SẮc lệnh của chủ TỊch chính phủ SỐ 261/sl ngàY 28 tháng 3 NĂM 1956 chủ TỊch nưỚc việt nam dâN chủ CỘng hoà



tải về 6.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích6.4 Kb.
#16831
SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ SỐ 261/SL NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 1956



CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Theo sắc lệnh số 138B-SL ngày 18-12-1949 thành lập Ban Thanh tra của Chính phủ;

Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận,

RA SẮC LỆNH:

Điều 1

Để đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách và mệnh lệnh của Chính phủ, để giữ gìn pháp luật và bảo hộ tài sản của Nhà nước, nay thành lập Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.



Điều 2

Nhiệm vụ của Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ:

a) Thanh tra công tác các bộ, các cơ quan hành chính và chuyên môn các cấp, các doanh nghiệp của Nhà nước.

b) Thanh tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, việc sử dụng, bảo quản tài sản Nhà nước, chống phá hoại, tham ô và lãng phí.



Điều 3

Quyền hạn của Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ:

a) Ban Thanh tra trung ương có quyền đòi hỏi cán bộ, công nhân viên báo cáo và cung cấp tài liệu, sổ sách cần thiết cho việc thanh tra; có quyền dự các cuộc hội nghị của các Bộ, các cơ quan, các doanh nghiệp Nhà nước khi cần thiết cho việc thanh tra, hoặc được đề nghị triệu tập các cuộc hội nghị cần thiết cho việc thanh tra.

b) Trong trường hợp đặc biệt và khẩn cấp, Ban Thanh tra trung ương có quyền tạm đình chỉ những công tác đương gây hoặc có thể gây thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nước và quyền lợi của nhân dân; tạm thời đình chỉ công tác của những cán bộ, nhân viên phạm lỗi nặng thuộc các ngành chuyên môn cấp khu và uỷ viên Uỷ ban Hành chính cấp tỉnh trở xuống, đồng thời báo ngay cho cơ quan cấp trên để quyết định.



Điều 4

Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ gồm có:

- Một Tổng Thanh tra

- Hai Tổng Thanh tra phó

- Và một số uỷ viên do sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bổ nhiệm.

Điều 5

Tổng Thanh tra được hưởng mọi quyền lợi như Bộ trưởng. Tổng Thanh tra phó được hưởng mọi quyền lợi như Thứ trưởng.



Điều 6

Ban Thanh tra trung ương sẽ cần một số phái viên giúp việc. Số phái viên ấy sẽ do nghị định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.



Điều 7

Việc thành lập Ban thanh tra ở các Bộ cần thiết và các khu, thành phố, tỉnh sẽ do nghị định của Thủ tướng Chính phủ ấy định sau.



Điều 8

Sắc lệnh số 138-B/Sl ngày 18 tháng 12 năm 1946 nay bị bãi bỏ.



Điều 9

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành sắc lệnh này.



 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)


 

 
Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 6.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương