SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)



tải về 0.57 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
BỘ Y TẾ

CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH

SỔ TAY

HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM
VI RÚT CORONA GÂY HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG
(MERS-CoV)


TÀI LIỆU DÙNG CHO CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(Bản thảo đã được Hội đồng chuyên môn thông qua ngày 23/6/2015)

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC


HÀ NỘI - 2015

BAN BIÊN SOẠN


CHỦ BIÊN:

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê



PHÓ CHỦ BIÊN:

ThS. Nguyễn Trọng Khoa

BSCKII. Hoàng Văn Thành

THÀNH VIÊN BAN BIÊN SOẠN:

TS. Đoàn Quang Hà

BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Hà

TS. Nguyễn Văn Hiếu

PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng

ThS. Trần Hữu Luyện

ThS. Lê Kiến Ngãi

PGS.TS. Đoàn Mai Phương

PGS.TS. Kiều Chí Thành

PGS.TS. Lê Thị Anh Thư

ThS. Nguyễn Đức Tiến

TS. Đinh Vạn Trung



THƯ KÝ BIÊN SOẠN:

ThS. Hà Thị Kim Phượng

ThS. Phạm Thị Kim Cúc

LỜI NÓI ĐẦU
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV: Middle East Respiratory Syndrome of Coronavirus) bệnh truyền nhiễm nhóm A, do một chủng vi rút Corona mới gây ra. Người bệnh đầu tiên phát hiện được ghi nhận vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út, người bệnh nhập viện vì viêm phổi, tổn thương thận cấp tính và sau đó tử vong. Trong thời gian ngắn sau đó, xuất hiện nhiều người bệnh khác cũng có các triệu chứng tương tự và có cùng tiền sử ở hoặc đi qua Ả Rập Xê Út. Trung tâm y tế Erasmus (Hà Lan) xác định tác nhân gây bệnh là một chủng vi rút Corona hoàn toàn mới và được đặt tên bệnh là MERS-CoV. Tại Hàn Quốc, kể từ khi ghi nhận trường hợp nhiễm đầu tiên ngày 20/5/2015 đến ngày 23/6/2015 đã ghi nhận 175 trường hợp mắc trong đó 27 trường hợp tử vong. Tất cả các trường hợp nhiễm đều có liên quan tới trường hợp mắc MERS-CoV đầu tiên và xảy ra tại các cơ sở y tế. MERS-CoV là bệnh lây truyền từ người sang người, chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây nhiễm sang người. Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên khi dự phòng lây nhiễm bệnh khi chăm sóc điều trị và giảm thiểu phát tán bệnh trong cộng đồng là hết sức cần thiết và quan trọng.

Trước tình hình diễn biến của bệnh dịch rất phức tạp, Việt Nam đã có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn bệnh dịch MERS-CoV. Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện số 790/CĐ-TTg ngày 03/6/2015 về việc phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV). Thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: Công điện số 3274/CĐ-13YT ngày 20/5/2015 về việc tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV); Họp Ban chỉ đạo Trung ương và chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố thực hiện quyết liệt công điện này; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, tập huấn, diễn tập việc sàng lọc, phát hiện sớm, cách ly, chăm sóc y tế đối với các trường hợp nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV cho các cán bộ dự phòng, điều trị; kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV tại các cửa khẩu cũng cũng như tại các địa phương nhằm chủ động chống dịch, ngăn chặn lan rộng ra cộng đồng và hạn chế thấp nhất tử vong và số người mắc bệnh trong trường hợp có dịch nhiễm vào Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, MERS-CoV chủ yếu lây truyền trong các có sở khám bệnh, chữa bệnh qua đường giọt bắn và qua đường tiếp xúc. Lây truyền theo đường không khí xảy ra khi thực hiện những thủ thuật tạo ra khí dung (hút đờm qua nội khí quản, soi phế quản, khí dung liệu pháp …) do vậy việc kiểm soát, khống chế, phòng chống lây nhiễm MERS-CoV thông qua biện pháp phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa qua đường tiếp xúc và giọt bắn trong thăm khám, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV là rất quan trọng. Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ngoài nhiệm vụ phát hiện sớm và điều trị khỏi ca bệnh thì việc cách ly, ngăn ngừa lây lan từ người bệnh sang nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng là hết sức cần thiết và đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Để kiểm soát lây nhiễm bệnh hiệu quả trong cơ sở điều trị người bệnh nhiễm MERS-CoV và trong cộng đồng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã được Lãnh đạo Bộ Y tế giao là đầu mối biên soạn Tài liệu hướng dẫn phòng phòng ngừa lây nhiễm Vi rút Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV).

Với sự tham gia tích cực, nhiệt tình với trách nhiệm cao nhất của các chuyên gia dịch tễ, kiểm soát nhiễm khuẩn, các chuyên gia chuyên ngành truyền nhiễm, vi sinh vv…trong một thời gian ngắn đến nay cuốn Sổ tay hướng hướng dẫn phòng phòng ngừa lây nhiễm vi rút Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) đã được Hội đồng chuyên môn thông qua.

Nội dung tài liệu được tham khảo từ những hướng dẫn cập nhật về kiểm soát lây nhiễm vi rút Eb MERS-CoV của Tổ chức Y tế Thế giới, của cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các cơ sở y tế đã từng tiếp nhận, chăm sóc, điều trị người bệnh nhiễm vi rút Ebola MERS-CoV trên thế giới và từ kiến thức, kinh nghiệm thực hành phong phú, thực tế của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh và thầy thuốc lâm sàng trong nước.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trân trọng cảm ơn các nhà chuyên môn đã đóng góp ý kiến để tài liệu được hoàn thiện và ban hành trong thời gian ngắn nhất để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng góp phần dự phòng và kiểm soát lây nhiễm MERS-CoV một cách hiệu quả nhất.

Vì thời gian biên soạn ngắn đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Ban biên soạn mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và độc giả. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, số 138A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.


Xin trân trọng cảm ơn!

TM. BAN BIÊN SOẠN

Chủ biên

PGS.TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương