lời Người không phỉnh gạt. Vì vậy ta có thể hoàn toàn tintưởng vào sự chân thật và sự trungtín của lời Người trong mọi sự. Khởi đầu của tội lỗi và sự sa ngã của loài người là lời dối trá của tên cám dỗ làm cho con người nghi ngờ lời Thiên Chúa, cũng như lòng nhân hậu và lòng thành tín của Người.
216 295 32. Sự thật của Thiên Chúa được biểu lộ qua việc Người khôn ngoan điều khiển toàn bộ trật tự sáng tạo và vận hành vũ tru( x.Kn 13,1-9). Một mình Thiên Chúa đã sáng tạo trời đất( x.Tv 115,15); duy chỉ mình Người mới ban cho chúng ta sự hiểu biết đích thực về mọi vật được tạo dựng trong tương quan với Người( x.Kn 7,17-21).
217 851 2466. Thiên Chúa cũng là Đấng chân thật khi Người tựmặc khải: giáo huấn phát xuất từ Thiên Chúa là "một đạo lý chân thật" (Mlk 2, 6). Khi Người cử Con của Mình vào trần thế, chính là để làm chứng cho Sự Thật (Ga 18, 37). "Chúng ta biết rằng, Con Thiên Chúa đã đến bancho chúng ta trí khôn để nhận biết Thiên Chúa thật " (1Ga 5, 20) ( x.Ga 17,3).
Thiên Chúa là Tình Thương
218 295. Trong dòng lịch sử của mình, Ít-ra-en đã khám phá ra Thiên Chúa chỉ có một lý do duy nhất khi tự mặc khải cho họ và đã chọn họ giữa tất cả các dân khác để thuộc về Người : đó là tình thương nhưng khôngcủa Người ( x. Dnl4,37; 7,8; 10,15). Và nhờ các ngôn sứ, Ít-ra-en cũng hiểu rằng, chính vì yêu thương mà Thiên Chúa đã không ngừng giải cứu ( x. Is 43,1-7) và tha thứ những bất trung và tội lỗi của họ ( x. Hs 2).
219 239 796 458. Tình thương của Thiên Chúa dành cho Ít-ra-en được so sánh với tình thương của một người cha đối với con mình (Hs 11,1). Tình thương đó còn mạnh hơn tình thương của một người mẹ dành cho con cái ( x. Is 49,14-15). Thiên Chúa yêu dân người hơn cả một người chồng yêu người vợ quý ( x. Is 62,4-5). Tình yêu đó sẽ thắng vượt cả những bất trung tệ hại nhất ( x. Ed 16; Hs 11); và sẽ đưa đến hồng ân quý giá nhất : "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một Người" (Ga 3,16).
220. Tình thương của Thiên Chúa "vĩnh cửu" (Is 54,8) : "Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình thương của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi" (Is 54,10). "Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương" (Gr 31,3).
221 733 851 257. Thánh Gio-an còn đi xa hơn nữa khi xác nhận : "Thiên Chúa là Tình Thương" (1Ga 4,8.16) : Bản thể của Người là tình thương. Khi cử Con Một Người và Thánh Thần Tình Yêu đến trần thế lúc thời gian đã viên mãn, Thiên Chúa mặc khải điều bí ẩn thâm sâu nhất của Người ( x. 1Cr 2,7-16; Eph 3,9-12): Chính Người là sự trao đổi tình yêu vĩnh cửu - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần và Người đã tiền định cho ta được dự phần vào tình thương ấy.
IV- TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC TIN VÀO THIÊN CHÚA DUY NHẤT
222. Tin vào Thiên Chúa, Đấng duy nhất, và yêu mến Người với cả con người có những hệ quả rất lớn cho trọn cuộc sống của chúng ta :
223 400. * Đó là nhận biết sự cao cả và uy linh của Thiên Chúa : "Phải, Thiên Chúa thật quá cao cả, Người vượt mọi thông hiểu của chúng ta" (G 36,26). Chính vì thế mà Thiên Chúa phải được "phụng thờ trên hết" ( Th. Giăn Đắc).
224 2637. * Đó là sống trong niềm tạ ơn: nếu Thiên Chúa là Đấng duy nhất, thì chúng ta là gì, và có gì, đều do từ Người mà đến : "Bạn có gì mà đã không nhận lãnh?" (1Cr 4,7). "Lấy chi đền đáp Chúa, vì mọi ơn lành Người đã ban cho?" (Tv 116,12).
225 356, 360 1700, 1934. * Đó là nhận biết được tính thống nhất và phẩm giá đích thực của mọi người : Mọi người đều được dựngnên " theo hình ảnh và giống Thiên Chúa" (St 1,26).
226 339, 2402 2415. * Đó là biết sử dụng thích đáng những tạo vật : Vì tin vào Thiên Chúa duy nhất, chúng ta sử dụng mọi tạo vật trong mức độ chúng giúp chúng ta đến gần Chúa, và dứt bỏ khi chúng lôi kéo ta xa khỏi Chúa ( x. Mt 5,29-30; 16,24; 19,23-24).
Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, xin cất đi tất cả những gì làm con xa Chúa. Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, xin ban cho những gì đưa con đến gần Chúa. Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, xin giải thoát con khỏi chínhmình con để tận hiến cho Chúa" ( Th. Ni-cô-la de Flue, Cầu nguyện).

227 313, 2090. * Đó là phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, kể cả nghịch cảnh. Một bản kinh của Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su diễn tả ý đó một cách tuyệt vời.
2830 1723. Đừng để điều gì làm cho bạn xao xuyến; Đừng để điều gì làm cho bạn lo sợ. Mọi sự đều qua đi, Thiên Chúa không thay đổi! Kiên nhẫn thì ta sẽ được mọi sự. Người có Chúa ở cùng thì không thiếu gì : Một mình Chúa là đủ cho ta(Poes. 30).
TÓM LƯỢC
228. " Nghe đây hỡiÍt-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta,là Đức Chúa duy nhất( Đnl6,4; Mc 12, 29) "Đấng tối cao nhất thiết phải là duy nhất, nghĩa là không ai sánh bằng ... Nếu Thiên Chúa không duy nhất, thì Người không phải là Thiên Chúa" ( Tertullien, Marc 1,3).
229. Đức tin vào Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta hướng về mộtmình Người, như về nguồn gốc đầu tiên và về cùng đích tối hậu của chúng ta; nên không có gì quí trọng hơn Người hoặc thay thế được Người.
230. Khi tự mặc khải, Thiên Chúa vẫn làmột mầu nhiệm khôn tả : "Nếu bạn hiểu được Người, Người không phải là Thiên Chúa nữa" (Th. Âu-tinh, bài giảng 52,6,16 ).
231. Thiên Chúa mà chúng ta tin đã tự mặc khải như là Đấng Hiện Hữu; Người cho chúng ta biết Người là Đấng "giàuân sủng và thành tín" (Xh 34,6). Bản thể của Người là Sự Thật và Yêu Thương.

TIẾT 2: CHÚA CHA
I. "NHÂN DANH CHÚA CHA VÀ CHÚA CON VÀ CHÚA THÁNH THẦN"

232 189, 1223. Người Ki-tô hữu được rửa tội "nhân danhChúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (Mt 28,19). Trước khi lãnh nhận bí tích, họ phải trả lời 3 lần "Tôi tin" để đáp lại những câu thẩm vấn về đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. "Đức tin của mọi Kitô hữu đều dựa trên mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi" ( Th. Césaire d'Arles, Tuyên xưng đức tin).
233. Người Ki-tô hữu được rửa tội "nhân danh một Thiên Chúa" là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chứ không phải "nhân danh ba ngôi vị" riêng lẻ ( x. Tuyên xưng đức tin của Giáo hoàng Vigilô năm 552: DS 415). Vì chỉ có một Thiên Chúa là Cha toàn năng và Con duy nhất Người và Thánh Thần : Đó là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.
234 2157 90 1449. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống ki-tô hữu. Đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa, cội nguồn phát sinh mọi mầu nhiệm khác của đức tin và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Đây là giáo huấn căn bản nhất và trọng yếu nhất theo "phẩm trật các chân lý đức tin" (DCG 43). "Trọn lịch sử cứu độ chỉ là lịch sử về đường lối và các phương tiện mà Thiên Chúa chân thật và duy nhất là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dùng để tự mặc khải, để giao hòa và kết hợp với Người những ai từ bỏ tội lỗi" ( DCG 47).
235. Tiết này trình bày cách ngắn gọn : (I) Thiên Chúa mặc khải mầu nhiệm Ba Ngôi; (II) Hội Thánh trình bày giáo huấn đức tin về mầu nhiệm đó; (III) Chúa Cha thực hiện "kế hoạch nhân hậu" của Người là tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa qua sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
236 1066 259. Các Giáo phụ phân biệt Theologia (Thần luận) với Oikonomia (Nhiệm Cục). Thuật ngữ thứ nhất chỉ mầu nhiệm đời sống nội tại nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Thuật ngữ thứ hai chỉ mọi công cuộc Thiên Chúa dùng để tự mặc khải và thông ban sự sống của Người. Nhờ Oikonomia mà chúng ta được biết Theologia, nhưng đối lại, Theologia soi sáng toàn thể Oikonomia. Các công trình của Thiên Chúa mặckhải cho ta biết Người, và đối lại, mầu nhiệm đời sống nội tại của Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu các công trình của Người. Cũng thế, trong các tương quan nhân loại, con người biểu lộ mình qua hành động; càng biết một người, càng hiểu rõ hành động của họ hơn.
237 50. Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm đức tin hiểu theo nghĩa chặt chẽ nhất, một trong những "mầu nhiệm đượcẩn giấu trong Thiên Chúa... không ai biết được nếu ơn trên không mặc khải" (SPF 16). Chắc chắn Thiên Chúa đã để lại dấu vết của bản thể Ba Ngôi trong công cuộc tạo dựng và trong dòng mặc khải Cựu Ước. Nhưng trước cuộc nhập thể của Con Thiên Chúa và sứ vụ của Chúa Thánh Thần, mầu nhiệm Ba Ngôi vẫn là một mầu nhiệm mà nguyên lý trí của loài người và ngay cả đức tin của Ít-ra-en xưa cũng không thể vươn tới được.
II- SỰ MẶC KHẢI VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Chúa Cha được mặc khải bởi Chúa Con
238 2443. Đã có nhiều tôn giáo biết kêu cầu Thượng Đế với tước hiệu "Cha". Thượng Đế thường được coi là "cha của các thần linh và của người phàm". Trong dân Ít-ra-en, Thiên Chúa được gọi là Cha vì là Đấng sáng tạo vũ trụ (x. Đnl 32,6; Ml 2,10 ). Hơn nữa Thiên Chúa còn là Cha vì đã giao ước và ban lề luật cho Ít-ra-en, "con đầu lòng của Người" (Xh 4,22). Người cũng được gọi là Cha của vua It-ra-en (x. 2 Sm 7,14). Đặc biệt hơn nữa, Người là "Cha của người nghèo", của cô nhi, quả phụ là những kẻ được Người thương yêu che chở (Tv 68,6).
239 370, 2779. Khi gọi Thiên Chúa là "Cha", ngôn ngữ đức tin chủ yếu muốn nêu lên hai khía cạnh : Thiên Chúa là nguồn gốc đầu tiên của mọisự và là Đấng uy quyền siêu việt, đồng thời là Đấng nhân hậu yêu thương chăm sóc mọi con cái. Nơi Thiên Chúa, tình cha con trìu mến này cũng có thể diễn tả qua tình mẫu tử (x. Is 66,13; Tv. 131,2) . Hình ảnh nàylàm rõ nét hơn tính nội tại của Thiên Chúa, mối thâm tình giữa Thiên Chúa và thụ tạo. Như vậy, ngôn ngữ đức tin được hình thành từ kinh nghiệm về cha mẹ trần thế, những người dưới một khía cạnh nào đó, là đại diện đầu tiên của Thiên Chúa nơi con người. Nhưng kinh nghiệm đó cũng cho thấy là cha mẹ trần thế có thể sai lệch và bóp méo hình ảnh làm cha làm mẹ. Cho nên, cần phải nhắc lại là Thiên Chúa vượt trên sự phân biệt phái tính củangười phàm. Người không là nam mà cũng không là nữ. Người là Thiên Chúa. Vì Người là nguồn gốc và là chuẩn mực (x. Tv 68,6 ) cho chức năng làm cha làm mẹ, nên Người luôn trổi vượt trên cha mẹ trần thế : khôngai là cha một cách trọn hảo như Thiên Chúa.
240 2780 441 – 445. Đức Giê-su đã mặc khải cho ta biết Thiên Chúa là "Cha" theo một nghĩa chưa từng có : Người không chỉ là Cha vì là Tạo Hóa, từ muôn thuở Người là Cha trong tương quan với Con duy nhất, Ngôi Con từ muôn thuở cũng chỉ là Con trong tương quan với Ngôi Cha : "Không ai biết Người Con trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho" (Mt 11,27).
241. Vì vậy các tông đồ tuyên xưng Đức Giê-su là "Ngôi Lời vẫn có từ lúc khởi đầu bên Thiên Chúa và là Thiên Chúa" (Ga 1,1),là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), là "phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh của bản thể Thiên Chúa" (Dt 1,3).
242 465. Tiếp đó, theo truyền thống các tông đồ để lại, năm 325 tại Công Đồng chung thứ nhất Ni-xê-a, Hội Thánh tuyên xưng Chúa Con "đồng bản thể" với Chúa Cha, nghĩa là một Thiên Chúa duy nhất cùng với Người. Công Đồng chung thứ hai Con-tan-ti-nô-pô-li năm 381, vẫngiữ lại thuật ngữđó, được đề ra trong bản kinh Tin Kính của Ni-xê-a và đã tuyên xưng : Con Một Thiên Chúa sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha"(DS 150).
Chúa Cha và Chúa Con được mặc khải bởi Thánh Thần
243 683 2780 687. Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su báo tin sẽ cử một Đấng Bào Chữa khác (Đấng Bảo Vệ), đó là Chúa Thánh Thần. Người tác động từ thuở khai thiên lập địa (x. St 1,2); Người đã dùng "các ngôn sứ mà phán dạy" (Kinh Tin Kính Ni-xê-a Con-tan-ti-nô-pô-li). Nay người sẽ ở với và trong các môn đệ (x.Ga 14,17) để dạy bảo (Ga 14,26)vàdẫnđưa họ đến "sựthậttrọnvẹn" (Ga 16,13). Chúa Thánh Thần được mặc khải như một ngôi vị Thiên Chúa, khác với Đức Giê-su và với Chúa Cha.
244 732. Nguồn gốc vĩnh cửu của Chúa Thánh Thần được mặc khải trong sứ mạng trần thế của Người. Thánh Thần được cử đến với các tông đồ và Hội Thánh, vừa do Chúa Cha nhân danh Chúa Con, và cũng do chính Chúa Con, một khi Người trở về bên Chúa Cha ( x.Ga 14,26; 15,26; 16,14). Việc cử Chúa Thánh Thần đến sau khi Đức Giêsu được tôn vinh ( x.Ga7,39), mặc khải một cách viên mãn mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh.
245 152 685. Đức tin tông truyền về Chúa Thánh Thần đã được tuyên xưng tại Công Đồng chung Con-tan-ti-nô-pô-li năm 381 : "Chúng tôi tin kính Chúa Thánh Thần, Người là Chúa, và là Đấng ban sự sống; Người phát xuất từ Chúa Cha" (DS 150). Qua đó, Hội Thánh nhìn nhận Chúa Cha là "nguồn gốc và khởi thủy của tất cả thiên tính" (Cđ. Tô-lê-đô VI - 638: DS 490). Nguồn gốc vĩnh cửu của Chúa Thánh Thần và của Chúa Con không phải là không có liên hệ với nhau: "Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba, là Thiên Chúa, là một và đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Con, cùng bản thể và cũng cùng bản tính... Tuy nhiên, Người không chỉ là Thần Khí của Chúa Cha mà thôi nhưng là Thần Khí cùng lúc của Chúa Cha và Chúa Con" ( Cđ. Tô-lê-đô năm 675: DS 527). Bản Kinh Tin Kính Công Đồng Con-tan-ti-no-po-li tuyên xưng : "Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con" (DS 150).
246. Kinh Tin Kính theo truyền thống La tinh tuyên xưng rằng Chúa Thánh Thần"phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (Filioque)". Công Đồng Flô-ren-xê năm 1438 nêu rõ : "Chúa Thánh Thần lãnh nhận bản tính và hữu thể vừa từ Chúa Cha, vừa từ Chúa Con. Đời đời Người phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con như từ cùng một nguyên lý và từ một nhiệm suy duy nhất... Và bởi vì tất cả những gì có nơi Chúa Cha, thì chính Chúa Cha đã ban cho Con Một khi sinh ra Con, trừ hữu thể là Cha. Ngay cả việc Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Con, thì Chúa Con cũnglãnh nhận nơi Chúa Cha từ đời đời, vì từ muôn thuở Chúa Cha đã sinh ra Chúa Con" (DS 1300-1301).
247. Lời khẳng định "và Chúa Con" (Filioque) không có trong kinh Tin Kính năm 381 tại công đồng Con-tan-ti-no-pô-li, nhưng dựa theo một truyền thống cổ xưa của trường phái La tinh và A-le-xan-ri-a, Thánh Lê-ô I Giáo Hoàng đã tuyên xưng điều này như một tín điều vào năm 447 (DS 284). Trước khi Rô-ma biết kinh Tin Kính của năm 381 và đón nhận kinh này vào năm 451 tại công đồng Can-xê-dô-ni-a. Tuy nhiên, việc sử dụng công thức này (Filioque) trong kinh Tin Kính được chấp nhận dần dần trong phụng vụ La tinh từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI. Tuy nhiên, việc phụng vụ La Tinh đưa công thức Filioque vào trong Kinh Tin Kính của Công Đồng Ni-xê-a Con-tan-ti-nô-pô-li còn là mối tranh cãi cho đến ngày nay với các Giáo Hội Chính Thống.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương