SỰ TÍch thư HÙng kiếm bửu pháp của thưỢng sanh s



tải về 57.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích57.11 Kb.
#35457
SỰ TÍCH

THƯ HÙNG KIẾM

BỬU PHÁP

CỦA

THƯỢNG SANH

S TÍCH

THƯ HÙNG KIẾM

BỬU PHÁP của THƯỢNG SANH

------

Sở QuốcTam Đầusự tích Thư Hùng Kiếm, thời Vua Sở Trang Vương có mộng làm bá chủ thiên hạ thời Xuân Thu Chiến Quốc.Muốn thực hiện hoài bảo đó, Sở Vương cho người đi tìm kiếm báu và thuốc Trường sanh bất tử.

ÂU GIẢ TỬ là ông thợ rèn được Tổ nghiệp truyền ba đời, tinh luyện kiếm báu Thư Hùng Kiếm nầy, mỗi khi vung lên chém được trăm đầu.

Biết thế, Sở Vương cho mời Giả Tử vào triều, phán luyện ngay kiếm báu cho nhà Vua để thâu phục thiện hạ về một mối.

Trước lúc từ giả vợ ra đi, Giả Tử biết chuyến đi nầy không có ngày về đoàn tụ gia đình, vì Sở Vương rất bạo ác hung tàn, muốn gây cảnh đao binh sát hại sanh linh để đồ Vương định Bá.

Nếu không nhận làm kiếm thì phải chết tức thì, còn nhận làm, khi làm xong rồi cũng phải chết. Nên Giả Tử dùng kế kéo dài thời gian mà dặn vợ rằng: “Lần đi nầy sớm hoặc muộn gì cũng phải chết, nếu Trời không phụ cho sanh con Trai, thì khi tôi chết rồi bà không nên than khóc thương tiếc mà phải liên lụy. Rán nuôi dưỡng đứa bé đến khôn lớn, tìm thầy cho học Võ, tìm Tiên cho học Đạo cho được tinh thông kiếm Pháp, tôi ở cỏi âm sẽ níu ngã Sở Vương cho con tôi chém nó báo thù.

Dặn dò xong, bèn từ giã lên đường vào Triều, nhằm buổi hầu Triều đủ mặt bá quan văn võ. Sở Vương truyền lịnh cho Giả Tử cấp thời rèn ngay kiếm báu.

Giả Tử tâu trình: “ - Tâu Bệ Hạ, rèn được “Thư Hùng Kiếm” đòi hỏi phải mất thời gian ba năm, vào Núi Thiên đốt lò luyện thép mới hoàn thành được kiếm báu. Mong Bệ Hạ cho chuẩn bị mọi thiết bị trên Núi, để hạ thần thực hiện ngay”.

Nhà Vua buộc lòng phải chấp nhận thời gian dành quyền sống cho Giả Tử, đồng thời ban vàng bạc gấm vốc để cho Giả Tử gởi về cho vợ con trong thời hạn làm công vụ cho Vua.

Đó là kế sách kéo dài sự sống, chớ thật ra luyện kiếm đâu phải mất thời gian đó.

Khi bắt đầu luyện kiếm, Giả Tử thầm nghĩ rằng: Sở Vương bạo ác, nếu ta luyện xong kiếm báu giao cho người, thì tránh sao khỏi cảnh đao binh sát hại dân lành. Nghĩ ra diệu kế, Ông rèn thành song kiếm, một cây kiếm thiệt và một cây giả là kiếm thường, gọi là cặp Thư Hùng, người xưa gọi cây Trống, cây Mái.

Cây thật tức là Bửu Kiếm, Ông giấu riêng bọc gấm, lén về nhà chôn sau vườn trồng lên một cây Quế, rồi bảo với vợ rằng: “Khi nào con trai lớn khôn đúng 18 tuổi mới được cho nó biết sự thật về cái chết của cha nó và chỉ chỗ chôn Kiếm báu cho nó lấy lên đi tìm Thầy học Võ, tìm Tiên học kiếm pháp để trừ cho được Sở Vương, tôi có cách giúp con làm được điều đó.

“Điều quan trọng là không được cho nó biết sớm hơn dự định, khi tuổi chưa trưởng thành sẽ hư việc, xin nhớ cho. Đó là điều trọng yếu nhứt, nếu Bà còn lòng thương tưởng đến tôi, thì cố mà giữ điều đó, chẳng nên sơ thất.

“Nay đúng hạn vào Triều dâng Kiếm giả cho Sở Vương, ắt tôi phải chết ngay ngày hôm nay. Vậy khi hay tin tôi đã chết, thì không oán trách than khóc mà lụy đến thân, vì Sở Vương tàn ác lắm”.

Nói rồi xách Kiếm ra đi.

Khi Giả Tử vào bệ kiến dâng gươm, Sở Vương vô cùng mừng rỡ, liền truyền đem tử tù đến trước sân rồng để thử kiếm báu trước mắt bá quan văn võ và tin tưởng rằng ngôi bá chủ chắc chắn sẽ về tay người nắm giữ.

Lạ thay! Khi tử tù đang quì chờ chết, nhà Vua liền vung kiếm lên để thử, bỗng kiếm rơi xuống sân chầu trước mắt bá quan, làm cho nhà Vua vô cùng tức giận, biết rằng đã bị Giả Tử dối gạt, dấu kiếm thật mà dâng kiếm giả.

Sở Vương liền cầm kiếm chém rơi đầu Giả Tử trước Điện tiền. Đầu Giả Tử lăn ba vòng, mắt máy nhắm ngay Sở Vương bạo ác phun những giọt máu câm thù vào mặt Sở Vương, làm cho nhà Vua kinh hoàn té ngã.

Báu kiếm và thù hận xảy ra từ đó, không riêng cho gia đình Giả Tử, mà cũng là sự căm hận của toàn dân qua sự bạo ác của Sở Trang Vương.

Khi hay tin chồng chết, vợ Giả Tử nhớ lời dặn của chồng, ôm lòng đau mà không dám than khóc kể lễ vì sợ bị hại, cố dằn chịu đựng để lo lắng bảo dưỡng đứa con trai mà Bà vừa mới sanh khá kháo khỉnh.

Thế là oan nghiệt đã vay phải trả theo diễn tiến như sau:

Khi đứa con Giả Tử từ từ lớn lên tới tuổi đi học, vào Trường thường bị lũ trẻ đùa nghịch, đánh chưởi thằng không “Bố”. Tức giận, đứa trẻ về nhà hỏi Mẹ: “Bố con đâu Mẹ? Bà Mẹ cười nói: “Con còn nhỏ lo việc học hành, hỏi chi điều ấy, Bố con đi làm ăn xa chưa về”.

Thời gian trôi qua, đứa trẻ lại bị một lần đánh chưởi “Thằng không Bố” nữa. Quá ức lòng về hỏi Mẹ: “Thưa Mẹ! Làm con người, hễ có Mẹ thì phải có Cha, tại sao Cha con đi lâu quá không thấy về, xin Mẹ đừng giấu con nữa, chắc có điều gì bí ẩn; nay con đã lớn rồi; xin Mẹ nói cho con biết sự thật”.

Nhận thấy đã đến lúc cần nói ra sự thật cho con biết vì đứa trẻ đã trưởng thành rồi. Đúng theo lời ủy thác của cha nó, Bà liền thuật tự sự về cái chết bi thảm của Bố nó bị Sở Vương sát hại và chĩ chỗ chôn kiếm báu sau vườn.

Đứa trẻ sau khi biết cái chết đau thương của người Cha cùng với lời dặn những việc đứa con phải làm, đứa trẻ liền chạy ra sau vườn nhỗ cây Quế bật rễ bắn đất tứ tung, thấy ánh sáng chói ngời từ Thư Hùng Kiếm phát ra. Đứa trẻ cúi đầu nhặt kiếm lên, vào lạy Mẹ xin đi tìm Thấy học Võ, tìm Tiên học kiếm thuật, để trừ cho được Sở Vương theo thác cô của Cha nó.

Mối thù bất cộng đái thiên, nguyện không đội Trời chung với Sở Vương bạo ác, đứa trẻ nguyện rằng: “Nếu không giết được Sở Vương bằng Kiếm báu nầy nguyện không sống làm người”. Đó là lời thề sắt đá của một đứa con quyết lòng báo thù cho cha.

Linh cảm thiêng liêng báo cho người Mẹ thấy không còn lý do nào để giữ đứa con lại được nữa, bà đành gạt lệ để cho đứa con ra đi theo sở nguyện phục thù rửa hận cho cha nơi chín suối.

Được Mẹ đồng tình, đứa trẻ vui mừng xúc động trước giờ phút chia ly; bùi ngùi cúi đầu lạy mẹ, rồi bọc kiếm ra đi …

Đi và đi mãi trãi qua bao lần lên thác xuống ghềnh cùng với rừng sâu núi thẳm, không nài gian lao nguy hiểm, quyết tìm cho được minh sư truyền kiếm thuật để báo thù cho cha.

Một hôm, vừa ra khỏi cánh rừng thâm u, đứa trẻ mệt lã nằm thiếp tự bao giờ; đến lúc chợt tỉnh, bỗng thấy một Đạo Sĩ mặc áo lam, mang giày cỏ, cất tiếng thanh tao hỏi đứa trẻ: “Con từ đâu đến?”.

Đứa trẻ đáp: “Con ở xa lắm, phải trải qua bao rừng núi mới đến được nơi nầy, để tìm Thầy học võ, tìm Tiên học Kiếm thuật để giết Sở Vương bạo ác, báo thù cho Cha”. Đứa trẻ thuật câu chuyện cho Đạo Sĩ nghe đầu đuôi tự sự.

Lấy làm thương tiếc, Đạo Sĩ nói: “Sở Vương có thành cao; lũy kín, muôn binh ngàn tướng hầu cận, hộ giá bao vây rất cẩn mật. Con làm sao gần được mà báo thù?”.

Nghe Đạo Sĩ nói thế, đứa trẻ vô cùng thất vọng, quì khóc van xin, cầu mong Đạo Sĩ nhũ lòng từ tâm giúp cho con trả được mối thù không đội Trời chung với Sở Vương. Nếu thù nầy mà trả được dầu cho mất đầu con cũng vui lòng hy sinh tất cả”. Nói rồi khóc lóc thảm thiết.

Đạo sĩ nói: “Nếu con bằng lòng, tất nhiên ta phải mượn cái đầu khôn ngoan của con và cây kiếm báu nầy, ta mới làm thay cho con, giết Sở Vương để trừ hại cho muôn dân”.

Nghe Đạo Sĩ có ý giúp đỡ như thế, con của Giả Tử liền bái tạ công ơn Đạo Sĩ đã có thạnh tình giúp mình trừ hại cho bá tánh. Lạy xong, cầm kiếm đưa ngang đầu, tức thì đầu lìa khỏi xác.

Lạ thay, Cái chết hiên ngang của con Giả Tử đầu không chảy máu khiến cho Đạo Sĩ động mối từ tâm, chấp nhận hy sinh bản thân mình trước lòng hùng dũng hiếu đạo của một đứa con vì thù cha phải trả.

Quả nhiên Đạo Sĩ là người có Sứ mạng diệt bạo trừ gian, cứu dân tình khỏi cảnh đao binh khói lửa lầm than, bùi ngùi cảm động, Đạo Sĩ thốt nên lời:

Hồn con linh thiêng, hãy theo ta sẽ được toại nguyện”.

Nói xong; Đạo Sĩ bọc đầu lâu vào vạt áo, tay cầm Thư Hùng Kiếm bay đến Kinh Thành Sở Vương, nhằm buổi hội Triều; đến cửa Ngọ môn đứng ngoài.“cười ba tiếng; khóc ba tiếng”, đòi vào bệ kiến nhà Vua để dâng kiếm báu và thuốc trường sanh.

Nghe nói đến kiếm báu và thuốc Linh đơn trường sanh bất tử, nhà Vua vô cùng hoan hỉ, liền truyền mời Đạo Sĩ vào bệ kiến ngay.

Nhà Vua hỏi: “Tại sao Đạo Sĩ cười và khóc là nghĩa gì?

- Đạo Sĩ đáp: “Tôi cười là cười đời không có mắt xanh nhìn kiếm báu để tôn phò Minh Chúa. Nếu Bệ hạ được Kiếm Thư Hùng nầy thì ngôi bá chủ Chư hầu, gồm thâu lục Quốc sẽ về tay Ngài vậy”.

- “Còn khóc là sao?”

- Đạo Sĩ đáp: “Khóc là khóc cho loài người mê muội, muốn trường sanh bất tử, đến đỗi lầm nghe kẻ mị Vua dối Chúa, dâng những vật hèn tiện (dái ngựa) mà bảo là thuốc linh đơn cho Vua ăn uống, thật là đáng tội bất kính khi quân. (mắng khéo).

“Nay đây tôi có thuốc Linh đơn đến dâng lên Bệ Hạ dùng được, chắc chắn sẽ bất tử trường sanh, vì nó là diệu dược của Tiên gia”. – Vừa nói: Đạo Sĩ vừa đưa cái đầu con Giả Tử ra.

Nhà Vua nghe nói linh đơn thì mê, mà thấy cái đầu lâu thì tái mặt mới hỏi: “Cái đầu lâu như thế, mà Đạo Sĩ bảo là thuốc Linh đơn là sao?”.

- Đạo sĩ đáp: “Quả thật đây là linh đơn, Bệ Hạ cho đặt tại đây một vạt dầu sôi bỏng, tôi bỏ cái đầu lâu đứa trẻ nầy vào vạt dầu trong sáu khắc, nó sẽ thành thuốc linh đơn để dâng lên cho Bệ Hạ.

Trước khi thành linh dược, cái đầu đứa trẻ nầy có những linh hoạt diệu kỳ huyền ảo qua sáu khắc để chứng minh là diệu dược Thần y:

1/- Khắc thứ nhứt: Nó đứng lên gọi là Hoàng Tộc Bệ Hạ và các Quang (chưởi khéo nhà Vua).

2/- Khắc thứ hai: Nó biến thành một bông sen.

3/- Khắc thứ ba: Nó biến thành ngó sen.

4/- Khắc thứ tư: Nó biến thành hạt sen.

5/-Khắc thứ năm: Nó biến thành thuốc.

6/- Khắc thứ sáu: đủ liều lượng thành linh đơn, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp Cung điện, ánh sáng chiếu diệu, làm cho mọi người trông thấy cũng đủ sãng khoái tinh thần. Uống 1 viêng hồng hào da thịt, thay đổi máu huyết, biến trược thành thanh.Uống 2 viên nhuận sắc lâng lâng hồn phách.Uống 3 viên trở lên bất tử.

“Hạ thần vì Bệ Hạ và mong muốn cho Bệ Hạ sống mãi trường tồn để xứng đáng bậc Minh Chủ thiên hạ, nên không nài khó nhọc đến đây dâng linh đơn lên cho Bệ Hạ”.

Nghe qua sự tâu bày của Đạo Sĩ, nhà Vua lấy làm thích thú toại nguyện vô cùng, dường như nắng hạn gặp mưa rào. Liền truyền lịnh cho Công Bộ Thượng Thư làm theo sự tâu trình của Đạo Sĩ, là đặt ngay một vạt dầu tại sân chầu.

Khi chảo dầu bắt đầu sôi, Đạo Sĩ làm phép, rồi bỏ đầu lâu đứa trẻ vào vạt dầu nhào lộn theo sóng bọt dầu sôi, bỗng chốc thành hình, đứa trẻ đứng lên gọi danh tộc nhà Vua và tên các Quan, làm cho mọi người hiện diện rất kinh ngạc và đầy tin tưởng nhứt là Sở Vương rất đắc chí khen ngợi phép lạ Thần Tiên rất mầu nhiệm; mà chính đó cũng là ngày cùng tận của một bạo Chúa.

Mọi diễn tiến đúng y theo sự trình bày của Đạo Sĩ, đến khắc thứ sáu quả nhiên thành thuốc, mùi thơm, bay khắp Cung Điện nhà Vua. Trông qua sắc diện nhà Vua phấn khởi lạ thường, muốn chạy đến lấy ngay để được bất tử.

Giờ phút thiêng liêng đã đến, để Đạo Sĩ hóa kiếp tên bạo Chúa hung tàn, đạo sĩ cũng chuẩn bị tư thế hy sinh của mình theo lời hứa với đứa trẻ giết Sở Vương, trừ hại cho muôn dân.

Mọi sẵn sàng thích nghi làm cho nhà Vua mê mẫn tâm hồn, không còn chút nghi ngờ gì nữa.

Đạo Sĩ lên tiếng:

“Tâu Bệ Hạ, đến giờ lấy thuốc Linh đơn, không nên để sai giờ, sai tiết mà thuốc không còn linh nghiệm. Kính Thỉnh Bệ Hạ đến vạt dầu, tự tay Bệ Hạ nhận lấy thuốc mới linh nghiệm. ( kế hoạch dụ nhà Vua đến vạt dầu ).

Nhà Vua từ từ rời khỏi Ngai vàng, tiến đến vạt dầu với lòng phấn khởi hân hoan rạt rào, tin chắc rồi đây mình sẽ bất tử, sống mãi để làm Chúa thiên hạ muôn năm.

Khi Đầu nhà Vua vừa nghiêng vào chảo dầu để lấy thuốc, tức thì Đạo Sĩ cầm Thư Hùng Kiếm đưa ngang cổ Sở Vương và Đầu Sở Vương rơi ngay vào vạt dầu sôi bỏng. Một hoạt cảnh chớp nhoáng, các Quan hầu cận không kịp trở tay, thì ngay lúc ấy Đạo Sĩ cũng tự kết liễu đời mình bằng Thanh Kiếm báu, đầu Đạo Sĩ cũng rơi vào vạt dầu.

Thế là trong Chảo hiện có ba đầu đang nhào lộng với sóng dầu sôi; không còn phân biệt được Đầu nào của Đạo Sĩ; Đầu nào của con Giả Tử được nữa. Nên đành phải chôn chung ba Đầu vào một Quan tài theo Nghi lễ Hoàng Triều. Buộc phải làm thế là vì sợ lầm lộn chiếc Đầu của nhà Vua.

Thành thử Dân di quí, Quân vi khinh là vậy.

Ở đây có một Đại nghĩa của Đạo sĩ là “vì dân trừ bạo”, đây là tấm gương soi chung cho muôn đời ca tụng.

Hiếu Nghĩa phục thù của người con là Đạo nghĩa tất nhiên của ngàn đời trước. Nhưng “Oan gia nghi giải bất nghi kết”, do vô Đạo của nhà Vua mà oan trái mãi buộc ràng theo luật nhân quả kẻ nọ giết người kia là tiền căn báo hậu kiếp mà thôi.

Sở Quốc có “Tam Đầu” là vậy, rồi từ đó báu kiếm lưu truyền từ đời nầy qua đời khác.

Sau nhà Hán, Trương Lương dâng gươm cho Hàn Tín cầm Ấn Soái – Nguyên Nhung bách chiến bách thắng do Thư Hùng Kiếm. Rồi trãi qua quá trình biến thiên muôn đời…..



------

Ngày nay trong cửa Đạo Cao Đài, ĐỨC CAO THƯỢNG SANH đang sử dụng Thư Hùng Kiếm là Bửu pháp của Ngài trong sứ mạng tạo Đời và Chuyển Thế.

Ngài PHẠM KHAI ĐẠO nói về THƯ HÙNG KIẾM; “Khi Đức THƯỢNG SANH mới về hành Đạo (15-4-Đinh Dậu), tôi chưa kính sợ cho lắm. Đến khi trấn thần Thư Hùng Kiếm rồi, Đức Ngài ra “Rừng Thiên Nhiên” thử Kiếm báu, thấy rõ sự huyền diệu của Bửu Kiếm, từ đó tôi bắt đầu kính phục vô cùng”.

Đây là Kiếm trấn pháp, làm bằng cây dầu gần 100 năm ở Thanh Điền dâng hiến, mà còn biến hóa huyền bí đến thế.

Vậy Bửu Kiếm Thư Hùng nơi Thiêng Liêng còn huyền diệu thế nào nữa…

Đó là Bửu Pháp của LỮ ĐỘNG TÂN (THUẦN DƯƠNG LỮ TỔ).



------


Каталог: booksv
booksv -> Đinh Tấn Thành 933 Woodside Dr. Holland, Mi 49424 tiểu sử ĐỨc hộ pháp phạm công tắc giáo chủ ĐẠo cao đÀi tòa thánh tây ninh
booksv -> Gigong Exercise Taught By His Holiness HỘ pháP
booksv -> ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ TÒa-thánh tây-ninh chú giảI
booksv -> LỂ khánh thành tòa-thánh tây-ninh
booksv -> GIỚi thiệU: TÒa-thánh tây ninh tòa thánh tây ninh I- giới thiệu tổng quát
booksv -> ĐẠo phục của chức sắC& chức việC ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ TÙng thiên từ BẠch hạC
booksv -> I/. introduction to caodai religion 3 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 4
booksv -> Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY
booksv -> Thiên vân quách văn hòa trong thi văn năM 2011 LỜi tựA
booksv -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn

tải về 57.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương