SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG



tải về 75.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích75.38 Kb.
#19493

UBND TỈNH TUYÊN QUANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số: 812 /STNMT-VPĐK

Về việc thống nhất xử lý một số nội dung vướng mắc trong công tác lập hồ sơ địa chính


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuyên Quang, ngày 22 tháng 10 năm 2012

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố



Trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện Sơn Dương đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc trong công tác lập bản đồ địa chính và thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Để thống nhất xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn như sau:

1. Xử lý vướng mắc về đường địa giới hành chính

1.1. Xử lý những vướng mắc về đường địa giới hành chính cấp xã (không liên quan đến đường địa giới cấp huyện và cấp tỉnh).

a) Trường hợp đường địa giới hành chính trùng khớp khi ghép hồ sơ địa giới hành chính 364 nhưng không phù hợp với đường địa giới giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa.

Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đường địa giới theo hồ sơ 364 và đường địa giới giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa. Việc tổng hợp diện tích theo đơn vị hành chính và lập hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo đường địa giới giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa.

b) Trường hợp đường địa giới hành chính chờm hoặc hở khi ghép hồ sơ địa giới hành chính 364 nhưng có một đường phù hợp với đường địa giới giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa.

Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đường địa giới theo hồ sơ 364 của các bên. Việc tổng hợp diện tích theo đơn vị hành chính và lập hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo đường địa giới các bên đang quản lý ngoài thực địa.

c) Trường hợp đường địa giới hành chính chờm hoặc hở trong hồ sơ địa giới hành chính 364 nhưng đều không phù hợp với đường địa giới thực tế giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa.

Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đường địa giới theo hồ sơ 364 và đường địa giới giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa. Việc tổng hợp diện tích theo đơn vị hành chính và lập hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo đường địa giới giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa.

d) Trường hợp có tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính cấp xã

Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đường địa giới theo hồ sơ 364 của các bên và khu vực các bên đang đang tranh chấp. Việc tổng hợp diện tích theo đơn vị hành chính và lập hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận sau này được thực hiện theo đường địa giới 364, riêng khu vực đang có tranh chấp được để lại chưa xét cấp Giấy chứng nhận, sau khi giải quyết xong tranh chấp thì UBND cấp xã tiếp tục lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp GCN theo đúng quy định.

Lưu ý: Khi gặp những vướng mắc nêu trên đơn vị đo đạc phải lập "Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính" theo mẫu phụ lục 9 của Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT. Biên bản có thể lập riêng từng tuyến ĐGHC giữa 2 xã hoặc lập chung với các xã tiếp giáp và có báo cáo cụ thể bằng văn bản với Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cấp tỉnh.

1.2. Xử lý vướng mắc về đường địa giới hành chính cấp xã có liên quan đến đường địa giới cấp huyện và cấp tỉnh

Trong quá trình thi công thành lập bản đồ địa chính khi gặp những vướng mắc về đường địa giới hành chính cấp xã có liên quan đến đường địa giới hành chính cấp huyện và cấp tỉnh thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện đường địa giới theo hồ sơ 364 và đường địa giới giữa các bên đang quản lý ngoài thực địa.

Đồng thời, đơn vị đo đạc phải có văn bản báo cáo cụ thể với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể.

2. Xử lý ranh giới thửa đất chờm, hở khi tiếp biên giữa bản đồ đang đo đạc địa chính với bản đồ cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp theo dự án RIDP, dự án 672 hoặc Chương trình 327, 661

2.1. Nguyên tắc xử lý

- Phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc chờm, hở và phải chỉnh sửa theo đúng quy quy trình, quy phạm đo đạc bản đồ trước khi tổ chức kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Trong quá trình chỉnh sửa ưu tiên những thửa đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003; hồ sơ cấp giấy chứng nhận được thành lập trước, hồ sơ có tỷ lệ bản đồ, bản trích đo địa chính có tỷ lệ lớn hơn và đối chiếu với hiện trạng sử dụng đất trên thực địa.

- Về tài liệu sử dụng để xác định nguyên nhân chờm, hở có liên quan đến thửa đất gồm:

+ Hồ sơ đã cấp giấy chứng nhận theo Luật Đất năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất năm 2003 như: Bản đồ đo đạc theo Chỉ thị 299; bản đồ đo đạc địa chính; sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy số đăng ký biến động.

+ Hồ sơ thực hiện cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp theo dự án RIDP, dự án 672 và thực hiện theo Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 17/3/2010 của UBND tỉnh.

+ Hồ sơ phê quy hoạch phân 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) theo Quyết định 310/QĐ-CT ngày 26/2/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, thu hồi cho thuê đất thực hiện sắp xếp đổi mới các nông lâm trường.

+ Hồ sơ thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai có liên quan.

+ Hồ sơ quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy hoạch nông thôn mới...

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất của chủ sử dụng đất cung cấp.

+ Hiện trạng sử dụng đất và Phiếu lấy kiến dân cư đối với các thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.



2.2. Phương pháp xác định định nguyên nhân chờm, hở và hướng xử lý

- Lồng ghép bản đồ cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp theo dự án RIDP, dự án 672 hoặc Chương trình 327, 661 lên bản đồ địa chính để xác định chính xác ranh giới, diện tích và loại đất chờm, hở.

- Lấy tọa độ đỉnh thửa đất ngoài cùng thuộc khu vực chờm, hở trên bản đồ địa chính số.

- Dùng máy GPS máy cầm tay xác định tọa độ x, y của thửa đất ở ngoài thực địa sau đó chuyển tọa độ x, y của đỉnh thửa đất lên bản đồ giao đất lâm nghiệp thuộc Dự án 672, RIPD, Chương trình 327 và Dự án 661 và bản đồ quy hoạch phân ba loại rừng. So sánh tọa độ đỉnh các thửa đất và tiến hành đối chiếu với hiện trạng sử dụng đất và ranh giới sử dụng đất ngoài thực địa để xác định thửa nào đúng, thửa nào sai, nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý, cụ thể:

+ Nếu xác định sai sót do việc đo đạc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo dự án RIDP, dự án 672 hoặc dự án 327, 661 thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm photocopy (hoặc trích lục) thửa đất lâm nghiệp bị chờm từ tờ bản đồ giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp xác định ranh giới, diện tích phải điều chỉnh (bằng mực đỏ) nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường để Sở tiếp tục yêu cầu Đơn vị tư vấn thực hiện lập hồ sơ đất lâm nghiệp theo dự án RIDP, dự án 672 hoặc dự án 327, 661 chỉnh sửa hồ sơ.

+ Nếu xác định việc đo đạc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho thửa đất lâm nghiệp theo dự án RIDP, dự án 672 hoặc dự án 327, 661 đúng thì phải xem xét chỉnh sửa bản đồ địa chính.



3. Đối với thửa đất có liên quan đến phương án quy hoạch kiến thiết đồng ruộng và phương án Dồn điền, đổi thửa

3.1. Đối với khu vực đã giao đất ngoài thực địa theo phương án “dồn điền, đổi thửa”

Diện tích đất đã dành để làm đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi tưới, tiêu nước theo phương án quy hoạch kiến thiết đồng ruộng nhưng tại thời điểm đo đạc, lập hồ sơ địa chính vẫn chưa làm công trình, ngoài thực địa vẫn là đất sản xuất nông nghiệp, thì vẫn phải tách diện tích này thành thửa riêng để xác định diện tích còn lại của thửa đất thực tế hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng để xét cấp Giấy chứng nhận.

Diện tích thửa đất dành để làm đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi tưới, tiêu nước nêu trên được thống kê vào đất do UBND cấp xã sử dụng và được quản lý như quỹ đất công ích.

3.2. Đối với khu vực chưa giao đất ngoài thực địa theo phương án “dồn điền, đổi thửa”

Những khu vực đã quy hoạch dành quỹ đất để làm đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi tưới, tiêu nước theo phương án quy hoạch kiến thiết đồng ruộng nhưng tại thời điểm đo đạc, lập hồ sơ địa chính vẫn chưa tổ chức giao đất ngoài thực địa theo phương án “dồn điền, đổi thửa” thì không tách diện tích này thành thửa riêng mà xét cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích thửa đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng theo thực tế ngoài thực địa.



4. Về kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

4.1. Nguyên tắc chung

- Phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục; chính xác, công khai, minh bạch bảo đảm đầy đủ tính pháp lý theo quy định của pháp luật; đúng các Văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Toàn bộ diện tích đã được đo đạc địa chính phải bắt buộc kê khai đăng ký là đối với tất cả các thửa đất, các chủ sủ dụng đất theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. thực hiện kê khai, cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

- Thực hiện hoàn thiện bản đồ địa chính gốc theo kết quả kê khai, cấp Giấy chứng nhận.

- Trong quá trình thực hiện kê khai, cấp Giấy chứng nhận phải có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa đơn vị đo đạc, trưởng thôn, bản, cán bộ địa chính cấp xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Lập hồ sơ đến đâu thẩm định, xét duyệt ngay đến đó, bảo đảm chất lượng và rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận.

Khi thực hiện kê khai phải hướng dẫn cho nhân dân kê khai tất cả các loại giấy tờ (Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, các loại tờ khai thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định) để ký một lần và đề nghị cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ một lần. Tránh trường hợp kê khai, ký, nộp nhiều lần gây phiền hà trong nhân dân.

- Việc cấp Giấy chứng nhận theo hướng: Đất ở mỗi thửa cấp một giấy chứng nhận; đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cấp chung nhiều thửa trên cùng một giấy chứng nhận; đất sản xuất kinh doanh cấp mỗi thửa một giấy chứng nhận.

Trường hợp đặc biệt hộ gia đình có Đơn đề nghị cấp mỗi thửa một giấy chứng nhận kể cả đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thì vẫn phải thực hiện theo nguyện vọng của nhân dân.

- Những trường hợp vướng mắc khác không thuộc quy định của pháp luật và nội dung hướng dân này. Đơn vị đo đạc phải thống kê báo cáo Ban quản lý dự án trực thuộc Sở tất cả các trường hợp cho hướng giải quyết thì mới được kê khai đăng ký.

- Không cấp được Giấy chứng nhận cho các thửa đất theo quy định tại khoản 3 Điều 91 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Việc kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận phải gắn với xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo phần mềm ELIS.

4.2. Xử lý cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông; hành lang bảo vệ an toàn dây dẫn điện trên không, hành lang đê, hành lang quy hoạch xây dựng...(sau đây gọi chung là quy hoạch)

a) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ công trình; quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có văn bản về chủ trương thu hồi đất theo quy định thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận.

Khi đo đạc phải xác định rõ đường chỉ giới quy hoạch hành lang bảo vệ công trình trên bản đồ; căn cứ thời điểm sử dụng và nguồn gốc giấy tờ về sử dụng đất để xác định diện tích được cấp giấy chứng nhận và diện tích bị hạn chế khả năng sử dụng trong hành lang giao thông, đường điện, đê điều, quy hoạch xây dựng.

b) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ công trình; quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và đã có chủ trương thu hồi đất bằng văn bản theo quy định thì người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận.

Khi đo đạc phải đo đạc chi tiết thửa đất theo hiện trạng, xác định rõ đường chỉ giới quy hoạch trên bản đồ; (lập danh sách không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận) nhưng vẫn phải kê khai đăng ký để Nhà nước quản lý và được sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất.

c) Trường hợp thửa đất sử dụng sau thời điểm quy định về hành lang giao thông, đường điện, quy hoạch xây dựng có một phần thửa đất phù hợp với quy hoạch và có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đến thời điểm lập hồ sơ chưa có chủ trương thu hồi đất thì phần diện tích thửa đất nằm ngoài chỉ giới hành lang bảo vệ công trình vẫn được cấp giấy chứng nhận; phần diện tích nằm trong chỉ giới quy hoạch thì không được cấp giấy chứng nhận và giữ nguyên trạng cho đến khi Nhà nước có quyết định thu hồi. Khi đo đạc phải đo đạc hiện trạng thửa đất phải xác định rõ đường chỉ giới quy hoạch đó trên bản đồ, khi kê khai đăng ký phải kê toàn bộ diện tích thửa đất để Nhà nước quản lý.

d) Xác định diện tích thửa đất ở sau khi đã thu hồi để xây dựng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông: đơn vị đo đạc phải sử dụng bản đồ, hồ sơ thu hồi đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để chuyển ranh giới đã thu hồi đất lên bản đồ địa chính. Xác định diện tích đất còn lại sau khi đã trừ diện tích thu hồi, diện tích đất ở được xác định theo Văn bản số 2043/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 31/5/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xử lý vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có bản phô tô kèm theo).

4.3. Xử lý trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Đối với thửa đất ở được hình thành do hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (nằm ngoài hạn mức đất ở theo Quyết định 66/2005/QĐ-UBND ngày 04/8/2005 của UBND tỉnh Tuyên Quang) hoặc đất nông nghiệp không trong cùng thửa đất có nhà ở ngoài khu dân cư (chuyển mục đích sau ngày 01/7/2004) thì vẫn đo đạc theo hiện trạng và hướng dẫn người sử dụng đăng ký kê khai để Nhà nước quản lý nhưng chưa xét cấp giấy chứng nhận, hộ gia đình vẫn tiếp tục được sử dụng mục đích tại thời điểm đăng ký đến khi có ý kiến chính thức bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đơn vị đo đạc phải lập danh sách cụ thể đối với trường hợp này theo từng thôn, từng xã, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để xin ý kiến giải quyết từng trường hợp cụ thể.

4.4. Xử lý diện tích đất của các hộ gia đình đang sử dụng trên diện tích đất đã giao cho Công ty cổ phần chè và Công ty lâm nghiệp quản lý

- Đối với diện tích đất ở các hộ đang sử dụng nằm trên diện tích đất do các nông, lâm trường bàn giao lại cho địa phương thì xử lý theo Văn bản số 592/TNMT-CCĐĐ ngày 06/8/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường (Có bản photocopy kèm theo).

- Đối với diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nằm trong diện tích đất của các nông lâm trường giữ lại để tiếp tục xin thuê đất, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc vi phạm khoản 4 Điều 14 nghị định số 84/2004/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì hướng dẫn người sử dụng đăng ký kê khai để Nhà nước quản lý theo mục đích hiện trạng đang sử dụng nhưng không được cấp giấy chứng nhận và tiếp tục được sử dụng theo mục đích tại thời điểm đăng ký đến khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có ý kiến giải quyết.

- Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nằm trong diện tích đất của các nông lâm trường thuộc diện tích trả lại địa phương thì lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo phương án tiếp nhận đất trả lại địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất phê duyệt.



4.5. Xử lý trường hợp tách thửa hoặc hợp thửa đất, chuyển đổi và tặng cho quyền sử dụng đất

a) Điều kiện để được tách thửa



* Các trường hợp được tách thửa

- Có giấy chứng nhận hoặc có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; đang sử dụng đất ổn định theo phương án “dồn điền, đổi thửa”; có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; có đầy đủ hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa đất theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ và thửa đất đang sử dụng ổn định theo hiện trạng nhưng không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

- Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới, diện tích và kích thước các cạnh, hình thể thửa đất phải đảm bảo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 17/12/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Việc tách thửa đất phải đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật sẵn có.

- Việc tách thửa phải phù hợp mục đích quy hoạch được duyệt



* Các trường hợp không được tách thửa

- Khu vực mà pháp luật có quy định phải bảo tồn;

- Đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất (đấu giá quyền sử dụng đất) cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy hoạch khu dân cư được duyệt;

- Không phù hợp với quy hoạch; không phù hợp với quy định về xây dựng nhà ở;

- Trường hợp vị trí nhà, đất ở thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố.

- Thửa đất không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.

b) Điều kiện để được hợp thửa

Ngoài các quy định tại mục 6.1.1 để được hợp thửa đất còn phải có thêm các điều kiện sau:

- Các thửa đất hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng đất (theo quy định tại điểm đ tiết 2.1 khoản 2 mục III Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); phải cùng chủ quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Sau khi hợp thửa phải đảm bảo các yếu tố tạo thành thửa đất theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính và Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.



Lưu ý:

Không được gộp cả thửa đất sản xuất nông nghiệp (đất lúa, đất màu, đất trồng cây lâu năm) nằm ngoài ranh giới khu, cụm, điểm dân cư nông thôn và thửa đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở.

c) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất không có cơ sở chứng minh như nêu trên thì Đơn vị đo đạc không được đo vẽ tách thửa hoặc hợp thửa đất trong việc thực hiện lập hồ sơ địa chính và xây dựng dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn không xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.

4.6. Trường hợp hộ gia đình đề nghị tách diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận thì xử lý như sau:

a) Trường hợp hộ gia đình đã có Giấy chứng nhận cấp cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào sản xuất nông nghiệp; nay có nhu cầu tách riêng diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho những nhân khẩu mà tại thời điểm giao đất theo Nghị định 64/CP là nhân khẩu nông nghiệp trong cùng sổ hộ khẩu (nay đã tách hộ, có sổ hộ khẩu riêng do lấy vợ/chồng) thì chủ hộ gia đình làm đơn xin tách diện tích đất (theo mẫu số 03/TĐNN kèm theo) và có Biên bản họp thống nhất các thành viên trong gia đình .

b) Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách diện tích đất cho những nhân khẩu không thuộc nhân khẩu được giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ thì phải làm hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất.

4.7. Xử lý trường hợp chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân có giấy chứng nhận hoặc có giấy tờ về quyền sử dụng đất đã chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhau đến thời điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận mà không có hợp đồng chuyển đổi đã sử dụng ổn định thì thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận theo các thửa đất thực tế đang sử dụng và bổ sung thêm văn bản chuyển đổi theo mẫu số 04/CĐNN kèm theo văn bản này.



4.8. Xử lý trường hợp tặng, cho quyền sử dụng đất

Trường hợp người đang sử dụng đất ở, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai mà tặng, cho quyền sử dụng đất trong thời điểm đo đạc, lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận thì phải lập đầy đủ thủ tục tặng, cho quyền sử dụng đất; người nhận tặng, cho được đăng ký cấp giấy chứng nhận. Nếu quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.



4.9. Xử lý trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất so với mục đích sử dụng đã cấp Giấy chứng nhận là đất lúa

Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận có mục đích sử dụng là đất lúa nhưng do điều kiện tưới tiêu mà không thể trồng được lúa, nay chuyển sang trồng cây hàng năm khác hoặc trồng cây lâu năm thì kê khai mục đích sử dụng theo hiện trạng và được cấp giấy chứng nhận theo mục đích đang sử dụng nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Trên đây là một số nội dung thống nhất xử lý vướng mắc trong công tác lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường. Những nội dung khác không nêu tại Văn bản này thì được thực hiện theo quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục tổng hợp bằng văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh (báo cáo);

- Giám đốc Sở, các Phó Giám đốc Sở;

- Các Sở: Xây dựng; Nông nghiệp và PTNT;

- UBND huyện, thành phố;

- Phòng TN và MT huyện, thành phố;

- Các đơn vị thuộc Sở;

- Các xã, phường, thị trấn;



- Lưu: VT

GIÁM ĐỐC


(đã ký)

Hoàng Văn An







Каталог: uploads -> laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 75.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương