Sự Tha Thứ (Được Tha Thứ) Sứ điệp này được dịch từ băng ghi âm số 63-1028



tải về 231.42 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích231.42 Kb.
#2857
  1   2   3   4


Sự Tha Thứ

(Được Tha Thứ)
Sứ điệp này được dịch từ băng ghi âm số 63-1028 Pardon (To Be Pardon)”, dài 92 phút, giảng vào tối Thứ Hai ngày 28 tháng 10 năm 1963, bởi Anh (Brother) William Marrion Branham, tại Tucson, Arizona, USA. (Bản dịch tiếng Việt đã duyệt lần thứ 4, ngày 7/3/2011 - Vietnamese Translation, Revision 4)
1 Chúng ta hãy cứ đứng giây lát để cầu nguyện. Xin chúng ta cúi đầu giờ này.

2 Kính lạy Cha Thiên Thượng của chúng con, chúng con thấy rằng thật là một đặc ân được đứng đây giữa những người được cứu này như vầy, và có thể hát bài thánh ca vinh hiển của Hội thánh, “Chúa ôi, con tin.” Thấy Đức tin của các tổ phụ chúng con vẫn sống trong lòng của con cái Ngài qua các thời đại. Như bài hát vừa nói với chúng con, “Chúng ta trên đường tới Xứ Ca-na-an.” Cha ôi, chúng con cầu xin tối nay, nếu có người nào ở đây chưa quyết định, chưa đến chỗ mà - mà họ có thể chỉ tin Lời, con cầu xin đây sẽ là đêm mà họ quyết định xưng nhận Đấng Christ làm Đấng Cứu Rỗi, được đầy dẫy Thánh Linh Ngài.

3 Chúng con cảm ơn Cha vì nhóm người được gọi là Thương Gia Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn này, và vì những gì họ ủng hộ, vì sự công bình. Chúng con vui mừng biết rằng trong xứ của chúng con là những người trong thế giới kinh doanh, đã mất thời gian để hầu việc Ngài, nói với những người khác, tiêu tốn tiền bạc và thì giờ của họ để giúp đỡ những người khác, trở nên những công dân Nước Đức Chúa Trời.

4 Chúng con cảm Cha vì anh em Mục sư Truyền đạo của chúng con ở đây tối nay, những người đang nắm giữ ngọn đuốc sự sáng, chiếu ra với thế gian tăm tối này, đó là con đường đi tới miền Vinh hiển, vì mọi thuộc viên Hội thánh của Đức Chúa Trời Hằng sống, và những ai đã đến. Chúa ôi, những người mới đến. Chúng con cầu xin giờ này hầu cho khi chúng con cố gắng mở Lời này, để Ngài sẽ ban phát Lời cho dân sự như chúng con cần. Khi Buổi nhóm chấm dứt tối nay, chúng con về nhà, có thể có những con đỏ được thêm vào Vương quốc. Hay là, Chúa ôi, có thể có người nào đó ở đây tối nay, bị đau yếu và cần đụng chạm Danh Y Đại tài, xin cho họ tiếp nhận tối nay. Xin nhậm lời, Cha ôi. Chúng con khiêm nhu dâng Ngài sự ngợi khen, chúng con cầu nguyện trong Danh Đức Chúa Jêsus Christ, Con Ngài. A-men!

Xin mời ngồi.



5 Thật là một trong những thì giờ tuyệt vời nhất của đời tôi, là khi tôi được đứng trước dân sự để nói về sự vui mừng trong đời sống tôi, Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài có ý nghĩa thế nào với tôi, và rồi có đặc ân được chia sẻ niềm vui này với người khác mà chưa từng có sự vui mừng này. Ngày nọ tôi đã nói trước đây tôi đã một Thầy giảng trẻ. Đây là năm thứ 33 trong chức vụ. Tôi sống dựa vào danh tiếng của một Thầy giảng trẻ. Nhưng bây giờ tôi đã trải qua thời gian ấy, và giờ đây tôi trở thành Thầy giảng già.

6 Nhưng mỗi ngày, Ngài, như trong bài hát đã nói, “Ngài càng đáng yêu hơn ngày trước.” Như tôi bắt đầu, vượt qua mục tiêu nửa vời và hướng tới sự mặt trời lặn, Đấng Christ trở nên có ý nghĩa nhiều hơn với tôi, ngày này qua ngày khác. Khi tôi có đặc ân này, đứng trước những quí anh chị em thương gia của nhiều cộng đồng, và nói với họ về điều có ý nghĩa nhiều hơn đối với họ hơn bất cứ thứ gì trên đời, đó là Sự sống Đời đời. Tôi nghĩ có không điều gì lớn hơn điều mà tôi có thể nói là Sự sống Đời đời.

7 Khi còn trẻ, quí vị nghĩ về, ồ, như một cậu bé, quí vị chơi các thứ đồ chơi, và bé gái thì cắt hình búp bê bằng giấy. Sau một thời gian ngắn, chính là sự giáo dục của quí vị. Sau đó, quí vị sẽ lấy một cô gái mắt nâu hay mắt xanh phải không? Và rồi phải trả tiền cho căn hộ mình mua, tiền học phí của con cái. Và rồi quí vị ở đâu?

8 Nhưng tôi rất vui mừng có điều gì đó có thật sau khi điều này chấm dứt hết thảy. Rồi quí vị đi vào điều có ý nghĩa hơn những điều này. Mà chúng là thiết yếu. Chắc chắn vậy, với người sẽ là mẹ của... và cha của con cái chúng ta, nhà chúng ta, vân vân, và sự học hành của con cái. Nhưng, ngay cả điều đó đi nữa, tất cả đều hư mất. Nó biến mất đi. Song Sự sống Đời đời là điều lớn nhất mà tôi biết. Nó làm tôi thỏa mãn khi tôi còn trẻ. Nó làm tôi thỏa mãn giờ này ở tuổi trung niên. Tôi tin chắc khi những bức màn phủ xuống chung quanh đời sống tôi, tôi sẽ vui mừng đi gặp gỡ Đấng mà tôi đã tiêu mất cuộc đời mình cho Đấng ấy.

9 Bây giờ, với Anh Tony, chủ tịch Hội ở đây, và sung sướng được ở đây với anh trong tình thông công tối nay, với Anh Carl Williams và những quí vị Chấp sự hoặc đại diện các Hội khác, và với quí vị khách đến thăm viếng chúng ta. Chúng ta vui mừng được ở đây.

10 Lần nọ, tôi tin là ở Little Rock, bang Arkansas, trong Thính phòng Tưởng niệm Robinson. Ở đó, có một người được chữa lành sau nhiều năm phải chống nạng để đi, ngồi trên đường phố, bán viết chì. Ông ấy có thể, ồ, có thể chỉ bị trật gân. Các chi bị liệt và... Người ta cảm thấy buồn cho ông. Một đêm kia, ông đến Buổi nhóm. Ông có được thẻ cầu nguyện và đi vào trong hàng người xin cầu nguyện chữa lành và được lành.

11 Ngày hôm sau, ông vác cặp nạng trên vai, đi xuống phố làm chứng. Tôi đã cố gắng nói.Sau khi một lát ông đứng dậy và nói, “Thưa Anh Branham, tôi thật không hiểu nổi.” Ông ấy nói, “Khi tôi nghe Anh nói, tôi nghĩ Anh là người Na-xi-ren.” Đó là điều ông ấy nói. Và ông nói, “Rồi tôi thấy rất nhiều người Ngũ Tuần chung quanh, người nào đó nói Anh là người Ngũ Tuần. Sau đó tôi nghe Anh nói Anh là người Báp-tít, hay được phong chức ở Giáo hội Báp-tít. Tôi bắt đầu rối tung lên. Vậy thì Anh là người theo Giáo phái nào?”

12 Tôi nói, “Ồ, dễ hiểu thôi. Tôi là người Ngũ Tuần Na-xi-ren Báp-tít.” Vậy điều đó đi với nhau.

13 Khi tôi đến giữa những người Ngũ Tuần cách đây vài năm, mà Chúa đã sai tôi đến, khi Ngài định trước tôi phải cầu nguyện cho con cái đau ốm của anh ấy. Giáo hội Giáo phái mà tôi sống lúc ấy không tin vào sự cầu nguyện chữa lành người đau, hay sự Chữa lành Thiêng liêng (bằng phép lạ). Nó xa lạ với họ. Họ bảo tôi là một Thánh quá máu. Được thôi, tôi đã trở nên một Thánh quá máu. Tôi không biết. Nhưng tôi vui mừng kinh khủng, bất kể tôi là gì đi nữa. Có người nói tôi bị mất trí. Tôi nói, “Thế thì cứ để mặc tôi, bởi vì tôi hạnh phúc cách này hơn cách kia.” Vì thế tôi cứ cảm thấy thật dễ chịu cách này. Và tôi... Thật là sự vui mừng khôn xiết.

14 Nhưng khi tôi đến giữa những người Ngũ Tuần, tôi nghĩ chỉ có một nhóm người của họ. Rồi đi đến chỗ thấy rằng, gần như có nhiều nhóm bị cắt giảm trong họ, như đã có trong Giáo hội Báp-tít mà tôi đã xuất thân. Thế thì tôi không muốn đứng về nhóm nào. Tôi cố gắng đứng ở giữa hết thảy họ và nói, “Chúng ta là anh em.” Hiểu không? Đó là thái độ của tôi từ trước đến nay: Thấy Hội thánh lớn của Đức Chúa Trời Hằng sống liên kết với nhau trong đức tin và cầu nguyện và nỗ lực.

15 `Sau đó khi Hội Thương Gia Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn thiết lập cơ quan của họ, bởi vì họ không phải là một tổ chức. Họ là một cơ quan mà lấy từ trong mọi nhóm. Và nó cho tôi một nơi, và họ nhận tôi vào dưới sự bảo trợ của họ. Tôi rất biết ơn vì cơ hội được nói cho nhóm Thương Gia Tin Lành, bởi vì tôi có thể bày tỏ niềm tin của tôi giữa tất cả các nhóm cùng một lúc. Đó là điều vĩ đại đối với tôi. Tôi thuộc về một tổ chức, đó là nhóm Thương Gia Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn.

16 Để làm điều đó, bây giờ đó là Phi Châu, nơi tôi đang có kế hoạch đi ngay lập tức xuống Nam Phi, nơi Chúa đã ban cho chúng ta một trong những Buổi nhóm vĩ đại nhất mà tôi cho rằng Ngài từng ban cho chúng ta, là ở dưới Nam Phi, nơi tôi thấy 30.000 người thổ dân tin nhận Đấng Christ làm Đấng Cứu Rỗi trong một Buổi nhóm buổi chiều. Họ đăng ký 30.000 người.

17 Sáng hôm sau, trong khi Sidney Smith, thị trưởng của Durban gọi điện thoại cho tôi vào Buổi nhóm. Chúng tôi đã có khoảng 200.000 người ở sân vận động, hay trên trường đua. Ông ấy nói, “Hãy đi tới cửa sổ và nhìn ra.” Có 7 xe tải chất đầy hàng. Những xe đẩy đầy khắp phòng, chất đầy những cái nạng và xe lăn, cùng các thứ để người bệnh nằm, ngày hôm trước. Họ bước đi đằng sau xe đầy, vừa hát với đôi tay giơ lên trên không, bài hát mà anh chị em vừa hát lúc nãy, “Chỉ tin mà thôi, mọi sự đều có thể được.”

18 Lòng tôi nói, “Lạy Chúa, đây sẽ ngày đáng nhớ với con.” Vài ngày.. Tôi là người duy nhất ở đó 3 ngày. Đó là nơi tôi định trở lại lúc này. Và ở đó, 3 ngày, mà tôi thật sự không biết tất cả những gì đã xảy ra. Điều đó đến gần như chỉ là một phép lạ Chúa đã làm ở bục giảng; Cho một thanh niên, đi bằng 2 tay và 2 chân, giống như con chó, khôi phục trí nhớ và cho cậu ta đứng thẳng lên đi trước dân chúng. Ngày hôm trước, những người ấy phải bị ngăm chận bởi vì họ đang có chiến tranh bộ tộc. Bây giờ họ ở hòa bình, bước đi giang tay ôm nhau và hát, “Chỉ tin mà thôi, mọi sự đều có thể được.”

19 Tôi nói với anh em, Phúc âm rất quan trọng, mặc dù trong sự đơn sơ của nó, không bao giờ mất đi quyền năng của nó khi đã giảng ra trong sự đơn sơ về sự sống lại của Đấng Christ. Và tôi... Nó lớn lên thân thiết hơn đối với tôi mỗi ngày.

20 Nếu anh em là một thương gia ở đây tối nay, mà anh em chưa đến trong Hội Thông công của Thương Gia Tin Lành, cho phép tôi giới thiệu Thương Gia Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn này. Anh em không phải thuộc vào bất cứ Giáo hội nào, hay Hội thánh nào, nó hoàn toàn tốt. Nó có danh hiệu “Thương Gia Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn.” Nhưng không phải là một người Phúc Âm Trọn Vẹn để làm điều đó. Giám Lý, Báp-tít, Lu-the, Trưởng Lão, ngay cả các Linh mục Công giáo, bất cứ ai đi nữa.

21 Anh em biết đấy, Gia-cốp đã đào một cái giếng và dân Phi-li-tin đến đuổi ông đi, và ông đã gọi chỗ đó là “độc ác,” hay cái gì đấy. Ông đào một giếng khác, họ lại giành của ông. Ông gọi nó là “cãi cọ.” Ông đào giếng thứ ba; Ông nói, “Có một chỗ cho tất cả chúng ta.” Vì thế tôi nghĩ đó là việc này; Có chỗ cho hết thảy chúng ta ở đây. Chúng ta vui mừng vì sự có mặt của anh em ở vùng Tucson này đây, đến và thông công với chúng tôi.

22 Và rồi đừng quên Buổi nhóm Phoenix. Còn bây giờ, tôi biết chúng ta không được cho quảng cáo ở bục giảng này, vì chúng ta làm thế giống như một điều lệ. Nhưng là để liên kết tất cả với Thương Gia Tin Lành Phúc Âm Trọn Vẹn, tôi phải cầu nguyện cho người đau, 4 ngày trước Buổi nhóm ở Ramada, tháng 12 tới này... [Người nào đó nói, “Tháng Giêng.” - Biên tập] Tháng Giêng... [“Ngày 19 cho đến ngày 23.”] Ngày 19 cho đến ngày 23. 4 ngày. Tôi sẽ bắt đầu vào ngày 19, đúng thế không? [“Đúng thế.”] Tôi bắt đầu vào ngày 19. Thế thì tôi có đợt nhóm 4 ngày.

23 Với anh chị em ở Tucson, tối Chúa nhật tới, tôi sẽ cầu nguyện cho người đau, ở trên Hội Phúc âm Ngũ Tuần, Grantway, Nhà thờ Anh Arnold Mack. Nếu có người nào đau ốm à muốn đến, tôi sẽ giảng tại đó, nếu Chúa cho phép, tối Chúa nhật tới, cầu nguyện cho người đau.

24 Còn bây giờ xin ơn phước của Đức Chúa Trời ở trên anh chị em. Nếu anh chị em có Kinh thánh, tôi muốn lật nhanh ra, bởi vì tôi biết nhiều người phải đi làm ngày mai. Tôi sẽ nói với anh chị em tối nay một Lời Kinh thánh mà tôi muốn đọc ra từ sách Rô-ma, Rô-ma chương 8. Chúng ta bắt đầu ở câu thứ 28 và đọc tới câu thứ 32. Rô-ma 8:28.

Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.

Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em;



Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.

Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vừa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?

Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?

25 Nguyện xin Chúa gia ơn phước Ngài cho việc đọc Lời Ngài. Giờ này tôi muốn nói về đề tài: Sự Tha Thứ. Kinh thánh nói ở đây, tối nay, rằng, “Ngài ban cho chúng ta mọi sự.” Thế đấy, chúng ta chắc chắn không thể nói về “mọi sự.” Nhưng chúng ta sẽ lấy một sự mà Ngài ban cho chúng ta, và đó là: Sự Tha Thứ. Tôi nghĩ đó là một từ đầy vinh hiển, là ‘được tha thứ.” Bởi vì chúng ta hết thảy đều đã phạm tội. Chúng ta hết thảy đều đã phạm tội và thiếu sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời, qua Con Ngài, đã tha thứ chúng ta khỏi tội lỗi và gian ác này.

26 Sự tha thứ nhắc tôi nhớ đến một câu chuyện tôi đã đọc một lần, về cuộc Chiến tranh Cách mạng, tôi tin là vậy. Có một người đàn ông, một người lính, người lính bộ binh đã làm điều gì đó mà... Tòa án tìm thấy tội anh ta và anh bị tuyên án tử hình. Tôi tin là vậy, xao lãng nhiệm vụ trong thời gian chiến trận. Và anh ta sẽ bị giết chết bằng tiểu đội hành quyết.

27 Một người cảm thấy rất tiếc cho người này cho đến nỗi người ấy cuối cùng đã tìm cách đến gặp Tổng thống Lincoln. Lincoln là một Cơ-đốc nhân cao quí... Người ta nói ông đang đi xe ngựa khi người ấy đến gặp ông. Người ấy quì gối xuống và nói, “Thưa Ngài Lincoln, Tổng thống nước Mỹ, thưa quí ông nhân từ, tôi cầu xin sự thương xót cho một người, biết rằng ngài là một Cơ-đốc nhân, và biết Ngài có tấm lòng mềm mại cho người mòn mỏi. Bạn tôi có nhiệm vụ canh gác nơi trạm của mình, nhưng khi những tiếng súng gầm vang và những khẩu đại bác nổ, anh ta hoảng sợ và rời bỏ chỗ canh gác. Thưa ngài Lincoln, anh ta không muốn làm thế. Anh ta là người tốt. Và bây giờ, trong một tuần nữa, anh ấy phải bị xử bắn, Không có cách nào cứu anh ấy, trừ khi ngài ký lệnh tha.”

28 Ngài Lincoln, chảy nước mắt, rút ra tờ giấy từ chiếu thư của mình và viết trên đó, “Tôi, Abraham Lincoln, tha thứ người này về tội như vậy, và sẽ không chết,” Rồi ký tên ông vào đó.

29 Người bạn này xin Chúa ban phước cho ông và vội vàng quay lại tù, nói với bạn mình, “Tôi có lệnh tha của anh.” Và rút tờ giấy đó ra cho anh ta thấy.

30 Người lính đó nói, “Đừng nhạo tôi. Tôi sắp sửa chết đây, làm sao có chuyện đó? Tôi không tin. Tôi thật sự không thể tin. Không phải vậy. Bất cứ ai cũng có thể ký tên của ông ấy, ‘Abraham Lincoln.’

31 Người bạn nói, “Nhưng đây là chữ ký của Tổng thống mà.” Nói, “Anh được tha.”

32 Anh ta quay lưng lại bỏ đi. Người lính đó đã bị xử bắn.

33 Thế thì ở đây là một lệnh phóng thích của Abraham Lincoln, Tổng thống nước Mỹ, phóng thích người này, tuy nhiên họ đã bắn anh ta. Vì thế nó được xử ở Tòa án Liên bang, và đây là quyết định, “Một lệnh tha không phải là lệnh tha trừ phi nó được chấp nhận như một lệnh tha.”

34 Vậy tối nay điều tôi đọc, mà Chúa ban cho chúng ta mọi sự, và Ngài ban cho chúng ta sự tha thứ cho những ai muốn tin nhận Lời Đức Chúa Trời như sự tha thứ. Nhưng nó chỉ đúng như chúng ta đọc, nó không có nghĩa rằng bạn được tha. Nó có nghĩa rằng bạn phải tin nhận nó như sự tha thứ của mình, mà Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài để chết thay cho bạn, và rồi nó là sự tha thứ.

35 Được khỏi tội, là điều chúng ta mong ước được đặt để trên điều này. Một sự tha thứ từ Đức Chúa Trời là sự phóng thích khỏi tội. Không phải sự quay lại bởi sự dạy dỗ tâm lý của loại nào đó để có thể trong cách nào đó cho bạn một cảm giác ngắn ngủi mà bạn đã làm là đúng, bằng sự gia nhập Giáo hội, hay nhận lấy giáo điều nào đó. Nhưng đó là một sự phóng thích khỏi tội, bằng quyền năng của đồi Gô-gô-tha. Điều gì đó đã phóng thích bạn. Không có còn tội lỗi nữa. Kinh thánh dạy, tôi tin là ở trong sách Rô-ma chương 5:1, “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ; Là những kẻ không bước đi theo xác thịt, nhưng bước đi theo Thánh Linh.



36 Vậy thì, một người, khi người ấy được phóng thích khỏi tội lỗi, người nam hay người nữ, không còn ham muốn trong lòng bước đi theo những việc của thế gian nữa. Người được tha thứ nhưng không và trở nên một người mới trong Đức Chúa Jêsus Christ. Và ảnh hưởng của người ấy đặt trên các sự việc ở trên, nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Người ấy được phóng thích tự do. Người không phải cần Linh mục nào đó bảo cho người ấy hay Mục sư nào nói cho người biết. Người ấy tự biết rằng mình được tha, bởi vì người ấy đã tin nhận nó dựa trên những nền tảng Đức Chúa Trời đã ban cho người, qua Đức Chúa Jêsus Christ. Thật là một cảm giác tuyệt vời được thoát khỏi tội lỗi!

37 Tôi được kể, khi Bản Tuyên cáo Giải phóng (the Emancipation of the Proclamation) được ký dành cho những người nô lệ ở miền Nam cách đây nhiều năm, mà thời gian đã định họ được tự do là lúc mặt trời mọc vào một buổi sáng nào đó. Hết thảy họ được ra khỏi đồn điền. Nhiều người trẻ tuổi leo lên đỉnh núi, bởi vì họ có thể thấy mặt trời lên trước tiên, và rồi những người lớn tuổi hơn, ở dưới đó một chút, rồi đến những phụ nữ và trẻ em ở dưới cùng. Họ đã chờ đợi một thời gian dài trước khi trời sáng. Bởi vì, những cái đai nô lệ, những thử thách khó khăn, đã làm cho đời sống họ đau buồn, và họ ước ao ngày mà họ biết rằng họ được tha thứ. Bản Tuyên ngôn Giải phóng nói, “Vào ngày này, lúc mặt trời mọc, họ được tự do.” Họ ước ao thấy thì giờ đó khi mặt trời lên, rất lo lắng đến nỗi họ leo lên núi.

38 Ồ, ước gì những tội nhân tối nay có thể chỉ lo lắng để biết mình được tha tội. Các bạn được tha thứ chính giây phút mà bạn tin nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Đấng Cứu Rỗi của mình. Lúc ấy bạn được tha thứ.

39 Người ta nói rằng những người trẻ tuổi đã chờ đợi. Ngay khi mặt trời mọc ở phương đông, họ la xuống với những người lớn tuổi hơn, “Chúng ta được tự do!” Những người giả hơn ở dưới la lớn với phụ nữ và trẻ em, “Chúng ta được tự do! Chúng ta được tự do!” Bởi vì mặt trời đã lên.

40 Ồ, khi con người đã bán tháo cho tội lỗi, và khi Con Đức Chúa Trời sống lại từ mồ mả sáng hôm ấy, vì sự xưng công bình của chúng ta, tôi nghĩ thật nên la lớn khắp các dân, “Chúng ta được tự do khỏi tội lỗi và sự hổ thẹn, được tha thứ nhưng không bởi sự kết ước ở đồi Gô-gô-tha.” Không có việc nào lớn hơn có thể được ban cho nhân loại.

41 Khi con người phạm tội trong vườn Ê-đen, con người vượt qua sự ngăn cách lớn, tự phân rẽ khỏi Đấng Đời đời. Con người lúc đó đã có sự Đời đời với Đức Chúa Trời. Con người lúc ấy không có bệnh tật, đau buồn, hay sự chết. Con người không phải tạo nên để chết. Địa ngục không được làm ra để dành cho con người. Địa ngục được tạo ra cho Ma quỉ và các sứ của nó, mà không dành cho nhân loại. Bởi vì, họ được tạo nên trên trái đất là các con trai và con gái của Đức Chúa Trời. Nhưng khi con người phạm tội và băng qua vành đai giới hạn giữa điều thiện và điều ác, người ấy tự phân cách khỏi Đức Chúa Trời, tự lìa khỏi không có cách nào trở về. Người ấy hoàn toàn hư mất. Người ấy không thể trở lại, bởi vì đã phạm tội.

42 Nhưng Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót, nhận một người thay thế. Bởi vì Ngài đã Phán, “Ngày nào ngươi ăn trái đó, ngày ấy ngươi chết.” Sự công bằng và sự thánh khiết của Ngài buộc nó phải chết, bởi vì nó là Lời Ngài. Ngài phải giữ Lời Ngài, để là Đức Chúa Trời.

43 Còn bây giờ, tình yêu thương mà Ngài có dành cho nhân loại, tuy nhiên phải thấy họ phân cách khỏi Ngài, và sự tương giao mà Ngài đã có với con cái Ngài trong vườn Ê-đen, trong tình trạng tan nát cõi lòng mà Ngài phải ở trong suốt thời gian đó, bởi vì Lời Ngài Phán, “Ngày nào ngươi ăn trái ấy, ngày đó ngươi chết.”

44 Thế thì, chúng ta có dựa trên điều này, bất cứ điều gì Đức Chúa Trời Phán là thật. Nó phải ứng nghiệm. Đức Chúa Trời không thể lấy lại Lời Ngài, đấy, bởi vi Ngài là vô hạn, và Ngài là Đời đời. Quyết định trước tiên của Ngài là quyết định mọi lúc. Ngài không lấy lại bởi vì Ngài biết nhiều hơn về điều đó. Ngài bắt đầu là vô hạn. Do đó, khi Đức Chúa Trời nói điều gì, nó hoàn toàn cách ấy. Nó không bao giờ thay đổi, bởi vì nó là quyết định hoàn hảo.

45 Thế thì cách Đức Chúa Trời hành động dựa trên những chủ thể mà tin nhận quyết định Ngài, nó sẽ hành động mãi mãi dựa trên mọi đề tài và tin nhận quyết định của Ngài cách ấy. Cho nên, nếu Ngài làm một con đường cho con người để được cứu, con đường đầu tiên Ngài đã làm từng tồn tại cùng cách ấy. Nếu Đức Chúa Trời đã Hứa chữa lành cho người đau, dựa trên đức tin để tin điều đó, nó vẫn còn cách ấy. Ngài không thể lấy lại được. Hiểu không? Ngài phải giữ nguyên cách ấy.

46 Đức Chúa Trời đã tiếp nhận người thay thế cho con người trong vườn Ê-đen, và đó là con đường của một của lễ bằng huyết. Huyết phải trả giá. Và mãi mãi là cách ấy. Không bao giờ có cách nào khác, hay bất cứ điều gì khác đã từng thay thế cho điều đó. Đó là Huyết. Cách duy nhất mà Đức Chúa Trời nhận con cái Ngài trở lại, là bởi sự thay thế bằng huyết này. Không có giá nào khác có thể trả được. Không có điều gì khác sẽ được thực hiện. Quyết định đầu tiên là luôn luôn hoàn hảo, và đó là Đời đời. Chúng ta biết rằng điều đó có thực, bởi vì Đức Chúa Trời không thể nói dối, và Ngài không thể rút lại Lời Ngài. Từ lúc ấy, đó là con đường duy nhất và nơi duy nhất của sự thông công với con người. Vậy thì, chủ đề...

47 Từ “chết” có nghĩa là “sự phân cách.” Khi chúng ta chết cách này, điều đó không có nghĩa... Cái chết vật lý của chúng ta không có nghĩa là chúng ta chết. Chúa Jêsus Phán, “Kẻ nào tin Ta, dù đã chết, sẽ sống. Còn ai sống mà tin Ta sẽ không bao giờ chết.” Bây giờ, sự chết đó, đang nói ở đó, là “sự phân cách” khỏi sự Hiện diện của Đức Chúa Trời. Nhưng cái chết thuộc thể mà chúng ta phải trải qua ở đây, nó không phải là sự chết. Chúng ta vẫn ở trong sự Hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta di chuyển từ nơi này đến một nơi gần hơn với Ngài, ở trong sự Hiện diện của Ngài. Không phải là cái chết mà chúng ta gọi là “sự chết,” điều mà chúng ta gọi ở đây.

48 Nên nhớ, Ngài Phán với cô con gái của Giai-ru đã chết, “Nó không chết, nhưng ngủ.”

49 Họ đã cười và nhạo báng Ngài, nhưng Ngài biết nó đã chết. Đó là ngôn ngữ của họ, “Nó đã chết.”

50 Nhưng Chúa Jêsus Phán, “Nó ngủ.” Và Ngài đi đánh thức nó dậy, và nó đã trở lại với sự sống.

51 Vậy thì, từ A-đam cho tới bây giờ, con người đã cố gắng làm sự thay thế của chính mình. Họ đã cố gắng hết sức để làm điều gì đó tốt hơn một chút điều Đức Chúa Trời đã làm lúc ấy. Đó là bản tính tự nhiên trong con người. Con người luôn cố làm điều gì đó tốt hơn, làm một cách khác biệt. Con người muốn đưa vào những ý tưởng riêng của mình vào trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao chúng ta đứng phân cách tối nay, những Cơ-đốc nhân thế giới, bởi những rào cản, bởi những rào cản Giáo phái. Chúng ta... Có điều này bởi vì con người ấy đã đưa ý riêng của mình vào trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Từ A-đam cho tới bây giờ, như tôi đã nói, đã xảy ra cách ấy.

52 A-đam bộc lộ suy nghĩ của con người, trong vườn Ê-đen, khi ông tự làm cho mình cái khố bằng lá vả để đối diện với Đức Chúa Trời. Nó là cái gì đó tự ông đã làm. Và từ những chiếc lá vả này, ông đã cố có được học vấn, những cái tháp, thành phố, những hình tượng, nền văn minh, Giáo phái. Nhưng vẫn như cũ. Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận chủ thể của Ngài dưới dòng Huyết. Chỉ thế thôi.

53 Học vấn đã hoàn toàn thất bại. Chúng ta càng có học vấn nhiều, chúng ta cáng trở nên xa cách nhau hơn. Giáo phái đã hoàn toàn thất bại. Chúng ta kéo ra những hàng rào và thanh chắn, và mỗi Giáo phái cố gắng làm cho Giáo phái mình cao hơn Giáo phái khác, và nó phá vỡ sự thông công. Nền văn minh chỉ mang lại sự hỗn loạn. Những thành phố, những cái tháp, và bất cứ cái gì đi nữa, tất cả đều thất bại. Kế hoạch của Đức Chúa Trời vẫn y như cũ: Dưới Dòng Huyết. Huyết này phải là Huyết phô bày ra. Trong vườn...

54 Trở lại trong thời gian đó về dân Y-sơ-ra-ên, khi Y-sơ-ra-ên phải giết chiên con và bôi huyết trên mày cửa và trên cột cửa ra vào, Đức Chúa Trời đòi hỏi điều đó. Dấu hiệu ấy phải ở đó, cho dù ở vị trí khác. Con người có thể tỏ cho thấy họ là những người Y-sơ-ra-ên đã chịu phép cắt bì. Họ có thể xưng nhận điều đó, “Chúng ta tin mọi Lời mà Đức Giê-hô-va Phán.” Nhưng điều đó không trục xuất được nó. Họ phải trưng bày dấu hiệu. Huyết phải được tỏ ra.

55 Đó là cách nó xảy ra tối nay. Tôi tin rằng mọi Cơ-đốc nhân phải bày ra Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ đã làm sạch họ khỏi các việc thuộc về thế gian.

56 Trong thời gian đó, dấu hiệu phải ở trên cửa. Nó phải ở đó, bất chấp nhà ấy ngoan đạo thế nào, dân sự tin kính thế nào, họ giáo dục con cái tốt thế nào, họ dự nhóm ở Nhà thờ tốt ra sao, họ phô bày tốt mọi sự mà Đức Chúa Trời đã Phán thế nào. Vào giờ cuối cùng ấy, nó vẫn tỏ cho thấy giữa sự chết và sự sống, huyết phải được bày ra. Huyết tỏ cho thấy một Đấng thay thế vô tội đã thế chỗ của người thờ phượng. Hóa chất của huyết, tự huyết màu đỏ, là một dấu hiệu trên cửa rằng nhà này an toàn, dưới dòng huyết đó. Vậy thì, đó là hình bóng.

57 Bây giờ, trong những Ngày Sau rốt, chúng ta sắp trở lại với giờ Đức Chúa Trời giải phóng Hội thánh Ngài. Tôi tin điều đó. Chắc chắn như huyết đó phải được tưởng nhớ, dấu hiệu cũng phải được tưởng nhớ như vậy. Điều đó cần có ngày nay. Vì hiện giờ, họ không thể lấy hóa chất của Huyết Chúa Jêsus và đặt nó trên cửa của mọi lòng.

58 Nhưng anh em thấy, lúc đó, một con vật chết, là chiên con. Tỏ cho thấy rằng chiên con đã chết, huyết được bôi trên cửa. Vì thế sự sống mà đã ở trong chiên con không thể ở trên người thờ phượng, bởi vì con vật không có linh hồn. Vì thế sự sống đã có trong con vật ấy không thể đến trên người thờ phượng.

59 Nhưng ngày hôm nay, khi Huyết của chính Con Đức Chúa Trời đã tuôn chảy ở đồi Sọ để cho chúng ta được tha thứ và buông tha, sự sống mà đã ở trong Huyết đó là chính Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh trở lại trên Hội thánh Ngài, trên người tin Ngài, và nó là dấu hiệu trong những ngày Sau rốt này, rằng Ngài sẽ vượt qua người nam hay người nữ nào tin nhận sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ như sự thay thế cho họ. Đức Thánh Linh làm chứng.

60 Quí vị có thể nói, “Tôi tin nhận Điều đó.” Và các bạn vẫn sống trong thế gian, và các bạn vẫn sống giống như thế gian, thì không có chứng cớ rằng Sự sống đó đã dành cho bạn, cho tới khi chứng cớ của Đức Thánh Linh đập vào đời sống bạn.

61 Có sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời, mà mỗi người nam hay nữ phải có, chứng cớ đó như một dấu hiệu trong những ngày Sau rốt này. “Khi Ta thấy Huyết.”

62 Chúa Jêsus Phán, “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào Nước Đức Chúa Trời.”

Cho nên đó là chương trình của Đức Chúa Trời mọi lúc, Huyết. Chính là Huyết trong Cựu ước. Chính là Huyết trong Tân ước.



63 Trong Cựu ước là hóa chất, là một hình bóng của sự sống phải đến. Nó tỏ cho thấy rằng đã có một sự thay thế, nhưng kẻ thờ phượng đi ra với ý thức phạm tội giống như người ấy đã có khi đi vào và dâng chiên con của mình.

64 Nhưng cách này, “

tải về 231.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương