SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang4/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68

92 785. "Toàn thể tín hữu ... không thể sai lầm trong đức tin. Họ biểu lộ đặc tính ấy nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân Chúa, khi" từ các Giám mục cho đến người giáo dân rốt hết", đều đồng ý về những chân lý liên quan đến đức tin và phong hóa" (LG 12).
93 889 . "Thực vậy, nhờ cảm thức về đức tin được Thánh Thần chân lý khơi dậy và duy trì, và dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền ... dân Thiên Chúa một lòng gắn bó không sờn với đức tin đã được truyền lại một lần dứt khoát, đào sâu đức tin hơn nhờ giải thích đúng đắn và thực thi trọn vẹn đức tin ấy trong đời sống của mình" (LG 12).

Tăng trưởng trong sự hiểu biết về đức tin
94 66. Nhờ Thánh Thần trợ giúp, sự hiểu biết về các thực tại và các lời thuộc kho tàng đức tin có thể tăng trưởng trong đời sống Hội Thánh :
2651 -"Nhờ suy niệm và học hỏi của những tín hữu hằng gẫm suy trong lòng những thực tại và lời nói ấy" (DV 8); đặc biệt "việc nghiên cứu thần học giúp đào sâu hiểu biết về chân lý mặc khải" ( x. GS 62,7; x. 44,2 ; DV 23,24; UR 4 );
2038,2518 -"Nhờ sự hiểu biết nội tâm mà các tín hữu cảm nhận được những điều thiêng liêng" (DV 8); "Lời Chúa lớn lên cùng với người đọc" ( Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giảng về Ed 1,7,8);
-"Nhờ lời rao giảng của các vị trong hàng Giám Mục đã nhận được đặc sủng chắc chắn về chân lý " ( DV 8).
95. "Vậy rõ ràng là Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn Quyền, nhờ một sự an bài rất khôn ngoan của Thiên Chúa, liên kết và phối hiệp với nhau đến nổi không một thực thể nào một trong ba có thể đứng vững một mình được. Dưới tác động của một Thánh Thần duy nhất, cả ba cùng góp phần hữu hiệu vào việc cứu độ các linh hồn, mỗi thứ theo phương cách riêng của mình" (DV 10, 3).
TÓM LƯỢC
96. Điều Đức Ki-tô đã ủy thác cho các Tông đồ, các ngài đã truyền lại bằng lời rao giảng và bằng văn bản, dưới sự linh hứng của Thánh Thần, cho tất cả mọi thế hệ, cho đến ngày Đức Ki-tô trở lại trong vinh quang.
97. "Thánh Truyền và Thánh Kinh hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa ( DV 10), trong đó, Hội Thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa (DV 10) là nguồn mạch mọi sự phong phú của mình như trong một tấm gương.
98. Qua giáo lý, đời sống và phụng tự của mình, Hội Thánh bảo tồn và truyền lại cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin" ( DV 8).
99. Nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin, toàn thể Dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mặc khải ngày càng trọn vẹn hơn.
100. Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho Huấn Quyền, tức là cho Đức Giáo Hoàng và cho các Giám Mục hiệp thông với Người.

Mục 3
THÁNH KINH

I. ĐỨC KI-TÔ - LỜI DUY NHẤT CỦA THÁNH KINH
101. Để mặc khải chính mình cho loài người, Thiên Chúa đã đoái thương dùng ngôn ngữ loài người mà nói với ho (139): "Lời của Thiên Chúa, diễn đạt bằng ngôn ngữ nhân loại, (tr 150) nên giống tiếng nói loài người, cũng như khi xưa Ngôi Lời của Cha hằng hữu đã trở nên giống như con người khi mặc lấy xác phàm yếu đuối của chúng ta" ( DV 13).

102 65, 2763 Qua tất cả các lời ở trong Thánh Kinh, Thiên Chúa chỉ nói có một Lời là Ngôi Lời duy nhất, trong Người, Thiên Chúa nói hết về mình cho nhân loại (Dt 1,1-3) :
426-429 Anh em hãy nhớ rằng Lời duy nhất của Thiên Chúa được trải dài trong toàn bộ Thánh Kinh, chính Ngôi Lời duy nhất vang trên môi miệng của tất cả các tác giả Thánh Kinh. Vì chính Người, ngay từ đầu là Thiên Chúa ở bên Thiên Chúa, chẳng cần đến chữ với lời, bởi Người không lệ thuộc vào thời gian ( Thánh Âu Tinh, Tv 103,4,1).
103 1100, 1184 1378 Vì lý do đó, Hội Thánh luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Mình Thánh Chúa. Hội Thánh không ngừng lấy Bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Thiên Chúa và Mình Thánh Chúa

Ki-tô để ban phát cho các tín hữu ( x. DV 21)


104. Trong Thánh Kinh, Hội Thánh không ngừng tìm được lương thực và sức mạnh (x.DV 24), vì nơi đó, Hội Thánh không chỉ đón nhận một lời phàm nhân, nhưng thực sự là Lời của Thiên Chúa( 1Th 2,13). "Thật vậy, trong các Sách Thánh, Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, âu yếm đến với con cái của Người và đối thoại với họ" (DV 21).

II. LINH HỨNG VÀ CHÂN LÝ CỦA THÁNH KINH
105. Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh "Những gì Thiên Chúa mặc khải mà Thánh Kinh chứa đựng và trình bày, đều được viết ra dưới sự linh hứng của Thánh Thần". "Hội Thánh, Mẹ chúng ta, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ Cựu Ước cũng như Tân Ước, với tất cả các thành phần đều là Sách Thánh, và được ghi vào bản chính lục của Thánh Kinh, bởi lẽ được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần nên tác giả các sách ấy là chính Thiên Chúa và chúng được lưu truyền cho Hội Thánh với danh nghĩa như vậy"(DV 11).
106. Thiên Chúa đã linh hứng cho các tác giả nhân loại viết các Sách Thánh. "Để soạn các Sách Thánh đó, Thiên Chúa đã chọn những con người và dùng họ với đầy đủ các khả năng và phương tiện của họ, để khi chính Người hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thực tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ viết những điều đó thôi" (DV 11).
107 702 Các sách được linh hứng giảng dạy sự thật. "Vậy bởi phải xem mọi lời các tác giả được linh hứng, còn gọi là các Thánh Ký viết ra, là những lời của Chúa Thánh Thần, nên phải công nhận rằng Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, những chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại để cứu độ chúng ta" (DV 11).
108. Tuy nhiên, đức tin Ki-tô giáo không phải là "đạo thờ Sách,"nhưng là đạo do "Lời" Thiên Chúa, " không phải một lời được viết ra và câm lặng, nhưng là Ngôi Lời nhập thể và hằng sống" (Thánh Bê-na-đô, bài giảng về kẻ được sai đi 4,11). Để các lời của Sách Thánh không chỉ là văn tự chết, Đức Ki-tô, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa hằng sống, nhờ Thánh Thần "mở trí cho chúng ta hiểu được Thánh Kinh"( Lc 24, 45).


III. CHÚA THÁNH THẦN, ĐẤNG GIẢI NGHĨA THÁNH KINH
109. Trong Thánh Kinh , Thiên Chúa nói với con người theo cách thức loài người. Vậy để giải nghĩa Thánh Kinh cho đúng, phải cẩn thận tìm hiểu điều các thánh ký thật sự có ý trình bày và điều Thiên Chúa muốn diễn tả qua lời lẽ của họ( x. DV 12, 1).
110. Để khám phá ý định của các Thánh Ký , phải xét đến thời đại và văn hoá của họ, các "thể văn" thông dụng thời bấy giờ, cách thức cảm nghĩ, diễn tả, và tường thuật thịnh hành thời của họ. "Vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau như thể văn lịch sử, ngôn sứ, thi ca...hoặc những thể loại khác"(DV 12, 2).
111. Vì Thánh Kinh được linh hứng, nên còn một nguyên tắc khác để giải nghĩa cho đúng. Nguyên tắc này không kém quan trọng so với nguyên tắc trên và không có nó thì Thánh Kinh chỉ là văn tự chết : "Thánh Kinh đã được viết ra bởi Chúa Thánh Thần nên cũng phải được đọc và giải thích trong Chúa Thánh Thần" (DV 12,3).
Công đồng Va-ti-ca-nô II đưa ra ba tiêu chuẩn để giải thích Thánh Kinh theo Thánh Thần, Đấng đã linh hứng (DV 12, 3).
112 128 368 1* Trước hết, phải hết sức chú ý đến "nội dung và tính thống nhất của toàn bộ Thánh Kinh " . Các Sách Thánh, dù có khác biệt nhau mấy đi chăng nữa, vẫn là một do tính duy nhất của chương trình Thiên Chúa mà Đức Ki-tô Giê-su là trung tâm điểm và là trái tim, được rộng mở từ cuộc Vượt Qua của Người (x. Lc 24,25-27. 44-46).
Trái tim ( x. Tv 22,15)Đức Ki-tô chỉ Thánh Kinh, và Thánh Kinh giúp ta hiểu rõ trái tim Người. Trước cuộc khổ nạn, trái tim này còn đóng kín, vì Thánh Kinh còn tối nghĩa. Nhưng sau cuộc khổ nạn, Thánh Kinh đã được mở ra, vì từ nay những ai hiểu được cuộc khổ nạn sẽ biết suy xét và hiểu được phải giải nghĩa các lời ngôn sứ như thế nào ( Thánh Tô-ma Aquinô. Tv 21,11).

113 81 2* Kế đến, phải đọc Thánh Kinh trong" Truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh". Theo một châm ngôn của các giáo phụ Thánh Kinh pha<150)i được đọc chủ yếu trong con tim Hội Thánh hơn là trên những vật liệu dùng để viết Thánh Kinh. Thật vậy, Hội Thánh giữ trong truyền thống của mình ký ức sống động của Lời Thiên Chúa, và chính Thánh Thần giải thích cho Hội Thánh ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh ("...theo nghĩa thiêng liêng mà Thánh Thần ban cho Hội Thánh được hiểu") ( Ô-ri-giê-nê bài giảng ; Lv 5,5).
114 90 3* Phải lưu ý đến " tính loại suy đức tin" ( x. Rm 12,6). "Tính loại suy đức tin" được hiểu là sự liên kết chặt chẽ giữa các chân lý đức tin với nhau và trong toàn bộ chương trình mặc khải.
Các nghĩa được dùng trong Thánh Kinh
115. Theo một truyền thống cổ xưa, có thể phân biệt hai nghĩa được dùng trong Thánh Kinh : nghĩavăn tự vànghĩa thiêng liêng. Nghĩa thiêng liêng được chia thành nghĩa ẩn dụ, luân lý và thần bí. Sự hòa hợp sâu xa của bốn nghĩa này bảo đảm cho việc đọc Thánh Kinh cách sống động trong Hội Thánh được phong phú tối đa:

116 110-114 Nghĩa văn tự : Đây là nghĩa mà lời Thánh Kinh nêu lên và được khoa chú giải khám phá ra khi tuân theo những qui luật để giải nghĩa đúng. "Tất cả các nghĩa trong Thánh Kinh đều dựa vào nghĩa văn tự " ( Thánh Tô-ma Aquinô. Tổng luận 1,1,10, 1.).
117 1101 Nghĩa thiêng liêng : Nhờ sự thống nhất trong ý định của Thiên Chúa, không những bản văn Thánh Kinh, mà cả các thực tại và biến cố được bản văn đề cập đến, đều có thể là những tiên trưng.
1. Nghĩa ẩn dụ : Chúng ta có thể hiểu thấu đáo hơn các biến cố bằng cách nhận ra ý nghĩa của nó trong Đức Ki-tô. Ví dụ cuộc vượt qua Biển Đỏ là tiên trưng cuộc chiến thắng của Đức Ki-tô, do đó cũng là tiên trưng của phép Thánh Tẩy ( x. 1Cr 10,2).
2. Nghĩa luân lý : Các biến cố được Kinh Thánh thuật lại phải dẫn chúng ta đến một cách ăn ở chính trực. Các biến cố đó được viết ra "để răn dạy chúng ta" (1 Cr 10,11) ( x. Dt 3-4,11).
3. Nghĩa thần bí : Chúng ta có thể đọc thấy ý nghĩa vĩnh cửu của các thực tại và biến cố, khi chúng hướng chúng ta về Quê Trời. Ví dụ Hội Thánh dưới đất là dấu chỉ Giê-ru-sa-lem trên trời ( x. Kh 21,1-22,5).
118. Hai câu thơ thời trung cổ tóm tắt ý của bốn nghĩa như sau :
Nghĩa văn tự dạy về biến cố,

Nghĩa ẩn dụ dạy điều phải tin,

Nghĩa luân lý dạy điều phải làm,

Nghĩa thần bí dạy điều phải vươn tới.



(Rotulus prigiecaris I : ed A WALZ : Angelium 6 (1929) Augustin de Dace.).
119 94 "Theo các qui tắc ấy, người chú giải Thánh Kinh có nhiệm vụ nỗ lực tìm hiểu và trình bày ý nghĩa Thánh Kinh cách sâu rộng hơn, hầu những nghiên cứu của họ, như một việc làm chuẩn bị, giúp phán quyết của Hội Thánh được chín chắn. Thật vậy, mọi điều liên hệ đến việc giải thích Thánh Kinh cuối cùng đều phải tùy thuộc vào phán quyết của Hội Thánh, vì Hội Thánh được Thiên Chúa giao cho sứ mạng và chức vụ gìn giữ và giải thích lời Chúa"(DV 12,3).
113. Tôi sẽ không tin vào Tin Mừng, nếu thẩm quyền của Hội Thánh Công Giáo không thúc giục tôi (Thánh Âu tinh, Hộ giáo 5,6).
IV. GIÁO QUY VỀ THÁNH KINH
120 117 Chính Truyền Thống các Tông đồ giúp Hội Thánh phân định những văn bản nào phải được kể vào danh mục các Sách Thánh (DV 8,3). Danh mục đầy đủ này được gọi là " Quy điển" các Sách Thánh, gồm 46 bản văn Cựu ước (45, nếu gom Gr. và Ac. thành một) và 27 bản văn cho Tân Ước (x. DS 179; 1334-1336; 1501;-1504):
Cựu Ước : Sáng Thế, Xuất Hành, Lê Vi, Dân Số, Đệ Nhị Luật, Giô-su-ê, Thủ Lãnh, Rút, 1và2 Sa-mu-en, 1và2 Các Vua, 1và 2 Sử Ký, Ê-dơ-ra và Nơ-khe-mi-a, Tô-bi-a, Giu-đi-tha, Ét-te, 1và2 Ma-ca-bê, Gióp, Thánh Vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca, I-sa-i-a, Giê-rê-mi-a, Ai-ca, Ba-rúc, Ê-dê-ki-en, Đa-ni-en, Hô-sê, Gio-en, A-mốt, Ô-va-đi-a, Giô-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a, Ma-la-khi.
Tân Ước: Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, Thánh Mác-cô, Thánh Lu-ca, Thánh Gio-an, Công vụ Tông đồ, Thư Rô-ma, Thư 1 và 2 Cô-rin-tô, Thư Ga-lát, Thư Ê-phê-sô, Thư Phi-líp-phê, Thư Cô-lô-xê, Thư 1và2 Thê-xa-lô-ni-ca, Thư 1và 2 Ti-mô-thê, Thư gởi cho Ti-tô, Thư gởi Phi-lê-mon, Thư Do-thái, Thư Thánh Gia-cô-bê, Thư 1và2 Thánh Phê-rô, Thư 1,2 và 3 Thánh Gio-an, Thư Thánh Giu-đa, Khải Huyền.
Cựu Ứớc
121 1093 Cựu Ước là một phần của Thánh Kinh không thể thiếu được. Các sách Cựu Ước được Thiên Chúa linh hứng luôn có giá trị vĩnh cửu (x. DV14) vì giao ước cũ không hề bị thu hồi.

122 702 , 763 708 2568 "Lý do chính của nhiệm cục thời Cựu Ước là chuẩn bị cho ngày xuất hiện của Đức Ki-tô Cứu Thế". "Dù còn chứa đựng những điều bất toàn và tạm thời", các sách Cựu Ước minh chứng khoa sư phạm thần diệu của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa :"Vì chúng tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Thiên Chúa, những tư tưởng khôn ngoan và hữu ích về đời sống con người, những kho tàng kinh nguyện tuyệt diệu và sau cùng ẩn chứa mầu nhiệm cứu độ chúng ta" ( DV 15).
123. Người Ki-tô hữu tôn kính Cựu Ước như là Lời Thiên Chúa đích thật. Hội Thánh cực lực chống lại ý kiến đòi gạt bỏ Cựu Ước, viện cớ Tân Ước đã làm cho Cựu Ước ra lỗi thời (thuyết Mác-xi-on).
Tân Ứớc

124. "Lời Chúa là sức mạnh thần thiêng cứu độ mọi tín hữu, được trình bày và tỏ lộ quyền năng cách đặc biệt trong các sách Tân Ứơc" (DV 17). Các sách ấy trao cho chúng ta chân lý tối hậu của Mặc khải. Trung tâm của Tân Ước là Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa nhập thể, các hành vi, lời giảng dạy, cuộc khổ nạn và tôn vinh của Người, cũng như những bước đầu của Hội thánh dưới tác động của Chúa Thánh Thần (DV 20).
125 515 Các Sách Tin Mừng là trung tâm của Thánh Kinh "vì là chứng từ tuyệt hảo về cuộc đời và giáo huấn của Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng Cứu Độ chúng ta" (DV 18).
126 76 Trong việc hình thành các sách Tin Mừng, người ta có thể phân biệt ba giai đoạn :
1. Cuộc đời và Giáo Huấn của Đức Giê-su. "Hội Thánh luôn khẳng định lịch sử tính của bốn sách Tin Mừng, cũng như mạnh mẽ và liên tục xác nhận bốn sách Tin Mừng trung thành ghi lại những gì Đức Giê-su Con Thiên Chúa khi sống giữa loài người, thực sự đã làm và đã dạy vì ơn cứu độ đời đời của họ, cho tới ngày Người lên trời".
2. Truyền khẩu ."Những gì Chúa đã nói và làm, thì sau cuộc thăng thiên của Nguời, các tông đồ truyền lại cho thính giả, với sự hiểu biết đầy đủ hơn mà chính các ông có được nhờ học ở những biến cố vinh hiển của Đức Ki-tô và nhờ được Thánh Thần chân lý soi sáng".
3. Các sách Tin Mừng ."Các thánh ký đã soạn bốn sách Tin Mừng, bằng cách chọn một số trong nhiều yếu tố đã được truyền miệng hoặc sao chép, tóm lược những yếu tố khác hay tùy theo hoàn cảnh của các giáo đoàn mà giải thích thêm, nhưng vẫn giữ hình thức của bài giảng thuyết.Và như vậyluôn chân thành truyền đạt cho chúng ta những điều chân thật về Đức Giê-su." ( DV 19)
127 1154 Trong Hội Thánh, bốn sách Tin Mừng chiếm địa vị có một không hai : bằng chứng là phụng vụ luôn tôn kính và các thánh trong mọi thời đều say mê.
Không có giáo lý nào tốt hơn, quí hơn và sáng chói hơn bản văn Tin Mừng. Hãy xem và ghi nhớ những gì Đức Ki-tô, là Chúa và là Thầy của chúng ta, đã dạy qua các lời nói và thực hiện qua các hành động của Người (Thánh Césaria la Jeune).
2705 Trên hết mọi sự, chính Tin Mừng bổ dưỡng tôi trong các giờ cầu nguyện; nơi đó,tôi tìm thấy tất cả những gì cần thiết cho linh hồn đáng thương của tôi. Nơi đó tôi luôn khám phá những ánh sáng mới mẻ, những ý nghĩa ẩn giấu và mầu nhiệm (Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su).
Tính thống nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước
128 1094 489 Ngay từ thời các tông đồ ( x. 1Cr 10,6.11; Dt 10,1; 1Pr 3,21) và trong suốt truyền thống của mình, Hội Thánh đã soi sáng tính thống nhất của ý định Thiên Chúa trong cả hai Giao Ước, nhờ khoa tiên trưng. Khoa này nhận ra, trong các công trình của Thiên Chúa dưới thời Cựu ước, những "hình ảnh báo trước" điều Thiên Chúa sẽ hoàn thành trong thời viên mãn, nơi Ngôi Lời nhập thể .
129 651 2055 1968 Vậy các ki-tô hữu phải đọc Cựu Ước dưới ánh sáng của Đức Ki-tô chết và sống lại. Cách đọc tiên trưng này làm tỏ hiện nội dung vô tận của Cựu Ước. Nhưng không được quên rằng Cựu Ước vẫn có giá trị mặc khải riêng, mà chính Chúa Giê-su đã tái khẳng định ( x. Mc 12,29-31). Đàng khác, Tân Ước đòi hỏi cũng phải được đọc dưới ánh sáng Cựu Ước. Việc huấn giáo của Hội Thánh thời sơ khai luôn làm như vậy ( x. 1Cr 5,6-8; 10,1-11). Theo một ngạn ngữ cổ xưa, Tân Ước ẩn tàng trong Cựu Ước, Cựu Ước tỏ lộ trong Tân Ước "Novum in Vetere latet et in Novo Vetus patet" ( Th.Âu Tinh thất thư 2,73; x.DV 16)
130. Khoa tiên trưng cho thấy sức năng động của kế hoạch Thiên Chúa đang tiến đến lúc hoàn thành khi "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài" (1Cr 15,28). Chẳng hạn việc kêu gọi các tổ phụ và cuộc xuất hành khỏi Ai cập, không phải vì chúng là những giai đoạn trung gian mà mất đi giá trị riêng của mình trong kế hoạch của Thiên Chúa.
V. KINH THÁNH TRONG SINH HOẠT HỘI THÁNH
131. "Lời Chúa còn có sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Hội Thánh, ban sức mạnh đức tin, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Hội Thánh"( DV 21). Cần phải "mở rộng đường cho các Ki-tô hữu đến với Thánh Kinh"( DV 22).
132 94. "Nghiên cứu Thánh Kinh phải là hồn của khoa thần học thánh. Thừa tác vụ Lời Chúa - gồm có là việc rao giảng thuộc mục vụ, dạy giáo lý và mọi huấn dụ Ki-tô giáo, trong đó bài giảng phụng vụ phải chiếm một chỗ quan trọng-phải được nuôi dưỡng và gia tăng sinh lực cách lành mạnh, nhờ lời Thánh Kinh (DV 24)".
133 2653 1792 Hội Thánh "tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Ki-tô hữu "hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết khoa học siêu việt của Đức Giê-su Ki-tô (Pl 3,8). "Vì không biết Thánh Kinh là không biết Đức Ki-tô" (Thánh Giê-rô-ni-mô) (DV 25).

TÓM LƯỢC
134. "Toàn bộ Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất, và cuốn sách duy nhất ấy chính là Đức Ki-tô, vì toàn bộ Thánh Kinh nói về Đức Ki-tô và được hoàn tất trong Đức Ki-tô" ( Hugues de Saint Dearen, Nô-ê 2,8 PL 176, x.ibid 2,9).
135. "Các sách Thánh Kinh chứa đựng Lời Thiên Chúa và vì được linh hứng, nên thực sự là Lời Chúa" (DV 24).
136. Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh theo nghĩa Người là Đấng linh hứng các tác giả nhân loại: Người tác động nơi họ và qua họ. Như thế, Người bảo đảm các tác phẩm của họ giảng dạy không sai lầm chân lý cứu độ (x. DV 11).
137. Muốn giải nghĩa các Sách Thánh đã được Thiên Chúa linh hứng, trước hết phải chú tâm đến điều Thiên Chúa muốn mặc khải qua các thánh ký, để cứu độ chúng ta. "Điều gì phát sinh từ Thánh Thần chỉ hiểu được trọn vẹn nhờ Thánh Thần"( Ô-ri-giê-nê, bài giảng Xh 4,5 PL 176,642; 643).
138. Hội Thánh đón nhận và tôn kính 46 sách của Cựu Ước và 27 sách của Tân Ước như là những sách được Thiên Chúa linh hứng .
139. Bốn quyển Tin Mừng chiếm địa vị trung tâm của toàn bộ Thánh Kinh, vì Đức Ki-tô là trung tâm của Tin Mừng.
140. Vì Thiên Chúa chỉ có một ý định cứu độ nhân loại và chỉ có một mặc khải duy nhất, nên cả hai giao ước thống nhất với nhau: Cựu Ước chuẩn bị cho Tân ước, Tân Ước hoàn tất Cựu ước, cả hai soi sáng cho nhau, cả hai đều thật sự là Lời Thiên Chúa.
141. "Hội Thánh vẫn luôn tôn kính Thánh Kinh như từng tôn kính chính Mình Thánh Chúa ( x. DV 21)": cả hai nuôi dưỡng và chi phối toàn diện đời sống Ki-tô hữu. "Lời Ngài là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi" (Tv 119,105) ( x. Is 50,4).

CHƯƠNG BA
CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA

142 1102 Nhờ mặc khải, "do tình yêu vô biên, Thiên Chúa vô hình ngỏ lời với con người như với bạn hữu. Người đối thoại với họ, để mời gọi cho họ hiệp thông với Người" ( x. DV 2). Đức tin là lời đáp trả thích đáng của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa.
143 2087 Nhờ Đức Tin, con người đem tất cả trí khôn và ý chí của mình suy phục Thiên Chúa. Con người đặt trọn bản thân qui thuận Đấng mặc khải là Thiên Chúa (x.DV 5) : Thánh Kinh gọi cách đáp trả này là "sự vâng phục bằng Đức Tin" ( x. Rm 1,5;16,26).


Mục 1

1814-1816

TÔI TIN
I. SỰ VÂNG PHỤC BẰNG ĐỨC TIN
144. Vâng phục trong đức tin là tự nguyện vâng phục lời đã nghe, bởi vì chân lý của lời đó được Thiên Chúa là chính Chân Lý bảo đảm. Thánh Kinh trưng dẫn ông Áp-ra-ham như gương mẫu của sự vâng phục này. Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là người thể hiện lòng vâng phục ấy cách hòan hảo nhất.
Abraham - “người cha của mọi kẻ có lòng tin”
145 59, 2570 489 Thư gửi tín hữu Do Thái, trong bài tán dương đức tin của tổ tiên, đặc biệt nhấn mạnh đức tin của ông Áp-ra-ham: "Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi, đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu" (Dt 11,8) ( x. St 12,1-4). Nhờ đức tin, ông đã sống như kẻ xa lạ và người lữ hành trong đất hứa ( x. St 23,4). Nhờ đức tin, bà Sa-ra đã thụ thai người con của lời hứa. Cuối cùng, nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã dâng hiến con một mình làm hy lễ ( x. St 11,17).
146 1819 Như vậy, ông Áp-ra-ham thực hiện điều thư Do Thái định nghĩa về đức tin: "Đức tin là bảo đảm cho nhữngđiềuhyvọng,làbằng chứng của những điều ta không xem thấy" (Dt 11,1). "Ông Áp-ra-ham tin Thiên Chúa, và vì thế, được kể làngười công chính" (Rm 4,3) ( x. St15,6). Nhờ"đứctin vững mạnh ấy" (Rm 4,20), ông Áp-ra-ham trở thành "tổ phụ của tất cả những người tin" (Rm 4,11.18)( x. St 15,5).

147 839 Cựu Ước nêu lên rất nhiều chứng từ về đức tin ấy. Thư Do Thái tán tụng đức tin gương mẫu của tiền nhân, "nhờ đó các ngài đã được Thiên Chúa chứng nhận" (Dt 11,2.39). Tuy nhiên, "Thiên Chúa đã trù liệu cho chúng ta một phần phúc tốt hơn": ơn được tin vào Đức Giê-su Con của Người, "là Đấng khai mở và kiện toàn đức tin của chúng ta" (Dt 11,40 ; 12,2).
Đức Ma-ri-a - "Người Diễm Phúc vì đã tin"
148 494, 2617 506 Đức Trinh Nữ Ma-ri-a thể hiện cách hoàn hảo nhất lòng vâng phục bằng đức tin. Vì tin rằng "đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể được" (Lc 1,37) nên Mẹ đã đón nhận lời của sứ thần Gáp-ri-en loan báo và đoan hứa, và tỏ lòng ưng thuận : "Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1,38). Bà Ê-li-sa-bét đón chào Mẹ: "Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói cho em biết" (Lc 1,45). Chính vì đức tin này mà Mẹ sẽ được mọi đời khen là diễm phúc ( x. St 18,14 ; Lc 1,48).
149 969 507,829 Trong suốt cuộc đời, và cho đến giờ thử thách cuối cùng ( x. Lc 2,35), khi Đức Giê-su Con của Mẹ chết trên Thánh Giá, đức tin của Mẹ không hề lay chuyển. Mẹ không ngừng tin rằng lời Chúa sẽ "ứng nghiệm". Chính vì thế, Hội Thánh tôn kính Mẹ là Người đã thể hiện đức tin tinh tuyền nhất .
II. "TÔI BIẾT TÔI ĐẶT NIỀM TIN NƠI ĐẤNG NÀO" (2Tm 1,12)
Tin vào một mình Thiên Chúa
150 222 Tin trước hết là gắn bó bản thân con người với Thiên Chúa, đồng thời cũng là tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý Thiên Chúa đã mặc khải: Nhờ bao gồm cả hai điều trên, đức tin Kitô giáo khác với việc tin tưởng một người phàm. Thật là chính đáng và phải đạo khi phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa và tin tuyệt đối điều Người dạy. Thật vô ích và lầm lạc khi trao gởi một niềm tin như thế cho một thụ tạo (Gr 17, 5-6; Tv 40,5; 146,3-4).
Tin kính Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa
151 424 Đối với người Ki-tô hữu, tin vào Thiên Chúa không thể tách rời được với tin vào Đấng mà Người đã cử đến là "Con Chí Ái của Người" đẹp lòng Người mọi đàng" (Mc 1,11); và Thiên Chúa dạy chúng ta phải nghe lời Đấng ấy ( x. Mc 9,7). Chính Chúa cũng nói với môn đệ : "Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy" (Ga 14,1). Chúng ta có thể tin vào Đức Giê-su Ki-tô vì chính Người là Thiên Chúa, là Ngôi Lời nhập thể : "Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, chỉ có Con Một, là Đấng hằng ở trong lòng Chúa Cha, chính Người mới tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa" (Ga 1,18). Vì "thấy Chúa Cha" (Ga 6,46) nên chỉ một mình Người biết và có thể mặc khải Chúa Cha cho chúng ta ( x. Mt 11,27).

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương